Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

CHUYÊN ĐỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.47 KB, 15 trang )

HỘI ĐỒNG CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

CHUYÊN ĐỀ THÁNG 12/2016
“CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI”

1. Đánh giá việc ban hành, thực hiện chính sách, pháp luật về nhân lực khoa
học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2005 - 2015
Ngày 28/9/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
171/2004/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công
nghệ, trong đó đổi mới cơ chế quản lý nhân lực khoa học và công nghệ được coi là
một trong sáu giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện. Đây là dấu mốc quan
trọng, mở đầu thời kỳ 10 năm (2005 - 2015) Quốc hội, Chính phủ tập trung xây
dựng, đổi mới chính sách, pháp luật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Trong
giai đoạn này, một số lượng lớn văn bản, quy phạm pháp luật, với 9 Luật, 69 Nghị
định, Quyết định và 231 Thông tư đã được ban hành để hoàn thiện môi trường
pháp lý về khoa học và công nghệ. Trong số đó, có 5 văn bản quan trọng, điều
chỉnh trực tiếp đến nhân lực khoa học và công nghệ, đó là Quyết định số 1216/QĐTTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển
nhân lực Việt nam giai đoạn 2011 - 2020, được triển khai thực hiện bởi Quyết định
số 4009/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt
Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Khoa học và Công nghệ giai đoạn 20112020, Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định về
việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, Nghị định số
87/2014/NĐ-CP ngày 22/9/2014 của Chính phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt
động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước
ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam và Quyết định số
2395/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào
tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng
ngân sách nhà nước.
Để có cơ sở nghiên cứu, đánh giá việc ban hành, thực hiện chính sách, pháp
luật về nhân lực khoa học và công nghệ, trước hết cần thống nhất quan điểm về
nhân lực khoa học và công nghệ. Cho đến nay, các cụm từ “đội ngũ cán bộ khoa


học và công nghệ”, “đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ”, “nguồn nhân lực
khoa học và công nghệ”, “cán bộ khoa học và công nghệ nghiên cứu và phát triển”
, “cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ” v.v.. đang được sử dụng
trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhưng chưa có văn bản nào quy định rõ
ràng và cụ thể đối tượng của nhân lực khoa học và công nghệ. Trong Quyết định số
1


4009/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt
Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Khoa học và Công nghệ giai đoạn 20112020, nhân lực khoa học và công nghệ được chia thành 2 nhóm: Đội ngũ nhân lực
khối quản lý khoa học và công nghệ (bao gồm đội ngũ nhân lực làm công tác quản
lý nhà nước tại Bộ Khoa học và Công nghệ, tại các Vụ Khoa học và Công nghệ các
Bộ, ngành khác và tại các Sở Khoa học và Công nghệ địa phương) và đội ngũ nhân
lực khoa học và công nghệ tại các tổ chức khoa học và công nghệ, được chia theo
các lĩnh vực khoa học: Xã hội và Nhân văn, Tự nhiên, Nông nghiệp, Y – Dược, Kỹ
thuật và Công nghệ. Trong lĩnh vực khoa học Kỹ thuật và Công nghệ, đội ngũ
nhân lực khoa học và công nghệ được chia theo một số lĩnh vực ưu tiên: công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ cơ khí – tự động hóa,
năng lượng nguyên tử. Như vậy, tại Quyết định này mới chỉ quy định chung nhân
lực khoa học và công nghệ theo các lĩnh vực chứ chưa quy định được cụ thể nhân
lực khoa học và công nghệ là ai, tham gia trực tiếp hoạt động nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ của từng lĩnh vực như thế nào.
Theo UNESCO và OECD, khi đánh giá năng lực khoa học và công nghệ của
một quốc gia, người ta quan tâm đến 2 chỉ số, đó là: nhân lực khoa học và công
nghệ quốc gia và nhân lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ quốc gia
(nhân lực NC&PT).
Nhân lực khoa học và công nghệ của một quốc gia bao gồm toàn bộ những
người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên trong một lĩnh vực khoa học và công
nghệ và những người tuy chưa qua đào tạo chính quy, nhưng làm một nghề thuộc
chuyên ngành khoa học và công nghệ đòi hỏi trình độ tương đương cao đẳng, đại

học trở lên. Chỉ số nhân lực khoa học và công nghệ chỉ tính đến trình độ chung,
chứ không tính đến nghề nghiệp và hoạt động khoa học và công nghệ cụ thể, chỉ
cho thấy khả năng cung ứng nhân lực cho hoạt động khoa học và công nghệ về số
lượng, chứ không thể hiện được chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ.
Theo số liệu thống kê dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo trình độ học vấn đã
đạt được, nhóm tuổi, giới tính, thành thị, nông thôn, vùng kinh tế xã hội, vùng kinh
tế trong điểm và tỉnh/thành phố vào thời điểm 1/4/2015 của Tổng cục Thống kê
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng số người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên của
cả nước là 7.120.031 người. Trong đó, số cao đẳng nghề là 364.923 người (5,12%),
cao đẳng chuyên nghiệp là 1.596.098 người (22,42%), đại học là 4.893.563 người
(68,73%), thạc sỹ là 236.850 người (3,33%), tiến sỹ là 28.597 người (0,40%). Số
người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên ở thành thị là 4.611.694 người (65%), ở
nông thôn là 2.508.337 người (35%). Số thạc sỹ độ tuổi 30 – 39 chiếm 46,3%. Số
tiến sỹ độ tuổi 30 – 39 chiếm 28,7%, độ tuổi 40 – 49 chiếm 25,2% và trên 60 tuổi
chiếm 25,8%. Nếu chỉ tính riêng trong giai đoạn 2000 - 2015 (từ khi có hệ thống
giáo dục đại học ngoài công lập), tổng số sinh viên tốt nghiệp là 4.349.700 người,
trong đó số sinh viên tốt nghiệp công lập là 3.858.900 người (chiếm 88,7%), số
2


sinh viên tốt nghiệp ngoài công lập là 489.800 người (chiếm 11,3%); tổng số giảng
viên cao đẳng, đại học và sau đại học là 93.507 người, trong đó có 76.061 người là
giảng viên công lập (chiếm 81,3%) và 17.446 người là giảng viên ngoài công lập
(chiếm 18,7%). Các số liệu này cho thấy, chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà
nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã có tác dụng tích cực trong việc phát
triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, khi so sánh và phân tích trình độ, năng lực khoa học và công
nghệ của các quốc gia và các tổ chức khoa học và công nghệ quốc tế, người ta sử
dụng chủ yếu chỉ số nhân lực NC&PT, có nghĩa là chỉ quan tâm đến đối tượng là
những người tham gia trực tiếp vào hoạt động NC&PT, bao gồm: các cán bộ

nghiên cứu (CBNC), cán bộ kỹ thuật, nhân viên hỗ trợ và những người tham gia
trực tiếp hoạt động NC&PT khác. Trong đó, số CBNC tính theo chỉ tiêu nhân lực
toàn thời gian tương đương FTE (Full-time Equivalent) được coi là số liệu “lõi”.
Theo cách tính như vậy, nhân lực NC&PT của Việt Nam bao gồm: tất cả
nhân viên của các viện, trung tâm NC&PT (trừ những người chỉ hoạt động trong
các bộ phận sản xuất, kinh doanh và không tham gia vào hoạt động NC&PT); cán
bộ giảng dạy, cán bộ có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên làm trong các đơn vị
NC&PT (trừ những người chỉ làm công tác hỗ trợ giảng dạy) của trường đại học,
học viện, trường cao đẳng; những người trực tiếp tham gia thực hiện đề tài, dự án
khoa học và công nghệ của các cơ quan hành chính, sự nghiệp có hoạt động
NC&PT; những người hoạt động trong các đơn vị, bộ phận làm NC&PT công
nghệ, sản phẩm mới của doanh nghiệp.
Thực ra, mục tiêu phát triển nhân lực NC&PT đã được đặt ra từ Nghị quyết
số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 là “phấn đấu đưa số lượng cán
bộ NC&PT lên gấp rưỡi”. Tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội
nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng nêu số cán bộ khoa học và công nghệ NC&PT
đạt mức 11 người/ 1 vạn dân. Tại Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai
đoạn 2011 – 2020, mục tiêu phát triển nhân lực được đặt ra là: “Đến năm 2015, số
cán bộ NC&PT đạt 9 – 10 người/1vạn dân. Đến năm 2020, số cán bộ NC&PT đạt
11 – 12 người/1 vạn dân”.
Một điều cần lưu ý là, khi đánh giá trình độ, năng lực khoa học và công nghệ
của các quốc gia và các tổ chức khoa học và công nghệ quốc tế, UNESCO và
OECD dùng chỉ tiêu tổng nhân lực NC&PT quốc gia và tỷ lệ số CBNC/1 vạn dân
chứ không sử dụng chỉ tiêu số cán bộ NC&PT/1 vạn dân. Bởi vì, chỉ tiêu tổng nhân
lực NC&PT không thể hiện được trình độ, năng lực, “chất lượng” khoa học và

3


công nghệ của một quốc gia. Ví dụ, Trung Quốc có tổng nhân lực NC&PT (FTE)
năm 2013 là 3.532.817 người, nhưng số CBNC(FTE) chỉ đạt 10.9 người/1 vạn
dân.Trong khí đó, Nhật Bản có tổng nhân lực NC&PT(FTE) năm 2013 là 865.523
người, nhưng cố CBNC(FTE) lại đạt 51,9 người/1 vạn dân. (Các chỉ tiêu này của
một số quốc gia có thể tìm thấy trong tài liệu tham khảo kèm theo).
Theo kết quả Tổng điều tra NC&PT năm 2014 và Điều tra doanh nghiệp
năm 2014, tổng nhân lực NC&PT cả nước hiện có 164.744 người (chiếm 2,3%
nhân lực khoa học và công nghệ). Trong đó, số CBNC là 128.997 người (chiếm
1,8% nhân lực khoa học và công nghệ), đạt 14 người/1 vạn dân. Nếu quy đổi theo
cách tính FTE của OECD thì số CBNC(FTE) của Việt Nam chỉ đạt 6,8 người/1
vạn dân (chiếm 0,86% nhân lực khoa học và công nghệ).
Nếu so sánh tỷ lệ CBNC(FTE) trên CBNC của một số nước trong khu vực,
Việt Nam cũng chỉ đạt 47,5% (Trung Quốc: 72%, Nhật Bản: 74%, Hàn Quốc:
78%, Singapore: 89%).
Qua 10 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công
nghệ, đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đã góp phần đáng kể vào việc thực
hiện một số chỉ tiêu quan trọng như: Giá trị sản phẩm khoa học và công nghệ, công
nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đóng góp ngày càng nhiều vào
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giai đoạn 2011-2013 với tỷ trọng đóng góp theo
các năm lần lượt là 11,7%; 19,1% và 28,7%; tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt
10,68%/năm. Tổng số bài báo, công trình khoa học được công bố quốc tế của Việt
nam trong giai đoạn 2011-2015 gấp 2,2 lần so với giai đoạn 2006-2010, với tốc độ
tăng bình quân là 19,5%/năm. Số lượng công bố quốc tế tăng 10-20%/năm. Số
lượng sáng chế, giải pháp hữu ích được bảo hộ giai đoạn 2011-2015 tăng 62% so
với giai đoạn 2006-2010…
Mặc dù nhân lực NC&PT của Việt Nam có tăng trong những năm qua,
nhưng còn rất thấp so với các nước phát triển cả về giá trị tuyệt đối và tỷ lệ trên

dân số; tỷ lệ CBNC(FTE)/vạn dân và tỷ lệ CBNC(FTE)/CBNC đều rất thấp; chất
lượng nguồn nhân lực cũng còn rất hạn chế; thiếu cán bộ đầu ngành; thiếu các tập
thể khoa học mạnh, nhóm nghiên cứu xuất sắc; số tổ chức khoa học và công nghệ
đạt trình độ khu vực và quốc tế chỉ đạt 20% so với mục tiêu đề ra; cơ sở vật chất
kỹ thuật và trang bị nghiên cứu còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ. Số lượng doanh
nghiệp khoa học và công nghệ còn rất ít (mới có 6,8% doanh nghiệp khoa học và
công nghệ so với mục tiêu đề ra được cấp giấy chứng nhận). Số lượng cơ sở ươm
tạo công nghệ cao và doanh nghiệp công nghệ cao chưa tới 30% so với mục tiêu đề
ra. Các chỉ tiêu như giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công
nghệ cao đều do khối doanh nghiệp FDI tạo ra. Phần lớn doanh nghiệp nước ta vẫn
đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế
hệ. Nhóm doanh nghiệp công nghiệp có trình độ tiên tiến chỉ đạt dưới 20% so với
mục tiêu để ra (chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
4


Những tồn tại, hạn chế trong chính sách, pháp luật về nhân lực khoa học và
công nghệ nêu trên có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu cũng do hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ tuy khá đồ sộ nhưng còn phức tạp,
chồng chéo trong tổ chức thực hiện, thiếu ổn định, chưa thích ứng với cơ chế thị
trường; thiếu chính sách và cơ chế huy động, khuyến khích nguồn nhân lực và đầu
tư từ xã hội và doanh nghiệp (các đối tượng điều chỉnh của các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách nhân lực khoa học và công nghệ đều
thuộc các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập); chưa nhằm trúng đối
tượng chính và trọng tâm phát triển khoa học và công nghệ là nhân lực NC&PT và
CBNC nên khó thu hút nhân tài, phát huy sáng tạo của lực lượng này; thiếu chế tài
hữu hiệu để thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học
và công nghệ công lập; chưa có chính sách cụ thể và đồng bộ để nâng cao chất
lượng nhân lực NC&PT trong các tổ chức khoa học và công nghệ và doanh nghiệp;
chưa chỉ ra được các hướng ưu tiên, chính sách và giải pháp đột phá trong những

lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia
chưa gắn chặt với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thiếu tập trung cho các mục
tiêu cụ thể, các lĩnh vực mũi nhọn, thiếu tính kế thừa, chưa góp phần tạo ra được
nhiều sản phẩm quốc gia có chất lượng cao. Hợp tác quốc tế về khoa học và công
nghệ còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu liên kết phát triển nhân lực NC&PT,
đặc biệt là đội ngũ CBNC.
Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý nhân lực khoa học và công nghệ mặc dù đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học
và công nghệ, nhằm xây dựng các đòn bẩy chính sách phù hợp, thực hiện chế độ
thù lao, đãi ngộ xứng đáng về vật chất và tinh thần, phát huy tối đa tiềm năng sáng
tạo của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, song cho đến nay, việc thực hiện
giải pháp này cũng mới được thực hiện ở mức chuyển hóa nội dung vào 5 văn bản
quy phạm pháp luật về nhân lực khoa học và công nghệ kể trên.
2. Đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay
Trong những năm qua, nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của nước ta
được cung cấp thông qua đào tạo ở trong nước và nước ngoài.
2.1. Đào tạo ở trong nước
Hệ thống các cơ sở giáo dục đại học của nước ta hiện nay với 442 trường,
trong đó có 223 trường đại học, gồm 163 trường công lập (73%) và 60 trường
ngoài công lập (27%) và 219 trường cao đẳng, gồm 189 trường công lập (86%) và
30 trường ngoài công lập (14%), đảm nhận việc đào tạo cán bộ từ trình độ cao
đẳng đến tiến sĩ của hầu hết các lĩnh vực, và là nơi cung cấp chủ yếu nguồn nhân
lực khoa học và công nghệ cho các thành phần kinh tế và xã hội của đất nước.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm học 2015 - 2016, có
2.202.732 sinh viên đại học, cao đẳng đang được đào tạo. Trong đó, các trường đại
5


học đang đào tạo 1.753.174 sinh viên (13,2% thuộc các trường đại học ngoài công
lập), các trường cao đẳng đào tạo 449.558 sinh viên (12,8% thuộc các trường cao

đẳng ngoài công lập). Số giảng viên các trường đại học, cao đẳng là 93.851 người,
trong đó số giảng viên đại học là 69.591 người (20,4% thuộc các trường đại học
ngoài công lập), số giảng viên các trường cao đẳng là 24.260 người (16,3% thuộc
các trường cao đẳng ngoài công lập).
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong nước và để hội nhập với
giáo dục đại học của khu vực và thế giới, ngoài việc tăng cường cơ sở vật chất,
nhân lực, đổi mới cơ chế quản lý và chương trình đào tạo, nhiều trường đã triển
khai đào tạo theo Chương trình tiên tiến, Chương trình liên kết đào tạo với các
trường nước ngoài. Một số trường đại học quốc tế, trường đại học theo mô hình
mới (có yếu tố nước ngoài) cũng đã được thành lập, nhờ sự hỗ trợ vốn và kinh
nghiệm của các nước phát triển để trở thành các trường đại học có chất lượng cao,
theo chuẩn mực quốc tế.
Chương trình tiên tiến thuộc Đề án đào tạo theo chương trình tiên tiến tại
một số trường đại học của Việt Nam, giai đoạn 2008 – 2015 do Bộ Giáo dục và
Đào tạo xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1505/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2008. Chương trình tiên tiến là chương trình
do các cơ sở đào tạo trong nước thiết kế, xây dựng dựa trên chương trình đào tạo
đang được áp dụng tại các trường đại học tiên tiến trên thế giới (có tên trong bảng
xếp hạng của các hiệp hội, tổ chức kiểm định giáo dục cấp quốc gia hoặc quốc tế)
có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam. Việc tham
khảo các chương trình từ nước ngoài bao gồm cả nội dung đào tạo, giáo trình tài
liệu, phương pháp giảng dạy, qui trình tổ chức và quản lý đào tạo, kế hoạch đào
tạo... Chương trình tiên tiến được nhà nước cấp kinh phí một phần, một phần do
người học đóng góp và một phần do nhà trường đầu tư. Phần lớn các chương trình
tiên tiến tập trung vào các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, nông lâm, môi trường, vật
liệu, công nghệ sinh học, y dược... Đến nay, trong cả nước đã có 23 trường đại học
của Việt Nam hợp tác với 22 trường đại học trên thế giới để triển khai thực hiện
đào tạo 35 chương trình tiên tiến ở bậc đại học.
Chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục nước ngoài được nhiều
cơ sở giáo dục đại học trong nước cùng cơ sở giáo dục đại học nước ngoài xây

dựng trên cơ sở pháp lý về hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo đã được luật
hóa trong uật Giáo dục 1998, 2005 và uật sửa đổi, bổ sung một số điều của uật
Giáo dục 2005, Nghị định số 165/2004/NĐ-CP ngày 16/9/2004 quy định chi tiết
thi hành một số điều của uật Giáo dục về quản lý hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
giáo dục, Nghị định 18/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 quy định về lập và hoạt động
của các cơ sở văn hoá, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.
iên kết đào tạo là hình thức hợp tác mà phía nước ngoài không cần thành
lập pháp nhân mới, là một hướng xã hội hóa giáo dục, thường được gọi là “du học
6


tại chỗ”. Cho đến nay, cả nước có 475 chương trình liên kết đào tạo (310 đang
hoạt động và 165 đã chấm dứt hoạt động) giữa 83 cơ sở giáo dục Việt Nam và 224
cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc 34 quốc gia và vùng lãnh thổ (264 chương trình
do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và 211 chương trình do các cơ sở giáo dục
đại học được tự chủ phê duyệt). Trong năm học 2015-2016 đã ký lại và ký mới với
gần 30 đối tác là các trường đại học lớn ở Hoa Kỳ, Anh, Úc, Canada, New
Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Cho đến nay đã có hơn 22.000 người đã tốt nghiệp (gồm gần 10.000 sinh viên
đại học, hơn 12.000 thạc sĩ và 32 tiến sĩ) và hơn 23.000 người đang học các chương
trình liên kết đào tạo với nước ngoài, góp phần cung cấp nguồn nhân lực có chất
lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Từ năm 2000, một số trường đại học quốc tế, trường đại học theo mô hình
mới cũng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trong đó có thể kể
đến:
Trường Đại học RMIT Việt Nam (RMIT International University Vietnam) là
trường đại học 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được thành lập tại Việt Nam
năm 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004 phát triển thêm cơ sở tại Hà Nội.
RMIT Việt Nam đào tạo đại học các ngành công nghệ (công nghệ thông tin
và thiết kế đa truyền thông), kế toán, hệ thống thông tin kinh doanh, truyền thông

chuyên nghiệp, marketing và kinh tế - tài chính; đào tạo thạc sĩ quản trị kinh
doanh (MBA và MBA-Executive), thạc sĩ kỹ thuật (điện tử và máy tính).
Trường Đại học Việt - Đức (Vietnam German University - VGU) là
trường đại học công lập của Việt Nam theo mô hình của đại học Đức đã chính thức
khai giảng khóa đầu tiên vào ngày 10 tháng 9 năm 2008 tại thành phố Hồ Chí
Minh. VGU được Chính phủ Việt Nam đầu tư xây dựng, được hỗ trợ từ Chính phủ
liên bang và Chính phủ bang Hessen (Đức) và Tổ chức DAAD.
Hiện tại, VGU đang triển khai 05 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ (hệ
thống thông tin doanh nghiệp, tính toán kỹ thuật và mô phỏng trên máy tính, cơ
điện tử và kỹ thuật hệ thống cảm biến, phát triển đô thị bền vững, giao thông - vận
tải) và 02 chương trình đào tạo trình độ đại học (điện tử - viễn thông, tài chính - kế
toán).
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Vietnam France
University - USTH) là trường đại học công lập quốc tế theo mô hình tiên tiến thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số
2067/QĐ-TTg ngày 9 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Cộng hòa
Pháp là đối tác chiến lược của trường. Trường được Ngân hàng Phát triển châu Á
cấp vốn dưới hình thức cho vay.
Trường thực hiện đào tạo đồng thời cả trình độ đại học và trình độ thạc sĩ
cho 06 liên ngành, bao gồm: khoa học - công nghệ thông tin và truyền thông, công
7


nghệ sinh học - dược học, nước - môi trường - đại dương học, năng lượng, khoa
học vật liệu - công nghệ nano và hàng không – không gian vũ trụ.
Để có cái nhìn khái quát về trình độ và chất lượng các cơ sở giáo dục đại
học của Việt Nam với các cơ sở giáo dục đại học của các nước trong khu vực và
trên thế giới, theo xếp hạng các trường đại học do Cybermetrics ab (Ranking
Web of Universities) tháng 7/2016, Việt Nam có 121/223 trường đại học nằm
trong thứ tự xếp hạng từ 28 đến 1.344 các trường đại học của Đông Nam Á (1.498

trường), từ 312 đến 9.860 các trường đại học của Châu Á (11.399 trường), và từ
1.302 đến 23.857 các trường đại học trên thế giới (32.036 trường). Trong đó, có 8
trường đại học của Việt Nam nằm trong top 100 trường đại học của Đông Nam Á
(thứ tự từ 28 đến 91), trong top 1.000 trường đại học của Châu Á (thứ tự từ 312
đến 990), và trong top 3.000 trường đại học trên thế giới (thứ tự từ 1.302 đến
3.002).
Như vậy, đến nay chưa có trường đại học nào của Việt Nam nằm trong top
20 trường đại học của Đông Nam Á, top 300 trường đại học của Châu Á và top
1.000 trường đại học của thế giới. Đây là một trong các thách thức không nhỏ
trong việc định hướng, xác định mục tiêu và giải pháp phát triển hệ thống giáo dục
đại học Việt Nam trong thời gian tới.
Cũng theo xếp hạng nói trên, trường đại học quốc tế RMIT Việt Nam
(RMIT International University Vietnam) sau 16 năm thành lập hiện được xếp
hạng thứ 33/121 trường đại học của Việt Nam, thứ 271 các trường đại học của
Đông Nam Á, thứ 2483 các trường đại học của Châu Á và thứ 6321 các trường đại
học trên thế giới. Trong khi đó, trường đại học RMIT University có thứ tự xếp
hạng thứ 15 trong top 100 trường đại học của Australia và thứ 398 các trường đại
học trên thế giới.
Trường Đại học Việt - Đức (Vietnam German University - VGU) sau 8 năm
thành lập hiện được xếp hạng thứ 76/121 trường đại học của Việt Nam, thứ 510
các trường đại học của Đông Nam Á, thứ 4613 các trường đại học của Châu Á và
thứ 12.044 các trường đại học trên thế giới.
Những con số nêu trên cho thấy có sự khác biệt lớn về thứ hạng giữa các cơ
sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài và các trường đại học theo mô hình
mới tại Việt Nam so với các cơ sở giáo dục đại học ở chính quốc. Đây chính là vấn
đề cần chú ý khi nghiên cứu chính sách về “du học tại chỗ”và xây dựng các
trường đại học tiên tiến,“đẳng cấp quốc tế”tại Việt Nam.
Một trong các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại
học, khiến cho thứ hạng của hệ thống các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam còn
thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, đó là việc đào tạo không gắn

kết với nghiên cứu khoa học, mục tiêu đào tạo không hướng tới phát triển nhân lực
NC&PT và đội ngũ CBNC. Các trường đại học của Việt Nam chưa thực sự là các
8


trường đại học nghiên cứu. Đây cũng chính là vấn đề cần được quan tâm trong
chính sách phát triển hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam.
2.2. Đào tạo ở nước ngoài
Cho đến nay, việc đào tạo nhân lực trình độ cao ở nước ngoài đã được thực
hiện theo các Chương trình học bổng theo Hiệp định song phương và Chương
trình của các tổ chức quốc tế, các Đề án đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân
sách Nhà nước và theo phương thức du học tự túc.
Trong giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1990, với sự giúp đỡ to lớn của iên
Xô, Trung Quốc, các nước Xã hội chủ nghĩa và một số nước khác hàng năm
khoảng 2.400 lưu học sinh được gửi đi đào tạo trình độ đại học và sau đại học ở 7
nước: Ba an, Bungari, Cộng hòa dân chủ Đức, Hungary, iên Xô, Mông Cổ và
Tiệp Khắc. Trong giai đoạn này, chúng ta đã đào tạo được 51.999 sinh viên đại
học, cao đẳng, nghiên cứu sinh, thực tập sinh thuộc hầu hết các ngành và lĩnh vực
khoa học và công nghệ. Ngoài ra, Nhà nước ta cũng đã gửi ra nước ngoài đào tạo
97.859 công nhân kỹ thuật, giáo viên dạy nghề.
Từ năm 1991 đến năm 2000, sau khi iên Xô và các nước XHCN Đông Âu
tan rã, các hiệp định hợp tác văn hóa, giáo dục giữa Việt Nam và các nước XHCN
trước đây không còn hiệu lực nữa, hoặc nếu còn thì số lượng lưu học sinh Việt
Nam được các nước tiếp nhận giảm đi rõ rệt (năm 1991 chỉ gửi được 913 lưu học
sinh).
Cùng với việc mở cửa và hội nhập kinh tế, nhiều nước giúp đỡ chúng ta đào
tạo nhân lực thông qua các thỏa thuận và dự án cấp chính phủ. Hàng năm, Việt
Nam nhận được khoảng 1.000 học bổng để đào tạo đại học và sau đại học tại các
trường đại học có chất lượng tốt từ các nước: iên bang Nga, Trung Quốc, Úc,
New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, ASEAN, Pháp, Hoa kỳ (học bổng

VEF), Đức (học bổng của Tổ chức DAAD và WUS), EU (học bổng Eramus
Mundus), Anh, Hà an, Bỉ, Ấn Độ, Ma-rốc,Ru-ma-ni, Ba Lan, Cuba…
Một số chương trình học bổng với quy mô nhỏ (dưới 10 học bổng mỗi năm)
và các tổ chức nước ngoài cấp học bổng trực tiếp cho người học, thực hiện độc
lập): Canada, Ai Cập, Mô-dăm-bích, Sri Lanka, Phi-lip-pin, Mê-xi-cô, Ma-lay-xia, In-đô-nê-xi-a, Cô-oét, Brunei, Ba Lan, Hung-ga-ri, Séc, Slô-va-ki-a, Bun-ga-ri,
Mông Cổ, ...
Các chương trình học bổng của nước ngoài đã đóng góp tích cực trong việc
phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của nước ta. Tuy nhiên, kế
hoạch, quy mô và ngành nghề đào tạo theo các chương trình nói trên đều do các
nước giúp đỡ quyết định.
Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày
19/4/2000 phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật tại các cơ sở nước
9


ngoài bằng ngân sách nhà nước (gọi tắt là Đề án 322), thực hiện từ năm 2000 đến
năm 2005. Năm 2005, tại Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 28/4/2005, Thủ tướng
Chính phủ đã cho phép điều chỉnh và gia hạn hoạt động của Đề án đến hết năm
2014 (gọi tắt là Đề án 356).
Đề án 322/356 là hai đề án đầu tiên sử dụng ngân sách Nhà nước để Bộ Giáo
dục và Đào tạo chủ động kế hoạch gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài cho những
ngành mà Việt Nam đang cần. Tính đến tháng 5/2012, Đề án 322/356 đã cử được
5.629 người đi học các trình độ khác nhau, trong đó có 2.886 tiến sĩ, 1.505 thạc sĩ,
258 thực tập sinh và 980 đại học. Trong số những người được cử đi học đa số là
giảng viên các trường đại học, cao đẳng (chiếm 90% tổng số người được gửi đi đào
tạo trình độ tiến sĩ). Đến nay có 3.832 lưu học sinh hoàn thành chương trình học
tập và về nước làm việc; 1.797 lưu học sinh đang tiếp tục học tập ở nước ngoài.
Đến cuối năm 2014, Đề án 322/356 đã đào tạo thành công trên 5.000 cán bộ trình
độ cao, trong đó có gần 3.000 tiến sĩ, trên 1.500 thạc sĩ và gần 1.000 cử nhân đại
học. Trên 200 trường đại học, cao đẳng được nhận lại cán bộ hoặc tiếp nhận mới

một lượng đáng kể giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Các cơ sở giáo dục lớn
như Đại học Quốc gia, Đại học vùng có 200-300 giảng viên, nhiều trường đại học
có từ 30-100 giảng viên được đào tạo ở nước ngoài thông qua Đề án 322/356, riêng
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có 50% giảng viên tiến sĩ được đào tạo
bằng kinh phí của Đề án 322/356.
Góp phần cùng Đề án 322/356, Đề án Xử lý nợ với iên bang Nga theo
Hiệp định Xử lý nợ của Việt Nam với iên bang Nga được Chính phủ cho phép
thực hiện theo Quyết định số 536/CP-QHQT ngày 15/6/2001 và công văn số
3663/VPCP-KG ngày 15/7/2004 của Văn phòng Chính phủ, cho phép cử 1.230
người đi học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (chủ yếu đại học và thạc sỹ), giao cho Bộ Giáo
dục và Đào tạo thực hiện. Trong đó, phía Việt Nam được sử dụng 33 triệu USD và
phía Nga điều hành khoản tiền 17 triệu USD. Đề án đã cử được 1.021 người đi
học. Hiện còn 576 lưu học sinh đang học ở nước ngoài, đã có 445 lưu học sinh kết
thúc khóa học về nước. Đến nay, Đề án này đã dừng tuyển sinh và chỉ còn tiếp tục
cấp phát kinh phí cho số lưu học sinh còn đang học ở nước ngoài.
Nhằm tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tại các trường đại học và cao
đẳng, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 phê
duyệt Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng
giai đoạn 2010-2020 (gọi tắt là Đề án 911), với số lượng 10.000 người đào tạo ở
nước ngoài, 10.000 đào tạo trong nước và 3.000 người đào tạo theo phương thức
phối hợp trong và ngoài nước. Tính đến thời điểm hiện nay, Đề án 911 đã cử hơn
600 ứng viên được chuyển từ Đề án 322/356 theo công văn số 2282/VPCP-KGVX
ngày 06/4/2012 của Văn phòng Chính phủ, đi đào tạo ở trình độ tiến sĩ ở nước
ngoài.
10


Hiện tại Bộ Giáo dục và Đào tạo đang quản lý 5.519 lưu học sinh Việt Nam
theo diện học bổng ngân sách nhà nước và diện hiệp định tại 47 nước, hơn 120.000
lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài (con số này tăng khoảng 10% mỗi năm).

Trong năm học 2015-2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cử đi học 1374 lưu
học sinh (trong đó 46% tiến sĩ, 17% thạc sĩ, 34% đại học và 3% thực tập sinh) và
tiếp nhận về nước 1322 lưu học sinh (trong đó 45% tiến sĩ, 20% thạc sĩ, 31% đại
học và 4% thực tập sinh). Trong đó, hầu hết số tiến sĩ là giảng viên các trường đại
học, cao đẳng, đóng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng
viên của Việt Nam.
Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 165-TB/TW ngày
27/6/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ban tổ chức Trung ương Đảng đã
trực tiếp quản lý Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài
bằng nhân sách nhà nước, dành riêng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức và
cán bộ diện quy hoạch trước mắt cũng như lâu dài từ cấp phó vụ trưởng và tương
đương trở lên ở Trung ương, cấp phó ngành trở lên ở địa phương và cán bộ lãnh
đạo của các doanh nghiệp lớn (gọi tắt là Đề án 165). Đề án tập trung đào tạo, bồi
dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý: hành chính, kinh tế, môi trường, đô thị, xã hội,
nhân sự, luật pháp quốc tế, tư pháp, dịch vụ công, tin học và ngoại ngữ, theo các
hình thức: đào tạo dài hạn tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài từ 1- 4 năm (thực tập
sinh, thạc sĩ, tiến sĩ); bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ ở nước
ngoài từ 3 tháng đến12 tháng; bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài từ 2 tuần đến 2
tháng (các lớp học theo chuyên đề): đào tạo tại các cơ sở trong nước theo hình thức
phối hợp với các cơ sở đào tạo nước ngoài.
Để đáp ứng nhu cầu của Chương trình phát triển điện hạt nhân và phát triển,
ứng dụng, an toàn năng lượng nguyên tử trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1558/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 phê
duyệt Đề án đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (gội tắt
là Đề án 1558), được thuwcj hiện trong giai đoạn 2010 – 2020, tập trung đào tạo
nhân lực phục vụ các nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam, được điều phối thống
nhất bởi Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng
lượng nguyên tử. Hiện tại, Đề án đã tuyển được 99 sinh viên gửi đi đào tạo tại iên
bang Nga theo diện học bổng Hiệp định với iên bang Nga.
Để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng

quản lý, nghiên cứu, tiếp thu, làm chủ, phát triển công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại
của đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, hình thành lực lượng chuyên gia
khoa học và công nghệ trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày
25/12/2015 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở
trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (gọi tắt là Đề án 2359).
11


Đề án này do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện, tập trung vào các
lĩnh vực công nghệ ưu tiên, công nghệ mới, công nghệ cao cho: 150 chuyên gia
(giai đoạn 2016 - 2020) và 200 chuyên gia (giai đoạn 2021 - 2030); 50 nhóm
nghiên cứu (giai đoạn 2016 - 2020) và 80 nhóm nghiên cứu (giai đoạn 2021 2030); 100 người sau tiến sỹ (giai đoạn 2016 - 2020) và 200 người sau tiến sỹ (giai
đoạn 2021 - 2030); 200 cán bộ quản lý khoa học và công nghệ (giai đoạn 2016 2020) và 300 cán bộ quản lý khoa học và công nghệ ( giai đoạn 2021 - 2030).
Sau khi Đề án 322/356 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, một số Bộ,
ngành và địa phương cũng đã xây dựng đề án đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng
nguồn ngân sách của mình, bao gồm: Đề án ứng dụng Công nghệ sinh học trong
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và Đề án phát triển và ứng dụng công
nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (theo Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/11/2006 và Quyết
định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án đào tạo
chuyên gia pháp luật, luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn
2008-2010 của Bộ Tư Pháp; Đề án đào tạo hóa dược của Bộ Công Thương (theo
Quyết định số 61/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án
Mêkong, đào tạo 1.000 thạc sĩ, tiến sĩ cho vùng Đồng bằng sông Cửu ong; Đề án
đào tạo 500 thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài cho cán bộ, công chức trẻ của thành phố
Hồ Chí Minh; Đề án hỗ trợ đào tạo bậc đại học tại các cơ sở giáo dục trong nước
và ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước dành cho học sinh các trường trung học
phổ thông và Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ngoài
của thành phố Đà Nẵng; Đề án đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài đạt chuẩn

chất lượng quốc tế, nhằm xây dựng đội ngũ và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý,
chuyên gia đầu ngành của thành phố Hải Phòng.
Cùng với đà phát triển kinh tế, thu nhập của một bộ phận người dân tăng
cao, nên nhiều gia đình có điều kiện cho con em mình du học nước ngoài với nhiều
mục đích khác nhau. Trước hết, họ muốn nhận được nền giáo dục đại học tiên tiến,
thực tiễn, linh hoạt mà lại có thể giúp họ có nhiều cơ hội cạnh tranh trong việc làm
với thu nhập cao. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2011 có trên
100.000 lưu học sinh Việt Nam học tập ở nước ngoài, trong đó có trên 90% du học
tự túc.
Theo báo cáo của Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ Giáo dục và Đào tạo),
việc đào tạo ở nước ngoài trong những năm vừa qua còn một số tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân như sau:
- Thông tin về các chương trình học bổng chưa đến được với cơ quan và ứng
viên vùng sâu, vùng xa. Công tác quản lý lưu học sinh còn nặng về sự vụ và thủ
tục hành chính. Công tác chuyển sinh hoạt phí cho lưu học sinh và yêu cầu lưu học
sinh thực hiện nghĩa vụ còn gặp nhiều khó khăn.
12


- Thực tế cho thấy nhu cầu đi học nước ngoài theo các chương trình học
bổng của Chính phủ là rất lớn. Tuy nhiên, nhiều ứng viên không đáp ứng được yêu
cầu ngoại ngữ (tiếng Anh). Do vậy, cần có kế hoạch để đào tạo nâng cao trình độ
tiếng Anh của các giảng viên đại học và cán bộ làm việc trong cơ quan nhà nước.
- Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc cử cán bộ đi học nước
ngoài và công tác tư vấn du học còn có những hạn chế, chưa phù hợp với yêu cầu
thực tiễn.
- Việc quản lý các cơ sở liên kết đào tạo với nước ngoài còn bị buông lỏng,
dẫn đến trình trạng văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học
không được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận, gây bức xúc trong dư luận.
- Cơ cấu ngành nghề liên kết đào tạo bị mất cân đối, tập trung nhiều vào các

nhóm ngành quản lý và kinh tế (70%). Nhóm ngành khoa học và công nghệ còn ít.
Số lượng chương trình liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ do người học đóng góp kinh
phí còn rất hạn chế (mới có 12 chương trình).
- Đặc biệt là, công tác quản lý số lưu học sinh du học tự túc và sử dụng hiệu
quả đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ được đào tạo ở nước ngoài qua nhiều
năm vẫn chưa tìm ra được giải pháp hữu hiệu.
Trong phiên họp này, chúng ta sẽ được nghe báo cáo của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về thực trạng, cơ chế, chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ
nói chung, đặc biệt là cơ chế, chính sách phát triển nhân lực NC&PT hiện nay để
cùng thảo luận, tìm giải pháp hiệu quả, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất
cập trong công tác đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, để khoa học và
công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo thực sự là “quốc sách hàng đầu” trong phát
triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
3. Chính sách sử dụng và phát triển nhân lực khoa học và công nghệ
Việc sử dụng và phát triển nhân lực khoa học và công nghệ hiện nay đang
đứng trước những khó khăn, thách thức do áp lực toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế. Nguy cơ “chảy máu chất xám” (brain drain) ngày một gia tăng. Theo Báo cáo
tổng quan của OECD và Ngân hàng thế giới năm 2014 về Khoa học, Công nghệ và
Đổi mới sáng tạo ở Việt Nam, trong năm 2000 có tới 40% người Việt Nam có tay
nghề cao (sau trung học phổ thông) di cư, và trong năm 2003 có 80,8% CBNC
Việt Nam di cư sang Hoa Kỳ. Nguyên nhân thiếu hụt nhân lực NC&PT, hiệu quả
hoạt động khoa học và công nghệ thấp, không kích thích và phát huy được tài năng
sáng tạo của đội ngũ CBNC, không thu hút, “giữ chân” được nhân tài, đặc biệt là
lực lượng cán bộ NC&PT trẻ, là do:
- Việc quy định chức danh của nhân lực khoa học và công nghệ còn thiếu cụ
thể, chưa tập trung cho đối tượng nhân lực NC&PT và CBNC là lực lượng chủ
chốt, động lực phát triển khoa học và công nghệ của đất nước.
13



Thực hiện Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ,
hiện nay Bộ Khoa học và Công nghệ mới đang xây dựng để ban hành các tiêu
chuẩn chức danh nghiên cứu khoa học (gồm: Trợ lý nghiên cứu, Nghiên cứu viên,
Nghiên cứu viên chính, Nghiên cứu viên cáo cấp) và chức danh công nghệ (gồm:
Kỹ thuật viên, Kỹ sư, Kỹ sư chính, Kỹ sư cao cấp) cùng 4 hạng chức danh nghề
nghiệp. Theo đó, các Bộ cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cũng sẽ quy
định tiêu chuẩn chức danh công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thuộc thẩm quyền
quản lý, tương đương với các chức danh công nghệ nói trên.
- Cơ chế, chính sách về tiền lương và điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ
NC&PT, đặc biệt là đội ngũ CBNC trong các tổ chức khoa học và công nghệ công
lập, các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đã không đủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản
của hoạt động khoa học và công nghệ. Có một thực tế là CBNC trong các tổ chức
sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập (các viện nghiên cứu, các trường đại
học) không được hưởng phụ cấp ưu đãi (25%) như các giảng viên, nên nhiều
CBNC muốn chuyển sang làm CBGD hoặc cán bộ quản lý. Các bất hợp lý trong
chính sách tiền lương đã được đề xuất, kiến nghị tử lâu, song vẫn chưa được giải
quyết.
Căn cứ tiêu chuẩn chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ và
các hạng chức danh nghề nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang xây dựng
để ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách sử dụng,
trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được quy định tại Nghị định
số 40/2014/NĐ-CP nói trên.
- Cơ cấu đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ còn mất cân đối. Chương
trình đào tạo cao đẳng, đại học chưa theo kịp yêu cầu và tốc độ phát triển kinh tế xã hội, dẫn đến tình trạng nhân lực vừa thừa vừa thiếu. Số người có trình độ cao
đẳng nghề mới chỉ đạt 5,12% trên tổng số nhân lực khoa học và công nghệ của cả
nước nên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Số người có trình độ cao
đẳng chuyên nghiệp, đại học trở lên mặc dù chiếm hơn 90%, song đều phải tiếp tục
đào tạo hoặc đào tạo lại mới đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn, khiến cho tỷ lệ
thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có xu hướng tăng (theo Bản
tin Cập nhật thị trường lao động Việt Nam cuối năm 2015 là khoảng trên 7%).

- Tỷ lệ lưu học sinh du học tự túc ngày càng gia tăng (90%), với mong muốn
tìm được cơ hội việc làm ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp; các doanh nghiệp trong
nước cũng đang mất dần lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ trẻ tài năng và
lực lượng lao động có tay nghề cao cho các doanh nghiệp FDI, các công ty đa quốc
gia. Mặc dù lực lượng này chỉ chuyển dịch trong phạm vi quốc gia, nhưng cũng
ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn nhân lực khoa học và công nghệ nội sinh.
- Quản trị nhân sự khoa học và công nghệ nói chung và quản trị nhân sự
trong các tổ chức khoa học và công nghệ nói riêng còn yếu kém. Các biểu hiện
quan liêu, cục bộ, địa phương, vây cánh, đố kị, mất dân chủ, không khách quan,
14


thiếu bình đằng, thiếu quy hoạch, kế hoạch sử dụng nhân lực, bố trí nhân sự không
đúng người, đúng việc, tư duy bằng cấp, đánh giá, sử dụng cán bộ thiếu tiêu chí,
không căn cứ vào thực lực, thực tài và khả năng sáng tạo của cá nhân… chưa được
khắc phục triệt để. Quản lý nhân sự cũng là một trong các ngành đào tạo, bồi
dưỡng cần thiết của Đề án 165. Tuy nhiên, nội dung này rất cấn được đưa vào
chương trình đào tạo đại học để sớm trang bị kiến thức quản trị nhân sự cho sinh
viên khởi nghiệp.
- Chưa có sự phối hợp thống nhất, đồng bộ về quy hoạch, kế hoạch đào tạo,
sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ giữa các Bộ, ngành có liên quan, đặc biệt
là sự phối hợp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội
vụ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chương trình, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng và sử dụng nhân lực NC&PT để bảo đảm đúng mục tiêu, đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội.
- Chưa xây dựng được Hệ thống thông tin và dự báo nhân lực khoa học và
công nghệ quốc gia và Hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển nhân lực khoa học và
công nghệ để làm căn cứ giám sát việc thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực
ngành Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011 - 2020, bảo đảm cân đối giữa cung
và cầu, giữa đào tạo và sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ.

Tóm lại, các chính sách nhân lực khoa học và công nghệ có liên quan đến
tiền lương, điều kiện hoạt động NC&PT, quản trị nhân sự NC&PT đang là các trở
lực lớn, phải coi là khâu đột phá cần được tập trung giải quyết sớm để có thể duy
trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực khoa học và công nghệ nói chung, nhân
lực NC&PT nói riêng và đặc biệt là đội ngũ CBNC. Đây là lực lượng nòng cốt,
trực tiếp tham gia vào hoạt động đổi mới sáng tạo, là động lực phát triển khoa học
và công nghệ và kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, cần tập trung rà soát,
sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách để giải quyết các khó khăn, thách thức nói
trên. Đồng thời, cần triển khai quyết liệt các giải pháp đã được Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ giao tại các văn bản quy phạm pháp luật, sớm đưa chính sách,
pháp luật về đào tạo, sử dụng và phát triển nhân lực khoa học và công nghệ vào
cuộc sống./.
TỔNG THƯ KÝ

TS. Nguyễn Đình Minh

15



×