Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ NHẰM ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN LOÀI RỒNG ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.9 MB, 193 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN HOÀNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SINH THÁI HỌC QUẦN
THỂ
NHẰM ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN LOÀI RỒNG
ĐẤT
(Physignathus cocincinus Cuvier, 1829)
Ở THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HUẾ - NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


NGUYỄN VĂN HOÀNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SINH THÁI HỌC QUẦN
THỂ
NHẰM ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN LOÀI RỒNG
ĐẤT
(Physignathus cocincinus Cuvier, 1829)
Ở THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 62 42 01 03



LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Ngô Đắc Chứng
2. PGS.TS. Nguyễn Quảng Trường

HUẾ - NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án này trung thực, các nguồn tài liệu tham khảo đều được
trích dẫn rõ ràng. Luận án này chưa từng được bảo vệ để nhận học vị ở bất kỳ hội
đồng nào trước đây.


Tác giả

Nguyễn Văn Hoàng


LỜI CÁM ƠN

Hoàn thành luận án này, trước tiên tôi xin cám ơn sâu sắc đến GS. TS. Ngô
Đắc Chứng, PGS. TS. Nguyễn Quảng Trường đã tận tâm hướng dẫn, tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực địa, soạn thảo, công bố công trình khoa
học trên các tạp chí và hoàn thiện luận án.
Xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Huế, Ban
Chủ nhiệm khoa Sinh học, Bộ môn Động vật học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong thời gian theo học nghiên cứu sinh.
Xin cám ơn TS. Ngô Văn Bình (Khoa Sinh học-Đại học Sư phạm Huế), ThS.
Phạm Thế Cường (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN

Việt Nam), ThS. Ngô Ngọc Hải (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam), ThS. Lê Quang
Tuấn (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam) đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực địa và phân tích mẫu vật, xử lý số liệu để hoàn
thành luận án.
Chân thành cám ơn Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Y tế Huế đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình theo học nghiên cứu sinh.
Trận trọng cám ơn đến Ban Giám đốc các cơ quan: Quản lý rừng phòng hộ,
KBT Sao La huyện A Lưới, VQG Bạch Mã, KBTTN Phong Điền đã cho phép và
giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực địa.
Lời cám ơn đặc biệt xin gửi đến cha, mẹ, vợ, con cùng những người thân đã
hổ trợ, động viên tôi vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành luận án này.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi đề tài khoa học công nghệ hợp tác giữa
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
ngân sách nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế và ngân sách sự nghiệp khoa học của Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đầu tư (Mã số: VAST.NĐP.01/17-18).
Huế, ngày ….. tháng ….. năm 2018
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Văn Hoàng


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Các ký hiệu

:

Dấu x: có; dấu -: không có; T: tuyến

32/2006/NĐ-CP


:

Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

160/2013/NĐ-CP

:

Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về tiêu chí xác
định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài
nguy cấp quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

ANOVA

:

Analysis of variance

CHLB

:

Cộng hòa Liên bang

CITES

:


Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật
hoang dã đã bị đe dọa

cs

:

Cộng sự

GPS

:

Global Positioning System

IUCN

:

International Union for Conservation of Nature and
Natural Resources

KBT

:

Khu bảo tồn

KBTTN


:

Khu bảo tồn thiên nhiên

MW

:

Megawatt

SĐVN

:

Sách Đỏ Việt Nam

SPSS

:

Statistical Package for the Social Sciences

UBND

:

Ủy ban Nhân dân

VQG


:

Vườn Quốc gia


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 3
5. Những đóng góp mới của đề tài ........................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1.

Tình hình nghiên cứu Rồng đất trên thế giới .............................................. 4

1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, phân bố và quan hệ di truyền .................................. 4
1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học .................................................................... 6
1.2.

Tình hình nghiên cứu Rồng đất ở Việt Nam................................................ 7

1.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố ..................................................................... 7
1.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái .................................................................... 9
1.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học .................................................................... 9
1.3.


Tình hình nghiên cứu Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế.......................... 10

1.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố ................................................................... 10
1.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học .................................................................. 10
1.4.

Sơ lƣợc về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở khu vực
nghiên cứu .................................................................................................... 11

1.4.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 11
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 16
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 20
2.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................... 20

2.1.1. Địa điểm ......................................................................................................... 20
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 20
2.2.

Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................... 20

2.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 22

2.3.1. Khảo sát thực địa ............................................................................................ 23
2.3.2. Đánh giá hiện trạng, cấu trúc quần thể và đặc điểm dinh dưỡng ................... 33



CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 39
3.1.

Hiện trạng quần thể ..................................................................................... 39

3.1.1. Cấu trúc quần thể............................................................................................ 39
3.1.2. Mật độ quần thể .............................................................................................. 49
3.1.3. Kích thước quần thể ....................................................................................... 54
3.2.

Môi trƣờng sống, phƣơng thức hoạt động và đặc điểm phân bố ............. 58

3.2.1. Sử dụng vi môi trường sống ........................................................................... 58
3.2.2. Phương thức hoạt động .................................................................................. 69
3.2.3. Phân bố theo đai độ cao và sinh cảnh ............................................................ 75
3.3.

Đặc điểm dinh dƣỡng ................................................................................... 78

3.3.1. Thành phần thức ăn ........................................................................................ 78
3.3.2. Thành phần thức ăn theo địa điểm nghiên cứu .............................................. 80
3.3.3. Thành phần thức ăn theo sinh cảnh ................................................................ 87
3.3.4. Thành phần thức ăn theo nhóm tuổi ............................................................... 92
3.3.5. Thành phần thức ăn theo giới tính.................................................................. 98
3.3.6. So sánh thành phần thức ăn ngoài tự nhiên và trong nuôi nhốt ................... 101
3.4.

Đánh giá các nhân tố tác động và các vấn đề liên quan đến bảo tồn

Rồng đất ...................................................................................................... 103

3.4.1. Các nhân tố tác động .................................................................................... 103
3.4.2. Đề xuất các biện pháp bảo tồn loài Rồng đất ............................................... 111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 119
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .................................................................. 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 123
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và số giờ nắng ở Nam Đông, A Lưới,
Huế năm 2010-2015 [11]....................................................................... 13

Bảng 1.2.

Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Nam Đông, A Lưới
và Phong Điền [11] ................................................................................ 17

Bảng 1.3.

Dân số trung bình ở Nam Đông, A Lưới và Phong Điền [11] .............. 18

Bảng 2.1.

Thời gian khảo sát thực địa, nghiên cứu Rồng đất ở A Lưới, Nam
Đông và Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................... 22


Bảng 2.2.

Các tuyến (suối) khảo sát, nghiên cứu Rồng đất tại Phong Điền,
Nam Đông và A Lưới, tỉnhThừa Thiên Huế ......................................... 25

Bảng 2.3.

Các chỉ số đo của Rồng đất ................................................................... 31

Bảng 3.1.

Tỉ lệ các chỉ số hình thái với SVL của loài Rồng đất theo giới tính ..... 39

Bảng 3.2.

So sánh SVL và trọng lượng cơ thể đực-cái trong tự nhiên và
nuôi nhốt ................................................................................................ 41

Bảng 3.3.

So sánh các chỉ số đo hình thái giữa con đực và con cái ...................... 42

Bảng 3.4.

Cấu trúc theo nhóm tuổi Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở A Lưới,
Phong Điền và Nam Đông ..................................................................... 45

Bảng 3.5.

Cấu trúc theo giới tính Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở A Lưới,

Phong Điền và Nam Đông ..................................................................... 48

Bảng 3.6.

Mật độ phân bố loài Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở Phong
Điền, A Lưới và Nam Đông năm 2016-2017 ........................................ 51

Bảng 3.7.

Kích thước quần thể loài Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở Phong
Điền, A Lưới và Nam Đông năm 2016-2017 ........................................ 56

Bảng 3.8.

Các loại vi môi trường sống Rồng đất sử dụng vào ban ngày .............. 59

Bảng 3.9.

Độ cao vị trí Rồng đất bám so với mặt nước suối vào ban ngày .......... 60

Bảng 3.10. Số lượt cá thể Rồng đất ghi nhận theo độ cao vị trí bám vào ban ngày .... 61
Bảng 3.11. Độ che phủ rừng tại vị trí ghi nhận Rồng đất hoạt động vào ban ngày..... 62
Bảng 3.12. Các loại vi môi trường sống tại vị trí ghi nhận Rồng đất vào ban đêm..... 63


Bảng 3.13. Độ cao vị trí Rồng đất bám theo nhóm tuổi vào ban đêm ..................... 64
Bảng 3.14. Độ cao vị trí Rồng đất bám so với mặt nước suối vào ban đêm ........... 65
Bảng 3.15. Đặc điểm địa hình suối tại vị trí ghi nhận Rồng đất vào ban đêm ........ 66
Bảng 3.16. Nhiệt độ không khí, nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ bề mặt tại vị trí
Rồng đất bám ......................................................................................... 68

Bảng 3.17. Độ che phủ rừng tại vị trí ghi nhận Rồng đất theo nhóm tuổi ............... 69
Bảng 3.18. Số lượt cá thể Rồng đất hoạt động ghi nhận vào ban ngày ................... 70
Bảng 3.19. Số lượt cá thể Rồng đất hoạt động tương ứng với nhiệt độ không
khí và độ ẩm tương đối tại mỗi giờ trong ngày ..................................... 71
Bảng 3.20. Số lượt cá thể Rồng đất ghi nhận theo thời gian vào ban đêm .............. 74
Bảng 3.21. Số lượt cá thể Rồng đất ghi nhận phân bố theo đai cao ........................ 75
Bảng 3.22. Nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối nơi Rồng đất phân bố ............ 76
Bảng 3.23. Số lượt cá thể Rồng đất ghi nhận phân bố theo sinh cảnh .................... 77
Bảng 3.24. Thành phần thức ăn Rồng đất sử dụng ở vùng núi tỉnh Thừa
Thiên Huế.............................................................................................. 79
Bảng 3.25. So sánh thành phần thức ăn của Rồng đất ở ba địa điểm nghiên cứu ....... 84
Bảng 3.26. Số lượng mẫu thức ăn và thể tích thức ăn trong dạ dày Rồng đất ở
ba địa điểm nghiên cứu.......................................................................... 85
Bảng 3.27. Kích thước và thể tích mẫu thức ăn Rồng đất sử dụng ở ba địa
điểm nghiên cứu .................................................................................... 86
Bảng 3.28. Chỉ số đa dạng và chỉ số đồng đều loại thức ăn của Rồng đất theo
địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 87
Bảng 3.29. Số lượng và thể tích mẫu thức ăn của Rồng đất ở ba sinh cảnh ............ 90
Bảng 3.30. Chỉ số đa dạng và chỉ số đồng đều loại thức ăn của Rồng đất theo
sinh cảnh ................................................................................................ 91
Bảng 3.31. Kích thước và thể tích mẫu thức ăn của Rồng đất theo sinh cảnh ........ 92
Bảng 3.32. Kích thước và thể tích mẫu thức ăn của Rồng đất theo nhóm tuổi ....... 95
Bảng 3.33. Số lượng và thể tích mẫu thức ăn của Rồng đất theo nhóm tuổi........... 96


Bảng 3.34. Chỉ số đa dạng và chỉ số đồng đều loại thức ăn của Rồng đất theo
nhóm tuổi ............................................................................................... 97
Bảng 3.35. Số lượng mẫu và thể tích thức ăn của con đực và con cái .................. 100
Bảng 3.36. Chỉ số đa dạng và chỉ số đồng đều loại thức ăn của Rồng đất theo
giới tính................................................................................................ 100

Bảng 3.37. So sánh chiều rộng miệng với kích cỡ và thể tích mẫu thức ăn của
Rồng đất............................................................................................... 101
Bảng 3.38. So sánh thành phần thức ăn của Rồng đất ngoài tự nhiên và
nuôi nhốt ............................................................................................. 102
Bảng 3.39. Ước tính sản lượng Rồng đất bị săn bắt ở A Lưới năm 2016 ............. 103
Bảng 3.40. Ước tính sản lượng Rồng đất bị săn bắt ở Nam Đông năm 2016 ....... 104
Bảng 3.41. Ước tính sản lượng Rồng đất bị săn bắt ở Phong Điền năm 2016 ...... 105
Bảng 3.42. Ước tính tổng sản lượng Rồng đất bị săn bắt ở A Lưới, Nam Đông
và Phong Điền năm 2016 .................................................................... 106
Bảng 3.43. Tình hình buôn bán Rồng đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
năm 2016 ............................................................................................. 107
Bảng 3.44. Số điểm đánh giá các tuyến khảo sát ở A Lưới, Nam Đông,
Phong Điền.......................................................................................... 112
Bảng 3.45. Nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối thích hợp trong nuôi nhốt
loài Rồng đất........................................................................................ 116


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) [53] ................. 4

Hình 1.2.

Nhiệt độ và độ ẩm; Lượng mưa và số giờ nắng ở Nam Đông năm
2010-2015 [11] ...................................................................................... 14

Hình 1.3.

Nhiệt độ và độ ẩm; Lượng mưa và số giờ nắng ở A Lưới năm

2010-2015 [11] ...................................................................................... 14

Hình 1.4.

Nhiệt độ và độ ẩm; Lượng mưa và số giờ nắng ở Huế năm 20102015 [11] ............................................................................................... 15

Hình 2.1.

Bản đồ các địa điểm khảo sát, nghiên cứu Rồng đất ở tỉnh Thừa
Thiên Huế .............................................................................................. 21

Hình 2.2.

Các dụng cụ phục vụ khảo sát nghiên cứu thực địa .............................. 23

Hình 2.3.

Các tuyến khảo sát, nghiên cứu Rồng đất ở Phong Điền ...................... 26

Hình 2.4.

Các tuyến khảo sát, nghiên cứu Rồng đất ở A Lưới ............................. 27

Hình 2.5.

Các tuyến khảo sát, nghiên cứu Rồng đất ở Nam Đông ....................... 28

Hình 2.6.

Sơ đồ khảo sát theo tuyến ước tính mật độ quần thể Rồng đất [101] ....... 29


Hình 2.7.

Các hoạt động nghiên cứu quan sát, ghi nhận sinh cảnh sống của
Rồng đất vào ban ngày .......................................................................... 30

Hình 2.8.

Các hoạt động quan sát, nghiên cứu Rồng đất vào ban đêm ................. 32

Hình 2.9.

Đánh dấu; Nhãn đánh dấu buộc tại vị trí Rồng đất bám ....................... 33

Hình 3.1.

Rồng đất trưởng thành ........................................................................... 40

Hình 3.2.

Con đực; Con cái ................................................................................... 40

Hình 3.3.

Mối quan hệ giữa SVL và trọng lượng cơ thể, giữa SVL và HL .......... 43

Hình 3.4.

Mối quan hệ giữa SVL và HW, giữa SVL và HH................................. 43


Hình 3.5.

Cấu trúc theo nhóm tuổi Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở A Lưới,
Phong Điền, Nam Đông và ba địa điểm nghiên cứu ............................. 46

Hình 3.6.

Tháp cấu trúc tuổi Rồng đất ở ba địa điểm nghiên cứu......................... 47

Hình 3.7.

Cấu trúc theo giới tính của Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở A
Lưới, Phong Điền, Nam Đông và ba địa điểm nghiên cứu ................... 49

Hình 3.8.

Mật độ phân bố loài Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở Phong
Điền, A Lưới và Nam Đông .................................................................. 52


Hình 3.9.

Mật độ quần thể loài Rồng đất ở Phong Điền, A Lưới, Nam Đông
và theo độ cao ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế ................................... 53

Hình 3.10. Sinh cảnh sống của loài Rồng đất ở độ cao dưới 100 m, từ 100300 m, từ 600-800 m ở tỉnh Thừa Thiên Huế ....................................... 54
Hình 3.11. Kích thước quần thể loài Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở A Lưới
năm 2016 và năm 2017.......................................................................... 55
Hình 3.12. Kích thước quần thể Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở Phong Điền
và Nam Đông năm 2017 ........................................................................ 58

Hình 3.13. Các loại vi môi trường sống Rồng đất sử dụng vào ban ngày .............. 60
Hình 3.14. Số lượt cá thể Rồng đất ghi nhận theo độ cao vị trí bám vào ban ngày .... 61
Hình 3.15. Các loại vi môi trường sống tại vị trí ghi nhận Rồng đất vào ban đêm..... 63
Hình 3.16. Độ cao vị trí Rồng đất bám so với mặt nước suối theo nhóm tuổi
vào ban đêm ........................................................................................... 65
Hình 3.17. Đặc điểm địa hình suối tại vị trí ghi nhận Rồng đất vào ban đêm ........ 67
Hình 3.18. Mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và nhiệt độ cơ thể; Nhiệt độ
không khí, nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ bề mặt tại vị trí Rồng đất
bám vào ban đêm ................................................................................... 68
Hình 3.19. Tỉ lệ Rồng đất hoạt động theo thời tiết; Số lượt Rồng đất hoạt
động tương ứng với nhiệt độ không khí tại mỗi giờ trong ngày ........... 70
Hình 3.20. Mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối với số
lượt cá thể Rồng đất hoạt động vào ban ngày ....................................... 71
Hình 3.21. Các hoạt động và tỉ lệ (%) thời gian thực hiện các hoạt động của
Rồng đất................................................................................................. 72
Hình 3.22. Tỉ lệ nhóm tuổi Rồng đất ghi nhận theo thời gian vào ban đêm ........... 74
Hình 3.23. Rồng đất phân bố theo đai cao; Mối quan hệ giữa đai cao và số
lượng Rồng đất phân bố ........................................................................ 76
Hình 3.24. Tỉ lệ Rồng đất phân bố theo sinh cảnh .................................................. 78
Hình 3.25. Chỉ số quan trọng và loại thức ăn ưu thế của Rồng đất ở vùng núi
tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................................................. 80
Hình 3.26. Chỉ số quan trọng các loại thức ăn ưu thế; So sánh các loại thức ăn
ưu thế và không ưu thế ở A Lưới .......................................................... 82
Hình 3.27. Chỉ số quan trọng các loại thức ăn ưu thế; So sánh các loại thức ăn
ưu thế và không ưu thế ở Nam Đông .................................................... 83


Hình 3.28. Chỉ số quan trọng các loại thức ăn ưu thế; So sánh loại thức ăn ưu
thế và không ưu thế ở Phong Điền ........................................................ 83
Hình 3.29. So sánh số lượng mẫu và thể tích thức ăn trung bình trong dạ dày

Rồng đất ở ba địa điểm nghiên cứu ....................................................... 86
Hình 3.30. Loại thức ăn ưu thế của Rồng đất theo sinh cảnh.................................. 88
Hình 3.31. Thể tích thức ăn và số lượng mẫu thức ăn trong dạ dày Rồng đất ở
ba dạng sinh cảnh .................................................................................. 90
Hình 3.32. Loại thức ăn ưu thế của Rồng đất theo nhóm tuổi ................................ 93
Hình 3.33. Số lượng mẫu thức ăn và thể tích thức ăn trung bình của Rồng đất ..... 96
Hình 3.34. Đường cong tích lũy kỳ vọng số lượng mẫu thức ăn và loại thức
ăn của Rồng đất ..................................................................................... 98
Hình 3.35. Các loại thức ăn ưu thế của con đực và con cái .................................... 99
Hình 3.36. Mối quan hệ giữa kích thước miệng với chiều dài và chiều rộng
mẫu thức ăn Rồng đất sử dụng ............................................................ 101
Hình 3.37. Ước tính tổng sản lượng trung bình các tháng săn bắt Rồng đất ở
A Lưới, Nam Đông và Phong Điền năm 2016; Người dân săn bắt
Rồng đất............................................................................................... 106
Hình 3.38. Rồng đất bán tại chợ A Lưới; Sử dụng và chế biến các món ăn
Rồng đất tại nhà hàng ở thành phố Huế .............................................. 108
Hình 3.39. Hoạt động khai thác gỗ trái phép ở Nam Đông; Đốt và chặt phá
rừng làm nương rẫy ở A Lưới ............................................................. 109
Hình 3.40. Đường Hồ Chí Minh; Đường 74; Sinh cảnh sống của Rồng đất ở
A Lưới ................................................................................................. 110
Hình 3.41. Đường La Sơn-Túy Loan; Sinh cảnh sống của Rồng đất ở Nam Đông ... 111
Hình 3.42. Số điểm đánh giá tại các tuyến khảo sát ở A Lưới, Nam Đông và
Phong Điền .......................................................................................... 113
Hình 3.43. Đánh giá các địa điểm ưu tiên bảo tồn loài Rồng đất ở tỉnh Thừa
Thiên Huế ............................................................................................ 114
Hình 3.44. Nền cát nơi Rồng đất đẻ trứng; Hình dạng trứng Rồng đất ................ 117


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rồng đất Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 thuộc họ Nhông Agamidae,
bộ Có vảy Squamata. Loài này được Cuvier mô tả dựa trên mẫu chuẩn thu được ở
miền Nam Việt Nam [52]. Đây là loài thằn lằn phân bố khá rộng ở các khu rừng
nhiệt đới từ Nam Trung Quốc qua Việt Nam, Lào, về phía Nam tới Thái Lan [100].
Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Rồng đất được ghi nhận phân bố ở khu vực rừng thường
xanh thuộc các huyện A Lưới, Hương Thủy, Hương Trà, Phú Lộc và Nam Đông
[79]. Loài Rồng đất được xếp hạng ở bậc VU (sẽ nguy cấp) trong SĐVN (2007) [3].
Tuy nhiên, quần thể loài Rồng đất đã và đang bị khai thác quá mức làm thức
ăn đặc sản trong nhiều nhà hàng ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả khu vực
miền Trung nói chung. Bên cạnh đó, Rồng đất có màu sắc đẹp và thân thiện với con
người nên loài này cũng được buôn bán khá phổ biến ở thị trường trong và ngoài
nước để nuôi làm cảnh. Theo thống kê của CITES, từ năm 2010-2016 có hơn 40
ngàn cá thể Rồng đất sống được xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường châu Âu
(Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh, Bắc Ireland và Cộng hòa Séc), trong đó, nước
Đức nhập hơn 20 ngàn cá thể [107]. Do loài Rồng đất không thuộc phụ lục của
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã quý hiếm (CITES)
nên số liệu thống kê nói trên chưa phản ánh đúng tình trạng buôn bán thực tế vào
các thị trường châu Âu. Mặt khác, đặc trưng sinh cảnh sống của loài Rồng đất chủ
yếu ở đai độ cao 100-300 m cho nên dễ bị tổn thương do việc phát triển hệ thống
đường giao thông xuyên qua các khu rừng và hoạt động canh tác nông nghiệp, ngăn
dòng chảy bởi hồ thủy lợi - đập thủy điện cũng là nguyên nhân làm thu hẹp và suy
thoái sinh cảnh sống của loài này ở nhiều khu vực miền núi.
Việc nghiên cứu Rồng đất trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
thường tập trung vào mô tả đặc điểm hình thái và ghi nhận phân bố. Năm 2007, có
nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của loài Rồng đất trong điều kiện
nuôi nhốt được tiến hành ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế [8]. Đến năm



2
2009, có thêm nghiên cứu về khả năng sinh sản và tăng trưởng của loài này trong
điều kiện nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre với nguồn con giống được thu thập từ huyện
Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và Đăk Nông [6]. Năm 2012 có nghiên cứu thử
nghiệm nuôi Rồng đất làm cảnh [7].
Cho đến nay, hầu như chưa ghi nhận có nghiên cứu nào về đặc điểm sinh thái
quần thể loài Rồng đất trong tự nhiên ở Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu về hiện trạng
quần thể và đặc điểm sinh thái của loài Rồng đất trong tự nhiên là hết sức cần thiết
để cung cấp cơ sở khoa học cho công tác nhân nuôi và quy hoạch bảo tồn loài này ở
Việt Nam. Để đáp ứng những yêu cầu khoa học và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu
sinh thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng sinh thái học quần thể nhằm đề
xuất biện pháp bảo tồn loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) ở
Thừa Thiên Huế”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá được hiện trạng quần thể, đặc điểm
sinh thái, phân bố và dinh dưỡng của loài Rồng đất Physignathus cocincinus trong
điều kiện tự nhiên và đề xuất biện pháp bảo tồn loài này ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Đánh giá hiện trạng quần thể của loài Rồng đất ở A Lưới, Nam Đông và
Phong Điền
- Ước tính mật độ quần thể;
- Ước tính kích thước quần thể;
- Đánh giá cấu trúc quần thể theo địa điểm nghiên cứu, theo nhóm tuổi và theo
giới tính.
3.2. Đánh giá đặc điểm phân bố và đặc điểm sinh thái
- Phân bố của Rồng đất theo đai độ cao và sinh cảnh;
- Đặc điểm vi môi trường sống và phạm vi hoạt động;
- Phương thức hoạt động.
3.3. Thành phần thức ăn của Rồng đất
- Thành phần thức ăn theo địa điểm nghiên cứu;

- Thành phần thức ăn theo dạng sinh cảnh, theo nhóm tuổi và theo giới tính.


3
3.4. Đánh giá các nhân tố tác động và đề xuất các kiến nghị đối với công tác bảo
tồn và sử dụng bền vững loài Rồng đất
- Xác định các nhân tố đe dọa đến sinh cảnh sống và quần thể của loài;
- Đề xuất bảo vệ sinh cảnh sống và sử dụng bền vững loài Rồng đất.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận án này cung cấp dẫn liệu cập nhật về hiện trạng
quần thể làm cơ sở khoa học để đưa loài này vào Danh lục Đỏ IUCN và công tác
quy hoạch bảo tồn loài Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Các số liệu về đặc điểm
sinh thái và dinh dưỡng là thông tin hữu ích góp phần xây dựng quy trình nhân
nuôi, phát triển loài bò sát đang bị đe dọa này ở tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như
nhân rộng ra các địa phương khác.
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Lần đầu tiên đóng góp thông tin về hiện trạng và cấu trúc quần thể của loài
Rồng đất trong điều kiện tự nhiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Xác định đặc điểm phân bố, phương thức hoạt động và sử dụng vi môi
trường sống của loài Rồng đất trong điều kiện tự nhiên;
- Xác định thành phần thức ăn, các nhóm thức ăn quan trọng của loài Rồng đất
trong điều kiện tự nhiên;
- Xác định được các nhân tố tác động đến sinh cảnh sống và quần thể của loài
Rồng đất ở khu vực nghiên cứu. Đã đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển
bền vững loài Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế.


4

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu Rồng đất trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, phân bố và quan hệ di truyền
Rồng đất Physignathus cocincinus được Cuvier (1829) mô tả dựa trên mẫu vật
thu được ở “Cochinchine” (miền Nam Việt Nam) với các đặc điểm là có răng, vảy
và các lỗ trên vảy đều nhau. Đầu phình to ở phía trước và có các mào dạng gai nhọn
chạy dọc lưng và đuôi [52].

Hình 1.1. Loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) [53]

Duméril và Bibron (1837) đã mô tả đặc điểm hình thái, thảo luận về tên giống
Physignathus thay cho tên giống là Lophura và Istiurus đã dùng trước đó [56];
Günther (1863) đã mô tả hai loài trong giống Physignathus dựa vào số lượng răng
hàm trên: loài P. cochinchinensis thu mẫu ở Việt Nam và loài P. mentager thu mẫu
ở Chartaboum và Pachebone (Thái Lan) [63]. Tuy nhiên, sau này loài P. mentager
được coi là một tên đồng vật khách quan của loài P. cocincinus.
Dựa vào đặc điểm hình thái các mẫu vật thu được, Boulenger (1885) đã mô tả
bảy loài trong giống Physignathus: (1) loài P. gilberti, mẫu vật thu được là cá thể
đực ở Vịnh Nicol, vùng phía Bắc của nước Úc, sông Swan ở phía Tây của nước Úc;
(2) loài P. longirostris, mẫu thu được là con cái ở Vịnh Champion và Vịnh Nicol
phía Tây bắc của nước Úc; (3) loài P. temporalis, thu mẫu cả con đực và con cái ở
phía Bắc của nước Úc; (4) loài P. maculilabris thu được một cá thể cái ở đảo Timor
(hòn đảo tại phần ngoài cùng phía nam của Đông Nam Á hải đảo); (5) loài P.


5
lesueurii thu được mẫu cả con đực và con cái ở Queensland, nước Úc; (6) loài P.
cochinchinensis thu được ở Việt Nam, đây là loài P. concinnus được Cuvier mô tả;
(7) loài P. mentager thu được toàn cá thể cái ở Chartaboum và Pachebone (Thái
Lan) [44]. Hiện tại, các loài phân bố ở Úc trước đây được xếp trong giống

Physignathus đã chuyển thành các giống: Intellagama, Lophognathus và Gowidon
[100]. Theo Barbour (1912), những công trình nghiên cứu về loài Rồng đất có rất
nhiều tranh cãi do cách gọi tên giống và tên loài khác nhau. Sau đó, Barbour (1912)
dựa vào số lượng răng hàm trên để mô tả thêm ba phân loài là: (1) P. cocincinus
cocincinus mẫu thu được từ miền Nam Việt Nam, (2) P. cocincinus mentager mẫu
thu được từ Thái Lan, (3) P. cocincinus caudicinctus mẫu thu được ở Lào Cai, miền
Bắc của Việt Nam. Ông cho rằng ba phân loài loài này được hình thành từ loài P.
cocincinus là do chúng cách ly về địa lý [42].
Smith (1935) đã mô tả về đặc điểm hình thái ngoài của loài Rồng đất ở Đông
Thái Lan và khu vực Đông Dương [91]. Bourret (1937) đã mô tả đặc điểm hình thái
của 32 loài thằn lằn ở Đông Dương, trong đó có phân loài P. cocincinus mentager
Günther [45]. Taylor (1963) đã mô tả đặc điểm chẩn loại và sự sai khác đực-cái dựa
trên mẫu vật thu được ở tỉnh Ubon, tỉnh Trad và đảo Koh Kut ở Thái Lan [95]. Zhao
và Adler (1993) ghi nhận loài P. cocincinus phân bố ở Nam Trung Quốc, vùng
Đông Dương và Thái Lan [106].
Nabhitabhata et al. (2000) đã liệt kê danh lục lưỡng cư và bò sát ở Thái Lan,
trong đó có loài Rồng đất [78]. Teynie et al. (2004) đã ghi nhận 75 loài lưỡng cư và
bò sát ở vùng cao nguyên Boloven và KBT đa dạng sinh học Quốc gia Xepian thuộc
phía Nam của Lào, trong đó có ghi nhận loài Rồng đất [96]. To (2005) đã ghi nhận
quần thể loài Rồng đất dọc theo con suối trên đảo Tsing Yi ở Hồng Kông và nêu rõ
loài này ít hoạt động vào tháng 12, xuất hiện nhiều vào tháng 4 [98]. Stuart et al.
(2006) đã thu thập mẫu Rồng đất trưởng thành, gần trưởng thành và con non ở dọc
theo suối O Kamen, O Doeung Por trong các khu rừng thường xanh của O’Rang,
núi Phnom Nam Ly, rừng thường xanh xen lẫn tre nứa ở Pichrada và các vùng đồi
núi xen lẫn tre nứa ở Ta Veng (Campuchia), mẫu Rồng đất được thu thập chủ yếu
vào ban đêm trên các cành cây cao từ 1-4 m so với mặt đất [93]. Grismer et al.


6
(2007), Grismer et al. (2008a, 2008b), Hartmann et al. (2013) cũng ghi nhận phân

bố của Rồng đất ở một số địa điểm tại Campuchia [60], [61], [62], [64]. Ở Lào,
Suzuki et al. (2015) đã ghi nhận 16 loài bò sát bày bán ở các chợ địa phương để làm
thực phẩm, trong đó có loài Rồng đất [94].
Khi nghiên cứu về quan hệ di truyền của các nhóm loài thuộc họ Nhông
(Agamidae), Macey et al. (2000) cho rằng có ba nhánh tiến hóa từ các nguồn gốc
khác nhau: nhánh thứ nhất bao gồm tất cả các nhóm loài ở Australia và New Guinea
bao gồm cả loài Rồng đất (P. cocincinus) từ Đông Nam Á; nhánh thứ hai bao gồm
các nhóm loài phân bố ở Tây Tạng và phía Đông của Ấn Độ qua phía Đông và phía
Nam Châu Á; nhánh thứ ba bao gồm các nhóm loài phân bố ở phía Đông Châu Phi
qua Ả Rập và phía Tây Châu Á đến Tây Tạng và thềm lục địa Ấn Độ. Ba nhánh tiến
hóa này tách biệt với các giống Uromastyx, Leiolepis và Hydrosaurus [73].
Ở mức độ tế bào, Mayer et al. (2005) đã nghiên cứu về huyết học của loài
Rồng đất để tìm công thức máu, thành phần hóa học của huyết tương trong máu và
nêu một số đặc điểm hình dạng hồng cầu và bạch cầu của loài này [75].
Ở mức độ phân tử, Townsend et al. (2011) nghiên cứu về quan hệ di truyền
của thằn lằn, các tác giả này cho rằng họ Nhông (Agamidae) có quan hệ gần gũi với
họ Tắc kè hoa (Chamaeleonidae) trong cây phát sinh chủng loại, Istiurus không
phải là giống riêng trong họ Agamidae và được coi là tên đồng danh, là giống
Physignathus, tên loài P. lesueurii là tên đồng vật của P. cocincinus hiện nay [97].
Patawang et al. (2015) đã phân tích bộ nhiễm sắc thể của Rồng đất thu ở miền Bắc
Thái Lan, kết quả cho thấy bộ nhiễm sắc thể của Rồng đất là 2n = 36 [82].
Như vậy, hầu hết các nghiên cứu đã mô tả đặc điểm hình thái và ghi nhận
phân bố của loài Rồng đất ở nhiều địa điểm thuộc các quốc gia như: Trung Quốc,
Thái Lan, Lào, Campuchia.
1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học
Vosjoli (1992) đã mô tả quy cách chuồng nuôi Rồng đất như sau: chiều dài
khoảng 2 m, chiều rộng từ 0,6-1,0 m và cao từ 1,2-2,0 m, nền đất gồm 2/3 đất thịt
và 1/3 đất cát sạch, trong khu nuôi nhốt trồng một số cây làm chỗ leo trèo và trú ẩn
cho Rồng đất. Rồng đất rất thích nước và bơi lội giỏi nên trong khu nuôi cần có các



7
chậu bằng nhựa chứa nước và được thay hàng ngày. Thức ăn cho con non và con
trưởng thành là các loài gián, giun đất, chuột nhỏ và các loại quả chín như: chuối,
đu đủ, xoài,... Rồng đất phát triển tốt khi nhiệt độ không khí ban ngày từ 28,931,1°C, ban đêm từ 23,9-26,7°C; độ ẩm khoảng 80%. Rồng đất cần ánh sáng mặt
trời hoặc ánh sáng có tia tử ngoại để hấp thu can-xi từ thức ăn [104].
Foster và Smith (1997) đề cập đến thành phần thức ăn của Rồng đất gồm: cá,
thịt, giun và côn trùng. Rồng đất trong điều kiện nuôi nhốt, tuổi thành thục sinh dục
sau từ 3 năm đến 5 năm với chiều dài cơ thể và đuôi lên tới 406,4 mm. Rồng đất đẻ
từ 8-12 trứng/lứa, thời gian ấp trứng kéo dài từ 60-101 ngày, con non khi mới đẻ có
chiều dài cơ thể và đuôi từ 127-152,4 mm [58].
Liên quan đến bệnh lý, Rồng đất có thể mắc các bệnh ký sinh do các loài
Rhabdias spp. nhiễm từ cá, ếch nhái và bệnh ký sinh do một loài trùng chân giả của
ngành động vật nguyên sinh [71].
Các công bố trên cho thấy một số kinh nghiệm về nuôi nhốt Rồng đất làm
cảnh ở các nước trên thế giới. Chưa có đề xuất cụ thể từ nghiên cứu đặc điểm sinh
học, sinh thái của loài ngoài tự nhiên để áp dụng trong điều kiện nuôi nhốt.
1.2. Tình hình nghiên cứu Rồng đất ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố
Bourret (1937, 1940, 1943) mô tả loài Rồng đất (P. cocincinus) và phân loài là
P. cocincinus mentager ở khu vực Đông Dương. Một số nghiên cứu ghi nhận Rồng
đất phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam [45], [47], [48]. Năm 1981, Ủy
ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước tiến hành điều tra cơ bản động vật ở miền Bắc
Việt Nam đã ghi nhận loài Rồng đất ở Quảng Ninh, Hà Bắc, Lạng Sơn, Bắc Thái,
Vĩnh Phú, Nghĩa Lộ, Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Hà Tĩnh [39]. Các nghiên cứu
của Hoàng Xuân Quang (1993), Hoàng Xuân Quang và Nguyễn Văn Sáng (1998),
Nguyễn Quảng Trường (2000) cũng đã ghi nhận loài Rồng đất phân bố ở các tỉnh
Bắc Trung Bộ [25], [26], [34]. Lê Nguyên Ngật (1997) ghi nhận loài Rồng đất phân
bố ở rừng thứ sinh ở vùng núi Ngọc Linh, Kon Tum [18]. Lê Nguyên Ngật và
Nguyễn Văn Sáng (1999) ghi nhận loài Rồng đất phân bố ở các sinh cảnh rừng thứ

sinh và ven sông suối ở vùng rừng phía Tây Quảng Nam [21]. Đinh Thị Phương Anh


8
và Nguyễn Minh Tùng (2000), Đinh Thị Phương Anh và Trần Thị Ánh Hường
(2009) ghi nhận Rồng đất có tần số bắt gặp trung bình ở KBTTN Sơn Trà, Đà Nẵng
[1], [2]. Lê Vũ Khôi (2000) ghi nhận loài Rồng đất ở Bà Nà, Đà Nẵng [16]. Nguyễn
Văn Sáng và cs. (2000a, 2000b) thu được mẫu Rồng đất ở Hữu Liên (Lạng Sơn) và ở
vùng núi Yên Tử (Bắc Giang) [27], [28]. Lê Nguyên Ngật và cs. (2001) ghi nhận
Rồng đất ở vùng núi Sa Pa, Lào Cai [23]. Lê Nguyên Ngật và Hoàng Xuân Quang
(2001) đã thu được mẫu Rồng đất ở Vườn VQG Pù Mát, Nghệ An [20]. Hồ Thu Cúc
(2002) ghi nhận Rồng đất ở khu vực Hạ Hòa, Phú Thọ [12]. Lê Nguyên Ngật (2002)
ghi nhận loài Rồng đất phân bố ở vùng núi của một số tỉnh miền Bắc Việt Nam [19].
Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (2002) ghi nhận loài Rồng đất ở VQG Cát Tiên
[29]. Đặng Huy Phương và cs. (2004) ghi nhận loài Rồng đất ở khu vực núi Tây Côn
Lĩnh, Hà Giang [17]. Nguyễn Quảng Trường và cs. (2004) có ghi nhận loài Rồng đất
phân bố ở độ cao từ 500-1.000 m ở VQG Tam Đảo [36]. Nguyễn Văn Sáng và cs.
(2005) đã ghi nhận Rồng đất ở hầu hết các vùng rừng núi của Việt Nam [30]. Nguyễn
Quảng Trường và cs. (2006) ghi nhận loài Rồng đất ở các khe suối trong rừng thứ
sinh và rừng nguyên sinh ở tỉnh Hà Giang [37]. Trần Thanh Tùng và cs. (2008) đã
thu được mẫu Rồng đất ở vùng núi Yên Tử thuộc tỉnh Bắc Giang [38]. Ngô Đắc
Chứng và Trần Duy Ngọc (2007) đã ghi nhận Rồng đất phân bố ở tỉnh Phú Yên [9].
Hồ Thu Cúc và Nguyễn Thiên Tạo (2009) đã thu được mẫu loài Rồng đất trong
KBTTN và Văn hóa Vĩnh Cửu, Đồng Nai [14]. Lê Nguyên Ngật và Nguyễn Văn
Sáng (2009) ghi nhận loài Rồng đất phân bố ở đảo Phú Quốc, Kiên Giang [22]. Đỗ
Thành Trung và Lê Nguyên Ngật (2009) xác định loài Rồng đất phân bố ở rừng thứ
sinh ở huyện Tủa Chùa, Điện Biên [33]. Nguyen et al. (2009) ghi nhận loài Rồng đất
ở Việt Nam, phân bố từ các tỉnh vùng núi phía Bắc, miền Trung và Tây nguyên vào
đến các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ [79]. Trần Duy Ngọc và Ngô Đắc Chứng
(2009) cho rằng loài Rồng đất phân bố địa lý ở Đông Bắc, Tây Bắc, đồng bằng Bắc

Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, đồng bằng Nam Bộ; về yếu tố
địa động vật, Rồng đất thuộc Ấn Độ - Mã Lai và Trung Hoa [24].
Như vậy, ở Việt Nam, loài Rồng đất được ghi nhận phân bố ở nhiều địa điểm
thuộc các vùng miền núi từ Bắc vào Nam.


9
1.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái
Nguyễn Văn Sáng và Hoàng Xuân Quang (2000) đã ghi nhận loài Rồng đất
thường sinh sống ở các suối trong rừng thứ sinh VQG Bến En (Thanh Hóa) [31].
Trong SĐVN (2007) đã mô tả đặc điểm nhận dạng, nêu đặc điểm sinh học, sinh thái
như: nơi sống, tập tính, thành phần thức ăn, sự sinh sản của loài Rồng đất. Loài
Nhông này có màu sắc đẹp nên thường được nuôi làm cảnh. Do bị săn bắt quá mức
phục vụ nhu cầu của con người, quần thể loài Rồng đất ước tính đã bị suy giảm ít
nhất 20% trong vòng 10 năm và được xếp ở bậc VU (sẽ nguy cấp) trong SĐVN
(2007) [3]. Ngô Đắc Chứng và Võ Đình Ba (2009) đã ghi nhận Rồng đất ở suối
thuộc KBTTN Đakrông, Quảng Trị [5]. Nghiên cứu của Trương Thị Vinh Hương
và Lê Nguyên Ngật (2009) ở huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông đã ghi nhận loài Rồng
đất bắt gặp ở các sinh cảnh như: rừng tự nhiên, ven suối - bờ ao hồ, nương rẫy rừng trồng [15]. Nguyễn Quảng Trường (2011) nghiên cứu về khu hệ thằn lằn ở
vùng Đông Bắc của Việt Nam ghi nhận loài Rồng đất phân bố ở nhiều sinh cảnh
rừng khác nhau. Riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, loài này phân bố chủ yếu ở rừng
thuộc các huyện A Lưới, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam Đông [35].
Jestrzemski et al. (2013) đã thu được mẫu Rồng đất vào ban đêm ở ven các bờ suối
thuộc VQG Chư Mom Ray, đa số loài này bám trên các cành cây [69]. Hecht et al.
(2013) đã ghi nhận Rồng đất trưởng thành và con non bám trên các cành cây ở độ
cao từ 1-2 m so với mặt nước vào ban đêm ở KBTTN Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang
[65]. Ziegler et al. (2015) đã thu được mẫu Rồng đất ở ba độ tuổi khác nhau: cá thể
non, cá thể gần trưởng thành và cá thể trưởng thành ở suối thuộc Trạm Đa dạng
sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc [105].
1.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học

Ngô Đắc Chứng và Bùi Thị Thúy Bắc (2009) nghiên cứu về khả năng sinh sản
và tăng trưởng của loài Rồng đất trong điều kiện nuôi ở Bến Tre cho thấy nhiệt độ
nuôi thích hợp vào ban ngày từ 28,9-31,1oC, vào ban đêm từ 23,9-26,7oC, độ ẩm
không khí từ 60-80%. Thức ăn của Rồng đất chủ yếu là côn trùng, ấu trùng côn
trùng, cánh cứng, cua, còng, cá nước ngọt, trái trứng cá và một số loại trái cây, giun
đất, tôm. Rồng đất chỉ sinh sản một lứa từ tháng 2 đến tháng 6, đẻ từ 4 trứng đến 10


10
trứng, thời gian ấp trứng từ 62-101 ngày, trung bình 74 ngày, nhiệt độ ấp vào ban
ngày từ 30-33°C, độ ẩm từ 55-65%, vào ban đêm từ 23-24°C, độ ẩm từ 85-90% [6].
1.3. Tình hình nghiên cứu Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế
1.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố
Ngô Đắc Chứng (1998) đã ghi nhận loài Rồng đất phân bố ở huyện Phú Lộc
[4]. Hồ Thu Cúc (2002) ghi nhận loài Rồng đất phân bố ở các vùng rừng thứ sinh
trên núi có thảm thực vật đã phục hồi ở A Lưới [13].
1.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học
Kết quả nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng và cs. (2007) về đặc điểm sinh học
của loài Rồng đất trong điều kiện nuôi nhốt ở Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
như sau [8]:
- Về khối lượng và kích thước cơ thể: con đực trưởng thành có khối lượng
trung bình 355,27 g (tối đa 650 g), chiều dài thân (SVL) trung bình 195,43 mm (tối
đa 245 mm); con cái trưởng thành có khối lượng trung bình 130,28 g (tối đa 250 g),
chiều dài thân trung bình 152,27 mm (tối đa 195 mm).
- Về thành phần thức ăn: trong điều kiện nuôi nhốt Rồng đất trưởng thành sử
dụng 16/22 loại thức ăn đã thí nghiệm, Rồng đất non chỉ sử dụng 11/14 loại thức ăn
đã thí nghiệm.
- Về sức sinh sản: Rồng đất đẻ trứng từ tháng 2 đến tháng7, nhiều nhất vào
tháng 6 và thấp nhất vào tháng 7; mỗi lứa đẻ từ 7-14 trứng; thời gian ấp trứng là 6878 ngày.
Nhận xét chung:

Cho đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về hiện trạng
quần thể, đặc điểm sinh học và sinh thái của loài Rồng đất trong điều kiện tự nhiên
ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu hiện trạng sinh thái học quần thể nhằm đề xuất biện pháp bảo tồn loài
Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) ở Thừa Thiên Huế” nhằm góp
phần thêm dẫn liệu khoa học mới về hiện trạng quần thể của loài cũng như thông tin
hữu ích cho công tác quy hoạch bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững loài bò sát
đang bị đe dọa này.


11
1.4. Sơ lƣợc về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Vị trí địa lý
Thừa Thiên Huế nằm ở khu vực duyên hải miền Trung của Việt Nam bao gồm
phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa
Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau [32]:
- Điểm cực Bắc: 16°44'30'' độ vĩ Bắc và 107°23'48'' độ kinh Đông tại thôn
Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.
- Điểm cực Nam: 15°59'30'' độ vĩ Bắc và 107°41'52'' độ kinh Đông ở đỉnh núi
cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
- Điểm cực Tây: 16°22'45'' độ vĩ Bắc và 107°00'56'' độ kinh Đông tại bản
Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.
- Điểm cực Đông: 16°13'18'' độ vĩ Bắc và 108°12'57'' độ kinh Đông tại bờ
phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.
1.4.1.2. Địa hình
Thừa Thiên Huế có địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt mạnh, có xu
hướng thấp dần từ Tây sang Đông được chia thành ba vùng chính như sau:
(1) Địa hình vùng núi được chia thành hai kiểu:
- Vùng núi cao, rừng rậm: có độ cao trên 900 m chạy từ Tây Bắc - Đông Nam

sang biên giới Việt Lào và nhô ra biển Đông tại đèo Hải Vân, đất ở dạng địa hình
này thuộc nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi.
- Vùng núi thấp: có độ cao từ 250-900 m phân bố chủ yếu ở huyện Phú Lộc và
A Lưới, đất ở dạng địa hình này thuộc nhóm đất feralit đỏ vàng điển hình.
(2) Địa hình vùng đồi được chia làm ba kiểu:
- Vùng đồi cao từ 125-250 m, đây là vùng có lớp phủ thực vật nằm kế cận núi
thấp, núi trung bình tập trung chủ yếu ở các huyện A Lưới, Hương Trà, Hương
Thủy, Phú Lộc.
- Vùng đồi trung bình từ 50-125 m tập trung chủ yếu ở huyện Hương Trà và
Hương Thủy.
- Vùng đồi thấp từ 15-50 m chiếm khoảng 40% diện tích vùng gò đồi, chủ yếu
là đất trồng đồi núi trọc.


12
(3) Địa hình vùng đồng bằng:
Vùng đồng bằng có độ cao dưới 15 m trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam được chia làm hai vùng địa hình: Địa hình vùng đồng bằng phù sa thuộc khu
vực sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương và các sông ở phía Nam; Địa hình vùng
đồng bằng cát ven biển thuộc Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang [40].
1.4.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng
- Địa chất: Cấu trúc địa chất Thừa Thiên Huế bao gồm 16 phân vị địa tầng và
7 phức hệ macma xâm nhập. Các đá cứng macma, đá biến chất và đá trầm tích gồm
nhiều loại khác nhau, chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng đồi
núi phía Tây, Tây Nam và phía Nam, trầm tích bở rời phần lớn tập trung ở đồng
bằng duyên hải chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ chính là nguồn gốc của sự phong phú
các loại tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất và tài nguyên nước dưới đất [32].
- Thổ nhưỡng: Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 503.320,53 ha,
trong đó, diện tích đất khoảng 465.205 ha; hồ, ao, đầm, sông suối, núi đá là
37.125,53 ha. Đất đồi núi chiếm trên 3/4 tổng diện tích tự nhiên, còn đất đồng bằng

duyên hải chỉ dưới 1/5 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Thừa Thiên Huế có diện tích
đất khoảng 505.399 ha, được hình thành từ 10 nhóm đất khác nhau. Nhóm đất đỏ
vàng có diện tích lớn nhất với 347.431 ha, chiếm 68,7% tổng diện tích tự nhiên.
Diện tích đất bằng bao gồm cả đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chỉ có 98.882 ha,
chiếm 19,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó, diện tích đất cần cải tạo bao
gồm: đất cồn cát, bãi cát và đất cát biển; nhóm đất phèn ít và trung bình, mặn nhiều;
nhóm đất mặn; nhóm đất phù sa úng nước, đất lầy và đất thung lũng do sản phẩm
dốc tụ có đến 59.440 ha, chiếm 60% diện tích đất bằng. Diện tích đất phân bố ở địa
hình dốc có 369.393 ha [32].
1.4.1.4. Khí hậu, thuỷ văn
- Khí hậu: Theo Niên giám thống kê năm 2016 thông tin về điều kiện khí hậu
ở các trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
Nam Đông: Tính trung bình từ năm 2010-2015, nhiệt độ không khí tăng cao từ
26,7-28,6°C (từ tháng 4 đến tháng 9), nhiệt độ thấp trong khoảng 20,1-24,8°C (từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau).


×