Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Báo cáo thực tập Công ty VEAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.84 MB, 57 trang )

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ NƠI THỰC TẬP
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
Điểm số…………../10.
Chữ ký

1


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

NHẬN XÉT CỦA THẦY HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................


.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
Điểm số…………../10.
Chữ ký

2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Contents
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY.......................................................................................... 6

Phần 1:
1.1

Lịch sử : .............................................................................................................................................. 6

1.1.1

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – VEAM...................................... 6

1.1.2
VEAM


Chi nhánh Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – Nhà máy đúc
7

1.2

Sản phẩm của công ty ....................................................................................................................... 7

1.3

Chính sách và mục tiêu chất lượng của công ty ............................................................................. 8

1.3.1

Chính sách chất lượng .............................................................................................................. 8

Phần 2: CÁC BỘ PHẬN SẢN XUẤT............................................................................................................10
2.1.

2.1.1.

Nguyên liệu dùng cho dây chuyền Fu-ran.............................................................................10

2.1.2.

Tổng quan về dây chuyền. ......................................................................................................15

2.1.3.

Vận hành dây chuyền. .............................................................................................................17


2.1.4.

Một số khuyết tật thường gặp trong quá trình đúc và cách khắc phục .............................22

2.1.5.

Bảo trì, sửa chữa, vệ sinh dây chuyền. ..................................................................................25

2.2.

Khu vực làm khuôn cát tươi và dây chuyền tái sinh cát. .............................................................26

2.2.1.

Tổng quan về dây chuyền. ......................................................................................................26

2.2.2.

Các bước vận hành dây chuyền. ............................................................................................26

2.2.3.

Dây chuyền tái sinh cát ...........................................................................................................27

2.3.

Khu vực làm ruột hot-box ..............................................................................................................30

2.3.1.


Tổng quan về dây chuyền làm ruột Hot-box ........................................................................30

2.3.2.

Các phương pháp làm ruột.....................................................................................................30

2.3.3.

Các loại hộp ruột và ruột ........................................................................................................31

2.3.4.

Quy trình làm ruột ..................................................................................................................32

2.4.

Khu vực nấu luyện. .........................................................................................................................33

2.4.1.

Thiết bị trong khu vực nấu luyện...........................................................................................33

2.4.2.

Quy trình nấu luyện một mẻ kim loại....................................................................................36

2.5.

Khu vực làm sạch vật đúc...............................................................................................................43


2.5.1.

Máy phun bi .............................................................................................................................43

2.5.2.

Xưởng mài, làm sạch bavia ....................................................................................................45

2.6.

B.

Dây chuyền Fu-ran. .........................................................................................................................10

Phòng quản lý chất lượng sản phẩm. ............................................................................................45

2.6.1.

Chức năng ................................................................................................................................45

2.6.2.

Các trang thiết bị .....................................................................................................................46

XƯỞNG CƠ KHÍ ................................................................................................................................53
3


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Phần 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG ............................................................................................56
3.1 Nhận xét chung ......................................................................................................................................56
3.2 Những điều cần khắc phục ...................................................................................................................56
3.3 Kiến nghị đề xuất ..................................................................................................................................57

4


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô trường Đại học Bách Khoa
– Đại Học Quốc Gia Tp.HCM, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến
thức bổ ích cho em, đó chính là những nền tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý
giá, là bước đầu tiên cho em bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai. Em xin gửi lời
cảm ơn tới Thầy Đàm Văn Hoàng - Cảm ơn Thầy đã tận tình, quan tâm, giúp đỡ em trong
hai tháng qua, giải đáp những thắc mắc trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Nhờ đó, em mới
có thể hoàn thành được bài báo cáo thực tập này.
Đặc biệt, em xin được gởi lời cảm ơn chân thành tới Chú Trung, chú Tân Ban Giám
Đốc, chị Nhân, chú Danh, chị Diễm, chị Vân, anh Công, anh Đình trong phòng Quản lý
chất lượng và Phòng Kỹ Thuật, Phân xưởng Đúc, tổ nấu luyện,...thuộc Công ty TNHH MTV
Đúc VEAM đã tạo cơ hội giúp em có thể tìm hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế của
một công ty Đúc mà ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết. Dù mọi người rất bận rộn
với công việc nhưng vẫn dành thời gian chỉ bảo, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất để em có thể tìm hiểu và thu thập thông tin phục vụ cho bài báo cáo này.
Trong quá trình thực tập 2 tháng ngắn ngủi, em đã một áp dụng được những kiến
thức được học vào thực tế sản xuất, tìm ra những khó khăn, thách thức mà ngành gặp phải,
bổ sung những kiến thức bổ ích cho hành trang vào đời và công việc sau này.
Vì kinh nghiệm thực tế còn quá ít ỏi, chỉ dựa vào lý thuyết đã học cùng với thời gian
hạn hẹp nên bài báo cáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận

được sự góp ý, nhận xét từ phía quý Thầy cũng như Chú, các anh chị trong Công ty để kiến
thức của em ngày càng hoàn thiện hơn và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích có thể áp
dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả trong tương lai.
Kính chúc mọi người luôn vui vẻ, hạnh phúc, dồi dào sức khỏe và thành công trong
công việc. Em xin chân thành cảm ơn!

5


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Phần 1:
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY
1.1 Lịch sử :
1.1.1 Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – VEAM
Năm
1990

Sự kiện
Thành lập Tổng công ty với tổng vốn nhà nước 110 tỷ đồng, doanh thu 30 tỷ
đồng

1991

VEAM là đối tác thành lập liên doanh ô tô đầu tiên tại Việt Nam: MEKONG
AUTO CORP

1995

Thành lập lại Tổng công ty với tổng vốn nhà nước 210 tỷ đồng, doanh thu 320

tỷ đồng
VEAM là đối tác thành lập CÔNG TY TOYOTA VIET NAM (05/09/1995)

1996

VEAM là đối tác thành lập CÔNG TY HONDA VIET NAM (22/03/1996)

2000

VEAM phối hợp với các địa phương triển khai chính sách hỗ trợ nông dân
mua máy nông nghiệp

2001

Năm đầu tiên doanh thu vượt 1000 tỷ đồng

2002

Xuất khẩu phụ tùng, động cơ, máy nông nghiệp đạt 20 triệu USD
Bắt đầu quá trình đa dạng hóa sở hữu (cổ phần hóa) các đơn vị thành viên của
Tổng công ty

2005

Khởi công xây dựng nhà máy ô tô VEAM (18/07/2005)
VEAM được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì

2007

Doanh thu vượt ngưỡng 2.000 tỷ đồng (đạt 2.500 tỷ đồng)


2008

Doanh thu đạt trên 5.000 tỷ đồng

2009

Xuất xưởng xe tải VEAM MOTOR đầu tiên
6


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
VEAM được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba

2010
2010 đến

VEAM chuyển mô hình hoạt động từ Tổng công ty Nhà nước thành Công ty
Mẹ-Công ty con.

nay

Công ty Mẹ - VEAM là Công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước

1.1.2 Chi nhánh Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam –
Nhà máy đúc VEAM
Xuất phát từ nhu cầu chế tạo phôi đúc cho các đơn vị thành viên thuộc VEAM, cũng
như các doanh nghiệp cơ khí khác tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam cộng với việc thực
hiện chủ trương của UBND TP.HCM di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ô nhiễm ra khỏi
nội thành, VEAM đã giao Công ty Đúc số 1 trước đây (nay đổi tên là Công ty đúc VEAM)

lập dự án di dời và đầu tư công nghệ mới Công ty Đúc tại Khu công nghiệp Hiệp Phước
(huyện Nhà Bè, TP.HCM).
Dự án có tổng vốn đầu tư 165 tỷ đồng, công suất thiết kế 4000 tấn gang và gang
đúc/năm (sản xuất 2 ca) và có thể nâng công suất lên 7000 tấn/năm (sản xuất 3 ca) trong giai
đoạn đầu và sau này mở rộng hoàn toàn đáp ứng quy hoạch của TP.HCM.
1.2 Sản phẩm của công ty
1.2.1 Sản phẩm chính
- Các chi tiết đúc bằng gang xám, gang cầu như Thân động cơ, nắp động cơ, nắp ổ bi,
thân bơm cao áp cho động cơ diesel, piston, tấm bed, arm, nắp motor, thân motor,...
- Gia công các chi tiết cơ khí.
- Chế tạo các loại khuôn mẫu cho phục vụ xưởng đúc.
1.2.2 Năng lực thiết bị
- Dây chuyền làm khuôn và thiết bị xử lý cát khuôn tươi, làm ruột trên công nghệ Hot
Box.
- Dây chuyền làm khuôn và thiết bị xử lý cát Furan, làm ruột trên công nghệ Cool Box.
- Xưởng hộp ruột, khu vực mài, gia công, khu vực sơn,....
- Tổng công suất: 4000 tấn/năm.
7


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Hình 1.1 Một số sản phẩm của VEAM Foundry
1.3 Chính sách và mục tiêu chất lượng của công ty
1.3.1 Chính sách chất lượng
Nhà máy đúc VEAM mong muốn trở thành nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam trên
lĩnh vực cung cấp phôi đúc cho các ngành công nghiệp Việt Nam và xuất khẩu.
Chúng tôi cam kết:
1. Luôn chú ý và thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng thông qua việc đáp ứng các yêu
cầu về chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng.

2. Luôn nổ lực đáp ứng vượt trội mọi yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm,
thời gian giao hàng, giá cả nhằm tạo được sự tin cậy của khách hàng.
3. Thường xuyên nâng cao trình độ, tay nghề, kỹ năng quản lý của cán bộ, công nhân
viên nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của công việc và nâng cao sức cạnh tranh.
4. Luôn luôn tìm hiểu, nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới nhằm nâng cao chất
lượng của sản phẩm thỏa mãn hơn nữa nhu cầu của khách hàng.
5. Tăng cường tính đoàn kết trong toàn nhà máy.
6. Áp dụng triệt để ISO 9001 nhằm tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, cải tiến
phương pháp làm việc và nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý.
1.3.2 Chính sách môi trường
8


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Nhà máy đúc VEAM cam kết thực hiện quản lý môi trường là một phần không thể
tách rời trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính sách môi trường dựa trên các nguyên
tắc sau:
1. Tuân thủ pháp luật
Nhà máy tuân theo luật pháp và quy định về bảo vệ môi trường Việt Nam. Các tiêu
chuẩn môi trường thích hợp được đưa vào quy trình, đánh giá kết quả thực hiện và đào tạo
cho nhân viên.
2. Ngăn ngừa ô nhiễm
Nhà máy áp dụng hệ thống quản lý và quy trình sản xuất để ngăn ngừa các hoạt động
và/hoặc tình trạng đe dọa tới sức khỏe, sự an toàn của con người và nguy hại cho môi trường.
Nhà máy cố gắng giảm thiểu việc phát thải các chất ô nhiễm vào không khí, đất và nước và
đảm bảo việc xử lý và thải bỏ chất thải một cách an toàn.
3. Truyền thông
Nhà máy truyền đạt cam kết thực hiện quản lý môi trường tới mọi nhân viên, các nhà
cung cấp phụ và các bên quan tâm khác nhằm đảm bảo sự tham gia của mọi người vào việc
thực hiện chính sách môi trường này.

4. Cải tiến liên tục
Nhà máy không ngừng tìm kiếm các cơ hội để cải thiện mục tiêu môi trường theo các
nguyên tắc trên và định kỳ xem xét tiến trình thực hiện trong cuộc họp lãnh đạo.

9


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Phần 2: CÁC BỘ PHẬN SẢN XUẤT
Các bộ phận sản xuất của nhà máy gồm:
- Dây chuyền Furan.


Xuất xứ: Ý.



Năng suất : 2500 tấn/năm.



Bao gồm : bộ phận làm khuôn bằng tay, máy làm khuôn, bộ phận ráp khuôn và rót
khuôn, dây chuyền tái sinh cát Furan.

- Dây chuyền cát tươi.


Năng suất : 1500 tấn/năm.




Bao gồm : bộ phận làm khuôn bằng máy, bộ phận rót khuôn, dây chuyền tái sinh cát
tươi.

- Xưởng cơ khí.


Năng suất : 1500 tấn/năm.



Bao gồm : bộ phận lắp ráp khuôn mẫu, mài, phun sơn.

- Tổ nấu luyện.


Bao gồm: Hệ thống lò điện của Úc : 1 lò 2 tấn, 1 lò 1 tấn và 2 lò 500kg.



Lò ủ max 1000oC 3 tấn/ mẻ và lò tôi max 1300oC, năng suất 1 tấn/mẻ. (Gia nhiệt
bằng Gas).

- Xưởng hộp ruột.
- Tổ phun bi – làm sạch vật đúc
Bao gồm: 3 máy phun bi. (02 máy phun bi treo và 01 máy tang trống)
- Tổ mài, cắt, gia công.
- Tổ rót.
- Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm.


A. XƯỞNG ĐÚC
2.1. Dây chuyền Fu-ran.
2.1.1. Nguyên liệu dùng cho dây chuyền Fu-ran.
2.1.1.1.

Nhựa Resin
10


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Quy cách: Chất lỏng màu nâu.
Phạm vi sử dụng:
Sử dụng tốt cho một khoảng rộng của kim loại đòi hỏi chất lượng vật đúc cao. Phù
hợp cho vật đúc bằng gang.
Giới thiệu về sản phẩm:
Làm tăng độ bền của khuôn, thời gian sử dụng lâu và có tính kinh tế cao (giảm %
furan sử dụng từ 0,8-1,2% phụ thuộc vào kích thước, chất lượng của cát, hiệu quả trộn và
quá trình điều khiển). Sản phẩm có độ nhớt thấp do đó sẽ tăng hiệu quả trộn và phân bố
đồng đều trên bề mặt hạt cát.
Thành phần: Furfuryl Alcohol/ Urea Formaldehyde.
Đặc điểm kỹ thuật:
Loại sản phẩm

F-1HE

F-750A

%N2


3.7±0.2

5.0±0.2

Độ nhớt (25oC)

13±2

22±

Tỷ trọng

1.155±0.005

1.17±0.005

pH

7.5±0.5

7.5±0.5

Độ bền kéo, kg/cm2

>30, 4-24 giờ

>30, 4-24 giờ

Thời gian sử dụng


12 tháng

12 tháng

Cách sử dụng:
Dùng từ 0.8-1.2% trọng lượng cát, chất xúc tác axit dùng trong khoản 40-60% trọng
lượng của nhựa
Đóng gói: 230kg/thùng.
Bảo quản: Lưu trữ nơi khô ráo, khi mở thùng thì phải đóng kín lại cẩn thận.
Xuất xứ: Envoy Company, Đài Loan.
Hình ảnh:
11


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Hình 1.2 Nhựa Furan được lưu trong thùng.
2.1.1.2.

Chất xúc tác

Tên sản phẩm: H-1, H-2, H-3, H-4, H-5, H-6.
Quy cách: Chất lỏng màu hổ phách.
Phạm vi sử dụng: Dùng cho phương pháp làm khuôn furan đóng rắn nguội.
Giới thiệu sản phẩm:
Chất xúc tác là 1 loại axit, có thể dùng được với nhiều loại nhựa nhưng dùng tốt nhất
là với nhựa Furan Resin.
Thành phần: Para Toluene Sulfuric Acid (PTSA).
Đặc điểm kỹ thuật:
Tên sản


H-1C

H-2C

H-3C

H-4C

H-5C

H-6C

phẩm

H-1D

H-2D

H-3D

H-4D

H-5D

H-6D

Tỷ trọng

1.17


1.20

1.22

1.25

1.27

1.29

Độ nhớt

<20

Nhiệt độ cát 15-30oC
Cách sử dụng:
- Dùng nhựa Furan từ 0.7 đến 1.2% trọng lượng của cát.
12


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
- Dùng chất xúc tác axit từ 40 đến 60% trọng lượng của nhựa Furan.
Đóng gói: 220 kg/thùng.
Bảo quản: Lưu trữ ở nơi khô ráo, để xa nơi có tác nhân oxy hóa và kiềm mạnh. Khi
mở thùng thì phải đóng kín lại cẩn thận. Thời gian lưu giữ khoảng 1 năm.
Xuất xứ: Envoy Company, Đài Loan.
Hình ảnh:

Hình 1.3 Chất xúc tác PTSA

2.1.1.3.

Sơn khuôn gang

Tên sản phẩm: BR-750 ( Đúc tháng 5), asomol 460(Lưu Dương), 808A (Lê Vỹ)
Quy cách: Chất lỏng màu nâu sệt.
Phạm vi sử dụng:
Dùng cho khuôn đúc gang xám và gang cầu với các loại vật liệu làm khuôn như: cát
CO2, Furan, Alpha-Set, Beta-Set, Sigma-Set, khuôn cát nhựa đóng rắn nóng. Tuy nhiên, nó
phù hợp hơn cho khuôn cát Furan.
Giới thiệu về sản phẩm:
- Thành phần cơ bản của sơn khuôn là Graphite, chất dính và cồn. Chất sơn khuôn là
loại vật liệu trơ, tạo ra sự trơn bóng làm tăng độ chảy loãng của gang và ngăn cản sự
13


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
thâm nhập của kim loại lỏng vào khuôn. Do đó sẽ làm giảm hoặc loại bỏ khuyết tật
trên bề mặt của vật đúc mà nguyên nhân là do sự thâm nhập của kim loại lỏng vào
khuôn hay các phản ứng hóa học giữa kim loại lỏng và cát. Từ đó làm tăng chất
lượng bề mặt vật đúc
- Chất sơn khuôn ngăn cản các khuyết tật đúc bằng cách tạo ra một lớp màng ngăn giữa
vật đúc và khuôn. Lớp sơn có tính chất chịu lửa và kết dính với khuôn cát tốt. Nó
không tạo bọt hay phồng rộp, nứt hoặc tạo ra màng trong quá trình làm khô lớp sơn.
- Các loại sơn khuôn trên có khả năng tạo huyền phù rất tốt, lưu trữ ổn định và có tính
chất ứng dụng tốt cho các phương pháp sơn khuôn khác nhau.
Cách sử dụng:
- Pha loãng: Pha thêm cồn vào sơn theo tỷ lệ 1 sơn và 0.4 cồn.
- Cách dùng: Dùng chổi sơn hoặc phun.
- Pha trộn: Pha trộn đủ cho 1 lần sử dụng.

- Làm khô: Đốt sơn ngay sau khi sơn khuôn xong, nếu sau khi đốt sơn mà khuôn chưa
khô có thể dùng bình gas để khò cho đến khi khuôn khô hoàn toàn.
Khác: Luôn đậy kín khi không sử dụng đến tránh ô nhiễm.
PHA HỖN HỢP SƠN KHUÔN

Chuẩn bị:
Chuẩn bị thùng pha sơn, dụng cụ khuấy sơn, chất sơn khuôn, cồn methanol, baumer kế
Yêu cầu:
Thùng pha sơn có mức chứa tối thiểu 30kg (chất sơn khuôn + cồn)
Sử dụng đúng loại chất sơn khuôn và cồn methanol.
Chất sơn khuôn và cồn methanol không quá hạn sử dụng.

Pha sơn:
Cân chất sơn khuôn và cồn methanol.
Chất sơn khuôn và cồn được cân theo tỷ lệ:
Chất sơn khuôn 10kg, cồn methanol 9,5kg.

Cho chất sơn khuôn và cồn methanol đã được cân vào thùng pha sơn và khuấy
14


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Khuấy thật kỹ đến khi chất sơn khuôn tan hoàn toàn trong cồn.

Kiểm tra hỗn hợp sơn:
Dùng baumer kế đã chuẩn bị đo hỗn hợp chất sơn khuôn sau khi pha
Kết quả đo
Chất sơn khuôn 808A: 28 – 32
Chất sơn khuôn BR750: 28 – 32


Đóng gói: 30 kg/can hoặc 300kg/thùng.
Bảo quản: Lưu trữ nơi khô ráo, khi mở can hoặc thùng thì phải đóng kín lại cẩn thận.
Xuất xứ: Envoy Company, Đài Loan.
Hình ảnh:

Hình 1.4 Sơn khuôn gang BR-750 và Metanol
2.1.2. Tổng quan về dây chuyền.
- Trong các công nghệ làm khuôn tự đông cứng, nhựa Furan đóng vai trò quan trọng
nhất hiện nay.
- Dùng làm khuôn và lõi để đúc đơn chiếc và hàng loạt các phôi gang, gang cầu,
gang, gang hợp kim có trọng lượng từ vài kg đến trên 200 tấn.

15


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
- Nhựa furan (Furan resin) là một hợp chất polymer với thành phần (công thức
HA): 75% Furfurylalcohol + 11% Formaldehyde + 9% Ure + 5% Nước.
- Tỷ lệ giữa 2 thành phần Formaldehyde và Urê sẽ ảnh hưởng đến thời gian đông
cứng và độ bền của hỗn hợp Furan.
- Thành phần Furfurylalcohol (FA) sẽ ảnh hưởng đến tính chất chịu nhiệt của hỗn
hợp. Đó là lý do khi đúc gang thành phần FA nhiều khi phải lên đến 90% và Nitơ
không được quá 1%. Nhiều Nitơ sẽ gây rỗ khí khi đúc gang.
- Chất đông cứng của công nghệ furan là một loại axit hoặc hợp chất axit mạnh, đông
cứng theo phản ứng:
Nhựa Furan (lỏng) + chất đông cứng => nhựa cứng + nhiệt + nước.
- Tùy theo điều kiện thời tiết, khí hậu, độ ẩm cao.... cần có nhiều chất đông cứng
khác nhau để thích hợp với thời gian làm việc (tuổi thọ) của hỗn hợp cát.
- Quy trình tự đóng rắn:
 Cát sạch và khô được trộn với chất kết dính và chất xúc tác, thông thường

trong một máy trộn liên tục. Cát trộn được rung hoặc dập quanh mẫu hay trong
hộp ruột, chất kết dính và chất xúc tác phản ứng với nhau và kết dính cát. Khi
khuôn và ruột đủ độ bền, nó sẽ được lấy ra khỏi mẫu hoặc hộp ruột và tiếp tục
đóng rắn cho đến khi phản ứng hóa học hoàn tất.
 Ngay khi được trộn chung, chất kết dính và chất xúc tác sẽ phản ứng với nhau,
cát trộn có giới hạn về thời gian làm việc. Đó là thời gian khuôn và ruột phải
hoàn tất định hình. Nếu thời gian làm việc vượt quá giới hạn, độ bền cuối cùng
của khuôn sẽ giảm. Thời gian làm việc thông thường bằng khoảng 1/3 thời
gian lấy mẫu và có thể được điều chỉnh bằng loại chất xúc tác và tỉ lệ của nó.
Thời gian làm việc và thời gian lấy mẫu được chọn phải phù hợp với loại và
kích thước của khuôn và ruột được làm, công suất của máy trộn cát và thời
gian cho phép trước khi mẫu được sử dụng lại.
- Ưu nhược điểm của công nghệ Fu-ran:


Khuôn có độ ổn định về nhiệt cao.



Khuôn có thể để rất lâu.



Kỹ năng thao tác đơn giản.
16


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp



Linh hoạt trong sản xuất.



Năng suất cao.



Phù hợp đúc sản phẩm lớn số lượng nhỏ. Có thể đúc hàng loạt nếu có thiết bị
làm khuôn hỗ trợ.

-



Chi phí đầu tư cao.



Chi phí vận hành thấp do có khả năng tái sinh.



Chi phí cho 1 tấn cát làm khuôn: 1.000.000VNĐ/tấn.

Dây chuyền làm khuôn Furan bằng máy:
 Năng suất: 2500 tấn/năm.
 Một số sản phẩm: thân, nắp motor,..

Hình 1.5 Làm khuôn Furan bằng máy và bằng tay.

2.1.3. Vận hành dây chuyền.
2.1.3.1.

Chuẩn bị mẫu

- ................................................................................................................ Mẫu cần
phải kiểm tra bằng ngoại quan để phát hiện các vết nứt, gãy, trầy xước ảnh hưởng tới
khi làm khuôn.
- ................................................................................................................ Mẫu cần
phải được đo đạc lại chính xác, không để xảy ra hiện tượng lệch khuôn, trục...
- ................................................................................................................ Mẫu cần
được kiểm tra lỗi sau đó làm sạch bằng cọ, khí nén.
17


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
- ................................................................................................................................. Mẫu cần

được phun một lớp sơn chống dính cát thuận lợi cho quá trình tháo khuôn sau này.
- ................................................................................................................................. Mẫu cần

phải đặt đúng vị trí lúc làm khuôn.

Hình 1.6 Mẫu nắp motor.
2.1.3.2.

Chuẩn bị thiết bị

Máy trộn cát, máy rung tháo khuôn, cẩu, băng chuyền cần được vệ sinh, kiểm tra độ
an toàn trước khi đi vào vận hành.

-

Đầu tiên cát được trộn theo chế độ thiết lập sẵn (chế độ thay đổi tùy vào độ
dính của cát khi sử dụng). Sau khoảng 1, 2 lần điều chỉnh ta có được chế độ phù hợp
cho dây chuyền vận của ca hành tương ứng trong ngày.

Hình 1.7 Máy trộn cát
18


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Cát từ máy trộn được đổ vào những mẫu chuẩn bị sẵn.

-

Hình 1.8 Đưa cát vào mẫu để làm khuôn
Những mẫu lớn được đưa vào băng chuyền và chuyển tới máy rung tháo

khuôn.

Hình 1.9 Máy rung khuôn
-

Sau khi được tháo ra khỏi mẫu khuôn tiếp tục được tải trên băng chuyền tới bộ
phận sơn, sấy khuôn.

19


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp


Hình 1.10 Sơn và sấy khuôn
-

Khuôn sau khi được phủ một lớp sơn chống cháy dính cát (đồng thời nâng cao
độ bóng bề mặt đến một lượng nhất định) sẽ được chuyển sang khâu ráp khuôn.

-

Tại dây chuyền furan nhà máy đúc VEAM khuôn được ráp theo 2 cách: hoặc
bằng tay sau đó di chuyển đến những vị trí rót khuôn định sẵn hoặc bằng cẩu trên
những băng chuyền chạy liên tục từ bộ phận láp ráp đến bộ phận rót khuôn rồi đến
máy phá khuôn.

Hình 1.11 Rót khuôn
-

Để đảm bảo an toàn quá trình rót khuôn không tiến hành song song với quá
trình ráp khuôn mà được thực hiện sau đó (ca tiếp theo). Thời gian giữ vật đúc trong
khuôn khoảng 2h sau đó được đưa đến máy phá khuôn.

20


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Hình 1.12 Phá khuôn
-

Sau khi phá khuôn vật đúc được đập bỏ bớt bavia, đậu ngót và được chuyển

đến bộ phận làm sạch vật đúc (máy phun bi) cuối cùng được chuyển sang gia công
mài ba via, sơn, hoàn thiện sản phẩm.

Hình 1.13 Mài và phun bi để làm sạch vật đúc.
-

Cát sau khi phá khuôn sẽ được tái sinh theo sơ đồ tái sinh sau:

21


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Máy trộn
cát +furan +
xúc tác
Bổ sung
cát (3-5%)
Bể chứa
cát sạch
( cát cũ)

Bồn chứa
( lọc bụi)
Hút bụi,
t0 >2000

Máy phá
khuôn

Bồn

chứa
P1

Ép đẩy cát

Bồn
chứa
P2

1500C

0

200 C

Máy tái sinh

Giải nhiệt
Lọc bụi,
bazớ

Bồn
chứa
P3

Lọc bụi,t0
28- 350C

2.1.4. Một số khuyết tật thường gặp trong quá trình đúc và cách khắc phục
- Sai lệch hình dáng, kích thước, khối lượng:

 Thiếu hụt: hình dáng vật đúc không đầy đủ, do trọng lượng kim loại lỏng không
đủ, nhiệt độ rót thấp, độ điền đầy của hợp kim thấp, hệ thống rót quá bé, thành quá
mỏng.
 Lệch: là sự xê dịch phần này của vật đúc so với phần kia do lắp khuôn hoặc lỗi,
đặt mẫu không chính xác.
 Ba via: là phần thừa ra mà hình dáng không có trong bản vẽ do kích thước ở chỗ
ráp khuôn hoặc lõi không chính xác.
 Lồi: là những chỗ dày ra trên vật đúc, do khuôn khi đầm chặt không đều, bị tác
dụng tĩnh của kim loại lỏng đẩy ra.

22


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
 Vênh: là sự thay đổi hình dáng và kích thước của vật đúc khi đông đặc do ảnh
hưởng của ứng suất bên trong hoặc do mẫu bị vênh.
 Sứt: là hình dáng hoặc kích thước của vật đúc bị hỏng do thao tác cơ học như dỡ
khuôn, cắt đậu ngót, hơi, làm sạch, vận chuyển.
 Sai kích thước: kích thước tăng giảm so với bản vẽ.
 Sai lệch khối lượng: sai lệch quá giới hạn cho phép.
- Khuyết tật mặt ngoài:
 Cháy cát: mặt ngoài xù xì do tác dụng tương hỗ giữa vật liệu làm khuôn hay vật
liệu bao bọc.
 Khớp: khe rảnh hoặc lỗ lõm xuyên thấu hay trên bề mặt vật đúc có mép tròn do
các dòng kim loại trong khuôn không dính vào nhau do đông đặc sớm.
 Lõm: những chỗ lõm vào có hình dạng và kích thước khác nhau ở trên bề mặt vật
đúc do vỡ khuôn.
 Ria: là những đường nổi lên ở trên bề mặt vật đúc do kim loại chui vào những
đường nứt trên mặt khuôn và lõm.
 Giọt hạt: những hạt kim loại ở trên bề mặt vật đúc.

 Vẩy: lớp oxy phủ trên bề mặt vật đúc vì lớp kim loại mặt ngoài tiếp xúc với môi
trường khí lò.
 Xước: sự hư hỏng vật ngoài mặt đúc khi đỡ, cắt, vận chuyển vật đúc.

23


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Hình 1.14 Vật đúc bị bể cát
- Nứt:
 Nứt nóng.
 Nứt nguội.
- Những lỗ hổng trong vật đúc:
 Rỗ khí: là những rỗ nhỏ rất nhẵn, có hình dạng, kích thước khác nhau.
 Rỗ co: là những lỗ nhỏ sần sùi bên trong vật đúc.
- Lẫn tạp chất:
 Lẫn xỉ.
 Lẫn cát.
 Lẫn tạp chất phi kim.
 Lẫn hạt.
- Sai tổ chức:
 Sai cỡ hạt.
 Biến trắng.
 Thiên tích.
 Sai cấu trúc.
- Sai thành phần hóa học và cơ tính:
 Sai thành phần hóa học do tính phối liệu sai.
 Sai cơ tính do sai thành phần hóa học hay sai tốc độ nguội.
 Biện pháp khắc phục:
- Kiểm tra khuyết tật bên ngoài bằng mắt thường: dùng để phát hiện các dạng khuyết tật

như: cháy cát, thiếu hụt, nứt, cong vênh.
- Kiểm tra khuyết tật bên trong:
 Kiểm tra độ kín của vật đúc bằng phương pháp thử nước, thử đầu hỏa để phát hiện
vết nứt bên trong, rò rỉ do lỗ xốp.
 Các phương pháp vật lý kiểm tra khuyết tật bên trong gồm: chiếu tia X, tia γ hoặc
phương pháp siêu âm, phương pháp từ tính.
24


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
- Kiểm tra tổ chức kim loại: dùng kính hiển vi kim loại học ta có thể kiểm tra được tổ
chức kim loại vật đúc.
- Kiểm tra cơ tính vật đúc: kiểm tra sức bền vật liệu (bền kéo, nén, độ cứng..)
 Sửa chữa
- Khuyết tật bề mặt tại những phần không quan trọng được sơn phủ bằng matit hoặc
nhựa bakelit.
- Khuyết tật bề mặt tại những chỗ không quan trọng được sửa bằng cách hàn hơi hoặc
hàn điện.
- Với khuyết tật sai tổ chức, sai cơ tính, có thể dùng phương pháp nhiệt luyện.
2.1.5. Bảo trì, sửa chữa, vệ sinh dây chuyền.
-

Máy trộn cát: là thiết bị quan trọng trong dây chuyền và là bộ phận hay gặp
trục trặc nhất trong quá trình vận hành nên việc bảo trì có một số lưu ý sau:
 Thời gian bảo trì máy ngắn hơn các thiết bị khác (1 tuần).

Hình 1.14 Bảo trì, sửa chữa dây chuyền
 Vệ sinh máy sau mỗi ca.
 Hai thiết bị thường hỏng trong máy trộn là cánh trộn và pét phun xúc tác
catalys (axit) nên cần thường xuyên kiểm tra vị trí, độ mòn của cánh trộn, pét

phun sau mỗi ca vận hành.
 Tra dầu mỡ (thường thực hiện trong đợt bảo trì).
-

Máy phá khuôn: Chủ yếu là vệ sinh khu vực tầng hầm, chuyển cát tích tụ trong
trong quá trình phá khuôn ra khỏi khu vực tầng hầm (2 tuần 1 lần).
25


×