Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỘT LÁ CÂY XUYÊN TÂM LIÊN (Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees) THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG KHẨU PHẦN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI THỊT THƯƠNG PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
---ooo0ooo---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỘT LÁ CÂY XUYÊN TÂM LIÊN
(Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees) THAY THẾ
KHÁNG SINH TRONG KHẨU PHẦN
GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI
THỊT THƯƠNG PHẨM

Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2004 - 2008
Sinh viên thực hiện: PHẠM VĂN ĐẠI

Tháng 10/2008


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
---ooo0ooo---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỘT LÁ CÂY XUYÊN TÂM LIÊN
(Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees) THAY THẾ
KHÁNG SINH TRONG KHẨU PHẦN
GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI


THỊT THƯƠNG PHẨM

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HẢI

PHẠM VĂN ĐẠI

ThS. ĐỒNG SỸ HÙNG
ThS. VƯƠNG NAM TRUNG

Tháng 10/2008


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành gửi lời cảm tạ đến :
* Ban Giám hiệu trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm Bộ môn Công nghệ sinh học, cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức
cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
* Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng đã
tạo mọi điều kiện cho em thực hiện đề tài này.
* Thầy Nguyễn Ngọc Hải đã hết lòng hướng dẫn, động viên em thực hiện tốt đề
tài tốt nghiệp.
* ThS Đồng Sỹ Hùng, ThS Vương Nam Trung, ThS Phạm Tất Thắng đã nhiệt tình
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành khóa luận này.
* Thầy Nguyễn Anh Tuấn đã giúp đỡ, góp ý cho em hoàn thành khóa luận.
* KS Nguyễn Thị Lệ Hằng và các cô chú, anh chị cộng tác tại Trung tâm Nghiên
cứu và Huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng đã hỗ trợ cũng như cung cấp cho em nhiều

kiến thức xung quanh đề tài.
* Các bạn lớp CNSH K30 đã động viên, giúp đỡ tôi những lúc khó khăn cũng như
chia sẻ những vui buồn trong suốt thời gian học tập.
* Cuối cùng con xin cảm ơn ba mẹ đã, đang và mãi mãi là chỗ dựa vững chắc cả
về tinh thần lẫn vật chất cho con niềm tin và động lực bước vào đời.
Nông Lâm, ngày 30 tháng 09 năm 2008
Sinh viên
Phạm Văn Đại

i


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu sử dụng bột lá cây xuyên tâm liên (Andrographis
paniculata (Burm.f.) Nees) thay thế kháng sinh trong khẩu phần gà Lương
Phượng nuôi thịt thương phẩm” khảo sát ảnh hưởng các mức bổ sung bột xuyên tâm
liên đến sức sinh trưởng của gà Lương Phượng nuôi thịt thương phẩm được thực hiện
từ ngày 20/3/2008 đến ngày 30/5/2008 tại Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn
nuôi Bình Thắng. Mục đích đề tài tìm ra mức bổ sung phù hợp nhất và hiệu quả nhất
trong khẩu phần gà Lương Phượng nuôi thịt để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi.
Tổng số 276 gà Lương Phương nuôi thịt được bố trí thành 5 lô, mỗi lô lặp lại 4 lần (13
- 14 con/lô). Lô 1 đối chứng (khẩu phần cơ sở), lô 2 bổ sung 1,5 g/kgTA, lô 3 bổ sung
3,0 g/kgTA, lô 4 bổ sung 4,5 g/kgTA bột xuyên tâm liên, lô 5 bổ sung kháng sinh (0,3
g/kgTA oxytetracyclin và 1 g/kgTA tiamulin 10%).
Trong quá trình thí nghiệm chúng tôi tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu về trọng
lượng bình quân, tăng trọng tuyệt đối, thức ăn tiêu thụ, hệ số chuyển hóa thức ăn, tỷ lệ
chết và loại thải, một số vi sinh vật có hại trong đường ruột, tồn dư kháng sinh và hiệu
quả kinh tế. Kết quả thí nghiệm ghi nhận được như sau:
Trọng lượng bình quân, tăng trọng tuyệt đối của lô 5 cao hơn so với lô 1, 2
(P < 0,05); trọng lượng bình quân và tăng trọng tuyệt đối giữa lô 3, 4, 5 không có ý

nghĩa thống kê (P > 0,05). Thức ăn tiêu thụ cao nhất ở lô 4 và thấp nhất ở lô 3; thức ăn
tiêu thụ giữa các lô không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Hệ số chuyển hóa
thức ăn lô 5 thấp hơn so với lô 1, 2 (P < 0,05); hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các lô 3,
4, 5 không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Tỷ lệ chết và loại thải cao nhất ở lô
3 và thấp nhất ở lô 5; tỷ lệ chết và loại thải giữa các lô không có ý nghĩa về mặt thống
kê (P > 0,05). Hàm lượng E. coli trong phân gà của lô 3 thấp hơn so với lô 5 (P < 0,05).
Hàm lượng Coliform giữa các lô thí nghiệm không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).

ii


SUMMARY
Studying the effect of Andrographis paniculata ((Burm. f.) Nees) leaf powder
as the alternative antibiotic on Luong Phuong chicken’s feed supplement was carried
out from 20/03/2008 to 30/05/2008 at Binh Thang Researching and Training Center.
The goal of this study determines the best amount of leaf powder supplement to
replace antibiotic in chicken’s feed.
Total 250 Luong Phuong chickens were divided into 5 groups, each treatment
had four replications (13 - 14 chickens/group). The chikens were fed basal diet
(control) (group 1), basal diet with AP 1.5 g/kg (group 2), basal diet with AP 3.0 g/kg
(group 3), basal diet with AP 4.5 g/kg (group 4), basal diet with antibiotic
(oytetracyclin 0.3 g/kg; tiamulin 10% 1 g/kg) (group 5).
In this study, we followed and collected some data on body weight (BW), body
weight gain (BWG), feed consumption (FC), feed conversion ratio (FCR), mortality
and removal rate (MARR), harmful microoarganism quantity in intestinal tract,
oxytetracyclin antibiotic residues in inner organs and effect economy.
Results show that:
In the group 5, BW and BWG was higher than group 1 and 2 (P < 0,05). There
were no significant difference among groups 3, 4 and 5 (P > 0,05). Feed consumption
of group 4 was highest, the lowest FC in group 3, but there were no significant

difference between treatment groups (P > 0,05). FCR of group 5 was lower than
groups 1 and 2 (P < 0,05), there were no significant difference between groups 3, 4
and 5 (P > 0,05). Group 3 had the highest mortarity and removal rate, the lowest
MARR in group 5. However there were no significant difference between treatment
groups (P > 0,05). Total of CFU of E. coli in group 3 were lower than groups 4, 5
(P < 0,05). There were no significant difference between treatment groups in total
CFU of Coliform (P > 0,05).

iii


MỤC LỤC
TRANG
Lời cảm tạ .........................................................................................................................i
Tóm tắt............................................................................................................................ ii
Summary........................................................................................................................ iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ vii
Danh mục các bảng ..................................................................................................... viii
Danh mục các hình, biểu đồ ...........................................................................................ix
Chương 1.MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục đích - Yêu cầu...................................................................................................2
1.2.1.Mục đích .................................................................................................................2
1.2.2.Yêu cầu ...................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................3
2.1. Giới thiệu về giống gà Lương Phượng .....................................................................3
2.1.1.Nguồn gốc...............................................................................................................3
2.1.2.Đặc điểm ngoại hình...............................................................................................3
2.1.3.Năng suất ................................................................................................................3

2.1.4. Mô hình chăn nuôi.................................................................................................3
2.2. Vai trò của kháng sinh trong chăn nuôi ....................................................................3
2.2.1. Định nghĩa kháng sinh...........................................................................................3
2.2.2. Kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi.....................................................................4
2.2.2.1. Phòng bệnh .........................................................................................................4
2.2.2.2. Trị bệnh ..............................................................................................................5
2.2.3. Hạn chế của việc sử dụng kháng sinh ...................................................................6
2.2.4. Cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn ............................................................8
2.2.5. Một số quy định về sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi......................................9
2.2.6. Các chất bổ sung thức ăn thay thế kháng sinh trong chăn nuôi ..........................11
2.3. Một số chế phẩm tự nhiên (gừng, tỏi, nghệ)...........................................................12
2.3.1. Gừng ....................................................................................................................12
iv


2.3.2. Nghệ.....................................................................................................................13
2.3.3. Tỏi........................................................................................................................13
2.4. Giới thiệu về chế phẩm thảo dược xuyên tâm liên .................................................14
2.4.1. Đặc điểm sinh lý và địa điểm phân bố ................................................................15
2.4.2.Thành phần hóa học của xuyên tâm liên ..............................................................16
2.4.3. Công dụng trong y học cổ truyền ........................................................................19
2.4.3.1. Tác dụng trên kháng viêm và sốt......................................................................19
2.4.3.2. Tác dụng trên bệnh cảm phổ biến ....................................................................20
2.4.3.3. Tác dụng trên bệnh tiêu chảy và đường ruột....................................................20
2.4.3.5. Tác dụng lên hệ tuần hoàn................................................................................21
2.4.3.6. Tác dụng lên hệ thần kinh ................................................................................22
2.4.3.7. Tác dụng lên sự bảo vệ gan và túi mật .............................................................22
2.4.3.9. Tác động phụ có thể có của xuyên tâm liên .....................................................23
2.4.4. Các phương pháp chiết xuất, phân lập diterpen lacton .......................................23
2.4.5. Một số bài thuốc với xuyên tâm liên ...................................................................24

2.4.6. Chế phẩm thảo dược xuyên tâm liên ...................................................................24
2.4.7. Một số nghiên cứu của xuyên tâm liên trong chăn nuôi .....................................24
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................26
3.1. Thời gian và địa điểm .............................................................................................26
3.1.1.Thời gian...............................................................................................................26
3.1.2.Địa điểm ...............................................................................................................26
3.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................................26
3.2.1.Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................26
3.2.2.Điều kiện chuồng trại ...........................................................................................26
3.2.2.1. Chuồng trại .......................................................................................................26
3.2.2.2. Nước uống ........................................................................................................26
3.2.2.3. Thức ăn và cách cho ăn ....................................................................................26
3.2.3.Quy trình vệ sinh và phòng bệnh..........................................................................29
3.2.3.1. Vệ sinh..............................................................................................................29
3.2.3.2. Phòng bệnh .......................................................................................................29
3.3. Nội dung nghiên cứu...............................................................................................30
3.4. Nội dung bố trí thí nghiệm......................................................................................31
v


3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá ............................................................................32
3.5.1.Trọng lượng của gà tại thời điểm 1, 35, 70 ngày tuổi ..........................................32
3.5.2.Tăng trọng của gà giai đoạn 0-5, 5-10 và 0-10 tuần tuổi .....................................32
3.5.3.Lượng thức ăn tiêu thụ của gà giai đoạn 0-5, 5-10 và 0-10 tuần tuổi ..................32
3.5.4.Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà giai đoạn 0-5, 5-10 và 0-10 tuần tuổi..............32
3.5.5.Tỷ lệ chết và loại thải ở các giai đoạn 0-5; 5-10; 0-10 tuần tuổi..........................32
3.5.6.Hàm lượng Coliform và E. coli trong phân gà ở thời điểm 10 tuần tuổi. ............33
3.6. Phương pháp thu thập và tính kết quả chỉ tiêu........................................................33
3.6.1.Trọng lượng và tăng trọng....................................................................................33
3.6.2.Thức ăn tiêu thụ....................................................................................................33

3.6.3.Hệ số chuyển hóa thức ăn.....................................................................................33
3.6.4.Tỷ lệ chết và loại thải ...........................................................................................34
3.6.5.Phân tích vi sinh vật .............................................................................................34
3.7. Xử lý số liệu............................................................................................................34
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................. 35

4.1. Trọng lượng bình quân gà tại các thời điểm ...........................................................35
4.2. Tăng trọng tuyệt đối gà các giai đoạn (g/con/ngày) ...............................................38
4.3. Thức ăn tiêu thụ gà các giai đoạn ...........................................................................39
4.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn gà các giai đoạn ............................................................41
4.5. Tỷ lệ chết và loại thải các giai đoạn........................................................................43
4.6. Phân tích vi sinh vật................................................................................................44
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................46
5.1. Kết luận ...................................................................................................................46
5.2. Đề nghị....................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................48
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
g:

gram

µg:

microgram


HSCHTA:

Hệ số chuyển hóa thức ăn

kg:

kilogram

kgTA/kgTT:

kg thức ăn/kg tăng trọng

:

logarit cơ số 10

ppm:

Parts per million

CFU:

Colony forming units

ĐC:

đối chứng

GC/MS :


Gas Chromatography Mass Spectometry

KPH:

không phát hiện

QĐ- BNN:

Quy định của Bộ Nông nghiệp

QĐ-BYT:

Quy đinh của Bộ Y tế

Stt:

số thứ tự

TATT:

Thức ăn tiêu thụ

TTBQ:

Tăng trọng bình quân

TTTĐ:

Tăng trọng tuyệt đối


MPRI:

Medicinal Plant Research Institute

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Giới hạn tối đa cho phép bổ sung vào thức ăn và tồn dư trong sản phẩm của
một số loại kháng sinh...................................................................................................10
Bảng 2.2. Các loại thuốc và kháng sinh bị cấm sử dụng ở Việt Nam...........................11
Bảng 2.3. Tổng lượng diterpene lactone trong xuyên tâm liên sau khi thu hoạch ở các
giai đoạn sinh trưởng khác nhau (%).............................................................................18
Bảng 2.4. Tổng lượng diterpene lactone những phần phía trên mặt đất của xuyên tâm
liên sau những giai đoạn khác nhau của quá trình lưu trữ (%)......................................19
Bảng 3.1. Thành phần các thực liệu trong khẩu phần thức ăn gà thịt ...........................27
Bảng 3.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn gà thịt..............28
Bảng 3.3. Giá thành một số nguyên liệu và thuốc sử dụng trong thí nghiệm ...............29
Bảng 3.4. Quy trình tiêm phòng vaccin của trại............................................................30
Bảng 3.5. Một số thuốc sử dụng trong thí nghiệm ........................................................30
Bảng 3.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm..................................................................................31
Bảng 4.1. Trọng lượng bình quân gà tại các thời điểm (g/con) ....................................35
Bảng 4.2. Tăng trọng tuyệt đối gà các giai đoạn ...........................................................38
Bảng 4.3. Thức ăn tiêu thụ của gà ở các giai đoạn (kg/con) .........................................39
Bảng 4.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn gà các giai đoạn (kgTA/kgTT) ...........................41
Bảng 4.5. Tỷ lệ chết và loại thải các giai đoạn (%).......................................................43

Bảng 4.6. Hàm lượng vi sinh vật có hại trong phân gà giai đoạn 0 - 10 tuần tuổi........44

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
HÌNH

TRANG

Hình 2.1. Cây xuyên tâm liên (Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees) ...................14
Hình 2.2. Cấu trúc của các diterpen lacton: (a) andrographolid, (b) Deoxy, (c) neo....16
Hình 2.3 Cấu trúc của Andrographiside , 14-deoxy-11,12-didehydrographolide và 14deoxy-11,12- didehydrographiside................................................................................17
Hình 3.1 Thiết kế chuồng trại, máng ăn và máng uống. ...............................................31
Hình 3.2 Thí nghiệm bổ sung bột xuyên tâm liên .........................................................32
Hình 3.3 Thí nghiệm bổ sung kháng sinh (oxytetracyclin và tiamulin)........................32
Hình 4.1 Gà thí nghiệm 5 tuần tuổi ...............................................................................37
Hình 4.2 Gà thí nghiệm 10 tuần tuổi .............................................................................37
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Trọng lượng bình quân gà thời điểm 70 ngày tuổi ......................................36
Biểu đồ 2. Tăng trọng gà giai đoạn 0 - 10 tuần tuổi......................................................39
Biểu đồ 3. Tiêu thụ thức ăn gà giai đoạn 0 - 10 tuần tuổi .............................................41
Biểu đồ 4. Hệ số chuyển hóa thức ăn gà qua giai đoạn 0 - 10 tuần tuổi .......................43

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, diễn biến dịch bệnh trong ngành chăn nuôi nói
chung và chăn nuôi gia súc, gia cầm nói riêng khá phức tạp. Dịch bệnh xảy ra liên tục
trên diện rộng và ngày càng khó kiểm soát. Khi dịch bệnh xảy ra, biện pháp chủ yếu
vẫn là sử dụng kháng sinh để phòng trị nhằm giảm thiểu những thiệt hại. Tuy nhiên, có
rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh là sử dụng kháng sinh một cách lạm phát, lâu dài
sẽ là một mối nguy cho sản xuất và sức khỏe cộng đồng. Bởi đây là nguyên nhân chính
làm tăng khả năng kháng thuốc của các chủng vi khuẩn gây bệnh; tạo ra những chủng
vi khuẩn mới do đột biến và làm giảm chất lượng sản phẩm do tồn dư kháng sinh, hóa
dược. Ngoài ra chúng còn là nguy cơ tiềm ẩn gây nên tình trạng lờn thuốc, tăng khả
năng nhiễm bệnh trên con người (ERS, 1996; IOM, 1998). Chính vì vậy ngày càng có
nhiều nước cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi và hạn chế trong điều trị
bệnh (khối EEC, Mỹ, Nhật, Úc). Ở Việt nam hiện cũng đã cấm sử dụng 18 loại kháng
sinh, hóa dược và hormon sinh trưởng trong chăn nuôi (quyết định số 29/2002/QĐBNN). Vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu là phải tìm ra những chất bổ sung thay
thế không gây độc hại cho sức khỏe con người nhưng vẫn duy trì ưu thế của kháng
sinh là phòng chống bệnh tật và cải thiện năng suất vật nuôi. Các chất chiết xuất từ
thảo dược tự nhiên chính là đích ngắm của các nhà nghiên cứu do cùng thỏa mãn được
hai yếu tố trên.
Diterpen lacton là nhóm hoạt chất chính có trong cây xuyên tâm liên
(Andrographis paniculata Nees). Đây là thảo dược được nghiên cứu và sử dụng từ lâu
đời và đã được ghi trong một số dược điển của các nước trong khu vực (Ấn Độ,
Indonexia, Pakistan, Trung Quốc). Ở người, xuyên tâm liên với nhóm hoạt chất
diterpen lacton có vai trò chính trong việc tăng cường miễn dịch, sức đề kháng; ngăn
ngừa tiêu chảy; chống viêm nhiễm đường hô hấp; trị cảm cúm và một số tác dụng khác
mà hầu như không gây các tác dụng phụ trong điều trị bệnh (Viện Dược liệu, 2003;
Akbarsha và cộng sự, 2000; Chiou và cộng sự, 1998; Kumar và cộng sự, 2004;
Mathivanan và cộng sự, 2006 ...). Trên gia súc, gia cầm cũng đã có nhiều nghiên cứu
1


sử dụng xuyên tâm liên Tâm Liên ở Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ cho những kết quả

khả quan về khả năng kháng khuẩn, tăng số lượng tế bào kháng thể, hạn chế các bệnh
hô hấp, tiêu chảy, cải thiện sức sản xuất cũng như khả năng thay thế một số kháng sinh
thông dụng trên heo, gà (Sujikara, 2000; Duke và Ayensu, 1985; Akbarsha và cộng sự.,
1990; Sithisomwongse và cộng sự., 1989; Tipakorn, 2002). Tuy nhiên ở Việt Nam
những nghiên cứu trên gia súc gia cầm hầu như chưa có và chưa từng được công bố.
Do đó được sự đồng ý của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam kết hợp
với Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu sử dụng bột lá cây xuyên tâm liên (Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees)
thay thế kháng sinh trong khẩu phần gà Lương Phượng nuôi thịt thương phẩm”
1.2. Mục đích - Yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá khả năng thay thế kháng sinh kích thích sinh trưởng của bột xuyên
tâm liên trong khẩu phần gà Lương Phượng nuôi thịt thương phẩm.
1.2.2. Yêu cầu
Khảo sát các mức độ bổ sung của xuyên tâm liên trong khẩu phần thức ăn gà
Lương Phượng nuôi thịt thương phẩm, từ đó đưa ra mức sử dụng tối ưu nhất của
xuyên tâm liên.
Xác định sự tăng trưởng, khả năng chuyển hóa thức ăn, tỷ lệ nuôi sống, sự thay
đổi hệ vi sinh vật đường ruột của gà dưới tác dụng của chế phẩm bột xuyên tâm liên.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về giống gà Lương Phượng
2.1.1. Nguồn gốc
Gà Lương Phượng hay còn gọi là Lương Phượng Hoa Trung Quốc do lai tạo
giữa giống gà nội của Trung Quốc với gà nhập nội, được nhập vào nước ta từ sau năm
1997.

2.1.2. Đặc điểm ngoại hình
Gà có màu lông đa dạng: vàng đốm đen ở vai, lưng và lông đuôi. Lông cổ có
màu vàng ánh kim, búp lông đuôi có màu xanh đen.
Dòng mái có màu đốm đen, cánh sẻ là chủ yếu.
Dòng trống chủ yếu có màu vàng nâu nhạt - đốm đen. Chân màu vàng, mào đơn
đỏ tươi. Thân hình cân đối. Gà có thân hình chắc, thịt ngon.
2.1.3. Năng suất
Khối lượng cơ thể lúc mới sinh: 34,5 g, lúc 8 tuần tuổi đạt 1,2 - 1,3 kg. Khối
lượng gà lúc 20 tuần tuổi con trống 2,0 - 2,2 kg, gà mái 1,7 - 1,8 kg/con. Tuổi đẻ đầu
tiên 140 - 150 ngày, sản lượng trứng 150 - 170 quả/mái/năm, tiêu tốn 2,4 - 2,6 kg thức
ăn/ kg tăng trọng.
2.1.4. Mô hình chăn nuôi
Gà Lương Phượng có sức kháng bệnh tốt, thích hợp với mọi điều kiện chăn
nuôi ở Việt Nam. Nuôi công nghiệp, bán chăn thả và chăn thả.
(Trích Nguyễn Đức Hưng, 2006)
2.2. Vai trò của kháng sinh trong chăn nuôi
2.2.1. Định nghĩa kháng sinh
Kháng sinh là một nhóm hóa chất hữu cơ phức tạp đầu tiên do vi sinh vật sản
xuất ra trong lúc chúng sinh trưởng và với một lượng nhỏ có tác dụng gây hại đến
những vi sinh vật khác (Võ Văn Ninh, 2001)
3


Hiện nay người ta đã biết thành phần, công thức hóa học của nhiều loại kháng
sinh thông dụng. Một số lớn kháng sinh được sản xuất từ dịch cấy vi nấm hoặc vi
trùng, một số khác được tổng hợp hoặc bán tổng hợp nhân tạo (Võ Văn Ninh, 2001)
2.2.2. Kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi
2.2.2.1.

Phòng bệnh


Vi sinh vật là một phần tự nhiên của hệ sinh thái. Một số trong chúng là vi sinh
vật có lợi, một số là có hại và sự hiện diện của chúng được giữ ở trạng thái cân bằng
nhờ hệ thống miễn dịch của cơ thể, nhờ các peptide kháng khuẩn được sản xuất ở da,
biểu mô và do quần thể vi sinh vật trong môi trường ổn định của cơ thể luôn cạnh
tranh với các vi sinh vật xâm nhập từ bên ngoài. Tuy nhiên sự cân bằng này rất mỏng
manh. Chỉ cần một vài loại stress từ môi trường, từ công tác chăm sóc, quản lý, dinh
dưỡng cũng có khả năng ảnh hưởng lên toàn đàn gia súc, gia cầm khiến cho nồng độ
hormon tuyến thượng thận, nồng độ cytokine biến đổi, biến dưỡng sinh acid, trì trệ
trong tiêu hóa… Sự mất cân bằng trên là yếu tố khơi mào cho vi sinh vật tăng sinh gây
bệnh, giải phóng nội, ngoại độc tố gây hại cho sức khỏe vật nuôi. Để khống chế sự
nhiễm khuẩn, người ta cần dùng kháng sinh. Hơn thế nữa, kháng sinh còn được dùng
để duy trì sự cân bằng của nội môi trường (nhất là môi trường ở đường tiêu hóa) có
nghĩa là dùng để phòng bệnh. Trong trường hợp này, kháng sinh được sử dụng trong
thời gian dài hơn, nhưng với nồng độ thấp hơn liều điều trị
Hiện nay tồn tại 3 phương pháp sử dụng kháng sinh để phòng bệnh như sau:
 Dùng một loại kháng sinh ở liều phòng trong một thời gian dài nhằm duy trì vi
sinh vật có lợi ở dường ruột, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
 Dùng luân phiên nhiều loại kháng sinh ở liều phòng ngăn chặn hệ vi sinh vật cơ
hội có sẵn trong cơ thể hoặc những vi khuẩn có thể lây từ cá thể này sang cá thể khác.
Phương pháp này thường được dùng khi vận chuyển thú từ nơi này đến nơi khác có
môi trường sống khác nhau đối với những con được lựa chọn cho sản xuất lâu dài.
 Để hạn chế sự kháng thuốc của vi sinh vật xảy ra khi sử dụng những phương
pháp trên, người ta đã đưa ra hướng giải quyết khác: liều kháng sinh sử dụng tăng dần
liên tục để hiệu quả kháng khuẩn luôn ở mức cao hơn liều mà vi sinh vật có thể đề

4


(Trích Nguyễn Ngọc Hoài Thi, 2001)

2.2.2.2.

Trị bệnh

Khi phát hiện vật nuôi mang bệnh có triệu chứng lâm sàng, việc trước tiên phải
làm là điều trị. Nếu con vật bệnh không được điều trị đúng mức và hiệu quả, vi sinh
vật có thể lan tràn ra môi trường và lây nhiễm cá thể khác trong đàn và ngay cả con
người. Vì trong thực tế có nhiều bệnh nguy hiểm lan truyền giữa người và vật nuôi
như lao, bệnh do Leptospira, Toxoplasma, Brucella, Samonella (DT - 104), E. coli
type O157:H7 gây dung huyết… Điều này gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và sức
khỏe cộng đồng. Tuy vậy, trong điều trị có một số rất nhỏ vi sinh vật có thể phát triển
sự đề kháng đối với loại kháng sinh sử dụng. Nhưng trong một số trường hợp, loại vi
sinh vật đề kháng thật ra lại không phải là vi sinh vật gây bệnh.
Nhìn ở khía cạnh tích cực thì việc phòng trị bệnh ở gia súc, gia cầm tuy có gây
ra đề kháng thuốc nhưng đó là điều không tránh khỏi. Đồng thời việc điều trị một thú
bệnh cũng có ý nghĩa là trực tiếp bảo vệ sức khỏe của thú khác và cả sức khỏe con
người. Nguy hại của vấn đề chính là ở chỗ thực tế sử dụng kháng sinh đối với thú có
đúng cách không. Tuy vậy, vì không có số liệu chính thức cũng như chưa có nghiên
cứu đối chứng đầy đủ nên cũng khó xác định chính xác lợi và hại của vấn đề sử dụng
kháng sinh với mục đích phòng và trị bệnh ở thú (Trích Nguyễn Ngọc Hoài Thi, 2001).
2.2.2.3.

Kích thích sinh trưởng

Năm 1929, thế giới tìm ra kháng sinh, đến năm 1940 thì kháng sinh được dùng
rộng rãi vào việc chữa bệnh cho người và gia súc. Đến năm 1949, người ta còn phát
hiện ra rằng sử dụng kháng sinh với liều lượng rất thấp so với liều để chữa bệnh vào
thức ăn cho gia súc thì không những hạn chế nhiều bệnh truyền nhiễm mà còn làm cho
con vật lớn nhanh, cho nhiều thịt, nhiều trứng. Sau phát hiện này kháng sinh được
dùng phổ biến trong chăn nuôi. Gần đây xuất hiện một số thuốc kháng sinh được sử

dụng như là chất kích thích sinh trưởng có thể một phần là nguyên nhân của việc tăng
tính kháng thuốc của vi khuẩn, sức kháng có thể có ở các vi khuẩn gây bệnh cho người
và động vật và cũng có thể là nguồn gốc của một vài hiện tượng ngộ độc thức ăn. Việc
5


sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ngày càng được tranh luận bởi vì đây là một trong
những nguyên nhân làm mất đi hiệu quả của một số thuốc kháng sinh trong điều trị
trong nhân y và thú y.
Kháng sinh có tác dụng kích thích sinh trưởng. Lợn ăn thức ăn có bổ sung
kháng sinh tăng trọng hơn đối chứng 15 - 20%, gà 7 - 15%, bê 4 - 5%, kháng sinh còn
làm gà mái đẻ nhiều trứng hơn (9 - 10%) và tăng tỷ lệ nở của trứng. Kháng sinh giúp
cho con vật khỏe mạnh, hạn chế còi cọc, hạn chế bệnh tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
Kháng sinh làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Người ta tính rằng, nếu thức ăn
có thêm kháng sinh thì cứ tăng 100 kg thể trọng tiết kiệm được 15 - 20 kg thức ăn.
Hiện nay, việc bổ sung khánh sinh vào thức ăn chỉ tăng mức tăng trọng 3- 5%,
giảm chi phí thức ăn khoảng 5%, một số trường hợp còn thấp hơn. Nguyên nhân là
giảm hiệu lực của kháng sinh do điều kiện chăn nuôi được cải thiện, chế độ dinh
dưỡng được đảm bảo, chăm sóc quản lý và chuồng trại tốt hơn trước, mặt khác do việc
sử dụng thường xuyên kháng sinh làm cho vi khuẩn lờn thuốc, mất hiệu lực của kháng
sinh.
Cơ chế tác động chủ yếu của kháng sinh là liều thấp trong thức ăn kháng sinh
ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường ruột, tăng sự tiêu hóa hấp thu
dưỡng chất trong thức ăn. Tính nhạy cảm của vi trùng gây bệnh với kháng sinh cao
nên nó bị ức chế không phát triển và gây bệnh, thành ruột non mỏng và mọc đủ lông
nhung, tạo điều kiện hấp thu thức ăn tốt hơn, do vậy tăng khả năng lợi dụng thức ăn
hơn nên đa cải thiện tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
(Theo Lê Đức Ngoan, 2005)
2.2.3. Hạn chế của việc sử dụng kháng sinh
Ngày nay rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước ở châu Âu đã cấm

dùng hoặc hạn chế dùng kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi vì những lý do sau:
 Khi có kháng sinh thường xuyên trong thức ăn cơ thể không sản sinh sức đề
kháng để chống lại vi trùng, do đó sức đề kháng của động vật giảm.
 Vi khuẩn gây bệnh tiếp xúc với kháng sinh liều thấp sẽ thích ứng, có một số
biến đổi, thay đổi cấu trúc ADN để chống lại kháng sinh.
6


 Tồn dư kháng sinh trong sản phẩm động vật có hại cho sức khỏe của người. Do
kháng sinh tạo ra sự đề kháng kháng sinh với những vi khuẩn gây bệnh cho người, vì
vậy việc điều trị bệnh ở người gặp khó khăn. Một số loại kháng sinh tồn dư trong sản
phẩm động vật đã gây ung bướu cho người, ví dụ: carbadox, olaquindox thuộc nhóm
chất hóa học quinolon (Commission Regulation EC số 2788/98). Theo báo cáo của
Gounellec (1972) ở viện Hàn lâm Y học Paris thì tồn dư của kháng sinh thấy có ở 58%
thịt lợn, 36% thịt bê và 7% ở thịt bò. Tồn dư kháng sinh làm xuất hiện vi khuẩn kháng
kháng sinh, gây độc (như tetracilin đối với xương và răng của thai và trẻ nhỏ), gây dị
ứng.
Những công trình nghiên cứu của Anderson (Anh) đã chỉ ra rằng Salmonella
typhi - anaurium gây nguy hiểm cho người (thậm chí gây tử vong) và kháng sinh
không có tác dụng trị nó. Dùng kháng sinh với liều thấp và liên tục đã làm xuất hiện vi
khuẩn kháng lại kháng sinh. Người ta cũng phát hiện ra tính chất kháng kháng sinh
được di truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác bằng một thành phần trung gian có
tên là “plasmide”.
Sự tăng số lượng các dòng vi khuẩn kháng kháng sinh càng đáng sợ hơn khi mà
ngày nay người ta đưa vào sản xuất những chế phẩm chứa hỗn hợp nhiều loại kháng
sinh với liều rất thấp. Những chế phẩm này làm tăng nhanh các dòng vi khuẩn kháng
kháng sinh, thậm chí kháng được nhiều loại kháng sinh (Theo Lê Đức Ngoan).
 Dùng kháng sinh còn không tốt ở chỗ kháng sinh không những loại bỏ các vi
khuẩn có hại mà còn loại bỏ cả vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa. Các giống vi
khuẩn có ích trong đường ruột như Lactobacillus, Lactoccoccus, Bifidobacterium,

Pediococcus, Leuconostoc.. thường sử dụng nguồn dinh dưỡng là carbonhydrat lên
men sinh ra axit lactic là chủ yếu, có tác dụng giảm độ pH đường ruột, ức chế vi khuẩn
lên men thối gây phân huỷ protein. Khi sử dụng kháng sinh để ức chế vi khuẩn gây
bệnh trong đường tiêu hoá có thể tổn thương đến một số loài vi sinh vật hữu ích làm
ảnh hưởng đến sự lên men sinh axit hữu cơ (Theo Lê Đức Ngoan, 2005).
Hậu quả của việc sử dụng kháng sinh thường xuyên trong thức ăn để phòng
bệnh tiêu chảy làm phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật đường ruột, làm giảm
hiệu quả điều trị của kháng sinh khi gia súc mắc bệnh. Ngoài ra sẽ hình thành nhiều

7


loại vi khuẩn kháng thuốc gây khó khăn cho công tác điều trị bệnh, tăng mức độ thải
Salmonella, Clostridium trong phân, tăng nguy cơ dịch bệnh.
Kháng sinh tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi gây hại cho sức khoẻ của người
tiêu dùng có thể xảy ra như sau :
 Một số người mẫn cảm, có thể dị ứng với kháng sinh khi tiêu thụ thịt có sự tồn
dư của kháng sinh.
 Một số loại kháng sinh tổng hợp có nguồn gốc từ quinolon như: olaquidox,
carbadox, norfloxacin… tồn dư trong thực phẩm có thể gây ung thư trên người.
 Ăn sản phẩm tồn dư kháng sinh thường xuyên sẽ gây ra rối loạn khu hệ vi sinh
vật đường ruột trên người, sẽ tạo những loài vi khuẩn gây bệnh trên người kháng lại
kháng sinh
2.2.4. Cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Cho đến nay, người ta biết được vi khuẩn có 3 kiểu đề kháng kháng sinh:
Kiểu thứ nhất là đề kháng nhiễm sắc thể, là sự đề kháng do biến đổi cấu trúc
gen DNA của vi khuẩn. Do dùng kháng sinh lâu ngày, có một số vi khuẩn thay đổi cấu
trúc gen để thích ứng với kháng sinh. Từ một vi khuẩn kháng được thuốc sẽ sinh sôi
nảy nở ra vô số vi khuẩn kháng thuốc, cơ chế này thực hiện tương đối chậm, vì thế để
tạo ra dòng vi khuẩn kháng lại kháng sinh phải mất thời gian khá lâu.

Kiểu thứ hai là đề kháng yếu tố R, đây là kiểu đề kháng tạo ra nhanh nhất và
thường xuyên nhất, từ một con vi khuẩn đề kháng kháng sinh nó có thể truyền thông
tin di truyền bằng yếu tố R gọi là plasmid cho “cả bầy” vi khuẩn chưa có tiếp xúc với
kháng sinh lần nào qua cái lông hình ống gọi là pilus. Trước hết các plasmid kháng
kháng sinh sẽ được nhân đôi, một plasmid lưu giữ lại và một plasmid truyền dẫn sang
cho vi khuẩn mới chưa có sức đề kháng bằng pilus, từ đó mà “nó dạy dỗ lẫn nhau cách
thức đập tan hiệu lực của kháng sinh”. Người ta nhận thấy vi khuẩn E. coli có hoạt
động này rất mạnh mẽ, nó không những truyền yếu tố kháng thuốc cho nòi giống của
chúng mà còn cho nhiều giống vi khuẩn gây bệnh khác.
Kiểu thứ ba là sự đề kháng chéo (cross-resistence): theo Hội đồng dinh dưỡng
động vật SCAN (Scientific Committee on Animal Nutrition) thì những con vi trùng
8


Enterococci đề kháng với tylosin được phân lập trên heo bị bệnh do Mycoplasma đã
xử lý thuốc tylosin thì nó cũng đề kháng luôn với erythromycin và tiếp tục nó cũng sẽ
đề kháng với kháng sinh khác như lincosamid và streptogramin B thuộc nhóm
macrolid. Do sự đề kháng chéo này mà những kháng sinh mới tìm ra như lincomycin
và clincomycin dùng để chữa bệnh cho người cũng trở nên vô dụng.
(Theo Dương Thanh Liêm và ctv, 2006)
2.2.5. Một số quy định về sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Hiện nay do tình trạng sử dụng kháng sinh vào chăn nuôi với mục đích cải thiện
năng suất vật nuôi gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là gây ra các bệnh
khó chữa do hiện tượng kháng thuốc xảy ra nên các cơ quan có thẩm quyền đã khắt
khe hơn trong việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Bộ Y tế đã ra quyết định
46/2007/QĐ-BYT nhằm giảm thiểu những hậu quả khó lường của kháng sinh gây ra,
trong đó nội dung chủ yếu về kháng sinh là giới hạn tối đa cho phép bổ sung vào thức ăn
chăn nuôi và giới hạn tối đa cho phép tồn dư trong các sản phẩm của vật nuôi (Bảng 2.1).

9



Bảng 2.1. Giới hạn tối đa cho phép bổ sung vào thức ăn và tồn dư trong sản phẩm
của một số loại kháng sinh
Giới hạn tối
Giới hạn tối đa
Loài động Loại thực đa cho phép
cho phép bổ
STT Loại kháng sinh
vật
phẩm
tồn dư
sung (µg/kg thể
(µg/kg)
trọng/ngày)
200
Trâu, bò, Thịt
600
lợn, gia Gan
Chlortetracycline
1200
Thận
cầm
Oxytetracycline
Tetracycline
1
0 – 30
100
Sữa (µg/l)
400

Trứng
Cá, tôm
Oxytetracycline
Thịt
200
hùm
100
Thịt
2000
Gan
Trâu, bò,
5000
Thận
2
Gentamicin
0 – 20
lợn
100
Mỡ
200
Sữa (µg/l)
100
Thịt
300
Gan
3
Virginiamycin
0 – 250
Lợn
300

Thận
300
Mỡ
10
Thịt
80
Gan
4
Sarafloxacin
0 - 0,3
Gà, gà tây
80
Thận
20
Mỡ
Trâu, bò Sữa (µg/l)
25
100
Thịt
Không
5
Sulfadimidine
0 – 50
100
Gan
quy định
100
Thận
loài
100

Mỡ
500
Thịt
500
Gan
Trâu, bò,
1000
Thận

500
Mỡ
1500
Sữa
6
Neomycin
0 – 60
500
Trứng
500
Thịt
Dê, cừu,
500
Gan
lợn, gà tây
10000
Thận
và vịt
500
Mỡ
Nguồn: Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT 19/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Tháng 7/2003, EU đã thông qua quyết định về kiểm tra và sử dụng các chất bổ
sung trong thức ăn gia súc, đến tháng 1 năm 2006 cấm tất cả các loại kháng sinh cho
10


vào thức ăn. Ở nước ta ngày 24 tháng 4 năm 2002 trong quyết định số 29/2002/QĐ BNN của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn về việc “cấm sản xuất, nhập khẩu,
lưu thông và sử dụng một số loại kháng sinh, hoá chất trong sản xuất và kinh doanh
thức ăn chăn nuôi” gồm 18 loại trong đó có 2 loại kháng sinh: chloramphenicol và
furazolidon (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Các loại thuốc và kháng sinh bị cấm sử dụng ở Việt Nam
STT
1

2
3
4
5

Tên hóa chất và kháng sinh cấm sử dụng ở Việt Nam
Chloramphenicol (Tên khác: cholormomycetin, chlonitromycin, lavomycin,
chlorocid, leukomycin)
Furazolidon và một số dẩn xuất nhóm nitrofuran (nitrofuran, furacilin,
nitrofurazon, furacin, nitrofurantoin, furoxon, orafuran, furadonin, furadantin,
furaltadon, payzone, furazolin, nitrofumethon.nitrofuridin,
nitrovin)
Dimetridazole (Tên khác: emtryl)
Metronidazole (Tên khác: trichomonoacid, flagy, klion, avimetronid)
Dipterex (Tên khác: metriphonat, trichlorphon, neguvon. Chorophos, DTHP);
DDVP (Tên khác: dichlorvos, dichlorovos)


Nguồn Số 29/2002/ QĐ- BNN, ngày 24/4/2002
2.2.6. Các chất bổ sung thức ăn thay thế kháng sinh trong chăn nuôi
Công nghệ thức ăn bổ sung ngày nay rất phát triển và ngày càng hiện đại. Quan
điểm sử dụng thức ăn bổ sung cũng đã thay đổi sâu sắc. Việc sử dụng hormon để kích
thích động vật nuôi thịt đã bị cấm từ lâu vì dư lượng của hocmon trong thịt gây ung
thư cho người sử dụng; kháng sinh cũng bị nhiều nước cấm vì kháng sinh dùng với
liều thấp trong thức ăn đã tạo ra những dòng vi khuẩn kháng kháng sinh. Những xu
hướng mới thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi như sau:
 Axit hoá đường ruột (acidifier) để ức chế vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tăng
cường tiêu hoá thức ăn.
 Sử dụng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (probiotic) cho vào thức ăn chăn nuôi
 Đưa vào trong thức ăn những hợp chất (prebiotic) để giúp cho vi khuẩn có lợi
trong đường ruột phát triển ức chế vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy.
 Bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng, tăng cường những vitamin thiết
yếu cho vật nuôi.
11


 Hỗ trợ hệ thống miễn dịch bằng cách sử dụng những thức ăn cung cấp globin
miễn dịch hay kháng thể cung cấp cho con vật trong những thời kỳ khủng hoảng như
thời kỳ cai sữa ở lợn.
 Thảo dược (chế phẩm tự nhiên), sử dụng các chất kháng khuẩn thảo mộc như
tỏi, gừng, hồi, quế, hạt tiêu, ớt, bạc hà. Tinh dầu của các thảo mộc này có tác dụng diệt
khuẩn rất hiệu quả và có thể thay thế kháng sinh trong chăn nuôi.
Xu hướng dùng thức ăn bổ sung trên đây nhằm đảm bảo ngày càng triệt để vệ
sinh an toàn thực phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi, nhất là các
sản phẩm xuất khẩu.
2.3. Một số chế phẩm tự nhiên (gừng, tỏi, nghệ)
Từ thảo mộc có sẵn trong thiên nhiên là gừng, tỏi, nghệ. Tỏi, gừng, nghệ được
rửa sạch, thái từng lát mỏng, sau đó xay nhuyễn, tạo thành một hỗn hợp. Hỗn hợp này

được vắt nhẹ để tách dung dịch và hỗn hợp bột ẩm. Dung dịch là chế phẩm dạng lỏng,
hỗn hợp bột ẩm được đem đi sấy khô ở 50 - 60oC tạo thành một chế phẩm dạng bột thô
Tác dụng của chế phẩm
 Ổn định hệ vi sinh vật đường ruột, khống chế vi sinh vật có hại.
 Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
 Hỗ trợ chức năng gan.
 Chống sự oxy hóa, chống stress
(Theo Nguyễn Dương Trọng, 2005)
Sử dụng chế phẩm gừng - tỏi - nghệ để ức chế các vi sinh vật có hại trong
đường tiêu hóa, ổn định hệ vi sinh vật đường ruột. Chế phẩm kích thích tiết nước bọt,
dịch mật từ đó giúp tiêu hóa tốt hơn. Chế phẩm có tác dụng làm tăng lưu lượng máu
qua gan, giải độc, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể gia súc, gia cầm. (Theo Phạm
Thị Lan Hương, 2003)
2.3.1. Gừng
Gừng có tác động gây co mạch, hưng phấn thần kinh trung ương, thần kinh giao
cảm, tăng tuần hoàn máu, tăng huyết áp nhẹ, ức chế trung tâm nôn, xung huyết ở dạ
dày.
12


Gừng có tác dụng ức chế một số vi khuẩn Bacillus mycoides, Staphylococcus
aureus, diệt được Tricomonas. Tinh dầu gừng có tác dụng ức chế Staphylococcus
aureus, E. coli, Streptococcus, Salmonella typhy,… Có thể kết hợp gừng với một số vị
thuốc khác điều trị bệnh không muốn ăn, miệng nhạt vô vị, bụng đầy, không tiêu
(Theo Phạm Xuân Sinh, 2002).
2.3.2. Nghệ
Kích thích hoạt động điều hòa của tế bào gan (chủ yếu do chất faratolyl
metylcacbinol), chống viêm, giảm đau, kéo dài thời gian chảy máu nên được dùng
trong các trường hợp: viêm gan vàng da, mật bài tiết khó khăn sinh ra đầy hơi khó tiêu,
các bệnh gây xuất huyết nội tạng, đặc biệt có tác dụng rất tốt đối với bệnh đau dạ dày.

Tinh dầu nghệ và dịch ép có tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn như
Bacillus aureus, Staphylococcus aureus và nấm ngoài da Candida albican (Theo Phạm
Xuân Sinh, 2002)
2.3.3. Tỏi
Giảm cholesterol và lipid
Hoạt tính kháng sinh của tỏi là allicin tương tự như penicillin và sulfamid do đó
có thể được dùng để chống một số bệnh cảm cúm.
Tỏi và chiết xuất từ tỏi có tác dụng kháng khuẩn phổ rộng có thể chống lại các vi
khuẩn G+, G-, tác dụng ức chế trên 70 loại vi khuẩn điển hình như Staphylococcus
aureus, Streptococcus pneumoniae, Mycobaterium tuberculosis…tỏi có tính kháng nấm,
kháng ký sinh trùng và kháng siêu vi (Theo Hồ Diễm Châu và Phan Huỳnh Lê, 2002).

13


2.4. Giới thiệu về chế phẩm thảo dược xuyên tâm liên
Phân loại khoa học:
Giới (regnum):
Ngành (divisio):

Plantae
Magnoliophyta

Lớp (class):

Magnoliopsida

Bộ (ordo):

Lamiales


Họ (familia):
Chi (genus):
Loài (species):

Acanthaceae
Andrographis
Andrographis paniculata

Hình 2.1. Cây xuyên tâm liên (Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees)
Tên khác: cây công cộng, lãm hạch liên, hùng bút, khổ đảm thảo.

14


×