Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TRỒNG, CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT VÀ XÁC ĐỊNH TINH DẦU, MENTHOL, MENTHONE TỪ CÂY BẠC HÀ CHÂU Á (Mentha arvensis L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

************

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TRỒNG, CÁC PHƯƠNG PHÁP
CHIẾT XUẤT VÀ XÁC ĐỊNH TINH DẦU, MENTHOL,
MENTHONE TỪ CÂY BẠC HÀ CHÂU Á
(Mentha arvensis L.)

Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2004 - 2008
Sinh viên thực hiện: ĐINH HẢI AN

Tháng 9/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

************

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TRỒNG, CÁC PHƯƠNG PHÁP
CHIẾT XUẤT VÀ XÁC ĐỊNH TINH DẦU, MENTHOL,
MENTHONE TỪ CÂY BẠC HÀ CHÂU Á


(Mentha arvensis L.)

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. TRẦN THỊ LỆ MINH

ĐINH HẢI AN

KS. TRỊNH THỊ PHI LY

Tháng 9/2008


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm tạ:

 Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm Bộ môn Công nghệ Sinh học, cùng tất cả Quý Thầy Cô đã truyền đạt kiến
thức cho tôi trong suốt quá trình học tại trường.
 TS. Trần Thị Lệ Minh đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực tập tốt nghiệp tại trường.
 KS. Trịnh Thị Phi Ly cùng các anh chị phụ trách phòng Hóa Lý thuộc Trung tâm
Phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp tại trung tâm.
 Các Thầy Cô tại Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ,
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
 Các bạn lớp Tại chức Cà Mau, lớp Công Nghệ Hóa, cùng toàn thể các bạn trong

lớp Công nghệ Sinh học K30 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và làm đề tài tốt nghiệp.
 Con vô cùng biết ơn gia đình đã nuôi dạy, yêu thương, luôn tạo điều kiện và động
viên con trong suốt những năm qua.

Tháng 09 năm 2008
Đinh Hải An

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát điều kiện trồng, các phương pháp chiết xuất và xác định tinh
dầu, menthol, menthone từ cây bạc hà châu Á (Mentha arvensis L.)” đã được tiến hành
với sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Lệ Minh và KS. Trịnh Thị Phi Ly tại vườn thực
nghiệm Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ, nhà lưới thuộc
Bộ môn Công nghệ Sinh học và phòng Hóa Lý thuộc Trung tâm Phân tích Thí nghiệm
Hóa Sinh Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM từ 04/2008 đến 09/2008.
Đề tài tiến hành trồng và khảo sát đặc điểm sinh học, điều kiện canh tác cây bạc
hà châu Á (Mentha arvensis L.); ly trích tinh dầu bạc hà bằng các phương pháp khác
nhau: phương pháp chiết bằng đơn dung môi, phương pháp chiết lỏng-lỏng bằng hệ
dung môi và phương pháp chưng cất bằng nước và xác định hàm lượng menthol,
menthone bằng sắc ký khí.
Kết quả thu được:
 Bạc hà trồng tại vườn thực nghiệm Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa
học Công nghệ có nhiều lá và cành nhánh hơn, hàm lượng tinh dầu, menthol và
menthone cao hơn bạc hà trồng tại nhà lưới thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học.
 Điều kiện canh tách tại vườn thực nghiệm Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao
Khoa học và Công nghệ có cường độ chiếu sáng và nhiệt độ cao hơn nhà lưới
thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học.

 Phương pháp chưng cất hơi nước cho hàm lượng tinh dầu, menthol và menthone
cao nhất trong các phương pháp chiết xuất.
 Phương pháp soxhlet cho hàm lượng menthol và menthone cao nhất trong các
phương pháp sử dụng dung môi.
 Siêu âm là phương pháp tối ưu trong các phương pháp chiết xuất được khảo sát.
 Hệ dung môi methanol - hexane cho hàm lượng menthol và menthone cao nhất
trong các hệ dung môi của phương pháp chiết lỏng – lỏng.

iv


SUMMARY
The thesis is “Cultivated condition, some methods for extraction essential oil,
menthol and menthone from Mentha arvensis L.”, which was carried by Dinh Hai An
at the Center Science Research, Biotechnology Department, and the Center Analysis
and Experiment from March to September in 2008.
Lecturer: Dr. Tran Thi Le Minh
Ing. Trinh Thi Phi Ly
We planted and observed the biological characteristic of Mentha arvensis L.;
extracted essential oil from Mentha arvensis L. by some methods, such as: non-polar
solvent extraction, liquid-liquid extraction and distillation; and determined menthol
and menthone content by gas chromatography.
The results:
 Mentha arvensis L. was planted at the Center Science Research has more
branches, menthol and menthone content than Mentha arvensis L. was
planted at Biotechnology Department.
 Environment at the Center Science Research has illumination power and
temperature more than environment at Biotechnology Department.
 Soxhlet extraction gives the highest menthol and menthone content among
the extractive methods by non-polar solvent.

 Hidrodistillation extraction gives the highest essential oil, menthol and
menthone content among the extractive methods.
 Ultrasonic extraction is the best extractive method.
 Methanol - hexane gives the highest menthol and menthone content among
the liquid – liquid extraction.

v


MỤC LỤC
TRANG
Lời cảm tạ ...................................................................................................................... iii
Tóm tắt............................................................................................................................iv
Summary..........................................................................................................................v
Mục lục ...........................................................................................................................vi
Danh sách các bảng .........................................................................................................x
Danh sách các hình .........................................................................................................xi
Danh sách các biểu đồ và sơ đồ.....................................................................................xii
Chương 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài ..........................................................................................................2
1.3. Nội dung của đề tài...................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................3
2.1. Cây bạc hà châu Á (Mentha arvensis L.) .................................................................3
2.1.1. Phân loại ................................................................................................................3
2.1.2. Nguồn gốc và phân bố...........................................................................................5
2.1.3. Đặc điểm hình thái.................................................................................................5
2.1.4. Đặc điểm sinh thái .................................................................................................6
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển .......................................................................7
2.1.6. Công dụng và giá trị kinh tế ..................................................................................8

2.1.7. Kỹ thuật canh tác ...................................................................................................8
2.1.7.1. Giống và chất lượng giống .................................................................................8
2.1.7.2. Thời vụ và mật độ trồng .....................................................................................9
2.1.7.3. Làm đất, bón phân ..............................................................................................9
2.1.7.4. Chăm sóc sau khi trồng ......................................................................................9
2.1.7.5. Phòng trừ sâu bệnh ...........................................................................................10
2.1.7.6. Thu hoạch .........................................................................................................11
2.2. Khái quát về tinh dầu..............................................................................................11
2.2.1. Sơ lược về tinh dầu..............................................................................................11
vi


2.2.2. Các dạng sản phẩm trong quá trình ly trích tinh dầu...........................................12
2.2.3. Nhu cầu về tinh dầu hương liệu...........................................................................13
2.2.4. Các hợp phần trong tinh dầu................................................................................14
2.3. Tinh dầu bạc hà ......................................................................................................15
2.3.1. Năng suất tinh dầu ...............................................................................................15
2.3.2. Thành phần hóa học.............................................................................................16
2.3.3. Xử lý, bảo quản tinh dầu .....................................................................................17
2.3.4. Đặt tính của tinh dầu bạc hà ................................................................................18
2.4. Các phương pháp chiết xuất tinh dầu .....................................................................18
2.4.1. Phương pháp cơ học ............................................................................................18
2.4.1.1. Phương pháp vắt ...............................................................................................18
2.4.1.2. Phương pháp nạo xát ........................................................................................19
2.4.1.3. Phương pháp ép ................................................................................................19
2.4.2. Phương pháp tẩm trích.........................................................................................19
2.4.2.1. Phương pháp tẩm trích bằng dung môi dễ bay hơi...........................................20
2.4.2.2. Phương pháp tẩm trích bằng dung môi không bay hơi ....................................21
2.4.3. Phương pháp hấp thụ ...........................................................................................21
2.4.3.1. Phương pháp ướp..............................................................................................21

2.4.3.2. Phương pháp hấp thụ động học ........................................................................22
2.4.4. Phương pháp chưng cất hơi nước........................................................................22
2.4.4.1. Phương pháp chưng cất bằng nước ..................................................................22
2.4.4.2. Phương pháp chưng cất bằng nước và hơi nước ..............................................23
2.4.4.3. Phương pháp chưng cất bằng hơi nước ............................................................24
2.4.5. Một số phương pháp khác ...................................................................................25
2.4.5.1. Ly trích dưới sự hỗ trợ của vi sóng ..................................................................25
2.4.5.2. Dung môi dioxid carbon...................................................................................25
2.4.5.3. Phương pháp siêu âm .......................................................................................26
2.4.5.4. Phương pháp soxhlet ........................................................................................26
2.4.5.5. Phương pháp lắc ...............................................................................................27
2.4.5.6. Phương pháp chiết lỏng – lỏng.........................................................................27
2.5. Giới thiệu sắc ký khí...............................................................................................27
vii


Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................28
3.1. Thời gian và địa điểm tiến hành .............................................................................28
3.2. Vật liệu, hóa chất và thiết bị...................................................................................28
3.2.1. Trồng cây.............................................................................................................28
3.2.2. Vật liệu, hóa chất, thiết bị phòng thí nghiệm ......................................................28
3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................29
3.3.1. Khảo sát và so sánh đặc điểm sinh học của cây bạc hà châu Á ..........................29
3.3.2. Phương pháp chiết xuất tinh dầu .........................................................................29
3.3.2.1. Phương pháp chưng cất bằng nước ..................................................................29
3.3.2.2. Phương pháp chiết xuất bằng dung môi dễ bay hơi .........................................30
3.3.3. Xác định hàm lượng tinh dầu ..............................................................................34
3.3.4. Xác định hàm lượng menthol và menthone.........................................................34
3.4. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................36
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................37

4.1. Đặc điểm sinh học của cây bạc hà..........................................................................37
4.1.1. Đặc điểm chung...................................................................................................37
4.1.2. Cây trồng tại khu vực A ......................................................................................37
4.1.3. Cây trồng tại khu vực B.......................................................................................38
4.2. Điều kiện canh tác ..................................................................................................41
4.2.1. Điều kiện canh tác tại khu vực A ........................................................................41
4.2.2. Điều kiện canh tác tại khu vực B.........................................................................41
4.3. Hàm lượng menthol và menthone của cây bạc hà trồng tại hai khu vực ...............42
4.4. Hàm lượng menthol và menthone thu được từ các phương pháp chiết xuất..........43
4.4.1. Phương pháp lắc ..................................................................................................43
4.4.2. Phương pháp siêu âm...........................................................................................45
4.4.3. Phương pháp vi sóng ...........................................................................................45
4.4.4. So sánh các phương pháp chiết xuất khác nhau ..................................................46
4.5. Hàm lượng menthol và menthone thu được từ phương pháp chiết lỏng – lỏng.....49
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................52
5.1. Kết luận...................................................................................................................52
5.1.1. Cây bạc hà ...........................................................................................................52
viii


5.1.1.1. Đặc điểm sinh học của cây bạc hà trồng tại hai khu vực .................................52
5.1.1.2. Hàm lượng menthol và menthone trong cây bạc hà trồng tại hai khu vực ......52
5.1.2. Các phương pháp chiết xuất khác nhau...............................................................52
5.1.2.1. Hàm lượng menthol và menthone thu được từ các phương pháp chiết xuất....52
5.1.2.2. Hàm lượng menthol và menthone thu từ phương pháp chiết lỏng – lỏng........52
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................53
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................54
Phụ lục

ix



DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1. Các phương pháp chiết xuất bằng dung môi dễ bay hơi...............................31
Bảng 3.2. Chuẩn menthone ...........................................................................................35
Bảng 3.3. Chuẩn menthol ..............................................................................................35
Bảng 4.1: Chiều cao, số lá, số cành trung bình của 15 cây trồng ở khu vực A và
15 cây trồng ở khu vực B ..............................................................................................39
Bảng 4.2. Sự khác biệt về điều kiện canh tác và đặc điểm hình thái của cây bạc hà
trồng ở hai khu vực........................................................................................................42
Bảng 4.3. Hàm lượng tinh dầu, menthone và menthol thu được từ cây bạc hà
trồng tại hai khu vực......................................................................................................42
Bảng 4.4. Hàm lượng tinh dầu, menthone và menthol thu được từ các phương pháp
chiết xuất khác nhau ......................................................................................................43
Bảng 4.5. Giá thành sản xuất 1g tinh dầu của các phương pháp...................................47
Bảng 4.6. Giá thành sản xuất 1 g menthone và 1 g menthol của các phương pháp ......47
Bảng 4.7. Hàm lượng menthone và menthol thu từ phương pháp chiết lỏng – lỏng ....50

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG


Hình 2.1. Cây bạc hà châu Á (Mentha arvensis L.) ........................................................3
Hình 2.2. Bạc hà Trắng châu Âu (Mentha piperita L.) ...................................................4
Hình 2.3. Bạc hà châu Á (Mentha arvensis L.) ...............................................................4
Hình 2.4. Bạc hà châu Á (Mentha arvensis L.) ...............................................................6
Hình 2.5. Tinh thể menthol............................................................................................17
Hình 2.6. Thiết bị chiết xuất bằng CO2 lỏng siêu tới hạn .............................................25
Hình 3.1. Bộ chưng cất bằng nước ................................................................................30
Hình 3.2. Bồn siêu âm ...................................................................................................31
Hình 3.3. Lò vi sóng ......................................................................................................32
Hình 3.4. Máy lắc ..........................................................................................................32
Hình 3.5. Bể lắc điều nhiệt ............................................................................................32
Hình 3.6. Hệ thống soxhlet............................................................................................33
Hình 3.7. Chiết lỏng – lỏng ...........................................................................................33
Hình 4.1. Cây bạc hà trồng tại khu vực A .....................................................................38
Hình 4.2. Cây bạc hà trồng ở khu vực B .......................................................................38
Hình 4.3. Sắc ký đồ sắc ký khí phân tích hàm lượng menthone và menthol thu được
từ phương pháp chưng cất hơi nước..............................................................................49
Hình 4.4. Sắc ký đồ sắc ký khí phân tích hàm lượng menthone và menthol thu được
từ phương pháp siêu âm 30 phút ...................................................................................49
Hình 4.5. Sắc ký đồ sắc ký khí phân tích hàm lượng menthone và menthol thu được
từ phương pháp chiết lỏng - lỏng với hệ dung môi methanol - hexane ........................51

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ

TRANG


Biểu đồ 3.1. Đường chuẩn menthone ............................................................................35
Biểu đồ 3.2. Đường chuẩn menthol...............................................................................36
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ tăng trưởng chiều cao ..................................................................39
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ tăng trưởng số lá..........................................................................40
Biểu đồ 4.3. Biểu đồ tăng trưởng số cành .....................................................................40
Biểu đồ 4.4. Hàm lượng tinh dầu, menthone và menthol trung bình thu được từ
cây bạc hà trồng ở hai khu vực......................................................................................42
Biểu đồ 4.5. Hàm lượng menthone và menthol thu được từ phương pháp lắc .............43
Biểu đồ 4.6. Hàm lượng menthone và menthol thu được từ phương pháp siêu âm......45
Biểu đồ 4.7. Hàm lượng menthone và menthol thu được từ phương pháp vi sóng ......45
Biểu đồ 4.8. Hàm lượng menthone và menthol thu được từ các phương pháp
chiết xuất khác nhau ......................................................................................................46
Biểu đồ 4.9. Hàm lượng menthol và menthone thu từ phương pháp chiết lỏng – lỏng ............50

SƠ ĐỒ

TRANG

Sơ đồ 2.1. Quy trình hoạt động của thiết bị chiết xuất bằng CO2 lỏng siêu tới hạn .....26
Sơ đồ 2.2. Thiết bị sắc ký khí detector ion hóa ngọn lửa FID.......................................27
Sơ đồ 3.1. Phương pháp chưng cất bằng nước ..............................................................30
Sơ đồ 3.2. Phương pháp ngâm chiết động.....................................................................31
Sơ đồ 3.3. Chu trình nhiệt trên sắc ký khí .....................................................................34

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Tinh dầu là những hợp chất có hương thơm xuất hiện và phát triển theo nền văn
minh nhân loại. Việc sử dụng và buôn bán những hợp chất có mùi thơm có nguồn gốc
chủ yếu trong vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng
trực tiếp các loại cây, cỏ, hoa, lá có hương thơm trong các nghi lễ tôn giáo. Ngày nay,
tinh dầu dần có vai trò như là một nhu yếu phẩm, là nguồn nguyên liệu của nhiều
ngành công nghiệp trên thế giới.
Tinh dầu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: thực phẩm, dệt, dược
phẩm, hóa mỹ phẩm, … với những công dụng khác nhau mà không có nguyên liệu nào
thay thế được. Một số tinh dầu đang được sử dụng nhiều hiện nay là: tinh dầu hoa
hồng, tinh dầu cam chanh, tinh dầu sả, tinh dầu hoa lài, tinh dầu bạc hà, … Trong đó,
tinh dầu bạc hà từ cây bạc hà châu Á (Mentha arvensis L.) đang rất được quan tâm do
những ứng dụng của nó trong những lĩnh vực liên quan đến sức khỏe con người.
Cây bạc hà có giá trị kinh tế cao, sức sống mạnh mẽ, là loài có khả năng thích
nghi rộng với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của vùng nhiệt đới, dễ nhân giống,
chăm sóc đơn giản, … Tuy nhiên, hàm lượng tinh dầu cùng với các hợp chất có trong
tinh dầu phụ thuộc nhiều vào giai đoạn phát triển của cây, phương pháp trồng, điều
kiện ngoại cảnh, thu hoạch, bảo quản, phương pháp chiết xuất.
Việc tách chiết tinh dầu nói chung thường khá phức tạp nên giá thành tinh dầu
nguyên chất hiện nay vẫn còn khá cao. Các sản phẩm có hương thơm như bánh, kẹo,
kem đánh răng, sáp thơm, … phần lớn là sử dụng các chất tổng hợp hóa học có mùi
thơm để hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, ngoài hiệu quả kinh tế thì các chất tổng
hợp hóa học không thể có hết những đặc tính của các chất tự nhiên. Từ đó, các phương
pháp chiết tách tinh dầu thiên nhiên nói chung và tinh dầu bạc hà nói riêng ngày càng
được quan tâm nghiên cứu sâu hơn.
Từ những vấn đề nêu trên và được sự đồng ý của Bộ môn Công nghệ Sinh học
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, với sự hướng dẫn của TS. Trần
1


Thị Lệ Minh và KS. Trịnh Thị Phi Ly, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát điều

kiện trồng, các phương pháp chiết xuất và xác định tinh dầu, menthol, menthone
từ cây bạc hà châu Á (Mentha arvensis L.)”.
1.2. Mục tiêu đề tài
- Xác định điều kiện canh tác cây bạc hà thích hợp.
- Lựa chọn phương pháp ly trích tinh dầu tối ưu.
- So sánh hàm lượng tinh dầu, menthol và menthone của tinh dầu bạc hà trồng tại
khu vực A và khu vực B.
- So sánh hàm lượng tinh dầu, menthol và menthone của tinh dầu bạc hà thu được
từ các phương pháp chiết xuất khác nhau.
1.3. Nội dung của đề tài
- Khảo sát và so sánh đặc điểm sinh học của cây bạc hà trồng ở khu A và khu B.
- So sánh điều kiện canh tác tại khu A và khu B.
- So sánh hàm lượng menthol và menthone của cây trồng tại hai khu vực trên.
- Khảo sát và so sánh hàm lượng menthol và menthone thu được từ các phương
pháp ly trích tinh dầu khác nhau.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cây bạc hà châu Á (Mentha arvensis Linn.)
2.1.1. Phân loại
Bạc hà (nguồn: thuộc:
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Lamiales
Họ: Lamiaceae
Giống: Mentha

Loài: Mentha arvensis L.

Hình 2.1. Cây bạc hà châu Á (Mentha arvensis L.)
3


Họ hoa môi (Lamiaceae hay còn được gọi là Labiatae) có khoảng 210 giống với
3.500 loài. Những cây thuộc họ này thường có hương thơm như: húng quế, bạc hà,
hương thảo, kinh giới, hương nhu, tía tô, … (nguồn: />Lamiaceae).
Bạc hà (Herba Menthae) là một giống cây thuộc họ hoa môi (Lamiaceae),
có khoảng 25 loài (nguồn: />Trên thế giới có hai loại cây bạc hà là: bạc hà châu Âu (hay còn được gọi là
bạc hà Âu, Mentha piperita L.) và bạc hà châu Á (hay còn được gọi là bạc hà Á,
Mentha arvensis L.).
Bạc hà Âu là kết quả của sự lai tạp giữa húng dũi (Mentha Aquatica) và
bạc hà lục (Mentha spicata). Có hai dạng:
- Dạng thân tím: Gân lá tím, thân có viền
tím đỏ, cụm hoa ở cành bên có màu đỏ nâu.
Lá khô chứa 2,5% tinh dầu, hàm lượng
menthol là 48 – 68%. Cần ít dinh dưỡng, được
sản xuất nhiều tại Bungari và một số nước
châu Âu (Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
- Dạng thân xanh được gọi là bạc hà
trắng (White Mint): Lá dài, gân xanh, răng
cưa sâu, đỉnh ngọn có nhiều lông, thân màu
xanh, hoa trắng. Tinh dầu thơm mát, chất

Hình 2.2. Bạc hà trắng châu Âu
(Mentha piperita L.)

lượng tốt, đòi hỏi dinh dưỡng cao hơn loại bạc



tím

nhưng

năng

suất

thấp

hơn

(Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
Bạc hà Á:
- Có hai dạng: Tím và xanh.
- Chất lượng tinh dầu không cao nhưng
hàm lượng menthol lớn (70 – 90%). Hiện sản
lượng tinh dầu và menthol lấy từ loại bạc hà
này là nguồn cung cấp chủ yếu cho toàn thế
giới (Chu Thị Thơm và ctv, 2006).

Hình 2.3. Bạc hà châu Á
(Mentha arvensis L.)
4


2.1.2. Nguồn gốc và phân bố
Trên thế giới có hai loại bạc hà chính cho hai loại tinh dầu khác nhau đó là bạc hà

Á và bạc hà Âu, chúng đã được trồng cách đây khoảng 2.000 năm tại nhiều quốc gia
(Chu Thị Thơm và ctv, 2006)
Bạc hà Á có nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil. Bạc hà được tìm thấy
trong những ngôi mộ 3.000 năm ở Ai Cập. Cách đây hơn 2.000 năm, chúng được
người Nhật Bản trồng để chiết xuất tinh dầu. Người Trung Quốc cũng ca ngợi tính
chất của loại cây này có khả năng làm giảm co thắt (nguồn: panmint.
co.uk/caipan_premier_peppermint_planta.htm). Ở Việt Nam, bạc hà Á mọc hoang
nhiều ở phía Bắc (Lào Cai, Sơn La, Lai Châu). Loại này đưa về đồng bằng trồng cho
năng suất cây xanh cao nhưng hiệu suất tinh dầu và hàm lượng menthol trong tinh dầu
thấp. Hiện nay có nhiều tỉnh trồng để khai thác tinh dầu như: Hà Nội, Hà Tây, Thái
Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, …
(Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
Bạc hà Âu là một loài thực vật châu Âu bản xứ nhưng hiện nay chúng đã được
trồng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Bạc hà châu Âu được nhà thực vật học người
Anh là John Ray (1628 -1705) mô tả lần đầu tiên vào năm 1969. Vào năm 1721, lần
đầu tiên bạc hà được mô tả trong dược điển của Anh như là một loại cây sản xuất tinh
dầu. Năm 1879, tạp chí y khoa của Anh lần đầu tiên cho rằng tinh dầu bạc hà có thể
làm giảm đau đầu. Hiện nay, bạc hà châu Âu được trồng nhiều ở Anh (vùng Mitsam),
Pháp, Mỹ, Australia (nguồn: />2.1.3. Đặc điểm hình thái
Rễ: màu trắng, mọc từ thân ngầm, phân nhánh như rễ phụ, dài từ 30 – 40 cm hoặc
dài hơn tùy vào tình trạng cây, điều kiện đất, ….
Thân ngầm: không chứa tinh dầu, là đối tượng được dùng để nhân giống cây bạc
hà mới. Mùa đông, các bộ phận khác của cây thường tàn lụi thì thân ngầm vẫn sống.
Khi mùa xuân đến, từ thân ngầm phát triển rễ và cho cây bạc hà mới. Khi cây và rễ
mới được hình thành hoàn chỉnh, thân ngầm cũ héo và chết. Thân ngầm không có thời
kỳ ngủ rõ rệt, thời gian ngừng tạm thời là vào khoảng tháng 11 hàng năm.
Thân: bạc hà là cây thân thảo, chứa tinh dầu với hàm lượng thấp. Thân chính cao
từ 20 – 70 cm, đôi khi có thể cao hơn 100 cm. Thân vuông màu tía, tím hoặc xanh,
5



mọc đứng hay bò, có nhiều lông, có thể có nhiều cành tùy vào điều kiện sinh trưởng.
Trên thân có nhiều đốt, mỗi đốt mọc hai mầm đối xứng, những đốt gần mặt đất thường
có rễ mọc. Giữa hai đốt là lóng, độ dài ngắn của lóng tùy thuộc vào giống và điều kiện
trồng trọt. Thân mọc ở gần gốc thân chính trên mặt đất tạo thành dải bò màu tím mang
lá. Khi già, thân chính rỗng ruột.
Lá: đơn, mọc đối, chéo chữ thập. Lá hình
trái xoan, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới
màu nhạt hơn, rộng 2 – 4 cm, dài 4 – 9 cm. Đầu
lá thuôn nhọn, mép lá có răng cưa, mặt trên và
mặt dưới đều có lông che chở và lông bài tiết.
Qua giải phẫu lá thấy có hai loại lông đặc biệt:
- Lông thẳng nhọn, gồm 3 – 4 tế bào, được
gọi là lông che chở.
- Lông ngắn, tù, có tinh dầu, được gọi là
lông tiết tinh dầu (túi dầu). Khi chứa đầy tinh
dầu thì màng phủ căng và dễ dàng bị vỡ dưới
tác động cơ học. Số lượng tế bào tiết tinh dầu
trên lá tăng dần từ đầu lá đến cuống lá và từ

Hình 2.4. Bạc hà châu Á
(Mentha arvensis L.)

mép lá vào giữa lá.

Hoa : nhỏ, màu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc vòng ở kẽ lá. Cánh hoa màu tím,
hồng nhạt, hay trắng. Đài hình chuông, mặt ngoài đài có lông bao phủ. Mùa hoa vào
tháng 6 – 10.
2.1.4. Đặc điểm sinh thái
Nhiệt độ trung bình ngày đêm càng cao, cây nở hoa càng nhanh. Nếu nhiệt độ

trung bình trong ngày thấp, kết hợp với điều kiện ngày ngắn thì cây sẽ không ra hoa
(Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
Bộ rễ của cây bạc hà phân bố nông và kém phát triển nên sức hút và giữ nước
kém, mẫn cảm với hạn. Trong thời kỳ sinh trưởng, nếu độ ẩm cao, bạc hà sẽ đạt được
năng suất chất xanh cực đại nhưng hàm lượng tinh dầu sẽ giảm.
Bạc hà là cây ngày dài, ưa ánh sáng. Điều kiện ngày dài từ 14 – 16 giờ, cây sẽ
chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh thực và ra hoa. Thời gian chiếu sáng từ
6


8 – 10 giờ, cây sẽ không chuyển giai đoạn được, năng suất chất xanh giảm, tỷ lệ thân
ngầm tăng (Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
Bạc hà ưa đất xốp, có thành phần cơ giới nhẹ, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt
nhưng vẫn phải đủ ẩm.
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Theo Chu Thị Thơm và ctv (2006) thì cây bạc hà có 4 giai đoạn sinh trưởng và
phát triển, gồm: mọc mầm - phân cành - làm nụ - nở hoa.
- Thời kì mọc mầm: khoảng 10 – 15 ngày. Sau khi trồng, các đốt thân ngầm bắt
đầu mọc rễ phụ và mầm. Để bạc hà ra rễ và nẩy mầm tốt cần chú ý đến độ ẩm của đất.
Thiếu ẩm (40% - 50%) thì rễ không phát triển và không kích thích được sự phát triển
của mầm.
- Thời kì phân cành: sau khi mọc khoảng 45 – 55 ngày. Lúc này, bộ rễ phát triển
đầy đủ, cây con bắt đầu phát triển mạnh về chiều cao, các mầm nách bắt đầu phát triển
cành lá mới. Thời gian này tốc độ sinh trưởng và khối lượng chất xanh của cây tăng
mạnh, quyết định năng suất của bạc hà (cần chú ý cung cấp đủ dinh dưỡng, ánh sáng,
nước, …. để cây phát triển hết mức về thân, cành, lá, cho năng suất cao).
- Thời kì làm nụ: kéo dài từ 10 – 15 ngày. Tốc độ ra lá của cây ở giai đoạn này
chậm lại và sau đó ngừng hẳn. Tuy nhiên, cây vẫn tiếp tục tăng lên về kích thước,
trọng lượng của thân, lá và tỷ lệ tinh dầu. Giai đoạn này yêu cầu về đạm giảm, nhưng
cần nhiều lân.

- Thời kỳ hoa nở: hoa bạc hà nở kiểu vô hạn. Hoa cành chính nở trước sau đó
theo thứ tự cành nào ra trước nở trước và đi từ gốc lên ngọn. Đây là thời kỳ bạc hà đạt
tới khối lượng chất xanh và tinh dầu cao nhất.
Các điều kiện ngoại cảnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ tinh dầu và hàm lượng
menthol trong tinh dầu.
- Nếu nhiệt độ cao (28 - 300C) sẽ làm tăng tỷ lệ tinh dầu và hàm lượng menthol
trong tinh dầu.
- Nhiệt độ cao > 300C và gió nhiều sẽ làm giảm tỷ lệ tinh dầu và chất lượng tinh
dầu bị thay đổi.
- Hạn úng làm lá rụng nhiều thì năng suất thu hoạch sẽ giảm.

7


2.1.6. Công dụng và giá trị kinh tế
Bạc hà là cây thuốc, cây công nghiệp có giá trị và vai trò quan trọng.
Y học cổ truyền cũng như Tây y đều cho rằng bạc hà có vị cay mát, làm ra mồ
hôi, chữa cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi, đau họng, khản tiếng, kích thích tiêu hóa, chữa
các bệnh đường ruột, đi ngoài, kiết lỵ, sát trùng và giảm đau:
- Lá bạc hà tươi có thể phối hợp với các cây có tinh dầu khác làm nước xông rất
hiệu quả đối với cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng.
- Lá bạc hà đã sấy khô, dùng uống như uống chè, sắc làm thuốc, làm thành viên
chữa ho và cảm cúm.
- Lá bạc hà giúp cho tiêu hóa, trừ co thắt, trị nôn (do có tinh dầu). Các flavonid
trong bạc hà có tác dụng lợi mật (Nguyễn Khang và Phạm Văn Khiển, 2001).
- Tinh dầu bạc hà và menthol là nguyên liệu chính sản xuất ra các loại dầu xoa
dùng sát trùng, chống cảm cúm, đầy hơi, mẩn ngứa. Tinh dầu bạc hà là thành phần của
Cao Sao Vàng và các loại Cao, dầu xoa khác để chữa cảm lạnh, nhức đầu, chóng mặt,
say tàu xe… (Nguyễn Khang và Phạm Văn Khiển, 2001).
- Menthol có tính sát khuẩn, tiếp xúc với da gây cảm giác mát và tê tại chỗ, có thể

gây ức chế làm ngừng thở và tim ngừng đập hoàn toàn. Nó kích thích sự tiết dịch tiêu
hóa, đặc biệt là mật, chống sự co thắt của các cơ quan tiêu hóa và ngực, có tác dụng
tiêu viêm. Trong y học, menthol tham gia vào loại kem chống ngứa và trong sản phẩm
vệ sinh cơ thể (Lê Ngọc Thạch, 2003).
Bạc hà còn là nguồn cung cấp hương liệu trong kỹ nghệ thực phẩm, làm thơm
ngon bánh kẹo, rượu khai vị, thuốc đánh răng, thuốc lá, các loại nước giải khát, …
(Chu Thị Thơm và ctv, 2006). Ngoài ra, bạc hà còn là nguồn cung cấp hương liệu
trong mỹ phẩm, có mặt trong nước hoa, dầu gội đầu, xà phòng, …
Sau khi chưng cất, bạc hà còn 18 – 24% protein thô, 8 – 10% đường, 49,55%
lipid thô và hàm lượng tương đối một số acid amin không thay thế nên được dùng làm
thức ăn gia súc, sản xuất nấu ăn hoặc làm phân bón (Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
2.1.7. Kỹ thuật canh tác
2.1.7.1. Giống và chất lượng giống
Chọn hom giống: bạc hà có thể trồng bằng đoạn thân (thân dải bò và thân ngầm).
Để có năng suất cao thì nên chọn thân ngầm để trồng. Hom đoạn gốc cho năng suất
8


chất xanh và hàm lượng tinh dầu cao nhất. Hom ngọn cho cây không đều, yếu nên
năng suất chất xanh và hàm lượng tinh dầu thấp.
Xử lý hom giống: Chọn thân ngầm màu trắng hoặc xanh nhạt, nhặt mắt có đường
kính thân to trên 5 mm dài 60 – 70 cm, rửa sạch, bỏ rác bẩn, chặt thành từng đoạn
10 – 20 cm, nhúng vào dung dịch CuSO4 5% trong 15 phút trước khi trồng. Bảo quản
hom nơi thoáng mát, chú ý tưới nhẹ. Thời gian bảo quản 3 – 5 ngày (Chu Thị Thơm và
ctv, 2006).
2.1.7.2. Thời vụ và mật độ trồng
Thời vụ: ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới thường trồng bạc hà
vào vụ xuân, thu hoạch vào tháng nóng nhất trong năm (Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
Mật độ trồng: phải hợp lý để có năng suất tinh dầu cao nhất. Mật độ thích hợp là:
hàng cách nhau từ 30 – 50 cm, cây cách cây từ 10 – 15 cm.

2.1.7.3. Làm đất, bón phân
Làm đất: đất cày bừa kỹ, bón phân trừ cỏ. Cần lên luống cao từ 15 – 20 cm, rộng
từ 1 – 1,5 m, dài không quá 30 m (Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
Theo Chu Thị Thơm và ctv (2006) thì cây bạc hà có yêu cầu về thành phần phân
bón như sau:
- Yêu cầu về đạm: là cây lấy thân và lá nên cần đạm để tăng tối đa khối lượng
chất xanh, tăng năng suất tinh dầu. Đạm bón đủ sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng, tăng
chiều cao cây, số lá, số cành và trọng lượng lá. Có thể nói đạm là yếu tố tăng sản lớn
nhất. Lượng đạm thích hợp là 250 – 300 kg/ha.
- Yêu cầu về lân: hiệu quả của phân lân gần bằng đạm, làm tăng cường chuyển
hóa, tích lũy chất hữu cơ. Lượng lân thích hợp là 300 – 400 kg/ha.
- Yêu cầu về kali: thận trọng khi bón kali vì tuy làm tăng năng suất chất xanh
song làm giảm năng suất tinh dầu nên lượng kali cần khoảng 400 kg/ha.
2.1.7.4. Chăm sóc sau khi trồng
Sau khi trồng cần tưới nước cho cây mỗi ngày 2 lần để hom giống tươi, các nốt rễ
phát triển mạnh, mầm mọc sớm. Trong quá trình sinh trưởng, nếu hạn cần phải tưới
nước, nếu úng cần phải kịp thời tháo nước không để quá 24 giờ, bạc hà sẽ bị rụng lá
mất năng suất. Trước khi thu hoạch 2 tuần, cần để hạn có tác dụng giảm tỉ lệ khối
lượng chất xanh và tăng tỉ lệ tinh dầu (Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
9


Trừ cỏ: là khâu quan trọng nhất trong khâu sản xuất bạc hà lấy tinh dầu. Phải
làm cỏ sau mỗi lứa cắt. Khi làm cỏ cần phải chú ý loại bỏ thân bạc hà bò vì chúng
không có ý nghĩa thu hoạch. Trước khi thu hoạch cần phải cắt cỏ để tránh lẫn cỏ trong
quá trình chưng cất.
2.1.7.5. Phòng trừ sâu bệnh
Theo Chu Thị Thơm và ctv (2006) thì các bệnh mà bạc hà có thể mắc phải là:
- Bệnh gỉ sắt bạc hà do nấm Puccinia - Menthal - Pers: xuất hiện vào cuối mùa
xuân và đầu mùa hè khi nhiệt độ khoảng 22 – 240C, ẩm độ cao. Biểu hiện bệnh là

những đốm vàng trên lá, gây rụng lá và làm giảm sản lượng trên 50%. Tế bào nấm
bệnh màu da cam, tiêu điểm lõm, hình chén, kí sinh trên 2, 3 ký chủ. Nguồn bệnh từ
hom giống (thân ngầm, thời gian ủ bệnh 10 – 18 ngày).
+ Biện pháp phòng trừ: kết hợp dùng thuốc hóa học và biện pháp canh tác:
 Rửa sạch giống và xử lý TMTD 0,6 – 1% trong 10 phút.
 Dùng lưu huỳnh, vôi, nước tỷ lệ 0,5 – 0,5 – 120 phun 300 – 400 L/ha.
 Phun Selinon 1% hiệu lực cao nhất.
+ Luân canh hợp lý, diệt cỏ và ký chủ truyền bệnh để phòng bệnh.
- Bệnh phấn trắng: xuất hiện tháng 4 và tháng 5.
+ Biện pháp phòng trừ: phun Karathan WD 3, 4 lần 1 kg/500 L nước cho 1 ha.
Khi có bệnh, giảm bón đạm, tăng cường bón lân.
- Bệnh đốm vàng: xuất hiện mùa hè, lá có những đốm tròn, nâu thẫm. Phòng trừ
giống như bệnh gỉ sắt.
- Bệnh thối thân ngầm: làm lá úa vàng, cây cằn cỗi, héo, giảm năng suất.
- Bệnh đốm lá: do nấm hại từ giai đoạn cây ra nụ, nở hoa làm rụng lá.
+ Cách phòng trừ: dùng Boócđô 0,1%, phun 800 – 1000 L/ha.
Để phòng trừ chung cho bạc hà cần lưu ý:
- Không lấy giống bạc hà ngoài ruộng bị bệnh.
- Trước khi trồng phải rửa sạch và xử lý bằng CuSO4 0,5%.
- Không trồng bạc hà trên ruộng đã bị bệnh 2 năm.
- Thường xuyên luân canh để hạn chế nấm bệnh.
- Ruộng bị bệnh phải nhổ cây đem đốt.

10


Theo Chu Thị Thơm và ctv (2006) thì các loại sâu hại bạc hà thường là:
- Sâu xám thường cắn ngang cây, lá non. Sâu đa thực, phá hoại từ tháng 10, 11
đến tháng 4, 5 năm sau.
- Sâu đo, sâu xanh, sâu khoang, bọ nhảy, rệp, sâu đục thân, nhện.

- Các loại thuốc phòng trừ: Moniter 0,1 – 0,2%; Bi58 0,2 – 0,3%; Senin 85…
Chú ý: không dùng thuốc có clo hữu cơ do thuốc tích lũy bền vững, tồn tại lâu
trong lá, gây ô nhiễm môi trường và dược liệu. Trước khi thu hoạch 20 ngày không
phun thuốc.
2.1.7.6. Thu hoạch
Theo Chu Thị Thơm và ctv (2006), để có năng suất tinh dầu cao thì cần phải thu
hoạch đúng thời vụ, đúng lúc và chưng cất đúng quy cách, kịp thời. Cần dựa vào:
- Tình trạng cây: thu hoạch khi cây bắt đầu ra nụ đến trước khi hoa nở rộ hoặc
cây ngừng tăng trưởng, lá chuyển màu xanh thẫm, xăn lại, mặt trên bóng, các lá già có
hiện tượng rụng sinh lý.
- Căn cứ vào tỉ lệ ra hoa: bắt đầu thu hoạch khi có 30% hoa nở và kết thúc khi có
70% hoa nở.
- Căn cứ vào thời tiết đất đai: lúc trời ấm, nhiều ánh sáng, đất khô ráo. Thời gian
thu hoạch từ 8 – 15 giờ, nhưng tốt nhất là vào 8 – 9 giờ hàng ngày.
Sau khi thu hoạch bạc hà, có thể đem chưng cất ngay hoặc để héo 20 - 30% độ
ẩm để tăng trọng tải của nồi chưng cất. Chú ý không nên chất đống sau khi thu hoạch
sẽ làm nhiệt độ tăng cao, men hoạt động làm tinh dầu có mùi hôi phẩm chất kém đi
hoặc có thể làm tăng độ ẩm dẫn đến nấm mốc.
Sau thu hoạch cần tưới nước cho ruộng bạc hà, làm cỏ và chăm sóc kịp thời để vụ
sau phát triển.
2.2. Khái quát về tinh dầu
2.2.1. Sơ lược về tinh dầu
Tinh dầu hay hương liệu là những hợp chất có hương thơm được chiết tách chủ
yếu từ thực vật như: tinh dầu hoa hồng, tinh dầu hoa lài, tinh dầu bạc hà, tinh dầu long
não, tinh dầu cam, … và một số ít từ động vật như: xạ hương, cà cuống, …
(Lê Ngọc Thạch, 2003).

11



Tinh dầu là một hỗn hợp nhiều chất dễ bay hơi, có mùi đặc trưng tùy thuộc vào
nguồn gốc nguyên liệu cung cấp tinh dầu. Tinh dầu thường là thể lỏng ở nhiệt độ
phòng, bay hơi hoàn toàn mà không bị phân hủy (Lê Ngọc Thạch, 2003).
Trong thiên nhiên, rất nhiều tinh dầu ở trạng thái tự do, chỉ có một số ít ở trạng
thái tiềm tàng (Lê Ngọc Thạch, 2003).
Trong thực vật, tinh dầu được tạo ra và tích trữ trong các mô. Những mô này có
thể hiện diện ở tất cả mọi nơi trong cây như rễ, thân, lá, hoa và trái, … dưới những tên
gọi khác nhau như: tế bào tiết, lông tiết, túi tiết, ống tiết (Lê Ngọc Thạch, 2003).
Tinh dầu có độ sôi cao (150 – 2500C) nhưng dễ bay hơi ở nhiệt độ thấp. Tinh dầu
thường là những chất nhẹ hơn nước, tuy nhiên cũng có một số tinh dầu nặng hơn nước
như: tinh dầu đinh hương, tinh dầu quế, … (Lê Ngọc Thạch, 2003).
Tinh dầu không tan trong nước hay chỉ tan rất ít nên khi hòa lẫn với nước, tinh
dầu nổi lên trên hay chìm xuống tùy vào tỷ trọng của tinh dầu so với nước. Tinh dầu
tan trong một số dung môi hữu cơ như: ethanol, ether, chloroform, benzene, …
(Trần Hùng, 2004).
Tinh dầu thường không có màu hoặc có màu vàng nhạt, nhưng một số tinh dầu lại
có màu rất sẫm như tinh dầu ngải cứu có màu xanh lơ, tinh dầu quế có màu nâu sẫm,
tinh dầu thạch xương bồ có màu đỏ sẫm (Lê Ngọc Thạch, 2003).
Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng, không khí, nước, tinh dầu dễ bị oxy hóa,
màu của tinh dầu bị sẫm lại và một phần bị hóa nhựa làm thay đổi các tính chất l hóa
của tinh dầu (Trần Hùng, 2004).
Một số nhóm chức trong tinh dầu có thể tham gia phản ứng đặc hiệu để tạo tủa
hoặc tạo màu.
Có thể thu tinh dầu ra khỏi nguyên liệu ban đầu bằng phương pháp chưng cất lôi
cuốn hơi nước, phương pháp cơ học, chiết bằng dung môi, … (Trần Hùng, 2004).
2.2.2. Các dạng sản phẩm trong quá trình ly trích tinh dầu
Tinh dầu: là sản phẩm thu được từ nguyên liệu tự nhiên bằng các phương pháp
như: chưng cất hơi nước, cơ học, … (Trần Hùng, 2004).
Tinh dầu dạng cô kết (concrete): sản phẩm thu được từ phương pháp ngâm chiết
tĩnh, chủ yếu là dùng để sản xuất nước hoa thô. Đây là sản phẩm chưa loại sáp và chất

béo, có dạng sệt có thể được sử dụng trực tiếp (Lê Ngọc Thạch, 2003).
12


Tinh dầu tinh khiết hay tinh dầu tuyệt đối (absolute): sản phẩm này được thu
bằng cách chiết kiệt những sản phẩm cô kết bằng một lượng ethanol vừa đủ rồi làm
lạnh đột ngột (150C) để tủa và lọc để loại sáp và chất béo. Phần dịch thu được đem cô
quay chân không loại ethanol thu được tinh dầu tinh khiết (Lê Ngọc Thạch, 2003).
Nước chưng: là phần nước còn lại sau khi lóng, gạn thu tinh dầu trong phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước của các loại tinh dầu có giá trị cao và có thể xem
như một sản phẩm trong kỹ nghệ hương liệu (Lê Ngọc Thạch, 2003).
Nhựa dầu tự nhiên: dạng này được thu trực tiếp từ phần gỗ của thân cây đang
sống, từ nhựa này người ta chưng cất hơi nước để lấy tinh dầu (Lê Ngọc Thạch, 2003).
Nhựa dầu: là phần còn lại trong bình chưng cất sau khi chưng cất hơi nước nhựa
dầu tự nhiên và lấy đi phần tinh dầu. Nhựa dầu thường ở thể rắn khi ở nhiệt độ phòng.
Cao: là sản phẩm thu được từ phần hòa tan của nguyên liệu trong dung môi hữu
cơ, sau đó lọc bã và thu hồi dung môi (Lê Ngọc Thạch, 2003).
Sáp hoa (Lê Ngọc Thạch, 2003):
- Là hidrocarbon, đôi khi là những alcol chi phương thiên nhiên, tất cả đều có
phân tử khối lớn chứa trong các loài hoa.
- Là chất béo, paraffin, vaselin có mùi thơm thu được từ phương pháp hấp thu
hoặc tẩm trích nóng.
Nước hoa: là sản phẩm phối hợp đa dạng của tinh dầu thiên nhiên hay tinh dầu
tổng hợp hoặc bán tổng hợp hòa tan trong cồn, ngoài ra còn có chất định hương. Mỗi
thành phần trong nước hoa đều được chuẩn độ rất chính xác các yếu tố như độ bay
mùi, cường độ và độ bền của mùi hương (Lê Ngọc Thạch, 2003).
2.2.3. Nhu cầu về tinh dầu hương liệu
Theo Lawrence (1985) thì vào năm 1984, Trung quốc sản xuất khoảng 1.700 tấn
và Mỹ sản xuất 3.000 tấn tinh dầu bạc hà. Trong những năm 2002 – 2003 thì Ấn Độ
xuất khẩu khoảng 8.500 tấn tinh dầu. Clark (1998) nhận định việc sản xuất menthol

trên thế giới vào khoảng 11,8 triệu tấn mỗi năm, trong đó Ấn Độ sản xuất 5.630 triệu
tấn, Trung Quốc sản xuất 2.500 triệu tấn và một số nước khác sản xuất 3.670 triệu tấn.
Hầu hết lượng menthol này (9.400 triệu tấn) được sản xuất từ Mentha arvensis L.
Vào năm 1996, Phần Lan đã nhập khẩu 8 tấn lá bạc hà khô, 10 – 20 tấn tinh dầu
bạc hà và 110 tấn menthol tinh khiết (Abbas Aflatuni, 2005).
13


×