Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Báo cáo đánh giá mô hình nông nghiệp 2014 đến 2017 huyện Định Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.03 KB, 19 trang )

UBND HUYỆN ĐỊNH HÓA
TRẠM KHUYẾN NÔNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 236 /BC-KN
Định Hóa, ngày 09 tháng 10 năm 2017
BÁO CÁO
Đánh giá hiệu quả các chương trình mô hình, Dự án
trong 2 năm 2016 – 2017 và đề xuất nhân rộng năm 2018.

Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, Trạm Khuyến nông rà soát, đánh
giá, báo cáo hiệu quả thực hiện các chương trình mô hình, dự án trong 2 năm
2016 -2017 và đề xuất nhân rộng năm 2018, cụ thể như sau:
I. Công tác tổ chức triển khai thực hiện mô hình.
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, Trạm Khuyến nông xây dựng
phương án, kế hoạch đề suất với UBND huyện, các cơ chức năng quan của tỉnh
xem xét phê duyệt cấp kinh phí hỗ trợ thực hiện.
Sau khi được phê duyệt Trạm xây dựng kế hoạch phối hợp với UBND các
xã triển khai, khảo sát chọn hộ và tổ chức thực hiện, đồng thời thông báo cơ chế,
chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho các hộ tham gia thực hiện mô hình, dự án.
Cử cán bộ theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật trực tiếp đến các hộ thực hiện.
Sau một chu kỳ sản xuất tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả thực hiện mô
hình, lấy ý kiến tham gia công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và việc duy trì,
ứng dụng mở rộng mô hình trên địa bàn.
II. Kết quả thực hiện.
Năm 2016-2017 Trạm đã triển khai tổ chức thực hiện 11 mô hình, trong
đó năm 2016 là: 05 mô hình, năm 2017 là: 06 mô hình, cụ thể:
1. Năm 2016 triển khai thực hiện Phương án “Sản xuất rau an toàn theo


công nghệ mới” tại xóm Vườn Rau thị trấn Chợ Chu (Nguồn vốn do ngân sách
huyện hỗ trợ). Quy mô: 6,5 sào (2.340 m2), Các hộ được hỗ trợ kỹ thuật sản xuất
rau an toàn, công lắp giáp và mái che bằng nilon, khi áp dụng trồng rau có vòm
che mang lại hiệu rõ rệt như: Tăng hệ số quay vòng sản xuất rau trong năm, chủ
động được thời vụ, khắc phục được những điều kiện bất lợi của thời tiết, chủ
động điều chỉnh được mùa vụ trồng theo yêu cầu thị trường. Qua theo dõi mô
hình còn giảm chi phí phân bón do không bị mưa rửa trôi, giảm chi phí mua
thuốc BVTV vì một số loại sâu gây hại sẽ bị hạn chế phát sinh phát triển gây
hại; cây trồng không bị ảnh hưởng trực tiếp của mưa, sương, bộ lá của cây trồng
1


luôn khô ráo nên hạn chế bệnh do nấm, vi khuẩn phát sinh gây hại. Từ đó, giảm
công chăm sóc, xới xáo mặt luống. Sản xuất rau trong nhà có mai che nilon nâng
cao hiệu quả sản xuất rõ rệt đặc biệt hiệu qua khi trời mưa, sương muối, với
những loại rau ăn lá, quả như rau cải, hành, xà lách, cà chua. Bình quân mỗi lứa
rau từ 25-30 ngày hộ thu nhập từ 8-10 triệu đồng/sào, trong khi đó sản xuất ở
điều kiện bình thường đạt 3-4 triệu đồng/sào. Đây là một mô hình mang lại có
hiệu quả kinh tế, cần được tiếp tục nhân rộng, tạo thành vùng sản xuất tập trung
theo đặt hàng, liên kết sản xuất.
Năm 2017 trạm tiếp tục đề xuất nhân rộng mô hình sản xuất rau an toàn
theo công nghệ mới tại xóm Cốc Lùng xã Bảo Cường, quy mô 04 sào, số hộ
thực hiện 01 hộ. Hiện nay đã tiến hành lắp đặt xong hệ thống nhà mái che Nilon,
dự kiến tháng 10 sẽ nghiệm thu và bàn giao cho hộ sản xuất.
2. Phương án “Phát triển chăn nuôi lợn rừng” (Nguồn vốn do ngân sách
huyện hỗ trợ) được thực hiện tại 5 xã: Phượng Tiến, Bảo Cường, Trung Lương,
Bình Yên và Phú Đình. Quy mô 54 con (trong đó: đực giống 02 con; lợn nái
sinh sản hậu bị 22 con; lợn thương phẩm 30 con) số hộ thực hiện 07 hộ. Sau một
năm thực hiện, đến nay số lợn thương phẩm đã được bán, số đàn nái phát triển
ổn định lợn của các hộ đã đẻ lứa 2, thứ 3 đến nay đã sinh ra được trên 100con,

cung cấp con giống cho nhu cầu chăn nuôi tại địa phương, giá bán lợn giống (từ
lợn mẹ sinh ra) là: 100.000 đến 120.000 đồng/kg, thu nhập bình quân của các hộ
từ 01 lợn nái là từ 8 đến 10 triệu đồng/ năm. Qua theo dõi giống lợn rừng có khả
năng kháng dịch bệnh tốt, tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn có, có thị trường
tiêu thụ. Đây là mô hình ban đầu cho hiệu quả nhưng cần tiếp tục theo dõi thêm
thời gian về tính ổn định, tính phù hợp theo phương thức nuôi cho hiệu quả kinh
tế cao và giá cả thị trường.
3. Mô hình cánh đồng một giống lúa vụ xuân năm 2016 (Nguồn vốn do
ngân sách huyện hỗ trợ) tại xã Kim Phượng và xã Bảo Cường quy mô trên 42,7
ha; sử dụng giống lúa thuần chất lượng cao JO2 với hơn 248 hộ tham gia.
Vụ xuân năm 2017, tiếp tục nhân rộng mô hình một giống lúa JO2 tại xã
Quy Kỳ và Tân Dương, quy mô 24 ha với 159 hộ tham gia. Qua hội thảo hai lần
đánh giá giống lúa JO2 có khả năng chịu rét, chịu thâm canh cao, khả năng
chống chịu sâu bệnh và các yếu tố bất lợi của thời tiết khá, năng suất khá cao
(trung bình đạt 64 tạ/ha), Chất lượng gạo dẻo, ngon, giá thành sản phẩm cao hơn
thị trường từ 15 -20% và được thị trường ưa chuộng. Phù hợp với điều kiện khí
hậu, thổ nhưỡng, phương thức canh tác của địa phương đặc biệt là vụ xuân.
4. Phương án “ Chon lọc, cải tạo tầm vóc đàn dê địa phương” (Nguồn vốn
do ngân sách huyện hỗ trợ) được thực hiện tại 11 xã: (Phượng Tiến, Trung Hội,
2


Tân Dương, Tân Thịnh, Linh Thông, Kim Phượng, Bộc Nhiêu, Bảo Cường,
Đồng Thịnh, Điềm Mặc và Phú Đình). Quy mô 31 con, số hộ tham gia 31 hộ,
các hộ được hỗ trợ kỹ thuật làm chuồng trại, tuyển chọn đàn dê cái nền tại địa
phương và cấp dê đực giống cho các hộ thực hiện. Dê đực giống lai Bách Thảo
sinh trưởng, phát triển tốt, thích ứng tốt với điều kiện khí hậu của địa phương,
khả năng phối giống tốt. Số dê con lai được sinh ra từ những đực giống hiện nay
trên 50 con, cung cấp con giống cho địa phương trong việc cải tạo nâng cao tầm
vóc đàn dê địa phương, bước đầu của mô hình đã cho hiệu quả.

5. Thực hiện Dự án “Mô hình trồng ổi Đài Loan” thuộc Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên năm 2016, thực hiện tại 03 xã
Trung Lương, Bảo Cường, Kim Phượng, quy mô 10 ha, đến nay là năm thứ 2
qua theo dõi cho thấy ở giống ổi Đài loan sinh trưởng và phát triển tốt, một số
hộ tại xã Bình Yên, Kim Phượng đã để cho ổi đậu quả, qua đó cho thấy chất
lượng quả to, giòn, vị ngọt mát, mùi thơm và ít hạt đạt chất lượng không thua
kém so với được sản xuất ở Hưng Yên, Hà Nội...hiện đang có bán trên thị
trường. Năm thứ 3 (năm 2018) cây bắt đầu cho thu hoạch, Trạm sẽ tiếp tục
hướng dẫn kỹ thuật, theo dõi, đánh giá hiệu quả kinh tế và báo cáo sau.
6. Thực hiện Công văn số 152/UBND-NN, ngày 01/3/2017 về việc giao
nhiệm vụ triển khai thực hiện KH hỗ trợ xây dựng làng Mới thôn Bãi Hội xã
Bảo Cường. Trạm Khuyến nông xây dựng phương án hỗ trợ mô hình sản xuất và
tập huấn tuyên truyền xây dựng làng mới tại thôn Bãi Hội, xã Bảo Cường, huyện
Định Hóa năm 2017, cụ thể như sau:
* Chương trình tập huấn và tham quan học tập:
Trong tháng 6/2017 Trạm đã phối hợp với UBND xã Bảo Cường tổ chức
03 lớp tập huấn và 01 cuộc tham quan thực tế một số mô hình sản xuất, kinh
doanh điển hình trên địa bàn huyện Đại Từ, nội dung tập huấn: Chuyển giao kỹ
thuật nuôi cá ruộng, kỹ thuật canh tác cây ăn quả, cây dược liệu; tuyên truyền xu
thế phát triển kinh tế tập thể, kinh tế HTX trong điều kiện kinh tế thị trường hội
nhập quốc tế; mô hình Hợp tác xã kiểu mới về phát triển kinh tế tập thể, kinh tế
hộ có hiệu quả ở một số địa phương cho 65 hộ tham gia.
* Mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất:
- Đối với Mô hình nuôi cá ruộng (Lúa +cá): Trạm đã tiến hành chuyển
giao cho 07 hộ thực hiện dự án số lượng 23.040 con giống cá chép lai 3 máu vào
sản xuất. Qua nghiệm thu, đánh giá, cá phát triển tốt, cá chất lượng, kháng bệnh
tốt, thích nghi với điều kiện nuôi trên mặt nước ruộng, thị trường ưa chuộng, dễ
tiêu thụ, tỷ lệ sống trên 90%, kích cỡ đạt 0,04 kg/con (28 – 30 con/kg). Sau 4550 ngày thu hoạch trắng với giá bán từ 70-80 nghìn/kg, thu nhập khoảng
3



2.100.000đồng/sào, trừ chi phí cho thu khoảng từ 600.000-700.000 đồng /sào
( Lãi 16 – 18 triệu/ha). Ngoài ra mô hình nuôi cá kết hợp trồng lúa trên một đơn
vị diện tích sẽ hạn chế được việc sử dụng thuốc trừ sâu, vì cá ăn côn trùng các
loại sâu, rầy, rong, cỏ, bọ trên đồng ruộng, mầm thóc sau thu hoạch.... đồng thời
thải thức ăn tự nhiên của cá sẽ làm tăng độ phì của đất do thức ăn, phân của cá
tích luỹ ở mặt ruộng tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt hơn, góp phần bảo
vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp. Đây là mô hình
sản xuất có hiệu quả, đặc biệt phù hợp để nhân rộng đến với những cánh đồng
chủ động tưới tiêu nước.
- Đối với mô hình trồng cây Bưởi diễn, Ổi Đài Loan, Đinh lăng trồng xen
ổi, bưởi. Ngày 18/7/2017 Trạm đã cấp vật tư phân bón cho các hộ thực hiện,
gồm Đạm, Supe lân; Kali theo quy trình kỹ thuật.
- Ngày 15/8/2017 chuyển giao cây Đinh lăng và ngày 17/8/2017 chuyển
giao cây Bưởi diễn, cây Ổi Đài Loan. Diện tích trồng ổi Đài Loan là 0,612 ha/12
hộ; Diện tích trồng Bưởi diễn là 0,612ha/07hộ.
- Đối với mô hình trồng cây Đinh lăng trồng xen Ổi Đài Loan và Bưởi
diễn. Diện tích 0,792 ha (22 sào), giống: Đinh lăng nếp (lá nhỏ, dâm hom), gồm
10 hộ tham gia.
Các mô hình này mới chuyển giao cho các hộ trồng do vậy Trạm tiếp tục
hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật, sẽ đánh giá hiệu quả và báo cáo sau.
7. Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo
(Nguồn vốn do ngân sách huyện hỗ trợ) tại xã Bình Thành, quy mô 400 con với
2 nội dung là sinh sản và thương phẩm, để đánh giá khả năng sinh sản và sinh
trưởng phát triển của chúng, chuyển giao con giống cho các hộ ngày 23/7/2017,
số hộ thực hiện 03 hộ. Trạm đã tổ chức tập huấn kỹ thuật và thăm quan học tập
kinh nghiệm tại xã Đông Tảo huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, đến nay đàn gà
phát triển tốt, sau hơn 3 tháng nuôi đàn gà có trọng lượng bình quân đạt 1,8 - 2
kg/con. Mô hình này đang trong giai đoạn theo dõi (mới đầu tư sau 03 tháng).
Nhưng qua theo dõi đến nay cho thấy gà phát triển tốt, thích nghi với điều kiện

triển theo hướng chăn nuôi bán chăn thả, nuôi thả vườn.
8. Dự án “Phát triển diện tích trồng cây Bưởi diễn trên địa bàn huyện
Định Hóa” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Thái
Nguyên năm 2017, quy mô 30 ha, được triển khai tại các xã Kim Phượng, Kim
Sơn, Phượng Tiến, Bảo Linh, Đồng Thịnh và xã Bộc Nhiêu, dự án chuyển giao
cây giống vào ngày 18/8/2017, các hộ được tập huấn kỹ thuật, cấp phân bón,
hiện nay các hộ đang tiến hành trồng xong và đang ở giai đoạn hồi xanh. Trạm
chỉ đạo cán bộ theo dõi đánh giá và có báo cáo kết quả sau.
4


9. Thực hiện Mô hình giảm nghèo: Mô hình chăn nuôi giống bò cái Lai
sind sinh sản năm 2017, thực hiện tại 4 xóm (Độc Lập, Làng Hoèn, Nà De,
Đồng Kè) xã Phúc Chu, đối tượng thực hiện hộ nghèo, quy mô 16 con, 16 hộ hộ
thực hiện, ngoài ra các hộ được hỗ trợ 1 sào cỏ và thuốc thú y, cấp bò giống cho
các hộ ngày 4/8/2017. Qua theo dõi cho thấy, đàn bò sinh trưởng phát triển tốt,
đã có 4 con phối giống, các hộ nhiệt tình tham gia thực hiện. Đây là việc cụ thể
hóa chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc giảm nghèo của địa phương.
Trong thời gian tới Trạm sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND xã Phúc Chu chỉ đạo
thực hiện và đánh giá hiệu quả từ mô hình.
Trên đây là đánh giá hiệu quả mô hình Trạm khuyến nông chuyển giao
thực hiện trong 2 năm 2016 - 2017. Ngoài ra Trạm còn thực hiện tốt các nhiệm
vụ được giao như công tác tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân, tư vấn hướng
dẫn phối hợp chỉ đạo các mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm như khoai tây, ổi…
Ứng dụng khảo nghiệm các giống cây con như giống lúa Thiên Ưu 8, JO2 và
đến nay đã được đưa vào cơ cấu sản xuất đại trà trên địa bàn huyện. Đồng thời
phối hợp với UBND các xã chỉ đạo đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở thực hiện
chuyển giao kỹ thuật tại các xã, đề xuất và tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho các
chương trình dự án, mô hình từ các nguồn vốn do xã làm chủ đầu tư như: phát
triển hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, xây dựng Nông thôn mới, chương

trình giảm nghèo… Tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo kế
hoạch của tỉnh của huyện giao.
III. Kiến nghị, đề xuất, các mô hình cần nhân rộng trong thời gian tới.
Qua xem xét theo dõi hiệu quả của các chương trình, dự án, mô hình như
đã nêu ở trên. Các mô hình đều cho hiệu quả ở mức độ khác nhau, do đó một số
mô hình cần phải được theo dõi đánh giá thêm kể cả về nhu cầu và giá cả thị
trường đối với sản phẩm sản xuất ra, trước mắt năm 2018 Trạm Khuyến nông đề
xuất cần nhân rộng các mô hình trên địa bàn huyện như sau:
- Mô hình trồng rau an toàn theo công nghệ mới.
- Mô hình nuôi cá ruộng (Ở những xứ đồng chủ động tưới tiêu và tránh
được lũ quét).
- Mô hình cánh đồng 1 giống vụ xuân bằng giống thuần chất lượng như
JO2, thiêm ưu 8…
- Mô hình trồng ổi Đài Loan (ổi lê).
- Nhân rông mô hình nuôi gà Đông Tảo thương phẩm (nuôi lấy thịt) theo
hướng bán chăn thả hoặc nuôi thả vườn đồi.
- Mô hình nuôi bò sinh sản đối với hộ nghèo, trường hợp hộ khác nên thực
hiện theo hướng gia trại, trang trại, HTX.
5


Qua tham quan học hỏi kinh nghiệm thực tế tại huyện Đại Từ, Đồng Hỷ
và nhu cầu thị trường, một số mô hình đã thực hiện năm 2014, 2015 và tư vấn
của các đơn vị kỹ thuật như: Viện Rau quả, trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên. Trạm đề xuất thêm nên xem xét đầu tư hỗ trợ để chuyển giao thực hiện
một số mô hình như:
- Mô hình trồng cây Hồng không hạt (Hồng ngâm).
- Mô hình trồng cam Xã Đoài (cam Vinh); Nhãn chín muộn.
- Mô hình trồng cây dược liệu như: Đinh lăng; Ba kích.
- Mô hình nuôi bồ câu lai Pháp.

- Mô hình nuôi Thỏ trắng New Zealand.
- Mô hình có sự liên kết và tiêu thụ sản phẩm (hoặc có đơn vị đặt hàng)
như: Khoai lang tím, Khoai tây, ớt, gừng, nghệ, cá Rô phi đơn tính, Cá diêu
hồng…
Trên đây nội dung báo cáo đánh giá hiệu quả các mô hình, dự án trong 2
năm 2016-2017 và đề xuất nhân rộng mô hình năm 2018 của Trạm Khuyến
nông. Rất mong được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện và sự phối hợp của
các phòng ban đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn trong việc nhân rộng các
mô hình sản xuất./.
TRƯỞNG TRẠM

Nơi nhận:
- Lãnh đạo UBND huyện;

(Đã ký)

- Các phòng, ban liên quan;
- UBND các xã, thị trấn;
- Lưu: KN.

Phùng Đức Tuân

UBND HUYỆN ĐỊNH HÓA
TRẠM KHUYẾN NÔNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 171 /BC-KN

Định Hóa, ngày 10 tháng 12 năm 2014
6


BÁO CÁO
Kết quả hoạt động công tác Khuyến nông năm 2014,
Phương hướng nhiệm vụ và đề xuất nhân rộng mô hình năm 2015 .
Thực hiện Công văn số: 1019/CV-BCĐ, ngày 08/12/2014 của Ban chỉ đạo
sản xuất nông nghiệp và PTNT huyện Định Hóa về việc báo cáo tổng kết sản
xuất nông lâm nghiệp năm 2014. Sau một năm triển khai thực hiện nhiệm vụ
Trạm Khuyến nông tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cụ thể như sau:
I. Công tác tổ chức triển khai.
Thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao ngay từ đầu năm Trạm đã xây
dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị với một số nhiệm vụ trọng tâm như: việc
chuyển giao KHKT thông qua các lớp tập huấn, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật sản
xuất trực tiếp đến người dân, đề xuất kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương
trình dự án, mô hình, ô mẫu khảo nghiệm giống mới và tổ chức phối hợp triển
khai thực hiện các mô hình, dự án được phê duyệt.
Chỉ đạo cán bộ khuyến nông hoạt động tại địa bàn các xã căn cứ vào
phương án sản xuất nông lâm nghiệp của huyện tham mưu cho UBND các xã,
thị trấn xây dựng phương án sản xuất của địa phương phù hợp với điều kiện và
nhu cầu phát triển của từng vùng miền. và phối hợp triển khai, tổ thức thực hiện
sau khi được duyệt.
Để chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, lãnh đạo trạm thường
xuyên phối hợp với UBND các xã, thị trấn kiểm tra nắm bắt tình hình, kịp thời
có các giải pháp chỉ đạo hoạt động của đội ngũ cán bộ khuyến nông thực hiện
các nhiệm vụ đạt hiệu quả.
Cán bộ Khuyến nông chủ động tham mưu tổ chức các lớp tập huấn kỹ
thuật cho người dân, thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh hại cây trồng,
dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tuyên truyền, khuyến cáo và hướng dẫn người dân

thực hiện việc chăm sóc, phòng trừ kịp thời hiệu quả.
II. Kết quả thực hiện nhiệm vụ.
1. Công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Để thực hiện công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật có hiệu quả đáp ứng
được nhu cầu của người sản xuất trên địa bàn, ngay từ đầu năm Trạm đã chỉ đạo
cán bộ khuyến nông tham mưu cho UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch cụ
thể từ các thôn ( xóm) đăng ký các nội dung tập huấn theo nhu cầu của người
dân để từ đó có kế hoạch tổ chức tập huấn theo đúng nhu cầu cho phù hợp. Kết
quả 2014 tập huấn được 234 lớp với 8.914 lượt người tham gia, trong đó: Trồng
trọt - BVTV được: 123 lớp; chăn nuôi - thú y 51 lớp; nuôi trồng thủy sản 09 lớp;
7


lâm nghiệp 02 lớp; Sản xuất nấm: 02 lớp; 07 lớp kỹ thuật xây dựng và sử dụng
vận hành Biogas; sử dụng và vân hành máy nông nghiệp 01 lớp, phối hợp với
Công ty phân bón Việt Mỹ tập huấn ứng dụng sản phẩm mới trong nông nghiệp
29 lớp; Phối hợp với Công ty cổ phần supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao tổ
chức 10 lớp kỹ thuật sử dụng phân bón NPK lâm thao cho cây trồng. Phối hợp
với các cơ quan liên quan và UBND các xã thị trân thực hiện chính sách giống
lúa lai, ngô lai, lúa thuần chất lượng cao kết quả đạt ( Vụ xuân 754,7 ha lúa lai,
306 ha lúa thuần, 306 ha ngô lai; Vụ mùa 374,7 ha lúa lai, 497,3 ha ngô lai).
Ngoài ra cán bộ khuyến nông còn thường xuyên ở cơ sở, đến các hộ gia
đình tư vấn, hướng dẫn trực tiếp cho nông dân áp dụng các biện pháp khoa học
kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp và các biện pháp phòng trừ dịch bệnh
cho cây trồng vật nuôi.
2. Nhận xét đánh giá hiệu quả của từng mô hình, chương trình, dự án.
Năm 2014 Trạm đã triển khai tổ chức thực hiện được tổng số 32 mô hình,
chương trình, dự án trong đó: thực hiện từ nguồn kinh phí tỉnh hỗ trợ: 07 mô
hình; từ nguồn kinh phí huyện hỗ trợ 03 mô hình; mô hình liên kết và tiêu thụ
sản phẩm 02 mô hình; phối hợp với các Công ty trong và ngoài tỉnh ứng dụng,

khảo nghiệm giống mới: 09 mô hình; Phối hợp với UBND các xã thực hiện 11
mô hình kinh phí do các xã đầu tư hỗ trợ.
2.1. Chương trình thực hiện từ nguồn kinh phí của tỉnh hỗ trợ .
2.1.1. Mô hình trồng cây dược liệu Ba kích tại xã Lam Vỹ: Quy mô 15 ha,
25 hộ thực hiện. Năm 2014 là năm thứ 3 thực hiện mô hình, tiếp tục hỗ trợ phân
bón NPK theo kế hoạch của dự án cho các hộ thực hiện việc chăm sóc năm thứ 3
theo quy trình kỹ thuật, cây sinh trưởng phát triển khá tốt.
Qua theo dõi cho thấy cây Ba kích chỉ phù hợp phát triển tốt với điều kiện
trồng trên các diện tích đất tơi xốp, ẩm như đất vườn tạp, soi bãi.
2.1.2. Chương trình khí sinh học.
Được thực hiện từ nguồn kinh phí do Dự án QSAEP của tỉnh hỗ trợ trực
tiếp đến các hộ dân, định mức 1.200.000 đồng/Ctr. Đến nay đã nghiệm thu và
hoàn thiện hồ sơ về văn phòng dự án của tỉnh, tổng số 200 công trình. Hiện nay
các công trình cơ bản đã đưa vào sử dụng.
Qua thực hiện chúng tôi thấy xây dựng hệ thống biogas là cần thiết và hiệu
quả vừa cung cấp chất đốt, vừa tạo nguồn phân bón hiệu quả, vừa bảo vệ môi
trường trong nông thôn.
Đề nghị Nhà nước tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình trong những năm tới
đặc biệt là các hộ thực hiện chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại.
8


2.1.3 Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện mô hình trồng
sắn xen đậu tương tại xóm chúng xã Tân Dương do Ban chỉ huy Quân sự huyện
thực hiện, quy mô: 9,5 ha. Kết quả mô hình đạt hiệu quả khá tốt, phù hợp cho
việc đầu tư thâm canh để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất.
Chúng tôi thấy cần nên tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình trên diện tích
vườn, đất soi bãi có điều kiện đầu tư thâm canh. Thực hiện trồng xen đậu đỗ các
loại trên diện tích chè ở giai đoạn kiến thiết cơ bản ( 03 năm đầu).
2.1.4. Dự án trồng cây nhân dân:

- Trồng phân tán: Số lượng cây trồng 30.000 cây tương ứng với 18 ha để
trồng tại công sở, đường giao thông, 17 cơ quan, đơn vị thực hiện. Trung tâm
Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 100% cây giống Keo tai tượng.
- Trồng tại vườn rừng của hộ gia đình: cung ứng 129.000 cây giống (tương
ứng với 77,7 ha), 147 hộ thực hiện, tại 2 xã Định Biên và Bình Thành. Cơ chế
Nhà nước hỗ trợ 50% giá cây giống, hộ đối ứng 50% theo quy định dự án. Qua
đánh giá kết quả tỷ lệ sống đạt trên 90%, cây sinh trưởng phát triển tốt.
Thời gian tới nên tiếp tục mở rộng trên những diện tích đất rừng được quy
hoạch rừng sản xuất.
2.1.5. Mô hình cải tạo đàn Dê (Nguồn kinh phí do Trung tâm Khuyến nông
tỉnh hỗ trợ). Được thực hiện tại 3 xã Kim Phượng, Phượng Tiến, Bộc Nhiêu, 04
hộ tham gia ( các hộ thực hiện mô hình đã có nuôi sẵn đàn dê cái địa phương),
cơ chế hỗ trợ 60% kinh phí mua Dê đực giống, hộ đối ứng 40% kinh phí mua
giống. Trong quá trình thực hiện cán bộ khuyến nông thường xuyên kiểm tra,
hướng dẫn thực hiện việc chăm sóc và phòng bệnh cho đàn dê. Nhìn chung các
hộ thực hiện việc xây dựng chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo đúng
quy trình kỹ thuật, dàn dê phát triển khỏe mạnh, đến nay mỗi hộ thực hiện mô
hình đã cho sản phẩm con lai từ 5-7 Dê con, con lai sinh ra có tầm vóc và khả
năng phát triển tốt.
Mô hình thực sự đem lại hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện chăn thả ở địa
phương. Đề nghị tiếp tục nhân rộng nuôi theo quy mô gia trại. trang trại trên địa
bàn đặc biệt tại các xã có núi đá vôi phù hợp chăn thả dê.
2.1.6. Mô hình giảm nghèo (nuôi Lợn nái Móng cái sinh sản). Kinh phí
thực hiện thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của tỉnh năm 2014
được thực hiện tại 02 xã Đồng Thịnh và Định Biên, đối tượng là hộ nghèo người
dân tộc thiểu số, số hộ thực hiện: 24 hộ; Quy mô: 48 con ( 02 con/ hộ). Các hộ
tham gia mô hình được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, được cán bộ kỹ
thuật thường xuyên kiểm tra, tư vấn hướng dẫn thực hiện việc chăm sóc, nuôi
dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn. Đến nay đã có 4 con lợn đẻ, 80% số lợn nái đã
được phối giống chửa. Dự kiến đầu năm 2015 sẽ có 80% só lợn mô hình đẻ, và

số còn lại đều được phối giống chửa.
9


Mô hình được đánh giá là có hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng
cao thu nhập, ổn định đời sống cho người nghèo, phù hợp với điệu kiện chăn
nuôi quy mô nhỏ của hộ gia đình, lợn rễ nuôi, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn
có ở địa phương nhưng con sinh ra khả năng cho năng xuất trung bình, do đó chỉ
nên thực hiện ở các hộ gia đình có thu nhập thấp, hộ nghèo.
2.1.7. Dự án “Nhân rộng mô hình nuôi gà thả vườn, đồi”. Kinh phí hỗ trợ
đầu tư từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh, được thực hiện tại 02 xã Đồng
Thịnh và Bảo Cường. Gồm 9 hộ thực hiện mô hình, tổng số dự án hỗ trợ 5000
con gà giống lai mía. Mô hình được triển khai chăn nuôi theo hướng gia trại,
trang trại quy mô bình quân nuôi 500 con/hộ.
Kết quả các hộ đều thực hiện đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật từ việc xây
dựng chuồng trại, đầu tư chăm sóc và tiêm phòng dịch bệnh do đó tỷ lệ gà sống
cao trên 96%. Đến nay, trọng lượng bình quân từ 2 - 2,3 kg/ con, chi phí thức ăn
cho 1kg trọng lương trung bình là 2,4 kg cám hợp, sau 3 tháng trừ chi phí đầu tư
cho lãi khoảng 16 triệu đồng/ hộ.
Mô hình được đánh giá thành công, đạt hiệu quả cao. Đề nghị tiếp tục
đầu tư mở rộng về quy mô, nhân rộng địa bàn chăn nuôi theo hướng gia trại,
trang trại, đặc biệt quan tâm phát triển giống gà địa phương ( gà ri, gà đông tảo
gà lai chọi) cho sản phẩm chất lượng tốt, giá thành cao, được thị trường ưa
chuộng.
2.2. Các mô hình, dự án được thực hiện từ nguồn kinh phí của huyện hỗ
trợ.
2.2.1. Mô hình cánh đồng một giống: Thực hiện tại xã Linh thông với quy
mô 25 ha, 162 hộ tham gia thực hiện. Kết quả thực hiện được đánh giá đạt mục
tiêu, yêu cầu đề ra. tổ chức sản xuất tập trung, áp dung phương pháp thâm canh
tổng hợp tiên tiến ( SRI), từ khâu làm đất, gieo mạ, cấy, chăm sóc, bón phân và

phòng trừ sâu bệnh đều được chỉ đạo thực hiện đồng bộ cùng một thời điểm, bón
phân đầy đủ, chăm sóc làm cỏ đúng lúc, kiểm tra phát hiện sâu bệnh và sử lý kịp
thời, do đó đã hạn chế sâu, bệnh gây hại, tạo được sản phẩm hàng hóa tập chung.
Hiệu quả của mô hình đạt được: Ngoài nâng cao năng xuất, thu nhập còn
nâng cao được nhận thức việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
và tinh thần đoàn kết thống nhất tổ chức thực hiện sản xuất của người dân.
Đề nghị tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình cánh đồng 1 giống quy mô từ 20
ha trở lên, đưa các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao vào các xã trọng điểm
có tiềm năng thế mạnh phát triển lúa hàng hóa trên địa bàn huyện.
2.2.2. Mô hình trồng cây Đinh lăng làm dược liệu, thực hiện tại xã Bảo
Cường, quy mô 0,83 ha, với 19 hộ tham gia thực hiện. Bước đầu khẳng định mô
10


hình sẽ cho hiệu quả cao, dể trồng, cây Đinh lăng phù hợp với điều kiện thổ
nhưỡng và canh tác của địa phương. Cây sinh trưởng phát triển tốt, sau 3 tháng
chiều cao trung bình 35-40 cm, thị trường tiêu thụ thuận lợi, sản phẩm cây dược
liệu của mô hình này đã được Công ty TNHH Huy Hùng tại huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên đã đến ký cam kết với các hộ thu mua lại toàn bộ sản phẩm
cho người dân với giá tối thiểu là 15.000 đồng/kg sản phẩm tươi, đồng thời
hướng dẫn các hộ thực hiện mô hình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch sản
phẩm.
Chúng tôi thấy cần tiếp tục phát triển mô hình trên cơ sở quy hoạch vùng
dược liệu của huyện, nên trồng trên đất vườn, đất soi bãi và sản xuất mở rộng
theo hướng liên kết với các công ty, doanh nghiệp đầu tư và bao tiêu sản phẩm.
2.2.3. Mô hình chăn nuôi giống vịt bầu sinh sản.
Thực hiện tại 04 xã Bảo Linh, Kim Sơn, Linh Thông, Bảo Cường, với 20
hộ tham gia. Quy mô 1.600 con, là giống vịt bầu địa phương. Từ kết quả kiểm
tra nghiệm thu tỷ lệ sống đạt trên 90%, thời điểm hiện tại trọng lượng bình quân
2 kg/con, nhìn chung các hộ thực hiện đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, chăn

nuôi theo hướng bán chăn thả. Hiện nay đã tiến hành xong việc tuyển chọn tỷ lệ
vịt đực, cái giữ lại làm giống để nhân rộng trong thời gian tới. Thời gian tới
Trạm Khuyến nông sẽ tiếp tục theo dõi kiểm tra hướng dẫn các hộ thực hiện mô
hình duy trì đàn vịt bầu giống, thực hiện tốt việc chăm sóc và phòng trừ dịch
bệnh để sản xuất nhân giống vịt bầu địa phương có chất lượng thịt thơm ngon ra
diện rộng trên địa bàn.
Qua thực hiện chúng tôi thấy nên tiếp tục đầu tư hỗ trợ để nhân rộng mô
hình trong những năm tới theo quy mô nuôi gia trại, trang trại, tạo vùng hàng
hóa tập chung, tạo sản phẩm sạch có thương hiệu, đặc biêt tại các xã có sông,
suối, khe rạch thuận tiện chăn thả.
2.3. Các mô hình liên kết đầu tư và tiêu thụ sản phẩm.
Năm 2014 Trạm Khuyến nông đã phối hợp với các công ty, doanh nghiệp
triển khai thực hiện các mô hình liên kết đầu tư và tiêu thụ sản phẩm kết quả như
sau:
2.3.1. Liên kết với Công ty chế biến nông sản tỉnh Hải Dương thực hiện
mô hình trồng bí đỏ với diện tích 6,5 ha, triển khai thực hiện tại 2 xã Tân Dương
và Bảo Cường, 19 hộ thực hiện, ( Công ty ứng giống và chuyển giao kỹ thuật
trồng chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm cho người dân đồng thời ký
hợp đồng cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm sau thu hoạch).

11


Kết quả cho thấy: Bí đỏ phù hợp trên nhiều loại đất, không tốn nhiều công
chăm sóc như cây trồng khác, rễ trồng, tận dụng được nhiều loại đất, đầu tư ít.
Tuy nhiên tại mô hình này một số hộ chưa quan tâm đến việc đầu tư phân bón
cũng như việc chăm sóc vì vậy năng xuất bình quân chỉ đạt 200 kg/sào, nhưng
nếu bón đầy đủ lượng phân, chăm sóc đúng kỹ thuật, năng xuất có thể đạt từ
500-700 kg/sào. Tại mô hình này thu nhập đạt 700.000 đồng/sào sau 3 tháng
thực hiện.

Thời gian tới Trạm Khuyến nông sẽ tiếp tục tuyên truyền khuyến cáo
nông dân mở rộng quy mô trồng bí để bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Đặc biệt
tăng cường chỉ đạo hướng dẫn người dân thực hiện đảm bảo đúng quy trình kỹ
thuật để đạt được hiệu quả cao nhất.
2.3.2. Mô hình trồng khoai tây vụ đông, được triển khai trên cơ sở hợp
đồng giữa Công ty TNHN Huy Hùng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên với
UBND các xã và trạm Khuyến nông. Công ty cung cấp giống và cho các hộ dân
nợ trả chậm 50% kinh phí mua giống, 50% nợ lại sẽ được trừ vào sản phẩm của
các hộ khi thu hoạch. Ký cam kết đảm bảo chất lượng giống và có trách nhiệm
bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân. Trạm Khuyến nông phối hợp tổ chức
tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cây khoai tây
cho các hộ dân,
Diện tích thực hiện đạt 23,8 ha, giống khoai tây Hà Lan, tại 10 xã (Kim
Phượng, Quy Kỳ, Linh Thông, Lam Vỹ, Kim Sơn, Chợ Chu, Bảo Cường, Định
Biên, Đồng Thịnh, Trung Lương), tổng số 444 hộ tham gia. Hiện nay cây sinh
trưởng phát triển tốt, các hộ thực hiện đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, dự kiến
cho sản phẩm vào đầu tháng 02 năm 2015.
Chúng tôi nhận thấy: Thực hiện mô hình trồng khoai tây theo phương
thức liên kết đầu tư và tiêu thụ sản phẩm là phù hợp với sản xuất trong tình hình
mới hiện nay, được người dân nhiệt tình ủng hộ, yên tâm sản xuât không lo bán
đầu ra cho sản phẩm.
Thời gian tới sẽ tiếp tục chỉ đạo tuyên truyền, mở rộng quy mô diện tích
trồng khoai tây địa bàn có định hướng quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập
trung để tiện cho việc chỉ đạo và tiêu thụ sản phẩm.
2.4. Các mô hình ứng dụng khảo nghiệm giống mới.
2.4.1. Phối hợp với Công ty Cổ phần giống vật tư nông nghiệp công nghệ
cao Việt Nam, thực hiện mô hình sản xuất giống lúa J02 và QR15 ở vụ xuân
năm 2014 tại xã Bình Thành với quy mô 1ha, 09 hộ nông dân thực hiện.
Qua xem xét chúng tôi thấy giống lúa J02 phù hợp sản xuất vụ xuân, chất lượng
gạo dẻo, thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng.

12


Đề nghị tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình giống lúa thuần chất lượng
cao J02 tại vụ xuân 2015 và những năm tiếp 01 theo, theo quy mô cánh đồng
giống .
2.4.2 Phối hợp với Công ty Bioseed Việt Nam thử nghiệm giống lúa Bio
404, Nhị Ưu 838 và giống lúa mới đối chứng tại xã Bảo Cường. Diên tích 0,1
ha. Mô hình đã được hội thảo đánh giá giống lúa cho năng xuất, chất lượng tốt,
phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương.
2.4.3. Phối hợp với Công ty Syngenta thực hiện mô hình khảo nghiệm
giống ngô NK 6326 vụ hè thu, do công ty sản xuất, địa điểm tại xã Lam Vỹ, diện
tích thực hiện 0,18 ha, 01 hộ thực hiện, Công ty hỗ trợ 100 % giống và phân bón
vô cơ theo định mức kỹ thuật đồng thời phối hợp hướng dẫn kỹ thuật cho hộ
thực hiện.
Kết quả cho thấy Giống ngô NK 6326 phù hợp với đồng đất và khí hậu ở
địa phương. Cây sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh năng xuất đạt 250 kg/sào.
Thời gian tới tiếp tục tuyên truyền khuyến cáo người dân đưa giống ngô này
vào sản xuất. Tuy nhiên qua mô hình rút ra bài học kinh nghiệm đối với giông
ngô NK 6326 có tiềm năng năng xuất chịu thâm canh, vì vậy để đạt được năng
xuất sản lượng cao, cần đầu tư đủ lượng phân bón cho cây.
2.4.4. Mô hình trồng giống Ngô KN 67 do Công ty Syngenta sản xuất và
cung ứng 100% lượng giống, 80% lượng phân bón vô cơ cho 04 hộ nông dân tại
xã Tân Dương thực hiện. Nhìn chung các hộ thực hiện trồng, chăm sóc và phòng
trừ sâu bệnh đảm bảo quy trình kỹ thuật. Năng xuất đạt TB 245 kg/sào.
Từ kết quả cho thấy giống Ngô NK 67 phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng
và điều kiện canh tác ở địa phương, cho năng xuất khá cao. Thời gian tới tiếp tục
khuyến cáo người dân đưa giống ngô này vào sản xuất.
2.4.5. Phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng Thái Nguyên thực
hiện mô hình sản xuất giống lúa An Dân 11 tại xã Kim Sơn, tổng số diện tích

thực hiện 5 ha trong đó ( vụ xuân 02 ha 12 hộ thực hiện, vụ mùa 03 ha 41 hộ
thực hiên). Năng xuất thu hoạch đạt 220 kg/sào.
Thời gian tới khuyến cáo người dân tiếp tục gieo cấy để theo dõi khẳng
định thêm về chất lượng cũng như tiềm năng năng xuất của giống lúa An dân 11
từ đó để có sở đề xuất giải pháp tiếp theo.
2.4.6. Phối hợp với Công ty cổ phần hóa chất phốt phát Lâm thao thực
hiện Mô hình sử dụng phân bón NPK cho cây chè. Quy mô thực hiện 4,5 ha, 27
hộ thực hiện, tại các xã Điềm Mặc, Sơn Phú, Bình Yên. Số lượng phân bón hỗ
trợ 9750 kg tương đương 78 kg/sào. Nhìn chung các hộ thực hiện đảm bảo đúng
13


quy trình kỹ thuật, chè sinh trưởng phát triển tốt, diện tích thực hiện mô hình chè
cho năng xuất, chất lượng cao hơn hẳn so với biện pháp canh tác thông thường.
Thời gian tới sẽ tiếp tục khuyến cáo người dân đầu tư và sử dụng loại phân bón
này cho cây chè để nâng cao hiệu quả thu nhập.
2.4.7. Phối hợp với Viện nghiên cứu và phát triển chè Trung ương thực
hiện mô hình khảo nghiệm giống chè cành LDP1 và giống 267. Quy mô: 01 ha,
tại 2 xã Kim Phượng và Linh Thông, 09 hộ tham gia thực hiện. Các hộ thực hiện
được hỗ trợ 100% cây giống và phân bón vô cơ, được tập huấn kỹ thuật, và cán
bộ kỹ thuật hướng dẫn trực tiếp từ việc làm đất, bón phân đến trồng chè đảm bảo
đúng quy trình kỹ thuật, cây sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống 98%.
Thời gian tới tiếp tục chỉ đạo hướng dẫn các hộ thực hiện việc chăm sóc,
phòng trừ sâu bệnh đúng theo quy trình kỹ thuật, theo dõi từng giai đoạn phát
triển các chỉ tiêu của cây chè để làm cơ sở xem xét đánh giá mức độ nhân rộng
của mô hình.
2.4.8. Phối hợp với Công ty cổ phần 1954 Hà Nội thực hiện mô hình sử
dụng phân bón lá siêu dinh dưỡng cho cây chè ở giai đoạn kinh doanh. Địa điểm
tại xã Phú Tiến, 01hộ thực hiện, quy mô 1000 m2. Công ty hỗ trợ 100% phân
bón đồng thời hướng dẫn kỹ thuật sử dụng, chăm sóc. Trạm Khuyến nông cử

cán bộ địa bàn theo dõi, hướng dẫn hộ thực hiện.
Kết quả cho thấy cây chè sinh trưởng phát triển tốt hơn, năng xuất chè
trên diện tích sử dụng loại phân bón siêu dinh dưỡng cao hơn 10% so với ô đối
chứng cùng giống chè liền kề không sử dụng phân này, chất lượng chè tốt hơn.
Thời gian tới sẽ tiếp tục chỉ đạo truyên truyền đến bà con nông dân sử dụng loại
phân bón này trên chè cũng như các loại cây trồng khác để nâng cao năng xuất
sản lượng cây trồng giúp cho người dân tăng thu nhập.
2.4.9. Vụ mùa năm 2014 Phối hợp với Công ty công nghệ phát triển nông
nghiệp xanh thực hiện mô hình sử dụng phân viên nén nhả chậm cho cây lúa tại
24 xã, thị trấn với tổng diện tích 56 sào (trong đó mô hình cấp huyện thực hiện
06 sào tại xã Bảo Cường), 27 hộ tham gia thực hiện. Công ty hỗ trợ 100% lượng
phân bón và tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sử dụng cho các hộ thực hiện
mô hình, định mức bón 14 kg/sào. Tổng số lượng phân bón đã cung ứng cho các
hộ là 810 kg.
Mô hình đã được tổ chức hội thảo được đánh giá phân viên nén nhả chậm
trên cây lúa là phù hợp, cây sinh trưởng phát triển tốt, hạt mẩy, năng xuất cao
hơn so với bón phân thông thường, sử dụng loại phân này chỉ phải bón một lần
cho cả vụ do đó giảm được công lao động, Ưu điểm của loại phân này làm hạn
chế mất dinh dưỡng do rử trôi hoặc bay hơi, phân tan từ từ cung cấp dinh dưỡng
14


theo nhu cầu cần thiết của cây, kỹ thuật đơn giản, rễ thực hiện. Bước đầu khẳng
định sử dụng phân viên nén nhả chậm cho cây lúa mang lại hiệu quả rõ rệt. Thời
gian tới tiếp tục tuyên truyền khuyến cáo nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện
sử dụng loại phân bón này đồng thời mở rộng áp dụng cả cho các loại cây trồng
khác như chè, cây rau màu…
2.5. Các mô hình do UBND các xã hỗ trợ đầu tư thực hiện.
Ngoài những mô hình trên cán bộ khuyến nông còn tham mưu cho
UBND các xã xây dựng kế hoạch và phối hợp triển khai thực hiện các mô hình

trình diễn do cấp xã đầu tư kinh phí để thực hiện kết quả cụ thể như sau:
2.5.1. Mô hình trồng Bí xanh tại xã Bộc Nhiêu. Quy mô thực hiện 1 ha,
06 hộ tham gia thực hiện. Các hộ được cán bộ khuyến nông tập huấn kỹ thuật và
hướng dẫn trong suất quá trình canh tác. Đối với sản phẩm Bí hiện nay thị
trường tiêu thụ thuận lợi. Trạm Khuyến nông đã liên hệ và giới thiệu một số
công ty đến thu mua sản phẩm cho bà con nông dân. Tuy nhiên mô hình thực
hiện quy mô còn hạn chế chưa đáp ứng được số lượng sản phẩm cho doanh
nghiệp đến thu mua.
Thời gian tới tiếp tục tuyên truyền, khuyến cáo người dân phát triển mở
rộng quy mô trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Nên ký hợp đồng với
các cơ sở thu mua để hỗ trợ đầu tư và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
2.5.2. Mô hình trồng rau Bồ khai do UBND xã Kim Phượng hỗ trợ kinh
phí cho nông dân mua giống, và tập huấn kỹ thuật. Quy mô 1,2 ha, gồm 27 hộ
thực hiện. Trạm khuyến nông phối hợp thực hiện việc chuyển giao KHKT cho
các hộ làm mô hình. Kết quả đánh giá là có hiệu quả, rễ thực hiện, phù hợp với
điều kiện canh tác của người dân nông thôn. Hiện nay loại rau này được cho là
đặc sản rau sạch của vùng, thị trường tiêu thụ thuận lợi, hiệu quả thu nhập trên
một đơn vị diện tích khá cao so với cây trồng khác. Thời gian tới sẽ tiếp tục chỉ
đạo hướng dẫn các hộ thực hiện tốt việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh đồng
thời mở rộng quy mô diện tích theo quy hoạch vùng để tạo ra sản phẩm hàng
hóa tập trung, góp phần tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân.
2.5.3. Mô hình Nuôi cá ruộng: Được 02 xã Phượng Tiến và Định Biên
triển khai thực hiện mỗi xã 01 mô hình. Xã hỗ trợ kinh phí tập huấn và mua cá
giống cho nông dân, Trạm Khuyến nông phối hợp tập huấn kỹ thuật và hướng
dẫn các hộ thực hiện theo quy trình kỹ thuật. Quy mô thực hiện 5,17 ha, 50 hộ
tham gia thực hiện ( Định Biên 2,17 ha, 20 hộ; Phượng Tiến 3,0 ha, 30 hộ thực
hiên). Kết quả đánh giá mô hình cho hiệu quả cao sau khi trừ chi phí đầu tư cho
lãi khoảng 1 triệu đồng/sào, thời gian thực hiện 2 tháng. Sản phẩm tiêu thụ thuận
15



lợi. Tuy nhiên diện tích nuôi vẫn còn manh mún nhỏ lẻ, chưa tạo được vùng
hàng hóa tập chung, thời gian nuôi ngắn mới chỉ nuôi tận dụng thời vụ sản xuất
lúa.
Từ kết quả mô hình cho thấy: nuôi cá ruộng đem lại hiệu quả kinh tế cao,
rễ thực hiện. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay huyện chưa có kế hoạch để
tổ chức sản xuất tập chung và chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân nên
chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế phát triển nghề nuôi cá ruộng để sản xuất
hàng hóa trên địa bàn. Cần tiếp tục quan tâm đầu tư có trọng điểm quy hoạch
vùng sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường.
2.5.4. Mô hình hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò tại xã Sơn Phú, 04 hộ
tham gia thực hiện trên tổng số 25 con. Ngân sách xã hỗ trợ kinh phí cho hộ
trồng cỏ, thuốc thú y, thuốc sát trùng và phối giống cho trâu bò. Trạm Khuyến
nông phối hợp tập huấn, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ thực hiện. Qua
mô hình đã tạo động lực cho bà con nông dân phát triển chăn nuôi, các hộ tham
gia mô hình đã nắm được cơ bản quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và
phòng trị bệnh cho trâu bò. Trâu, bò mô hình phát triển khỏe mạnh, không có
dịch bệnh do được chăm sóc đầy đủ. Mô hình từ khi triển khai thực hiện đến nay
đã sinh sản được thêm 05 con trâu, bò.
Thời gian tới tiếp tục hướng dẫn các hộ thực hiện chăn nuôi theo đúng
quy trình kỹ thuật, đồng thời khuyến cáo các hộ trong vùng học tập và làm theo.
2.5.5. Phối hợp thực hiện Ô mẫu sử dụng phân bón viên nén dúi sâu trên
lúa tại xã Phú Đình, quy mô 0,36 ha, 03 hộ thực hiện. Kinh phí xã hỗ trợ phân
bón, cán bộ khuyến nông chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ thực hiện. Kết
quả cho thấy sử dụng phân viên nén dúi sâu dễ thực hiện, năng xuất lúa cao hơn
so với diện tich đối chứng bón phân theo cách thông thường. Nhưng theo đánh
giá của các hộ sử dụng phân bón này mất nhiều công lao động hơn so với bón
phân viên nén nhả chậm dạng vãi.
2.5.6. Thực hiện 05 Ô mẫu điểm cấy lúa theo phương pháp cải tiến SRI tại
05 xã (Phú Tiến, Trung Lương, Trung Hội, Bảo Cường, Điềm Mặc). Diện tích

bình quân thực hiện tại các điểm 720 m2. Cơ chế kinh phí các xã hỗ trợ các hộ
mua giống và phân bón. Cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật canh tác và
phòng trừ sâu bệnh cho các hộ. Thông qua mô hình các hộ đã nắm được quy
trình canh tác lúa theo phương pháp cải tiến SRI, từ đó tuyên truyền đến các hộ
khác trong vùng cùng thực hiện.

16


Thời gian tới Trạm sẽ tiếp tục chỉ đạo đội ngũ cán bộ khuyến nông đẩy
mạnh công tác tuyên truyền khuyến cáo người dân trên địa bàn thực hiện cấy
theo phương pháp cải tiến này.
3. Công tác dạy nghề nông nghiệp.
Năm 2014, Trạm Khuyến nông đã tổ chức đào tạo được 03 lớp dạy nghề
chế biến chè xanh và chè đen cho lao động nông thôn tại 03 xã Điềm Mặc, Đồng
Thịnh, Sơn Phú với số học viên là: 90 học viên ( 30 học viên/ lớp). Thời gian
đào tạo 3 tháng, nhìn chung các lớp đào tạo nghề đảm bảo đúng kế hoạch đề ra.
Qua lớp đào đã nâng cao được kiến thức cơ bản cho người sản xuất về sản xuất
và chế biến chè.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác.
- Kết hợp thực hiện tổng hợp đăng ký thực hiện chương trình lúa lai, ngô
lai, lúa thuần chất lượng cao làm cơ sở hỗ trợ kinh phí mua giống cho nông dân
theo chỉ đạo của UBND huyện.
- Phối hợp với UBND các xã thực hiện thống kê diện tích chè trên địa
bàn, tham gia nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện trồng chè trên theo chỉ đạo
của huyện.
- Rà soát thông kê diện tích thực hiện cây màu vụ đông, và các loại cây
trồng khác trên địa bàn để làm cơ sở hỗ trợ chính sách cho nông dân.
- Phối hợp với các xã thống kê tổng đàn gia súc gia cầm, diện tích nuôi
trồng thủy sản trên địa bàn huyện.

- Phối hợp tổ chức gặt thống kê đánh giá năng xuất lúa vụ xuân và vụ mùa
theo chỉ đạo của BCĐ sản xuất nông lâm nghiệp huyện.
- Phối hợp triển khai thực hiện các chương trình đề án chăn nuôi, thủy sản
của huyện. Đề án sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao.
- Phối hợp với UBND các xã, các cơ quan, đơn vị chỉ đạo thực hiện công
tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm theo kế hoạch
Ngoài ra thực hiện các nhiệm vụ do UBND huyện và ngành cấp trên giao
cho.
III. Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2015.
- Phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường tập huấn chuyển giao
KHKT về các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản....
- Xây dựng các mô hình chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ mới vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp....mô hình liên
17


kết đầu tư và tiêu thụ sản phẩm; khuyến cáo nhân rộng các mô hình tiên tiến
hiệu quả trên địa bàn.
- Tiếp tục thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo kế
hoạch.
- Tiếp tục tuyên truyền khuyến cáo và hướng dẫn thực hiện nhân rộng các
mô hình đã thực hiện đạt hiệu quả, có thị trường tiêu thụ.
- Chỉ đạo cán bộ khuyến nông cơ sở tham mưu giúp chính quyền địa
phương xây dựng kế hoạch sản xuất năm 2015. Hướng dẫn nông dân các biện
pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh trên
gia súc, gia cầm; tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát
triển sản xuất NLN trên địa bàn huyện.
IV. Kiến nghị, đề xuất, các mô hình cần nhân rộng trong thời gian tới.
Qua xém xét theo dõi và hiệu quả của các chương trình, dự án như đã nêu
ở trên. Các mô hình đều cho hiệu quả ở mức độ khác nhau, do đó một số mô

hình cần phải được theo dõi đánh giá thêm kể cả về nhu cầu thị trường đối với
sản phẩm sản xuất ra, trước mắt năm 2015 Trạm Khuyến nông đề xuất cần nhân
rộng các mô hình như sau:
- Mô hình cánh đồng 1 giống bằng giống chất lượng cao như: J02,
Syn 6, HT9, các loại giống lúa thơm;
- Mô hình nuôi gà địa phương thả vườn, đồi theo quy mô gia trại, trang
trại;
- Mô hình nuôi cá ruộng;
- Mô hình trồng cây dược liệu theo hướng liên kết đầu tư tiêu thụ sản
phẩm;
- Nhân rộng mô hình sử dụng phân viên nén nhả chậm cho cây lúa và cây
chè;
- Mô hình nuôi vịt bầu địa phương;
- Mô hình cải tạo đàn Dê;
- Mô hình trông cây Bồ khai;
- Mô hình liên kết với doang nghiệp trồng khoai tây theo hướng đầu tư ứng
trước và bao tiêu sản phẩm cho nông dân;

18


- Mô hình liên kết với doang nghiệp trồng Bí các loại, Mướp đắng có năng
xuất chất lượng cao theo hướng đầu tư, ứng trước và bao tiêu sản phẩm cho
nông dân.
Ngoài ra đề nghị UBND huyện xem xét chỉ đạo UBND các xã hỗ trợ
chuyển giao xây dựng các mô hình như: trồng cây Hồng không hạt; trồng cây
Chuối tiêu hồng, chuối tây; trồng cây khoai lang chất lượng cao, nuôi ốc nhồi
trên ao, nuôi các rô đồng…để có cơ sở đánh giá nhân rộng sản xuất trên địa bàn.
Còn lại một số mô hình đang thực hiện Trạm sẽ tiếp tục theo dõi đánh giá và đề
xuất nhân rộng trên địa bàn.

Trên đây nội dung báo cáo kết quả hoạt động công tác khuyến nông năm
2014, phương hướng nhiệm vụ và đề xuất nhân rộng mô hình năm 2015 của
trạm Khuyến nông. Rất mong được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện,
Trung tâm Khuyến nông tỉnh, sự phối hợp của các đơn vị liên quan và UBND
các xã để công tác khuyến nông trong những năm tới đạt hiệu quả cao./.
Nơi nhận:
- Trung tâm Khuyến nông tỉnh;
- Lãnh đạo UBND huyện;
- Các phòng, ban liên quan;
- UBND các xã, thị trấn;
- Lưu: KN.

TRƯỞNG TRẠM
(đã ký)

Phùng Đức Tuân

19



×