Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.94 KB, 11 trang )

Phương Pháp Hướng Dẫn Học Sinh Thực Hiện: “Cộng Hai Số Nguyên Khác Dấu”
===========================================================

PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN:
“CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU”
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Toán học là một trong hai môn học chính trong chương trình đào tạo của các
cấp học nói chung và của bậc THCS nói riêng. Học tốt bộ môn toán giúp ích cho
học sinh ở rất nhiều mặt trong học tập cũng như trong cuộc sống thường ngày, ở
đây có hai mặt mà chúng ta ai cũng có thể thấy được: thứ nhất tạo cho cac em
một nền móng, cơ sở vững chắc để các em học tốt các môn tự nhiên như: vật lý,
hóa học, sinh học vì ở các môn này chắc chắn cần phải đòi hỏi các thao tác và ky
năng toán học cơ bản để giải quyết một số vấn đề về mặt tính toán của bộ môn.
Thứ hai, học tốt bộ môn toán đồng nghĩa với việc làm cho các em nhìn nhận,
phán đoán các sự việc, hiện tượng trong cuộc sống thực tiễn qua một lăng kính
toán học: đó là tính chính xác, khách quan, biện chứng và lô gic.
- Trong chương trình toán bậc THCS thì toán 6 đóng vai trò quan trọng vì nó là
cơ sở, nền tảng kiến thức, ky năng cho các năm học sau. Nếu các em học sinh
chưa đạt các yêu cầu của chương trình toán 6 thì khi các em lên ngồi học các
lớp trên sẽ gặp rất nhiều khó khăn ở bộ môn toán và không tránh khỏi tình trạng
ngồi nhầm lớp.
- Chương trình toán 6 hiện nay được xây dựng chủ yếu trên cơ sở kế thừa các
kiến thức, ky năng của bậc tiểu học, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số nội
dung mà học sinh mới được làm quen, một trong các nội dung đó là chương “Số
Nguyên”, trọng tâm của chương học này là học sinh phải biết thực hiện các phép
tính về số nguyên: đó là các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia các số nguyên. Theo
kinh nghiệm đứng lớp của tôi thì đối với các phép tính nhân, chia các số nguyên
thì đa số học sinh có thể tiếp thu và và vận dụng được, tuy nhiên với các phép
toán cộng, trừ các số nguyên thì đa số học sinh (chủ yếu là học sinh trung bình
và yếu) chưa hiểu và vận dụng được.


- Phép tính trừ hai số nguyên được xây dựng trên cơ sở phép tính cộng hai số
nguyên, nên nếu học sinh thực hiện tốt phép tính cộng hai số nguyên thì mới có
thể làm tốt phép tính trừ hai số nguyên.
- Trong phép tính cộng hai số nguyên thì được chia thành hai trường hợp: cộng
hai số nguyên cùng dấu và cộng hai số nguyên khác dấu. Đối với phép tính cộng
hai số nguyên cùng dấu thì đa số học sinh hiểu và vận dụng được vì quy tắc đơn
giản và dễ hiểu, nhưng đối với phép cộng hai số nguyên khác dấu thì đa số học
sinh (chủ yếu là học sinh trung bình và yếu) chưa hiểu rành mạch quy tắc vì thế
trong quá trình vận dụng thường dẫn đến nhầm lẫn và sai xót, chính vì thế mà
theo tôi cần có một phương pháp cụ thể, một cách thức hướng dẫn học sinh ro
ràng và dễ hiểu để giúp các em làm tốt phép tính cộng hai số nguyên khác dấu.
Đó cũng chính là lý do vì sao tôi chọn đề tài này.
=================================================
GV : Nguyễn Thanh Tâm – THCS Bình Thắng

1


Phương Pháp Hướng Dẫn Học Sinh Thực Hiện: “Cộng Hai Số Nguyên Khác Dấu”
===========================================================

* Với kinh nghiệm ít ỏi trong công tác (sáu năm đứng lớp), tôi mạnh dạn nghiên
cứu đề tài này, nên trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những thiếu sót
cần phải bổ sung, vậy kính mong các cấp quản lý giáo dục, quý thầy, cô bỏ chút
ít thời gian tham khảo và đóng góp ý kiến, tôi xin chân thành cảm ơn.
2. Thực trạng của trường
a) Về đội ngũ giáo viên:
- Đa số giáo viên của trường còn trẻ, thâm niên công tác chưa nhiều, chưa có
nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
- Một số giáo viên chưa đầu tư sâu cho giáo án, phương pháp truyền thụ kiến

thức cho học sinh chưa linh hoạt, chưa thu hút được học sinh.
b) Về phía học sinh:
- Một số học sinh bị mất kiến thức căn bản từ bậc tiểu học, dẫn đến rất nhiều khó
khăn cho việc giáo viên truyền đạt và học sinh tiếp thu kiến thức mới.
- Các em còn chưa quen với phương pháp học tập mới ở bậc THCS do đó các
em cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu bài mới.
- Một số học sinh có ý thức học chưa cao, ở lớp các em chưa tập trung nghe
giảng, về nhà các em học bài không ky, không làm bài tập hoặc làm bài tập chi
mang tính chất đối phó với giáo viên, có em còn sử dụng sách giải để “chép” các
bài tập mà giáo viên giao về nhà.
3. Thời gian chuẩn bị và các bước tiến hành.
a) Thời gian
- Khảo sát tình hình chung của học sinh bốn khối học trong 5 năm học: từ năm
học 2005 – 2006 đến hết năm học 2009 – 2010 .
- Lên kế hoạch thực hiện và hoàn thành đề tài trong năm học 2010 – 2011.
b) Các bước tiến hành:
- Căn cứ vào kết quả khảo sát học sinh qua các năm học phát hiện ra những khó
khăn của học sinh, những sai lầm mà học sinh hay mắc phải trong quá trình tiếp
thu và vận dụng bài học: “cộng hai số nguyên khác dấu”.
- Soạn giáo án chi tiết và chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học trước một tháng
(theo PPCT của phòng GD)
- Thực hiện đề tài trong một tiết học
- Kiểm tra kết quả qua hai hình thức: phỏng vấn và kiểm tra viết.
B. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
* Đề tài được tiến hành chủ yếu qua một tiết học:
Bài 5 “ cộng hai số nguyên khác dấu” (Tiết PPCT : 45)
* Lưu ý:
- Vì quy tắc “ cộng hai số nguyên khác dấu” có nhắc đến giá trị tuyệt đối
(GTTĐ) của một số nguyên nên để vận dụng được quy tắc “ cộng hai số nguyên
khác dấu” thì học sinh phải biết tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên một

cách thành thạo.
- Đề tài chủ yếu được tiến hành qua một tiết học, tuy nhiên để học sinh khắc sâu
quy tắc và vận dụng nhuần nhuyễn ky năng “ cộng hai số nguyên khác dấu” thì
ở các tiết học sau, ở một số hoàn cảnh thuận lợi giáo viên nên tranh thủ thời gian
=================================================
GV : Nguyễn Thanh Tâm – THCS Bình Thắng

2


Phương Pháp Hướng Dẫn Học Sinh Thực Hiện: “Cộng Hai Số Nguyên Khác Dấu”
===========================================================

nhắc lại hoặc cho học sinh nhắc lại quy tắc và phải thường xuyên thực hiện các
phép tính này.
I. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1) Thiết bị dạy học: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ: dùng hai bảng phụ
- Bảng phụ thứ nhất: viết quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
- Bảng phụ thứ hai: là bảng dùng minh họa chi tiết cách cộng hai số nguyên khác
dấu, cụ thể như sau:
Phép tính

GTTĐ
của hai sô

Hiệu của hai GTTĐ
(sô lớn trừ sô bé)

Dấu của sô mang Kết qua
GTTĐ lớn hơn


25 + (-14)
(-36) + 23
24 + (-40)

2) Đồ dùng dạy học: Giáo viên chuẩn bị trục số nguyên có con chạy có thể di
chuyển qua lại để minh họa bằng trục số cách cộng hai số nguyên khác dấu.
x
-5

-4

-3

-2

-1

0

1

2

3

4

5


II. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
* Xin được lưu ý rằng ở đây đề tài tập trung đi sâu về mặt phương pháp và
hướng dẫn học sinh ở từng mục cụ thể chứ không nhằm mục đích xây dựng một
giáo án tốt, vì thế xin đọc giả chú ý và thông cảm.
1) Phần kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên cho học sinh phát biểu định nghĩa giá trị tuyệt đối (GTTĐ) của một
số nguyên, và tính GTTĐ của một số số nguyên ( chú ý trong đó phải có các số
nguyên dương, nguyên âm và số 0)
- Phần này rất quan trọng vì liên quan trực tiếp đến kiến thức trọng tâm của bài
học nên nếu học sinh chưa nắm ky thì giáo viên phải tranh thủ làm ro.
2) Mục 1: “Ví dụ”
- GV làm mẫu và thuyết trình cho HS phép tính (+3) + (-5) bằng trục số (có con
chạy) mà GV đã chuẩn bị. Thao tác cụ thể như sau:
+ Nếu số hạng thứ nhất là số nguyên dương thì ta di chuyển con chạy về phía tay
phải số đơn vị bằng GTTĐ của số nguyên dương đó, sau đó cộng cho số nguyên
âm thì ta di chuyển theo chiều ngược lại số đơn vị bằng GTTĐ của số nguyên
âm đó. Khi đó con chạy dừng lại ở số nào thì số đó chính là kết quả của phép
cộng hai số nguyên đó.
+ Nếu số hạng thứ nhất là số nguyên âm thì ta di chuyển con chạy về phía tay
trái số đơn vị bằng GTTĐ của số nguyên âm đó, sau đó cộng cho số nguyên
dương thì ta di chuyển theo chiều ngược lại số đơn vị bằng GTTĐ của số nguyên
dương đó. Khi đó con chạy dừng lại ở số nào thì số đó chính là kết quả của phép
cộng hai số nguyên đó.
x
-5

-4

-3


-2

-1

0

1

2

3

4

5

=================================================
GV : Nguyễn Thanh Tâm – THCS Bình Thắng

3


Phương Pháp Hướng Dẫn Học Sinh Thực Hiện: “Cộng Hai Số Nguyên Khác Dấu”
===========================================================

- GV yêu cầu HS lên bảng thao tác, thực hiện các phép tính (trên trục số) : (-2) +
4 ; (+5) + (-3)
- Phần làm việc với trục số này rất quan trọng vì nó ngầm hình thành cho học
sinh hai ý sau:
+ Trong phép cộng hai số nguyên khác dấu, nếu phần âm nhiều hơn (ở đây tôi

tạm dùng từ “phần” mong đọc giả thông cảm) thì kết quả cho ta số nguyên âm
và ngược lại.
+ Trong quá trình thao tác trên trục số ta di chuyển con chạy về cả hai hướng,
điều này làm cho HS chấp nhận một cách tự nhiên hơn quy tắc
“ cộng hai số
nguyên khác dấu” vì trong quy tắc này có câu: “tìm hiệu của hai GTTĐ”.
- GV cho HS làm ?1, ?2 để hình thành quy tắc “ cộng hai số nguyên khác
dấu”.
3) Mục 2: Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
 Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
 Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu
hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước
kết quả dấu của số mang giá trị tuyệt đối lớn hơn.
- Ở quy tắc này có hai trường hợp: “cộng hai số nguyên đối nhau” và “cộng hai
số nguyên khác dấu không đối nhau”. Trường hợp “cộng hai số nguyên đối
nhau” HS dễ tiếp thu và vận dụng nên tôi xin tập trung chủ yếu vào trường hợp
“cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau”.
- Phần này đối với HS sẽ xuất hiện hai khó khăn sau đây: thứ nhất, HS chi thuột
lòng mà không hiểu cặn kẽ quy tắc, thứ hai là từ chỗ HS không nắm vững quy
tắc dẫn đến không vận dụng được quy tắc, gặp nhiều khó khăn và sai xót trong
tính toán.
- Chính vì thế mà GV phải làm được hai việc sau đây.
a) Việc thứ nhất: Giúp HS hiểu rõ quy tắc: bằng cách phân tích quy tắc
qua hệ thông câu hỏi:
+ Khi cộng hai số nguyên khác dấu thì có các trường hợp nào xảy ra? (HS: đối
nhau và không đối nhau)
+ Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng bao nhiêu? ( HS: bằng 0).
+ Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta thực hiện các bước nào?
(HS trả lời hai bước)
+ Sau khi cho HS trả lời các câu hỏi xong, GV phải chốt lại cho HS như sau:

“trước khi cộng hai số nguyên khác dấu ta xem hai số nguyên đó có đối nhau
không, nếu hai số nguyên đối nhau chúng sẽ có tổng bằng 0, nếu chúng không
đối nhau thì ta thực hiện qua hai bươc: bước 1, tìm hiệu hai GTTĐ của chúng
(số lớn trừ số nhỏ); bước 2, đặt trước kết quả dấu của số có GTTĐ lớn hơn.
b) Việc thứ hai: GV lấy ví dụ và hướng dẫn cụ thể cho học sinh cách vận
dụng quy tắc.
- Sở dĩ phần này HS khó vận dụng là vì trong quy tắc có phối hợp cùng lúc nhiều
thao tác: tìm GTTĐ, tìm hiệu hai GTTĐ (số lớn trừ số nhỏ), đặt trước kết quả
dấu của số có GTTĐ lớn hơn.
=================================================
GV : Nguyễn Thanh Tâm – THCS Bình Thắng

4


Phương Pháp Hướng Dẫn Học Sinh Thực Hiện: “Cộng Hai Số Nguyên Khác Dấu”
===========================================================

- Vì thế để hướng dẫn HS có hiệu quả thì GV nên chia nhỏ phép tính ra thành
nhiều công việc nhỏ bằng cách dùng bảng phụ kết hợp hệ thống các câu hỏi và
khắc phục các sai xót cho HS. Vậy ta phải làm ro hai ý sau đây: định hướng cho
HS tìm kết quả và hướng dẫn cho HS cách trình bày.
b.1) Định hướng cho HS tìm kết quả:
Phép tính
25 + (-14)
(-36) + 23
24 + (-40)

GTTĐ
của hai sô

25;14
36;23
24;40

Hiệu của hai GTTĐ
(sô lớn trừ sô bé)
25 – 14 = 11
36 – 23 = 13
40 – 24 = 16

Dấu của sô mang Kết qua
GTTĐ lớn hơn
+
+11
-13
+
+16

+ GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính: 25 + (-14) như sau (GV đặc câu hỏi,
HS trả lời sau đó GV điền vào bảng phụ ở các cột tương ứng)
 GTTĐ của 25 là bao nhiêu? GTTĐ của (-14) là bao nhiêu?
 Tìm Hiệu của hai GTTĐ như thế nào? kết quả bằng bao nhiêu?
 Dấu của số mang GTTĐ lớn hơn là dấu gì?
 Kết quả là bao nhiêu?
+ Trong quá trình điền vào bảng phụ GV phải nói ro cách điền để HS có thể làm
theo.
+ GV cho HS lên bảng và thực hiện hai phép tính còn lại.
b.2) Hướng dẫn cho HS cách trình bày.
- Sau khi cho HS hiểu ro cách cộng hai số nguyên thì GV phải hướng dẫn HS
trình bày. Việc làm này rất quan trọng vì nếu trình bày quá ngắn gọn hay quá dài

dòng thì đều gây khó khăn cho HS. GV nên trình bày theo một cách thống nhất
tránh cho HS bối rối trong lúc trình bày phép tính.
+ GV nên tránh các cách trình bày sau:
 Trình bày quá ngắn gọn: ví dụ: (-25) + 15 = -10
 Trình bày quá phức tạp: ví dụ: (-25) + 15 = -   25  15   10
+ GV nên hướng dẫn HS cách trình bày như sau: ví dụ
(-25) + 15 = - (25 – 15) = -15
36 + (-24) = + (36 – 24) = 12
+ Trong quá trình hướng dẫn HS trình bày, GV cần cho HS thấy ro có hai phần
cần phải ghi đó là: phần trong ngoặc và dấu đặt trước ngoặc, GV phải nói ro
cho HS:
 Phần trong ngoặc chính là hiệu của hai GTTĐ (số lớn trừ số bé)
 Dấu trước ngoặc là dấu của sô có GTTĐ lớn hơn.
+ Chú ý: ở ví dụ 36 + (-24) = + (36 – 24) = 12 , tuy trước ngoặc có dấu cộng thì
ta có thể viết 36 + (-24) = 36 – 24 = 12 , tuy nhiên GV nên tránh cách trình bày
này vì nó chưa thể hiện ro quy tắc và sẽ gây khó khăn cho đối tượng HS trung
bình và yếu.
+ Khi hướng dẫn HS cách thực hiện xong, GV cần cho HS vận dụng làm ngay ?
3 để cũng cố.

=================================================
GV : Nguyễn Thanh Tâm – THCS Bình Thắng

5


Phương Pháp Hướng Dẫn Học Sinh Thực Hiện: “Cộng Hai Số Nguyên Khác Dấu”
===========================================================

* Trong quá trình thực hiện phép tính “ cộng hai số nguyên khác dấu” HS

thường gặp các sai xót sau đây:
- HS vận dụng nhầm lẫn giữa hai quy tắc: “ cộng hai số nguyên khác dấu” và “
cộng hai số nguyên cùng dấu” dẫn đến kết quả sai.
Ví dụ : tính (-25) + 15 HS có thể cho kết quả là -35 hoặc 35
36 + (-24) HS có thể cho kết quả là -60 hoặc 60
- HS bị sai dấu của kết quả cuối cùng.
Ví dụ : tính (-25) + 15 HS có thể cho kết quả là 10
36 + (-24) HS có thể cho kết quả là -12
* Do đó để giam thiểu tôi đa các sai xót đó cho HS ta có thể dùng các biện
pháp sau đây:
- Trước tiên phải cho HS xác định phép tính đang tính là “ cộng hai số nguyên
khác dấu” hay “ cộng hai số nguyên cùng dấu” . để ngay từ ban đầu HS vận
dụng đúng quy tắc.
- Để khắc phục tình trạng HS bị sai dấu của kết quả cuối cùng thì ngoài việc GV
nhấn mạnh cho hs đặc trước kết qua dấu của sô mang GTTĐ lớn hơn GV có
thể liên hệ thực tế cho HS dễ hình dung, ví dụ:
+ Tính: (-25) + 15 , ta xem số âm là số tiền nợ, còn số dương là số tiền có, vậy
-25 là ta nợ 25 đồng, còn +15 là ta có 15 đồng, vậy sau khi trả xong ta vẫn còn
nợ lại 10 đồng nên kết quả là -10
+ Tính: 36 + (-24) , tương tự +36 là ta có 36 đồng, còn -24 là ta nợ 24 đồng, vậy
sau khi trả xong ta còn 12 đồng nên kết quả là +12.
- Ngoài ra sau khi cho HS vận dụng làm ?3, GV có thể cho HS làm một số bài
tập trắc nghiệm đúng sai hoặc có lựa chọn để rèn cho HS khả năng phán đoán,
tính nhanh kết quả và ít bị sai xót sau này. Chẳng hạn:
+ Bài tập trắc nghiệm đúng, sai (HS đánh dấu X vào ô thích hợp)
Phép tính
(-35) + 67 = 32
110 + (-20) = -90
67 + (-167) = -100
(-64) + 35 = -99

(-25) + (-45) = -20
(+49) + 31 = 80

Đúng

Sai

+ Bài tập trắc nghiệm có lựa chọn: (HS chọn một trong các đáp án A, B, C, D để
ghi vào cột “trả lời”)

=================================================
GV : Nguyễn Thanh Tâm – THCS Bình Thắng

6


Phương Pháp Hướng Dẫn Học Sinh Thực Hiện: “Cộng Hai Số Nguyên Khác Dấu”
===========================================================

TT

Phép tính

Kết qua
Tra
lời
A
B
C
D

1
65 + (-65)
130
-130
0
65
1-…
2
(-123) + 23
-100
100
143
-143 2 - …
3
234 + (-200)
434
-434
-34
34
3-…
4
99 + (-199)
100
-298
-100
298
4-…
5
(-25) + (-75)
-100

100
50
-50
5-…
6
(-68) + 30
98
-98
-38
38
6-…
4) Dặn do: Kết thúc tiết học, GV cần dặn dò HS các ý cơ bản sau:
 Xem lại quy tắc: “ cộng hai số nguyên khác dấu” .
 Xem lại cách trình bày phép tính “ cộng hai số nguyên khác dấu” .
 Làm các bài tập ở SGK
C. KẾT QUA.
* Kết thúc tiết dạy, tôi dùng hai phương pháp để kiểm tra kết quả: kiểm tra viết
và phỏng vấn. Đối tượng kiểm tra là HS lớp 6A2 (chủ yếu là HS trung bình và
yếu), Kết quả cụ thể như sau:
1. Kết qua phỏng vấn:
a) Câu hỏi phỏng vấn:
Câu 1: Em thấy bài học khó hay dễ tiếp thu?
Câu 2: Em thấy việc cộng hai số nguyên khác dấu có khó khăn lắm không?
Câu 3: Trong tiết học em có vận dụng được quy tắc để tính tổng hai số
nguyên khác dấu hay không ?
b) Kết qua :
* Chọn ngẫu nhiên 3 em đại diện cho 3 đối tượng được phỏng vấn là: HS khá
(giỏi), HS trung bình và HS yếu (kém), mỗi em trả lời 3 câu hỏi trên. Kết quả cụ
thể như sau:
Đôi tượng

Câu 1
Câu 2
Câu 3
HS
Khá – giỏi
Em thấy dễ tiếp thu. Em thấy cũng dễ.
Em tính được.
Trung bình Em
thấy
bình Em
thấy
bình Em tính cũng được
thường, em cũng thường, cũng không nhưng có 1 bài còn sai .
hiểu bài.
khó lắm.
Yếu - kém
Em thấy không khó Em
thấy
bình Em thấy mấy bài có số
lắm .
thường, chi khó ở nhỏ nhỏ dễ tính hơn và
cái dấu cuối cùng.
đôi khi em còn sai cái
dấu cuối cùng.
2. Kết Qua Bài Kiểm Tra Viết:
a) Đề kiểm tra: Thực hiện các phép tính sau:
1>
(-15) + 35
2>
69 + (-95)

3>
125 + (-110)
4>
(-248) + 47
=================================================
GV : Nguyễn Thanh Tâm – THCS Bình Thắng

7


Phương Pháp Hướng Dẫn Học Sinh Thực Hiện: “Cộng Hai Số Nguyên Khác Dấu”
===========================================================

b) Kết qua. Thời gian làm bài là 5 phút, kết quả cụ thể như sau:
Điểm

0  3,0

3,5  4,5

Dưới TB

5,0  6,0

6,5  7,5

8,0  10

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

1

3,8

4

15,4

5


19,2

12

46,2

5

19,2

4

Từ TB trơ
lên

Sĩ sô
%

SL

%

26
15,4 21

78,8

D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
* Qua kết quả trên tôi nhận thấy đa số học sinh đã hiểu bài và vận dụng tương
đối tốt quy tắc “ cộng hai số nguyên khác dấu” . Từ đó tôi rút ra một số bài học

như sau:
- Khâu chuẩn bị cho bài dạy là hết sức quan trọng và cần thiết, GV chuẩn bị
trước bài dạy của mình càng sớm càng tốt, khâu chuẩn bị càng làm tốt đến đâu
thì giúp GV trong quá trình dạy càng tự tin và chủ động đến đó.
- Trong bài học “ cộng hai số nguyên khác dấu” chắn chắn không phải HS nào
cũng thấy dễ dàng tiếp thu và làm theo GV, nhất là đối với HS yếu, kém, bởi vì
quy tắc “ cộng hai số nguyên khác dấu” tương đối dài dòng và khó hiểu. Vì vậy
để giúp các đối tượng này hiểu bài thì GV không được chủ quan và nóng vội,
những điểm nào GV cảm nhận được đối với HS của mình là tương đối khó thì
GV phải đi chậm và nhắc đi, nhắc lại vài lần để HS yếu, kém có thể tiếp thu
được.
- Do đối tượng HS trên địa bàn là HS vùng sâu, xa trung tâm, chủ yếu là đối
tượng HS trung bình và yếu nên trong quá trình dạy học nói chung, GV không
nên đặc ra các yêu cầu tương đối cao cho HS, chẳng hạn khi dạy bài “ cộng hai
số nguyên khác dấu”, trong quá trình lấy ví dụ minh họa, hướng dẫn HS hay cho
HS làm bài tập vận dụng thì GV nên lấy các số tương đối nhỏ, gọn gàng, dễ tính
toán để ngay từ đầu HS có cảm nhận rằng việc “ cộng hai số nguyên khác dấu”
là không khó. Sau đó dần dần GV mới nâng lên các mức độ cao hơn và mở rộng
ra cho HS khá, giỏi.
E. ĐỀ XUẤT:
* Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi có một số ý kiến đề xuất cùng BGH nhà
trường và tổ chuyên môn như sau:
- Chương trình toán 6 tuy lượng kiến thức ít và nhẹ nhàng hơn các chương trình
toán 7, 8, 9 nhưng mang tính chất rất quan trọng vì là cơ sở, nền tảng toán học
cho cả bậc học THCS ( chẳng hạn, các phép tính về số nguyên thì từ lớp 7 trở
lên khi nào cũng cần dùng đến). Do đó BGH nên phân công GV có kinh nghiệm
( ít nhất là 3 năm đứng lớp) để giảng dạy.
- Tăng cường tổ chức các hội thảo chuyên đề vòng trường nhằm vào phương
pháp giảng dạy của GV sao cho HS chủ động và hứng thú học, tránh tình trạng
truyền đạt một chiều chi từ GV.

- Tổ chuyên môn tổ chức hội thảo chuyên đề: tìm ra các bài học mang tính chất
quan trọng, các bài khó dạy để tổ cùng xây dựng giáo án.
=================================================
GV : Nguyễn Thanh Tâm – THCS Bình Thắng

8


Phương Pháp Hướng Dẫn Học Sinh Thực Hiện: “Cộng Hai Số Nguyên Khác Dấu”
===========================================================

* Trên đây là một số ý kiến nhỏ của tôi mong góp một phần nhỏ vào việc dạy
học bộ môn toán . Trong quá trình thực hiện chắc chắn còn nhiều điểm yếu kém
hoặc thiếu sót cần bổ sung và sửa chữa. Vậy tôi rất mong các ý kiến đóng góp
của quý thầy ,cô để sáng kiến của tôi được hoàn chinh hơn. Tôi xin chân thành
cảm ơn.
Bình thắng, ngày 18 Tháng 2 năm 2011
Người Viết

Nguyễn Thanh Tâm

=================================================
GV : Nguyễn Thanh Tâm – THCS Bình Thắng

9


Phương Pháp Hướng Dẫn Học Sinh Thực Hiện: “Cộng Hai Số Nguyên Khác Dấu”
===========================================================


Xét duyệt của tổ chuyên môn
…............................................................................................................................
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Bình thắng, ngày….. Tháng…. năm 2011
Tổ Trương

Xét duyệt của hội đồng sư phạm nhà trường
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Bình thắng, ngày….. tháng…. năm 2011
Hiệu Trương


=================================================
GV : Nguyễn Thanh Tâm – THCS Bình Thắng

10


Phương Pháp Hướng Dẫn Học Sinh Thực Hiện: “Cộng Hai Số Nguyên Khác Dấu”
===========================================================

Xét duyệt của phòng giáo dục
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Bình thắng, ngày….. tháng…. năm 2011
Trương Phong

Xét duyệt của sở giáo dục
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………….……………
Bình thắng, ngày ..… tháng .… năm 2011
Giám Đôc Sơ

=================================================
GV : Nguyễn Thanh Tâm – THCS Bình Thắng

11



×