Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

de cuong su 10 ( 16 17)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.53 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỚP 10
Phần I. Trắc nghiệm
BÀI 29: CÁCH NẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH
2. Cách mạnh tư sản Anh
a. Tình hình nước Anh trước cách mạng
Kinh tế: Đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.
- Công trường thủ công ra đời dần dần lán át các phường hội
- Ngoại thương phát triển: len dạ và buôn bán nô lệ
- Kinh tế TBCN hình thành trong nông nghiệp.
Xã hội: Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng
Chính trị: Chế độ phong kiến kìm hãm sự lực lượng sản xuất TBCN
→ Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ phong kiến gay gắt => bùng nổ cách
mạng.
b. Diễn biến của cách mạng
+ Năm 1642 - 1648: nội chiến ác liệt (Vua - Quốc hội)
+ Năm 1649 xử tử vua, nước cộng hòa ra đời, cách mạng Anh đạt đến đỉnh cao
+ 1653: Nền độc tài được thiết lập
+ Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác
lập.
c. Ý nghĩa
Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho CNTB ở Anh phát triển.
Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ PK sang chế độ tư bản.

BÀI 30: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA
ANH Ở BẮC MĨ
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh
- Nửa đầu thế kỷ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời dọc bờ biển Đại Tây Dương (1,3
triệu người)
- Giữa thế kỷ XVIII, nền công thương nghiệp TBCN ở đây phát triển.
- Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy thương nghiệp, giao thông, thông tin,
thống nhất thị trường, ngôn ngữ


- Sự kìm hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn
đến việc bùng nổ chiến tranh.
2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mĩ
- nguyên nhân trực tiếp:
- Sau sự kiện Bô-xtơn, nguy cơ cuộc chiến đến gần. Đại hội lục địa lần thứ nhất được
triệu tập (9 - 1774), yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp.
- Tháng 5 - 1775 Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập
+ Quyết định xây dựng quân đội lục địa
+ Cử Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy quân đội
+ Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập (4 - 7 - 1776), tuyên bố thành lập Hợp chúng quốc
Mĩ.
- Ngày 17 - 10 - 1777 chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.
- Năm 1781 trận I-oóc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng.
3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập
- Theo hòa ước Véc-xai (9 - 1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc
Mĩ.
- Năm 1787 thông qua hiến pháp củng cố vị trí nhà nước Mĩ.
- Năm 1789 Oa -sinh –tơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.
Ý nghĩa:
+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho
CNTB phát triển ở Bắc Mĩ.
+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh
giành độc lập ở Mĩ La-tinh


BÀI 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII
I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
1. Tình hình kinh tế xã hội
A. Kinh tế
- Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp

+ Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.
+ Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.
- Công thương nghiệp phát triển
+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim)
+ Công nhân đông, sống tập trung
+ Buôn bán mở rộng với nhiều nước.
B. Chính trị
- Xã hội chia thành 3 đẳng cấp
+ Tăng lữ: nắm đặc quyền
+ Quí tộc: kinh tế, chính trị, giáo hội.
+ Đẳng cấp thứ ba: Gồm TS, Nông dân, bình dân. Họ làm ra của cải, phải đóng mọi thứ
thuế, không được hưởng quyền lợi chính trị.
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lý lạc hậu, mở đường
cho xã hội phát triển. Triết học ánh sáng ra đời dọn đường cho cách mạng bùng nổ.
các đại biểu : Mông- te-xki-ơ, Vôn- te, Rút-xô.
II. TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG
1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến
- Ngày 5 - 5 - 1789 Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp thứ 3 phản đối.
- Ngày 14 - 7 - 1789, quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho cách mạng Pháp.
- Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi (cả thành thị và nông thôn), chính quyền của tư
sản tài chính được thiết lập (Quốc hội lập hiến).
+ Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.
+ Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển.
+ Tháng 9 - 1791 thông qua hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập
hiến).
- Vua Pháp tìm cách chống phá cách mạng, khôi phục lại chế độ phong kiến (xúi giục
phản động trong nước, liên kết với phong kiến bên ngoài).
- Tháng 4 - 1792 Chiến trang giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo - Phổ.

- Ngày 11 - 7 - 1792 Quốc hội tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nhất loạt tự vũ
trang bảo vệ đất nước.
2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập
- Ngày 10 - 8 - 1792 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng (phái
Girôngđanh); bắt vua và hoàng hậu.
- Ngày 21 - 9 Quốc hội tuyên bố lập nền Cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua.
- Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn mới.
+ Trong nước: Bọn phản động nổi dậy; Đời sống nhân dân khó khăn.
+ Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.
- Ngày 31 - 5 - 1793 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Gi-rông-đanh, giành chính
quyền về tay phái Gia-cô-banh (Ngày 2 - 6).
3. Nền chuyên chính Giacôbanh - đỉnh cao của cách mạng
- Trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng, Chính quyền Gia-cô-banh đã đưa ra
những biện pháp kịp thời, hiệu quả.
+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân.
+ Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ.
+ Ban hành lệnh "Tổng động viên".
+ Xóa nạn đầu cơ tích trữ...


- Phái Gia-cô-banh đã hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong giặc ngoài, đưa cách mạng
đến đỉnh cao.
- Trong lúc cách mạng đang lên, mâu thuẫn nội bộ đã làm cho phái Gia-cô-banh suy yếu.
Cuộc đảo chính ngày 27 - 7 - 1794 đã đưa chính quyền vào tay bọn phản động, cách
mạng Pháp thoái trào.
4. Thời kỳ thoái trào
- Sau đảo chính, Ủy ban Đốc chính ra đời đã thủ tiêu mọi thành quả của cách mạng.
+ Hiến pháp mới được ban hành bảo vệ lợi ích TS mới.
+ Xóa bỏ luật giá tối đa.
+ Thủ tiêu các quyền tự do dân chủ

+ Khủng bố những người cách mạng.
- Cuộc đảo chính (11 - 1799) lật đổ chế độ Đốc chính, đưa Na-pô-lê-ông lên nắm quyền,
xây dựng chế độ độc tài.
- Sau nhiều năm chiến tranh, Đế chế I của Na-pô-lê-ông bị suy yếu, thất bại (1815). Chế
độ quân chủ ở Pháp được phục hồi.
III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII
- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình.
+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.
+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi cua công nhân).
+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát
triển.
+ Giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách
mạng.
- Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế
giới.

BÀI 33: HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ MỸ
GIỮA THẾ KỶ XIX
3. Nội chiến ở Mĩ
- Tình hình Mĩ trước khi nội chiến:
+ Giữa thế kỷ XIX kinh tế Mĩ tồn tại hai con đường: Miền Bắc phát triển nền công
nghiệp tư bản chủ nghĩa; miền Nam kinh tế đồn điền dựa vào bóc lột nô lệ.
+ Nhờ điều kiện thuận lợi kinh tế phát triển nhanh chóng đặc biệt là ngành công nghiệp
và cả nông nghiệp. Song chế độ nô lệ cản trở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản, trại chủ ở miền Bắc với chủ nô ở miền Nam ngày càng gay gắt.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lin-côn đại diện Đảng cộng hòa trúng cử tổng thống đe dọa quyền lợi của chủ nô ở
miền Nam.
+ 11 bang miền Nam tách khỏi Liên bang.
- Diễn biến:

+ Ngày 12/4/1861 nội chiến bủng nổ, ưu thế thuộc về Hiệp bang.
+ Ngày 01/1/1863 Lin-côn ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ  nô lệ, nông dân tham gia
quân đội.
+ Ngày 09/4/1865 nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về quân Liên bang.
- Ý nghĩa:
+ Là cuộc Cách mạng tư sản lần thứ 2 ở Mĩ.
+ Xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau nội chiến.


Phần II. Tự Luận
BÀI 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG
CÁC THẾ KỶ X – XV
I. TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO
Ở thời kỳ độc lập nho giáo, phật giáo, đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.
+ Nho giáo
- Thời Lý, Trần Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống
trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân.
+ Phật giáo
- Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.
- Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế, đi vào trong nhân dân.
II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT
1. Giáo Dục
- 1070 vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu, năm 1075 khoa thi đầu tiên được tổ chức.
- Từ đó giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển.
- Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân
trí, song không có điều kiện cho phát triển kinh tế.
2. Phát triển văn học
- Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Hịch
tướng sĩ.

- Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.
- Đặc điểm:
+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
+ Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.
3. Sự phát triển nghệ thuật
+ Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ thế kỷ X - XV theo hướng Phật
giáo gồm chùa, tháp, đền.
+ Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành
quách, thành Thăng Long.
+ Điêu khắc: Gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và
Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng.
+ Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống.
- Nhận xét:
+ Văn hóa Đại Việt thế kỷ X - XV phát triển phong phú đa dạng.
+ Chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.

4. Khoa học kỹ thuật
Lĩnh vực
Sử học
thư……
Địa lý
Quân sự
Toán học
Vũ Hữu.

Thành tựu
Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu), Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn
Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ….
Binh thư yếu lược…
Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Thành Lập toán pháp của


BÀI 24: TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
I. TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO
- Thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.
- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý Trần.
- Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.
- Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.
 Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.


II. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC
1. Giáo dục
- Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.
+ Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.
+ Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.
+ Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.
- Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút. Nội dung giáo dục Nho học hạn
chế sự phát triển kinh tế
2. Văn học
- Nho giáo suy thoái  Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước
- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoan
- Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại
phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân
tộc và dân gian.
- Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến
III. NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC - KỸ THUẬT
* Nghệ thuật
- Kiến trúc điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước.
- Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của

nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.
* Khoa học - kỹ thuật
Lĩnh vực
- Sử học
- Địa lý
- Quân sự
- Triết học
- Y học
- Kỹ thuật

Thành tựu
Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Đại việt sử kí tiền biên…
Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.
Hổ trướng khu cơ ( Đào duy Từ)
Một số bài thơ tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.....
Bộ sách ý dược củab Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác...
Đúc sung đại bác, đóng thuyền chiến ….

BÀI 25:TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
(NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
III. Tình hình văn hóa - giáo dục
- Nho giáo: Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo, hạn chế các tôn giáo khác đặc
biệt là Thiên chúa giáo.
- Giáo dục Nho học được củng cố diễn ra các khoa thi nhưng số người đi thi và đỗ đạt
không nhiều so với giai đoạn trước.
- Văn học : chữ Hán phát triển, chữ Nôm phát triển xuất hiện nhiều tác phẩm văn học như
Truyện kiều của Nguyễn Du, các bài thơ của Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan...
- Sử học: Quốc sử quán được thành lập, nhiều nhà sử học ra đời như Lịch triều hiến
chương loại chí của Phan Huy Chú, Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng...
- Kiến trúc : nổi lên là quần thể kiến trúc lăng tẩm ở Huế…..

- Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×