Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Triển khai mô hình gây sa sút trí nhớ bằng scopolamin và áp dụng đánh giá tác dụng của chế phẩm lohha trí não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 60 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

TRIỂN KHAI MÔ HÌNH GÂY
SA SÚT TRÍ NHỚ BẰNG
SCOPOLAMIN VÀ ÁP DỤNG
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA
CHẾ PHẨM LOHHA TRÍ NÃO
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG
Mã sinh viên: 1301070

TRIỂN KHAI MÔ HÌNH GÂY
SA SÚT TRÍ NHỚ BẰNG
SCOPOLAMIN VÀ ÁP DỤNG
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA
CHẾ PHẨM LOHHA TRÍ NÃO
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS Đào Thị Vui
2. BS. Phan Thu Hằng
Nơi thực hiện:


Bộ môn Dược lực

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới
PGS.TS. Đào Thị Vui đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cho tôi rất nhiều lời khuyên
quí báu để thực hiện tốt đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ths. Phạm Đức Vịnh, Ths. Nguyễn Thu
Hằng, BS. Phan Thu Hằng là những người thầy đã trực tiếp chỉ bảo và theo sát trong
suốt quá trình làm đề tài. Sự tận tâm, hết lòng vì nghiên cứu khoa học của các thầy cô
là tấm gương sáng và động lực lớn lao cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ môn Dược lực và anh chị kỹ thuật viên
DS. Đinh Đại Độ, Nguyễn Thị Thủy, Đinh Thị Kiều Giang đã đồng hành và giúp đỡ
tôi. Nhờ sự hỗ trợ tận tình từ các anh chị mà quá trình thực nghiệm mới được triển khai
thuận lợi và đạt kết quả tốt đẹp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị khóa K67 và các bạn khóa K68
và các chị cùng nghiên cứu ở bộ môn đã cùng ở bên và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian làm đề tài. Không chỉ đưa ra những lời khuyên hữu ích, các anh chị và
các bạn còn luôn lắng nghe, động viên và khích lệ tôi trên từng bước chân trên con
đường thực hiện nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các
thầy cô giáo trong trường đã cho tôi những kiến thức quí báu trong suốt 5 năm học tập
tại trường và tạo mọi điều kiện cho tôi được thực hiện trọn vẹn đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời yêu thương và cảm ơn sâu sắc đến những người thân,
bạn bè tôi là chỗ dựa tinh thần vững chắc và là niềm động lực giúp tôi vượt qua mọi
khó khăn trong học tập cũng như cuộc sống.

Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Dương


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIÊU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
Đại cương về sa sút trí tuệ .................................................................................. 3
1.1.1. Định nghĩa ......................................................................................................... 3
1.1.2. Dịch tễ học:........................................................................................................ 3
1.1.3. Các thể sa sút trí tuệ và cơ chế bệnh sinh liên quan ............................................ 4
Các mô hình gây sa sút trí nhớ trên động vật thí nghiệm ................................. 6
1.2.1. Các mô hình tự phát ........................................................................................... 6
1.2.2. Mô hình gây sa sút trí nhớ bằng các tác nhân hóa học ........................................ 7
1.2.3. Mô hình động vật chuyển gen ............................................................................ 8
1.2.4. Mô hình sa sút trí nhớ bởi chế độ ăn giàu chất béo ............................................. 8
1.2.5. Mô hình gây sa sút trí nhớ bằng cách gây thiếu oxy ........................................... 9
1.2.6. Các loại mô hình khác ........................................................................................ 9
Các thuốc điều trị sa sút trí tuệ ........................................................................ 10
Chế phẩm Lohha Trí Não ................................................................................. 10
1.4.1. Râu rồng .......................................................................................................... 11
1.4.2. Thành ngạnh .................................................................................................... 11
1.4.3. Bạch phục linh ................................................................................................. 11
1.4.4. Câu kỷ tử ......................................................................................................... 11
1.4.5. Trạch tả ............................................................................................................ 12
1.4.6. Hoài sơn........................................................................................................... 12
1.4.7. Sơn thù............................................................................................................. 12

1.4.8. Lá dâu .............................................................................................................. 12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 14
Nguyên vật liệu, thiết bị .................................................................................... 14
2.1.1. Nguyên vật liệu ................................................................................................ 14
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu.................................................................................... 14


Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 16
2.2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 16
2.2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 16
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 17
2.3.1. Triển khai mô hình gây sa sút trí nhớ bằng scopolamin trên chuột nhắt trắng ... 17
2.3.2. Áp dụng mô hình đã triển khai để đánh giá tác dụng chống suy giảm trí nhớ của
chế phẩm Lohha Trí Não. .......................................................................................... 18
2.3.3. Phương pháp tiến hành các test hành vi và định lượng các thông số sinh hóa ... 19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .......................................................................................... 27
Kết quả triển khai mô hình gây sa sút trí nhớ bằng scopolamin trên chuột nhắt
trắng ......................................................................................................................... 27
3.1.1. Kết quả thăm dò khả năng gây suy giảm trí nhớ của scopolamin ở các mức liều
khác nhau trên chuột nhắt trắng ................................................................................. 27
3.1.2. Kết quả triển khai mô hình gây sa sút trí nhớ thực nghiệm bằng scopolamin với
thuốc đối chứng donepezil ......................................................................................... 28
Tác dụng của chế phẩm Lohha Trí Não trên mô hình gây sa suts trí nhớ bằng
scopolamin................................................................................................................ 33
3.2.1. Tác dụng chống suy giảm trí nhớ của chế phẩm Lohha Trí Não thể hiện trên test
né tránh thụ động ....................................................................................................... 33
3.2.2. Tác dụng chống suy giảm trí nhớ của chế phẩm Lohha Trí Não thể hiện trên test
mê lộ chữ Y ............................................................................................................... 34
3.2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Lohha Trí Não đến nồng độ enzym acetylcholinesterase
trong mô não trước của động vật thí nghiệm .............................................................. 36

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 37
Bàn luận về kết quả triển khai mô hình gây sa sút trí nhớ bằng scopolamin trên
chuột nhắt trắng....................................................................................................... 37
4.1.1. Bàn luận về khả năng gây suy giảm trí nhớ của scopolamin ở các mức liều khác
nhau trên chuột nhắt trắng.......................................................................................... 37
4.1.2. Bàn luận về kết quả triển khai mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin với
thuốc đối chứng donepezil ......................................................................................... 39


Bàn luận về tác dụng chống sa sút trí nhớ của chế phẩm Lohha Trí Não trên
mô hình đã triển khai .............................................................................................. 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 44


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ach

Acetylcholin

AchE

Acetylcholinesterase

AD

Bệnh Alzheimer (Alzheimer’s disease)

APP

Protein tiền chất amyloid (amyloid precusor protein)


ATC

Acetylthiocholin

BHT

Hydroxytoluen butylat hóa

CAT

Catalase

DLB

Sa sút trí tuệ thể Lewy (Dementia with Lewy bodies)

DTNB

Acid 5,5’- dithiobis (2-nitrobenzoic)

DZP

Donepezil

FTD

Sa sút trí tuệ thể thái dương (Frontotemporal dementia)

GPx


Glutathion peroxidase

MDA

Malondialdehyd

NFTs

Đám rối sợi thần kinh (Neurofibrillary tangles)

NOS

Nitric oxid synthase

PUFA

Các acid béo chưa bão hòa đa (polyunsaturated fatty acids)

ROS

Các gốc oxy hoạt động (reactive oxygen species)

SAM

Mô hình chuột tăng tốc độ lão hóa (senescence accelerated mouse)

SCP

Scopolamin


SOD

Superoxide Dismutase

TBA

Acid thiobarbituric

TCA

Acid tricloroacetic

VaD

Sa sút trí tuệ trong bệnh mạch máu (Vascular Dementia)

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thành phần trong mỗi viên nén Lohha Trí Não .......................................... 14
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các mức liều scopolamin đến thời gian tiềm tàng vào buồng
tối của động vật thí nghiệm trên test né tránh thụ động .............................................. 27
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của scopolamin và donepezil đến thời gian tiềm tàng vào buồng
tối của động vật thí nghiệm trên test né tránh thụ động .............................................. 29
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của scopolamin và donepezil đến số chuyển động ngang và số
chuyển động dọc của động vật thí nghiệm trên test vận động tự nhiên ....................... 31

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Lohha Trí Não đến thời gian tiềm tàng vào buồng
tối của động vật thí nghiệm trên test né tránh thụ động .............................................. 34


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 16
Hình 2.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu thăm dò khả năng gây sa sút trí nhớ của scopolamin
ở các mức liều khác nhau trên chuột nhắt trắng .......................................................... 17
Hình 2.3. Sơ đồ thiết kế triển khai mô hình gây sa sút trí nhớ thực nghiệm bằng
scopolamin với mức liều đã chọn ............................................................................... 18
Hình 2.4. Sơ đồ thiết kế thử nghiệm đánh giá tác dụng chống suy giảm trí nhớ của chế
phẩm Lohha Trí Não .................................................................................................. 19
Hình 2.5. Nguyên tắc phản ứng định lượng nồng độ AchE theo phương pháp Ellman 24
Hình 2.6. Nguyên tắc phản ứng định lượng hàm lượng MDA theo phương pháp
Wojciech Wasowicz .................................................................................................. 25
Hình 3.1. Ảnh hưởng của scopolamin với các mức liều khác nhau đến tỷ lệ chuyển tiếp
giữa các cánh tay của động vật thí nghiệm trên test mê lộ chữ Y................................ 28
Hình 3.2. Ảnh hưởng của scopolamin và donepezil đến tỷ lệ chuyển tiếp giữa ba cánh
tay của động vật thí nghiệm trên test mê lộ chữ Y ...................................................... 30
Hình 3.3. Ảnh hưởng của scopolamin và donepezil đến nồng độ của acetylcholinesterase
trong mô não trước của động vật thí nghiệm .............................................................. 32
Hình 3.4. Ảnh hưởng của scopolamin và donepezil đến nồng độ của malondialdehyd
trong mô não trước của động vật thí nghiệm .............................................................. 33
Hình 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm Lohha Trí Não đến tỷ lệ chuyển tiếp giữa các cánh
tay của động vật thí nghiệm trên test mê lộ chữ Y ...................................................... 35
Hình 3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm Lohha Trí Não trên hoạt độ enzym
acetylcholinesterase trong mô não trước của động vật thí nghiệm .............................. 36


ĐẶT VẤN ĐỀ

Sa sút trí tuệ là một trong những bệnh lý thoái hóa thần kinh thường gặp nhất ở
người cao tuổi, đặc trưng bởi sự suy giảm nhận thức tiến triển, mất trí nhớ và rối loạn
hành vi. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có khoảng trên 47 triệu
bệnh nhân chịu ảnh hưởng của sa sút trí tuệ. Theo ước tính, tới năm 2030, con số này có
thể tăng lên tới 75 triệu người [49]. Mặc dù sa sút trí tuệ có tác động rất lớn đến sức
khỏe cộng đồng người cao tuổi và đang có xu hướng ngày càng gia tăng, việc điều trị
bệnh lý này vẫn gặp nhiều trở ngại do chưa có sự hiểu biết đầy đủ về nguyên nhân và
cơ chế bệnh sinh của bệnh cũng như những hạn chế về lựa chọn thuốc điều trị. Điều này
đặt ra nhu cầu cấp thiết trong việc tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ sinh lý bệnh cũng
như phát triển các thuốc chống sa sút trí nhớ tiềm năng.
Trong bệnh lý sa sút trí tuệ, giả thuyết cholinergic với sự thiếu hụt chất dẫn truyền
thần kinh acetylcholin và giảm số lượng receptor nicotinic ở vỏ não và hồi hải mã được
xem là yếu tố đóng vai trò trung tâm. Do đó, scopolamin, một chất phong bế thụ thể
cholinergic trung ương, đã được sử dụng phổ biến để gây sa sút trí nhớ trên động vật thí
nghiệm. Từ khi được đề xuất bởi Meyers Barton năm 1965, mô hình này đã có đóng
góp tích cực trong nghiên cứu và phát triển các thuốc mới trong điều trị sa sút trí tuệ
[42]. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất giữa các công bố khác nhau liên
quan đến liều dùng, đường dùng của scopolamin, chủng động vật được sử dụng cũng
như tính biến thiên về hành vi của động vật thể hiện trong các test đánh giá suy giảm trí
nhớ [32]. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm lựa chọn các điều kiện thực
nghiệm thích hợp để triển khai mô hình gây sa sút trí nhớ bằng scopolamin.
Lohha Trí Não là chế phẩm kết hợp một số cao dược liệu, trong đó có các dược
liệu đã được ghi nhận tác dụng cải thiện trí nhớ trên thực nghiệm như Râu rồng
(Huperzia squarrosa), Câu kỷ tử (Lycium barbarum), Sơn thù (Cornus officinalis)...
Đặc biệt, những nghiên cứu trước đây cũng cho thấy các dược liệu này có tác dụng
chống sa sút trí nhớ thông qua nhiều cơ chế khác nhau như ức chế AChE, chống oxy
hóa và ức chế thoái hóa các tế bào thần kinh [60], [9], [38]. Tuy nhiên, hiện chưa có
nghiên cứu đánh giá độc lập hiệu quả tiền lâm sàng của chế phẩm nói trên. Do đó, bên
cạnh mục tiêu triển khai mô hình gây sa sút trí nhớ thực nghiệm bằng scopolamin, nghiên
cứu cũng kết hợp đánh giá tác dụng chống sa sút trí nhớ của Lohha Trí Não.

1


Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi thực hiện đề tài “Triển khai mô hình
gây sa sút trí nhớ bằng scopolamin và áp dụng đánh giá tác dụng của chế phẩm
Lohha Trí Não” với mục tiêu:
Mục tiêu 1: Triển khai mô hình gây sa sút trí nhớ thực nghiệm bằng scopolamin
trên chuột nhắt trắng.
Mục tiêu 2: Đánh giá tác dụng chống suy giảm trí nhớ của chế phẩm Lohha Trí
Não trên mô hình đã triển khai.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Đại cương về sa sút trí tuệ
1.1.1. Định nghĩa
Theo định nghĩa của WHO, sa sút trí tuệ (Dementia) là một hội chứng ở não
(thường là mạn tính và tiến triển) bao gồm suy giảm rõ rệt chức năng nhận thức vượt
quá tốc độ lão hóa thông thường. Bệnh ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ, định hướng,
tính toán, khả năng học tập, ngôn ngữ và sự phán đoán, song không ảnh hưởng đến ý
thức. Suy giảm trong kiểm soát cảm xúc, hành vi xã hội hoặc động lực thường đi kèm
và đôi khi xuất hiện trước sự suy giảm chức năng nhận thức [50].
1.1.2. Dịch tễ học:
Theo số liệu thống kê năm 2015 của World Alzheimer Report 2015, trên toàn thế
giới có tổng cộng 46,8 triệu người (tương đương khoảng 0,64% dân số thế giới) mắc
chứng sa sút trí tuệ. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 74,7 triệu người vào năm 2030
và 131,5 triệu người vào năm 2050. Ước tính trên toàn cầu có gần 10 triệu người mắc
chứng sa sút trí tuệ mỗi năm, tương đương cứ 3 giây có thêm một trường hợp mắc mới.
Gần 60% bệnh nhân hiện đang sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, và hầu

hết các trường hợp mắc mới (71%) xảy ra ở những nước này. Chứng sa sút trí tuệ chủ
yếu ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Chỉ có khoảng 9% bệnh nhân thuộc lứa tuổi dưới 65,
phần lớn còn lại là người cao tuổi (số lượng này chiếm khoảng 5% trong quần thể người
cao tuổi trên thế giới). Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ tăng nhanh theo lứa tuổi, trung bình cứ
6,3 năm thì tỷ lệ này tăng gấp đôi, từ 3,9 trên 1000 người/ năm ở độ tuổi 60 - 64 lên đến
104,8 trên 1000 người/ năm ở độ tuổi trên 90 [52].
Tại Việt Nam, cùng với sự già hóa dân số, số lượng người mắc chứng sa sút trí
tuệ đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Nghiên cứu của Nguyễn Kim và cộng sự ở
Thái Nguyên cho biết tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ trong cộng đồng trên 60 tuổi là 7,9%,
tỷ lệ này tăng lên rõ rệt theo nhóm tuổi, cứ 5 năm lại tăng gấp đôi [6]. Theo số liệu
nghiên cứu của Phạm Thắng, Lương Chí Thành về sa sút trí tuệ ở Ba Vì, Hà Nội năm
2010, tỷ lệ người trên 60 tuổi bị sa sút trí tuệ là 4,5% [4]. Trong khi đó, nghiên cứu của
Lê Văn Tuấn và cộng sự, thực hiện từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 9 năm 2012 tại hai
quận, huyện ở Hà Nội, cho kết quả tỷ lệ này là 4,24% [5]. Một nghiên cứu khác ở thành

3


phố Hồ Chí Minh năm 2011 của Vũ Anh Nhị xác định được tỷ lệ sa sút trí tuệ ở người
trên 60 tuổi là 4,8% [3].
1.1.3. Các thể sa sút trí tuệ và cơ chế bệnh sinh liên quan
Sa sút trí tuệ là hội chứng phổ biến và đa dạng, trong đó các thể bệnh có thể được
phân loại như sau:
1.1.3.1. Sa sút trí tuệ trong bệnh Alzheimer
Là hình thức phổ biến nhất của sa sút trí tuệ, chiếm khoảng hai phần ba các trường
hợp. Bệnh Alzheimer (AD) là hậu quả của quá trình thoái hóa gây ra chết tế bào thần
kinh. Theo thời gian, vỏ não teo đi dần, ảnh hưởng đến gần như toàn bộ tất cả các chức
năng của nó. Các vùng bị tổn thường liên quan đến chức năng tư duy, lên kế hoạch và
trí nhớ. Sự teo rút đặc biệt nghiêm trọng ở hồi hải mã, một vùng vỏ não giữ vai trò quan
trọng trong việc tạo nên ký ức mới. Quan sát mô não của người bệnh dưới kính hiển vi

còn cho thấy sự xuất hiện của các mảng xơ, các đám xơ rối ở những tế bào thần kinh đã
và đang bị hủy hoại [28].
Ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về cơ chế bệnh sinh của
Alzheimer. Tuy nhiên dựa trên nghiên cứu, có một số giả thuyết được đặt ra như sau:
Giải thuyết cholinergic
Là giả thuyết cổ điển nhất. Trong hệ thần kinh trung ương, các nơ-ron thần kinh
cholinergic được phân bố rộng rãi, có nhiều ở vỏ não và vùng hồi hải mã đóng quan

trọng trong quá trình học tập và ghi nhớ. Acetylcholin - chất dẫn truyền của hệ
cholinergic, khi được giải phóng ra ở khe synap có vai trò kích hoạt các receptor
muscarinic và nicotinic. Sự thiếu hụt nghiêm trọng acetylcholin cùng sự giảm sút số
lượng của thụ thể nicotinic và muscarinic (M2) dẫn đến suy giảm dẫn truyền thần kinh

[21].
Giả thuyết β-amyloid và protein Tau
Protein tiền chất amyloid (APP) là một protein xuyên màng có nhiều ở hệ thần
kinh. APP khi được cắt bởi enzyme secretase tạo nên các peptid phân cắt, một trong số
đó có β-amyloid không tan. Trong điều kiện bệnh lý, APP được thúc đẩy phân cắt theo
con đường tạo ra nhiều các β-amyloid. Ban đầu chúng ở dạng monomer, sau đó kết tập
lại tạo nên các dimer, trimer, oligomer rồi thành các sợi, cuối cùng trở thành các mảng
amyloid. Các oligomer β-amyloid được xem là dạng độc nhất, nó tương tác với tế bào
4


thần kinh dẫn đến sự kích hoạt các xung động viêm, stress oxy hóa, mất kiểm soát quá
trình trao đổi chất calci, phosphoryl Tau, và quá trình chết theo chương trình (apoptosis),
dẫn đến phá hủy tế bào nơ-ron. Mảng bám cũng tác động có hại đối với sự cân bằng
thần kinh dẫn đến rối loạn chức năng dẫn truyền và cuối cùng làm chết tế bào thần kinh.
Protein Tau là một thành phần quan trọng của khung tế bào thần kinh, có khả


năng tương tác với α- và β- protein tubulin để ổn định các vi ống của sợi trục nơ-ron.
Khi bị phosphoryl hóa bất thường, khả năng liên kết của protein Tau với tubulin bị suy
giảm, cấu trúc vi ống dần tan rã ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển dưỡng chất và các
chất hóa học thần kinh. Những thay đổi này cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của bộ khung
tế bào, mất khả năng sống của tế bào và tế bào bị chết đi. Các protein Tau khi tách ra,
tập xoắn lại với nhau tạo nên đám rối sợi thần kinh (NFTs) [13].
Giả thuyết stress oxy hóa
Mô não có nhiều phospholipid, vốn rất quan trọng đối với các quá trình dẫn truyền
thần kinh. Phospholipid não chứa một tỷ lệ lớn các acid béo chưa bão hòa đa (PUFA).
Trong trường hợp gia tăng quá mức các gốc oxy hoạt động (ROS), PUFA do có liên kết
đôi liên hợp nên tạo điều kiện cho quá trình peroxid hóa lipid, làm hủy hoại mô não.
Các gốc tự do cùng các sản phẩm peroxid hóa lipid có thể tấn công vào các protein hoặc
acid nucleic như ADN hay ARN gây phá hủy và mất chức năng của các đại phân tử này.
Các gốc oxy hoạt động gây tăng tiêu thụ dẫn đến cạn kiệt các chất chống oxy hoá, khiến
cho hệ thống chống oxy hoá giảm khả năng bảo vệ cơ thể chống lại tình trạng stress oxy
hóa. Hậu quả là quá trình oxy hóa càng diễn tiến trầm trọng [51], [56].
Giả thuyết Glutamat
Glutamat là một chất dẫn truyền thần kinh kích thích receptor N-methyl-D-aspartat
(NMDA) có vai trò trong học hỏi và trí nhớ. Khi xảy ra sự chết tế bào hàng loạt sẽ kích
thích giải phóng glutamat quá nhiều gây kích thích quá mức các thụ thể NMDA dẫn đến
phá hủy tế bào thần kinh, góp phần nặng thêm quá trình chết tế bào [62].
1.1.3.2. Sa sút trí tuệ trong bệnh mạch máu (VaD)
Là thể bệnh sa sút trí tuệ phổ biến thứ hai sau Alzheimer, gây ra bởi đột quỵ,
nhiễm trùng van tim (viêm nội tâm mạc) hay các bệnh lý mạch máu khác. Tổn thương
mạch máu làm giảm lưu thông máu đến các bộ phận của não bộ, gây nên tình trạng suy

5


giảm nhận thức. Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và thường gặp ở những bệnh

nhân tăng huyết áp hoặc người có tiền sử đột quỵ hay bệnh lý tim mạch [61].
1.1.3.3. Các thể sa sút trí tuệ khác
Sa sút trí tuệ bởi các nguyên nhân khác không phải bệnh Alzheimer hay bệnh mạch
máu. Có thể kể đến như sa sút trí tuệ thể Lewy, sa sút trí tuệ thể thái dương, sa sút trí
tuệ trong bệnh Parkinson, Hungtington, Creutzfeldt-Jakob (CJD), sa sút trí tuệ trong
bệnh suy giảm miễn dịch ở người (ví dụ HIV), các bệnh chuyển hóa và nội tiết ( ví dụ
suy giáp, lupus ban đỏ hệ thống, tăng calci huyết, thiếu vitamin B12)…[50].
Sa sút trí tuệ thể Lewy (DLB)
Bệnh Lewy đứng hàng thứ hai sau bệnh Alzheimer trong nhóm bệnh lý thoái hóa
thần kinh gây sa sút trí tuệ. Bệnh đặc trưng bởi sự hiện diện của các thể dạng Lewy trong
não bộ, có bản chất là khối protein alpha-synuclein bất thường phát triển bên trong các
tế bào thần kinh. Trên lâm sàng, các triệu chứng của bệnh bao gồm bất thường về thị
giác như ảo giác kèm theo co cứng cơ và run tương tự như các triệu chứng của bệnh
Parkinson [34].
Sa sút trí tuệ thể thái dương (FTD)
Đặc điểm của thể bệnh này là sự thoái hóa các tế bào thần kinh ở thùy trán và thùy
thái dương của não, là những vùng có liên quan đến tính cách, hành vi và ngôn ngữ [8].
Các mô hình gây sa sút trí nhớ trên động vật thí nghiệm
Trong những năm quá, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để xây dựng các mô
hình động vật lý tưởng không tốn kém, không xâm lấn và bắt chước cơ chế sinh bệnh
học của chứng sa sút trí tuệ. Có thể phân loại các mô hình này dựa trên cơ sở sinh lý
bệnh như sau:
1.2.1. Các mô hình tự phát
Suy giảm trí nhớ là một đặc trưng của tuổi già. Dựa trên điều này xây dựng nên
các mô hình sa sút trí nhớ ở trên những động vật có độ tuổi lớn. Các mô hình tự phát
còn được phân nhỏ thêm thành hai loại: mô hình sa sút trí nhớ do tuổi tác và mô hình
chuột tăng tốc độ lão hóa (SAM) [46].
1.2.1.1. Mô hình sa sút trí nhớ do tuổi tác
Sử dụng chuột có độ tuổi cao và có những biểu hiện suy giảm nhận thức. Đối với
mô hình này chủ yếu là sự suy giảm chức năng cholinergic [55], bên cạnh đó có thể có

6


sự tham gia của rối loạn chức năng dopaminergic và glumatergic [11]. Ưu điểm của mô
hình này là tự nhiên, không xâm lấn, trung tâm thần kinh không chịu tác động nào khác
từ bên ngoài [46].
1.2.1.2. Mô hình chuột tăng tốc độ lão hóa (SAM)
Từ đầu những năm 1981, SAM đã được phát triển bằng cách chọn lọc từ chủng
giống chuột AKR/J, dựa trên điểm lão hóa, phân loại thành 9 chủng tăng tốc độ lão hóa
nhạy cảm (SAMP) và 3 chủng tăng tốc độ lão hóa đề kháng (SAMR) [59]. Các nghiên
cứu chỉ ra rằng trong số các chủng này, chuột SAMP8 là một mô hình động vật gặm
nhấm đáng tin cậy và có nhiều mối liên quan đến sa sút trí tuệ do có những khiếm khuyết
đặc trưng trong học tập và trí nhớ bởi việc sản xuất quá mức protein tiền thân amyloid
(APP) và tổn thương oxy hóa não [20], [44].
1.2.2. Mô hình gây sa sút trí nhớ bằng các tác nhân hóa học
Quá trình học nhớ cần sự tham gia của nhiều loại chất hóa học dẫn truyền thần
kinh. Đó là cơ sở phát triển các mô hình gây sa sút trí nhớ gây ra bởi các tác nhân hóa
học.
1.2.2.1. Gây suy giảm trí nhớ bởi scopolamin
Hệ thống cholinergic đóng một vai trò trung tâm trong chức năng bộ nhớ [63]. Suy
giảm hệ cholinergic được coi là một trong những đặc trưng của sa sút trí tuệ. Scopolamin
là một chất có khả năng chặn các vị trí gắn kết của acetylcholin trên thụ thể muscaric
trong vỏ não. Acetylcholin không gắn được vào thụ thể khi đạt quá mức khiến tổn
thương dây thần kinh vùng đồi thị dẫn đến suy giảm khả năng học - nhớ theo cách phụ
thuộc liều ở chuột [53]. Scopolamin có thể được truyền vào hạch hạnh nhân (72 µg/
0,5µl với tốc độ 1 µl/ phút) hoặc đưa bằng đường tiêm màng bụng (0,3 hoặc 0,5 mg/kg...)
để gây suy giảm trí nhớ [66]. Mô hình này được sử dụng rộng rãi nhờ cách tiến hành
đơn giản và độ lặp lại cao [46].
1.2.2.2. Gây suy giảm trí nhớ bởi streptozotocin
Streptozotocin đã được ghi nhận gây suy giảm trí nhớ bởi gây ra stress oxy hóa

[71], tăng protein Tau, tích lũy Aβ trong não [40]. Lợi thế chính của mô hình này là có
tính tương đồng với một số bệnh lý của bệnh Alzheimer rải rác ở người nhưng có hạn
chế là cần số lượng lớn động vật thí nghiệm vì tỷ lệ tử vong cao [41].

7


1.2.2.3. Gây suy giảm trí nhớ bởi ethanol
Liều cao ethanol gây ra sự rối loạn trí nhớ, gián đoạn mã hóa và lưu trữ bộ nhớ
[58]. Sử dụng ethanol cấp tính làm tăng sản xuất nitric oxyd synthase (NOS) và nitric
oxyd (NO) ở các vùng não liên quan đến sự suy giảm trí nhớ như vỏ não trước trán,
vùng hạch hạnh nhân và hồi hải mã [69], làm tăng mức adenosin ngoại bào dẫn đến rối
loạn chức năng của nhiều tầng tế bào khác nhau của bộ nhớ [46].
Bên cạnh các tác nhân kể trên, một số hóa chất khác cũng đã được sử dụng để gây
suy giảm trí nhớ trên động vật thí nghiệm bao: L-methionin, Colchicin, Acid Okadaic
(OKA), Benzodiazepin, Sodium azide (NAN3), acid Ibotenic, kim loại nặng (Fe, Cu,
Cr, Co, Al, Zn)...[46].
1.2.3. Mô hình động vật chuyển gen
Sa sút trí tuệ trong đó bệnh Alzheimer có thể mô hình hóa sử dụng động vật chuyển
gen. Các mô hình này được thực hiện bằng cách thay đổi biểu hiện gen hoặc thay đổi
chính gen đó [17]. Chuột nhắt là động vật thường được sử dụng cho mô hình chuyển
gen vì ít tốn kém, tuổi thọ ngắn và kỹ thuật thay đổi di truyền đã được nghiên cứu kỹ
[19]. Các mô hình động vật chuyển gen khác nhau cho Alzheimer như sau:
Mô hình liên quan đến β-amyloid
Chuột chuyển gen chứa các đột biến của protein tiền chất amyloid (APP) tạo nên
các mảng β-amyloid gây ra khiếm khuyết trí nhớ tương tự những bệnh nhân sa sút trí
tuệ thể Alzheimer. Trong đó có các mô hình được sử dụng rộng rãi như chuột Tg2576,
chuột APP23, JNLP3, ApoE...[46].
Mô hình chuột chuyển gen secretase
Biến đổi β và γ - secretase gây lắng đọng β-amyloid và suy giảm trí nhớ [23]. Hoạt

động của secretase đã được chứng minh rằng có thể được điều chỉnh bằng cách biến đổi
enzym chuyển đổi β-amyloid (BACE).
Ngoài ra còn có các mô hình chuyển gen khác bằng cách gây đột biến trong
presenilin, đột biến α-synuclein, mô hình chuột biểu hiện quá mức cyclooxygenase-2,
đột biến yếu tố chống tăng trưởng thần kinh (NGF)...[46]
1.2.4. Mô hình sa sút trí nhớ bởi chế độ ăn giàu chất béo
Có thể gây ra chứng mất trí trên chuột bằng cách cho ăn chế độ ăn giàu chất béo
bao gồm mỡ lợn, cholesterol, casein, natri-cholat, natri clorid, vitamin và khoáng chất
8


trong 90 ngày (3 tháng). Chế độ ăn giàu chất béo không chỉ làm tăng mức cholesterol
mà còn gây suy giảm học tập và trí nhớ [57]. Trong não, cholesterol đóng một vai trò
quan trọng trong lắng đọng amyloid peptid [67]. Chế độ ăn giàu cholesterol giúp tăng
cường kết tập và lắng đọng của protein amyloid, sau đó tương tác với tế bào não gây
viêm não và oxy hóa [70]. Ưu điểm của mô hình này là nó bắt chước một số biểu hiện
trong Alzheimer như suy giảm nhận thức và tăng cholesterol. Nhược điểm của mô hình
là tốn thời gian [46].
1.2.5. Mô hình gây sa sút trí nhớ bằng cách gây thiếu oxy
Thiếu oxy (Hypoxia) là tình trạng giảm oxy trong mô ở mức <3% (nồng độ oxy ở
mô bình thường là 5-9%). Sa sút trí nhớ có căn nguyên mạch máu là chứng thoái hóa
thần kinh liên quan đến tuổi, thường gặp do thiếu oxy mạn tính. Các nghiên cứu cho
thấy tình trạng thiếu oxy, tăng natri máu và thiếu máu cục bộ làm giảm cung cấp máu
cho não và tạo ra các mức độ suy giảm trí nhớ khác nhau ở loài gặm nhấm [7].
Gây thiếu oxy bằng hóa chất
Động vật tiếp xúc với khí carbon dioxyd (CO2) tinh khiết trong 12 giây với chuột
cống và trong 8 giây với chuột nhắt cho thấy biểu hiện mất trí nhớ sau 5 phút [54]. Các
khí khác như carbon monoxit (CO), natri nitrit (NaNO2), hay hydroxylamin cũng được
ghi nhận là gây nên suy giảm học tập và trí nhớ. Ưu điểm của mô hình này là từ tình
trạng thiếu oxy khác nhau có thể gây ra các mức độ mất trí khác nhau. Và mô hình cũng

rất hữu ích đối với việc kiểm tra vai trò của hiệu ứng các gốc tự do đối với cải thiện trí
nhớ [14].
Gây thiếu oxy bằng phẫu thuật
Gây thắt động mạch cảnh hai bên trong 12 phút, tiếp theo là sự tái tưới máu kéo
dài trong 24 giờ tạo ra sự suy giảm đáng kể bộ nhớ [36].
1.2.6. Các loại mô hình khác
Bên cạnh các mô hình phổ biến trên còn có các mô hình khác cũng được áp dụng
cho nghiên cứu suy giảm trí nhớ như: mô hình động vật gây tổn thương não, mô hình
động vật rối loạn kiểu chấn thương não, mô hình sốc điện gây ra khiếm khuyết bộ nhớ,
mô hình động vật thiếu hụt thiamin...[46].

9


Các thuốc điều trị sa sút trí tuệ
Các thuốc chỉ có tác dụng cải thiện hoặc chậm tiến triển của triệu chứng suy giảm trí
nhớ. Bao gồm hai nhóm thuốc chính sau:
-

Thuốc ức chế enzym acetylcholinesterase (AchEI)
Vào đầu những năm 1980, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu tìm hiểu các biện pháp

để tăng cường hoạt động cholinergic ở bệnh nhân sa sút trí tuệ thông qua ức chế hoạt
động của AchE – enzym thủy phân chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin. Tacrin là loại
thuốc đầu tiên được tìm ra và sử dụng. Tuy nhiên, tacrin có nhiều tác dụng phụ đáng kể
trong đó có độc tính với gan, cùng nhược điểm về liều dùng 4 lần/ngày. Do đó, hiện nay
tacrin không còn được sử dụng. Thay vào đó là các chất ức chế acetylcholinesterase mới
hơn như donepezil, rivastigmin, galantamin. Rivastigmine và galantamin được khuyến
cáo cho thể nhẹ và vừa, còn donepezil được sử dụng cho cả trường hợp nặng. Cả ba
thuốc trên đều ức chế có hồi phục acetylcholinesterase. Tuy nhiên, rivastigmin còn ức

chế có hồi phục butyrylcholinesterase, galantamin còn có tác dụng trong việc ức chế
hoặc kích thích các thụ thể nicotinic. Các thuốc AchEI nói chung có khả năng dung nạp
tốt. Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
-

Thuốc ức chế thụ thể NMDA: memantin là chất đối kháng NMDA duy nhất hiện

có. Glutamat là một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến bộ nhớ dài hạn. Phong bế
thụ thể NMDA sẽ ngăn chặn kích thích quá mức của glutamat lên thụ thể này, nhờ đó
giảm thiểu độc tính gây độc thần kinh. Memantin được sử dụng cho sa sút trí tuệ thể vừa
đến nặng. Thuốc thể hiện sự dung nạp tốt. Các tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm
chóng mặt, đau đầu và táo bón [15].
Ngoài ra, bệnh nhân bị sa sút trí tuệ còn có một số triệu chứng rối loạn không thuộc
nhận thức nên trong điều trị còn sử dụng thêm các thuốc khác như thuốc chống trầm
cảm, chống rối loạn tâm thần, chống động kinh, giải lo âu, tăng tuần hoàn não, vitamin
E, estrogen...
Chế phẩm Lohha Trí Não
Loha Trí Não là chế phẩm dạng viên nén. Thành phần mỗi viên bao gồm: cao
lycoprin (hỗn hợp cao Râu rồng, Thành nghạnh), cao Bạch phục linh, cao Câu kỷ tử,
cao Trạch tả, cao Hoài sơn, cao Sơn thù, cao Lá dâu. Trong đó có một số dược liệu đã
được chứng minh có tác dụng chống sa sút trí nhớ.
10


1.4.1. Râu rồng
Râu rồng hay còn có tên khác là thạch tùng thân gập, thạch tùng vẩy, có tên khoa
học là Huperzia squarrosa, thuộc họ Thông đất – Lycopodiaceae. Râu rồng có vị hơi
đắng, tính bình, có tác dụng cầm máu. Dân gian dùng toàn cây trị ngoại thương xuất
huyết và có thể dùng trị đòn ngã tổn thương. Ở Vân Nam (Trung Quốc), người ta dùng
toàn cây trị đau thần kinh tọa và đau lưng do phong thấp [1]. Râu rồng cũng đã được sử

dụng trong y học cổ truyền để tăng cường trí nhớ. Công dụng đó là bởi Râu rồng chứa
một lượng lớn huperzin A- chất ức chế acetylcholinesterase tiềm năng. Một số alkaloid
khác đã chiết xuất được như lycosquarosin A, acetylaposerratinin, huperzin B, 8αhydrophlemariurin B, huperzinin, squarrosin A, và pyrrolhuperzin A cũng cho thấy hoạt
tính ức chế AChE invitro mạnh và làm giảm các rối loạn về não [10], [47], [60].
1.4.2. Thành ngạnh
Thành ngạnh có tên khoa học là Cratoxylum formosum, thuộc họ Măng cụt –
Clusiaceae. Vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiêu hóa. Ngọn
non dùng làm rau ăn sống; lá dùng pha trà uống dễ tiêu hóa và giải nắng nóng; thường
dùng cành lá chữa cảm sốt, viêm ruột, ỉa chảy [2]. Nghiên cứu cho thấy thành ngạnh có
các chất chống oxy hoá và có thể có vai trò tiềm ẩn trong việc bảo vệ chống lại sự rối
loạn chức năng của mạch máu [35]. Một nghiên cứu khác còn cho thấy rằng dịch chiết
xuất từ cành cây thành ngạnh có khả năng giảm stress oxy hóa và chống lại độc tính βamyloid [31].
1.4.3. Bạch phục linh
Còn có tên là phục linh, phục thần. Tên khoa học là Poria cocos Wolf, thuộc họ
Nấm lỗ Polyporaceae. Có vị ngọt, nhạt, tính bình, quy vào 5 kinh tâm, phế, thận, tỳ và
vị. Trong dân gian, bạch phục linh được coi là vị thuốc bổ và được sử dụng với tác dụng
lợi tiểu, an thần, cải thiện nhận thức và chức năng bộ nhớ [2], [29].
1.4.4. Câu kỷ tử
Còn gọi là kỷ tử, câu khởi, khởi tử, địa cốt tử. Tên khoa học là Lycium barbarum
Mill, thuộc họ cà Solanaceae. Có vị ngọt, tính bình, quy vào 3 kinh phế, can, thận. Được
coi là một vị thuốc bổ toàn thân, dùng trong bệnh đái đường, ho lao, viêm phổi, mệt
nhọc, gầy yếu, bổ tinh khí, giữ cho người trẻ lâu [2]. Các polysaccharide của Lycium
barbarum (LBPs) - thành phần chính của dược liệu này, ngoài tác dụng chống lão hóa,
11


chống ung thư, điều chỉnh miễn dịch, còn có tác động tích cực lên hệ thần kinh. LBPs
có thể bảo vệ chống lại tổn thương thần kinh gây ra bởi β-amyloid peptid, glutamat, và
các chất kích thích thần kinh khác. LBPs còn có tác dụng chống oxy hóa, chống lại quá
trình chết tế bào theo chương trình của tế bào thần kinh và cải thiện hệ cholinergic nên

giúp bảo vệ não bộ tránh stress oxy hóa, giảm tổn thương do thiếu máu cục bộ trong não
và tăng cường chức năng bộ nhớ [9], [27], [64].
1.4.5. Trạch tả
Còn có tên là cây mã đề nước, có tên khoa học là Alisma orientalis, thuộc họ Trạch
tả Alismataceae. Chủ yếu làm thuốc thông tiểu chữa bệnh thủy thũng trong bệnh viêm
thận [2] Trạch tả cũng được sử dụng trong một số bài thuốc dân gian đã được chứng
minh hiệu quả ngăn ngừa suy giảm trí nhớ và tăng cường nhận thức như Yukmijihwangtang (YMJ), Danggui-Shaoyao-San (DSS) [22], [37].
1.4.6. Hoài sơn
Còn gọi là sơn dược, khoai mài, củ mài, chín hoài. Có tên khoa học là Dioscorea
persimilis, tên đồng nghĩa là Dioscorea opposotifoli, thuộc họ Củ nâu Dioscoreaceae.
Trong đông y, hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ và hơi có tính chất thu sáp, dùng
trong những trường hợp ăn uống khó tiêu viêm ruột kinh niên, di tinh, đi đái đêm, mồ
hôi trộm, tiểu đường [2].
1.4.7. Sơn thù
Còn gọi là sơn thù du, thù nhục, táo bì. Có tên khoa học là Cornus officinalis, thuộc
họ Sơn thù du Cornaceae. Có tác dụng ôn bổ can thận, sáp tính, chỉ hàn (làm cho tinh
khí bền, cầm không ra mồ hôi). Thường dùng chữa di tinh, tiểu tiện ra tinh dịch, tiểu
tiện nhiều lần, kinh nguyệt không đều, không ra, mồ hôi trộm. Hiện nay thường dùng
trong những đơn thuốc gồm nhiều bị như bài thuốc lục vị hay lục vị địa hoàng hoàn để
chữa những người tinh khí không kiên, hay đi tiểu, tai ù điếc do tuổi già hay do thận
kém, mắt vàng do can hư [2]. Nghiên cứu gần đây cho thấy loganin phân lập từ Sơn thù
du có hoạt tính tăng cường nhận thức thông qua hoạt động ức chế acetylcholinesterase
[38].
1.4.8. Lá dâu
Cây dâu Morus alba, thuộc họ Dâu tằm Moraceae. Lá dâu gọi là Tang diệp, được
dùng để chữa sốt, cho ra mồ hôi, cảm mạo, trừ đờm, cao huyết áp, làm cho sáng mắt [2].
12


Trong y học, lá dâu cũng được sử dụng như một loại dược liệu bảo vệ thần kinh. Nghiên

cứu chỉ ra rằng morusin trong lá dâu có tác dụng bảo tồn trí nhớ bằng cách làm giảm
đáng kể hoạt tính của AchE và giảm stress oxy hóa [24].

13


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên vật liệu
2.1.1.1. Chế phẩm thử
Chế phẩm thử Lohha Trí Não do Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh cung
cấp, có số lô: 020916, số đăng kí: 26215/201/ATTP-XNCB, tiêu chuẩn chất lượng (Tiêu
chuẩn cơ sở). Thành phần trong mỗi viên nén được mô tả tại Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thành phần trong mỗi viên nén Lohha Trí Não
Thành phần

Hàm lượng

Cao lycoprin (cao Râu rồng, Thành ngạnh)

125 mg

Cao Bạch phục linh

115 mg

Cao Câu kỷ tử

100 mg


Cao Trạch tả

75 mg

Cao Hoài sơn

75 mg

Cao Sơn thù

60 mg

Cao Lá dâu

50 mg

2.1.1.2. Chuẩn bị mẫu nghiên cứu
Pha hỗn dịch chế phẩm thử: viên nén Lohha Trí Não được nghiền mịn, phân tán
trong nước cất tạo thành hỗn dịch có nồng độ thích hợp.
Các mức liều thử: hai mức liều thử trên chuột nhắt trắng bao gồm liều 1100 mg/kg cân
nặng và liều 2200 mg/kg cân nặng (tính theo khối lượng bột viên), được lựa chọn từ liều
dùng gợi ý trên người (4 viên/ngày). Đây là các mức liều tương ứng bằng và gấp đôi
liều dùng trên người khi quy đổi theo diện tích bề mặt cơ thể.
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu
2.1.2.1. Động vật thí nghiệm
Chuột nhắt trắng giống đực, chủng Swiss, trưởng thành, khỏe mạnh, cân nặng ban
đầu từ 18 - 20 g do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp.
Động vật được nuôi ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm 7 ngày trước khi
tiến hành nghiên cứu, được cho ăn bằng thức ăn chuẩn do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung
ương cung cấp, uống nước tự do. Trước và trong quá trình nghiên cứu, động vật được

14


nuôi trong điều kiện sáng tối đảo ngược (pha sáng: 19 giờ - 7 giờ; pha tối: 7 giờ - 19
giờ). Tất cả các test hành vi được thực hiện trong pha tối của động vật thí nghiệm.
2.1.2.2. Hóa chất, dụng cụ, thiết bị
Hóa chất
-

Donepezil 5 mg biệt dược Aricept Evess (Eisai, Anh), số lô 61A33P

-

Scopolamin hydrobromid, 5,5′-dithiobis (2-nitrobenzoic acid), acetylthiocholin
iodid, acid thiobarbituric, tetramethoxypropan, hydroxytoluen butylat hóa, acid
trichloroacetic (Sigma Aldrich, MO, Mỹ)

-

Dinatri hydrophosphat, kali dihydrophosphat, triton X-100, butanol, natri sulfat
khan (Tiêu chuẩn phân tích)

Dụng cụ, thiết bị
-

Máy nghiền đồng thể Wisestir HS-30E

-

Cân phân tích AY 220 (Shimadzu)


-

Cân kĩ thuật Presica-BJ610C, TE412 (Sartorius)

-

Máy ly tâm lạnh Centrifuge 5702R (Eppendorf)

-

Máy ELISA (Biotek, Mỹ)

-

Máy đo pH (Eutech)

-

Máy cất nước 2 lần (Halminton, Mỹ)

-

Đĩa Costar 3596 (Corning, Mỹ)

-

Máy sốc điện LE 10026 Shocker (Panlab Harvard)
Các dụng cụ sử dụng để pha thuốc, lấy mẫu và xét nghiệm: micropipet đơn kênh


và đa kênh, đầu côn, ống falcon, microtube, dụng cụ thủy tinh, chày, cối sứ, bơm kim
tiêm, ống nghiệm các loại.

15


Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
Triển khai mô hình gây sa sút trí nhớ
bằng scopolamin trên chuột nhắt trắng

Thăm dò khả năng

Thẩm định mô hình gây

Đánh giá tác dụng

gây sa sút trí nhớ của

sa sút trí nhớ bằng

chống suy giảm trí

scopolamin

scopolamin với thuốc đối

nhớ của chế phẩm




các

mức liều khác nhau

Test

tránh
thụ
động

chứng donepezil

Test

Test



vận

lộ

động

chữ

tự

Y


nhiên

Lohha Trí Não

Test
Định



lượng

tránh

MDA

thụ
động

Test

lộ
chữ

Định
lượng
AchE

Y


Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế thành 3 đợt thí nghiệm. Hai đợt thí nghiệm đầu được
thực hiện để triển khai mô hình gây sa sút trí nhớ bằng scopolamin, và đợt thí nghiệm
thứ ba để đánh giá tác dụng của chế phẩm Lohha Trí Não trên mô hình đã triển khai với
các nội dung chính như sau:
Đợt 1: Thăm dò khả năng gây sa sút trí nhớ của scopolamin ở các mức liều khác
nhau trên chuột nhắt trắng.

16


×