Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây chè hàng rào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 53 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

MAI THỊ THƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CHÈ
HÀNG RÀO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

MAI THỊ THƯƠNG
MÃ SINH VIÊN: 1301399

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CHÈ
HÀNG RÀO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Vũ Văn Điền
2. HVCH. Séng Pha Chăm Xay Nha Vong
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược học cổ truyền

HÀ NỘI 2018



LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Văn Điền – Bộ
môn Dược học cổ truyền, người thầy đã giúp đỡ em tận tâm và nhiệt tình trong
quá trình làm để em có thể hoàn thành được khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới học viên cao học Séng Pha Chăm Xay Nha
Vong đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các anh chị kỹ thuật
viên cùng các bạn sinh viên trên bộ môn Dược cổ truyền, Dược liệu và Thực vật
cũng đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè những người đã luôn khuyến
khích động viên em những khi khó khăn. Cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo, cán
bộ nhân viên trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ em trong suốt những năm
học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Mai Thị Thương


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 2
1.1.


Chi Acalypha L. .................................................................................... 2

1.1.1.

Vị trí phân loại............................................................................... 2

1.1.2.

Đặc điểm thực vật.......................................................................... 2

1.1.3.

Tính đa dạng và phân bố .............................................................. 3

1.1.4.

Thành phần hóa học ..................................................................... 4

1.1.5. Công dụng và tác dụng sinh học của một số loài trong chi
Acalypha.L .................................................................................................... 7
1.2.

Loài Acalypha siamensis Oliv. Ex Goge........................................... 12

1.2.1.

Đặc điểm thực vật........................................................................ 12

1.2.2.


Thành phần hóa học ................................................................... 13

1.2.3.

Phân bố ......................................................................................... 13

1.2.4.

Công dụng và tác dụng sinh học ................................................ 13

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 14
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 14

2.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 14

2.2.1.

Thuốc thử, dung môi, hóa chất .................................................. 14

2.2.2.

Thiết bị dùng trong nghiên cứu ................................................. 14

2.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 15


2.3.1.

Về đặc điểm thực vật................................................................... 15

2.3.2.

Về nghiên cứu thành phần hóa học ........................................... 15

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................. 25
3.1.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT ............. 25

3.1.1.

Đặc điểm hình thái ...................................................................... 25

3.1.2.

Đặc điểm vi phẫu ......................................................................... 26

3.1.3.

Đặc điểm bột thân và lá .............................................................. 30

3.2.

NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC. ........................... 31



3.2.1.

Định tính các nhóm chất trong cây ........................................... 31

3.2.2.

Quá trình chiết xuất và phân lập ............................................... 33

3.2.3.

Quá trình phân lập hợp chất từ chè hàng rào .......................... 35

3.2.4.

Xác định cấu trúc hợp chất phân lập từ chè hàng rào ............ 35

3.5.

BÀN LUẬN ........................................................................................ 37

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN ................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
13

1


C-NMR: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13

H-NMR:

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton

d:

doublet

D:

Dicloromethan

DEPT:

Detortionless enhacement by polarisationtransfer

M:

Methanol

J:

Hằng số ghép cặp

PƯ :

Phản ứng


s:

singlet

SKLM:

Sắc kí lớp mỏng

STT :

Số thứ tự

TT :

Thuốc thử


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Một số loài thuộc chi Acalypha L. ở Việt Nam .............................................3
Bảng 1. 2. Thành phần hóa học một số loài thuộc chi Acalypha L. ở Việt Nam ............4
Bảng 3. 1. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ của cây chè hàng rào ...................31
Bảng 3. 2. Bảng dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR và 5-(hydroxymethyl)furfural đo
trong CDCl3 (δ:ppm, J:Hz) ............................................................................................35


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3. 1. Hình ảnh cây chè hàng rào ...........................................................................25
Hình 3. 2. Hình ảnh một số bộ phận chè hàng rào ........................................................26
Hình 3. 3. Vi phẫu thân chè hàng rào ............................................................................27

Hình 3. 4. Vi phẫu lá chè hàng rào ................................................................................29
Hình 3. 5. Bột thân chè hàng rào ...................................................................................30
Hình 3. 6. Bột lá chè hàng rào .......................................................................................31
Hình 3. 7. Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ cây chè hàng rào ....................................34
Hình 3. 8. Sơ đồ phân lập hợp chất từ chè hàng rào......................................................35


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc sống càng phát triển, mô hình bệnh tật ngày càng phức tạp. Từ xa xưa
ông cha ta đã biết sử dụng các loài thực vật và động vật để làm thuốc. Việc nghiên
cứu đầy đủ, toàn diện các cây thuốc sẽ giúp chúng ta khai thác, sử dụng một cách
bền vững, hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên này.
Chè hàng rào hay còn được gọi là trà cọc rào, tai tượng xiêm, có tên khoa
học là Acalypha siamensis Oliv. Ex Goge . Cây phân bố ở Thái Lan, Lào và Việt
Nam. Cây mọc hoang trong các rừng còi hoặc trảng cây bụi, trên núi đá vôi nhiều
tỉnh nước ta. Thường được trồng làm hàng rào quanh các vườn gia đình, dọc các
lối đi. Trong dân gian hoa và lá cây thường dùng nấu nước hay hãm uống như trà
có tác dụng lợi tiểu. Cũng như làm thuốc tẩy, trị giun và làm thuốc long đờm, gây
nôn [4].
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới hầu như chưa có nghiên cứu nào đầy đủ
công bố về cây này. Nhằm từng bước nghiên cứu chứng minh những tác dụng
được sử dụng trong nhân dân trên cơ sở khoa học, góp phần hướng dẫn sử dụng
một cách an toàn hiệu quả. Trong khuôn khổ khóa luận này, chúng tôi thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây Chè hàng
rào”. Với các mục tiêu sau:
- Xác định đặc điểm thực vật: đặc điểm hình thái, vi phẫu lá, thân và đặc
điểm bột lá, thân.
- Sơ bộ định tính các thành phần hóa học phần trên mặt đất.
- Chiết tách 1 – 2 chất trong dược liệu.


1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

Chi Acalypha L.

1.1.1. Vị trí phân loại
Phân loại chi Acalypha L [1].
Ngành: Ngọc lan – Magnoliophyta.
Lớp: Ngọc lan – Magnoliopsida.
Phân lớp: Sổ - Dillenniidaea.
Bộ: Thầu dầu – Euphorbiales.
Họ: Thầu dầu – Euphorbiaceae.
Chi Acalypha L.
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Theo mô tả của tài liệu [4], [17] các loài thuộc chi Acalypha L. thường là
cây cỏ, cây bụi hoặc cây gỗ, phần lớn là lưỡng tính, một số đơn tính.
Lá mọc so le, có lá kèm, hình mũi mác hoặc hình dải, một số thì phiến lá
tiêu giảm hay rụng, phiến lá đơn giản, mép lá có răng cưa, hiếm khi nhẵn, có gân
hình lông chim hay chân vịt.
Cụm hoa ở nách lá, không phân nhánh. Có thể là lưỡng tính hoặc đơn tính,
chủ yếu là lưỡng tính với hoa đực nằm dọc theo trục, hoa cái có một đến vài hoa,
chủ yếu nằm trong các kẽ lá. Hoa đực thường không có cuống, đài của hoa đực
có 4 phiến bao quanh 8 – 16 nhị có chỉ nhị dính ở gốc và có bao phấn đính ở phía
trên đỉnh của chỉ nhị. Hoa cái có 3 phiến đài bao quanh bầu có 3 ô và 3 vòi nhụy
chia ra thành đầu nhụy, màu đỏ và mảnh.
Quả có 2 – 3 mảnh vỏ, nhỏ.
Hạt gần cầu hoặc hình trứng.


2


1.1.3. Tính đa dạng và phân bố
Acalypha L. là một chi lớn thứ tư của họ Euphorbia, gồm khoảng 450 - 570
loài, phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới [22].
Ở Papua New Guinca có 18 loài, Philippin 16 loài. Trong số các loài ở Việt
Nam có khoảng 2 – 3 loài là cây nhập trồng làm cây cảnh, số còn lại là cây mọc
tự nhiên [6].
Một số loài thuộc chi Acalypha L. ở Việt Nam [4],[6].
Bảng 1. 1. Một số loài thuộc chi Acalypha L. ở Việt Nam
STT Tên

1

khoa Tên

thông Phân bố

học

thường

Acalypha

Tai tượng xanh, Ở vùng nhiệt đới cổ, từ châu Á đến châu

indica L.


tai tượng ấn

Phi, có ở hầu hết các nước trong khu vực
Đông Nam Á.
Ở Việt Nam phân bố rải rác khắp các
tỉnh phía nam từ Quảng Nam, Khánh
Hòa đến thành phố Hồ Chí Minh.

2

Acalypha

Tai tượng đỏ, Có nguồn gốc từ quần đảo Figi, được

wilkesiana

tai tượng nâu, nhập trồng vào nước ta chủ yếu làm

Muell.-Arg

tai tượng trổ

cảnh, thường trồng ở các vườn hoa có
khi trồng thành hàng rào, có mặt ở khắp
mọi nơi.

3

Acalypha
australlis L.


Tai tượng Úc

Trồng ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật
Bản, Philippin…
Ở Việt Nam thường gặp ở Lào Cai, Thái
Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hòa
Bình, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình và
đến Thừa Thiên – Huế.

3


4

Acalypha

Tai tượng đuôi Cây của châu Á, thường mọc hoang và

hispida

chồn

cũng được trồng trong các vườn hoa và
vườn nhà.

Burm. f

Ở Việt Nam gặp tại Hà Tây và Thành
Phố Hồ Chí Minh.

5

Tai tượng thon

Acalypha

Ở Ấn Độ, Campuchia, nam và trung

lanceolate

Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc từ rừng

Willd

Cúc Phương qua Thừa Thiên Huế đến
thành phố Hồ Chí Minh.

6

Acalypha

Chè hàng rào, Thái Lan, Lào và Việt Nam thường gặp

siamensis

trà cọc rào, chè trong các rừng còi và trồng làm hàng

Oliv.

Ex mãn hảo


rào.

Goge
1.1.4. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học chính một số loài trong chi Acalypha L. là tannin,
flavonoid, phenolic, saponin, alkaloid, terpenoid, coumarin, anthocyanid,
anthranoid, và một số hợp chất khác. Cho tới nay đã có khoảng 167 hợp chất được
phân lập từ 19 loài thuộc chi Acalypha L, trong đó có khoảng 16 hợp chất từ 8
loài được chứng minh là có hoạt tính sinh học [22].
Bảng tóm tắt thành phần hóa học một số loài thuộc chi Acalypha L.
Bảng 1. 2. Thành phần hóa học một số loài thuộc chi Acalypha L. ở Việt Nam
Tên khoa
học
Acalypha
indica

Tài liệu

Chất và nhóm chất
-Flavonoid:

L. kaempferol

Chrysin,

hesperetin,

(Biorobin,


clitorin,

tham khảo
galangin,
mauritianin,

(Tai tượng nicotiflorin), naringin, naringenin, quercetin (Rutin),
xanh)

quercetin 3–0-β-D-glucoside.

4

[28]


- Phenolic: Acaindinin, catechol, Ellagic, acid
Ferulic, acid Gallic, Geranin, Glucogallin, 2,4
BIS(1,1-Dimethylethyl)phenol, acid Repandusinic,
acid Syringic.
- Anthranoid: Tectoquinone.
- Coumarin: 3,3′ Methylene bis (4-hydroxyl
coumarin).
- Alkaloid: Flindersin.
-

Tanin:

Acetonylgeraniin,


corilagin,

acid

Chebulagic.
- Acid amin: Cysteine.
- Sterol: Stigmasterol, β-sitosterol acetate, βSitosterol ß-D-glucoside, γ-Sitosterol, γ-Sitosterol
acetate.
-

Các

hợp

khác:

chất

acid

Caffeic,

hexamethylcyclotrisiloxane, HCN, Inositol methyl
ether,

acid

cyanopyridones,

Kaur-en-18-oic,


N-methyl-3-

3,4-didehydro-Proline,

3-

(5-

diethylamino-1-methyl-3pentynyloxy)Propanenitrile, Quebrachitol, Quinine,
Resin, Triacetonamine, Succinimide, acid Tri-Omethylellagic, 1,2,3,6-tetra-O-galloyl-β-D-glucose,
16 α, 17-dihydroxy-ent-kauran 19-oic acid.
- Cyanogenic glucoside: acalyphine, acalyphin
amide, epiacalyphin, epinoracalyphin, epiacalyphin
amide cycloside, ar-acalyphidone, noracalyphin,
seco-acalyphin.

5


Acalypha

- Phenolic: acid Gallic, corilagin, geraniin.

[7],[14]

wilkesiana

- Flavonoid: quercentin, Kaempferol, 3-0-rutinoside.


Muell.-Arg

- Saponin, tanin, anthraquinan, glycosid, alkaloid,

(Tai tượng terpen, steroid
đỏ)
Acalypha

- Sterol: beta-sitosterol, daucosterol.

australlis

- Anthranoid: emodin.

L.

- Flavonoid: rutin.

[26],[25]

(Tai tượng - Phenolic: axit protocatechuic, axit gallic.
Úc)

- Nhóm chất khác: australisin, loliolide, 2,6dimethoxy-1,4-benzoquinone, axit nicotinic, axit
succinic.

Acalypha

- Flavonoid: Quercetin 3 ‐ O ‐ rutinoside, kaempferol [7],[20]


hispida

3 ‐ O ‐ rutinoside.

Burm. f

-

Glycosid,

steroid,

phlobatanin,

saponin,

(Tai tượng hydroxyanthranoid, carbohydrat
đuôi chồn)

- Phenolic: acid Gallic, corilagin, geraniin.
- Anthocyanin: cyanidin 3-O- (2 ″ -galloyl-6 ″ -O-αrhamnopyranosyl-β-galactopyranoside), cyanidin 3O- (2 ″ -galloyl-β-galactopyranoside), cyanidin 3-Oβ-galactopyranoside.

Acalypha
lanceolate
Willd

Chưa có nghiên cứu

(Tai tượng
thon)

Acalypha

- Tetraterpen: acalyphaser A.

siamensis

- Steroid, tannin

6

[13]


Oliv.

Ex

Goge
(chè

hàng

rào)
1.1.5. Công dụng và tác dụng sinh học của một số loài trong chi Acalypha.L
Đây là một chi lớn, một số loài Acalypha L. được sử dụng làm cây thuốc ở
châu Phi và ở quần đảo Mascarene. Hầu như tất cả các bộ phận của cây bao gồm
lá, thân và rễ đều được sử dụng để điều trị một số bệnh. Có khoảng 30 loài được
nghiên cứu chứng minh là có tác dụng điểu trị và kiểm soát hơn 70 bệnh khác
nhau [20].
Công dụng trong dân gian

Công dụng dùng trong nhân dân [4],[6] của một số loài thuộc chi Acalypha
L.
Acalypha indica L. (Tai tượng xanh ): Toàn cây được dùng để chữa: viêm
khí quản, viêm phổi và hen suyễn, táo bón. Lá được dùng để trị bệnh ngoài da,
ghẻ và rắn cắn, dùng tươi giã đắp. Ở Ấn Độ lá khô tán bột dùng trị giun và tẩy, có
thể đắp vết thương, rễ dùng làm thuốc sổ. Ở Indonexia, cả cây dùng chữa táo bón,
xổ và chữa nhức đầu.
Acalypha wilkesiana Muell.-Arg (Tai tượng đỏ): Nhân dân ta thường dùng
làm thuốc nhuận tràng, trừ giun, trị ghẻ và chữa tê thấp.Ở Trung Quốc, người ta
dùng rễ trị bệnh giun đũa, ăn uống không tiêu bụng đầy. Lá dùng ngoài trị ghẻ
ngứa, mụn nhọt, hoa dùng trị bỏng lửa.
Acalypha australlis L. (Tai tượng Úc) : Toàn cây được sử dụng làm thuốc
chữa đổ máu cam, thổ huyết, đái ra máu, tử cung xuất huyết, đòn ngã tổn thương,
lỵ trực khuẩn, lỵ amip, viêm ruột ỉa chảy, tràng nhạc, viêm da, bệnh mẩn ngứa,
vết thương chảy máu. Ở Vân Nam (Trung Quốc) cây còn được dùng trị cam tích,
chướng bụng.
7


Acalypha hispida Burm. f (Tai tượng đuôi chồn): Toàn cây được sử dụng
làm thuốc chữa đổ máu cam, thổ huyết, đái ra máu, tử cung xuất huyết, đòn ngã
tổn thương, lỵ trực khuẩn, lỵ amip, viêm ruột ỉa chảy, tràng nhạc, viêm da, bệnh
mẩn ngứa, vết thương chảy máu. Ở Vân Nam (Trung Quốc) cây còn được dùng
trị cam tích, chướng bụng.
Acalypha lanceolate Willd (Tai tượng thon): Được dùng làm thuốc trị nhức
đầu, ngoài ra còn có thể đốt nóng cây lên và xông hơi do nó tỏa ra. Cũng có nơi
dùng lá làm rau ăn.
Acalypha siamensis Oliv. Ex Goge (chè hàng rào): Hoa và lá thường dùng
nấu nước hay hãm uống như trà có tác dụng lợi tiểu. Cũng như làm thuốc tẩy, trị
giun và làm thuốc long đờm, gây nôn.

Tác dụng sinh học
Tác dụng của các loài được tóm tắt ở bảng 1.3
Bảng 1. 3. Tóm tắt tác dụng của một số loài trong chi Acalypha L.
Tài

Tác
dụng
sinh

liệu
Tên cây nghiên cứu

tham
khảo

học

- Acalypha indica L. Sử dụng dịch chiết Acetone(A); [28]
Chloroform(C); Ethanol(E); Ethyl acetate(ET); Diethyl ether
Tác
dụng
kháng
khuẩn

(DE); Hexane(H); Methanol(M); Petroleum ether(PE); Nước
(W) của toàn cây. Bằng phương pháp đo đường kính vòng vô
khuẩn, đã xác định ức chế mạnh một số vi khuẩn: Bacillus,
Enterococcus, Staphylococcus và Streptococcus.
- Ngoài ra các thành phần khác như: các alkaloid ,tanin,
flavonoid, polyphenol, saponin và protein cũng đóng vai trò


8


quan trọng trong việc ức chế và làm chậm sự phát triển của vi
khuẩn.
- Acalypha wilkesiana: dịch chiết nước, ethanol, chloroform [9]
và hexane của lá có tác dụng kháng khuẩn, nấm in vitro như
Staphylococcus aureus, Trichophyton rubrum, Trichophyton
mentagrophytes, Candida albicans và Aspergillusflavus. Nồng
độ ức chế tối thiểu của các dịch chiết từ 0,25 đến 32 mg / ml.
- Acalypha siamensis: dịch chiết etyl acetat và methanol của lá
cho hoạt tính kháng khuẩn rõ rệt. Tác dụng tốt trên chủng [27]
Staphylococcus aureus và Shigella sonnei.
- Acalypha indica: Theo Rahman et al. (2010), sử dung dịch [18],
chiết methanol lá thử tác dụng chống viêm trên chuột cống, [28]
trên mô hình gây viêm bằng Carrageenin. Mức độ chống viêm
được đánh giá bằng tỉ lệ ức chế mức độ phù ở chân chuột, kết
quả cho thấy khả năng ức chế của dịch chiết là có ý nghĩa thống
kê (p<0,001) và mức độ này phụ thuộc vào liều.
Ngoài ra Soruba et al. (2015) đánh giá chống viêm thông qua
tác dụng ức chế sự biến tính của albumin và proteinase. Kết
Chống
viêm

quả cho thấy 80% protein không bị biến tính khi sử dụng dịch
chiết (biến tính protein là một trong những dấu hiệu của phản
ứng viêm trong cơ thể). Muzammil et al. (2015) cũng đã chứng
minh tác dụng chống viêm của cây thông qua phương pháp ổn
định màng tế bào hồng cầu của cơ thể (HRBC), thuốc đối chiếu

là diclophenac. Dịch chiết ổn định màng bằng cách ức chế sự
phân giải màng. Sự không ổn định màng này làm tăng giải
phóng các thành phần gây nên phản ứng viêm.
- Acalypha wilkesiana: dịch chiết ethanol của lá, thử nghiệm
trên chuột, gây viêm bằng carrageenan, indomethacin là thuốc [16]
đối chứng. Kết quả cả dịch chiết và indomethacin làm giảm
9


đáng kể mức độ phù chân chuột (p<0.05) sau 3 – 5 giờ tiêm
carrageenan so với nhóm chứng.
- Acalypha hispida: Sử dụng dịch chiết ethanol, tác dụng kháng
viêm được đánh giá bởi mô hình gây phù do carrageenan và [24]
histamin. Ở mức liều 200 và 400mg/kg thể trọng đều cho thấy
tác dụng chống viêm.
- Acalypha indica: dịch chiết methanol, thử nghiệm trên mô
hình gây đau bằng acid acetic với chuột nhắt. Kết quả dịch [18]
chiết có tác dụng giảm đau có ý nghĩa thống kê (p<0.001) và
Giảm
đau

tác dụng giảm đau phụ thuộc vào liều.
- Acalypha wilkesiana: chiết ethanol, thử nghiệm trên chuột
bằng phương pháp mâm nóng và formalin. Kết quả thời gian
đáp ứng của chuột với mâm nóng giảm đáng kể khi sử dụng [16]
dịch chiết (p<0.05), khi tiêm formalin thời gian liếm chân của
chuột giảm đáng kể khi sử dụng dịch chiết (p<0.05).
- Acalypha indica: dùng dịch chiết methanol: aceton (70:30) [15]
trên chuột đái tháo đường bình thường và đái tháo đường do
Alloxan gây ra. Dịch chiết ở liều 300 và 500 mg / kg thể trọng


Hạ
đường
huyết

cho thấy sự giảm đáng kể lượng đường trong máu.
- Acalypha wilkesiana: dùng dịch chiết lá để đánh giá ảnh
hưởng trên mức độ glucose huyết thanh, chất béo trung tính,
cholesterol, natri (Na), kali (K) và canxi (Ca) của chuột đực bị [8]
đái tháo đường do sử dụng Streptozotocin. Kết quả làm giảm
có ý nghĩa nồng độ glucose huyết thanh, cholesterol và K.
Triglyceride huyết thanh, Na và Ca thay đổi không đáng kể.

Ức chế
tế bào
ung thư

- Acalypha indica: theo nghiên cứu của Sanseera et al. (2012)
và Amarnath et al. (2014) dịch chiết methanol của cây được [28]
thử nghiệm trên 4 loại tế bào ung thư bao gồm ung thư khoang
miệng KB, ung thư vú MCF7, ung thư phổi tế bào nhỏ
10


NCIH187 và ung thư tế bào tuyến tiền liệt của PC3. Kết quả
cho thấy dịch chiết có khả năng ức chế tế bào ung thư phổi nhỏ
NCI-H187 với nồng độ ức chế (IC50) giá trị 0,025 mg / ml.
Hai thuốc sử dụng để so sánh là ellipticine và doxorubicin giá
trị IC50 cho ellipticin và doxorubicin tương ứng là 0,00088 mg
/ ml và 0,00005 mg / ml. Sanseera et al. (2012) đã công bố hợp

chất quebrachitol phân lập từ Acalypha indica là chất
phytochemical có tác dụng chống ung thư cho ung thư phổi tế
bào nhỏ NCI-H187. Đối với dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt
của PC3, Amarnath và cộng sự. (2014) tìm thấy cách để tăng
tính hiệu quả của hoạt động chống ung thư bằng cách sử dụng
chiết xuất ethanol được bao với chitosan-casein.
- Acalypha siamensis: Tác dụng chống ung thư: một nghiên
cứu invitro chống lại tế bào ung thư bạch cầu P338. Người ta [13]
đã chiết xuất thành công hợp chất acalyphaser A của loài
Acalypha siamensis. Mặc dù Acalypha siamensis có khả năng
gây độc tế bào tuy nhiên hợp chất acalyphaser A chứng minh
là không gây độc tế bào và có tác dụng chống lại tế bào ung
thư bạch cầu P338.
- Acalypha australlis : Nghiên cứu in vitro dịch chiết methanol
của Dianthus chinensis và Acalypha australis nhằm hướng tới [23]
protein đặc biệt 1 (Sp1) của tế bào ung thư ở miệng. Đánh giá
hiệu quả của dịch chiết trên tế bào ung thư miệng bằng cách
sử dụng xét nghiệm MTS, nhuộm DAPI, immunostaining,
Western blotting, và phản ứng chuỗi transcriptase-polymerase.
Đảo ngược Sp1 làm ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư
miệng SCC ‐ 15 và YD ‐ 15.
Chống

- Acalypha hispida: sử dụng dịch chiết methanol và các

oxy hóa polyphenol trong cây để đánh giá tác dụng chống oxy hóa in [19]
11


vitro và in vivo. Phân tích GC-MS của dịch chiết cho thấy 13

hợp chất, trong khi HR-LC / Q-TOF / MS cho thấy 87 hợp chất
polyphenol, và tất cả đều trùng hợp với các nhóm chức được
xác định bởi FTIR. Chất chiết xuất cho thấy khả năng loại bỏ
tốt DPPH, H2O2, các gốc hydroxyl và các ion kim loại. Phần
polyphenolic hoạt hóa các enzym chống oxy hóa ở chuột đái
tháo đường.
- Acalypha wilkesiana: dịch chiết methanol được sử dụng để
đánh giá khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH. Kết quả cho thấy [10]
corilagin là hợp chất duy nhất có hoạt tính chống oxy hóa
(IC50 53 μg / ml).
- Acalypha wilkesiana: Một thử nghiệm tiến hành đánh giá tác
dụng của lá trên chuột được cho sử dụng muối đánh giá dựa [12]
Lợi tiểu

trên khối lượng nước tiểu và nồng độ muối trong huyết tương
và nước tiểu. Kết quả lá có tác dụng lợi tiểu, không ảnh hưởng
đến bài tiết của aceton, kali và creatinin, nhưng giảm đáng kể
albumin và tăng bài tiết natri.

Các cây thuốc chi này trong nước hầu như chưa có tài liệu nghiên cứu.
1.2.

Loài Acalypha siamensis Oliv. Ex Goge

1.2.1. Đặc điểm thực vật
Theo tài liệu [4] chè hàng rào hay còn được gọi là trà cọc rào, tai tượng
xiêm, chè tàu có tên khoa học là Acalypha siamensis Oliv. Ex Goge, thuộc họ thầu
dầu – Euphorbiaceae. Cây nhỡ 1-4 m, có các nhánh nhẵn. Lá hình mũi mác-thoi,
thon lại và tù ở gốc và ở chóp, màu lục lờ, có kích thước thay đổi, dài 30-60 mm,
rộng 18-30 mm, rất nhẵn, mép có răng thưa ở nửa phía trên, về mỗi bên có 7-8

răng tù, hình tam giác, cuống lá có rãnh, dài 2-10 mm.

12


Hoa thành bông ở nách lá, gần như không có cuống, nhẵn hay gần nhẵn,
dài 2-5 cm, các hoa đực xếp thành xim co ở phía ngọn, các hoa cái đơn độc ở phía
gốc.
Quả rộng 4 mm.
Hạt hình trứng, hơi nhọn đỉnh, dài 2-5 mm.
1.2.2. Thành phần hóa học
Trong nước chưa có tài liệu nghiên cứu cây này, một số nghiên cứu ở nước
ngoài cho thấy trong cây có: tetraterpen, steroid, tanin. Trong đó 1 chất đã được
phân lập là acalyphaser A [13].
1.2.3. Phân bố
Acalypha siamensis phân bố ở Thái Lan, Lào và Việt Nam. Cây mọc hoang
trong các rừng còi hoặc trảng cây bụi, trên núi đá vôi nhiều tỉnh nước ta. Thường
được trồng làm hàng rào quanh các vườn gia đình, dọc các lối đi [4].
1.2.4. Công dụng và tác dụng sinh học
Công dụng
Acalypha siamensis Oliv. Ex Goge ( chè hàng rào) mới được dùng trong
phạm vi nhân dân, hoa và lá thường dùng nấu nước hay hãm uống như trà có tác
dụng lợi tiểu, có ích cho người bị đau lưng, rối loạn về thận. Cũng như làm thuốc
tẩy, trị giun và làm thuốc long đờm, gây nôn [4].
Tác dụng sinh học
- Tác dụng chống ung thư: Có tác dụng chống lại tế bào ung thư bạch cầu
P338, chất acalyphaser A là chất thể hiện tác dụng. Mặc dù Acalypha siamensis
có khả năng gây độc tế bào tuy nhiên hợp chất acalyphaser A chứng minh là không
gây độc tế bào và có tác dụng chống lại tế bào ung thư bạch cầu P338 [13].
- Tác dụng kháng khuẩn: dịch chiết hexan, dichlorometan, etyl axetat và

methanol của lá Acalypha siamensis Oliv. ex Gage được đánh giá hoạt tính kháng
khuẩn và kháng nấm rõ ràng [27].
13


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu
- Nguyên liệu: là phần trên mặt đất được thu hái tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh

Nghệ An sau đó được thái nhỏ phơi khô, sấy ở 600C, bảo quản trong túi nilon kín
để nghiên cứu.
- Lấy mẫu cây tươi gồm cành mang hoa và lá để làm tiêu bản giám định tên
khoa học.
2.2.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thuốc thử, dung môi, hóa chất
- Các thuốc thử, dung môi hóa chất sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn
phân tích đã ghi trong Dược điển Việt Nam IV.
- Hóa chất: nước Javen, acid acetic 5%, đỏ son phèn, nước cất…
- Dung môi hữu cơ: ethanol, chloroform, ethyl acetat, n-butanol, ether dầu
hỏa, n-hexan, methanol, dicloromethan,…
- Thuốc thử: Các thuốc thử ( Dragendorff, Mayer, Diazo, Bouchardat,…)
dùng trong phản ứng định tính.
- SKLM: Dùng bản mỏng tráng sẵn Silicagel 60 F254.
- Silicagel pha thường (0,040-0,063mm, Merk).
2.2.2. Thiết bị dùng trong nghiên cứu

- Kính hiển vi nối camera, máy tính (Eclipse Ci-L)520-526NSADBTW.
- Cân kỹ thuật Precisa , Cân phân tích Ohaus, bếp điện.
- Tủ sấy Memmer.
- Dụng cụ chiết Soxhlet.
- Bể chiết siêu âm Elma S40/H.
- Máy cất quay thu hồi dung môi Buchi.
14


- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) được ghi bằng máy BRUKER
AVANCE III.
- Máy ảnh kỹ thuật số.
- Dụng cụ thủy tinh và các dụng cụ khác có trong phòng thí nghiệm ( cốc
có mỏ, đũa thủy tinh, thuyền tán, rây, lam kính, phiến kính, bát sứ, bình nón, ống
nghiệm…).
2.3.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Về đặc điểm thực vật
- Mô tả đặc điểm thực vật: quan sát và mô tả cây trên thực địa kết hợp chụp
ảnh lấy mẫu làm tiêu bản.
- Đặc điểm vi phẫu: vi phẫu được cắt bằng tay, tẩy nhuộm bằng phương
pháp nhuộm kép, quan sát dưới kính hiển vi, mô tả và xác định đặc điểm vi phẫu,
chụp ảnh dưới kính hiển vi [5].
- Đặc điểm bột: lá và thân sấy khô ở 600C sau đó nghiền bằng thuyền tán,
rây lấy bột mịn, lên tiêu bản, quan sát dưới kính hiển vi xác định đặc điểm bột và
chụp ảnh dưới kính hiển vi [2].
2.3.2. Về nghiên cứu thành phần hóa học
2.3.2.1.


Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học

Phương pháp: dùng các thuốc thử đặc trưng của mỗi nhóm chất để định tính
các nhóm chất trong ống nghiệm. Tiến hành thí nghiệm [2],[3]
Bột dược liệu được chiết với ether dầu hỏa bằng dụng cụ Soxhlet cho đến
khi hết màu xanh của chlorophyl. Bã dược liệu và dịch chiết ether dầu hỏa tiếp
tục sử dụng để làm các phản ứng định tính.
1.

Định tính anthranoid

15


Lấy 2g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 100ml, thêm 50ml dung
dịch H2SO4 10% vào. Đun sôi cách thủy 15 phút, lọc nóng vào bình gạn. Để
nguội rồi lắc với 5ml chloroform. Gạn lớp chloroform để làm phản ứng.
Phản ứng Borntrager
1 ml dịch chiết chloroform + 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ.
Phản ứng dương tính: lớp nước có màu đỏ sim.
Vi thăng hoa: trải bột dược liệu thành 1 lớp mỏng trong 1 nắp nhôm, đốt
nhẹ trên đèn cồn để loại nước. Đậy nắp nhôm lên 1 tấm lam kính, bên trên lam
kính có miếng bông đã tẩm nước, tiếp tục đun nóng trong 5-10 phút. Lấy lam kính
ra để nguội soi kính hiển vi.
Phản ứng dương tính : soi trên lam kính xuất hiện những tinh thể hình kim
màu vàng đến vàng cam. Nếu cho lên lam kính một giọt kiềm NaOH những tinh
thể này sẽ tan cho một dung dịch màu hồng.
2.


Định tính Flovonoid

Cho 5g bột dược liệu vào bình nón 250ml, thêm 100ml ethanol 90%. Đun
sôi cách thủy trong 10 phút, lọc nóng. Dùng dịch lọc để làm phản ứng.
Phản ứng Cyanidin (phản ứng Shinoda) :
Cho 2 ml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm 1 ít bột magie kim loại, rồi nhỏ
từ từ từng giọt dung dịch HCl đậm đặc (3 - 5 giọt). Để yên một vài phút.
Phản ứng dương tính: dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu đỏ.
Phản ứng với kiềm:
+

Phản ứng với NH3:

Nhỏ 1 giọt dịch chiết lên giấy lọc. Hơ khô rồi để lên miệng lọ ammoniac
đặc đã được mở nút.
Phản ứng dương tính: màu vàng của vết dịch chiết được tăng lên.
16


+

Phản ứng với NaOH:

Cho vào ống nghiệm 1ml dịch chiết, thêm vài giọt dung dịch NaOH 10%.
Phản ứng với dung dịch FeCl3 5%:
Cho vào ống nghiệm 1ml dịch chiết. Thêm vài giọt dung dịch FeCl3 5%
lắc nhẹ.
Phản ứng dương tính: dung dịch xuất hiện tủa xanh đen.
Phản ứng diazo hóa:
Cho 1ml dịch chiết vào ống nghiệm, kiềm hóa bằng dung dịch NaOH 10%.

Thêm vài giọt thuốc thử diazoni mới pha, lắc đều, đun cách thủy vài phút.
Phản ứng dương tính: khi xuất hiện màu đỏ gạch.
3.

Định tính coumarin

Cho 3 g bột dược liệu vào bình nón, thêm 30ml ethanol 90%. Đun cách
thủy sôi khoảng 3 – 5 phút. Lọc nóng, dịch lọc thu được đem làm phản ứng.
Phản ứng mở vòng lacton:
Cho 2 ống nghiệm mỗi ống 1ml dịch chiết:
+

Ống 1: thêm 0,5ml dung dịch NaOH 10%.

+

Ống 2: để nguyên.

Đun sôi cả 2 ống nghiệm, để nguội rồi quan sát.
+

Ống 1: có màu vàng hoặc tủa đục màu vàng.

+

Ống 2: trong suốt.

Thêm vào cả 2 ống nghiệm mỗi ống 2ml nước cất. Lắc đều rồi quan sát:
+


Ống 1: trong suốt.

+

Ống 2: có tủa đục.
17


×