Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Hướng dẫn chấm SKKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.28 KB, 9 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 192 /SGD&ĐT-VP Thủ Dầu Một, ngày 28 tháng 02 năm 2007.
V/v: Hướng dẫn và quy định về
thực hiện đề tài, sáng kiến kinh
nghiệm trong ngành Giáo dục và
Đào tạo tỉnh Bình Dương.
Kính gửi: - Các Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Các Trung tâm Giáo dục;
- Các Trường Trung học Phổ thông;
- Các Trường Cao đẳng, Trung cấp Chuyên nghiệp.
Căn cứ Luật Thi đua-Khen thưởng; căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-
CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Thi đua-Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Thi đua-Khen thưởng; Chỉ thị số 32/CT-BGD&ĐT ngày
01/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về những nhiệm vụ trọng tâm
của giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông, giáo dục Thường xuyên và các
trường, khoa Sư phạm;
Căn cứ nhiệm vụ năm học 2006-2007 của ngành Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Bình Dương, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị triển khai thực
hiện đề tài, sáng kiến kinh nghiệm năm học 2006- 2007 và các năm học tiếp
theo như sau;
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm giáo dục (SKKN) là kết quả lao động sáng
tạo của cán bộ, giáo viên. SKKN có tác dụng thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng
dụng tiến bộ khoa học trong giáo dục và nâng cao hiệu quả công tác quản lý,
giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện. Vì vậy các đơn vị cần hết sức coi trọng việc mở rộng, nâng
cao chất lượng SKKN và phổ biến, áp dụng SKKN vào việc đổi mới công tác
quản lý giáo dục và giảng dạy.
Khuyến khích việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng,


nghiên cứu sâu về chuyên môn của cá nhân hoặc nhóm tác giả nhằm phát huy
tối đa sức mạnh tập thể; đề tài được in thành sách để phổ biến rộng rãi trong
toàn ngành.
1
II. TỔ CHỨC, THỰC HIỆN
1. Nội dung đề tài, sáng kiến kinh nghiệm:
1.1. Quy định chung:
Nội dung đề tài nghiên cứu, SKKN cần tập trung vào những lĩnh vực
như: đổi mới hoạt động quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học và giáo
dục đạo đức cho học sinh, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp
vụ của đội ngũ nhà giáo, thực hiện xã hội hoá giáo dục và thực hiện đổi mới nội
dung, chương trình và sách giáo khoa...cụ thể như sau:
- Đề tài, SKKN về công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động
trong nhà trường.
- Đề tài, SKKN về hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên; về việc triển khai, bồi dưỡng giáo viên
thực hiện giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới ở đơn vị.
- Đề tài, SKKN trong thực hiện tổ chức hoạt động các phòng bộ môn,
phòng thực hành, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; về xây
dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, thư viện điện tử; xây dựng
cơ sở thực hành, thực tập.
- Đề tài, SKKN trong tổ chức học 2 buổi/ngày; tổ chức bán trú trong nhà
trường; về việc nâng cao chất lượng giảng dạy Tin học và thí điểm tiếng Anh
tăng cường .
- Đề tài, SKKN về công tác chủ nhiệm lớp, hoạt động đoàn thể và công
tác xây dựng Đảng; về đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản
lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; về việc nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Đề tài, SKKN về cải tiến nội dung bài giảng; đổi mới phương pháp
giảng dạy bộ môn; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh

nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện cuộc vận động “Nói không với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
- Đề tài về cải tiến và nâng cao hiệu quả của công tác Thi đua-Khen
thưởng trong đơn vị.
- Đề tài, SKKN trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, nhất là CNTT
nhằm nâng cao chất lượng mọi lĩnh vực hoạt động trong các đơn vị; kinh
nghiệm xây dựng các phần mềm tin học, giáo án điện tử, phương pháp sử dụng
hiệu quả các đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy.
2
Kiến thức trong SKKN phải được trình bày khoa học, rõ ràng, súc tích;
ghi rõ nguồn tài liệu được sưu tầm, trích dẫn.
Các đề tài nghiên cứu khoa học tham dự hội thi sáng tạo khoa học cấp
tỉnh trở lên và được xếp giải có giá trị tương đương như một đề tài do Hội đồng
khoa học ngành thẩm định.
1.2. Về cấu trúc của đề tài, SKKN:
a/ Đặt vấn đề :
- Nêu rõ sự cần thiết tiến hành đề tài, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục
và đào tạo, cơ sở của đề tài (SKKN giáo dục nhằm giải quyết vấn đề gì; được
xuất phát từ yêu cầu thực tế giáo dục nào; vấn đề được giải quyết có phải là vấn
đề cần thiết của ngành Giáo dục và Đào tạo hay không).
- Tổng quan thông tin về những vấn đề cần nghiên cứu, thực trạng vấn
đề, tình hình nghiên cứu vấn đề trong và ngoài nước.
- Khẳng định tính mới về khoa học của vấn đề trong điều kiện thực tế của
ngành và của địa phương.
b/ Nội dung:
- Nêu thực trạng của vấn đề.
- Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính (các hoạt động thực
hiện sáng kiến kinh nghiệm giáo dục) như: thu thập thông tin, điều tra khảo sát,
thử nghiệm thực tế, hội thảo. . .
- Những kết quả đạt được, những kinh nghiệm rút ra, những sản phẩm

chính của đề tài.
- Phương pháp thực hiện sáng kiến kinh nghiệm giáo dục để đạt được
những kết quả nói trên.
- Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến kinh nghiệm.
c/ Kết luận:
- Kết quả của việc ứng dụng đề tài ( nếu có)
- Những kết luận trong quá trình nghiên cứu
- Những kiến nghị, đề xuất.
2. Đánh giá, xếp loại đề tài, SKKN:
2.1.Về nội dung: Đạt tối đa 90 điểm
a/ Tính mới: (20 điểm )
Đó là những vấn đề chưa có SKKN nào trước đó nghiên cứu; những cải
tiến, những đề xuất mới đảm bảo tính khoa học; những ứng dụng có hiệu quả
3
những thành tựu khoa học - công nghệ mới; luận điểm giáo dục mới hay phát
hiện mới về tính hợp lý, hiệu quả của một giải pháp trong quá trình dạy học và
quản lý giáo dục.
b/Tính hiệu quả: (25 điểm )
Đem lại hiệu quả trong công tác dạy học, giáo dục và quản lý giáo dục;
trong việc tiếp nhận tri thức khoa học hay hình thành kỹ năng thực hành của học
sinh. Nếu áp dụng thì hiệu quả công việc sẽ cao nhất, với lượng thời gian và sức
lực được sử dụng ít nhất, tiết kiệm nhất.
c/ Tính khoa học: (25 điểm )
Đề tài phải được trình bày, lý luận hợp lý, có luận cứ khoa học, xác thực.
Vấn đề nghiên cứu phải phù hợp với những thành tựu khoa học giáo dục tiên
tiến trong nước và thế giới. Kết quả nghiên cứu đạt được đúng với mọi điều
kiện, mọi trường hợp. Đây là kết quả phù hợp với qui luật, với xu thế chung,
không phải là ngẫu nhiên.
d/ Tính ứng dụng thực tiễn: (20 điểm )
Có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ hiểu và có thể ứng dụng một cách dễ

dàng và đại trà trong toàn ngành giáo dục; được các nhà giáo, nhân viên khác
vận dụng vào công việc của mình đạt kết quả cao.
2.2. Về hình thức: (10 điểm, 05 điểm cho mỗi mục )
a/ Trình bày nội dung theo bố cục đã nêu trên, từ ngữ và ngữ pháp được
sử dụng chính xác, khoa học; các kiến thức được hệ thống hóa một cách chặt
chẽ phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay.
b/ Đề tài được đánh máy vi tính; cỡ chữ 14, kiểu chữ Times New Roman;
dòng cách dòng 1,5 ; 30 dòng trên một trang giấy A4, trang trí khoa học, đóng
bìa đẹp. Bìa sáng kiến kinh nghiệm phải được ghi rõ ràng theo trật tự sau: tên
đơn vị; tên trường; tổ, phòng hoặc khoa; phân môn; tên đề tài; năm thực hiện;
tên tác giả; số điện thoại cơ quan hoặc cá nhân (nếu có).
2.3. Đánh giá, xếp loại :
- Loại A: Đạt từ 85 - 100 điểm
- Loại B: Đạt từ 65 - 84 điểm
- Loại C: Đạt từ 50 - 64 điểm
- Không xếp loại: Đối với các đề tài đạt dưới 50 điểm.
3. Tổ chức thực hiện đề tài, SKKN tại cơ sở:
3.1. Đối với các phòng Giáo dục và Đào tạo
4
Các phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn các trường
THCS, Tiểu học, Mầm non trên địa bàn huyện, thị xã cụ thể như sau:
a/ Phát động phong trào viết và áp dụng SKKN, phổ biến các yêu cầu về
nội dung, hình thức và tiêu chuẩn chấm xét theo quy định của Sở để các đơn vị
tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký đề tài và tiến độ thực hiện.
b/ Thành lập Hội đồng chấm xét SKKN để chấm xét các SKKN của đơn
vị mình.
*Lưu ý:
Sau khi chấm xét xong; các trường THCS, Tiểu học, Mầm non chọn lọc
những SKKN xếp loại A,B để gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo. Phòng Giáo
dục và Đào tạo các huyện, thị thành lập Hội đồng và tổ chức chấm xét các đề tài

xếp loại A,B cấp trường.
Sau khi có kết quả; các phòng Giáo dục và Đào tạo chọn lọc, sắp xếp và
gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo các đề tài xếp loại A, B cấp Phòng để Hội đồng
Khoa học của ngành xét chọn.
3.2. Đối với các đơn vị trực thuộc và các trường TCCN:
a/ Phát động phong trào viết và áp dụng SKKN, phổ biến các yêu cầu về
nội dung, hình thức, tiêu chuẩn chấm xét SKKN theo quy định của Sở GD&ĐT,
tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký đề tài và tiến độ thực hiện.
b/ Thành lập Hội đồng chấm xét SKKN để chấm xét các SKKN của đơn
vị mình.
c/ Sau khi chấm xét xong, các trường THPT, TCCN, TT GDTX, TT
KTTH-HN chọn lọc và gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo các đề tài xếp loại A, B
để Hội đồng Khoa học của ngành xét chọn.
4. Hội đồng chấm xét SKKN và thời gian gửi hồ sơ :
4.1. Thành phần Hội đồng chấm xét
a/ Đối với các trường và các trung tâm giáo dục thành phần Hội đồng
chấm xét gồm: Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn (hoặc
Giám đốc, các Phó Giám đốc), tổ trưởng các bộ môn và các thành viên am hiểu
những vấn đề đặt ra trong đề tài. Hiệu trưởng (hoặc Giám đốc) làm Chủ tịch
Hội đồng, Phó Hiệu trưởng (hoặc Phó Giám đốc) và Chủ tịch Công đoàn làm
phó Chủ tịch Hội đồng.
b/ Đối với các phòng Giáo dục và Đào tạo thành phần Hội đồng chấm xét
gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, cán bộ phụ trách công tác thi đua, cán
bộ phụ trách mảng chuyên môn; do Trưởng phòng làm Chủ tịch Hội đồng; Phó
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×