Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây dóng xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 59 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LƯU THỊ QUỲNH TRANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY DÓNG XANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LƯU THỊ QUỲNH TRANG
Mã sinh viên : 1301428

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY DÓNG XANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển
2. HVCH. Lê Thị Thu Hà
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược học cổ truyền

HÀ NỘI - 2018




LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ cũng như động viên quý báu từ các thầy giáo, cô giáo, gia đình và bạn bè.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Mạnh Tuyển - người đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu
giúp em hoàn thành khóa luận.
Em xin phép gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc tới HVCH. Lê Thị Thu Hà cùng
các thầy cô, các chị kỹ thuật viên đang giảng dạy và công tác tại bộ môn Dược học cổ
truyền. Mọi người đã luôn tận tình hướng dẫn, quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em
trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cám ơn tới các thầy cô giáo, giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội
đã tận tình chỉ bảo, giảng dạy, dìu dắt và truyền nhiệt huyết cho em trong suốt 5 năm học
vừa qua.
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã luôn động
viên giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận cũng như học tập.
Do thời gian làm thực nghiệm và kiến thức của bản thân còn có hạn, khóa luận này
còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, bạn bè để khóa
luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2018
Sinh viên

Lưu Thị Quỳnh Trang


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .............................................................................................. 2
1.1 CHI JUSTICIA............................................................................................................ 2
1.1.1 Vị trí phân loại ...................................................................................................... 2
1.1.2 Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Justicia ..................................................... 2
1.1.3 Thành phần hóa học .............................................................................................. 4
1.1.4 Tác dụng sinh học ................................................................................................. 7
1.1.5 Công dụng ............................................................................................................. 8
1.2 CÂY DÓNG XANH ................................................................................................... 9
1.2.1 Đặc điểm thực vật ................................................................................................. 9
1.2.2. Phân bố .............................................................................................................. 10
1.2.3. Công dụng .......................................................................................................... 10
1.3. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG FLAVOVOID,
POLYPHENOL, POLYSACCHARIDE ........................................................................ 10
1.3.1 Định lượng flavonoid .......................................................................................... 10
1.3.2 Định lượng polyphenol ....................................................................................... 11
1.3.3 Định lượng polysaccharide ................................................................................. 11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 12
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ ........................................................................... 12
2.1.1. Nguyên liệu ........................................................................................................ 12


2.1.2. Thiết bị, hóa chất ............................................................................................... 12
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 13
2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật ...................................................................... 13
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học: ....................................................................... 13
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................ 13
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực vật ..................................................................... 13
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu hóa học: .................................................................... 13

2.3.2.1. Định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học: ................ 13
2.3.2.3. Định lượng một số nhóm chất bằng quang phổ UV-Vis............................. 19
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..................................... 25
3.1 MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT ............................................................................ 25
3.1.1 Đặc điểm thực vật ............................................................................................... 25
3.1.2 Đặc điểm vi phẫu ................................................................................................ 27
3.1.2.1. Đặc điểm vi phẫu thân ................................................................................. 27
3.1.2.2. Đặc điểm vi phẫu lá ..................................................................................... 27
3.1.2.3 Đặc điểm bột thân......................................................................................... 29
3.1.2.4 Đặc điểm bột lá............................................................................................. 30
3.2 THÀNH PHẦN HÓA HỌC ...................................................................................... 31
3.2.1 Định tính các nhóm chất hữu cơ ......................................................................... 31
3.2.1.1 Định tính bằng phản ứng hóa học ................................................................ 31
3.2.1.2 Định tính một số nhóm chất bằng phương pháp SKLM .............................. 34
3.2.2 Định lượng flavonoid, polyphenol, polysaccharide trong dược liệu .................. 37
3.2.2.1 Định lượng flavonoid ................................................................................... 38
3.2.2.2 Định lượng polyphenol: ............................................................................... 39


3.2.2.1 Định lượng polysaccharide........................................................................... 40
3.3 BÀN LUẬN .............................................................................................................. 41
3.3.1 Đặc điểm thực vật ............................................................................................... 41
3.3.2 Thành phần hóa học ............................................................................................ 41
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EtOH


Ethanol

GC

Gas Chromatography

HPLC

High-performance liquid chromatography

IR

Infrared

MS

Mass spectrometry

SKĐ

Sắc kí đồ

SKLM

Sắc kí lớp mỏng

STT

Số thứ tự


TLC

Thin – Layer Chromatography

TT

Thuốc thử

UV- Vis

Utra violet - visible spectroscopy


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Một số loài Justicia phân bố ở Việt Nam

3

Bảng 2.1

Dãy dung dịch chuẩn quercetin


20

Bảng 3.1

Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất chính của bột dược

31

liệu bằng phương pháp hóa học
Bảng 3.2

Kết quả định tính các nhóm chất bằng SKLM

37

Bảng 3.3

Kết quả định lượng flavonoid trong dược liệu Dóng xanh tính

38

theo quercetin
Bảng 3.4

Kết quả định lượng polyphenol trong dược liệu Dóng xanh

39

tính theo acid gallic

Bảng 3.5

Kết quả định lượng polysaccharid trong dược liệu Dóng xanh

40

tính theo glucose
Bảng 3.6

Kết quả định lượng một số nhóm chất trong dược liệu Dóng
xanh (Justicia ventricosa Wall.) thu hái tại Thường Tín, Hà
Nội

41


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Cây Dóng xanh

9

Hình 3.1


Cây Dóng xanh tại thực địa

25

Hình 3.2

Cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của cây Dóng xanh

26

Hình 3.3

Vi phẫu thân cây Dóng xanh

27

Hình 3.4

Vi phẫu gân lá cây Dóng xanh

28

Hình 3.5
Hình 3.6

Vi phẫu phiến lá cây Dóng xanh
Bột thân cây Dóng xanh

29

30

Hình 3.7

Bột lá cây Dóng xanh

31

Hình 3.8

Sắc ký đồ định tính flavonoid trong cây Dóng xanh

35

Hình 3.9

Sắc ký đồ định tính coumarin trong cây Dóng xanh

36

Hình 3.10

Sắc ký đồ định tính tanin trong cây Dóng xanh

37

Hình 3.11

Đường chuẩn định lượng flavonoid trong dược liệu theo


38

quercetin
Hình 3.12

Đường chuẩn định lượng polyphenol trong dược liệu theo acid

39

gallic
Hình 3.13

Đường chuẩn định lượng polysaccharid trong dược liệu theo
glucose

40


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiều điều kiện
thiên nhiên thuận lợi cho hệ động, thực vật phát triển phong phú và đa dạng, đặc biệt là
nguồn tài nguyên cây thuốc. Từ xa xưa, cha ông ta đã biết sử dụng cây cỏ để chữa bệnh,
tuy nhiên việc sử dụng những dược liệu này chủ yếu theo kinh nghiệm của nhân dân từng
địa phương. Còn rất nhiều những cây thuốc chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa
có hệ thống. Vì vậy, ngày nay, cùng với sự phát triển của tổng hợp hóa dược, việc nghiên
cứu và phát triển thuốc từ nguồn gốc thảo dược cũng đang được quan tâm để góp phần
nâng cao tính an toàn và hiệu quả điều trị.
Cây Dóng xanh thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian trị đau xương,
thấp khớp,... Theo các tài liệu tìm được, ở Việt Nam và trên thế giới chưa có nhiều nghiên
cứu về loài cây này. Để góp phần làm sáng tỏ về đặc điểm thực vật và thành phần hóa học

của cây Dóng xanh, từ đó góp phần định hướng nghiên cứu sâu hơn về loài cây này,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây
Dóng xanh” với các mục tiêu chính sau:
1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật:
- Lấy mẫu, mô tả đặc điểm hình thái, giám định tên khoa học
- Mô tả đặc điểm vi học: vi phẫu, bột
2. Nghiên cứu về thành phần hóa học:
- Định tính sơ bộ thành phần hóa học trong cây bằng phản ứng hóa học và sắc kí lớp
mỏng
- Định lượng một số thành phần hóa học trong cây.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 CHI JUSTICIA
1.1.1 Vị trí phân loại
Theo hệ thống phân loại của Takhtakjan (2009), chi Justicia có vị trí phân loại như
sau [5]:
Giới thực vật (Plantae)
Phân giới thực vật bậc cao (Kormobionta)
Ngành Ngọc lan (Hạt kín- Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Bạc hà (Lamidae)
Liên bộ Hoa môi (Lamianae)
Bộ Hoa mõm chó (Scrophulariales)
Họ Ô rô (Acanthaceae)
Chi Justicia
1.1.2 Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Justicia
 Đặc điểm thực vật

Các loài thuộc chi Justicia thường là cây bụi, sống hàng năm, vỏ thân sần sùi. Lá
có cuống hoặc không, phiến lá thường nguyên, hiếm khi xuất hiện răng cưa.
Hoa dạng cụm xim ngù (hiếm khi mọc đơn lẻ) thường mọc ở các kẽ lá, mọc thành
chùm hoặc phân nhánh thành các cụm chùy hoa nhỏ hơn. Lá bắc có hình thù đa dạng, hai
lá bắc thường giống nhau hoặc một lá nhỏ một lá to hơn. Đài dài, tiền khai hoa 4 hoặc 5,
đều hoặc không. Tràng hình ống hình phễu, hoặc hình hoa môi, cánh hoa mọc hướng lên
trên và xếp hình xoắn ốc. Nhị 2, bao phấn 2, các bao phấn đều hoặc không đều, song song
hoặc vuông góc với nhau. Bầu nhụy 2 ô, mỗi ô có 1 noãn.
Quả nang, 2 - 4 hạt, hạt hình dẹt, có cánh [20], [15].

2


 Phân bố
Chi Justicia là một trong những chi lớn nhất trong họ Acanthaceae, theo ước tính
có khoảng 600 - 700 loài [15], [20].
Hiện nay, người ta tìm thấy ở Trung Quốc có khoảng 43 loài [20]. Ở Việt Nam có
khoảng 26 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Quảng Trị, Tây
Ninh, Đà Nẵng... [6].
Bảng 1.1 Một số loài Justicia phân bố ở Việt Nam [6]:
STT
1

Tên Việt Nam

Nơi phân bố

Tên khoa học

Xuân tiết, cang Justicia adhatoda L.


Quảng Trị

mai
2

Xuân tiết bằng

Justicia qequalis R. Ben.

Tuyên Quang

3

Xuân tiết Balansa

Justicia balansae Lind.

Bình trị thiên, Quảng
Nam, Đà Nẵng

4

Xuân tiết trắng

Justicia candida R. Ben.

Thái Nguyên, Bắc Kạn

5


Xuân tiết Nam bộ

Justicia cochinchinensis R. Ben.

Núi Dinh, núi Dày (Châu
Đốc, An Giang)

6

Xuân

tiết

hoa- Justicia curviflora Wall.

Cao Bằng, Lạng Sơn.

cong
7

Xuân

tiết Justicia eberhardtii R. Ben.

Thái Nguyên, Bắc Kạn

Eberhardt
8


Xuân tiết Evrard

Justicia evradii R. Ben.

Ninh Thuận

9

Xuân tiết dòn

Justicia fragilis Wall.



Nội,

Hải

Phòng,

Quảng Trị, Tây Ninh
10

Xuân tiết dài

Justicia longula R. Ben.

11

Thuốc trặc, thanh Justicia gendarussa Burm. f.


Hòa Bình
Quảng Nam, Đà Nẵng

táo, tần cửu
12

Xuân tiết chụm

Justicia glomerulata R. Ben.
3

Quảng Nam, Đà Nẵng


13

Xuân tiết mập

Justicia grossa C.B. Clarke.

Lạng Sơn

14

Xuân tiết lép

Justicia ingrate R. Br.

Nha Trang, Đồng Nai


15

Xuân tiết tiền

Justicia monetarin R. Ben.

Sơn Tây

16

Xuân

tiết

đuôi Justicia myuros R. Ben.

Quảng Ninh

chuột
17

Xuân tiết ness

Justicia nessiana T. Anders.

Kon Tum

18


Xuân tiết hao ẩm

Justicia oreophila C.B. Clarke

Bình Phước

19

Xuân

tiết

hình Justicia panduriformis R. Ben.

Thái Nguyên, Bắc Kạn

đờn
20

Đùi gà

Justicia poilanei R. Ben.

Lào Cai

21

Xuân tiết lồi

Justicia prominens R. Ben.


Núi Cấm, Châu Đốc, An
Giang

22

Xuân tiết bò, tước Justicia procumbens L.

Đà Lạt

sàng
23

Xuân tiết chẻ bốn

Justicia quadrifaria T. Anders.

Phú Khánh, Đồng Nai

24

Xuân tiết ngao du

Justicia vagabunda R. Ben.

Thái Nguyên, Bắc Kạn

25

Xuân tiết bụng


Justicia ventricosa Wall.

Lạng Sơn, Quảng Trị,

26

Xuân tiết kiểng

Justicia brandegeana Wassh.

Thành phố Hồ Chí Minh

1.1.3 Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của các loài Justicia khá đa dạng. Theo các công trình nghiên
cứu đã công bố trên thế giới, từ các bộ phận khác nhau của các loài Justicia đã phân lập
được nhiều hợp chất thuộc các nhóm polyphenol (lignan, flavonoid, coumarin), tecpenoid,
alcaloid,...[15].
Lignan là nhóm hợp chất chủ yếu được phân lập từ các loài Justicia. Nhiều lignan
có khung arylnaphtalid được tìm thấy trong chi Justica với tỷ lệ tương đối cao. Ví dụ,
jusmicaranthin (1) được phân lập từ phần chiết CHCl3 của Justicia neessi cho hiệu suất
4


0,025% [30] . Phần chiết ethanol của lá Justicia extensa chứa justicidin A (2) và khoảng
1% justicidin P (3) [34]. Một số arylnaphtalid lignan ở dạng dẫn xuất glycoside cũng
được chiết xuất, phân lập như: elenoside (4) từ phân đoạn ethyl acetat ở loài Justica
hyssopiflora, patentiflorin A (5) từ phân đoạn ethyl acetat loài Justica patentiflora [37],
tuberculatin được phân lập từ dịch chiết methanol của loài Justica ciliate, Justicia
bentonica… Ngoài ra, các lignan hỗn hợp khác cũng được tìm thấy trong các loài Justicia

như justiciresinol (6) từ phân đoạn ethyl acetat của loài Justicia glauca [32];
podophyllotoxin (7) và helioxanthin (8) từ loài Justicia flava [27].

(1)

(2)

(3)

(5)

(4)

(6)

5


(7)

(8)

Ngoài lignan, các nghiên cứu về hóa học cho thấy sự có mặt của nhiều nhóm chất
có hoạt tính sinh học khác trong chi Justicia như coumarin, flavonoid, glycoside,
tecpenoid [15]. Umbeliferon (9) và scopoletin (10) là hai coumarin được phân lập từ dịch
chiết ethanol của các loài Justicia pectoralis, Justicia procumbens [24].

(9)

(10)


Một số flavonoid được phân lập như apigenin (11), vitexin (12) từ dịch chiết
methanol của loài Justicia gendarussa [10]; 3’,4’- dihydroflavonol (13) từ dịch chiết
ethanol toàn cây của loài Justicia cataractae, kaempferitrin (14) từ dịch chiết chloroform
lá của loài Justicia spicigera [18].

(11)

(12)

(13)

(14)

Các glycoside được phân lập như: vasicine (14) với hàm lượng 0,85%, vasicinone
(15) 0,027% từ dịch chiết cồn phần lá của loài Justicia adhatoda [23], 10H-Quindoline từ
phân đoạn ethyl acetat phần lá, jusbetonin từ dịch chiết methanol Justicia betonica [31].
6


(14)

(15)

Ngoài ra, các hợp chất steroid như stigmasterol, sitosterol, sitosterol-D-glucoside
cũng đã được phân lập từ lá và rễ của các loài Justicia gendarussa, Justicia flava...[11].
1.1.4 Tác dụng sinh học
Các tác dụng sinh học của các loài thuộc chi Justicia có liên quan đến một số hoạt
chất đã phân lập được. Một số tác dụng sinh học nổi bật đó là:
- Kháng virus, kháng khuẩn:

Patentiflorin A - một lignan được phân lập từ loài Justicia gendarussa có khả năng
chống sự sao chép ngược của virus HIV type 1, đem đến triển vọng mới trong lĩnh vực
nghiên cứu các thuốc điều trị HIV- AIDS [37]. Helioxanthin - hợp chất được phân lập từ
loài Justicia flava - có hoạt tính ức chế sự tăng trưởng của virus viêm gan B ở người [33].
Loài Justicia pectoralis có hoạt tính kháng khuẩn cao khi kháng được các vi khuẩn
Escherichia coli, Escherichia faecalis và Staphylococcus epidermidis. Hơn nữa, loài này
thể hiện hoạt tính kháng sốt rét khi cho các test dương tính khi theo dõi sự tăng trưởng và
phát triển ấu trùng của muỗi Aedes aegypti giai đoạn IV. Trong số các dịch chiết được thử
nghiệm thì dịch chiết của Justicia pectoralis được nhận thấy là độc nhất đối với ấu trùng
muỗi [13]. Dịch chiết nước của cây Justicia adhatoda cũng được phát hiện có hiệu quả
trong việc ức chế Mycobacterium tuberculosis, có thể giúp phát triển các loại thuốc mới
để kiểm soát bệnh lao [22].
- Tác dụng chống viêm:
Từ lá của Justicia gendarussa đã phân lập được vitexin - có tác dụng như một loại
thuốc chống viêm có hiệu lực cao, có hoạt tính kháng enzym 5 - lipoxygenase và
cyclooxynase - 2 (COX - 2), giúp làm sáng tỏ những bài thuốc dân gian sử dụng loài này
để điều trị các chứng viêm khớp, thấp khớp [28]. Umbeliferon - hợp chất thuộc nhóm
coumarin - được phân lập từ phần chiết alcol của lá Justicia pectoralis có các hoạt tính
7


kháng viêm, giãn phế quản, do đó thường được dùng phổ biến trong điều trị viêm bệnh
phế quản và các bệnh về đường hô hấp [24].
- Khả năng chống ung thư:
Một số loài thuộc chi Justicia có hoạt tính chống ung thư đối với các dòng tế bào ung
thư khác nhau. Dịch chiết ethanol của phần trên mặt đất của Justicia neesii có hoạt tính
chống ung thư kháng lympho bào bạch cầu P-388 ở chuột. Dịch chiết methanol của
Justicia procumbens ức chế đáng kể sự tăng trưởng của lympho bào bạch cầu P-388
in vivo và có hoạt tính gây độc tế bào in vitro đối với dòng ung thư biểu mô người [14].
Diphyllin, justicidin A và tubeculatin là các lignan được phân lập từ Justicia ciliata, có

tác dụng chống ung thư đối với một số dòng tế bào ung thư người như ung thư biểu mô,
ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng và ung thư vú… [17].
Ngoài ra, một số flavonoid được phân lập từ các loài Justicia có khả năng làm giãn
mạch, ứng dụng trong điều trị các bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, như
3’,4’- dihydroflavonol được phân lập từ loài Justicia cataractae. Trong rễ của loài
Justicia adhatoda có chứa vasicol làm tim đập chậm lại song mạnh hơn, trị ho tốt, trị đau
cuống phổi [6].
1.1.5 Công dụng
Nhiều loài thuộc chi Justicia đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền của
một số nước để chữa các loại bệnh khác nhau. Toàn bộ cây hoặc phần trên mặt đất
thường được sử dụng để làm thuốc, hay dùng nhất là dịch chiết nước của lá cây, của bột
rễ cây, hoặc sử dụng kết hợp với các loài cây khác [15]. Ở Việt Nam, đa phần các cây
thuộc chi Justicia được sử dụng để chữa các bệnh về xương khớp, các bệnh đường hô hấp
hoặc bệnh ngoài da như: cây thanh táo (Justicia gendarussa) dùng lá hoặc cành cây giã
đắp vào các vết sưng hoặc sắc nước, nước còn nóng đắp vào chỗ sưng đau, đau thấp, đau
xương, hoặc có khi ngâm rượu uống chữa tê thấp [4]. Cây cang mai (Justicia adhatoda)
được sử dụng để chữa gãy xương, trẹo chân, phong thấp, đau lưng [9].
Cây xuân tiết bò (Justicia procumbens) dùng ngoài chữa mụn nhọt và viêm mủ da.
Cây bạch hạc, có nơi gọi là kiên cò (Justicia nasuta) được nhân dân nhiều nơi dùng rễ
chữa bệnh hắc lào và một số bệnh ngoài da như bệnh chốc lở, bệnh mụn rộp loang vòng,
8


eczema mãn tính, bằng cách dùng rễ tươi hoặc khô giã nhỏ, ngâm rượu hoặc ngâm dấm
trong 7 đến 10 ngày, rửa sạch các vết hắc lào rồi bôi thuốc này lên [4].
Cây cang mai (Justicia adhatoda) được được dùng để trị ho, viêm phế quản mạn
tính, hen suyễn, lao phổi bằng cách sử dụng lá và rễ sắc uống. Lá còn được sử dụng trị
thấp khớp và sát trùng. Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây để làm thuốc trừ đờm và trị
chứng rong kinh ở phụ nữ [9]. Cây xuân tiết bò (Justicia procumbens) được dùng trị cảm
mạo phát sốt, sưng họng, trẻ em cam tích suy dinh dưỡng, lỵ, viêm ruột, viêm gan hoàng

đản, sốt rét, bệnh đường tiết niệu, đái ra mật...[6], [9].
1.2 CÂY DÓNG XANH
Tên gọi khác tại Việt Nam: Xuân tiết bụng [6], Thanh táo tuy, Thường sơn trắng [9].
1.2.1 Đặc điểm thực vật
Cây bụi hoặc cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1 m, có thể cao tới 2 – 3 m. Thân
nhẵn, chia thành từng đốt, phình mạch ở các đốt, tại các mắt đốt có chồi 2 mm. Lá có
cuống, cuống lá dài 0,5 - 1,5 cm, nhẵn, không có lông, lá thon hẹp ở gốc và nhọn ngắn lại
ở đầu, quay mặt ra phía ngoài, kích thước 6 - 17 × 2 - 6 cm, lá có 6 - 8 gân.

Hình 1.1 Cây Dóng xanh [9]
Cụm hoa bông, dài 5 - 10 cm, dày đặc các lá bắc xếp thành 4 dãy trên một bông,
thường có 1 - 3 bông hoa trên một cụm. Lá bắc có màu từ xanh lá đến nâu đỏ, hình bầu
dục, có lông, kích thước 1 – 1,5 × 0,8 - 1 cm. Đài 5 thùy, thùy hình mác, kích thước 3mm.
Tràng hoa màu trắng nhạt với sọc màu hồng tía ở mặt trên, kích thước 1,5 - 1,8 cm, mặt
dưới lõm, cánh hoa nhọn ở phân cuống và tròn dần ở phần đầu. Nhị hoa có chỉ nhị dài
9


6mm, nhẵn, có túi phấn hình oval. Bầu nhụy có nhiều lông, kích thước 1,6 cm. Quả nang,
mỗi quả có khoảng 4 hạt [6], [9], [20].
1.2.2. Phân bố
Cây mọc nhiều ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam) và
các nước Đông Nam Á (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) [20].
Tại Việt Nam cây mọc rải rác ở chỗ ẩm, gần suối trong rừng. Phân bố chủ yếu ở
Cao Bằng, Ninh Bình, Quảng Trị, Bình Dương, Bình Phước [9].
1.2.3. Công dụng
Ở Trung Quốc, toàn cây dùng trị: đòn ngã, gãy xương, phong thấp đau nhức
xương, đau ngang thắt lưng, viêm mủ da, áp xe vú. Liều dùng 15 – 30 g dạng thuốc sắc,
dùng ngoài giã đắp [9].
Tại Việt Nam, cây thường được trồng làm cây cảnh. Lá được dùng giã lấy nước

uống và bã đắp trị rắn cắn, còn dùng nấu nước trị đau răng.
* Một số bài thuốc trong dân gian:
- Trị rắn cắn: dùng lá Dóng xanh 50 g giã nát thêm nước gạn uống. Lá trầu không 10 g,
nấu nước, rửa sạch vết cắn. Vỏ cây Nóng 30 g, giã nhỏ đắp xung quanh vết cắn.
- Gãy xương: Dóng xanh, Thanh táo, Chua me đất, Xuyên tiền tất cả đều dùng tươi, mỗi
vị 30 g, nghiền nát thêm ít rượu vang đắp xung quanh vết thương sau khi đã chỉnh lại tư
thế của xương và có nẹp xương. Hàng ngày thay thuốc.
- Apxe vú: dùng lá tươi và thân cây giã ra với mật đường đỏ và bã rượu để đắp ngoài [9].
1.3. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG FLAVOVOID,
POLYPHENOL, POLYSACCHARIDE
1.3.1 Định lượng flavonoid
Để xác định hàm lượng flavonoid trong thực vật có rất nhiều phương pháp khác
nhau như phương pháp cân, GC - MS, TLC, HPLC, UV-Vis, IR.
Phương pháp cân thường chỉ ứng dụng khi nguyên liệu giàu flavonoid và dịch chiết
ít tạp chất, ví dụ như định lượng rutin trong hoa hòe [7]. Các phương pháp như GC - MS,
TLC, HPLC thường cho kết quả khá chính xác nhưng tốn nhiều thời gian và máy móc
phức tạp [35].
10


Vì vậy, phổ biến nhất là 2 phương pháp đo màu sử dụng thuốc thử AlCl3. Cả 2
phương pháp đều dựa trên nguyên tắc là có 3,5,3’,4’ hydroxyl có khả năng liên kết tốt với
các ion kim loại (Al3+) tạo phức màu vàng (theo phức oxychromon, oxycarbonyl hoặc
3’,4’ orthodioxyphenol). Trong đó, phương pháp 1 chỉ sử dụng Al3+ để tạo phức Alflavonoid có màu vàng, có thể thêm hoặc không các muối acetat vào trong quá trình thực
hiện, chất chuẩn so sánh thường là nhóm flavonol (quercetin, kaempferol,…) và đo quang
ở bước sóng cực đại 410 – 430 nm. Phương pháp 2 có sử dụng thêm NaNO2 để nitrat hóa
phức Al - flavonoid và dùng môi trường kiềm NaOH để chuyển màu phức từ vàng sang
đỏ. Với phương pháp 2, chất chuẩn so sánh thường là catechin, luteolin và đo quang ở
bước sóng 510nm [29].
1.3.2 Định lượng polyphenol

Có rất nhiều phương pháp đánh giá hàm lượng polyphenol (là các chất có một hoặc
nhiều vòng thơm liên kết trực tiếp với một hoặc nhiều nhóm hydroxyl) như đo màu (sử
dụng thuốc thử Folin - Ciocalteu, Folin Denis, chuẩn độ permanganate,..) hay HPLC,
GC,... Do sự phức tạp về mặt công thức của các hợp chất polyphenol cũng như nền mẫu
thực vật không ổn định nên dường như không có phương pháp nào hoàn hảo cả. Phổ biến
nhất là phương pháp đo màu dùng thuốc thử Folin - Ciocalteu với cơ chế trao đổi electron
giữa các polyphenol và thuốc thử Folin - Ciocalteu. Phương pháp này thực chất là đánh
giá hàm lượng chung của các hợp chất có tính chống oxy hóa trong thực vật (polyphenol,
thiol, 1 số acid amin, …) nên có thể không phản ánh đúng hàm lượng polyphenol tổng số,
nhưng bù lại, nó dễ thực hiện và có độ lặp lại cao đồng thời cũng một phần đánh giá tổng
quát tính oxy hóa của thực vật, là một vấn đề đang được khoa học quan tâm [16].
1.3.3 Định lượng polysaccharide
Trong các phương pháp định lượng carbobohydrat, phương pháp đo màu là phương
pháp được sử dụng phổ biến nhất [26]. Các chất lên màu được sử dụng sau khi thủy phân
mẫu với acid sulfuric đặc thường là phenol hoặc anthrone. Do cách tiến hành đơn giản,
nhanh chóng và độ chính xác cao nên phương pháp đo màu sử dụng acid phenol - sulfuric
là phương pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn so với sử dụng anthrone [38] [25].

11


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ
2.1.1. Nguyên liệu
Đối tượng nghiên cứu: bộ phận (phần) trên mặt đất của cây Dóng xanh thu hái tại
Thường Tín, Hà Nội. Mẫu cây Dóng xanh được Thạc sĩ Nghiêm Đức Trọng, bộ môn
Thực vật - trường Đại học Dược Hà Nội giám định tên khoa học.
2.1.2. Thiết bị, hóa chất
 Thuốc thử, dung môi, hóa chất:
- Dung môi: ethanol, methanol, ethyl acetat, chloroform, nước;

- Thuốc thử: Mayer, Dragendorff, Bouchardat, Legal, Baljet, Libermann- Bouchard, diazo
mới pha, dung dịch FeCl3 5%, gelatin 1% mới pha, chì acetat 10%, Fehling A, Fehling B,
Lugol, Ninhydrin;
- Thuốc nhuộm: xanh methylene, đỏ son phèn;
- Chất chuẩn: quercetin (độ tinh khiết 98%, viện Dược liệu), acid gallic (độ tinh khiết
97%, viện Dược liệu), glucose (độ tinh khiết 99%, viện Dược liệu).
 Dụng cụ, thiết bị, máy móc:
- Bản mỏng silicagel GF 254 (Merck);
- Các dụng cụ thủy tinh: cốc có mỏ, pipet, bình chiết, bình nón, ống đong, ống nghiệm;
- Máy cắt vi phẫu cầm tay, dao, dao lam;
- Kính hiển vi Labomed, máy ảnh kỹ thuật số Canon;
- Cân phân tích Sartorius TE214S, cân kỹ thuật, cân sấy ẩm Ohaus MB25;
- Nồi cách thủy, bếp điện;
- Máy quang phổ tử ngoại khả kiến Shimadzu UV 1800;
- Các dụng cụ khác: cối chày sứ, máy xay dược liệu, thuyền tán, rây,…

12


2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật
- Lấy mẫu, mô tả đặc điểm hình thái, giám định tên khoa học.
- Mô tả đặc điểm vi phẫu thân, lá.
- Mô tả đặc điểm bột thân, lá.
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học:
- Định tính các nhóm hợp chất trong cây bằng phản ứng hóa học và sắc kí lớp mỏng.
- Định lượng một số thành phần trong cây.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực vật
- Quan sát, mô tả hình dạng, màu sắc, kích thước dược liệu bằng mắt thường và chụp ảnh.

- Mô tả đặc điểm vi phẫu thân, lá: mẫu thân, lá được cắt vi phẫu bằng máy cắt cầm tay,
tẩy nhuộm tiêu bản bằng phương pháp nhuộm kép. Quan sát cấu tạo vi phẫu qua kính
hiển vi, tiến hành mô tả và chụp lại, theo tài liệu [8].
- Mô tả đặc điểm bột thân, lá: thân, lá của cây được nhặt riêng, sấy khô trong tủ sấy ở
nhiệt độ 60℃, tán thành bột mịn bằng thuyền tán, rây qua rây mịn. Soi tìm đặc điểm qua
kính hiển vi, chụp ảnh.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu hóa học:
2.3.2.1. Định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học:
Định tính các nhóm chất hữu cơ chính trong dược liệu Dóng xanh bằng phản ứng
hóa học đặc trưng theo các tài liệu [2], [7], [3].
a. Định tính flavonoid, coumarin
Cân khoảng 10g dược liệu (đã được sấy khô và chia nhỏ) cho vào bình nón, thêm
50ml ethanol 90⁰. Đun cách thủy vài phút, lọc nóng. Dịch lọc thu được dùng để tiến hành
các phản ứng định tính flavonoid, coumarin.
 Định tính flavonoid:

13


- Phản ứng Cyanidin (phản ứng Shinoda): Cho vào ống nghiệm nhỏ 1ml dịch chiết, thêm
một ít bột magnesi kim loại (khoảng 10mg). Nhỏ từng giọt HCl đặc (3 - 5 giọt). Để yên 1
- 2 phút. Phản ứng dương tính khi dung dịch chuyển từ màu vàng sang đỏ.
- Phản ứng với kiềm:
+ Phản ứng với NH3: Nhỏ 1 - 2 giọt dịch chiết lên một mảnh giấy lọc. Sấy khô rồi để
lên miệng lọ amoniac đặc đã được mở nút. Phản ứng dương tính nếu màu vàng của vết
dịch chiết tăng lên, có thể so sánh với giọt dịch chiết đối chứng.
+ Phản ứng với dung dịch NaOH: Cho vào ống nghiệm nhỏ 1 ml dịch chiết. Thêm vài
giọt dung dịch NaOH 10%. Phản ứng dương tính nếu thấy xuất hiện tủa vàng và khi thêm
1 ml nước cất, tủa sẽ tan và màu vàng của dung dịch tăng lên.
- Phản ứng với dung dịch FeCl3 5%: cho vào ống nghiệm nhỏ 1 ml dịch chiết. Thêm vài

giọt dd FeCl3 5%. Phản ứng dương tính nếu dung dịch xuất hiện màu xanh đen.
- Phản ứng diazo hóa:
Cho vào ống nghiệm nhỏ 1 ml dịch chiết, kiềm hóa bằng dung dịch NaOH 10%,
thêm vài giọt thuốc thử diazo mới pha, lắc đều (có thể đun nóng trên nồi cách thủy vài
phút). Phản ứng dương tính xuất hiện màu đỏ.
 Định tính coumarin:
- Phản ứng mở, đóng vòng lacton:
Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml dịch chiết:
Ống 1: Thêm 0,5 ml dung dịch NaOH 10%
Ống 2: Để nguyên
Đun cách thuỷ cả 2 ống đến sôi, để nguội, quan sát hiện tượng. Nếu có coumarin sẽ
quan sát thấy, ống 1 xuất hiện tủa đục màu vàng, ống 2 dung dịch vẫn trong. Thêm vào cả
2 ống nghiệm mỗi ống 1 ml nước cất. Lắc đều rồi quan sát thấy:
Ống 1: Dung dịch trong suốt.
Ống 2: Tủa đục
Acid hóa ống 1 bằng vài giọt HCl đặc, ống 1 sẽ trở lại tủa đục như ống 2.
14


- Quan sát hiện tượng huỳnh quang:
Nhỏ lên một khoanh giấy thấm 2 vết dịch chiết cồn (mỗi vết 2-3 giọt dịch chiết).
Nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch NaOH 5% lên 2 vết dịch chiết. Sấy nhẹ. Che một vết dịch chiết
trên giấy thấm bằng một miếng kim loại, rồi chiếu tia tử ngoại trong vài phút. Bỏ miếng
kim loại ra. Quan sát tiếp dưới đèn tử ngoại, nếu có coumarin sẽ thấy: phần không bị che
có huỳnh quang sáng hơn phần bị che. Nếu tiếp tục chiếu tia tử ngoại, phần bị che sẽ sáng
dần lên. Sau vài phút cả 2 phần sẽ phát quang như nhau.
- Phản ứng diazo hóa: cho vào ống nghiệm nhỏ 1 ml dịch chiết, kiềm hóa bằng dung dịch
NaOH 10%, đun cách thủy đến sôi rồi để nguội, thêm vài giọt thuốc thử diazo mới pha,
lắc đều. Phản ứng dương tính nếu xuất hiện màu đỏ.
b, Định tính saponin:

- Quan sát hiện tượng tạo bọt: Cho vào ống nghiệm lớn 0,1 g bột dược liệu, thêm 5 ml
nước. Lắc mạnh trong 5 phút. Để yên và quan sát hiện tượng tạo bọt. Nếu cột bọt bền
vững sau 15 phút thì sơ bộ kết luận dược liệu có chứa saponin.
- Phản ứng Libermann-Buchard: Cho khoảng 5 g bột dược liệu vào bình định mức
250ml, thêm 50 ml ethanol 70%. Đun cách thủy đến sôi trong 30 phút. Lọc nóng. Thêm
10 ml HCl 10%, đun cách thủy sôi vài phút. Để nguội, lắc với chloroform. Gộp dịch chiết
chloroform, đem cô đến cắn. Cho vào ống nghiệm có chứa cắn ở trên 1 ml anhydride
acetic, lắc đều cho tan hết. Nghiêng ống 45⁰. Cho từ từ theo thành ống 0,5 ml H2SO4 đặc,
tránh xáo trộn chất lỏng trong ống. Ở mặt tiếp xúc giữa 2 lớp chất lỏng, nếu có vòng màu
hồng đến đỏ tím thì sơ bộ kết luận có saponin triterpen, nếu vòng có màu xanh dương
đậm hay xanh lá cây thì sơ bộ kết luận có saponin steroid.
c, Định tính glycoside tim:
Cân khoảng 10 g bột dược liệu vào bình nón dung tích 250 ml. Thêm 100 ml
ethanol 25% rồi ngâm trong 24 giờ. Gạn lấy dịch chiết vào cốc có mỏ có dung tích 10 ml.
Thêm vào dịch chiết 3 ml chì acetat 30%, khuấy đều. Lọc qua giấy lọc gấp nếp vào một
cốc có mỏ dung tích 100 ml. Nhỏ vài giọt dịch lọc đầu tiên vào một ống nghiệm, thêm
một giọt chì acetat. Nếu xuất hiện tủa thì ngừng lọc, thêm khoảng 1ml chì acetat 30% vào
15


dịch chiết, khuấy đều, lọc lại, và tiếp tục thử đến khi dịch lọc không còn tủa với chì
acetat.
Chuyển toàn bộ dịch lọc vào bình gạn dung tích 125 ml. Lắc kỹ 2 lần với
cloroform, mỗi lần với 8 ml. Gạn dịch chiết cloroform vào cốc có mỏ, loại nước bằng
natri sulfat khan.
Chia đều dịch chiết vào 4 ống nghiệm nhỏ đã được sấy khô và đem bốc hơi trên nồi
cách thủy đến khô. Cắn thu được đem tiến hành các phản ứng sau:


Phản ứng của khung steroid


- Phản ứng Liebermann- Bouchardat: Cho vào ống nghiệm chứa cắn 1 ml anhydrid
acetic, lắc đều cho tan hết cắn. Nghiêng ống nghiệm 45º. Cho từ từ theo thành ống 0,5 ml
H2SO4 đặc, tránh xáo trộn chất lỏng trong ống. Phản ứng dương tính nếu ở giữa hai lớp
chất lỏng thấy xuất hiện vòng màu tím đỏ. Lớp chất lỏng phía dưới có màu hồng, lớp trên
có màu xanh lá.


Phản ứng của vòng lacton 5 cạnh

- Phản ứng Legal: Hòa tan cắn trong ống nghiệm bằng 0,5 ml ethanol 90%. Nhỏ 1 giọt
thuốc thử natri nitroprussiat 0,5% và 2 giọt dung dịch NaOH 10%. Lắc đều. Phản ứng
dương tính nếu ống nghiệm thấy xuất hiện màu đỏ cam, so sánh màu sắc với ống chứng là
ống không có cắn.
- Phản ứng Baljet: Hoà tan cắn trong ống nghiệm bằng 0,5 ml ethanol 90%. Lắc đều cho
tan hết cắn. Nhỏ từng giọt thuốc thử Baljet mới pha (gồm 1 phần dung dịch acid picric
1% và 9 phần dung dịch NaOH 10%). Phản ứng dương tính nếu ống nghiệm thấy xuất
hiện màu đỏ cam, so sánh màu sắc với ống chứng là ống không có cắn.


Phản ứng của phần đường

- Phản ứng Keller - Kiliani: Hòa tan cắn trong ống nghiệm bằng 0,5 ml ethanol 90o. Lắc
đều cho tan hết cắn. Nhỏ vài giọt dung dịch FeCl3 5% trong acid acetic, lắc đều. Nghiêng
ống nghiệm 45o cho từ từ theo thành ống 0,5 ml H2SO4 đặc, tránh xáo trộn chất lỏng trong
ống. Nếu có glycoside tim thì mặt tiếp xúc ở giữa hai lớp chất lỏng thấy xuất hiện vòng
màu tím đỏ. Lắc nhẹ, lớp chất lỏng phía trên sẽ có màu xanh lá.
16



×