Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu bào chế hydrogel chứa niosome tadalafil

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 52 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ MAI ANH
Mã sinh viên: 1301394

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
HYDROGEL CHỨA NIOSOME
TADALAFIL
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. PGS.TS: Nguyễn Ngọc Chiến
2. TS: Phạm Việt Cường
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Công Nghiệp Dược

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn chân thành và sâu sắc tới:
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chiến
Người thầy đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian
vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Phạm Việt Cường, người luôn hướng dẫn, giải
đáp mọi thắc mắc, khó khăn cho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị cán bộ tại Viện Công nghệ
Dược phẩm Quốc gia, bộ môn Công nghiệp dược, bộ môn Bào chế đã nhiệt tình giúp
đỡ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu, Phòng đào tạo cùng


toàn thể thầy cô ở các bộ môn và các phòng ban trường Đại học Dược Hà Nội đã tận
tình dạy dỗ tôi trong những năm tháng học tập tại trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã luôn bên tôi,
động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2018.
Sinh viên

Phạm Thị Mai Anh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .........................................................................................2
1.1. Tổng quan về tadalafil........................................................................................... 2
1.1.1. Công thức........................................................................................................ 2
1.1.2. Tính chất ......................................................................................................... 2
1.1.3. Một số thông số dược động học ..................................................................... 2
1.1.4. Cơ chế tác dụng .............................................................................................. 3
1.1.5. Chỉ định .......................................................................................................... 3
1.1.6. Liều dùng ........................................................................................................ 3
1.1.7. Tác dụng không mong muốn .......................................................................... 4
1.1.8. Một số biệt dược trên thị trường ..................................................................... 4
1.2. Tổng quan về hệ tiểu phân niosome ..................................................................... 4
1.2.1. Khái niệm........................................................................................................ 4
1.2.2. Thành phần ..................................................................................................... 4
1.2.3. Phân loại ......................................................................................................... 7
1.2.4. Phương pháp bào chế niosome ....................................................................... 7

1.2.5. Ứng dụng của niosome trong lĩnh vực dược phẩm ........................................ 8
1.2.6. Ứng dụng hệ vận chuyển niosome vào dạng thuốc dùng ngoài da ................ 9
1.2.7. Một số nghiên cứu bào chế gel dùng qua da chứa tadalafil ........................... 9
1.2.8. Một số nghiên cứu bào chế gel chứa hệ tiểu phân nisome ứng dụng dạng thuốc
dùng ngoài da ..........................................................................................................10
1.3. Sơ lược về gel...................................................................................................... 12
1.3.1. Khái niệm...................................................................................................... 12
1.3.2. Phân loại ....................................................................................................... 12
1.3.3. Ứng dụng gel dùng ngoài da ......................................................................... 12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................13
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị ...................................................................................... 13
2.1.1. Nguyên vật liệu ............................................................................................. 13


2.1.2. Thiết bị sử dụng ............................................................................................ 13
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 14
2.2.1. Xây dựng công thức bào chế niosome chứa tadalafil ................................... 14
2.2.2. Xây dựng công thức bào chế gel chứa niosome tadalafil ............................. 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 14
2.3.1. Bào chế niosome tadalafil bằng phương pháp tiêm ethanol ......................... 14
2.3.2. Phương pháp định lượng tadalafil trong niosome ........................................ 15
2.3.3. Phương pháp đánh giá một số đặc tính tiểu phân niosome tadalafil ............ 16
2.3.4. Phương pháp bào chế gel tadalafil................................................................ 18
2.3.5. Phương pháp đánh giá hệ gel chứa niosome tadalafil .................................. 19
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................21
3.1. Kết quả thẩm định một số chỉ tiêu phương pháp HPLC định lượng tadalafil .... 21
3.1.1. Độ tuyến tính ................................................................................................ 21
3.1.2. Độ lặp lại....................................................................................................... 21
3.2. Kết quả xây dựng công thức bào chế niosome tadalafil ..................................... 22
3.2.1. Khảo sát và lựa chọn tỷ lệ mol Span 60/cholesterol..................................... 22

3.2.2. Khảo sát và lựa chọn tỷ lệ mol dược chất/ tổng tá dược .............................. 24
3.2.3. Khảo sát và lựa chọn nồng độ chất diện hoạt trong pha nước ...................... 26
3.2.4. Khảo sát và lựa chọn tỷ lệ mol dược chất/ tổng tá dược với sự có mặt của chất
diện hoạt trong pha nước ........................................................................................28
3.2.5. Khảo sát các yếu tố thuộc về quy trình ảnh hưởng đến tính chất của hệ
niosome ...................................................................................................................30
3.2.6. Kết quả đo phổ hồng ngoại ........................................................................... 31
3.3. Kết quả xây dựng công thức bào chế gel chứa niosome tadalafil....................... 33
3.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ tá dược tạo gel đến khả năng giải phóng
dược chất .................................................................................................................33
3.3.2. Ảnh hưởng của chất tăng thấm đến khả năng giải phóng dược chất ............ 35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BPH

Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (Benign prostatic hyperplasia)

Chol

Cholesterol

CPP

Critical Packing Parameter

DĐVN IV Dược điển Việt Nam IV

EE

Hiệu suất mang thuốc (Encapsulation Efficiency)

FTIR

Phổ hồng ngoại biến đổi (Fourier-transform infrared spectroscopy)

hhvl

Hỗn hợp vật lý

HLB

Chỉ số cân bằng dầu nước (Hydrophilic lipophilic balance)

HPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography)

KTTP

Kích thước tiểu phân

KTTPTB

Kích thước tiểu phân trung bình

LC


Khả năng nạp thuốc (Loading Capacity)

LUV

Nang to đơn lớp (Large unilamellar vesicle)

MLV

Nang đa lớp (Multilamellar vesicle)

NLC

Hệ mang lipid cấu trúc nano (Nanostructured lipid carriers)

NSX

Nhà sản xuất

PDI

Chỉ số đa phân tán (Polydispersity Index)

PG

Propylen glycol

SUV

Nang nhỏ đơn lớp (Small unilamellar vesicle)


TAD

Tadalafil

TKHH

Tinh khiết hóa học

TKPT

Tinh khiết phân tích

TPGS

D–α–Tocopheryl polyethylen glycol succinat

U.S.FDA

Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (United States Food
and Drug Administration)

USP

Dược điển Mỹ (United States Pharmacopoeia)

v/v

Thể tích/ thể tích

w/v


Khối lượng/ thể tích


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Chỉ số CPP và cấu trúc dự đoán của hệ ..........................................................6
Bảng 1.2. Dược chất sử dụng trong hệ vận chuyển niosome ..........................................9
Bảng 2.1. Hóa chất và nguyên liệu sử dụng trong bào chế ...........................................13
Bảng 2.2. Hóa chất và nguyên liệu sử dụng trong kiểm nghiệm ..................................13
Bảng 3.1. Mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ TAD ...................................21
Bảng 3.2. Độ lặp lại ......................................................................................................22
Bảng 3.3. Thành phần các công thức khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ mol Span 60/Chol
lên hệ tiểu phân niosome. ..............................................................................................23
Bảng 3.4. Kết quả KTTPTB, PDI và EE% của các công thức khảo sát sự ảnh hưởng của
tỷ lệ mol Span 60/Chol lên đặc tính của hệ tiểu phân niosome.....................................23
Bảng 3.5. Các công thức khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ mol dược chất/ tổng tá dược lên
đặc tính của hệ tiểu phân niosome .................................................................................24
Bảng 3.6. Các công thức khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất diện hoạt đến đặc tính
của hệ tiểu phân niosome ..............................................................................................27
Bảng 3.7. Các công thức khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ mol dược chất/ tổng tá dược lên
đặc tính của hệ tiểu phân niosome .................................................................................30
Bảng 3.8. Khảo sát các yếu tố quy trình ảnh hưởng đến tính chất của hệ niosome .....31
Bảng 3.9. Thành phần các công thức khảo sát ảnh hưởng nồng độ gôm xanthan đến khả
năng giải phóng của dược chất ......................................................................................33
Bảng 3.10. Phần trăm dược chất giải phóng qua màng từ các công thức gel có nồng độ
tá dược tạo gel khác nhau ..............................................................................................34
Bảng 3.11. Thành phần công thức khảo sát ảnh hưởng của chất tăng thấm đến khả năng
giải phóng dược chất qua màng ....................................................................................35
Bảng 3.12. Phần trăm dược chất giải phóng qua màng khi sử dụng các chất tăng thấm
khác nhau .......................................................................................................................35



DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của tadalafil.........................................................................2
Hình 1.2. Cấu trúc niosome. ...........................................................................................5
Hình 1.3. Chỉ số CPP .....................................................................................................6
Hình 1.4. Cấu trúc của SUV, LUV và MLV . ................................................................7
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ TAD .........21
Hình 3.2. Đồ thị thể hiện sự ảnh hưởng của tỷ lệ mol Span 60/Chol lên đặc tính của hệ
tiểu phân niosome ..........................................................................................................23
Hình 3.3. Đồ thị thể hiện giá trị KTTPTB và PDI của các công thức khảo sát ảnh hưởng
của tỷ lệ mol dược chất/ tổng tá dược đến đặc tính của hệ niosome .............................25
Hình 3.4. Đồ thị thể hiện giá trị EE% và LC% của các công thức khi thay đổi tỷ lệ mol
dược chất/ tổng tá dược .................................................................................................25
Hình 3.5. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của nồng độ chất diện hoạt đến đặc tính của hệ tiểu
phân niosome .................................................................................................................29
Hình 3.6. Đồ thị thể hiện giá trị KTTPTB và PDI của các công thức khi thay đổi tỷ lệ
mol dược chất/ tổng tá dược ..........................................................................................30
Hình 3.7. Đồ thị thể hiện giá trị EE% và LC% của các công thức khi thay đổi tỷ lệ mol
dược chất/ tổng tá dược .................................................................................................31
Hình 3.8. Phổ IR của các mẫu nano, hỗn hợp vật lý, TAD nguyên liệu, Span 60 và
cholesterol ......................................................................................................................32
Hình 3.9. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của nồng gôm xanthan đến khả năng giải phóng
dược chất qua màng theo thời gian................................................................................34
Hình 3.10. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của chất tăng thấm đến khả năng giải phóng dược
chất qua màng ................................................................................................................36


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tadalafil là một chất ức chế men phosphodiesterase-5 (PDE-5), đã được phê

duyệt bởi U.S.FDA năm 2003 trong chỉ định điều trị rối loạn cương dương. So với các
chất trong nhóm ức chế men PDE–5 khác như vardenafil, sildenafil, TAD là chất có
hiệu lực cao nhất và có tính chọn lọc trên men PDE-5 cao hơn ít nhất 9000 lần. Tuy
nhiên TAD có nhược điểm là độ tan trong nước kém, thời gian đạt đến nồng độ đỉnh
trong huyết tương của TAD cao (TAD cần khoảng 2 giờ để đạt đến nồng độ đỉnh, trong
khi sildenafil và vardenafil chỉ cần khoảng 50 phút) [13]. Những hạn chế thực tế trên đã
phát sinh nhu cầu nghiên cứu và phát triển những kỹ thuật làm tăng độ tan và tìm đường
dùng thay thế phù hợp với mục đích đạt được hiệu quả điều trị cao của TAD.
Hệ tiểu phân niosome là dạng bào chế đặc biệt có kích thước từ vài chục nm đến
vài chục µm đã được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm dược phẩm. Với cấu trúc độc
đáo gồm một nhân nước được bao bọc bởi lớp vỏ chất diện hoạt không ion hóa (có hoặc
không có cholesterol), niosome vừa đảm bảo khả năng cải thiện độ tan rõ rệt cho dược
chất vừa cải thiện được một số nhược điểm của liposome (với lớp vỏ phospholipid) như
không bền, tính lặp lại trong bào chế không cao, hiệu suất chế tạo thấp [6], giá thành
cao.
Đường dùng thuốc qua da là một trong số những đường dùng thay thế đường
uống với nhiều ưu điểm, có thể khắc phục những hạn chế của đường uống như thuốc
không qua chuyển hóa bước đầu tại gan, dễ dàng quản lý nồng độ thuốc trong huyết
tương dẫn đến ổn định sinh khả dụng trên bệnh nhân, an toàn, không đau và tiện lợi
trong sử dụng. Với đặc tính kém tan nhưng thấm tốt, TAD là đối tượng thích hợp để
thực hiện những nghiên cứu qua da đặc biệt khi kết hợp với công nghệ nano làm tăng
độ tan. Điều này có thể khắc phục được những hạn chế thực tế đang gặp phải.
Chính vì những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu bào chế
hydrogel chứa niosome tadalafil” với hai mục tiêu sau:
1. Bào chế được hệ tiểu phân niosome chứa tadalafil và đánh giá được một
số tính chất của hệ.
2. Bước đầu xây dựng được công thức gel chứa niosome tadalafil.

1



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về tadalafil
1.1.1. Công thức

Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của tadalafil [32].
Công thức phân tử: C22H19N3O4.
Khối lượng phân tử: 389,411 g/mol.
Tên khoa học:
(6R,12aR)-2,3,6,7,12,12a-Hexahydro-2-methyl-6-[3,4 (methylenedioxy)phenyl]
pyrazino [1’,2’:1,6] pyrido [3,4-b] indole-1,4-dione.
1.1.2. Tính chất
 Cảm quan: Bột kết tinh trắng.
 Độ tan: Hầu như không tan trong nước, tan không đáng kể trong methanol,
aceton và ethanol.
 Nhiệt độ nóng chảy: 301 – 302°C [27].
1.1.3. Một số thông số dược động học
 Hấp thu: Tadalafil được hấp thu tốt sau khi uống. Nồng độ tối đa trong huyết
tương đạt được trong vòng 2 giờ sau khi uống; tỷ lệ và mức độ hấp thu không bị ảnh
hưởng bởi thức ăn.
 Phân bố: Tadalafil được phân bố rộng rãi vào các mô và khoảng 94% gắn với
protein huyết tương.
 Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa trong gan chủ yếu bằng cytochrom P450
isoenzym CYP3A4. Chất chuyển hóa chính là methylcatechol glucuronid, không hoạt
tính.
 Thải trừ: Tadalafil được thải trừ chủ yếu dưới dạng chất chuyển hóa không
2


hoạt tính, phần lớn trong phân (khoảng 61% liểu thuốc) và với mức độ ít hơn trong nước

tiểu (khoảng 36% liều thuốc). Thời gian bán thải trung bình của tadalafil khoảng 17,5
giờ [31].
1.1.4. Cơ chế tác dụng
Cương cứng là do tín hiệu từ hệ thần kinh đối giao cảm trong tủy sống theo dây
thần kinh chậu đến dương vật. Khác với những dây thần kinh đối giao cảm ở các nơi
khác trong cơ thể, dây thần kinh dương vật tiết ra chất nitric oxyd thay vì
chất acetylcholin. Nitric oxyd làm giãn nở động mạch và các hệ thống chứa máu trong
dương vật. Các hệ thống này gồm ba thể hình ống dài, dọc theo dương vật, hai thể trên
gọi là thể hang, thể dưới gọi là thể xốp. Khi chưa cương cứng, máu theo động mạch vào
các thể này rồi theo tĩnh mạch trở về cơ thể. Khi có kích thích tình dục, nitric oxyd từ
các dây thần kinh, tế bào nội mô mạch máu, sẽ phóng thích vào thể hang, làm tăng quá
trình chuyển hóa guanisin triphosphat (GTP) thành cyclic guanosin monophosphat
(cGMP), từ đó làm giãn mạch máu và thể hang dương vật, máu tuôn vào nhanh làm căng
các xoang ổ trong các thể chứa máu, căng mạnh đến độ làm bẹp các ống tĩnh mạch, làm
nghẽn đường về của máu, gây nên hiện tượng cương dương. PDE-5 là một enzym phân
hủy cGMP, vì vậy các chất ức chế PDE-5 sẽ ngăn chặn quá trình phân hủy cGMP, từ đó
làm tăng cường tác dụng giãn mạch của nitric oxyd và khôi phục khả năng cương của
dương vật ở những bệnh nhân bị rối loạn cương dương [31].
Tadalafil là hợp chất có khả năng ức chế PDE-5 nên được sử dụng trong điều trị
rối loạn cương dương. Ngoài ra, tadalafil còn được sử dụng để cải thiện khả năng vận
động ở người trưởng thành khi có triệu chứng tăng huyết áp động mạch phổi, theo cơ
chế giãn mạch phổi và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn [20].
1.1.5. Chỉ định
- Phẫu thuật tuyến tiền liệt lành tính: Điều trị các dấu hiệu và triệu chứng tăng
sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH).
- Rối loạn cương dương: Điều trị rối loạn cương dương.
- Tăng huyết áp động mạch phổi [31].
1.1.6. Liều dùng
- Kích thích tuyến tiền liệt lành tính (có hoặc không có rối loạn cương dương
đồng thời):

+ Uống: 5 mg/lần/ngày.
3


+ Lưu ý: Khi dùng tadalafil với finasterid để bắt đầu điều trị BPH, thời gian điều
trị được đề nghị là ≤ 26 tuần [20].
- Rối loạn cương dương:
+ Liều dùng cần thiết: Uống 10 mg ít nhất 30 phút trước khi hoạt động tình dục
sử dụng một liều duy nhất và không quá một lần mỗi ngày. Liều có thể được điều chỉnh
dựa trên khả năng dung nạp (khoảng liều: 5 đến 20 mg). Lưu ý: Chức năng cương dương
có thể được cải thiện trong tối đa 36 giờ sau một liều duy nhất.
+ Liều dùng hàng ngày: Uống 2,5 mg một lần mỗi ngày. Liều có thể được điều
chỉnh dựa trên khả năng dung nạp (khoảng liều: 2,5 đến 5 mg/ngày) [20].
- Tăng huyết áp động mạch phổi: Uống 40 mg/lần/ngày [20].
1.1.7. Tác dụng không mong muốn
- Các phản ứng phụ thường gặp nhất là nhức đầu, buồn nôn, chứng khó tiêu, đau
lưng, đau cơ, đỏ bừng, viêm tá tràng và đau đầu. Những phản ứng phụ này phụ thuộc
vào liều, thoáng qua và thường nhẹ hoặc trung bình [21].
1.1.8. Một số biệt dược trên thị trường
- Cialis: 2,5 mg, 5 mg, 10 mg, 20 mg.
- Adcirca: 20 mg.
1.2. Tổng quan về hệ tiểu phân niosome
1.2.1. Khái niệm
Niosome là dạng đặc biệt của vi nang và siêu vi nang gồm một nhân nước ở giữa
được bao bọc bởi một lớp vỏ chất diện hoạt không ion hóa (có hoặc không có cholesterol
và dẫn chất của nó) gồm một hay nhiều lớp đồng tâm, có kích thước thay đổi từ hàng
chục nm đến hàng chục µm. Cấu trúc độc đáo của niosome giúp nó có khả năng mang
dược chất thân nước vào khoang nước, dược chất thân dầu vào lớp vỏ và dược chất
lưỡng thân vào cả lớp vỏ và khoang nước [26].
1.2.2. Thành phần


4


Hình 1.2. Cấu trúc niosome.
1.2.2.1. Chất diện hoạt không ion hóa
Chất diện hoạt không ion hóa là thành phần cơ bản cấu tạo nên niosome, là những
phân tử vừa thân dầu vừa thân nước, có khả năng tự động đóng vòng để tạo niosome.
Khi trộn lẫn với nước, đầu thân nước (thường là các sulfonat, carboxylat, phosphat và
các dẫn xuất amoni) sẽ hướng ra ngoài tương tác với môi trường nước, trong khi đó đầu
thân dầu (thường là các alkan, fluorocarbon, nhóm thơm không phân cực) quay vào
trong, tạo lớp màng kép bao bọc nhân nước. Nhờ cấu trúc độc đáo như vậy, các nhà bào
chế đã tìm cách đưa chất tan trong nước vào nhân nước ở giữa, chất tan thân dầu vào
lớp vỏ hoặc chất lưỡng thân phân bố vào cả hai lớp.
Các loại chất diện hoạt không ion hóa thường được sử dụng để bào chế niosome
bao gồm: Alkyl ether: monoalkyl glycerol ether (C16, MW = 473), diglycerol ether
(MW = 979), glycosid alkyl và ether alkyl mang nhóm thân dầu polyhydroxyl (MW =
393), alkyl ester (Span 40, Span 60,…), alkyl amid (galactosid, glucosid), acid béo và
hợp chất amino acid mạch dài [29].
Chỉ số cân bằng dầu nước HLB (Hydrophilic – Lipophilic Balance): Là một giá
trị đặc trưng cho chất diện hoạt, là một thông số tốt dự báo khả năng cầu hóa của các
chất diện hoạt. Các Span có HLB từ 4 – 8 được chứng minh là có khả năng tự cầu hóa
[24]. Giá trị HLB của chất diện hoạt đóng vai trò quan trọng trong khả năng nạp thuốc
của nang. Chất diện hoạt có HLB trong khoảng 14 – 17 thường không phù hợp để tạo ra
niosome, trong khi chất diện hoạt có HLB = 8,6 tạo ra niosome với hiệu suất nạp thuốc
là cao nhất. Hiệu suất nạp thuốc giảm dần khi giá trị HLB giảm từ 8,6 đến 1,7 [23], [25].
5


Nhiệt độ chuyển pha (Tc) của chất diện hoạt: Là nhiệt độ mà tại đó phân tử chất

diện hoạt chuyển từ trạng thái gel sang trạng thái lỏng, Tc của chất diện hoạt phụ thuộc
vào chiều dài và mức độ no của chuỗi acid béo cũng như đặc điểm của nhóm phân cực.
Lớp màng kép được tạo thành khi tăng nhiệt độ lên trên nhiệt độ chuyển pha Tc. Hiệu
suất nạp thuốc bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ chuyển pha, do vậy Span 60 có Tc cao nhất thì
sẽ có hiệu suất nạp cao nhất [23]. Niosome được sử dụng trong điều trị cần ổn định trong
điều kiện sinh lý, do đó nên sử dụng các chất diện hoạt có Tc > 37°C.
Chỉ số Critical packing parameter (CPP): Là một giá trị được tính theo công thức
CPP = v/lc x a0 , trong đó v, lc, a0 lần lượt là thể tích nhóm thân dầu, chiều dài nhóm
thân dầu và diện tích bề mặt đầu thân nước [25].

Hình 1.3. Chỉ số CPP [25].
Chỉ số CPP của chất diện hoạt là một thông số để dự đoán cấu trúc nang mà hệ tạo thành,
được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 1.1. Chỉ số CPP và cấu trúc dự đoán của hệ [24].
CPP

Cấu trúc dự đoán của hệ

CPP ≤ 0,33

Micell hình cầu

1/3 ≤ CPP ≤ 0,5

Micell hình trụ

0,5 ≤ CPP ≤ 1

Lớp màng kép linh động


CPP > 1

Micell đảo

1.2.2.2. Cholesterol
Cholesterol là thành phần quan trọng của lớp vỏ niosome, có tác dụng ngăn chặn
sự kết tụ các nang, ảnh hưởng đến hiệu suất nạp thuốc vào niosome. Đối với chất diện
hoạt có HLB > 6, cholesterol cần phải được thêm vào để tạo thành màng kép và giảm
6


giá trị HLB xuống nhằm tăng sự ổn định cho lớp màng [24], [25]. Sự có mặt của
cholesterol làm giảm chuyển động quay của các chuỗi hydrocacbon, làm cho các phân
tử chất diện hoạt sắp xếp có trật tự tạo lớp màng kép vững chắc, đồng thời làm nới rộng
khoảng nhiệt chuyển pha, tăng độ bền vững của các niosome.
Cholesterol có thể ảnh hưởng đến hiệu suất mang thuốc và khả năng nạp thuốc
của hệ niosome, do đó nồng độ cholesterol trong công thức nên được tối ưu hóa. Nghiên
cứu cho thấy, hiệu suất mang thuốc tăng dần khi tăng hàm lượng cholesterol trong công
thức [12]. Nghiên cứu của Fang và cộng sự cho thấy tăng nồng độ cholesterol làm tăng
khả năng nạp của enoxacin vào niosome [17].
1.2.2.3. Một số phân tử tích điện
Các phân tử tích điện được thêm vào niosome với nồng độ rất nhỏ (khoảng 2,5 –
5% mol) để ngăn cản sự kết tụ nhờ lực đẩy tĩnh điện, qua đó làm tăng độ ổn định của hệ
như: phosphat diacetyl, acid phosphotidic, stearyl pyridinium [23].
1.2.3. Phân loại

Hình 1.4. Cấu trúc của SUV, LUV và MLV [24].
Dựa theo kích thước tiểu phân trung bình, có thể chia niosome thành 3 nhóm:
- Niosome nhỏ đơn lớp (SUV)


: Đường kính 10 – 100 nm.

- Niosome to đơn lớp (LUV)

: Đường kính 100 – 3000 nm.

- Niosome nhiều lớp (MLV)

: Đường kính ≥ 1000 nm.

1.2.4. Phương pháp bào chế niosome
Có rất nhiều phương pháp bào chế niosome đã được nghiên cứu và phát triển
như: phương pháp hydrat hóa màng film, phương pháp bốc hơi pha đảo, phương pháp
vi dòng chảy,… Hiện nay, phương pháp tiêm ethanol được ứng dụng quy mô lớn do quy
7


trình bào chế đơn giản, thực hiện dễ dàng hơn các phương pháp khác, tính lặp lại cao,
dễ đồng nhất lô mẻ. Ngoài ra, phương pháp này còn có một số ưu điểm như: Niosome
thu được là loại SUV mà không cần thêm các phương pháp làm giảm kích thước tiểu
phân, không sử dụng dung môi hữu cơ độc hại với sức khỏe con người như methanol,
cloroform, và lượng nhỏ ethanol còn dư trong hỗn dịch có thể giúp bảo quản chế phẩm.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm như: Hỗn dịch niosome thu
được có nồng độ thấp, hiệu suất mang thuốc thấp, đặc biệt với các dược chất tan trong
nước.


Quy trình bào chế
Chất diện hoạt và các thành phần tạo màng được hòa tan trong ethanol, sau đó tiêm


vào pha nước ở nhiệt độ thích hợp, kết hợp khuấy trộn hoặc siêu âm làm giảm kích thước
tiểu phân. Dược chất có thể được hòa tan vào pha nước hoặc pha ethanol tùy thuộc vào
độ tan. Khuấy từ hoặc cất quay để loại dung môi hữu cơ. Sau đó tiến hành thêm các
phương pháp loại dược chất tự do.


Cơ chế tạo niosome bằng phương pháp tiêm ethanol

Đến nay, cơ chế hình thành niosome bằng phương pháp này chưa thực sự rõ ràng,
nhưng có thể giải thích theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Các phân tử chất diện hoạt hòa tan trong ethanol, tồn tại ở trạng thái
tự do.
Giai đoạn 2: Khi tiêm pha ethanol vào nước, ethanol bị pha loãng ngay lập tức
và có một phần bay hơi, làm các phân tử chất diện hoạt giảm độ tan (do thay đổi dung
môi), tập hợp thành các mảng kép có các đuôi thân dầu hướng vào nhau, các đầu thân
nước hướng ra ngoài môi trường nước.
Giai đoạn 3: Dưới điều kiện có sự phân tán năng lượng đồng nhất trong môi
trường bằng khuấy trộn hoặc siêu âm, các màng kép có xu hướng giảm diện tích tiếp
xúc với môi trường nước nhằm bảo toàn năng lượng tự do bề mặt. Vì thế, các màng kép
lớn dần lên và cầu hóa tạo thành niosome.
1.2.5. Ứng dụng của niosome trong lĩnh vực dược phẩm
Với những ưu điểm vượt trội như độ bền hóa học cao, dễ phân hủy sinh học, tính
tương thích sinh học cao, chi phí sản xuất thấp, ít độc hại và dễ dàng bảo quản [24],
niosome được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực dược phẩm, sử dụng làm hệ mang thuốc
cho nhiều hoạt chất điều trị và chẩn đoán: chất chống lão hóa, chống ung thư, chống
8


viêm, chống nhiễm khuẩn, điều trị Alzheimer,… với các đường dùng tiêm tĩnh mạch,
tiêm bắp, đường uống, nhỏ mắt, bôi ngoài da,… [24].

Bảng 1.2. Dược chất sử dụng trong hệ vận chuyển niosome.
STT

Đường dùng

Dược chất

1

Tiêm tĩnh mạch

Doxorubicin, methotrexat, vincristin,…

2

Nhỏ mắt

Timolol maleat, cyclopentolat,…

3

Bôi ngoài da

Piroxicam, estradiol, ketoconazol,…

4

Nhỏ mũi

Sumatriptan, vaccin virus cúm,…


5

Xông hít

Các dạng chuyển hóa của vitamin A

6

Đường uống

DNA vaccin, protein, peptid, ciprofloxacin,…

1.2.6. Ứng dụng hệ vận chuyển niosome vào dạng thuốc dùng ngoài da
Các nghiên cứu gần đây ứng dụng niosome vào dạng thuốc dùng ngoài da như:
- Niosome lidocain hydroclorid ứng dụng gây tê tại chỗ, khắc phục khả năng
thấm qua da kém của dược chất [16].
- Gel niosome methotrexat ứng dụng điều trị bệnh vảy nến, hạn chế tác dụng phụ
toàn thân so với đường uống [30].
- Niosome N – acetyl glucosamin và niosome acid gallic ứng dụng trong điều trị
sạm da, ngăn ngừa lão hóa da do tăng giữ ẩm cho da [15].
- Niosome benzoyl peroxid trong gel HPMC ứng dụng điều trị mụn trứng cá hạn
chế tác dụng gây ngứa da, mẩn đỏ của benzoyl peroxid do tăng khả năng thấm của dược
chất qua da, giảm độc tính tại chỗ, đồng thời tăng thời gian lưu trữ trên da [33].
1.2.7. Một số nghiên cứu bào chế gel dùng qua da chứa tadalafil
Năm 2015, Jong-Suep Baek và cộng sự đã tiến hành bào chế và đánh giá hệ nano
lipid ứng dụng đường dùng qua da để cải thiện khả năng thấm của TAD. Hệ mang lipid
cấu trúc nano (NLC) được bào chế bằng phương pháp đồng nhất hóa nóng để nâng cao
khả năng mang dược chất thân dầu trong hệ. Pha dầu gồm có glyceryl monostearat (lipid
rắn), acid oleic (lipid lỏng) và TAD, được trộn đều và duy trì ở nhiệt độ 70°C (nhiệt độ

chuyển pha của lipid). Pha nước gồm nước tinh khiết và chất diện hoạt Tween 80 (nồng
độ khảo sát 1,5% (w/v) đến 3% (w/v)). Khi nhiệt độ hai pha đạt đến 70°C, tiến hành
phối hợp pha nước vào pha dầu, nhiệt độ đồng nhất là 70°C trong bể điều nhiệt trong
thời gian 3 phút. Sau đó, nhũ tương tạo thành được siêu âm đầu dò trong 20 phút và làm
9


lạnh nhanh trong bể đá để tạo thành hệ nano lipid. Hỗn dịch tạo thành sẽ được sử dụng
để bào chế thành dạng gel, với mục đích là tạo độ nhớt phù hợp cho đường dùng qua da.
Tá dược tạo gel được sử dụng là Carbomer 940 với nồng độ là 0,5% (w/v), ethanol được
thêm vào để tăng khả năng thấm qua da. Các công thức NLC chứa TAD được đánh giá
thông qua các chỉ tiêu: KTTP trung bình, PDI, thế zeta và hiệu suất mang thuốc. Thí
nghiệm về khả năng thấm qua da in vitro sử dụng thiết bị khuếch tán Franz cho thấy khả
năng thấm qua da của TAD tăng ở tất cả các công thức gel chứa NLC TAD. Hệ nano có
thêm ethanol và chất tăng thấm limonen cho thấy khả năng thấm qua da cao gấp 4,8 lần
so với hệ gel chứa dung dịch TAD [14].
Năm 2016, Cheong – Weon Cho cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu bào chế
gel dùng qua da chứa TAD, với mục đích cải thiện độ tan và tăng sinh khả dụng của
dược chất này. Trước tiên, tác giả tiến hành khảo sát độ tan của TAD trong các hỗn hợp
dung môi khác nhau, bao gồm hydroxypropyl – β – cyclodextrin (HPCD), polyethylen
glycol (PEG) 400 và Tween 80. Kết quả cho thấy, khi hòa tan TAD trong 20% (w/v)
HPCD, sau đó bổ sung thêm PEG 400 và Tween 80 (M-T2) thì độ tan của TAD là 344,9
± 30,6 mg/ml, trong khi nếu hòa tan TAD trong hỗn hợp dung môi chứa HPCD, PEG
400 và Tween 80 (T2) thì độ tan là 260,8 ± 4,3 mg/ml, do đó tác giả lựa chọn M-T2 làm
dung môi để hòa tan TAD. Nghiên cứu tiếp tục với các khảo sát về ảnh hưởng của chất
tăng thấm (acid aleic), dung môi hòa tan dược chất đến khả năng giải phóng qua da của
hệ gel. Tá dược tạo gel được sử dụng là Carbomer 940, nồng độ dược chất trong gel là
0,05%. Các mẫu gel sau khi bào chế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: lượng dược
chất thấm qua da theo thời gian, nồng độ dược chất tối đa trong máu (Cmax), thời gian
đạt nồng độ Cmax, thời gian bán thải (T1/2). Kết quả cho thấy, công thức gel sử dụng dung

môi M-T2 và chất tăng thấm acid oleic (công thức F3) là vượt trội nhất, với lượng dược
chất thấm qua da sau 24 giờ là 36,2 ± 7,2 µg/cm2, Cmax = 1,6 ± 0,4 µg/ml, T1/2 = 16,7 ±
0,8 giờ và Tmax = 2 giờ [13].
1.2.8. Một số nghiên cứu bào chế gel chứa hệ tiểu phân nisome ứng dụng dạng thuốc
dùng ngoài da
Năm 2015, Gagan Goyal và cộng sự đã nghiên cứu bào chế gel chứa niosome
benzoyl peroxid (BPO) dùng bôi tại chỗ điều trị mụn trứng cá, với mục đích cải thiện
khả năng thấm của BPO, qua đó có thể giảm liều điều trị, hạn chế phản ứng kích ứng
trên da khi sử dụng thuốc. Niosome được bào chế bằng phương pháp hydrat hóa màng
10


film, với cách tiến hành cụ thể là: hòa tan dược chất, Span 60 và Chol trong dung môi
cloroform, bay hơi dung môi để tạo màng trong điều kiện áp suất giảm, nhiệt độ 40°C
với thiết bị sử dụng là máy cất quay chân không, tốc độ quay 60 vòng/phút. Hydrat hóa
màng ở nhiệt độ 55°C, tạo thành hỗn dịch, sau đó siêu âm để làm giảm kích thước và
đồng nhất hệ. Công thức niosome tốt nhất được lựa chọn thông qua phần mềm tối ưu
hóa, với biến đầu ra là KTTP trung bình và hiệu suất mang thuốc. Công thức tối ưu là
công thức có tỷ lệ Span 60 : Chol là 8:2, thể tích hydrat hóa V = 8 ml, khối lượng dược
chất là 2 mg. Hệ niosome sau khi bào chế được đưa vào gel Carbopol 934 1,0%, được
đánh giá thông qua các tiêu chí độ nhớt, % dược chất giải phóng, % dược chất thấm qua
da, lưu trữ trên da và một số thí nghiệm in vitro, in vivo về khả năng diệt khuẩn của gel
niosome BPO trên vi khuẩn P.anes. Kết quả cho thấy, sau 24 giờ, % dược chất giải
phóng là 47,12 ± 1,91%, % dược chất thấm qua da là 29,54 ± 1,513%, % dược chất lưu
trữ trong da là 53,72 ± 1,461% [18].
Năm 2016, tại bộ môn Bào chế, trường Đại học Dược Hà Nội, Lê Thị Giang và
cộng sự nghiên cứu đề tài “Bước đầu nghiên cứu bào chế niosome chứa natri diclofenac
ứng dụng bào chế gel qua da”, sử dụng Span 60 và đánh giá khả năng giải phóng dược
chất qua da của gel chứa niosome natri diclofenac 1%. Phương pháp bào chế được sử
dụng là phương pháp tiêm ethanol. Pha cồn gồm NaD, Chol, Span 60 hòa tan hoàn toàn

trong cồn 96°. Phối hợp pha cồn vào pha nước ở nhiệt độ 60 – 65°C, qua kim tiêm 1 ml,
tốc độ khuấy 1000 vòng/phút trong thời gian 3 phút. Hệ nano bào chế được đánh giá
thông qua các chỉ tiêu KTTP trung bình, PDI, hiệu suất niosome hóa. Tác giả tiến hành
bào chế gel chứa hỗn dịch niosome NaD nồng độ 1%, với tá dược tạo gel là CMC, chất
tăng thấm glycerin. Kết quả thu được, % dược chất giải phóng trong 2 mẫu gel tốt nhất
là 90% và 80% sau 8 giờ, cao hơn gấp 1,6 lần so với mẫu gel của chế phẩm trên thị
trường (Voltaren Emugel) [5].
Tiếp đó, năm 2017, Trần Ngọc Giang và cộng sự nghiên cứu đề tài “Tiếp tục
nghiên cứu bào chế Niosome Natri Diclofenac ứng dụng trong dạng thuốc dùng qua
da”, với phương pháp bào chế là tiêm ethanol. Nghiên cứu chỉ ra rằng Span 80 cho kết
quả về KTTP trung bình, hiệu suất mang thuốc tốt hơn so với Span 60, do vậy tác giả
đã lựa chọn Span 80 làm chất tạo màng trong công thức niosome. Sau khi bào chế gel
chứa niosome NaD 1%, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá sinh khả dụng của gel
bằng thử nghiệm ex – vivo, kết quả cho thấy khả năng giải phóng dược chất qua da của
11


gel niosome NaD N8 1% cao gấp 7,27 lần và gel niosome NaD M8 1% cao gấp 4,38 lần
so với Voltaren Emugel tại thời điểm 8 giờ. Thử nghiệm in – vivo được tiến hành, thu
được kết quả là sinh khả dụng của gel chứa niosome NaD N8 1% tương đương với chế
phẩm Voltaren Emugel 1% nhưng nồng độ dược chất tại đích tác dụng (cơ) tại thời điểm
Tmax = 1 giờ 30 phút của gel N8 1% cao hơn gấp 1,86 lần chế phẩm Voltaren Emugel
[3].
1.3. Sơ lược về gel
1.3.1. Khái niệm
Gel bôi da và niêm mạc là những chế phẩm thể chất mềm, sử dụng tá dược tạo
gel thích hợp [1].
1.3.2. Phân loại
- Gel thân dầu (oleogels): Trong thành phần sử dụng tá dược tạo gel, bao gồm
dầu parafin phối hợp với tá dược thân dầu khác, có thêm keo silic, xà phòng nhôm hoặc

xà phòng kẽm [1].
- Gel thân nước (hydrogels): Thành phần bao gồm nước, glycerin, propylen
glycol, có thêm các tá dược tạo gel như polysacarid (tinh bột, tinh bột biến tính, acid
alginic và natri alginat), dẫn chất cellulose, polyme của acid acrylic (carbome, carbome
copolyme, carbome interpolyme, methyl acrylat) và các chất vô cơ (magnesi - nhôm
silicat) [1].
1.3.3. Ứng dụng gel dùng ngoài da
Gel được sử dụng rộng rãi trong chế phẩm thuốc và mỹ phẩm với mục đích kéo
dài thời gian lưu của dược chất tại vị trí bôi, giúp duy trì giải phóng đủ dược chất trong
một khoảng thời gian nhất định. Phần lớn gel sử dụng trong chế phẩm thuốc thường gồm
1% polyme tạo gel và 99% nước. Mặc dù độ nhớt của gel được tạo ra nhờ sự có mặt của
polyme nhưng chính mạng lưới polyme này lại gây cản trở làm cho phân tử dược chất
gần như không thể khuếch tán ra khỏi gel. Để đạt được mong muốn là giải phóng những
phân tử dược chất nhỏ ra khỏi gel với tốc độ và mức độ như ở dung dịch thì cần áp dụng
nhiều biện pháp khác nhau, ví dụ như bào chế dược chất có kích thước micro hoặc nano,
sử dụng hệ mang thuốc như liposome, lợi dụng sự tương tác lẫn nhau giữa dược chất và
polyme [9].

12


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên vật liệu
Bảng 2.1. Hóa chất và nguyên liệu sử dụng trong bào chế
STT

Tên nguyên liệu

Nguồn gốc


Tiêu chuẩn

1

Tadalafil

Trung Quốc

NSX

2

Span 60

Trung quốc

NSX

3

Cholesterol

Fisher (Mỹ)

NSX

4

Ethanol


Trung Quốc

TKHH

5

D–α–Tocopheryl polyethylen glycol succinat

Trung Quốc

NSX

6

Propylen glycol

Hàn Quốc

TKHH

7

Glycerin

Malaysia

TKHH

8


Acid phosphoric đặc

Trung quốc

TKHH

9

Kali dihydrophosphat

Trung Quốc

NSX

10

Natri clorid

Trung Quốc

NSX

11

Dinatri hydrophosphat

Trung Quốc

NSX


12

Natri hydroxyd

Trung Quốc

NSX

13

Gôm xanthan

Trung Quốc

NSX

Bảng 2.2. Hóa chất và nguyên liệu sử dụng trong kiểm nghiệm
STT

Nguyên liệu

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

1

Acetonitril


Fisher (Mỹ)

TKPT

2

Kali dihydrophosphat

Merck (Đức)

TKPT

3

Acid phosphoric đặc

Merck (Đức)

TKPT

4

Nước tinh khiết

Việt Nam

DĐVN IV

2.1.2. Thiết bị sử dụng
- Cân phân tích Sartorius (Đức).

- Bể siêu âm Wiseclean WUC – A06H (Hàn Quốc).
- Máy khuấy tốc độ cao IKA EUROSTAR 20 (Đức).
- Máy khuấy từ IKA RH basic (Đức).
- Máy ly tâm lạnh HERMLE Labortechnik GmbH – Z326k (Đức).
13


- Máy thử giải phóng thuốc qua màng Hanson Research (Đức).
- Ống siêu ly tâm Milipore® UFC801008 Amicron® với màng cellulose Ultracel®
10 kích thước 10 000 Dalton (Mỹ).
- Máy đo thế zeta và xác định phân bố kích thước tiểu phân Zetasizer Nano ZS90
Malvern (Anh).
- Máy đo pH Mettler Toledo , FE 20 kit (Trung Quốc).
- Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC Thermo Finnigan (Mỹ).
- Máy đông khô Christ Alpha 1 – 2 LDplus (Đức).
- Tủ lạnh sâu Unicryo (Mỹ).
- Máy đo quang phổ hồng ngoại FT/IR – 6700, Jasco (Nhật Bản).
- Một số thiết bị khác: bể điều nhiệt, cốc có mỏ, bình định mức, pipet,….
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Xây dựng công thức bào chế niosome chứa tadalafil
 Nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần công thức, quy trình đến đặc tính của
niosome bào chế được. Các thành phần công thức, quy trình được khảo sát gồm có:
- Tỷ lệ tá dược.
- Tỷ lệ dược chất – tá dược.
- Nồng độ chất diện hoạt.
- Tốc độ phối hợp 2 pha.
- Nhiệt độ phối hợp 2 pha.
 Đánh giá một số đặc tính của hệ tiểu phân niosome:
- KTTP trung bình, PDI.
- Hiệu suất mang thuốc (EE%), khả năng nạp thuốc (LC%).

2.2.2. Xây dựng công thức bào chế gel chứa niosome tadalafil
 Sơ bộ khảo sát ảnh hưởng và lựa chọn thành phần cơ bản (loại, nồng độ tá dược
tạo gel, các chất tăng thấm) cho công thức gel chứa niosome tadalafil.
 Đánh giá gel về các chỉ tiêu:
- Hình thức, thể chất.
- Khả năng giải phóng dược chất qua màng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Bào chế niosome tadalafil bằng phương pháp tiêm ethanol
2.3.1.1. Bào chế niosome tadalafil không có chất diện hoạt ở pha nước
14




Pha nước: 50 ml nước tinh khiết, đun nóng đến nhiệt độ 65 – 70°C.



Pha ethanol: Cân chính xác các thành phần Span 60, Chol, TAD, hòa tan hoàn

toàn trong 5 ml ethanol tuyệt đối ở nhiệt độ 65 – 70°C.


Phối hợp 2 pha: Dùng kim tiêm 1 ml tiêm 5 ml pha ethanol vào 50 ml pha nước

ở nhiệt độ 65 – 70°C, khuấy tốc độ 300 vòng/phút trong 2 phút.


Tiếp tục khuấy tốc độ 150 vòng/phút trong vòng 1 giờ ở nhiệt độ thường.




Bổ sung thể tích vừa đủ 50 ml bằng nước tinh khiết cho hỗn dịch thu được, đóng

lọ, nút kín, bảo quản ở 2 – 8°C.
2.3.1.2. Bào chế niosome tadalafil có chứa chất diện hoạt ở pha nước


Pha nước: Cân chính xác TPGS, hòa tan hoàn toàn trong 50 ml nước tinh khiết,

đun nóng đến nhiệt độ 65 – 70°C.


Pha ethanol: Cân chính xác các thành phần Span 60, Chol, TAD, hòa tan hoàn

toàn trong 5 ml ethanol tuyệt đối ở nhiệt độ 65 – 70°C.


Phối hợp 2 pha: Dùng kim tiêm 1 ml tiêm 5 ml pha ethanol vào 50 ml pha nước

ở nhiệt độ 65 – 70°C, khuấy tốc độ 300 vòng/phút trong 2 phút.


Tiếp tục khuấy tốc độ 150 vòng/phút trong vòng 1 giờ ở nhiệt độ thường.



Bổ sung thể tích vừa đủ 50 ml bằng nước tinh khiết cho hỗn dịch thu được, đóng

lọ, nút kín, bảo quản ở 2 – 8°C.

2.3.2. Phương pháp định lượng tadalafil trong niosome
2.3.2.1. Điều kiện sắc ký
Qua tham khảo Dược điển Mỹ USP 38 [32], tài liệu tham khảo [2] và qua các
khảo sát sơ bộ cùng với điều kiện thực tế, lựa chọn phương pháp định lượng dược chất
bằng phương pháp HPLC với các điều kiện cụ thể như sau:


Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC Thermo Finnigan.



Cột sắc ký: Zorbax Eclipse XDB-C18, kích thước cột 4,6 x 250 mm, kích thước

hạt nhồi 5 µm.


Pha động: Acetonitril : dung dịch đệm phosphat 0,005M (Cân 0,68 g KH2PO4,

hòa tan hoàn toàn trong 1000 ml nước cất hai lần, điều chỉnh pH bằng dung dịch H3PO4
cho đến khi pH = 3,5) (Tỷ lệ 60 : 40, v/v). Dung dịch đệm được lọc qua màng 0,45 µm,
siêu âm đuổi bọt khí dung dịch đệm và acetonitril trong 15 phút.


Tốc độ dòng: 1 ml/phút.



Thể tích tiêm mẫu: 10 µl.
15





Detector UV phát hiện ở bước sóng 290 nm.

2.3.2.2. Thẩm định một số chỉ tiêu phương pháp HPLC
 Độ lặp lại
Cân chính xác khoảng 0,005 g nguyên liệu tadalafil, pha trong bình định mức
250 ml bằng dung môi acetonitril, thu được dung dịch chuẩn gốc với nồng độ 20 µg/ml.
Pha loãng 2 lần thu được nồng độ tương ứng 10 µg/ml. Tiến hành chạy sắc ký theo điều
kiện được mô tả ở trong mục 2.3.2.1. Tiêm lặp lại 6 lần dung dịch chuẩn này, ghi lại sắc
ký đồ.
Yêu cầu: chênh lệch diện tích pic (Spic) và thời gian lưu (tR) giữa các lần tiêm của
cùng một mẫu, biểu thị bằng độ lệch chuẩn tương đối % RSD, không được lớn hơn 2%.
 Độ tuyến tính
Cân chính xác khoảng 0,005 g nguyên liệu tadalafil, pha trong bình định mức
250 ml bằng dung môi acetonitril, thu được dung dịch chuẩn gốc với nồng độ 20 µg/ml.
Từ dung dịch chuẩn gốc, tiến hành pha loãng bằng dung môi pha động (như mục 2.3.2.1)
thành một dãy dung dịch chuẩn có nồng độ 0,1; 0,5; 1; 5; 10; 20 µg/ml. Tiến hành chạy
HPLC dãy dung dịch trên, từ đó xây dựng đường chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa diện
tích pic và nồng độ dược chất.
2.3.3. Phương pháp đánh giá một số đặc tính tiểu phân niosome tadalafil
2.3.3.1. Hình thức hỗn dịch niosome
Hỗn dịch niosome tạo thành phải là hỗn dịch đồng nhất, không có các tiểu phân
kích thước lớn quan sát được bằng mắt thường.
2.3.3.2. Kích thước tiểu phân trung bình và chỉ số đa phân tán
- Nguyên tắc: khi chiếu chùm tia lase vào các tiểu phân có kích thước khác nhau
sẽ thu được mức độ tán xạ ánh sáng khác nhau. Dựa vào mức độ tán xạ của chùm tia sau
khi va chạm vào tiểu phân ta có thể tính được KTTP trung bình. Phép đo cho kết quả là
KTTP trung bình, mức độ đồng đều của KTTP thể hiện ở chỉ số đa phân tán (PDI).

- Tiến hành: Phân tán hỗn dịch niosome thu được vào nước tinh khiết đã lọc qua
màng 0,45 µm sao cho số lượng photon phát hiện mỗi giây (count rate) đạt giá trị 200 –
400 (kcps). Tiến hành đo KTTP, chỉ số đa phân tán PDI của hỗn dịch niosome bằng thiết
bị Zetasizer Nano ZS90, cuvet nhựa trong suốt, hệ số khúc xạ ánh sáng bằng 1,3310,
nhiệt độ đo 25°C.
2.3.3.3. Hiệu suất mang thuốc (EE%) và khả năng nạp thuốc (LC%)
16


Hiệu suất mang thuốc được xác định thông qua việc định lượng dược chất
trong niosome và lượng dược chất toàn phần có trong hỗn dịch.
 Xác định lượng dược chất trong niosome
- Mẫu thử:
+ Loại dược chất tự do kết tinh: Hút 5 ml hỗn dịch niosome bào chế được cho
vào ống ly tâm. Tiến hành ly tâm với tốc độ 5000 vòng/phút trong 10 phút ở nhiệt độ
25°C, lấy phần dịch bên trên, loại bỏ phần dược chất kết tinh lắng dưới đáy ống ly tâm,
thu được dịch A.
+ Loại dược chất tự do tan trong nước: Hút 2 ml dịch A, cho vào phần thân của
ống siêu ly tâm Milipore® UFC801008 Amicron®, tiến hành ly tâm với tốc độ 5000
vòng/phút trong 30 phút ở nhiệt độ 25°C. Hút lấy phần dịch ở trên thân ống, tráng lại
bằng nước cất 2 lần để đảm bảo lấy được toàn bộ lượng dịch, thu được dịch B.
+ Xác định dược chất trong niosome: Hút 1 ml dịch B, cho vào bình định mức
10 ml, thêm khoảng 5 ml ethanol tuyệt đối, siêu âm 30 phút để đảm bảo hòa tan hoàn
toàn các thành phần trong hệ. Bổ sung vừa đủ 10 ml bằng ethanol tuyệt đối. Lọc qua
màng 0,45 µm.
- Mẫu chuẩn: Tiến hành tương tự ở mục 2.3.2.2, từ dung dịch chuẩn gốc, pha loãng
2 lần bằng dung môi pha động để thu được nồng độ 10 µg/ml. Lọc qua màng 0,45 µm.
- Tiến hành chạy sắc ký mẫu thử và mẫu chuẩn với các thông số được mô tả trong
mục 2.3.2.1. Dựa trên diện tích của mẫu thử và mẫu chuẩn để tính ra lượng dược chất
có trong niosome (µg).

 Xác định lượng dược chất toàn phần
- Mẫu thử: Hút chính xác 1 ml hỗn dịch niosome bào chế được, cho vào bình định
mức 10 ml, thêm khoảng 5 ml ethanol tuyệt đối, siêu âm 30 phút để đảm bảo hòa tan
hoàn toàn các thành phần trong hệ. Bổ sung vừa đủ 10 ml bằng ethanol tuyệt đối. Lọc
qua màng 0,45 µm.
- Mẫu chuẩn: Tiến hành tương tự ở mục 2.3.2.2, từ dung dịch chuẩn gốc, pha loãng
2 lần bằng dung môi pha động để thu được nồng độ 10 µg/ml. Lọc qua màng 0,45 µm.
- Tiến hành chạy sắc ký mẫu thử và mẫu chuẩn với các thông số được mô tả trong
mục 2.3.2.1. Dựa trên diện tích của mẫu thử và mẫu chuẩn để tính ra lượng dược chất
toàn phần có trong hệ tiểu phân bào chế (µg).
 Công thức tính hiệu suất mang thuốc
17


EE (%) =

mnano
m total

x 100%

 Công thức tính khả năng nạp thuốc
LC (%) =

mnano
m total + mspan 60 + mchol

x 100%

Trong đó:

mnano: Khối lượng dược chất có trong niosome (µg).
mtotal: Khối lượng dược chất toàn phần có trong hệ tiểu phân bào chế (µg).
mspan 60, mchol: Khối lượng của Span 60 và Chol trong công thức bào chế (µg).
EE (%): Hiệu suất mang thuốc.
LC (%): Khả năng nạp thuốc.
2.3.3.4. Phương pháp đo phổ hồng ngoại
 Nguyên tắc: Trong phân tử, các nguyên tử ở mỗi liên kết dao động với một tần
số đặc trưng nằm trong vùng hồng ngoại. Khi bị chiếu một chùm tia bức xạ, liên kết đó
hấp thụ bức xạ có bước sóng đúng bằng dao động giữa các nguyên tử của liên kết. Các
nhóm có cấu tạo khác nhau sẽ dao động ở những số sóng khác nhau và đặc trưng cho
nhóm đó.
 Mục đích: Sau khi quét phổ, phân tích sự thay đổi số sóng của các nhóm chức
đặc trưng trên phổ đồ để xác định tương tác dược chất, tá dược.
 Tiến hành:
- Chuẩn bị mẫu:


Mẫu hỗn dịch niosome sau khi bào chế, được tiến hành đông

khô theo các bước sau:
+ Tiền đông: Hỗn dịch được đưa vảo tủ lạnh sâu – 70°C.
+ Đông khô: áp suất 0,1 mbar, nhiệt độ -50°C trong thời gian 24 giờ.


Hỗn hợp vật lý: cân các thành phần TAD, Chol, Span 60 theo công thức

bào chế niosome, sau đó trộn đều.
- Tiến hành đo phổ hồng ngoại của TAD nguyên liệu, Span 60, Chol, hỗn hợp
vật lý và niosome TAD. Nghiền nhỏ KBr và mẫu, trộn cho tới khi đồng nhất, nén bằng
dụng cụ chuyên biệt rồi quét phổ hồng ngoại với dải bước sóng 4000 – 400 cm-1, độ

phân giải 0,4 cm-1. Quá trình được thực hiện trong điều kiện độ ẩm không quá 60%.
2.3.4. Phương pháp bào chế gel tadalafil
18


×