Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

TIEU LUAN phoi nhan thuc hanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 28 trang )

Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA NUÔI TRÒNG THỦY SẢN

TIỂU LUẬN
( Môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản)

- Giảng viên: TS. PHẠM QUỐC HÙNG.
- Họ tên học viên: Trang Trường Nhẫn.
- Lớp: Cao học nuôi trồng 2009- SUDA.

Nha Trang, tháng 12 năm 2009
0


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

ĐỀ TIỂU LUẬN
Câu 1: Mô tả các giai đoạn phát triển buồng trứng cá xương ?
Câu 2: Vai trò của hormom trong quá trình điều khiển chu kỳ sinh sản ở cá
xương và giải thích sơ đồ sau đây:
Sơ đồ cơ chế hormon điều khiển sự chín noãn bào (bên trái)
và những hoạt chất ngoại sinh có thể điều khiển quá trình này.

Câu 3: Nêu các giai đoạn phát triển phôi và ấu trùng Zoea của cua biển
(Sylla serata) ? Tình hình sản xuất giống cua biển ở nước ta ?
Câu 4: Các giai đoạn phát triển ấu trùng thân mềm 2 mảnh vỏ ? Chọn một
đối tượng cụ thể làm ví dụ.
Câu 5: Đọc bài báo “ Reproductive biology of cobia, Rachycentron
canadum, from coastal waters of the southern United States” và viết tóm


tắt trong 1 trang A4.
1


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

BÀI LÀM
Câu 1: Mô tả các giai đoạn phát triển buồng trứng cá xương ?
Dựa theo các tài liệu hướng dẫn của các nhà nghiên cứu về mô phôi
học thủy sản (Sakun & Butskaya, 1978) của Liên Xô (cũ), sự phát triển của
buồng trứng cá xương được chia thành 6 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1 : Tuyến sinh dục còn non, buồng trứng có kích thước bé
gồm 2 dải mảnh màu trắng trong. Tế bào sinh dục là những noãn nguyên bào
đang phát triển về sinh chất và biến đổi nhân.
- Giai đoạn 2: Buồng trứng có màu trắng đục. Kích thước buồng
trứng lớn hơn so với giai đoạn 1. Các noãn nguyên bào đạt kích thước tới
hạn, được gọi là kết thúc sự lớn lên về nguyên sinh chất hoặc kết thúc sự
sinh trưởng lần thứ nhất. Xung quanh mỗi tế bào trứng xuất hiện 1 lớp tế bào
nang (tế bào follicul). Tế bào sinh dục vẫn tiếp tục sinh trưởng sinh chất và
biến đổi nhân.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn không bào hóa và
tích lũy noãn hoàng. Quá trình tạo noãn hoàng còn được gọi là sự lớn lên về
chất dinh dưởng hoặc là sự sinh trưởng lần thứ hai.
Tế bào trứng chuyển sang màu vàng nhạt. Mắt thường có thể nhìn thấy
các hạt trứng. Nang trứng được hình thành xung quanh mỗi noãn bào để làm
nhiệm vụ nội tiết và vận chuyển chất noãn hoàng.
Ở giai đoạn này buồng trứng có nhiều biến đổi phức tạp và được chia
thành 5 pha như sau:
Pha 3.1: Ở ngoại vi tế bào trứng xuất hiện một hàng không bào ngay
sát màng của nó.

Pha 3.2: Xuất hiện thêm 1 hàng không bào phía dưới hàng không bào
cũ. Lúc này số hàng không bào là 2.
Pha 3.3: Số lượng không bào tăng lên thêm nhiều và chiếm khoảng 1
nửa không gian từ màng nhân đến màng tế bào.

2


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

Pha 3.4: Tế bào trứng bắt đầu tích lũy noãn hoàng và trong tế bào chất
bắt đầu xuất hiện các hạt noãn hoàng từ nhân lan ra ngoại vi.
Pha 3.5: Nguyên sinh chất của tế bào đã tích lũy đủ noãn hoàng và lúc
này nó dồn không bào ra ngoại vi. Không bào bị vỡ chỉ còn lại một lớp, gọi
là lớp hạt vỏ, có tác dụng hình thành màng thụ tinh sau này.
- Giai đoạn 4: Bắt đầu khi quá trình tạo noãn hoàng kết thúc, kích
thước noãn bào đã tới hạn và đạt kích thước tối đa. Buồng trứng chuyển sang
màu vàng đậm ( hoặc xanh vàng đối với cá ăn thực vật).
Giai đoạn này kéo dài suốt quá trình di chuyển của nhân noãn bào từ
trung tâm ra ngoại biên (ở cực động vật), tạo nên sự phân cực của noãn bào.
Phía đối diện là cực thực vật hay còn gọi là cực sinh dưởng gồm toàn chất
noãn hoàng. Khi noãn bào chuyển sang pha chín, noãn hoàng thành một khối
đồng nhất, nhiều giọt mỡ nhỏ hợp lại thành các giọt mỡ to hơn.
- Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn trứng chín và rụng. Trứng chín là
trứng có túi mầm tan biến và sự rụng trứng là sự tách và vỡ nang trứng.
trứng bị đẩy vào xoang buồng trứng hoặc xoang thân.
Nhân đã chuyển hoàn toàn về cực động vật. Buồng trứng mềm, nếu ấn
nhẹ trứng có thể chảy ra ngoài theo lỗ sinh dục.
- Giai đoạn 6: Là tình trạng buồng trứng sau khi đẻ. Sản phẩm sinh
dục đã thải ra ngoài. Thể tích buồng trứng thu hẹp lại. Trong buồng trứng

còn lại các vết của tế bào nang. Các noãn bào non thuộc thời kỹ sinh trưởng
sinh chất và biến đổi nhân. Buồng trứng quay về giai đoạn 2, bỏ qua giai
đoạn 1 vì đã hình thành sẳn trứng non.

(Xin xem hình các giai đoạn buồng trứng cá xương ở trang sau)

3


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

Hình 1: 6 giai đoạn phát triển buồng trứng cá xương.
Hình 1a : Buồng trứng ở giai đoạn 1;
Hình 1b : Buồng trứng ở giai đoạn 2;
Hình 1c : Buồng trứng ở giai đoạn 3;
Hình 1d : Buồng trứng ở giai đoạn 4;
Hình 1e : Buồng trứng ở giai đoạn 5;
Hình 1f : Buồng trứng ở giai đoạn 6.

4


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

Câu 2: Vai trò của hormon trong quá trình điều khiển chu kỳ sinh sản ở cá
xương:
Kết quả nhiều thí nghiệm cho thấy: các hormon có vai trò trong quá
trình điều khiển chu kỳ sinh sản ở cá xương như: thúc đẩy quá trình tạo
trứng và chuyển hóa của trứng, thúc đẩy sự tạo noãn hoàng, kích thích tuyến
sinh dục nhanh thành thục, đồng thời kích thích sự chín và rụng trứng.

- Giải thích sơ đồ dưới đây nói về cơ chế hormon điều khiển sự chín
noãn bào (bên trái) và những hoạt chất ngoại sinh có thể điều khiển quá trình
này.

5


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

Trong quá trình thành thục sinh dục của cá, các yếu tố môi trường bên
ngoài như: Nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng, tốc độ dòng chảy của
nước … có vai trò quan trọng để kích thích cá thành thục và rụng trứng. Các
yếu tố môi trường này tác động lên cơ quan đích là các giác quan của cá. Các
đầu mút dây thần kinh sẽ dẫn truyền các tác động của các yếu tố môi trường
đến Hypothalamus nằm trong não bộ.
Hypothalamus (còn gọi là vùng dưới đồi thị giác) ở cá là nơi chứa
toàn bộ các trung khu cao cấp, nằm giữa não trước và não giữa.
Hypothalamus có chức năng điều khiển sự tiết hormone. Sự điều hòa của
thần kinh nội tiết của hypothalamus được thể hiện bằng sự tiết GnRH và
GRIF.
GnRH là hocmon được tiết ra từ các neuron của vùng dưới đồi
(Hypothalamus) có tác dụng kích thích tuyến yên tăng cường tiết các hormon
Gonadotropin (FSH và LH) để kích hoạt và tăng cường sự phát triển của tế
bào trứng, kích thích sự rụng trứng và sự hình thành thể vàng.
Ngoài cơ chế tác dụng thuận chiều, GnRH còn đóng vai trò quan trọng
trong việc kiểm soát mối tác động ngược dương tính của estrogen để tăng
cường tiết LH và kiểm soát mối tác động ngược âm tính của progesteron để
bảo đảm sự tồn tại của thể vàng.
GRIF là yếu tố kích thích và điều khiển sự tiết kích dục tố (KDT) của
tuyến yên, có nguồn gốc từ phía bụng của phần trước thị giác quanh buồng

não (anterior-ventral neucleus preopticus periventricularis) trong vùng hốc
thị giác, KDT từ đây sẽ qua vùng bên trước thị giác và vùng bên trước
hypothalamus đi vào tuyến yên.
Dopamin (DA) là hormon của GRIF có tác dụng ức chế tiết KDT tự
phát, ức chế cả sự tiết KDT dưới ảnh hưởng của GnRH. DA do nhóm tế bào
thần kinh trong hốc trước thị giác tiết ra, từ đây DA đi vào tuyến yên. DA là
một chất có bản chất catecholamin.
Ứng dụng trong sinh sản nhân tạo cho một số loài cá: khi tiêm cho cá
một liều GnRH, người ta phải tiêm thêm môt liều DOM (domeridone) là môt
6


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

Anatgonist của DA. Nếu chỉ tiêm GnRH không thôi, GnRh có thể bị ức chế.
Vì thế khi tiêm cho cá, ngoài tiêm GnRH, phải tiêm thêm yếu tố kháng DA.
Đây là cơ sở của phương pháp tiêm cho cá đẻ của LimPe (GnRH+ AntiDA)
Tuyến yên hay não thùy (hypophysis, pytuitary gland) là cơ quan nội
tiết trung ương của cơ thể. Tuyến yên tiết ra KDT: GTH-1 (tương tự như
FSH) và GTH-II (tương tự như LH).
Trong đó vai trò của KDT GTH-II do tuyến yên tiết ra có tác dụng
kích thích nang trứng phát triển và thành thục. Kích dục tố GTH IIMaturational Gonadotropin có tác dụng kích thích nang trứng tạo noãn
hoàng và gây chín trứng.. Sự tiết kích dục tố được điều hòa bằng nhiều yếu
tố gồm các steroid, các chất dẫn truyền thần kinh có nguồn gốc là các cơ
quan trung ương và ngoại vi.
Trong hệ thống mối quan hệ : hypothalamus – tuyến yên – các tuyến
nội tuyến ngoại biên, ta đã nói về ảnh hưởng xuôi chiều, nhưng trong thực tế
thì những cơ quan chịu tác dụng kích thích (hoặc ức chế), thường được gọi là
cơ quan đích, có tác dụng ngược lại với cơ quan kích thích (hoặc ức chế).
Trong quá trình phát triển thành thục, nang trứng tiết ra estrogen tác

động trở lại nảo bộ (cơ quan hypothalamus) để điều khiển sự tiết KDT:
GnRH và GRIF. Quan hệ ngược như thế của cơ quan đích lên tuyến nội tiết
điều khiển nó gọi là feedback.
Estrogen là các hormon sinh dục cái, tiết ra các sản phẩm nội tiết của
buồng trứng tham gia vào sự tạo noãn bào và các đặc điểm sinh dục thứ cấp.
Nang trứng còn có chức năng tiết ra steroid gây chín noãn bào.
Steroid là những hợp chất hữu cơ phức tạp, có tác dụng gây chín
noãn bào và gây rụng trứng, đặc biệt là chất có 21 nguyên tử C trên bộ
khung steroid (C21). Khi kích thích sự rụng trứng bằng kích dục tố đã gây ra
sự hình thành 17, 20 P trong các tế bào nang trứng và 17, 20P gây chín noãn
bào trước khi noãn bào phản ứng với kích dục tố.
Khi nói về một số vấn đề về nội tiết học sinh sản của cá, Nguyễn
Tường Anh (1999) có nhận xét: 17, 20P là một trong những steroid gây chín
7


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

mạnh nhất và trong nhiều trường hợp thì steroid có ảnh hưởng mạnh nhất
đối với noãn bào của nhiều loài cá.
Trong kỹ thuật sinh sản nhân tạo một số loài cá, có thể dùng một số
tác nhân bên ngoài kich thích một số cơ quan đích của cơ thể cá tiết ra KDT
để kích thích tế bào sinh dục phát triển và thành thục như:
Sử dụng một số yếu tố môi trường: Nhiệt độ, lưu tốc nước, chế độ
dinh dưỡng … để tác động lên các giác quan. Các giác quan sẽ truyền tín
hiệu thông qua các dây thần kinh ngoại biên đến nảo bộ, từ đó cơ quan
hypothalamus ở nảo bộ sẽ tiết ra các KDT tác động lên tuyến yên.
Có thể sử dụng Antiestrogen là những hợp chất nhân tạo có khả năng
cạnh tranh với estrogen để chiếm chỗ liên kết trên các thụ thể của estrogen.
Antiestrogen được tiêm vào cơ thể cá, theo máu đến cơ quan đích là nảo bộ

để kích thích nảo bộ tiết ra KDT.
Cũng có thể sử dụng Ovaprim ( là chế phẩm của Syndel,
Laboratories, Vancouver, BC, V6P 6R5, Canada) - đây là hỗn hợp của 2 hoạt
chất có thành phần : 20 mcg sGnRH-A và 10 mg Donperidon trong khoảng
1 ml propylen glycol - để kích thích đến cơ quam đích là tuyến yên tiết kích
dục tố GTH II (Nội tiết học trong NTTS, Nguyễn Tường Anh, 1997).
Các GnRH-A (gồm LHRH-A, sGnRH-A, Buserelin) là các chất tổng
hợp, có thành phần là các aminoacid (aa) trên cơ bản giống với các GnRH tự
nhiên. Người ta cũng có thể dùng hormon của vùng dưới đồi GnRH tiêm để
kích thích tuyến yên tiết ra FSH và LH.
Các kích dục tố: Não thùy cá, HCG (kích dục tố nhau thai), PMSG
( kích dục tố huyết thanh ngựa chửa) có tác dụng lên nang trứng, làm cho túi
mầm di chuyển ra biên kích thích nang trứng của cá thành thục.
Tóm lại: Sơ đồ trên nói về cơ chế tác động của hormon ở bên trong cơ
thể cá lên quá trình phát triển của noãn bào, sự thành thục tuyến sinh dục và
kích thích sự rụng trứng (ở phía bên trái sơ đồ), đồng thời nói về tác động
của một số hoạt chất bên ngoài kích thích lên các cơ quan đích để kích thích
quá trình thành thục của noãn bào (ở phía bên trái sơ đồ). Noãn bào phát
8


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

triển được phải nhờ vào sự kích thích của các hormon vùng dưới đồi - tuyến
yên (nằm ở đáy não). Từ vùng dưới đồi, các hormon tiết ra kích thích tuyến
yên bài tiết FSH, chất này làm cho nang noãn ở buồng trứng phát triển và
trưởng thành (chín).
Khi nang trứng phát triển, chất estrogen, một hormon của buồng trứng
tiết ra mỗi ngày một tăng lên nhưng khi lượng estrogen tăng cao lại ức chế
tuyến yên làm nó giảm bài tiết FSH (cơ chế hồi tác) và khi ấy vùng dưới đồi

- tuyến yên lại tiết ra một hormon khác là LH để gây phóng noãn và tạo nên
và duy trì hoàng thể (tuyến nội tiết hình thành từ nơi noãn vừa được phóng
ra). Hoàng thể lúc này sẽ vừa bài tiết estrogen vừa bài tiết thêm một hormon
khác là progesteron để duy trì sự phát triển của tuyến sinh dục. Nếu noãn bào
không được thụ tinh thì sẽ teo đi, còn nếu noãn bào được thụ tinh thì quá
trình phát triển thành phôi sẽ diễn ra.
Như vậy nếu buồng trứng có cấu trúc bình thường nhưng không phóng
noãn được thì phải dùng các thuốc kích thích nó, nghĩa là phải làm sao cung
cấp đủ các hormon của vùng dưới đồi - tuyến yên để buồng trứng tiếp nhận
theo cơ chế sinh lý đã nói ở trên.
Người ta có thể dùng các thuốc kích thích cho vùng dưới đồi - tuyến
yên tiết ra nhiều hormon hơn hoặc có thể dùng những thuốc chích là những
hormon vùng dưới đồi - tuyến yên đưa vào cơ thể để bổ sung hoặc thay thế
lượng hormon của tuyến yên bị thiếu hay không có.
Để cá mau thành thục và rụng trứng thì việc tiêm steroid sẽ có tác
dụng trực tiếp lên cơ quan đích là noãn bào và cho hiệu quả nhanh nhất.
Câu 3: Nêu các giai đoạn phát triển phôi và ấu trùng Zoea của cua biển
(Sylla serata) ? Tình hình sản xuất giống cua biển ở nước ta ?
+ Quá trình phát triển phôi của cua biển trải qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn phân cắt và hình thành phôi nang, trứng có
màu vàng tươi.Trứng cua thuộc dạng trứng trung hoàng nên phân cắt trứng
theo phương thức phân cắt bề mặt và phôi nang thuộc dạng chu phôi nang.
9


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

Sau khi đẻ trứng khoảng 1-2 giờ, trứng bắt đầu phân cắt, kích thước
khoảng 270 micromet.
Khi trứng đang còn màu vàng trắng, quan sát qua kính lúp hoặc kính

hiển vi có thể thấy một vòng tế bào bao quanh khối noãn hoàng ở phía trong,
đó là chu phôi nang.

Hình 2: Phôi của cua biển ở giai đoạn 1.
- Giai đoạn 2: Đ ây l à g iai đoạn phôi vị hóa, trứng có màu vàng
xám. Xuất hiện một vết lõm vào trong - đó là phôi vị. Lúc này trứng chuyển
sang màu vàng đậm. Quá trình phôi vị xảy ra sau 5-7 ngày tính từ lúc đẻ,
kích thước khoảng 320 micrômet.
Phôi vị hình thành theo phương thức lõm vào, đáy cực thực vật dãn
phẳng, từ từ lõm vào đến khi tiếp giáp với cực động vật.

Hình 3: Hình thành phôi vị.
10


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

- Giai đoạn 3: Hình thành các cơ quan, trứng màu xám nâu.
Sau 7-10 ngày khi trứng chuyển màu xám ta đã có thể quan sát thấy
mầm chân ngực và điểm mắt xuất hiện. Sau đó xuất hiện và hình thành đôi
mắt kép màu đen.

Hình 4: Trứng và phôi của cua biển ở giai đoạn 3.
- Giai đoạn 4: GĐ trứng bắt đầu nở:
Trứng chuyển sang màu đen là lúc xuất hiện mắt và sắp nở. Xuất hiện
nhịp tim và tăng số lần nhịp đập, hình thành giaùp đầu ngực, các đốt bụng
và chân hàm, cơ bắt đầu co bóp, lúc này trứng bắt đầu nở.
11



Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

Hình 5: Trứng và phôi của cua biển ở giai đoạn 4.

Hình 6: Trứng không thụ tinh

12


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

o
Bảng 1: Tóm tắt quá trình phát triển phôi của cua biển ở nhiệt độ 26 – 30 C,
độ mặn 25 ‰ đến 35 ‰ và các điều kiện khác nằm trong phạm vi cho phép:

.
Giai đoạn phát triển phôi
- Trứng bắt đầu phân cắt.
- Hình thành phôi nang, phôi vị.
- Xuất hiện mầm chân ngực và
điểm mắt.
- Hình thành đôi mắt kép.
- Xuất hiện nhịp tim và tăng số

Màu sắc
Vàng tươi
Vàng xám

Thời gian
1 giờ

5 - 7 ngày

Vàng xám

7 - 10 ngày

Xám vàng nâu

10 - 12 ngày

lần nhịp đập, hình thành vỏ đầu
ngực, các đốt bụng, chân hàm,

Xám đen

cơ bắt đầu co bóp.
- Phôi bắt đầu nở.

Đen xám

12 - 17 ngày

15 - 17 ngày

+ Sự phát triển ấu trùng Zoea của cua biển gồm các giai đoạn sau:
Từ trứng qua quá trình phát triển phôi nở ra ấu trùng đầu tiên là ấu
trùng zoea. Ấu trùng Zoea mới nở bơi tự do trong môi trương nước, có khả
năng bắt và sử dụng thức ăn bên ngoài.
Cơ thể Zoea có 2 phần: Phần đầu ngực và phần bụng. Phần đầu ngực
tròn có 1 gai lưng, 1 gai trán và 2 gai bên; đôi mắt kép to phía trước. Phần

bụng dài, nhỏ gồm 6-7 đốt. Phần phụ gồm 2 đôi râu, một đôi hàm lớn, hai
đôi hàm nhỏ và 3 đôi chân hàm.
Ấu trùng Zoea bơi lội khoẻ mạnh và có tính hướng quang. Cơ quan
bơi lội là các đôi chân hàm.
Ở nhiệt độ nước 26 - 30 0C, nồng độ muối 25 - 29 ppt, ấu trùng zoea
trải qua 5 lần lột xác (Z 1 - Z 5) với khoảng thời gian khoảng 17 - 19 ngày
để trở thành ấu trùng Megalops.
- Các giai đoạn biến thái ấu trùng Zoea của cua biển được diễn tả qua
các hình ảnh sau:

13


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

Hình 7 : Ấu trùng Zoea 1.
Đôi mắt kép màu đen chưa có cuống mắt

Hình 8 : Ấu trùng Zoea 2.
Giống như Zoae 1 nhưng khác nhau về kích thước.

14


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

Hình 9 : Ấu trùng Zoea 3.
Mắt lớn hơn, đã hình thành cuống mắt
nhưng chưa phân đốt, chưa có mầm chân bụng.


Hình 10 : Ấu trùng Zoea 4.
Hình thành mầm chân bụng, cuống mắt đã phân đốt.

Hình 11 : Ấu trùng Zoea 5.
Chân bụng phát triển chẻ đôi thành hai, mép ngoài chân bụng có lông tơ
15


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

Bảng 3: Các chỉ tiêu hình thái để phân biệt các giai đoạn ấu trùng Zoea.
Giai đoạn

Đặc điểm bên ngoài

phát triển

Kích thước
(mm)

Đôi mắt kép màu đen chưa có cuống
Zoae 1

mắt, thời gian phát triển từ 5 - 6 ngày

1.23

Giống như Zoae 1 nhưng khác nhau về
Zoae 2


kích thước. Thời gian phát triển từ 4 – 5

1.56

ngày.
Mắt lớn hơn, đã hình thành cuống mắt
Zoae 3

nhưng chưa phân đốt, chưa có mầm chân

2.16

bụng. Thời gian phát triển từ 3 - 4 ngày.
Hình thành mầm chân bụng, cuống mắt
Zoae 4

đã phân đốt . Thời gian phát triển từ 3 -

3.26

4 ngày.
Chân bụng phát triển chẻ đôi thành hai,
Zoae 5

mép ngoài chân bụng có lông tơ. Thời

4.3

gian phát triển từ 3 - 4 ngày.


- Tình hình sản xuất giống cua biển ở nước ta:
Cua biển (Scylla sp) là hải sản quý có giá trị kinh tế cao và là mặt
hàng xuất khẩu quan trọng. Do vậy nên nhiều địa phương ven biển ở nước ta
đã phát triển nhiều mô hình nuôi cua thương phẩm: nuôi lồng, nuôi ao…
Nguồn cua giống chỉ dựa vào khai thác ở tự nhiên.
Khoảng đầu năm 2002, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III, Nha
Trang đã thành công trong việc nghiên cứu công nghệ sản xuất giống nhân
tạo cua biển với tỷ lệ sống của ấu trùng đạt ở mức cao và ổn định từ 23 đến
26%, ương nuôi đạt 70 - 90%. Qui trình này đã được chuyển giao cho nhiều
tỉnh thành trong cả nước.

16


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

Bến Tre là tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL được Viện Nghiên cứu nuôi trồng
thủy sản 3 chuyển giao công nghệ này với mục đích đào tạo kỹ thuật viên
sản xuất con giống cua biển cho tỉnh từ tháng 7-2005.
Trung tâm Giống- Kỹ thuật nuôi trồng Thủy sản tỉnh Phú Yên sản
xuất giống cua biển từ năm 2007.
Giữa tháng 1/2006, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh Trà Vinh đã sản
xuất thành công giống cua biển nhân tạo mẻ đầu tiên từ nguồn cua mẹ tự
nhiên.
Sau đó là các tỉnh Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Cà
Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Thừa Thiên-Huế … cũng đã nhận chuyển giao
qui trình sản xuất cua giống nhân tạo và đã sản xuất thành công đáp ứng nhu
cầu cua giống của địa phương.
Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh có sản xuất cua giống, tỷ lệ
sống của ấu trùng cua khi phát triển đến cua giống kích cỡ 0,5 cm chỉ đạt

trung bình từ 6-10 %.
Khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ cũng đã có
những biện pháp kỹ thuật cơ bản sản xuất cua giống nhân
tạo với tỉ lệ sống từ zoea 1 đến cua 1 đạt từ 10-15% trong hệ
thống ương nước trong, nước xanh, nước tuần hoàn có lọc
sinh học và kết hợp, nhưng kết quả chưa ổn định.
Câu 4: Các giai đoạn phát triển ấu trùng thân mềm 2 mảnh vỏ ? Chọn một
đối tượng cụ thể làm ví dụ.
Sự phát triển của ấu trùng thân mềm 2 mảnh vỏ gồm các giai đoạn:
- Ấu trùng luân cầu (Trochophora): Ấu trùng này được hình thành
khoảng 1 ngày sau khi thụ tinh.
Ấu trùng có cấu tạo đơn giản bao gồm: Miệng nguyên thủy, ruột
nguyên thủy và tuyến vỏ được hình thành do ngoại bì đối diện với miệng
nguyên thủy lõm vào. Trên đỉnh của ấu trùng có vành tiêm mao giúp cho ấu
trùng vận động trong nước.
17


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

Hình 12: Ấu trùng luân cầu (Trochophora).
- Ấu trùng hình chữ D (Veliger): Sau khi thụ tinh khoảng hơn 1
ngày, ấu trùng luân trùng chuyển sang ấu trùng chữ D. Giai đoạn
này ấu trùng cũng sống trôi nổi nhưng xuất hiện nhiều cơ quan
mới: chân mọc giữa miệng nguyên thủy và chia 2 phần: miệng và
hậu môn riêng biệt, phần giũa của ruột nguyên thủy xuất hiện dạ
dày, hai bên dạ dày thêm gan tụy. Tuyến vỏ lộn ra phía ngoài và bắt
đầu tiết nguyên liệu tạo vỏ, các cơ khép vỏ xuất hiện, ấu trùng
chuyển sang giai đoạn đỉnh vỏ.
-


18


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

Hình 13 : Ấu trùng hình chữ D (Veliger).
- Ấu trùng đỉnh vỏ (Umbo): Ở giai đoạn này vành tiêm mao ở đỉnh
đặc biệt phát triển. Các tiêm mao trải rộng như mặt bàn tròn. Các tiêm mao
này giúp cho ấu trùng bơi lội tích cực và chủ động.

Hình 14 : Ấu trùng đỉnh vỏ (Umbo).
- Ấu trùng bám (Spat): Sau thời gian sống trôi nổi, ấu trùng chuyển
sống đáy và dùng chân để bò. Khi tìm được chỗ bám thích hợp, tơ chân phát
triển để ấu trùng bám vào giá thể và kết thúc vòng biến thái ấu trùng. Thời
gian biến thái của ấu trùng 2 mảnh vỏ kéo dài từ 28 – 40 ngày (Phụ thuộc
vào điều kiện môi trường và nhiệt độ nước).

19


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

Hình 15 : Ấu trùng bám (Spat).
Một vài hình ảnh ví dụ về quá trình phát triển của ấu trùng Ngao dầu
(Meretrix meretrix):

20



Tiu lun mụn hc: Phỏt trin phụi v u trựng ng vt thy sn

Hình 12: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng ngao dầu M.
meretrix
(Vẽ lại từ Jintana, 1999).
A: Trứng mới đẻ, đờng kính 70-75m, mng keo 130140m.
B: Giai đoạn phân cắt.
C: ấu trùng chữ D, 16 giờ sau thụ tinh, di 105-115m.
D: ấu trùng đỉnh vỏ (Veliger), 6 ngy tuổi, di 170190m.
E: Ngao con v biến thái ( Juvenile), 17 ngy tuổi, di
300-510m.
F: Ngao con sau 2,5 tháng tuổi với nhiều mu vỏ khác
nhau.
Cõu 5: Túm tt bi bỏo:
c im sinh hc sinh sn ca cỏ Giũ (Rachicentron canadum)
vựng bin min Nam nc M.

Mt nghiờn cu v c im sinh hc sinh sn ca cỏ Giũ
(Rachicentron canadum) ó c tin hnh 4 a im ca min Nam nc

M gm: khu vc ụng Nam (SEUS; Morehead City, North Carolina, n
Cape Canaveral, Florida), khu vc phớa ụng ca vnh Mexico (EGOM; Ft.
Myers Crystal River, Florida), khu vc phớa Bc- min trung ca Vnh
Mexico (NCGOM; Destin, Florida n qun o Chandeleur, Loui-siana), v
khu vc vnh phớa Tõy ca Mexico (WGOM; Cng Aran-sas din, Texas).
Thi gian nghiờn cu t thỏng 12 1995 n thỏng 12 nm 1997. Tng
cng cú 530 cỏ Giũ c thu thp t cỏc thuyn cõu cỏ gii trớ (gm 147 cỏ
c v 383 cỏ cỏi) phõn tớch mụ hc.
Thi gian v s mu thu thp khỏc nhau theo vựng, nhng s liu ch
yu c thu thp trong sut mựa sinh sn.

21


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS-PC 7,5 (SPSS, Inc, 1997)
hoặc Systat 8,0 (SPSS, Inc, 1998). Kết quả được coi là đáng kể nếu P <
0.05.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mùa vụ sinh sản của cá Giò cái bắt đầu
từ tháng tư và có thể chấm dứt trong tháng chín, trọng lượng buồng trứng
thấp nhất vào tháng 6 và cao nhất là ở tháng 7.
Trung bình có khoảng 9,4 trứng /gam trứng. Cá đực có thể có khả
năng thụ tinh trong suốt năm vì tinh trùng luôn hiện diện trong tinh sào.
Cá Giò thu từ hai khu vực: SEUS và NCGOM có khả năng sinh sản
lên đến 36 lần trong sáu tháng mùa sinh sản, trong khi cá từ WGOM được
ước tính là có khả năng sinh sản 15-20 lần trong mùa sinh sản.
Cá Giò ở SEUS và NCGOM ước tính đẻ trứng mỗi 4-5 ngày/lần,
nhưng ở WGOM thì cá cái đẻ trứng mỗi 9-12 ngày/lần.

PHẦN THỰC HÀNH
1. Mô tả các giai đoạn phát triển của buồng trứng của cá qua hình
vẽ:
- Giai đoạn 1 : Tuyến sinh dục còn non, buồng trứng có kích thước
bé. Tế bào sinh dục là những noãn nguyên bào đang phát triển về sinh chất
và biến đổi nhân.

22


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản


- Giai đoạn 2: Kích thước trứng lớn hơn so với giai đoạn 1. Các noãn
nguyên bào kết thúc sự lớn lên về nguyên sinh chất. Tế bào sinh dục vẫn tiếp
tục sinh trưởng sinh chất và biến đổi nhân.

- Giai đoạn 3:
Số lượng không bào chiếm khoảng 1 nửa không gian từ màng nhân
đến màng tế bào.
Tế bào trứng tích lũy đủ noãn hoàng và trong tế bào chất bắt đầu xuất
hiện các hạt noãn hoàng từ nhân lan ra ngoại vi.

23


Tiểu luận môn học: Phát triển phôi và ấu trùng động vật thủy sản

- Giai đoạn 4: Kích thước noãn bào đạt kích thước tối đa. Noãn
hoàng thành một khối đồng nhất, nhiều giọt mỡ nhỏ hợp lại thành các giọt
mỡ to hơn.

- Giai đoạn 5: Nhân đã chuyển hoàn toàn về cực động vật, trong hình
vẽ không nhìn thấy nhân như ở giai đoạn 4.

24


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×