Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu bào chế pellet chứa hệ tự vi nhũ hóa rotundin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 75 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ PELLET CHỨA
HỆ TỰ VI NHŨ HÓA ROTUNDIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ




HÀ NỘI – 2015



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ PELLET CHỨA
HỆ TỰ VI NHŨ HÓA ROTUNDIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thạch Tùng


ThS. Trần Cao Sơn
Nơi thực hiện:
Bộ môn bào chế
Bộ môn Dược lý
Viện VSATTPQG


HÀ NỘI – 2015

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin được gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Nguyễn
Thạch Tùng và ThS. Trần Cao Sơn đã luôn luôn tận tâm hướng dẫn, động viên và
giúp đỡ em trong quá trình học tập nghiên cứu cũng như hoàn thành khóa luận này.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên
bộ môn Bào chế, các anh chị đang công tác tại Viện vệ sinh an toàn thực phẩm quốc
gia đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành được
khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường Đại
học Dược Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm huyết, truyền đạt cho em những kiến thức
quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, cảm ơn những người
bạn, người anh, chị, em – những người luôn ở bên, quan tâm, giúp đỡ động viên em
vượt qua khó khăn trong cuộc sống và học tập, là động lực để em học tập, rèn luyện và
nghiên cứu tại Trường Đại học Dược Hà Nội.


Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Đình Đức






MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 2
1.1. Tổng quan về rotundin 2
1.1.1. Cấu trúc hóa học và tính chất hóa lý của rotundin 2
1.1.2. Cơ chế tác dụng thần kinh của rotundin (tetrahydropalmatin) 3
1.1.3. Chỉ định 3
1.1.4. Một số chế phẩm có chứa rotundin trên thị trường 3
1.2. Tổng quan về hệ tự vi nhũ hóa rắn (hệ TVNHR) 3
1.2.1. Khái niệm hệ TVNHR 4
1.2.2. Các chất mang thường được sử dụng trong hệ TVNHR 4
1.2.3. Các dạng bào chế của hệ TVNHR 6
1.2.4. Các nghiên cứu trên thế giới về pellet chứa hệ TVNH 8
1.3. Tổng quan về đánh giá sinh khả dụng thuốc dùng theo đường uống 10
1.3.1. Định nghĩa sinh khả dụng 10
1.3.2. Một số động vật được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng
của thuốc dùng theo đường uống 10
1.3.3. Phương pháp định lượng thuốc trong huyết tương 10
1.3.4. Các nghiên cứu trên thế giới về đinh lượng rotundin và các chất tương
tự rotundin trong huyết tương và dịch cơ thể 14
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị 15
2.1.1. Nguyên vật liệu 15

2.1.2. Thiết bị nghiên cứu 15
2.2. Nội dung nghiên cứu 16
2.2.1. Bào chế pellet chứa hệ TVNH 16
2.2.2. Đánh giá sinh khả dụng 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu 16
2.3.1. Phương pháp bào chế 16
2.3.2. Phương pháp định lượng rotundin trong pellet chứa hệ TVNH 17
2.3.3. Phương pháp đánh giá pellet chứa hệ TVNH 18
2.3.4. Phương pháp đánh giá sinh khả dụng thuốc dùng theo đường uống 20
2.3.5. Phương pháp quy hoạch thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của biến đầu
vào tới biến đầu ra 22
2.3.6. Xử lý và tính toán kết quả 22
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN 23
3.1. Khoảng tuyến tính và đường chuẩn định lượng rotundin bằng
phương pháp UV trong môi trường methanol 23
3.2. Khảo sát và lựa chọn các thông số quy trình 23
3.2.1. Khảo sát thời gian ủ 24
3.2.2. Khảo sát tốc độ đùn 24
3.2.3. Khảo sát tốc độ vo 25
3.2.4. Khảo sát thời gian vo 25
3.3. Sàng lọc và lựa chọn tá dược 26
3.3.1. Đánh giá khả năng hấp phụ hệ lỏng của các tá dược rắn 27
3.3.2. Khảo sát và lựa chọn tá dược dính 27
3.4. Khảo sát và lựa chọn phần trăm các thành phần trong công thức bào
chế pellet chứa hệ TVNH 28
3.4.1. Khảo sát lượng tối đa hệ TVNH lỏng có thể nạp vào pellet 28
3.4.2. Khảo sát và lựa chọn lượng tá dược hấp phụ Aerosil 200 29
3.4.3. Khảo sát và lựa chọn lượng tá dược tạo cầu Avicel PH101 29
3.5. Đánh giá ảnh hưởng của các biến đầu vào tới các biến đầu ra bằng
quy hoạch thực nghiệm 30

3.5.1. Ảnh hưởng của biến đầu vào tới hiệu suất tạo pellet 32
3.5.2. Ảnh hưởng của biến đầu vào tới hiệu quả hòa tan (DE) 33
3.5.3. Ảnh hưởng của biến đầu vào tới phần trăm rotundin giải phóng từ pellet
sau 10 phút 35
3.6. Đánh giá các đặc tính của pellet chứa hệ TVNH 38
3.6.1. Đánh giá kích thước vi nhũ tương của hệ TVNH lỏng và hệ TVNH sau
khi nạp vào pellet 38
3.6.2. Xác định trạng thái tồn tại của rotundin trong pellet chứa hệ TVNH qua
đo X-ray. 38
3.6.3. Đánh giá hình dạng và đặc tính bề mặt của pellet chứa hệ TVNH 39
3.7. Đánh giá sinh khả dụng 40
3.7.1. Khảo sát và thẩm định phương pháp phân tích LC-MS/MS 40
3.7.2. Đánh giá sinh khả dụng và các thông số dược động học 42
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 46
Kết luận 46
Đề xuất…. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DĐVN
: Dược điển Việt Nam
DE
: Hiệu quả hòa tan
EP
: European Pharmacopoiea (Dược điển Châu Âu)
ESI
: Electrospray Ionization (Ion hóa phun điện tử)
FDA

: U.S. Food and Drug Administration ( Cục quản lý thực phẩm và
dược phẩm Hoa Kỳ)
HLB
: Hydrophilic Lipophilic Balance (Cân bằng dầu nước)

HPMC E6
: Hydroxypropyl methyl cellulose E6

KTTP
: Kích thước tiểu phân
LC-MS/MS
: Liquid chromatography tandem mass spectrometry (Sắc ký lỏng
khối phổ hai lần)
LOQ
: Limit of Qualification (Giới hạn định lượng)
MS
: Mass spectrometry (Khối phổ)
PDI
: Polydispersity index (Chỉ số đa phân tán)
PVP K30
: Polyvinyl pyrolidon K30
RTD
: Rotundin
SEM
: Scanning Electron Microscopy (Kính hiển vi điện tử quét)
SKD
: Sinh khả dụng
TCCS
: Tiêu chuẩn cơ sở
TCNSX

: Tiêu chuẩn nhà sản xuất
TVNH
: Tự vi nhũ hóa
TVNHR
: Tự vi nhũ hóa rắn
UV
: Ultra violet (Tử ngoại)
X-ray
: Nhiễu xạ tia X


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Một số chất mang vô cơ có bản chất silica thường gặp 4
Bảng 1.3. Các nghiên cứu trên thế giới về định lượng RTD và các chất tương tự 14
Bảng 2.1. Nguyên liệu và các hóa chất nghiên cứu 15
Bảng 2.2. Thiết bị nghiên cứu 15
Bảng 2.3. Thành phần công thức hệ TVNH lỏng 16
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát thời gian ủ 24
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tốc độ vo 25
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát thời gian vo 26
Bảng 3.4. Các thông số quy trình 26
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát loại tá dược dính 27
Bảng 3.6. Các loại tá dược bào chế pellet chứa hệ TVNH 28
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát lượng tá dược hấp phụ Aerosil 200 29
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát lượng tá dược tạo cầu Avicel PH101 30
Bảng 3.9. Hàm lượng các tá dược dùng để bào chế pellet chứa hệ TVNH 30
Bảng 3.10. Biến đầu vào trong quy hoạch thực nghiệm 31
Bảng 3.11. Thiết kế thí nghiệm và kết quả quy hoạch thực nghiệm 31
Bảng 3.12. Hệ số hồi quy của phương trình đánh giá ảnh hưởng biến đầu vào tới hiệu

suất tạo pellet 32
Bảng 3.13. Kết quả phân tích tính phù hợp của phương trình hồi quy đánh giá hiệu suất
tạo pellet 32
Bảng 3.14. Hệ số hồi quy phương trình đánh giá ảnh hưởng biến đầu vào tới DE 34
Bảng 3.15. Kết quả phân tích tính phù hợp của phương trình hồi quy đánh giá hiệu quả
hòa tan 34
Bảng 3.16. Hệ số hồi quy phương trình đánh giá ảnh hưởng biến đầu vào tới phần trăm
rotundin giải phóng sau 10 phút 36
Bảng 3.17. Kết quả phân tích tính phù hợp của phương trình hồi quy đánh giá phần
trăm rotundin giải phóng sau 10 phút 36
Bảng 3.18. Kết quả đo kích thước giọt vi nhũ tương 38
Bảng 3.19. Các ion phân tử và ion con trong phân tích khối phổ 40
Bảng 3.20. Kết quả thẩm định độ lặp lại và độ thu hồi 42
Bảng 3.21. Thông số dược động học đánh giá SKD trên thỏ 43


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Công thức cấu tạo rotundin 2
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa độ hấp thụ quang và nồng độ rotundin
trong methanol 23
Hình 3.2. Đường đồng mức thể hiện ảnh hưởng của biến đầu vào tới hiệu suất tạo
pellet 33
Hình 3.3. Biểu đồ (A) và đường đồng mức (B) thể hiện sự ảnh hưởng của biến đầu vào
tới hiệu quả hòa tan. 35
Hình 3.4. Biểu đồ (A) và đường đồng mức (B) thể hiện ảnh hưởng của biến đầu vào
tới phần trăm rotundin giải phóng từ pellet chứa hệ TVNH sau 10 phút 37
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc giữa cường độ nhiễu xạ và góc 2-theta 39
Hình 3.6. Hình ảnh chụp SEM của pellet (a) và bề mặt pellet (b) chứa hệ TVNH 40
Hình 3.7. Nồng độ rotundin trong huyết tương thỏ của hệ TVNH và pellet chứa hệ
TVNH theo thời gian 43

Hình 3.8. Nồng độ rotundin trong huyết tương thỏ của pellet chứa hệ TVNH và
nguyên liệu theo thời gian 44







1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rotuntin là một dược chất có nguồn gốc từ dược liệu với tác dụng an thần gây
ngủ và đặc biệt là ít gây nhiều tác dụng phụ như các thuốc an thần có nguồn gốc từ hóa
dược khác, rotundin đang được nghiên cứu và sử dụng ngày càng rộng rãi. Tuy nhiên
vì độ tan thấp (0,0387 mg/ml), sinh khả dụng đường uống của rotundin thường bị hạn
chế.
Những năm gần đây, hệ tự vi nhũ hóa (TVNH) đang được các nhà bào chế
nghiên cứu và phát triển nhằm tăng độ tan của những dược chất khó tan từ đó nâng cao
sinh khả dụng đường uống của những dược chất này [24], [29]. Tuy nhiên do tồn tại ở
trạng thái lỏng, hệ TVNH thường được đóng nang cứng hoặc mềm để dễ sử dụng cho
đường uống, việc đóng nang gây ra một số nhược điểm như: giá thành cao, tương tác
vỏ nang và ruột, rò rỉ thuốc. Vì vậy, việc phối hợp hệ TVNH vào các dạng bào chế rắn
đang được tập trung nghiên cứu [37]. Trong các dạng bào chế rắn như viên nén, bột thì
pellet có nhiều ưu điểm như: thời gian lưu thuốc ở dạ dày hằng định, thuốc phân tán
đều trong đường tiêu hóa, giảm kích ứng, giảm dao động sinh khả dụng giữa các cá
thể, dễ dàng mở rộng quy mô [3], [8]. Do đó, để khắc phục nhược điểm của hệ TVNH,
đồng thời có thể khai thác ưu điểm của cả hai dạng bào chế: pellet và hệ TVNH, chúng
tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế pellet chứa hệ tự vi nhũ hóa rotundin” với
những mục tiêu như sau:

1. Bào chế được pellet chứa hệ tự vi nhũ hóa chứa rotundin bằng phương pháp
đùn tạo cầu.
2. Đánh giá sinh khả dụng đường uống của 3 dạng: nguyên liệu rotundin, hệ
TVNH lỏng và pellet chứa hệ TVNH trên thỏ.



2

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về rotundin
Năm 1941, tại Việt Nam, Bonnet và Bùi Đình Sang đã chiết từ củ bình vôi
(Stephania rotunda Lour) một alkaloid đặt tên là rotundin. Năm 1965, alkaloid này
được xác định là l-tetrahydropalmatin [5]. Từ đó tới nay, rotundin đã được nghiên cứu
và sử dụng rộng rãi trên thị trường.
1.1.1. Cấu trúc hóa học và tính chất hóa lý của rotundin
1.1.1.1. Công thức cấu tạo
 Công thức cấu tạo [1]

Hình 1.1. Công thức cấu tạo rotundin
 Tên khoa học: 5,8,13,13a – tetrahydro – 2,3,9,10 – tetramethoxy – 6H –
dibenzo[a,g]quinolidin.
 Tên khác: tetrahydropalmatin, casein, gindarin, hyndarin.
 Công thức phân tử : C
21
H
25
NO
4
.

1.1.1.2. Tính chất hóa lý
 Lý tính: tinh thể màu trắng hay hơi vàng, không mùi, không vị. Tan trong
chloroform, hơi tan trong ethanol và ether, không tan trong nước, dễ tan trong acid
loãng [1].
 Hóa tính: rotundin là một alkaloid có N bậc 3, có phản ứng với các thuốc thử
chung của alkaloid, tạo muối với các acid vô cơ [2].
3

1.1.2. Cơ chế tác dụng thần kinh của rotundin (tetrahydropalmatin)
Ở mức độ phân tử tetrahydropalmatin (THP), một alkaloid được tìm thấy ở hầu
hết các loài thuộc chi Stephania, có ái lực gắn cao với receptor α
1
và α
2
adrenergic,
receptor D1, D2 và D3 của dopamin, receptor 5-HT
1A
, 5-HT
1D
, 5-HT
4
và 5-HT
7
của
serotonin [25], [42]. Qua đó, làm cạn kiệt các cấp độ dẫn truyền thần kinh của
noradrenalin, dopamin và serotonin trong hệ thống thần kinh trung ương [27]. Do đó,
THP có các tác dụng an thần, giảm đau, giảm nhẹ tác dụng ngoại tháp do đối kháng
dopamin, giảm các triệu chứng trong quá trình cai nghiện cocain và heroin.
1.1.3. Chỉ định
 Điều trị chứng lo âu mất ngủ.

 Điều trị giảm đau như: đau nhức đầu, đau dây thần kinh, đau do loét hành tá
tràng.
 Hỗ trợ điều trị cai nghiện.
1.1.4. Một số chế phẩm có chứa rotundin trên thị trường
 Viên Rotundin TW3 (Foripharm), Rotunda (Dopharma), Stilux 60 (Traphaco),
Rotundin 30 (Saokimpharma).
 Ống tiêm Rotundin sulfat 30 mg/ml (Phabaco).
1.2. Tổng quan về hệ tự vi nhũ hóa rắn (hệ TVNHR)
Hệ tự vi nhũ hóa (self microemulsifying drug delivery system) là hỗn hợp đẳng
hướng của dầu, chất diện hoạt và đồng diện hoạt. Khi được pha loãng với nước kết hợp
sự khuấy trộn nhẹ nhàng, hệ tự vi nhũ hóa nhanh chóng tạo thành vi nhũ tương dầu
trong nước. Với cấu trúc và đặc điểm trên, hệ TVNH giúp cải thiện và tăng sinh khả
dụng của dược chất khó tan đường uống [24]. Tuy nhiên do tồn tại ở trạng thái lỏng, hệ
TVNH thường được đóng nang cứng hoặc mềm để dễ sử dụng cho đường uống, việc
đóng nang gây ra một số nhược điểm như: giá thành cao, tương tác vỏ nang và ruột, rò
4

rỉ thuốc [11]. Để khắc phục những nhược điểm đó trong những năm gần đây, việc
nghiên cứu chuyển hệ TVNH lỏng sang dạng rắn đang được tập trung và mở rộng [37].
1.2.1. Khái niệm hệ TVNHR
Hệ TVNHR có thể hiểu là một dạng bào chế rắn được tạo thành bằng cách phối
hợp hệ TVNH lỏng với một chất mang dạng rắn bằng một số biện pháp như phun sấy,
hấp phụ trực tiếp, đùn tạo cầu [37]…
1.2.2. Các chất mang thường được sử dụng trong hệ TVNHR
1.2.2.1. Phân loại chất mang thường được sử dụng trong hệ TVNHR
Để “rắn hóa” hệ TVNH lỏng cần sử dụng những chất mang rắn phù hợp. Sau đây,
là một số nhóm chất mang thường được sử dụng:
a. Chất mang rắn vô cơ có độ xốp cao
Các chất rắn vô cơ thường được sử dụng là: Mg stearat, talc và các chất có bản
chất là silica như: silic dioxid (Aerosil), magiesium allumium silicat (Neuselin), canxi

silicat (Florit RE) [20], [36]…
 Đặc điểm của chất mang rắn vô cơ có độ xốp cao
Các chất rắn vô cơ thường có kích thước tiểu phân nhỏ, có nhiều lỗ xốp và diện
tích bề mặt lớn. Chúng “rắn hóa” hệ TVNH lỏng bằng cơ chế hấp phụ vật lý. Sau đây,
là đặc điểm của một số chất mang vô cơ có bản chất silica [36].
Bảng 1.1. Một số chất mang vô cơ có bản chất silica thường gặp
Chất mang
Kích thƣớc
tiểu phân
(μm)
Đƣờng kính lỗ
xốp (nm)
Diện tích bề
mặt (m
2
/g)
Khả năng hấp
phụ dầu
(g/100g)
Aerosil 200
0,012
-
200
-
Aerosil 380
0,007
-
380
-
Neusilin US2

44 - 77
5 - 6
300
305
Neusilin UFL2
3 - 5
-
300
305
Neosyl GP
19,5
> 30
200
285
 Ứng dụng của chất mang rắn vô cơ
5

Các chất rắn vô cơ được sử dụng làm chất mang cho hệ lỏng hệ TVNH trong
phương pháp phun sấy hoặc hấp phụ trực tiếp để tạo thành một dạng bào chế trung gian
[36]. Sau đó dạng bào chế trung gian này được phối hợp với các tá dược rắn khác để
dập viên hoặc đùn tạo cầu. Việc sử dụng chất mang vô cơ giúp giảm lượng tá dược rắn
cần dùng từ đó tăng khả năng mang hệ TVNH lỏng [30]. Đặc biệt Neusilin US2 tồn tại
dưới dạng hạt có kích thước khá lớn (44 - 77 μm), trơn chảy và chịu nén tốt [36]. Vì
vậy nó có thể dùng để dập thẳng tạo ra viên nén có độ xốp cao có khả năng hấp phụ
một lượng lớn hệ TVNH lỏng [32].
b. Các chất mang có bản chất là polyme
Các chất mang có bản chất polyme thường được sử dụng là: polyvinyl alcohol
(PVA), natri carboxymethyl cellulose (Na-CMC) and hydroxypropyl-b-cyclodextrin
(HP-b-CD), hydroxypropyl methyl cellulose (HPMC) [22], [36].
 Đặc điểm của các chất mang có bản chất là polyme:

- Khi sử dụng chất mang có bản chất polyme, các tiểu phân hệ TVNHR được
tạo thành có hình cầu, không đều, bề mặt xù xì. Hiện tượng này là do: hệ TVNH lỏng
không được hấp phụ trực tiếp lên bề mặt chất mang mà thay vào đó là hình thành các vi
nang hoặc hệ phân tán rắn [22].
- Các chất mang trên thường có độ nhớt và khả năng hút ẩm cao, vì vậy cần lựa
chọn loại chất mang và điều chỉnh các thông số về quy trình để phù hợp [16].
 Ứng dụng các chất mang có bản chất là polyme:
Các polyme thường sử dụng làm chất mang trong phương pháp phun sấy hoặc
hấp phụ trực tiếp [36].
Ngoài 2 loại chất mang trên, các chất có bản chất là protein như gelatin cũng có
thể được sử dụng như một loại chất mang [23].
1.2.2.2. Ảnh hưởng của các loại chất mang tới một số đặc tính của hệ TVNHR
Với vai trò là tác nhân rắn hóa, các loại chất mang trên có ảnh hưởng nhất định
đến một số đặc điểm của hệ TVNHR như: đặc tính vật lý (chịu nén, trơn chảy), kích
6

thước giọt nhũ tương sau khi phân tán lại, khả năng giải phóng và sinh khả dụng của hệ
TVNHR [22]. Cụ thể:
a. Trong phương pháp phun sấy:
 Kích thước giọt nhũ tương tạo thành sau khi phân tán lại bột phun sấy trong
nước giảm dần theo thứ tự: Aerosil, PVA, Na-CMC, HP-b-CD, Mg stearat. Trong đó
chỉ có Aerosil 200 là cho kích thước giọt nhũ tương tương đương hệ lỏng TVNH [22].
 Bột phun sấy với chất mang là chất rắn vô cơ cho khả năng chịu nén kém hơn
bột phun sấy với chất mang thân nước [36].
 Aerosil và Mg stearat làm tăng khả năng giải phóng và sinh khả dụng của bột
phun sấy so với dạng lỏng TVNH lỏng. Trong khi đó, các chất mang thân nước không
làm tăng giải phóng và sinh khả dụng nhưng lại duy trì được nồng độ thuốc cao trong
huyết tương trong thời gian dài [22].
b. Trong phương pháp hấp phụ:
 Các polyme có liên kết chéo trong phân tử có xu hướng kéo dài thời gian giải

phóng thuốc [13].
 Các chất mang vô cơ ít có sự khác nhau về khả năng giải phóng thuốc in-vitro.
Tuy nhiên, chúng có ảnh hưởng đáng kể tới SKD [20].
1.2.3. Các dạng bào chế của hệ TVNHR
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật bào chế, hệ TVNHR có thể tồn tại ở nhiều
dạng khác nhau, trong đó có 3 dạng bào chế phổ biến là: dạng bột, viên nén có độ xốp
cao và pellet [36].
1.2.3.1. Hệ TVNHR dạng bột
a. Bột hấp phụ:
 Được bào chế bằng cách hấp phụ hệ TVNH lỏng lên chất mang rắn [20]. Bột
hấp phụ có thể đóng nang hoặc phối hợp với các tá dược rắn khác để dập viên [36]. Hệ
lỏng có thể chiếm 70-80% trong công thức [21].
 Bột hấp phụ đồng nhất và có độ trơn chảy tốt [37].
7

b. Bột phun sấy
 Được bào chế bằng phương pháp phun sấy. Bột phun sấy có thể được đóng
nang hoặc dập thành viên nén [36]. Khả năng mang hệ TVNH lỏng đạt từ 50 - 60%
[21].
 Đặc điểm của bột phun sấy:
- Đồng nhất về mặt hình dáng và kích thước, trơn chảy tốt.
- Khả năng chịu nén phụ thuộc vào chất mang. Vì vậy, để khắc phục tính chịu
nén kém có thể kết hợp đồng thời cả 2 loại chất mang thân nước và sơ nước [18].
- Trong quá trình phun sấy thường phải sử dụng nhiệt độ, nếu sử dụng chất
mang hòa tan trong nước nhiệt độ phun sấy thường cao hơn các chất mang phân tán
trong cồn. Nhiệt độ cao gây ảnh hưởng tới chất đồng diện hoạt của hệ TVNH như:
transcutol hay ethanol. Điều này làm tăng kích thước giọt nhũ tương và giảm độ ổn
định của hệ TVNH [36].
Có thể thấy các hệ TVNHR ở dạng bột mặc dù phương pháp bào chế đơn giản tuy
nhiên chúng thường phải kết hợp với các tá dược rắn khác để tạo khối bột có thể chất

phù hợp cho đóng nang hoặc dập viên. Chính điều này làm tăng tỷ lệ tá dược rắn và
giảm khả năng mang thuốc. Vì vậy, các dạng bào chế khác như: viên nén có độ xốp
cao, pellet đang được tập trung nghiên cứu.
1.2.3.2. Hệ TVNHR dạng viên nén có độ xốp cao
 Viên nén được bào chế bằng phương pháp dập thẳng [32]. Khả năng mang hệ
TVNH lỏng đạt 50-70% [32].
 Đặc điểm của viên nén có độ xốp cao hấp phụ hệ TVNH lỏng:
- Độ xốp và độ cứng của viên nén bị ảnh hưởng lớn bởi lực dập. Cụ thể, với lực
dập càng lớn thì độ xốp của viên giảm, độ cứng viên tăng. Do ảnh hưởng tới độ xốp
nên lực dập ảnh hưởng mạnh tới thời gian hấp phụ và lượng hệ TVNH hấp phụ được
[32].
8

- Sau khi mang hệ lỏng, thời gian rã của viên tăng cao, độ cứng của viên giảm
nhẹ so với khi chưa mang hệ TVNH lỏng [32].
1.2.3.3. Pellet chứa hệ TVNH
 Pellet chứa hệ TVNH được bào chế bằng phương pháp đùn tạo cầu hoặc tạo
hạt ướt [21]. Trong đó phương pháp đùn tạo cầu có hiệu suất cao, pellet thu được tròn
đều có độ chắc cao, có thể áp dụng ở các quy mô khác nhau [39]. Việc kết hợp hệ
TVNH vào pellet không chỉ khắc phục được những nhược điểm của hệ TVNH lỏng mà
còn khai thác được những ưu điểm của dạng bào chế pellet như: phân tán rộng trong
đường tiêu hóa, giảm kích ứng, thời gian lưu ở dạ dày hằng định, dễ nâng cao quy mô
[8]. Khả năng mang hệ TVNH lỏng của pellet đạt 30-50% [6], [19], [35].
 Ảnh hưởng của tỷ lệ dầu/ chất diện hoạt và chỉ số HLB của chất diện hoạt tới
đặc tính của pellet chứa hệ TVNH như sau: lượng nước cần để tạo thành 1 khối bột đủ
ẩm cho việc đùn tạo cầu giảm khi tăng tỷ lệ dầu/diện hoạt và tăng khi chỉ số HLB của
chất diện hoạt tăng. Độ mài mòn của pellet giảm khi tăng tỷ lệ dầu/ diện hoạt. Độ đàn
hồi của pellet tăng khi tăng tỷ lệ dầu/diện hoạt. Với chất diện hoạt có chỉ số HLB cao
cải thiện liên kết hydro của chất diện hoạt với Avicel PH101, vì vậy làm cho pellet rã
nhanh hơn. Kích thước giọt nhũ tương tạo ra giảm khi sử dụng chất diện hoạt có chỉ số

HLB cao hoặc khi tăng tỷ lệ dầu/ diện hoạt [28].
1.2.4. Các nghiên cứu trên thế giới về pellet chứa hệ TVNH
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về pellet chứa hệ TVNH. Các nghiên cứu
chỉ ra rằng có thể bào chế pellet chứa hệ TVNH bằng phương pháp đùn tạo cầu, đồng
thời pellet tạo ra cho kích thước giọt nhũ tương và SKD không khác nhiều so với hệ
TVNH ở dạng lỏng. Sau đây là bảng tóm tắt các nghiên cứu điển hình về pellet chứa hệ
TVNH.

9

Bảng 1.2. Các nghiên cứu về pellet chứa hệ TVNH trên thế giới

Tên dƣợc
chất và
năm nghiên
cứu
Tá dƣợc lỏng
Tá dƣợc rắn
Kích thƣớc giọt nhũ
tƣơng (nm)
Đánh giá sinh khả dụng
TLTK

hình
thử
AUC( ng.giờ/ml)
Hệ
TVNH
Pellet chứa
hệ TVNH

Nguyên liệu
Hệ TVNH
Pellet chứa hệ
TVNH
Progesteron
(2008)
Solutol HS 15
Captex 355
Capmul MCM
Avicel 100
50 ± 13
58 ± 19




[7]
Curcumin
(2010)
Cremophor EL
Labrasol
Labrafac PG
Capryol 90
Avicel PH101
Aerosil 200
Natri
croscarmellose
25,8 - 28,8
29,6 – 32,8
Chuột

38,61 ± 10,61

537,90 ± 13,82

408,13 ± 14,18
[35]
Nitrendipin
(2010)
Miglyol 812
CremophorRH40
Tween 80
Transcutol P
Avicel 101
Aerosil 200
Lactose
Crospovidon
64 ± 12
72 ± 16
Chó
624,29 ± 356,39
1243,18 ±207,71

1082,92 ±343,69

[40]
Sirolimus
(2012)
Labrafil
M1944CS
Cremophor EL

Transcutol P
Avicel 100
Natri
croscarmellose
69 ± 12
82 ± 16
Chó
96,17 ± 8,45

131,65 ± 7,81
[19]
Loratadin
(2014)
Capyro 90l
Transcutol HP
Span
Avicel 100
190 ± 42
213,3 ± 46




[6]

10

1.3. Tổng quan về đánh giá sinh khả dụng thuốc dùng theo đƣờng uống
1.3.1. Định nghĩa sinh khả dụng
SKD là đại lượng chỉ tốc độ và mức độ hấp thu dược chất từ một chế phẩm bào

chế vào tuần hoàn chung và đưa đến nơi tác dụng. Trong đó, mức độ hấp thu dược chất
được biểu thị bằng diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian (AUC) và nồng độ
đỉnh Cmax, tốc độ hấp thu được xác định bằng thời gian đạt nồng độ đỉnh Tmax [15],
[41].
1.3.2. Một số động vật được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng
của thuốc dùng theo đường uống
Sự lựa chọn động vật thí nghiệm phải dựa vào mức độ giống nhau về mặt giải
phẫu và sinh lý của đường tiêu hóa ở động vật và ở người. Có thể dùng các động vật
sau:
 Chó: mô hình tốt nhất để đánh giá SKD thuốc uống, vì đường tiêu hóa của chó
tương đối giống người. Tuy nhiên, thời gian vận chuyển thuốc trong đường tiêu hóa ở
chó ngắn hơn ở người [31].
 Thỏ: đường tiêu hóa của thỏ khác xa người, dạ dày thỏ chứa thức ăn liên tục
cho dù nhịn đói kéo dài, chuyển hóa thuốc ở thỏ khác xa người và rất khó cho thỏ uống
dạng thuốc rắn một cách nguyên vẹn. Tuy nhiên, thỏ có nhiều ưu điểm như rẻ tiền, sẵn
có, dễ nuôi và chăm sóc [31].
 Khỉ: đường tiêu hóa và mô hình chuyển hóa thuốc qua đường niệu giống với
người nhưng khó cho khỉ uống thuốc và lấy máu liên tục, chi phí cho một thí nghiệm
tốn kém hơn, đòi hỏi chăm sóc kỹ lưỡng hơn và khó lấy máu [31].
1.3.3. Phương pháp định lượng thuốc trong huyết tương
Để tiến hành định lượng thuốc trong huyết tương cần 2 yếu tố: phương pháp chiết
tách và phương pháp phân tích.
1.3.3.1. Phương pháp chiết tách
a. Các phương pháp chiết tách truyền thống.
11

Để phân lập, tách chiết một dược chất từ huyết tương chúng ta có thể sử dụng
một số phương pháp quen thuộc như: kết tủa protein, chiết lỏng-lỏng, chiết pha rắn
[12], [33], trong đó để chiết rotundin từ huyết tương phương pháp chiết lỏng-lỏng được
sử dụng phổ biến nhất [14], [26]. Tuy nhiên, các phương pháp trên còn tồn tại một số

nhược điểm như:
 Phương pháp chiết lỏng-lỏng và kết tủa protein: dịch chiết tạo ra lẫn nhiều tạp
chất vì vậy ảnh hưởng đến kết quả phân tích và gây bẩn, nhiễm, hư hại dụng cụ phân
tích (ví dụ: cột sắc ký).
 Phương pháp chiết pha rắn: mặc dù có độ chọn lọc cao, dịch chiết tạo ra ít tạp
chất tuy nhiên phương pháp này tốn kém, cần thiết bị chuyên dụng và tốn thời gian.
Để hạn chế và khắc phục các nhược điểm trên, phương pháp chiết QuEChERS là
một phương pháp mới đang được nghiên cứu và phát triển.
b. Phương pháp chiết QuEChERS
QuEChERS là tên viết tắt của Quick, Easy, Cheap, Effective, Rugged và Safe là
phương pháp do hai nhà khoa học Anasstasiades và Lehotay phát triển để phân tích hóa
chất bảo vệ thực vật trong rau quả [9] và gần đây phương pháp trên đang được nghiên
cứu, phát triển để phân tích thuốc trong huyết tương [10], [38].
 Nguyên tắc chung của phương pháp
Mẫu phân tích được lắc với dung môi phù hợp, sau đó bổ sung thêm MgSO
4

NaCl để giúp quá trình phân lớp giữa nước và dung môi. Chất phân tích được chiết vào
lớp dung môi sẽ được thu và phân tích bằng GC-MS(/MS) và/hoặc LC-MS/MS [9].
 Đặc điểm của phương pháp QuEChERS
- Dung môi chiết có thể được sử dụng trong phương pháp QuECheRS là: aceton,
ethyl acetat, acetonitril (ACN). Trong đó, ACN được sử dụng phổ biến nhất do có các
ưu điểm sau [9]:
ACN dễ dàng tách riêng ra khỏi lớp nước sau khi cho muối, trong khi đó
aceton để tách riêng ra khỏi lớp nước cần sử dụng thêm các đồng dung môi
12

như: hexan. Việc sử dụng đồng dung môi sẽ làm tăng ái lực với các tạp chất
không phân cực dẫn đến dịch chiết nhiều tạp hơn [9].
Với độ nhớt thấp, độ phân cực trung bình ACN phù hợp cả với kỹ thuật GC

và LC-MS (trong khi aceton thường chỉ dùng cho GC-MS) [9].
- Pha rắn sử dụng trong phương pháp QuEChERS
Trong phương pháp QuEChERS, thường sử dụng MgSO
4
và NaCl kết hợp với
các pha rắn khác như: C
18
, GCB, PSA. Trong đó, MgSO4 và NaCl có vai trò như sau:
Vai trò của NaCl: khi cho NaCl vào hỗn hợp đồng nhất ACN-nước hoặc
aceton-nước sẽ xảy ra quá trình muối hóa (salting out) dẫn tới sự tách pha dung
môi hữu cơ ra khỏi pha nước [34].
Vai trò và ảnh hưởng của MgSO4: sau khi quá trình muối hóa xảy ra (salting
out) hỗn hợp sẽ phân thành hai lớp. Tuy nhiên, lớp dung môi hữu cơ vẫn còn
lẫn một phần nước, phần nước này làm giảm hiệu suất chiết. Việc sử dụng tác
nhân hút nước như MgSO4 giúp giảm lượng nước trong pha hữu cơ, từ đó làm
tăng hiệu suất chiết [34].
c. Ưu điểm của phương pháp QuEChERS
 Nhanh: quy trình ít bước, đơn giản [9].
 Dễ: quy trình đơn giản, dễ dàng, ít có sự khác nhau về số liệu giữa các phòng
thí nghiệm và người chiết [9].
 Rẻ: không cần sử dụng nhiều dung môi, thổi khí cô dung môi như chiết lỏng-
lỏng, hay thiết bị hút chân không, cột chiết trong chiết pha rắn [9].
 Hiệu quả: phương pháp QuEChERS cho hiệu suất chiết cao [9].
 An toàn: ít sử dụng dung môi độc hơn phương pháp chiết lỏng-lỏng [9].
1.3.3.2. Phương pháp phân tích thuốc trong huyết tương
Có nhiều phương pháp phân tích khác nhau như: HPLC-UV, HPLC-DAD… Tuy
nhiên, nồng độ thuốc trong huyết tương thường ở mức thấp khoảng ng/ml. Vì vậy cần
lựa chọn những phương pháp phân tích có độ nhạy cao, LC-MS đặc biệt là sắc ký lỏng
13


khối phổ hai lần (LC-MS/MS) có độ nhạy cao nên rất phù hợp để phân tích thuốc trong
huyết tương.
a. Nguyên tắc của LC-MS
LC-MS là sự phối hợp của quá trình tách các chất bằng LC và phát hiện hay định
lượng các chất bằng MS:
 LC: Sắc ký lỏng là quá trình tách xảy ra trên cột tách với pha tĩnh thường là
chất rắn và pha động là chất lỏng (sắc ký lỏng rắn - LSC). Khi tiến hành chạy sắc ký,
các chất phân tích được phân bố liên tục giữa pha động và pha tĩnh. Trong hỗn hợp các
chất phân tích, do cấu trúc phân tử và tính chất lý hoá của các chất khác nhau, nên khả
năng tương tác của chúng với pha tĩnh và pha động khác nhau. Do vậy, chúng di
chuyển với tốc độ khác nhau và tách ra khỏi nhau.
 MS: là thiết bị phân tích dựa trên cơ sở xác định khối lượng phân tử của các
hợp chất hóa học bằng việc tách các ion phân tích theo tỷ số giữa khối lượng và điện
tích (m/z) của chúng. Các ion có thể tạo ra bằng cách thêm hay bớt điện tích của chúng
như loại bỏ electeron, proton hóa… Các ion tạo thành được tách theo tỷ số m/z và phát
hiện, từ đó có thể cho thông tin về khối lượng hoặc cấu trúc phân tử của hợp chất.
b. Cấu tạo của thiết bị khối phổ
Thiết bị khối phổ gồm 3 phần chính: nguồn ion hoá, bộ phân tách khối và bộ phát
hiện. Trước hết, các mẫu được ion hóa trong nguồn ion, sau đó đưa vào bộ phận phân
tách khối để tách các ion theo tỷ số m/z. Các ion sau khi được tách sẽ được bộ phận
phát hiện phân tích sau đó được máy tính xử lý và lưu trữ. Trong đó, hai bộ phận quan
trọng nhất là: nguồn ion và bộ phân tách khối.
 Nguồn ion được sử dụng phổ biến nhất là nguồn ESI. ESI chuyển các phân tử
có phân tử khối M thành ion phân tử (M +H)
+
, đây là nguồn ion có độ nhạy cao.
 Trong các bộ phận tách khối thì bộ phận tách khối ba tứ cực được sử dụng phổ
biến trong kỹ thuật LC-MS/MS. Bộ phận này gồm ba tứ cực ghép nối với nhau. Trong
đó, tứ cực thứ nhất (Q1) có nhiệm vụ tách các ion, lựa chọn ion mẹ với m/z nhất định
14


từ nguồn ion chuyển đến để chuyển tới Q2. Ở tứ cực thứ hai (Q2) các ion mẹ bị phân li
do va chạm với khí trơ có mặt như khí N2, Ar, He và một năng lượng bắn phá khoảng
10-50 eV để tạo thành các ion con. Toàn bộ ion con sẽ được chuyển sang tứ cực thứ 3
(Q3), ở đây sẽ tiếp tục quá trình tách và lựa chọn ion con có giá trị m/z nhất định.
Sự phối hợp giữa QuEChERS và LC-MS/MS là một xu hướng đang được nhiều
nghiên cứu hiện nay tập trung vào để phân tích thuốc trong huyết tương. Trong nghiên
cứu này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chiết QuEChERS phối hợp với kỹ thuật
LC-MS/MS để phân tích Rotundin trong huyết tương.
1.3.4. Các nghiên cứu trên thế giới về đinh lượng rotundin và các chất tương tự
rotundin trong huyết tương và dịch cơ thể
Bảng 1.3. Các nghiên cứu trên thế giới về định lượng RTD và các chất tương tự
Tên chất
và năm
nghiên
cứu
Mô hình
đánh giá
PP chiết
PP phân
tích
Kết quả thẩm định phƣơng pháp
Berberin
palmatin
(2008)
[17]
Chuột
Lỏng-lỏng
LC-MS/MS
LOQ: 1 ng/ml, khoảng tuyến tính: 1-

250 ng/ml. Độ lặp lại: RSD < 4 %.
Palmatin
(2009)
[26]


Chuột
Lỏng-lỏng
LC-MS
LOQ: 1 ng/ml, khoảng tuyến tính: 1-
500 ng/ml. Độ lặp lại: RSD < 7,4 %

Rotundin
(2011)
[14]

Người
Lỏng-lỏng
HPLC-UV
LOQ: 0,01 ng/ml, khoảng tuyến tính:
0,01-1 ng/ml. (r=0,9998). Độ đúng:
99-111 %. Độ lặp lại: RSD < 5 %

×