Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Phong trào không liên kết trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.9 KB, 23 trang )

A.

MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của đề tài.
Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, trong bối cảnh cuộc chiến
tranh lạnh diễn ra gay gắt cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cao trào
giải phóng dân tộc, ngày 1/9/61, tại Bengrat (Nam Tư), Phong trào
không liên kết ra đời, đã khẳng định vị thế cũng như xu hướng tập hợp
lực lượng của các quốc gia độc lập non trẻ. Tôn chỉ mục đích hoạt động
của Phong trào là đấu tranh cho quyền tự quyết của các dân tộc, chống
chủ nghĩa đế quốc, thủ tiêu chủ nghĩa thực dân cũ và mới theo nguyên
tắc chỉ đạo; hòa bình, độc lập, phát triển, không liên kết và không tham
gia khối, nhóm quân sự, chính trị.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, Phong trào Không liên kết
đã có những đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, cổ vũ và
ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ nền độc
lập của các quốc gia, đấu tranh cho một trật tự kinh tế, chính trị công
bằng, dân chủ, bình đẳng.
Trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng phát triển, bên cạnh những
nhân tố tích cực vẫn còn nhiều bất công và nghịch lý, tạo ra cho các
nước nhỏ yếu ít cơ hội, nhiều thách thức, hố ngăn cách giàu nghèo và
trình độ phát triển, cùng với nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc
ngày càng lớn. tình hình thế giới hiện nay diễn biến phức tạp, khó
lường. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, Phong trào không liên kết vẫn
tiếp tục là một tập hợp lực lượng, một diễn đàn rộng lớn để các nước
cùng bàn luận các mục tiêu cao cả về hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác
phát triển, tiến bộ và công bằng xã hội, tiến tới xây dựng các quan hệ
quốc tế công bằng, lành mạnh, tôn trọng chủ quyền quốc gia, không có
sự can thiệp, áp đặt của bên ngoài, dựa trên cơ sở những nguyên tắc cơ
bản của Hiến chương Liên hợp quốc và Luật pháp quốc tế.


Là một thành viên chính thức của Phong trào Không liên kết từ
tháng 9/1976, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hoạt động nhằm góp phần
1


thúc đẩy sự đoàn kết, phấn đấu thực hiện các mục tiêu của Phong trào,
trở thành biểu tượng cho tinh thần bất khuất của một dân tộc nhỏ yếu
dám đánh và đánh thắng những đế quốc hùng mạnh. Hiện nay, với
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa
phương hoa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc
tế, là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng
quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ
nghĩa giàu mạnh, Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò tích cực của mình
trong phong trào Không liên kết.
Với ý nghĩa đó em chọn đề tài “Phong trào không liên kết trong
bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” làm đề tài tiểu luận môn
học “ Các phong trào chính trị xã hội quốc tế”.
Tiểu luận kết cấu ngoài phần mở đầu,nội dung, kết luận, danh
mục tài liệu, nội dung gồm 3 chương:
1. Một số nét về sự hình thành và phát triển của phong trào
không liên kết.
2. Xu hướng vận động của phong trào không liên kết hiện nay.
3. Việt Nam với phong trào không liên kết.
II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu : Tìm hiểu sơ lược về phong trào không liên
kết từ đó nghiên cứu về xu hướng vận động của phong trào và thấy
được vai trò của phong trao không liên kết trong bối cảnh toàn cầu hoá
và hội nhập quốc tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Tìm hiểu đôi nét về lịch sử hình thành của phong trào.

 Nghiên cứu sơ lược về quá trình phát triển của phong trào.
 Khảo sát thực trạng phong trào không liên kết hiện nay.
 Phân tích xu hướng vận động của phong trào không liên kết.
 Việt Nam với phong trào không liên kết.

2


B. NỘI DUNG
I. MỘT SỐ NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT.
1.1 Sự ra đời của phong trào không liên kết.
Phong trào Không liên kết ra đời trong cao trào giải phóng dân tộc
làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và trong bối cảnh chiến tranh lạnh có
nguy cơ dẫn đến chiến tranh thế giới mới. Chính sách không liên kết là biểu
thị ý chí của các nước độc lập non trẻ Á, Phi, Mỹ la tinh đoàn kết đấu tranh
bảo vệ và củng cố độc lập chính trị, từng bước giành độc lập kinh tế, bảo vệ
hoà bình thế giới để tồn tại và phát triển.
Mặc dù hết sức đa dạng về văn hoá tín ngưỡng, về chế độ chính trị- xã
hội, về lợi ích dân tộc, nhưng các nước không liên kết có nhiều đặc điểm
giống nhau: đều đã bị thực dân đô hộ, kinh tế kém phát triển, cùng chung
nguyện vọng muốn có hoà bình ổn định để xây dựng đất nước, thoát khỏi
nghèo nàn và lạc hậu, Đó là cơ sở khách quan để phong trào có thể trở
thành một tập hợp lực lượng rộng rãi, đoàn kết gắn bó trong một cương
lĩnh hành động tối thiểu.
Tháng 3/1947, Thủ tướng Nehru triệu tập tại New Delhi hội nghị Đại
biểu các tổ chức và đoàn thể quần chúng, về sau được gọi là Hội nghị về
quan hệ châu Á lần thứ nhất.
Tháng 1/1949, theo đề nghị của Miến Điện, Thủ tướng Nehru tổ chức
Hội nghị Châu Á lần thứ hai tại New Delhi.

Tháng 4/1954, Thủ tướng 5 nước Ấn Độ, Miến Điện, Indonesia,
Pakistan và Xri Lanca họp tại Colombo để thảo luận các vấn đề quan tâm
chung như: chống thực dân và phân biệt chủng tộc, chiến tranh lạnh, vấn đề
thử vũ khí hạt nhân và hợp tác kinh tế. Tại đây Thủ tướng Nehru tuyên bố
3


rằng đa số các nước tham dự Hội nghị theo đuổi chính sách đối ngoại KLK.
theo đề nghị của Indonesia, 5 nước này quyết định triệu tập một Hội nghị
các quốc gia độc lập Châu Á và Châu Phi trong năm 1955. Sau đó 5 nước
lại gặp nhau tại Bogor (12/1954) và quyết định Hội nghị Á Phi sẽ họp tại
thành phố Bandung của Indonesia từ 18 đến 24/4/1955.
Từ cuối năm 1954 đến tháng 4/1955 đã diễn ra một loạt cuộc tiếp xúc
ngoại giao quan trọng của Thủ tướng Nehru với Tổng thống Nasser, Tổng
thống Tito, đặc biệt với Thủ tướng Chu Ân Lai. Trước ngày khai mạc Hội
nghị Bandung, Ấn Độ và Trung quốc ra thông cáo chung nêu lên 5 nguyên
tắc chỉ đạo quan hệ giữa hai nước có chế độ chính trị – xã hội khác nhau,
về sau được gọi là 5 nguyên tắc chung sống hoà bình. Đó là:
*Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau;
*Không xâm lược lẫn nhau;
*Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
*Bình đẳng và hai bên cùng có lợi;
*Cùng tồn tại hoà bình.
Tham dự Hội nghị Bandung 1955 gồm các chính phủ của 29 nước ÁPhi, trong đó có 23 nước Châu Á (Afghanistan, Miến Điện, ấn Độ,
Indonesia , Giúocdani, Iran, Irắc, Yemen, Trung Quốc, Campuchia, Lào,
Xiri, Libăng, Nepal, Pakistan, A rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Xri Lanca,
Philippin, Thái Lan, Nhật, Việt Nam dân chủ Cộng hoà và 6 nước Châu Phi
(Ai Cập, Ghana, Ethiopia, Liberia, Libya và Sudan). Ghana tham dự Hội
nghị trước khi được chính thức trao trả độc lập, Síp và Palextin tham dự với
tư cách quan sát viên. Đoàn đại biểu Chính phủ ta do Phó Thủ tướng Phạm

Văn Đồng dẫn đầu.
Những đề tài chính được thảo luận tại Bandung là hoà bình thế giới,
an ninh của các nước Á-Phi, cùng tồn tại hoà bình và láng giềng thân thiện,
4


giải phóng các dân tộc Á-Phi khỏi ách thống trị thực dân và phân biệt
chủng tộc... Trong quá trình Hội nghị đã nảy sinh bất đồng quan điểm gay
gắt giữa các nước tán thành chính sách KLK và những nước tham gia các
khối quân sự, có nguy cơ làm Hội nghị tan vỡ.
Tháng 4/1961 các Tổng thống Ai Cập, Nam Tư và Indonesia gửi thư
chung cho nguyên thủ 21 nước đề nghị tổ chức một hội nghị các nước
KLK. Ngày 18/5/61 các Tổng thống Naser, Tito, Sukarno gửi thư chính
thức mời những nước đó dự Hội nghị trù bị tại Cairo.
Hội nghị trù bị tại Cairo từ ngày 5 đến 12/6/1961 để chuẩn bị cho Hội
nghị cấp cao của các nước KLK tại Nam Tư vào tháng 9/1961, đã bàn về
vai trò và chính sách của phong trào KLK trong tương lai. Những nước
tham dự Hội nghị trù bị Cairo cho rằng cần biến khu vực các nước không
cam kết... thành một nhân tố cơ bản gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế,
khẳng định sự trung thành đối với chính sách không cam kết như là một
biện pháp xử lý tích cực các vần đề mà thế giới đang gặp phải (về từ ngữ,
cụm từ không liên kết chỉ được sử dụng chính thức từ Hội nghị cấp cao
Belgrade, Trước đó, Hội nghị trù bị Cairo dùng cụm từ không cam kết).
Một đóng góp rất quan trong của Hội nghị trù bị Cairo là việc soạn thảo 5
tiêu chuẩn thành viên của Phong trào được Hội nghị cấp cao Belgrade
thông qua và có hiệu lực cho đến ngày nay.
Hội nghị các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước KLK tại
Nam Tư vào đầu tháng 9/1961 đã chính thức khai sinh ra Phong trào không
liên kết.
1.2 Một số nét về quá trình phát triển.

*1961-1964: Giai đoạn thành lập, Phong trào theo đường lối ôn hoà
của 5 nước chủ xướng: không liên kết và đứng giữa các khối.

5


*1964-1969: Phong trào khủng hoảng. Các thế lực phản động gây
chiến tranh ở nhiều nơi, mâu thuẫn Xô-Trung bộc lộ gay gắt, các nước
KLK chủ chốt gặp khó khăn, phong trào không có điều kiện nhóm họp.
*1969-1989: Cùng với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam
chống xâm lược và sự ra đời của một loạt các quốc gia độc lập dân tộc,
Phong trào có xu thế chung chống đế quốc, đã tham gia và có tiếng nói tích
cực vào quan hệ quốc tế.
*1989- 4/1999: sau chiến tranh lạnh, Phong trào tiếp tục phát triển và
giữ vai trò là chỗ dựa tinh thần không thể thiếu của các nước không liên kết
và đang phát triển trong quan hệ quốc tế, tham gia tích cực vào các nỗ lực
gìn giữ hoà bình, đấu tranh giải trừ quân bị, chống áp đặt, bảo vệ chủ quyền
quốc gia, xây dựng trật tự thế giới mới, cải tổ và dân chủ hoá các tổ chức
quốc tế, đặc biệt là LHQ.
1.3 Các hội nghị cấp cao.
Hội nghị Belgrade tháng 9/1961 có 25 thành viên chính thức; Hội
nghị Cairo 1964, 47 thành viên; Hội nghị Lusaka 1970, 58 thành viên, Hội
nghị Alger 1973, 76 thành viên; Hội nghị Colombo 1976, 86 thành viên;
Hội nghị Havana 1979, 95 thành viên; Hội nghị New Delhi 1983, 101
thành viên; Hội nghị Harare 1986, 101 thành viên, Hội nghị Belgrade 1989,
104 thành viên; Hội nghị Jakarta 1992, 108 thành viên; Hội nghị Cartagena
(Colombia) 1995, 113 thành viên; Hội nghị Đơ-ban 1998 (Nam Phi), 114
thành viên; Hội nghị Kuala Lumpur (Malaysia) 2003, 116 thành viên.
II. Xu hướng vận động của phong trào không liên kết hiện nay.
2.1. Một số vấn đề đặt ra đối với phong trào không liên kết

hiện nay
Quá trình vận động và phát triển của Phong trào Không liên kết
qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau, mỗi bước tiến cũng như lúc
khó khăn tạm lắng đó đều chịu tác động sâu sắc từ bối cảnh thế giới và
6


từ các nhân tố nội tại của bản thân phong trào. Tình hình thế giới sau
“chiến tranh lạnh” đến nay đang tiếp tục diễn biến phức tạp, chứa đựng
nhiều yếu tố khó lường đang đặt ra những cơ hội và thách thức to lớn
tới các chủ thể quan hệ quốc tế, trong đó có các phong trào chính trị xã hội như Không liên kết.
Trước hết, có thể thấy sau sự kết thúc trật tự “hai cực”, cuc diện
chính trị thế giới thay đổi với những đặc điểm và xu thế mới đang tạo ra
những cơ hội đối với sự hợp tác ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc
của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Các nước đều tập trung dành ưu
tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định
đối với việc nâng cao sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Hiện nay, các
quốc gia lớn, nhỏ đang tham gia ngày càng nhiều vào quá trình liên kết
hợp tác khu vực và quốc tế. Đây là điều kiện, môi trường quốc tế thuận
lợi để các nước không liên kết tăng cường phát triển kinh tế, bảo vệ và
củng cố nền độc lập dân tộc; mở rộng quan hệ hợp tác với nhau, không
phân biệt chế độ chính trị, ý thức hệ, hình thành nhiều mối quan hệ hợp
tác liên kết mới. Đồng thời, sự phát triển của xu thế toàn cầu hòa hoãn
là điều kiện thuận lợi để các nước Không liên kết cùng với các nước
phát triển tìm được tiếng nói chung và cùng nhau thảo luận, tìm kiếm
những điểm đồng thuận trong việc soạn thảo những định chế quốc tế có
lợi cho sự ổn định, hợp tác và phát triển của thế giới.
Mặt khác, khi đối đầu Đông – tây không còn, các quốc gia đều có
sự thay đổi trong cách tiếp cận đối với quan hệ giữa lợi ích dân tộc, giai
cấp để vừa giải quyết được nhiệm vụ dân tộc vừa có thể tham gia vào

tập hợp lực lượng, đoàn kết quốc tế. Theo đó, các nước trở nên mềm
dẻo, linh hoạt hơn trong quá trình lựa chọn đối tác, để vừa bảo vệ chủ
quyền quốc gia, dân tộc, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời
sống nhân dân, từng bước hội nhập khu vực và thế giới. Đây là cơ hội
để các nước Không liên kết điều chỉnh cách tiếp cận về quan hệ lợi ích
7


để vừa có thể giải quyết được những nhiệm vụ đặt ra lại vừa kiên định
với nguyên tắc, mục tiêu của Phong trào.
Một vấn đề nữa đang tác động rất lớn đến Phong trào Không liên
kết hiện nay là sự cuốn hút của xu thế toàn cầu hóa đối với các quốc gia
dân tộc. Xu thế này phát triển ngày càng mạnh mẽ đang đưa đến những
cơ hội cho Phong trào trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu
văn hóa tri thức quốc tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu
nghị giữa các dân tộc, đồng thời tạo nhiều cơ họi cho các nước, các lực
lượng chính trị thể hiện lậ trường, quanđiểm để bảo vệ lợi ích, tập hợp
lực lượng… nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của mình chống lại
mặt trái của toàn cầu hóa. Đây là là điều kiện để các nước thành viên
tăng cường đoàn kết nhất trí, thống nhất hành động, cùng nhau phấn
đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Toàn cầu hóa bên cạnh những mặt tích cực, còn đi liền với sự mở
rộng ảnh hưởng, sự bocsc lột, khống chế của các thế lực tư bản độc
quyền, do đó chủ nghĩa tư bản không chỉ làm trầm trọng thêm những
mâu thuẫn nội tại vốn có trong lòng nó, nhất là mâu thuẫn giữa tư bản
và lao động mà còn làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa chủ nghĩa
tư bản với các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát
triển. Có thể nói, toàn cầu hóa là một quá trình đấu tranh giai cấp và
dân tộc gay gắt, là cuộc đấu tranh của nhân dân lao động, các lực lượng
xã hội tiến bộ, các nước đang phát triển chống lại sự bóc lột nô dịch,

can thiệp, áp đặt của chủ nghĩa tư bản vì một toàn cầu hóa bình đẳng
giữa các quốc gia dân tộc. Do đó, về khách quan toàn cầ hóa đã tạo điều
kiện thuận lợi để các nước đang phát triển trong các phong trào tăng
cường doàn kết, liên minh tập hợp các lực lượng và phối hợp hoạt
động chung với các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
Mặt khác, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại đang làm cho quá trình giao lưu, thâm nhập kinh tế qua
8


lại, giữa các quốc gia ngày càng sôi động. Không gian và thời gian
dường như được thu hẹp lại. Sự liên hệ chặt chẽ với nhau, trước hết là
về kinh tế ngày càng sâu sắc đi đôi với sự cạnh tranh gay găt và nguy
cơ tụt hậu ngày càng lớn. Trong gia đoạn hiện nay tính tùy thuộc giữa
các quốc gia dân tộc ngày càng tăng, nhu cầu hòa bình, ổn định, hợp tác
để phát triển càng trở nên cấp thiết. Xu hướng lành mạnh hóa, dân chủ
hóa trong sinh hoạt quốc tế ngày càng rõ nét. Đồng thời những vấn đề
mang tính toàn cầu như: nguy cơ chiến tranh hủy diệt, vấn đề dân số và
môi trường sinh thái, dịch bệnh hiểm nghèo…. Đang là những vấn đề
cấp bách và nóng bỏng đe dọa sự tồn vong của nhân loại. Điều đó đòi
hỏi phải có sự hợp tác, nỗ lực của tất cả các nước trong cộng đồng
quốc tế để cùng nhau giải quyết. Đây là nhu cầu khách quan làm cơ sở
cho sự tăng cường hợp tác, liên kết giữa các nước thành viên trong
Phong trào Không liên kết thời gian tới.
Bên cạnh những cơ hội không nhiều kể trên, vận động trong bối
cảnh thế giới, đặc biệt khi chỗ dựa, hậu thuẫn to lớn là Liên Xô và hệ
thống xã hội chủ nghĩa không còn nữa, Phong trào đang phải đối mặt
với những thách thức to lớn. Trước hết là những khó khăn, hạn chế từ
trong chính bản thân các nước thành viên Phong trào. Trước những diễn
biến phức tạp của tình hình thế giới và xu thế toàn cầu hóa, các nước

đang phát triển thường rơi vào thế bị động và chịu nhiều thua thiệt
trong quan hệ quốc tế, điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng đấu tranh
chung của các nước Không liên kết.
Một là, nếu như trong thời kỳ “chiến tranh lạnh” tính đa dạng
giữa các nước đang phát triển là một trong những tiền đề tạo nên chất
kết dính cho sự đoàn kết, hợp tác của họ trong quá trình đấu tranh
giành và giữ độc lập dân tộc, thì hiện nay chính sự đa dạng đó lại trở
thành một nhân tố phức tạp cản trở đối với quá trình thống nhất hành
động của các nước đang phát triển trong cuộc đấu tranh chung vì độc
9


lập dân tộc, bình đẳng và phát triển bền vững. Trước hết, có thể thấy
rằng do trình độ phát triển kinh tế hết sức chênh lệch, các hệ giá trị văn
hóa, tinh thần và những lợi ích quốc gia dân tộc rất khác nhau nên việc
thống nhất lập trường đấu tranh vì các mục tiêu chung không hề đơn
giản. Đây cũng là điểm yếu dẫn đến việc các nước Không liên kết có
nguy cơ bị chia rẽ, phân hóa, bị các nước công nghiệp phát triển chèn
ép trong một trật tự thế giới bất bình đẳng hiện nay. Mặt khác, các nước
này cũng cơ nguy cơ bị cuốn vào dòng chảy của lịch sử dưới sự tác
động của thế thế toàn cầu hóa và chịu phần thua thiệt trong thế giới
toàn cầu hóa đang bị các thế lực tư bản chi phối, lũng đoạn.
Hai là, sự tan rã của trật tự thế giới “hai cực” đã khiến cho
những mô hình liên kết quốc gia, liên kết dân tộc gò ép, không vững
chắc nay bị phá vỡ. Bên cạnh đó, một số nước lớn phương Tây thực
hiện chính trị cường quyền,can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của
các nước đang phát triển làm cho hàng ngũ các nước này càng bị phân
hóa, từ đó làm tăng thêm mâu thuẫn và xáo trộn chính trị trong nội bộ
một số nước, khoét sâu mâu thuẫn giữa các quốc gia với nhau. Tranh
chấp, xung đột trong nội bộ các nước đang phát triển do những nguyên

nhân khách quan và chủ quan diễn ra ở nhiều nơi. Xung đột chính trị
được biểu hiện và gắn bó chặt chẽ với xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn
giáo, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên ảnh hưởng lớn đến độc lập và chủ
quyền dân tộc mỗi nước.
Mặc dù xu hướng chung giải quyết các xung đột dân tộc của các
nước đang phát triển hiện nay là hòa giải, thương lượng nhưng nếu các
nước trong phong trào không biết tự kiềm chế, đoàn kết vì lợi ích chung
thì rất dễ bị các thế lực bên ngoài lợi dụng kích động làm trầm trọng
thêm tình hình. Đây chính là một trong những nguyên nhân cản trở đối
với sự đoàn kết, thống nhất hành động để có tiếng nói chung trong
trong phong liên kết hiện nay.
10


Ba là, “chiến tranh lạnh” mặc dù các nước đang phát triển trong
phong trào Không liên kết không còn là đối tượng tranh giành ảnh
hưởng của hai hệ thống xã hội chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa như trước
đây, nhưng do đặc điểm lịch sử và do có vai trò địa chính trị, địa kinh tế
quan trọng nên các nước này vẫn là khu vực thu hút sự quan tâm của
các nước lớn, các nước tư bản phát triển. Các vấn đề nảy sinh trong mỗi
quốc gia trong Phong trào Không liên kết không còn là vấn đề thuần túy
của quốc gia đó mà đã bị các nước lớn lợi dụng vì những mục đích khác
nhau và việc giải quyết vấn đề đó không còn nằm trong khuôn khổ mỗi
quốc gia nữa. Tình hình ở Apganxxitan, Cộng hòa dân chủ Cônggo.
Êtioopia, Bunrudi, các nước Nam Tư cũ…. Đã co thấy rằng ban đầu ở
đây là sự xung đột giữa các lực lượng trong nội bộ mỗi quốc gia, về sau
do có sự can thiệp từ bên ngoài của Mỹ, đã khiến tình hình trở nên rối
ren, phức tạp và khó giải quyết.
Bốn là, lập trường giai cấp của giới cầm quyền tại các nước đang
phát triển hiện nay cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả,

chất lượng đấu tranh của lực lượng chính trị này nói chung và của
Phong trào không liên kết nói riêng.
Năm là, một khó khăn lớn của Phong trào hiện nay là sự hạn chế
cả về thế và lực, không liên kết là tập hợp lực lượng của các nước
nghèo, nội bộ Phong trào còn nhiều vấn đề bất đồng. Không liên kết là
diễn đàn để các nước nhỏ và nghèo tăng cường phối hợp lập trường
chung để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia và phát triển của mình, chống
lại sự áp đặt của các nước lớn và sự bất bình đẳng trong quan hệ Bắc –
Nam. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy các nước Không liên kết nói
chung đều muốn tranh thủ các nước Phương Tây, tranh thủ nguồn vốn,
viện trợ và khoa học công nghệ, tập hợp lực lượng trong nhiều vấn đề
dựa tên lợi ích quốc gia. Do vậy, các nước trong Phong trào đều “ngần
ngại” đấu tranh trực diện với các nước lớn, đặc biệt là Mỹ.
11


Sáu là, phong trào Không liên kết là tập hợp lỏng lẻo, hoạt động
chỉ mang tính chất là một diễn đàn và không có cơ chế tổ chức chặt
chẽ. Chính vì vậy, vận động trong một cục diện chính trị thế giới khác
so với thời kỳ “chiến tranh lạnh”, hoạt động của Phong trào đang bộc lộ
nhiều sự hạn chế, kém hiệu quả.
Như vậy, cũng như thời kỳ “chiến tranh lạnh” hiện nay phong
trào không liên kết đang là một lực lượng chính trị quan trọng tiếp tục
có sự đóng góp vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến
bộ xã hội. Trong bối cảnh thế giới phức tạp phức tạp hiện nay, hơn bao
giờ hết đoàn kết trở thành một đòi hỏi cấp thiết để Phong trào không
liên kết có thể nâng cao hơn nữa vị thế hình ảnh của mình trong các
mối quan hệ quốc tế như lời phát biểu của Phó Chủ tịch Cuba Raui
Castro trong Hội nghị cấp cao lần thứ XIV của Phong trào “Chúng ta
cần tăng cường sự đoàn kết và sự nhất trí cao để bảo vệ các nguyên tắc

và mục tiêu của Không liên kết. Hãy đoàn kết để đòi được quyền phát
triển quyền được sống và quyền được có một tương lai tốt đẹp hơn”.
2.2 Xu hướng vận động
Khi tham gia hệ thống quan hệ quốc tế, mỗi chủ thể đều theo đuổi
những lợi ích của mình, tìm cách thực hiện tối đa những lợi ích cơ bản,
lâu dài và có những lợi ích cụ thể trên những lĩnh vực và những vấn đề,
trong khoảng thời gian cụ thể và trong không gian địa – chính trị, địa –
kinh tế nhất định. Sự va chạm lợi ích tạo nên những mâu thuẫn và
những tranh chấp ở các mức độ khác nhau, cần được giải quyết để thúc
đẩy ở các mức độ khác nhau, cần được giải quyết để thúc đẩy quan hệ
quốc tế phát triển, đồng thời các chủ thể của quan hệ quốc tế đều tham
gia vào quá trình giải quyết mâu thuẫn và các vấn đề quốc tế. Từ đó
hình thành nên các tập hợp lực lượng đấu tranh với nhau trên trường
quốc tế. Sự ra đời, vận động của Không liên kết cũng như không nằm
ngoài xu hướng chung đó.Từ thực trạng hoạt động của phong trào
12


không liên kết trong hơn một thập niên qua và sự chuyển biến của tình
hình thế giới, có thể nêu ra một số xu hướng vận động của Phong trào
trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất, trong thời gian tới, dựa trên sự trung hợp về lợi ích
của các nước thành viên, Phong trào không liên kết sữ tiếp tục tập trung
đấu tranh góp phần vào giải quyết những vấn đề lớn của thời đại vì hòa
bình, độc lập dân tộc và phát triển.
Trong thập niên tới vẫn là giai đoạn các chủ thể chính trị tiếp tục
vận động và tích lũy năng lực để đủ khả năng tạo ra một cơ chế chính
trị mới. Không liên kết cũng như các tổ chức trong phong trào đấu tranh
của các nước đang phát triển đang phải đương đầu với chủ nghĩa đế
quốc; đứng đầu là Mỹ - lực lượng đang chi phối quá trình toàn cầu hóa,

đang nắm giữ thế mạnh về vốn và nợ, khả năng điều chế và áp đặt.
Trong khi đó, các nước trong phong trào đều có nền kinh tế lạc hậu,
kém phát triển và từng có chung số phận là những nước thuộc địa phụ
thuộc, chịu sự bóc lột, thống trị nặng nề của chủ nghĩa thực dân về kinh
tế và chính trị, hiện tại đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề phát triển
kinh tế, ổn định chính trị-xã hội. Chính vì vậy, trong thời gian tới, dựa
trên sự trung hợp về lợi ích của các nước thành viên Phong trào không
liên kết sẽ tiếp tục tập trung vào giải quyết những vấn đề lớn của thời
đại như vấn đề: độc lập dân tộc, hòa bình và phát triển…
Nhằm góp tiếng nói chung mạnh mẽ của nhân dân thế giới giải
quyết các vấn đề lớn của thời đại, các nước Không liên kết sẽ tiếp tục
tích cực ủng hộ và phối hợp hành động với các tổ chức như G77, Liên
hợp quốc. Phong trào sẽ tiếp tục khẳng định giá trị to lớn của các
nguyên tắc trong Hiến chương Liên hợp quốc; đồng thời, đề ra những
mục tiêu về hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển xây dựng các quan
hệ kinh tế tài chính, thương mại quốc tế công bằng và bình đẳng. Trong
thời gian tới, nội dung tuyên bố thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và
13


chương trình hành động của Hội nghị cấp cao phương Nam tiếp tục là
định hướng ưu tiêu của phong trào Không liên kết trong những năm tới.
Thứ hai, trong thời gian tới sự khác biệt về lợi ích của các nước
thành viên sẽ tiếp tục tác động đến Phong trào trong vấn đề thống nhất
hành động, tiếng nói chung.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nước đang phát triển đều có nhu
cầu hội nhập và phát triển, đều có nhu cầu tham gia các tổ chức khu
vực và quốc tế, các quốc gia cũng sẽ có những ưu tiên lựa chọn, sẽ có
tiếng nói khác nhau. Vì vậy, sẽ khó khăn trong vấn đề thống nhất quan
điểm, tiếng nói chung. Do đó, vấn đề đặt ra là phải có những hình thức,

biện pháp mới để tăng cường sự đoàn kết, thống nhất giữa các thành
viên trong Phong trào. Phong trào sẽ ngày càng có sự thống nhất cao
trong vấn đề quốc tế nhưng sẽ khó đạt được sự nhất trí trong các vấn đề
khu vực.
Thứ ba, phong trào không liên kết trong những năm tới sẽ ngày
càng tích cực tham gia hợp tác khu vực và tiểu khu vực, coi đây là
khuôn khổ thiết thực nhất và tiểu khu vực, coi đây là khuôn khổ thiết
thực nhất và phạm vi thích hợp nhất để bảo vệ lợi ích của từng nước và
nhóm nước trong Phong trào Không liên kết với phương châm vừa hợp
tác vừa đấu tranh cùng tồn tại hòa bình với các nước phương Tây và
phương Bắc.
Trong giai đoạn

hiện nay, hình thái tập hợp lực lượng theo

“tuyến” không còn mà thay vào đó là tập hợp lực lượng đa dạng, phức
tạp và linh hoạt, đan xen lợi ích trên từng vấn đề và từng thời điểm,
theo các nhân tố kinh tế, chính trị, tôn giáo, văn hóa và theo sự trung
hợp về lợi ích kinh tế từng nước và từng nhóm nước. Điều này chắc
chắn sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động của phong trào, đặc biệt là
đến sự thống nhất hành động trong việc phát triển thực hiện các nghị
quyết đã đề ra của phong trào.
14


Trong khi tiếp tục khẳng định mục tiêu quan tâm hàng đầu của
phong trào đối với hòa bình, an ninh trong cục diện thế giới phức tạp
hiện nay, xu hướng của các nước Không liên kết là chú trọng gắn các
vấn đề kinh tế với chính trị và cho rằng vấn đề tăng trưởng kinh tế và
phát triển bền vững sẽ ngày càng quan trọng đối với phong trào. Các

nước thành viên sẽ ngày càng tăng cường hợp tác nội bộ, coi đó là
phương thức để tăng cường sự đoàn kết trong phong trào, đồng thời là
cơ sở để thúc đẩy đối thoại và quan hệ với các nước phát triển. Trong
một thế giới đang diễn biến đầy phức tạp, khó lường hiện nay, các vấn
đề độc lập dân tộc, dân chủ, nhân quyền, khủng bố quốc tế, môi trường,
ma túy, chất lượng cuộc sống và công bằng xã hội…. tiếp tục là những
vấn đề quan tâm giải quyết của các nước Không liên kết.
Thứ tư, để phát huy lợi thế, khắc phục những hạn chế, vượt qua
những khó khăn, thách thức của toàn cầu hóa, trong những năm tới,
quan hệ giữa các nước thành viên của Phon trào Không liên kết sẽ tiếp
tục hướng vào các nội dung cơ bản sau:
Một là, phát triển nhanh về bền vững quốc gia, tránh nguy cơ bị
tụt hậu xa hơn về kinh tế. Toàn cầu hòa chẳng những không tự nhiên
đem lại sự phát triển, thịnh vượng cho các nước nghèo mà mặt trái của
nó còn có thể làm cho các nước này đứng trước nguy cơ ngày càng
nghèo đi. Vì thế, bản thân từng quốc gia thành viên tiếp tục tìm kiếm
chiến lược, đường lối thích hợp nhằm phát huy tốt nhất nội lực, đồng
thời hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả nhất. Đồng thời giữa các nước
Không liên kết tăng cường hợp tác liên kết với nhau vì mục tiêu phát
triển nhanh và bền vững, mục tiêu trước mắt thiết thực nhất là cố gắng
thoát khỏi nàn và chậm phát triển, không để xảy ra khủng hoảng kinh
tế-xã hội và tụt hậu.
Hai là, đảm bảo và củng cố nền an ninh của các nước Không liên
kết. Thực tiễn những năm qua đã cho thấy rằng, tình trạng bất ổn về an
15


ninh sẽ cản trở đối với sự phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
của mỗi nước. Bên cạnh đó các thế lực đế quốc luôn rắp tâm đầu cơ và
khuyến khích sự mất ổn định chính trị nội bộ ở các nước đang phát

triển. Vì thế, cùng với sự nỗ lực của mỗi nước, các nước trong phong
trào đang ngày càng chú trọng nhằm tăng cường hợp tác, phối hợp hành
động với nhau nhằm bảo vệ an ninh của các nước.
Ba là, trong bối cảnh thế giới mới, cùng với sự tìm kiếm, điều chỉnh
nội dung, ưu tiên hoạt động, Phong trào Không liên kết sẽ tiếp tục coi trọng
vấn đề củng cố và hoàn thiện cơ chế thực hiện sự đồng thuận, phối hợp với
nhau trong tham gia giải quyết các công việc quốc tế.
Thứ năm, trong thời gian tới phong trào không liên kết sẽ tiếp tục
đấu tranh cho xu hướng dân chủ và bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
Chính sách đơn cực của Mỹ đang làm cho thế giới càng trở nên
bất ổn, độc lập chủ quyền của các quốc gia dân tộc bị thách thức
nghiêm trọng. Do vậy, trong thời gian tới vấn đề đấu tranh nhằm bình
đẳng hóa quan hệ quốc tế, đoàn kết đấu tranh chống chính trị cường
quyền, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc, cùng nhau xây dựng một trật
tự thế giới mới công bằng, bình đẳng hơn sẽ tiếp tục chiếm vị trí nổi bật
trong nội dung hoạt động của Phong trào không liên kết. Trong tình
hình mới, các nước Không liên kết phải tích cực đấu tranh chống mọi
hình thức can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của các nước
đang phát triển, khẳng định mạnh mẽ ý thức độc lập dân tộc.
III. VIỆT NAM VÀ PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT
3.1 Đóng góp của Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc
Một trong những đóng góp lớn nổi bật của Việt Nam đối với các
nước đang phát triển nói chung, đối với phong trào Không liên kết nói
riêng chính là thắng lợi của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

16


Ngay từ khi chưa là thành viên chính thức của phong trào, Việt

Nam có những đóng góp quan trọng vào cuộc đấu tranh chung của các
dân tộc thuộc địa bị áp bức trên thế giới cũng như Phong trào Không
liên kết nói riêng bằng chính cuộc đấu tranh chính nghĩa chống đế
quốc, thực dân để giành độc lập dân tộc.
Vào năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân
Việt Nam đã chớp thời cơ lịch sử thực hiện thành công Cách mạng
Tháng tám, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước – kỷ nguyên độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông
Nam Á. Sau khi giành độc lập, Việt Nam đã luôn đi đầu trong phong
trào giải phóng dân tộc, đấu tranh kiên cường chống chủ nghĩa thực
dân, đế quốc. Từ năm 1946, đến năm 1954 nhân dân Việt Nam đã tiến
hành cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược trường kỳ, gian khổ.
Thắng lợi vẻ vang của chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu,
chấn động địa cầu” đã trở thành lời hiệu triệu đầy sức thuyết phục đối
với các nước thuộc địa, phụ thuộc đứng lên tự giải phóng. Cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam được xem là sự kiện
khởi đầu, báo hiệu quá trình tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ và hệ
thống thuộc địa của chủ nghĩa quốc tế trân phạm vi toàn thế giới. Ngọn
cờ giải phóng dân tộc của Việt Nam đã cổ vũ tất cả các dân tộc bị áp
bức trên khắp hành tinh đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Phong
trào giải phóng phát triển mạnh mẽ khắp các châu lục, trước hết là các
nước châu Á vào cuối những năm 50 của thế kỷ XX, là tiền đề đưa đến
sự ra đời của Phong trào Không liên kết – là tập hợp lực lượng bao gồm
đa số các nước vừa thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân và
chủ nghĩa đế quốc.
Trong điều kiện cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Việt
Nam- Lào –Campuchia đã giành thắng lợi, nhưng Việt Nam bị chia cắt
tạm thời thành hai miền, các dân tộc ở Châu Á và châu Phi đang tiếp
17



tục cuộc đấu tranh chống thực dân và phân biệt chủng tộc. Năm 1955,
Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia hội nghị Á – Phi ở Băngđung
(Indonexia). Hội nghị này được xem như là tiền thân của Phong trào
Không liên kết. Trong diễn văn đọc tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm
Văn Đồng – Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đã đánh giá cao ý nghĩa
lịch sử trọng đại của Hội nghị Á- Phi này, đồng thời bảy tỏ quyết tâm
ủng hộ nguyện vọng và ý chía hòa bình, cùng nhau gìn giữ và củng cố
hòa bình, bảo vệ quyền độc lập và bình đẳng dân tộc của nhân dân Á –
Phi. Diễn văn đã nêu rõ: “Nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta trong Hội
nghị này là biểu thị rõ rệt và mạnh mẽ ý chí của nhân dân Á – Phi, nhân
dân Việt Nam kịch liệt chống lại mọi âm mau gây chiến, chống lại mọi
khối quân sự xâm lược, chống lại chiến tranh nguyên tử.
Tại Hội nghị Băngđung, Việt Nam cũng đã khẳng định lập trường
nhất quán ủng hộ khuynh hướng Không liên kết, đấu tranh với các quan
điểm đối lập để cùng nhất trí đề ra mười nguyên tắc chỉ đạo trong quan
hệ và an ninh quốc tế được ghi vào lịch sử với tên gọi là “mười nguyên
tắc Băngđung” hay “tinh thần Băngđung” nổi tiếng. Nội dung của
“mười nguyên tắc Băngđung” dựa trên những nguyên tắc cơ bản của
Hiến chương Liên hợp quốc. Mười nguyên tắc này được Hội nghị
Băngđung coi là cơ sở cho chính sách đối ngoại của các nước Á-Phi
mới giành độc lập, về sau được thể hiện trong mục tiêu và nguyên tắc
chỉ đạo hoạt động của Phong trào Không liên kết.
Như vậy, Việt Nam đã có sự tham gia và khẳng định lập trường,
quan điểm của mình ngay từ Hội nghị Băngđung lịch sử, là sự kiện
được xem là cơ sở, bước khởi đầu quan trọng để Phong trào Không liên
kết chính thức ra đời vào tháng 9/1961 tại Hội nghị này cũng là lúc ở
Việt Nam, Mỹ trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơnevơ, hất cẳng thực
dân Pháp thực hiện ý đồ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu
mới, chia cắt lâu dài nước ta, ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc

18


và chủ nghĩa xã hội phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Nhân dân Việt
Nam đã đứng lên chống Mỹ cứu nước, đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã
hội miền Bắc để tạo cơ sở vững chắc cho cách mạng dân chủ ở miền
Nam, tiến tới thống nhất đất nước.
Cuộc đấu tranh kiền cường của dân tộc Việt Nam đã góp phần
quan trọng làm cho chủ nghĩa thực dân cũ thất bại, chủ nghĩa thực dân
mới khủng hoảng. Đây là một đóng góp vô giá vào việc thực hiện mục
tiêu cao cả của Phong trào Không liên kết. Việt Nam có đầy đủ tư cách
tham dự Hội nghị cấp cao Bengrat như là một trong những nước sáng
lập Phong trào, thế nhưng Việt Nam đã không được mời. Nguyên nhân
chủ yếu là do áp lực của đế quốc và sự thỏa hiệp vô nguyên tắc của một
số nước chủ chốt trong phong trào.
3.2 Việt Nam với phong trào không liên kết hiện nay.
Hơn 50 năm qua, từ khi tham gia phong trào, Việt Nam đã và
đang tham dự tất cả các hội nghị cấp cao và hội nghị bộ trưởng bộ
ngoại giao, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tích cực mang tính
đoàn kết , đề cao vai trò của phong trào, nỗ lực cho mục tiêu vì hoà
bình, độc lập dân tộc, dân chủ tiến bộ xã hội, tích cực tham gia vào các
hoạt động có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng các văn
kiện hội nghị, đưa ra một số khuyến khích cụ thể nâng cao vai trò của
các phong trào trên các lĩnh vực chính trị kinh tế thương mại, đồng thời
chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Việt Nam.
Với sự tham gia tích cực này Việt nam luôn là thành viên có tiếng
nói trong Phong trào không liên kết. Việt Nam đã và đang phối hợp chặt
chẽ với các lực lương tích cực của phong tràotrong khu vực nhằm tănh
cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu cho mục tiêu hoà bình, độc lập dân
tộc, dân chủ tiến bộ xã hội, góp phần phát triển quốc gia phát triển

vững mạnh.

19


Bên cạnh đó Việt Nam cần coi trọng hơn nữa với phong trào
không liên kết trên tinh thần đoàn kết và hợp tác vì lợi ích chung. Việt
Nam chú trọng mở rộng quan hệ kinh tế,triển khai các hình thức giúp
đỡ lẫn nhau với các nước không liên kết anh em trong các lĩnh vực
nông nghiệp, y tế giáo dục và sẵn sàng trao đổi kinh nhiệm phát triển,
trong đó có các biện pháp đối phó với khủng hoảng kinh tế - tài chính,
duy trì tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Thực hiện tốt đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp
tác phát triển, đa phương hoá đa dạng hoá và đa dạng quan hệ quốc tế,
chủ động tích cực hội nhập quốc tế, là thành viên tích cực và có trách
nhiệm của cộng đồng quốc tế vừa được đại hội XI ĐCS Việt Nam thông
qua, Việt Nam sẽ có đóng góp thiết thực hơn cho các mục tiêu cao cả
của phong trào không liên kết, nhằm xây dựng một thế giới hoà bình và
thịnh vượng.
Việt Nam luôn coi trọng việc tham gia của mình vào phong trào
không liên kết, coi đó là chủ trương nhất quán một bộ phận của chính
sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá bổ sung cho quan
hệ song phương khu vực và quốc tế của mình, Việt Nam có nhiều thuận
lợi để đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển chung của cac
nước không liên kết đang phát triển.

20


C. KẾT LUẬN.

Phong trào Không liên kết tồn tại hơn ba thập niên và không ngừng phát
triển. Số thành viên chính thức tăng hơn 4 lần, từ 25 lên 116 (Đông Timo
và St.Vincent - Grenadines là những thành viên mới nhất từ tháng 2/2004).
Nhìn lại lịch sử của Phong trào, chúng ta thấy sự đóng góp của Phong trào
vào việc giải quyết các vấn đề trọng đại của thế giới là to lớn và nói chung
là tích cực. Hoạt động của Phong trào luôn thể hiện cuộc đấu tranh gay go
phức tạp giữa hai khuynh hướng: giữa một bên là khuynh hướng tăng
cường đoàn kết nội bộ, mở rộng hợp tác với các lực lượng hoà bình và dân
chủ khác với một bên là các thế lực đồng minh công khai hoặc dấu mặt của
đế quốc muốn lái Phong trào đi chệch mục tiêu cơ bản, làm suy yếu Phong
trào. Phong trào tiếp tục là chỗ dựa cho 114 nước đang phát triển vì những
lợi ích căn bản chung của các nước này và vì mục tiêu phấn đấucho một
trật tự thế giới công bằng, bình đẳng và lành mạnh.
Trong thời gian tới, sức sống, vai trò và vị thế của Phong trào phụ thuộc
vào nỗ lực của chính các nước thành viên và điều đặc biệt quan trọng là các
nước này cần tăng cường sự đoàn kết, phối hợp trong các diễn đàn đa
phương về chính trị cũng như về kinh tế và các vấn đề có tính toàn cầu
khác, đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc tế trên cơ sở bình đẳng và cùng có
lợi. Trong khi tiếp tục giữ vững các mục tiêu, nguyên tắc hoạt động cơ bản
của phong trào vì hoà bình, độc lập dân tộc và phát triển, Phong trào cần
phát huy tính năng động và thực lực của các nước thành viên và có những
điều chỉnh cần thiết nhằm thích ứng với tình hình quốc tế đang biến chuyển
từng ngày để tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa tồn tại của mình trong đời
sống chính trị quốc tế.

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. PGS,TS Phạm Minh Sơn - Giáo trình Các phong trào chính trị xã hội

quốc tế - Học viện báo chí và tuyên truyền, Hà Nội 2012, trang 118119.
2. Võ Anh Tuấn – Phong trào không liên kết – Nhà xuất bản chính trị
hành chính quốc gia, năm 1999.
3. Nguyễn Thị Thuý Hà – Phong Trào không liên kết trước những biến
động của tình hình quốc tế, 2005 trang 34-39.
4. Nguyễn Thị Thuý Hà – Phong trào không liên kết bối cảnh thế giới
hiện nay, 2006, trang 29-36
5. Nguyễn Anh Thái – Lịch sử thế giới hiện đại 1917 – 1995 – Nhà xuất
bản giáo dục, 2003
6. Webside chính thức của bộ ngoại giao />7. Wikipedia: />%C3%B4ng_li%C3%AAn_k%E1%BA%BFt
8. Cổng thông tin điện tử của nhà nước chính phủ Cộng Hoà Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam
/>VietNam/ChiTietVeToChucQuocTe?diplomacyOrgId=122

22


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU...............................................................................................1
I. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................1
II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................2
B. NỘI DUNG.............................................................................................3
I. MỘT SỐ NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT..............................................3
1.1 Sự ra đời của phong trào không liên kết.............................................3
1.2 Một số nét về quá trình phát triển.......................................................5
1.3 Các hội nghị cấp cao..............................................................................6
II. Xu hướng vận động của phong trào không liên kết hiện nay.............6
2.1. Một số vấn đề đặt ra đối với phong trào không liên kết hiện nay.........6
2.2 Xu hướng vận động...........................................................................12

III. VIỆT NAM VÀ PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT...............16
3.1 Đóng góp của Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
.....................................................................................................................16
3.2 Việt Nam với phong trào không liên kết hiện nay.......................19
C. KẾT LUẬN...........................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................22

23



×