Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu bào chế micropellet chứa esomeprazol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 63 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
MICROPELLET CHỨA ESOMEPRAZOL
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ YẾN
MÃ SINH VIÊN: 1301489

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
MICROPELLET CHỨA ESOMEPRAZOL
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thạch Tùng
Nơi thực hiện:
Bộ môn bào chế

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn


Thạch Tùng đã luôn tận tâm hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong quá trình học
tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành khóa luận này.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên
Bộ môn Bào chế đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành
khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, phòng đào tạo và các
phòng ban liên quan trong nhà trường đã có nhiều giúp đỡ thiết thực về cơ sở vật
chất, trang thiết bị và hóa chất thí nghiệm trong quá trình em thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những người
đã luôn ở bên, giúp đỡ và động viên em trong suốt một năm qua.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Yến


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ…….. ………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................................... 2
1.1. Tổng quan về esomeprazol .................................................................................. 2
1.1.1. Công thức ................................................................................................... 2
1.1.2. Tính chất hóa lý ......................................................................................... 2
1.1.3. Đặc điểm dược động học ........................................................................... 2
1.1.4. Dược lý và cơ chế tác dụng........................................................................ 3
1.1.5. Một số chế phẩm chứa esomeprazol trên thị trường .................................. 3
1.1.6. Các nghiên cứu về esomeprazol ................................................................ 3

1.2. Độ ổn định hóa học của dược chất ...................................................................... 4
1.2.1. Các con đường phân hủy của dược chất .................................................... 4
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định hóa học của dược chất .................. 6
1.3. Hệ đa tiểu phân (multiparticulates) kiểm soát giải phóng ................................... 9
1.3.1. Định nghĩa, ưu nhược điểm của hệ đa tiểu phân ....................................... 9
1.3.2. Một số yếu tố công thức ảnh hưởng đến quá trình bào chế và đặc điểm
giải phóng của hệ đa tiểu phân kiểm soát giải phóng. ....................................... 10
1.3.3. Một số nghiên cứu về hệ đa tiểu phân ..................................................... 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 14
2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị nghiên cứu .............................................................. 14
2.1.1. Nguyên vật liệu ........................................................................................ 14
2.1.2. Thiết bị nghiên cứu .................................................................................. 15
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 15


2.2.1. Xây dựng phương pháp định lượng esomeprazol bằng sắc ký lỏng hiệu
năng cao ............................................................................................................. 15
2.2.2. Nghiên cứu tiền công thức ....................................................................... 15
2.2.3. Nghiên cứu bào chế micropellet chứa esomeprazol ................................ 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 15
2.3.1. Xây dựng phương pháp định lượng esomeprazol bằng sắc kí lỏng hiệu
năng cao ............................................................................................................. 15
2.3.2. Nghiên cứu tiền công thức ....................................................................... 16
2.3.3. Nghiên cứu bào chế micropellet chứa esomeprazol ................................ 18
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN............................................................ 23
3.1. Xây dựng phương pháp định lượng esomeprazol bằng HPLC ......................... 23
3.1.1. Độ tuyến tính............................................................................................ 23
3.1.2. Độ đúng và độ lặp lại ............................................................................... 24
3.2. Nghiên cứu tiền công thức................................................................................. 25

3.2.1. Nghiên cứu động học sự phân hủy esomeprazol trong môi trường lỏng. 25
3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của các tá dược đến độ ổn định hóa học của
esomeprazol ....................................................................................................... 27
3.3. Nghiên cứu bào chế micropellet chứa esomeprazol .......................................... 30
3.3.1. Đánh giá chế phẩm đối chiếu ................................................................... 30
3.3.2. Bào chế và đánh giá micropellet chứa esomeprazol ................................ 31
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẨT .................................................................................... 44


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DĐVN IV

Dược điển Việt Nam IV

EMZ

Esomeprazol

HPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

HPMC

Hydroxypropyl methyl cellulose

HPMCP

Hydroxypropyl methyl cellulose phtalat


kl

Khối lượng

TCNSX

Tiêu chuẩn nhà sản xuất

TEC

Triethyl citrat

TDK

Tá dược kiềm

tt

Thể tích

USP

United States Pharmacopeia (Dược điển Mỹ)

VD

Ví dụ


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Nguyên liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm ........................................ 14
Bảng 2.2 Thông số quy trình bồi dần lớp dược chất ..................................................... 19
Bảng 2.3 Thông số quy trình bao lớp cách ly ................................................................ 19
Bảng 2.4 Công thức các dịch bao màng tan tại ruột .................................................... 20
Bảng 2.5 Thông số quy trình bao màng tan tại ruột ..................................................... 20
Bảng 3.1 Mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ EMZ ..................................... 23
Bảng 3.2 Độ đúng và độ lặp lại của phương pháp HPLC ............................................ 24
Bảng 3.3 Hằng số tốc độ phản ứng và thời gian bán hủy EMZ tại các pH .................. 26
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của dung môi hữu cơ đến tốc độ phân hủy EMZ ........................ 27
Bảng 3.5 Khả năng ổn định EMZ của các TDK trong hỗn hợp trộn vật lý (n =3) ....... 28
Bảng 3.6 Khả năng ổn định EMZ của các TDK trong màng phim (n=3) ..................... 29
Bảng 3.7 Tính tương hợp của dược chất và tá dược bao .............................................. 29
Bảng 3.8 Khảo sát tốc độ phun dịch bồi dần ................................................................ 32
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của áp suất súng phun đến quá trình bồi dần ............................. 32
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của độ mở cửa gió đến quá trình bồi dần ................................. 33
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của nhiệt độ khí vào dần đến quá trình bồi............................... 34
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của kích thước nhân trơ đến quá trình bồi dần......................... 34
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của nồng độ chất rắn trong dịch bồi đến quá trình bồi dần ..... 35
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của tốc độ phun dịch tới quá trình bao cách ly......................... 36
Bảng 3.15 Ảnh hưởng của độ mở cửa gió đến quá trình bao cách ly ........................... 36
Bảng 3.16 Ảnh hưởng của nhiệt độ khí vào lên quá trình bao cách ly ......................... 37
Bảng 3.17 Ảnh hưởng của áp suất đầu súng phun tới quá trình bao cách ly ............... 37
Bảng 3.18 Ảnh hưởng của nồng độ tá dược dính đến quá trình bao cách ly................ 38
Bảng 3.19 Ảnh hưởng của lượng tá dược chống dính đến quá trình bao cách ly ........ 39
Bảng 3.20 Ảnh hưởng của độ dày màng bao cách ly .................................................... 40
Bảng 3.21 Ảnh hưởng của loại polyme bao tan tại ruột ............................................... 41
Bảng 3.22 Ảnh hưởng của độ dày màng bao tan tại ruột đến micropellet ................... 41
Bảng 3.23. Kích thước micropellet ................................................................................ 43



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Công thức cấu tạo của esomeprazole magnesi trihydrat ................................. 2
Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ EMZ ........... 23
Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn logarit nồng độ dược chất còn lại theo thời gian tại các pH
khác nhau ở 60C .......................................................................................................... 25
Hình 3.3 Đồ thị giải phóng của chế phẩm đối chiếu (Nexium 10 mg) (n=3) ............... 31
Hình 3.4 Đồ thị giải phóng của micropellet và chế phẩm (n=3) .................................. 42


ĐẶT VẤN ĐỀ
EMZ là dạng đồng phân S của omeprazol, được dùng tương tự như omeprazol
trong điều trị loét dạ dày – tá tràng và bệnh trào ngược dạ dày thực quản. So sánh với
omeprazol (hỗn hợp racemic), EMZ ít bị chuyển hóa lần đầu và có tốc độ thanh thải ra
khỏi huyết tương chậm hơn. Do đó, EMZ có sinh khả dụng và hiệu quả điều trị cao
hơn so với dạng racemic [21].
Esomeprazol được đưa vào thị trường Châu Âu vào năm 2000 và thị trường Mỹ
vào năm 2001 dưới tên biệt dược Nexium [16], [20]. Hiện nay, các chế phẩm chứa
esomeprazol đã trở nên rất phổ biến ở thị trường trong và ngoài nước. Cũng giống như
các thuốc trong nhóm ức chế bơm proton khác, esomeprazol kém bền với acid dịch vị
[17]. Do vậy, các chế phẩm dùng đường uống chứa esomeprazol chủ yếu được bào chế
dưới dạng thuốc giải phóng tại ruột như viên nén giải phóng tại ruột Nexium® 20/40
mg; viên nang giải phóng tại ruột Ventra® 20 mg, Esomeprazol STADA® 20/40 mg;
bột pha hỗn dịch chứa vi hạt giải phóng tại ruột Nexium® 10 mg…
Đối với các đối tượng bệnh nhân khó nuốt như trẻ nhỏ và người cao tuổi, dạng
bào chế gồm nhiều tiểu phân mang dược chất (multiparticulates) rất có ưu thế trong
quá trình sử dụng do tính dễ nuốt của chúng. Các chế phẩm dạng này ở Việt Nam chủ
yếu có nguồn gốc ngoại nhập, chế phẩm sản xuất trong nước hầu như chỉ tập trung vào
hai dạng là viên nén và viên nang giải phóng tại ruột. Vì vậy, nhóm nghiên cứu tiến
hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cứu bào chế micropellet chứa esomeprazol” với
các mục tiêu sau:

1. Nghiên cứu độ ổn định hóa học của esomeprazol trong một số môi trường.
2. Bào chế được micropellet chứa esomperazol giải phóng tại ruột ở quy mô
phòng thí nghiệm.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về esomeprazol
1.1.1. Công thức

Hình 1.1 Công thức cấu tạo của esomeprazole magnesi trihydrat
 Tên khoa học: Magnesi bis[5-methoxy-2-[(S)-[(4-methoxy-3,5-dimethylpyridin-2yl)methyl]sulfinyl]-1H-benzimidazol-1-id] trihydrat.
 Công thức phân tử: C34H36MgN6O6S2.3H2O
 Khối lượng phân tử: 767,2 g/mol [6]
1.1.2. Tính chất hóa lý
 Cảm quan: bột màu trắng hoặc trắng ngà, hơi hút ẩm [6].
 Tính tan: hơi tan trong nước, tan trong methanol, tan một phần trong heptan [6].
 EMZ bị phân hủy rất nhanh trong môi trường acid, bền hơn khi ở môi trường trung
tính và môi trường kiềm. Tại pH 6,8 thời gian bán hủy của EMZ là 19 giờ ở 25C
và 8 giờ ở 37C [4].
1.1.3. Đặc điểm dược động học
Sinh khả dụng của EMZ tăng lên theo liều dùng và khi dùng nhắc lại, đạt khoảng
64% khi dùng một liều 40 mg và 89% khi nhắc lại một liều 40 mg trong ngày (với liều
20 mg, các giá trị này lần lượt là 50% và 68%) [8]. Thức ăn làm chậm và giảm hấp thu
EMZ. So với dạng racemic (omeprazol), EMZ ít bị chuyển hóa lần đầu hơn do đó có
sinh khả dụng cao hơn [21].
Khoảng 97% EMZ gắn vào protein huyết tương [3]. Thuốc chuyển hóa chủ yếu ở
gan nhờ isoenzym CYP2C19 hệ enzym cytochrom P450 thành các chất chuyển hóa
hydroxy và desmethyl không còn hoạt tính. Phần còn lại được chuyển hóa qua

isoenzym CYP3A4 thành dạng sulfon. Thời gian bán thải trong huyết tương 1-1,5 giờ,
2


so với omeprazol (thời gian bán thải 0,5-1 giờ) thì tốc độ loại bỏ EMZ ra khỏi huyết
tương chậm hơn [1], [3]. Khoảng 80% liều uống được thải trừ dưới dạng các chất
chuyển hóa không có hoạt tính trong nước tiểu, phần còn lại được thải trừ qua phân.
Dưới 1% chất mẹ được thải trừ trong nước tiểu [3], [4].
1.1.4. Dược lý và cơ chế tác dụng
EMZ là dạng đồng phân S của omeprazol, được dùng tương tự như omeprazol
trong điều trị loét dạ dày – tá tràng và bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Cơ chế tác
dụng của EMZ và dạng racemic về cơ bản là giống nhau, chúng đều gắn với H+/K+ ATPase (còn gọi là bơm proton) ở thành tế bào dạ dày, ngăn cản bước cuối cùng của
sự bài tiết acid vào lòng dạ dày. Vì vậy, EMZ có tác dụng ức chế dạ dày tiết acid cơ
bản và cả khi bị kích thích do bất kì tác nhân nào [3].
1.1.5. Một số chế phẩm chứa esomeprazol trên thị trường
Viên nén kháng dịch vị: Nexium® 20/40 mg (AstraZeneca), Esomeprazol 20 mg
(Actavis)
Viên nang kháng dịch vị: Nexium® 20/40 mg (AstraZeneca), Ventra® 20/40 mg
(Ethypharm), Esomeprazol STADA® 20/40 mg (STADA-VN)
Bột pha hỗn dịch uống: Nexium® 10 mg (AstraZeneca)
Bột pha tiêm/ truyền: Nexium® 40 mg (AstraZeneca), Esomeprazol 40 mg (Ranbaxy)
1.1.6. Các nghiên cứu về esomeprazol
- Nghiên cứu của Kupiec và cộng sự (2008) về độ ổn định vật lý và hóa học của EMZ
tại nồng độ 0,4 mg/ml và 0,8 mg/ml trong các dung dịch dextrose 5%, natri clorid
0,9%, dung dịch Ringer lactat loại tiêm truyền. Kết quả cho thấy EMZ ở nồng độ 0,4
mg/ml và 0,8 mg/ml bền vững trong các dung dịch trên ít nhất 2 ngày tại nhiệt độ
phòng và 5 ngày khi bảo quản trong tủ lạnh [13].
- Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2017) về phương pháp tăng độ bền với dịch vị của
EMZ nhờ tương tác phân tử và biến đổi pH vi môi trường bằng cách sử dụng chất
kiềm trong hệ phân tán rắn [19].

- Nghiên cứu của Missaghi và cộng sự (2010) về bào chế viên nang chứa hệ đa tiểu
phân (multiparticulates) chứa EMZ bao tan ở ruột sử dụng phương pháp bao tầng sôi.
Dược chất và tá dược dính được bao lên nhân đường kích thước 250 – 355 m tới độ
dày 111,5% (kl/kl), tiếp theo là lớp cách ly sử dụng Hypromellose 2910 với độ dày
3


44,4% (kl/kl), cuối cùng là lớp bao tan tại ruột sử dụng Acryl-EZE 93A với độ dày
61,5% (kl/kl). Viên nang chứa hệ đa tiểu phân bào chế ra có độ ổn định và khả năng
giải phóng dược chất tốt khi tiến hành theo dõi trong 3 tháng dưới điều kiện lão hóa
cấp tốc 40C, độ ẩm 75% [17].
1.2. Độ ổn định hóa học của dược chất
1.2.1. Các con đường phân hủy của dược chất
1.2.1.1. Thủy phân
Thủy phân là phản ứng trong đó liên kết hóa học bị cắt đứt bởi sự thêm vào một
phân tử nước. Đây là con đường giáng hóa thường thấy của dược chất do có khá nhiều
loại nhóm chức tỏ ra nhạy cảm với nước, bao gồm: este, lacton, amid, lactam,
carbamat, phosphat, phosphamid, imin, sulfamid, ete, guanidin... Ngoài ra còn do phân
tử nước có mặt hầu như ở mọi nơi dưới dạng hơi ẩm, dạng lỏng, dạng kết tinh trong
các muối ngậm nước [14].
Phản ứng thủy phân thường được xúc tác bởi ion H+, các tác nhân acid và ion OHcũng như các tác nhân base. Đa số các dược chất dễ bị thủy phân trong môi trường
kiềm, bền vững trong môi trường hơi acid [2]. Một số ion kim loại, đặc biệt là các ion
kim loại có hóa trị II như Zn2+, Cu2+, Ni2+, Co2+ có thể thúc đẩy quá trình thủy phân
các nhóm este, amid, acetal thông qua việc tạo phức với nhóm carbonyl và làm nó trở
nên nhạy cảm hơn [14].
1.2.1.2. Oxi hóa
Sự oxi hóa là quá trình lấy đi các electron hoặc các nguyên tử âm điện. Nhiều quá
trình oxi hóa dược chất là các phản ứng chuỗi, dây chuyền, xảy ra dưới tác động của
oxy, đôi khi là phản ứng tự oxi hóa được khởi động bằng một lượng rất nhỏ của các
tạp chất, vết ion kim loại…[2]

Cơ chế của quá trình oxi hóa khá phức tạp. Nó phụ thuộc vào cấu trúc của phân tử
dược chất và sự có mặt của phân tử oxy hoặc các tác nhân oxi hóa khác [30]. Các tác
nhân thúc đẩy quá trình oxi hóa là oxy không khí, nhiệt, ánh sáng và vết kim loại, tạp
chất…Các gốc tự do đóng vai trò tạo chuỗi các phản ứng phân hủy. Trong từng giai
đoạn dược chất phân hủy tạo ra gốc tự do mới tác động cho sự phân hủy tiếp theo. Chỉ
khi các gốc tự do bị phá hủy do có mặt chất ức chế hoặc do phản ứng phụ mới làm
ngừng chuỗi phản ứng phân hủy [2].
4


Dược chất mang các nhóm chức sau dễ bị oxi hóa: phenol (VD: morphin,
phenylephrin), catechol (VD: dopamin, adrenalin), thiol (VD: phenothiazin,
clorpromazin), nitrit (VD: amyl nitrit), aldehyd (VD: paraldehyd),…[2]
1.2.1.3. Đồng phân hóa
Đồng phân hóa là quá trình trong đó phân tử dược chất bị biến đổi thành một chất
khác có cùng công thức hóa học với nó. Đồng phân hóa bao gồm rất nhiều loại biến
đổi khác nhau như tautome hóa, racemic hóa, epime hóa, biến đổi cấu hình cistrans,…[14]
Các đồng phân khác nhau có sự khác biệt về đặc điểm hấp thu, phân bố, chuyển
hóa, thải trừ. Sự chuyển hóa đồng phân có thể làm thay đổi tác dụng dược lý, gây ra
tác dụng không mong muốn hoặc làm giảm tác dụng điều trị. Do đó, sự chuyển hóa
đồng phân được coi là sự phân hủy thuốc. Tetracyclin có sự chuyển hóa đồng phân
quang hoạt tối đa ở pH 3,2 tạo hỗn hợp cân bằng của tetracyclin và 4-epi-tetracyclin,
làm giảm hiệu lực kháng khuẩn. Vitamin A khi chuyển sang đồng phân cis ở vị trí 2 và
6 sẽ làm giảm hoạt lực điều trị [2].
1.2.1.4. Quang hóa
Sự quang hóa phân hủy dược chất xuất hiện trong suốt quá trình sản xuất, lưu trữ,
thậm chí trong cả giai đoạn sử dụng thuốc [5]. Một phân tử có thể bị quang phân hóa
thường phải đáp ứng ít nhất hai điều kiện sau: thứ nhất, trong phân tử có chứa nhóm
mang màu (chromophore) với hệ số hấp thụ phù hợp tại bước sóng gần với bước sóng
của ánh sáng nguồn. Thứ hai, phân tử phải chứa các nhóm chức có khả năng phản ứng

ở trạng thái kích thích điện tử như nhóm carbonyl hoặc một số liên kết bội. Nếu
không, phân tử sẽ từ trạng thái kích thích trở về trạng thái cơ bản thông qua quá trình
phát xạ hoặc thông qua va chạm với một phân tử khác [14].
Nói chung các thuốc hấp thu ánh sáng ở bước sóng dưới 280 nm chưa đủ năng
lượng phân hủy dưới ánh sáng ngoài trời. Các thuốc hấp thu tối đa ở bước sóng trên
400 nm có đủ năng lượng phân hủy ở cả điều kiện ánh sáng trong phòng và ngoài trời.
Các phân tử bão hòa không tương tác với ánh sáng vùng khả kiến và vùng gần tử
ngoại, nhưng các phân tử có chứa electron  thường hấp thụ ánh sáng vùng này đến
vùng bước sóng dài [2].

5


Quang hóa thường kèm theo quá trình oxi hóa khi có mặt oxy. Do đó, nhiều chất
bị oxi hóa thành các sản phẩm khác nhau khi có mặt và không có mặt ánh sáng [30].
Một số dược chất được báo cáo là bị phân hủy bởi ánh sáng bao gồm: phenothiazin,
hydrocortison, prednisolon, riboflavin, acid ascorbic và acid folic [5].
1.2.1.5. Các tương tác hóa học, tạo phức chất, polyme hóa
Các tương tác hóa học giữa hai hoặc nhiều dược chất cùng có trong chế phẩm
thuốc hoặc tương tác giữa dược chất với tá dược, chất phụ trợ thường xảy ra. Ví dụ
vitamin B12 bị phân hủy nhanh trong viên nén có mặt các vitamin B1, B6 ở dạng muối
nitrat, hydroclorid. Acid folic giảm nhanh hàm lượng trong viên có sắt II sulfat [2].
Sự polyme hóa là quá trình kết hợp hai hay nhiều phân tử để tạo ra một phân tử
phức hợp. Đã có công trình nghiên cứu cho thấy có sự polyme hóa xảy ra trong dung
dịch natri ampicillin đậm đặc. Một phân tử mở vòng -lactam để kết hợp với mạch
nhánh của một phân tử khác tạo một dime. Quá trình này có thể tiếp tục tạo ra polyme
lớn hơn. Các polyme tạo ra do quá trình phân hủy là một trong những tác nhân dẫn đến
phản ứng mẫn cảm của penicillin trên người [2].
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định hóa học của dược chất
1.2.2.1. Vai trò của cấu trúc phân tử dược chất

Cấu trúc phân tử là yếu tố quyết định cơ chế/con đường phân hủy dược chất.
Những nhóm thế xung quanh trung tâm phản ứng thường sẽ ảnh hưởng đến mức độ
xảy ra của phản ứng. Ví dụ, chức este gắn với nhóm hút điện tử thường dễ bị tấn công
bởi ion hyroxid hơn chức este không gắn với nhóm hút điện tử [30]. Điều này có thể
giải thích do nhóm hút điện tử làm tăng mật độ điện tích dương trên nguyên tử carbon
của nhóm carbonyl.
Biến đổi cấu trúc phân tử là một trong những phương pháp thường dùng để làm
tăng độ ổn định cho dược chất. Các dẫn xuất được sử dụng thường là những chất có độ
bền cao hơn hoặc có tác dụng điều trị tốt hơn chất ban đầu [30].
1.2.2.2. Nhiệt độ
Theo thuyết va chạm, không phải tất cả các va chạm đều dẫn đến xảy ra phản ứng,
chỉ những va chạm có định hướng không gian phù hợp và có đủ năng lượng mới tạo
thành được sản phẩm. Những va chạm này được gọi là va chạm có hiệu quả. Mức
năng lượng tối thiểu để phản ứng diễn ra được gọi là năng lượng hoạt hóa (Ea). Khi
6


nâng nhiệt độ, động năng trung bình của các phân tử sẽ tăng lên dẫn đến số va chạm có
năng lượng cao hơn Ea cũng sẽ nhiều hơn và làm gia tăng tốc độ phản ứng [14].
Mối liên hệ giữa hằng số tốc độ phản ứng và nhiệt độ được biểu diễn bằng phương
trình Arrhenius:
logk = logA – Ea/(2,303RT)
Trong đó Ea là năng lượng hoạt hóa, A là hệ số đặc trưng cho tần số va chạm, R là
hằng số khí và T là nhiệt độ Kelvin. Phương trình Arrhenius dự đoán rằng đồ thị của
logarit hằng số tốc độ k theo nghịch đảo của nhiệt độ là đường tuyến tính với độ dốc là
-Ea/(2,303R). Giả thiết rằng không có sự thay đổi bậc phản ứng với nhiệt độ, ta có thể
tính được tốc độ của phản ứng ở nhiệt độ cao (khi đó phản ứng xảy ra khá nhanh) và
ngoại suy từ đồ thị Arrhenius để ước tính hằng số tốc độ ở nhiệt độ phòng (khi phản
ứng xảy ra chậm) [5].
1.2.2.3. pH, hệ đệm

pH của dung dịch thường ảnh hưởng lớn đến độ ổn định của dược chất, sự thay
đổi pH có thể làm tăng hay giảm tốc độ thủy phân dược chất, đôi khi làm thay đổi cơ
chế phân hủy. Sự ảnh hưởng của pH đến tốc độ phân hủy dược chất trong dung dịch có
thể giải thích do phần lớn các phản ứng phân hủy được xúc tác bởi ion H+ hoặc ion
OH-. Ngoài ra, với dược chất là acid hoặc base yếu có tốc độ phân hủy khác nhau
nhiều giữa các dạng tồn tại của nó, thì tốc độ giáng hóa dược chất cũng phụ thuộc
nhiều vào pH môi trường [30].
Ngoài thực nghiệm nghiên cứu yếu tố pH, các hệ đệm pH cũng được chú ý nghiên
cứu để lựa chọn loại hệ đệm thích hợp cũng như nồng độ của hệ đệm. Các thành phần
của hệ đệm có vai trò ổn định pH, tuy nhiên chúng cũng thúc đẩy quá trình phân hủy
thuốc. Người ta thấy các hệ đệm nói chung như acetat, phosphat, borat đều có khả
năng thúc đẩy quá trình phân hủy thuốc [2].
Ảnh hưởng của pH, hệ đệm lên tốc độ phân hủy dược chất có thể biểu thị thông
qua phương trình:
kosb = k0 + kH+[H+] + kOH-[OH-] + kHX[HX] + kX-[X-]
Trong đó kobs là hằng số tốc độ xác định được bằng thực nghiệm, k0, kH+, kOH-,
kHX, kX- lần lượt là hằng số tốc độ đặc trưng cho sự xúc tác của dung môi, ion H+, OH-,
acid HX và base X- ( hệ đệm HX/X-) [5].
7


Để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đệm trong dung dịch thuốc, người ta giữ
nguyên lực ion, tỷ lệ các thành phần trong hệ đệm, pH, chỉ thay đổi nồng độ toàn bộ hệ
đệm trong dung dịch. Nếu tốc độ phân hủy bị ảnh hưởng bởi nồng độ đệm thì hệ đệm
nên được sử dụng ở nồng độ thấp cần thiết tối thiểu [2].
1.2.2.4. Lực ion
Với các thuốc bị phân hủy dưới dạng ion, tốc độ phản ứng sẽ phụ thuộc vào sự có
mặt của các ion khác trong dung dịch. Tương tác hút hoặc đẩy nhau giữa các ion sẽ
ảnh hưởng đến sự solvat hóa các chất tan trong dung dịch, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ
phản ứng [15].

Lực ion  được xác định bằng:
=

1
2

∑i Ci Zi

Trong đó Ci, Zi lần lượt là nồng độ, điện tích của ion trong dung dịch.
Hằng số tốc độ phân hủy biểu kiến phụ thuộc vào lực ion theo biểu thức sau:
logk = logk0 + 2QZAZB√
Trong đó ZA, ZB là điện tích của 2 ion, k0 là hằng số tốc độ khi  = 0 [30].
1.2.2.5. Hằng số điện môi của dung môi
Thông thường các công thức trong dược phẩm không chỉ sử dụng đơn thuần dung
môi là nước mà còn thêm vào một số dung môi hữu cơ khác như ethanol hoặc
glycerin. Việc thêm các dung môi này sẽ làm thay đổi hằng số điện môi của môi
trường dung dịch. Ảnh hưởng của hằng số điện môi lên tốc độ phản ứng giữa 2 tiểu
phân A và B được thể hiện qua phương trình sau:
lnk = lnk= - KZAZB/
Trong đó, K là hằng số ở nhiệt độ cho sẵn, ZA và ZB là điện tích của 2 ion tương
tác với nhau,  là hằng số điện môi, k= là hằng số tốc độ theo lí thuyết khi coi hằng
số điện môi của dung môi bằng vô cùng. Như vậy, dựa theo phương trình trên ta có thể
thấy nếu A và B là 2 ion cùng dấu thì việc tăng  sẽ làm tăng tốc độ phản ứng k và
ngược lại nếu A, B trái dấu [15].
1.2.2.6. Ánh sáng và oxy
Ánh sáng có thể ảnh hưởng đến sự phân hủy của dược chất. Phân tử dược chất có
thể trực tiếp hấp thụ photon, chuyển lên trạng thái kích thích rồi sau đó thông qua quá
8



trình quang hóa hình thành sản phẩm phân hủy. Tốc độ quang hóa thường phụ thuộc
vào sự chồng của phổ hấp thụ của dược chất với dải bước sóng của ánh sáng trong môi
trường. Đôi khi, tá dược cũng sẽ hấp thụ photon rồi truyền năng lượng cho phân tử
dược chất để hình thành trạng thái kích thích.
Sự có mặt của oxy ảnh hưởng đến sự oxi hóa phân tử dược chất. Thông thường,
tốc độ oxi hóa sẽ phụ thuộc vào nồng độ oxy trong môi trường [15].
d[D]
dt

= k[D][O2]

1.2.2.7. Độ ẩm
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phân hủy dược chất.
Thứ nhất, nước có thể là tác nhân tham gia quá trình thủy phân, đồng phân hóa và một
số phản ứng sinh học khác. Trong trường hợp này, tốc độ phân hủy dược chất phụ
thuộc nhiều vào nồng độ nước trong môi trường. Ngoài ra, nước có thể hấp phụ lên bề
mặt dạng thuốc thành dạng lớp mỏng, đóng vai trò như môi trường hòa tan dược chất
và cho các phản ứng phân hủy xảy ra [30].
1.2.2.8. Tá dược
Đặc tính của tá dược có ảnh hưởng đến độ bền hóa học của dược chất. Các tá dược
có độ ẩm cao thường có xu hướng làm giảm độ bền dược chất, điều này có thể giải
thích thông qua vai trò của nước đã nói ở mục trên.
Một số tá dược có khả năng làm thay đổi pH vi môi trường cũng có ảnh hưởng lớn
đến độ bền các chất nhạy cảm với acid hoặc base. Ngoài ra, các ion kim loại có trong
thành phần tá dược, hoặc là tạp chất trong tá dược cũng có thể xúc tác cho các quá
trình oxi hóa, quang hóa dược chất [30].
1.3. Hệ đa tiểu phân (multiparticulates) kiểm soát giải phóng
1.3.1. Định nghĩa, ưu nhược điểm của hệ đa tiểu phân
Hệ đa tiểu phân là hệ được cấu thành bởi một số lượng các đơn vị nhỏ riêng rẽ
như bột, hạt, pellet [5]. Do kích thước nhỏ (< 2 mm), dạng bào chế này không khó

nuốt đối với người dùng. Thêm vào đó, chúng có khả năng vượt qua môn vị ngay cả
khi cơ vòng đang đóng, điều này khiến cho lượng thuốc rút khỏi dạ dày một cách từ từ
và giảm được đáng kể các hiện tượng dồn liều hoặc kích ứng cục bộ [15]. Dạng bào
chế này cũng khá thích hợp cho việc kiểm soát giải phóng và che vị của dược chất
9


bằng công nghệ bao màng phim [1]. Ưu điểm của hệ đa tiểu phân kiểm soát giải phóng
đó là tránh được hiện tượng bùng liều và một số nguy cơ khác do khiếm khuyết của
màng bao gây ra [15].
Khi sử dụng, chúng có thể được phân tán trong chất lỏng như nước, sữa, nước hoa
quả hoặc trộn cùng các loại thức ăn bán rắn. Đây là một ưu điểm khiến dạng bào chế
này là một trong những dạng rất thích hợp với trẻ em. Tuy nhiên, khi trộn chế phẩm
với thức ăn cần đảm bảo cảm giác ngon miệng và tránh các thức ăn có thể có tương tác
với dược chất [5], [10].
Nhược điểm của hệ đa tiểu phân là quá trình sản xuất thường phức tạp hơn, đồng
thời thể tích thuốc của một liều dùng cũng thường lớn hơn so với dạng viên [29].
Micropellet là một dạng hệ đa tiểu phân, kích thước trong khoảng 400 - 700 m
[27]. Micropellet cũng có những ưu điểm của pellet thông thường như độ xốp nhỏ, độ
bền cơ học cao, trơn chảy tốt. Điểm vượt trội của micropellet so với pellet thông
thường là kích cỡ nhỏ của nó khiến cho việc nuốt được dễ dàng, ít tạo cảm giác sạn.
Ngoài ra, tổng diện tích bề mặt tăng lên cũng làm cho tốc độ giải phóng dược chất
nhanh hơn đáng kể [15].
1.3.2. Một số yếu tố công thức ảnh hưởng đến quá trình bào chế và đặc điểm giải
phóng của hệ đa tiểu phân kiểm soát giải phóng.
1.3.2.1. Những yếu tố thuộc về phần nhân bao
a) Kích thước, hình dạng của nhân bao
Nhìn chung, màng bao dày sẽ có tốc độ giải phóng dược chất chậm hơn so với
màng bao mỏng. Tổng diện tích bề mặt của hạt nhân là yếu tố quyết định khối lượng
vật liệu bao cần dùng để có được một màng bao với bề dày xác định. Diện tích bề mặt

của hạt nhân phụ thuộc vào kích thước, hình dạng và độ gồ ghề bề mặt của nó [25]. Hệ
đa tiểu phân có kích thước nhỏ, do vậy diện tích bề mặt thường rất lớn, lớn hơn nhiều
so với viên nén. Thông thường, một viên nén đường kính 10 mm sẽ có diện tích bề mặt
khoảng 3 cm2, lượng tá dược bao cần dùng để có một lớp màng phim toàn vẹn trên bề
mặt viên vào khoảng 3% khối lượng viên. Trong khi đó, lượng tương đương một viên
nén gồm 1000 pellet đường kính 1 mm có diện tích bề mặt khoảng 30 cm2. Như vậy,
để có màng phim cùng độ dày như ở viên nén, lượng tá dược bao cần dùng tăng lên tới
30%. Tuy nhiên, ở độ dày màng bao tương tự như viên nén, tốc độ khuếch tán các chất
10


ra khỏi màng bao ở hệ đa tiểu phân vẫn rất cao, nguyên nhân là do diện tích bề mặt
khuếch tán lớn [11].
Tiểu phân hình cầu có diện tích bề mặt nhỏ hơn so với các hình dạng khác. Ngoài
ra, tiểu phân hình cầu không có các góc cạnh hay phần gồ lên ảnh hưởng đến sự lưu
chuyển của hạt trong quá trình bao, do đó dễ dàng hình thành được lớp màng bao toàn
vẹn, đồng đều. Bề mặt tiểu phân gồ ghề, kém bằng phẳng cũng là nguyên nhân dẫn
đến độ dày màng bao không đồng đều tại các vị trí, làm giảm độ bền cơ học của màng
[25].
b) Đặc tính của dược chất
Thông thường hàm lượng dược chất trong hạt nhân sẽ ảnh hưởng đến tốc độ giải
phóng dược chất. Hàm lượng cao sẽ làm tăng lượng dược chất bị hòa tan và khuếch
tán vào màng phim trong quá trình bao màng. Phần dược chất nằm trong màng phim
có thể hình thành các kênh trong màng và làm gia tăng tốc độ giải phóng. Hàm lượng
dược chất cao trên bề mặt hạt nhân cũng làm tăng tương tác của dược chất với polyme
bao màng, giảm tính bám dính của màng [25].
Tốc độ giải phóng còn bị ảnh hưởng bởi tính chất hóa lý của dược chất. Các hoạt
chất tan nhiều trong nước và kích thước phân tử nhỏ thường có tốc độ giải phóng
nhanh do tốc độ hòa tan và khuếch tán lớn. Một số phản ứng giữa dược chất và thành
phần màng bao như tạo muối, tạo phức, mở vòng… cũng làm giảm tốc độ phóng thích

hoạt chất [25].
1.3.2.2. Những yếu tố thuộc về màng bao
a) Dung môi bao
Trước đây, các dung môi hữu cơ dễ bay hơi được sử dụng rất rộng rãi trong quá
trình bao màng. Tuy nhiên, từ năm 1970, các dung môi hữu cơ dần dần được thay thế
bởi nước do sự e ngại về độc tính, nguy cơ gây cháy nổ và ô nhiễm môi trường của
chúng. Việc sử dụng nước như dung môi bao màng có thể gặp phải một số vấn đề như:
nước có nhiệt độ sôi lớn do đó đòi hỏi quá trình sấy trong thời gian dài và ở nhiệt độ
cao, điều này khá bất lợi đối với dược chất nhạy cảm với ẩm và nhiệt; dịch bao trong
nước có xu hướng hình thành màng bao xốp do vậy thường đòi hỏi lượng vật liệu bao
lớn hơn so với dịch bao trong dung môi hữu cơ để đạt được cùng một khả năng kiểm
soát giải phóng [26].
11


b) Polyme
Các loại polyme được dùng trong công nghệ bao màng phim vô cùng phong phú,
chúng có thể có nguồn gốc tự nhiên (zein, alginat, pectin, shellac,…), bán tổng hợp
(ethylcellulose, cellulose acetat, hypromellose,…), tổng hợp (polymethacrylic).
Polyme nguồn gốc tự nhiên và dẫn xuất của chúng có ưu điểm là độc tính thấp.
Polyme tổng hợp thường có lẫn lượng dư monome, chất hóa dẻo, chất làm mềm, chất
độn – các thành phần có tiềm ẩn khả năng gây độc [25].
Các polyme khác nhau có thể tạo ra các đặc tính giải phóng khác nhau. Việc phối
hợp hai hay nhiều loại polyme có thể cho ra các loại màng phim đa dạng về tính chất
hóa lý và đặc điểm giải phóng [25].
c) Chất hóa dẻo
Chất hóa dẻo làm giảm sự xuất hiện các khiếm khuyết và vết nứt trên màng bao,
đặc biệt là trong trường hợp nhân bao trương nở ra khi tiếp xúc với nước. Sự mất chất
hóa dẻo trong thành phần màng do bay hơi hoặc do di chuyển dần vào phần hạt nhân
hay bao bì đóng gói có thể làm cho màng phim trở nên giòn, hình thành các vết nứt và

giải phóng dược chất sớm hơn mong đợi. Tuy nhiên, hàm lượng chất hóa dẻo quá cao
sẽ gây nguy cơ kết tụ trong quá trình bao do lớp màng phim dễ bị biến dạng.
Sự giải phóng dược chất bị ảnh hưởng bởi chủng loại và lượng chất hóa dẻo có
trong thành phần màng. Chất hóa dẻo thân dầu có thể làm giảm tốc độ giải phóng dược
chất do làm chậm quá trình thấm ướt của màng bao. Chất hóa dẻo có khối lượng phân
tử cao cũng thường làm giảm tốc độ giải phóng do làm giảm tính thấm ẩm của màng
bao [25].
d) Chất chống dính
Chất chống dính được sử dụng nhằm mục đích giảm sự kết tụ, bám dính của các
hạt trong suốt quá trình bao. Magnesi stearat, Talc, Kaolin là những chất chống dính
thường được sử dụng; ngoài ra, còn có thể dùng một số muối tan, chất hóa dẻo với vai
trò như chất chống dính [23]. Nhìn chung, những thành phần này đều có ảnh hưởng
đến đặc điểm giải phóng của hệ đa tiểu phân bào chế ra.
Talc có thể làm tăng thời gian lag do giảm sự khuếch tán qua màng và giảm tính
thấm nước của màng [23]. Các muối tan thường làm tăng tốc độ giải phóng dược chất
do tăng số lượng kênh trong màng. Các chất hóa dẻo như PEG, triacetin, triethyl citrat
12


khi sử dụng với mục đích chống dính cũng sẽ ảnh hưởng đến đặc tính giải phóng của
hệ đa tiểu phần như đã nói ở trên [25].
e) Các thành phần tan trong nước
Các thành phần tan trong nước thường được thêm vào trong công thức màng bao
nhằm làm tăng tốc độ giải phóng dược chất. Các chất tan trong nước có khối lượng
phân tử nhỏ thường dùng bao gồm sucrose, lactose, sorbitol, natri clorid. Chúng hòa
tan vào môi trường và để lại các kênh trên màng bao và làm gia tăng tốc độ phóng
thích dược chất. Ảnh hưởng này có thể diễn ra khá ngắn ngủi do các kênh bị đóng dần
lại theo thời gian, đặc biệt là khi thuốc phóng thích ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tối
thiểu để hình thành màng [25].
Các chất tan trong nước có khối lượng phân tử lớn có thể sử dụng là PEG,

polyvidon, hypromellose… những chất này bị hydrat hóa trong môi trường nhưng
không bị kéo ra khỏi màng. Chúng làm tăng tốc độ phóng thích thuốc do tăng khả
năng thấm ướt của màng [25].
1.3.3. Một số nghiên cứu về hệ đa tiểu phân
Nghiên cứu của Krisztina Nikowitz và cộng sự (2011) về phương pháp bào chế hệ
đa tiểu phân giải phóng tại ruột bằng kỹ thuật bồi dần trên máy tầng sôi. Diltiazem và
Acryl-EZE được sử dụng với vai trò là dược chất mô hình và polyme bao tan tại ruột
[18].
Nghiên cứu của Suranjana Roy và cộng sự (1989) về phương pháp bào chế
micropellet kiểm soát giải phóng chứa dapson. Ethyl cellulose được sử dụng làm
polyme bao giải phóng kéo dài [22].
Nghiên cứu của S. Krenzlin và cộng sự (2011) về phương pháp bào chế hệ đa tiểu
phân không bao chứa acid 5-aminosalicylic giải phóng tại đại tràng. Nghiên cứu sử
dụng Nutriose (chất được coi là bị phân hủy bởi enzym do vi khuẩn tiết ra trong đại
tràng ở những bệnh nhân viêm ruột) là thành phần kiểm soát giải phóng [12].

13


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị nghiên cứu
2.1.1. Nguyên vật liệu
Bảng 2.1 Nguyên liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm
STT

Tên nguyên liệu

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn


1

Esomeprazol magnesi trihydrat

Trung Quốc

TCNSX

2

Natri phosphat

Trung Quốc

DĐVN IV

3

Natri hydrophosphat

Trung Quốc

DĐVN IV

4

Natri dihydrophosphat

Trung Quốc


DĐVN IV

5

Natri hydroxyd

Trung Quốc

DĐVN IV

6

Acid hydrocloric

Trung Quốc

DĐVN IV

7

Aceton

Trung Quốc

DĐVN IV

8

Isopropanol


Trung Quốc

DĐVN IV

9

ABC2

Trung Quốc

TCNSX

10

Nhôm hydroxyd

Trung Quốc

TCNSX

11

Calci carbonat

Trung Quốc

TCNSX

12


Methanol

Đức

Tinh khiết sắc kí

13

Acetonitril

Đức

Tinh khiết sắc kí

14

Nước cất

Việt Nam

Tinh khiết sắc kí

15

Talc

Trung Quốc

TCNSX


16

Tween 80

Trung Quốc

TCNSX

17

XXX1

Đức

TCNSX

18

Eudragit XX2

Đức

TCNSX

19

Eudragit XX3

Đức


TCNSX

20

HPMCP 55

Nhật

TCNSX

21

Nhân BBO

Đức

TCNSX

Astrazeneca

TCNSX

Việt Nam

DĐVN IV

Bột pha hỗn dịch chứa các hạt giải
22


phóng tại ruột Nexium 10 mg
(LOT RCWB/ EXP 31-03-20)

23

Esomeprazol chuẩn viện (0114302.01)
14


2.1.2. Thiết bị nghiên cứu
Máy tầng sôi Uni – Glatt (Đức)
Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao Agilent HPLC 1260 (Mỹ)
Máy thử độ hòa tan ERWERKA DT 600 (Đức)
Máy cất nước 2 lần Favorit WCS8L (Malaysia)
Máy đo pH Eutech Instruments pH 510 (Nhật)
Máy siêu âm ULTRASONIC LC60H (Đức)
Tủ sấy tĩnh Memmert (Đức)
Tủ vi khí hậu Climacell MMM (Anh)
Cân kỹ thuật Sarturius TE212, cân phân tích Sarturius BP12 (Đức)
Rây các cỡ, bình định mức, pipet các loại
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Thẩm định một số tiêu chí của phương pháp định lượng esomeprazol bằng
sắc ký lỏng hiệu năng cao
Đánh giá độ tuyến tính, độ đúng, độ lặp lại của phương pháp định lượng bằng HPLC.
2.2.2. Nghiên cứu tiền công thức
Nghiên cứu động học quá trình phân hủy EMZ trong môi trường lỏng.
Khảo sát ảnh hưởng của một số tá dược đến độ ổn định hóa học của EMZ.
2.2.3. Nghiên cứu bào chế micropellet chứa esomeprazol
Bào chế micropellet bằng phương pháp bao tầng sôi.
Đánh giá khả năng giải phóng của micropellet bào chế được.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thẩm định một số tiêu chí của phương pháp định lượng esomeprazol bằng
sắc kí lỏng hiệu năng cao
Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) được dùng để định lượng dược chất
trong các mẫu theo dõi độ ổn định và trong micropellet, xác định độ hòa tan của dược
chất từ các mẫu micropellet.
 Điều kiện sắc kí:
Qua tài liệu tham khảo [28], điều kiện sắc kí như sau:
Cột C18 (15 cm x 4,6 mm x 5 m)
15


Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 280 nm
Pha động: đệm phosphat pH 7,6 – Acetonitril (65 : 35) (tt/tt)
Tốc độ dòng: 1 ml/phút
Thể tích tiêm: 20 l
Chuẩn bị dung dịch pha loãng (A): 0,52 g Na3PO4.12H2O và 1,97 g Na2HPO4 hòa
tan vào nước cất thành 1000 ml dung dịch đệm, điều chỉnh về pH 11 bằng dung dịch
NaOH hoặc H3PO4.
Chuẩn bị dãy dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 0,0625 g EMZ, hòa tan
bằng methanol trong bình định mức 50 ml thu được dung dịch gốc có nồng độ khoảng
1,25 mg/ml. Pha loãng dung dịch gốc bằng dung dịch A đến các nồng độ 5, 50, 100,
150, 200 g/ml. Các dung dịch chuẩn được lọc qua màng lọc 0,2 µm.
 Đánh giá các chỉ tiêu:
Để đảm bảo độ tin cậy của phương pháp định lượng bằng HPLC, tiến hành đánh
giá các chỉ tiêu dưới đây.
Độ tuyến tính: tiêm lần lượt các dung dịch chuẩn theo thứ tự nồng độ tăng dần.
Lập đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của diện tích pic theo nồng độ EMZ với hệ số tương
quan R ≥ 0,995.
Độ đúng và độ lặp lại: tiến hành thẩm định độ đúng, độ lặp lại trên 3 nồng độ 5,

100 và 200 g/ml. Lặp lại 6 mẫu đối với một nồng độ. Xác định nồng độ mỗi mẫu dựa
vào diện tích pic thu được và đường chuẩn phân tích trong cùng điều kiện. Độ đúng
được xác định bằng cách so sánh nồng độ tính được với nồng độ thực của mẫu. Độ lặp
lại được xác định thông qua giá trị RSD.
2.3.2. Nghiên cứu tiền công thức
2.3.2.1. Nghiên cứu động học sự phân hủy esomeprazol trong môi trường lỏng
a) Khảo sát ảnh hưởng của pH đến tốc độ phân hủy esomeprazol
Chuẩn bị các dung dịch đệm pH 8, 9, 10, 11 nồng độ 0,05 M
Cân chính xác khoảng 0,0500 g EMZ. Hòa tan bằng methanol vào bình định mức
50 ml thu được dung dịch gốc. Pha loãng dung dịch gốc bằng các môi trường đệm để
được dung dịch dược chất nồng độ 120 g/ml trong pH tương ứng. Cho các mẫu vào
lọ thủy tinh, đóng kín nắp và để ổn định ở 60C (kiểm tra bằng nhiệt kế) trong tủ sấy

16


tĩnh. Sau khi mẫu ổn định, lấy mẫu đem định lượng và coi đó là thời điểm 0 giờ. Tiếp
tục định lượng mẫu ở các thời điểm 1, 3, 5, 6 giờ.
b) Khảo sát ảnh hưởng của dung môi đến tốc độ phân hủy esomeprazol
Chuẩn bị dung dịch đệm phosphat pH 11 (0,05M)
Chuẩn bị các hỗn hợp đệm – dung môi tỉ lệ 1:1 (tt/tt), điều chỉnh về pH 11. Các
dung môi được sử dụng là nước, ethanol và isopropanol. (Mặc dù đệm phosphat đã có
dung môi là nước nhưng hỗn hợp đệm phosphat – nước vẫn được chuẩn bị như đối với
2 dung môi còn lại để đảm bảo nồng độ đệm ở cả 3 hỗn hợp dung môi là như nhau.)
Pha dung dịch dược chất 2500 g/ml trong methanol. Pha loãng dung dịch này
bằng các hỗn hợp dung môi để thu được các mẫu EMZ nồng độ 120 g/ml trong hỗn
hợp dung môi tương ứng. Cho mẫu vào lọ thủy tinh, đóng kín nắp, để ổn định ở 60C
trong tủ sấy tĩnh, lấy mẫu định lượng tại thời điểm 0, 4, 7 ngày.
2.3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của các tá dược đến độ ổn định hóa học của esomeprazol
a) Đánh giá khả năng ổn định dược chất của tá dược kiềm (TDK)

 Khả năng ổn định dược chất của TDK trong hỗn hợp trộn vật lý:
Các TDK được sử dụng: Na3PO4, Na2HPO4, CaCO3, CaHPO4, ABC2, Al(OH)3.
Tiến hành: Cân chính xác khoảng 0,0200 g EMZ và lượng tương ứng TDK (sao
cho tỉ lệ EMZ : TDK = 1:1) cho vào lọ thủy tinh sạch, trộn đều. Chuẩn bị thêm một
mẫu đối chiếu chỉ chứa dược chất mà không có TDK. Các lọ thủy tinh chứa mẫu
(không đóng nắp) được lưu trong tủ vi khí hậu ở điều kiện 40C, độ ẩm 75%. Sau 20
ngày, định lượng toàn bộ dược chất còn lại trong các lọ thủy tinh. Phần trăm dược chất
còn lại sẽ được tính bằng khối lượng dược chất định lượng được chia cho khối lượng
cân ban đầu của dược chất.
 Khả năng ổn định dược chất của TDK trong màng phim:
Các TDK cho kết quả tốt khi đánh giá thông qua hỗn hợp trộn vật lý tiếp tục được
sàng lọc qua phương pháp bào chế màng phim gồm: ABC2, CaCO3, Al(OH)3.
Tiến hành: Chuẩn bị dịch với thành phần HPMC E606 (3,0%), dược chất (5,0%),
tá dược kiềm (5,0%), Tween 80 (0,5%), dung môi đệm phosphat pH 11 – isopropanol
tỉ lệ 1:1 (tt/tt). Tráng một lớp dịch lên đĩa petri, để bốc hơi dung môi trong tủ sấy chân
không ở 40C đến khô (khoảng 4 giờ). Sau đó mang các đĩa petri lưu trong tủ vi khí
17


×