Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích chế định đại diện theo Bộ luật Dân sự 2015. Liên hệ và so sánh với Bộ luật dân sự 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.35 KB, 17 trang )

Mục lục
A-Phần mở đầu
B-Nội dung………………………………………………………………1
I, Khái niệm đại diện và đặc điểm của quan hệ đại diện……………1
1, Khái niệm……………………………………………………1
2, Đặc điểm của quan hệ đại diện………………………………2
II, Căn cứ xác lập và phân loại đại diện…………………………….3
1, Căn cứ xác lập đại diện……………………………………...3
2, Phân loại đại diện……………………………………………4
III, Phạm vi đại diện………...………………………………………6
IV, Thời hạn đại diện………………………………………………11
1, Thời hạn đại diện……...……………………………………11
2, Chấm dứt đại diện…………………...……………………..11
V, Liên hệ và so sánh với chế định đại diện trong BLDS 2005…..13


A – PHẦN MỞ ĐẦU

Mỗi người trong số chúng ta tồn tại trong xã hội luôn phải tham gia rất nhiều
mối quan hệ bởi bản chất con người là “sự tổng hòa các mối quan hệ” như nhà triết
học K.marx đã nói. Trong đó thì không một ai là không tham gia vào các quan hệ
pháp luật dân sự, chúng phát sinh và chấm dứt liên tục hàng ngày hàng giờ. Trong
đời sống dân sự diễn ra hàng ngày hầu hết các trường hợp chủ thể quan hệ pháp
luật dân sự đều tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự từ khi cam kết đến thỏa
thuận và thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ dân sự đó. Tuy nhiên
do nhiều những lí do gồm cả khách quan và chủ quan mà chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật dân sự không thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà phải
thông qua hành vi của một người hay một tổ chức khác. Bởi vậy để đảm bảo cho
mọi chủ thể có thể tham gia vào giao dịch dân sự, chế định về đại diện đã ra đời và
ngày càng được hoàn thiện nội dung quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Nhận
thấy được tầm quan trọng của chế định này em quyết định lựa chọn vấn đề về đại


diện trong Bộ luật Dân sự 2015 cho bài tập lớn của mình. Vì kiến thức chưa đủ sâu,
và kinh nghiệm còn ít cho nên bài tập của em chắc chắn không tránh khỏi những
sai sót mong thầy cô thông cảm và giúp đỡ để em hoàn thiện hơn kiến thức của
mình.


B – NỘI DUNG

Khái niệm đại diện và đặc điểm của quan hệ đại diện.
1. Khái niệm.
I.

Tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đại diện là việc cá nhân,
pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá
nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự.
Như vậy, đại diện là một quan hệ pháp luật dân sự mà hai bên chủ thể là người
đại diện và người được đại diện. Theo đó, mối quan hệ này có thể xác lập theo ý chí
của hai bên và được pháp luật công nhận hoặc do tòa án chỉ định người đại diện.
Khi mối quan hệ này đã được xác lập, người đại diện sẽ là người thay mặt hợp pháp
cho người được đại diện đứng ra xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự với
người thứ ba nhằm mang lại hoặc bảo vệ quyền cũng như lợi ích của người được
đại diện. Người được đại diện đồng thời sẽ phải tiếp nhận và gánh chịu những hậu
quả pháp lý từ quan hệ mà người đại diện đã thay mặt mình thực hiện.
Pháp luật nước ta đảm bảo cho mọi cá nhân và pháp nhân hoặc các chủ thể
khác đều có quyền được tham gia, thực hiện các giao dịch dân sự, có thể là tự mình
xác lập hoặc có người đại diện. Tuy nhiên có những trường hợp mà cá nhân không
được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác
lập, thực hiện giao dịch đó (Khoản 2 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015), thông thường
thì các giao dịch này thường là những giao dịch liên quan đến quyền nhân thân. Ví

dụ: Một người không thể ủy quyền cho một người khác thay mình làm vợ (chồng)
của chồng (vợ) của mình được. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì người


đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với
giao
dịch dân sự mà họ thay mặt cho người được đại diện xác lập và thực hiện (Khoản 3
Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015).
2. Đặc điểm của quan hệ đại diện.

Quan hệ đại diện cũng có các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự nói
chung, có sự đa dạng về chủ thể tham gia, các chủ thể tham gia luôn quan tâm đến
những lợi ích vật chất hoặc tinh thần nhất định. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định và trách nhiệm pháp luật mà các
chủ thể phải gánh chịu liên quan đến tài sản. Ngoài những đặc điểm của quan hệ
pháp luật dân sự nói chung, quan hệ đại diện còn có các đặc điểm riêng sau:
− Đại diện làm phát sinh hai mối quan hệ cùng tồn tại song song: quan hệ bên trong

giữa người đại diện và người được đại diện, quan hệ bên ngoài giữa người đại diện
và người thứ ba.Trên thực tế vẫn tồn tại mối quan hệ về lợi ích và trách nhiệm giữa
người được đại diện với người thứ ba (còn gọi là mối quan hệ gián tiếp).
− Người đại diện là người nhân danh người được đại diện xác lập quan hệ với người
thứ ba. Người được đại diện là người tiếp nhận các hậu quả pháp lý từ quan hệ do
người đại diện xác lập, thực hiện đúng thẩm quyền đại diện. Người được đại diện
có thể là cá nhân không có năng lực hành vi dân sự, chưa đủ năng lực hành vi dân
sự nên theo quy định của pháp luật, phải có người đại diện trong quan hệ pháp luật.
Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có thể ủy quyền cho người khác là đại
diện theo ủy quyền của mình. Các chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân sự là
pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác đều hoạt động thông qua hành vi của những
người nhất định có thẩm quyền đại diện cho chủ thể đó.

− Mục đích của người đại diện xác lập quan hệ với người thứ ba là vì lợi ích của
người được đại diện. Còn lợi ích của người đại diện, trong quan hệ đại diện theo ủy
quyền, họ có thể được hưởng tiền thù lao nếu có thỏa thuận, còn trong quan hệ đại


diện theo pháp luật thì đó là nghĩa vụ của người đại diện và không được hưởng các
lợi ích vật chất cụ thể từ quan hệ này.
− Quan hệ đại diện có thể được xác định theo quy định của pháp luật, có thể được xác
định theo ý chí của các chủ thể tham gia thông qua giấy ủy quyền hoặc hợp đồng
ủy quyền. Trong phạm vi thẩm quyền đại diện, người đại diện xác lập, thực hiện
các giao dịch dân sự, đem lại quyền và nghĩa vụ cho người được đại diện.
• Ý nghĩa của việc quy định về đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự.
Quy định về đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt trong cách thức của chủ thể tham gia vào
quan hệ dân sự. Là một công cụ hữu ích hỗ trợ cho các giao dịch dân sự phát triển
một cách có hiệu quả và đồng thời bảo vệ quyền lợi các bên. Chủ thể không có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ được bảo vệ về quyền lợi, bên cạnh đó cũng đáp
ứng nhu cầu của chủ thể có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Còn đối với các chủ
thể pháp lý nhân tạo (pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) mà quyền lợi mang tính
cộng đồng thì việc tham gia giao dịch dân sự bắt buộc phải thông qua hành vi của
con người. Do đó chế định đại diện sẽ tạo điều kiện và đem lại lợi ích tốt nhất cho
các chủ thể khác ngoài cá nhân.
Như vậy, chế định đại diện không chỉ thỏa mãn quyền, lợi ích hợp pháp của
các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự mà còn là công cụ pháp lý hữu hiệu để
Nhà nước kiểm soát quan hệ đại diện theo một trật tự chung.
Căn cứ xác lập và phân loại đại diện.
1. Căn cứ xác lập quyền đại diện.
II.

Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền đại diện như

sau:
- Theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là
đại diện theo ủy quyền);


- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Theo điều lệ của pháp nhân;
- Theo quy định của pháp luật. Phân loại đại diện.
2. Phân loại đại diện

Có hai loại đại diện là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.


Đại diện theo ủy quyền xác lập dựa trên ý chí của hai bên chủ thể, người đại
diện và người được đại diện tự thỏa thuận với nhau về nội dung ủy quyền, phạm vi
thẩm quyền đại diện và trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền. Đại diện
theo ủy quyền là phương tiện pháp lý cần thiết tạo điều kiện cho cá nhân, pháp
nhân và các chủ thể khác của quan hệ dân sự, bằng nhiều hình thức khác nhau có
thể tham gia vào giao dịch dân sự một cách thuận lợi nhất, bảo đảm thỏa mãn
nhanh chóng các lợi ích vật chất, tinh thần mà chủ thể quan tâm.
Cá nhân hoặc pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân hoặc pháp nhân khác
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự ( Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015). Bên
cạnh đó, để đảm bảo cho quyền bình đẳng, tất cả mọi công dân có thể thực hiện
quyền ủy quyền đại diện của mình, Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật trước đã có
bổ sung Khoản 2 Điều 138 về đại diện theo ủy quyền ngoài các chủ thể là cá nhân
và pháp nhân thì các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư
cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy
quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành
viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
Hầu hết người đại diện theo ủy quyền sẽ là người từ đủ 18 tuổi trở lên đã có

đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nhưng có thể do những điều kiện chủ quan hay
khách quan có thể có trường hợp mà người được ủy quyền đại diện có độ tuổi từ đủ
15 đến dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do
người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập, thực hiện (Khoản 3 Điều 138 Bộ luật Dân sự
2015).


• Đại diện theo pháp luật xác lập do ý chí của nhà nước. Pháp luật quy định mối

quan hệ đại diện được xác lập dựa trên các mối quan hệ tồn tại sẵn có chứ không
phụ thuộc vào ý chí hay sự định đoạt của các chủ thể. Đại diện theo pháp luật gồm
đại diện theo pháp luật của cá nhân và đại diện theo pháp luật của pháp nhân quy
định tại Điều 136 và Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015.
Đại diện theo pháp luật của cá nhân (Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015) bao gồm
các trường hợp:
1. Cha mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đai diện theo pháp luật
nếu được Tòa án chỉ định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại
diện quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này.
4. Người do Tòa án chỉ định đối với ngời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Người được đại diện là cá nhân thì phải là người không có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ, người mắc bệnh tâm thần hoăc bệnh khác mà không nhận thức và
làm chủ hành vi của mình, người bị Tòa án ra quyết định hạn chế năng lực hành vi
dân sự. Đây là những đối tượng mà bản thân họ không thể trực tiếp tham gia vào
bất kỳ giao dịch nào nên pháp luật quy định sẵn những chủ thể có nghĩa vụ bảo về
quyền lợi của họ trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự.
Đại diện theo pháp luật của pháp nhân quy định tại Khoản 1 Điều 137 Bộ luật
Dân sự 2015 gồm:

a. Người được pháp nhân chỉ địnhh theo điều lệ;
b. Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
c. Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

Người đại diện của pháp nhân thay mặt pháp nhân tiến hành các hoạt động
trong khuôn khổ pháp luật, điều lệ pháp nhân quy định, khi phải tham gia quan hệ
với người thứ ba, họ chỉ cần xuất trình giấy tờ chứng nhận chức vụ, nhân thân mà
không cần phải có giấy ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật là người đại diện


đương nhiên thường xuyên của pháp nhân trong các quan hệ của pháp nhân với
người thứ ba.
Một điểm mới đáng chú ý trong chế định đại diện của Bộ luật Dân sự 2015 về
đại diện theo pháp luật của pháp nhân là tại Khoản 2 Điều 137 quy định một pháp
nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Quy định này nhằm tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp có thể chỉ định nhiều người đại diện trong Điều lệ của
mình để thực hiện các giao dịch khác nhau, bởi có thể có rất nhiều giao dịch phát
sinh và đòi hỏi những kiến thức trình độ chuyên môn khác nhau, cũng như có nhiều
những giao dịch đòi hỏi trách nhiệm của người đại diện ở nhiều địa phương khác
nhau. Quy định mới này sẽ giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho doanh
nghiệp tạo ra cơ hội kinh doanh nhanh chóng, thuận lợi.
Phạm vi đại diện.
Người đại diện nhân danh người được đại diện bởi vậy cần phải có một giới
III.

hạn nhất định cho hành vi đó. Giớ hạn này chính là phạm vi đại diện.
“Phạm vi đại diện là giới hạn quyền và nghĩa vụ của người đại diện trong việc
nhân danh người được đại diện xác lập và thực hiện giao dịch dân sự với một người
thứ ba” [Phạm vi đại diện theo quy định của pháp luật dân sự-Luatduonggia.vn].
Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại

diện theo căn cứ tại Khoản 1 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
Việc quy định căn cứ phạm vi đại diện có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi
trong đời sống dân sự không phải lúc nào cũng xác định được phạm vi đại diện dựa
vào các căn cứ trong Khoản 1 nêu trên do vậy pháp luật đã quy định tại Khoản 2


Điều này khi không xác định được phạm vi đại diện theo căn cứ trên thì người đại
diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của
người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, pháp luật
cho phép người đại diện theo pháp luật có quyền chủ động trong việc lựa chọn, xác
lập và thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến người được đại diện nhưng phải
xuất phát từ lợi ích của người đại diện.
Xác định đại diện còn là căn cứ để xem xét tính hiệu lực của một số giao dịch
do người đại diện xác lập, thực hiện. Khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự quy định: “
Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác
nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện
của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Ví dụ cho tình huống là
A ủy quyền cho C đại diện cho mình bán một mảnh đất, B ủy quyền cho C đại diện
cho mình mua đất thì lúc này C không được đại diện cho B mua nhà của A. Mặc dù
điều này phù hợp với Khoản này ở chỗ : “một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện
cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau…” Tuy nhiên giao dịch dân sự mua
bán mà bên mua và bán cùng do một người đại diện là B thực hiện thì sẽ không
đảm bảo được tính hiệu lực của nó, hơn nữa còn có thể ảnh hưởng đến lợi ích của
người được đại diện là A và C.
Bên cạnh đó, người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi

đại diện của mình quy định tại Khoản 4 Điều này. Ví dụ: Bà H được Bà B ủy quyền
đại diện cho mình bán một cái tủ lạnh cho ông T, theo quy định tại Khoản này thì
ông T được quyền biết về thẩm quyền phạm vi đại diện của bà H đại diện cho bà H
bán tủ lạnh cho mình.
Ngoài ra xác định phạm vi đại diện còn có ý nghĩa rất quan trọng xung quanh
thẩm quyền đại diện. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với
người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện đương nhiên sẽ làm phát sinh quyền và


nghĩa vụ đối với người được đại diện ( quy định tại Khoản 1 Điều 139 Hậu quả
pháp lí của hành vi đại diện Bộ luật Dân sự 2015). Đồng thời giao dịch dân sự do
người không có quyền đại diện xác lập hay giao dịch dân sự vượt quá phạm vi thẩm
quyền đại diện sẽ để lại những hậu quả nhất định.
Thứ nhất, hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác
lập, thực hiện quy định rõ tại Điều 142 Bộ luật Dân sự.
Đối với giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện
không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ các trường
hợp như người được đại diện đã công nhận giao dịch, người được đại diện biết mà
không phản đối trong một thời hạn hợp lý và người được đại diện có lỗi dẫn đến
việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện. Quy định này là căn
cứ để ràng buộc trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, tổ chức trong trường hợp cá
nhân, pháp nhân lợi dụng danh nghĩa của mình dể trục lợi gây tổn hại cho người
thứ ba ngay tình. Quy định này xuất phát từ thực tế có nhiều cá nhân lợi dụng uy tín
của doanh nghiệp để trục lợi cho mình, lừa dối khách hàng (đặc biệt là các giao
dịch về bất động sản) gây ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp.
Khoản 2 Điều này quy định trong các trường hợp giao dịch dân sự do người
không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền hay nghĩa
vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực
hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình ngoại trừ trường hợp người đã

giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch. Ví
dụ: cháu T 13 tuổi bị mồ côi cả cha lẫn mẹ, chị cả của T trở thành người giám hộ
đương nhiên của cháu T cũng đồng thời là người đại diện theo pháp luật của cháu
T. Chú họ của T là anh M không có thẩm quyền đại diện cho cháu T đã đem bán
chiếc xe đạp của cháu T cho anh K (anh K không biết anh M không có quyền đại
diện)với cam kết xe còn mới 90% và đầy đủ phụ tùng. Khi này anh M dù không có


quyền đại diện cho cháu T nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với anh K nếu
xe không đầy đủ như cam kết, theo khoản trên thì sẽ không phát sinh nghĩa vụ của
chủ sở hữu chiếc xe là cháu T. Ngoài ra anh K còn có quyền hủy bỏ giao dịch với
anh M dựa trên Khoản 3 Điều này quy định như sau: “3. Người đã giao dịch với
người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy
bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp
người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch
hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”
Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải
chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại được quy định tại Khoản 4 Điều này.
Quy định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện,
tránh để người khác lợi dụng và xâm hại đến lợi ích cá nhân người được đại diện.
Thứ hai, hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện
vượt quá phạm vi đại diện quy định tại Điều 143 Bộ luật Dân sự 2015.
Cũng tương tự như hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại
diện xác lập, giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm
vi đại diện cũng đem lại những hậu quả pháp lí nhất định như sau:
− Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá

phạm vi đại diện thì sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người
được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại

diện, trừ một trong các trường hợp sau :
a) Người được đại diện đồng ý;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;


c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết
hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với
mình vượt quá phạm vi đại diện.
Như vậy có thể thấy những hành vi giao dịch mà vượt quá phạm vi đại diện thì
nhìn chung sẽ không ảnh hưởng đến người được đại diện, nó chỉ làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện trong những trường hợp mà giao
dịch do người đại diện xác lập, thực hiện phụ thuộc hay xuất phát từ ý chí của
người được đại diện. Quy định này có tính bảo vệ tương đối cao đối với quyền và
lợi ích của người được đại diện, phòng tránh những trường hợp mà người đại diện
lợi dụng quyền đại diện của mình và làm ảnh hưởng đến lợi ích của người mà họ
được ủy quyền hay pháp luật quy định họ đại diện.


Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt
quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người
được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá
phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người
đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ
trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm
vi đại diện mà vẫn giao dịch. Khác với quy định về hậu quả phát sinh từ
giao dịch do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện, họ phải tự
chịu trach nhiệm hoàn toàn về giao dịch của mình đã thực hiện thì ở đây,
người đjai diện khi có hành vi thực hiện, xác lập giao dịch vượt quá
phạm vi đại diện sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm về phần giao dịch vượt quá




phạm vi đại diện.
Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt
thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi
đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại,
trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại


diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều
này.
− Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại
cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt
hại.
IV. Thời hạn đại diện
1. Thời hạn đại diện.

Khoản 1 và Khoản 2 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn đại
diện là một quy định hoàn toàn mới nhằm xác định giá trị pháp lý của hành vi đại
diện.
Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, quyết định của cơ
quan có thẩm quyền, điều lệ của pháp nhân hoặc theo pháp luật quy định. Trong
trường hợp không xác định được thời hạn đại diện như trên thì thời hạn đại diện
được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể, còn nếu không được xác định với giao
dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm kể từ thời điểm phát sinh quyền
đại diện.
2. Chấm dứt đại diện

Có thể do nhiêu lí do mà hành vi đại diện không thể tồn tại mãi mãi, do vậy

mà để đảm bảo được lợi ích của các bên chủ thể trong quan hệ đại diện pháp luật đã
có quy định cụ thể về những trường hợp chấm dứt đại diện trong quan hệ đại diện
theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 140 Bộ luật
Dân sự.


Đại diện theo ủy quyền là xuất phát từ ý chí của các bên chủ thể cho nên khi nảy
sinh những vấn đề liên quan đến ý chí hay định đoạt của chủ thể thì có thể sẽ dẫn
đến chấm dứt quan hệ đại diện. Cụ thể quan hệ đại diện theo ủy quyền có thể chấm
dứt trong các trường hợp sau:

Hai bên chủ thể thỏa thuận chấm dứt đại diện.





Thời hạn ủy quyền đã hết.
Công việc mà người được đại diện ủy quyền cho người đại diện đã hoàn
thành. Ví dụ: anh A ủy quyền cho chị T thay mình bán một căn nhà và sau
khi bán được nhà chị T sẽ được hưởng 5% giá trị nhà bán được. Như vậy, sau
khi bán được nhà thì coi như công việc chị T được ủy quyền dã hoàn thành



do vậy mà quan hệ đjai diện chấm dứt.
Người đại diện hoặc người được đại diện là cá nhân chết, bởi quan hệ đại
diện theo ủy quyền là gắn với nhân thân cho nên khi cá nhân chết quyền và
nghĩa vụ của người đó trong quan hệ đại diện sẽ không được chuyển giao
cho người thừa kế mà ũng chấm dứt luôn; Người được đại diện và người đại

diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại.

Người được ủy quyền đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại
Khoản 3 Điều 134 Bộ luật này.

Các căn cứ khác làm cho hành vi đại diện không thực hiện được.
• Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp:

Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi
dân sự đã được khôi phục. Chẳng hạn khi con đủ 18 tuổi, tức đã thành
niên thì cha mẹ không còn là người đại diện nữa. hay một người trước
kia được tòa tuyên là mất năng lực hành vi đan sự nay đã đã được khôi
phục, tòa hủy tuyên bố thì quan hệ đại diện giữa người đó và người đại

diện sẽ chấm dứt.

Người được đại diện là cá nhân chết.
− Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại. Ví dụ như trong các trường hợp
pháp nhân hợp nhất, phá sản, pháp nhân giải thể hoặc bị tuyên bố là phá sản theo
luật phá sản.

Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
V. Liên hệ và so sánh với chế định đại diện trong Bộ luật Dân sự
2005.
Chế định đại diện là một chế định truyền thống của luật dân sự nói chung bao
gồm những quy định được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Đại diện được hiểu như
là một phương tiện pháp lí hữu ích tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức và các chủ


thể khác có thể tham gia giao dịch dân sự một cách thuận lợi nhất để thỏa mãn các

nhu cầu cũng như lợi ích của chủ thể tham gia.
Nước ta hiện nay đang áp dụng chế định đại diện của Bộ luật Dân sự Việt
Nam hiện hành là Bộ luật Dân sự 2005. Có thể nói bên cạnh việc hiểu đúng và áp
dụng hiệu quả các quy định của chế định đại diện thì tất nhiên vẫn không thể tránh
khỏi những bất cập khi sử dụng, áp dụng chế định này.
Bộ luật Dân sự 2015 được thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII
thay thế Bộ luật Dân sự 2005 cũ ( bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) với
những điểm mới. Đặc biệt là chế định đại diện đã bổ sung những quy định mới rên
tinh thần nhằm tạo điều kiện pháp lý tốt hơn trong việc trợ giúp cá nhân, pháp nhân
thực hiện, bảo vệ các quyền dân sự của mình và hạn chế rủi ro pháp lý trong các
quan hệ dân sự.
Trong đó có thể kể đến như khái niệm đại diện đã xác định rõ chủ thể đại diện
là cá nhân và pháp nhân chứ không giới hạn chủ thể đại diện là “một người” như
Điều 139 Bộ luật Dân sự 2005. Điều này là phù hợp với thực tiễn, góp phần tạo
điều kiện cho các chủ thể tham gia vào quan hệ đại diện dễ dàng hơn, không bị bó
buộc chỉ có một chủ thể là người đại diện như trước kia, điều quan trọng là các chủ
thể đại diện này xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh và vì lợi ích của
người được đại diện.
Bên cạnh đó quy định mỗi pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp
luật và pháp nhân có thể là đại diện theo ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác
(khoản 2 Điều 137 và Điều 138). Việc chính thức khẳng định một pháp nhân có thể
có nhiều người đại diện theo pháp luật xuất phát từ thực tiễn hoạt động của pháp
nhân (chủ yếu là doanh nghiệp) và để bảo đảm tính thống nhất với các văn bản
pháp luật khác có liên quan khác như Luật doanh nghiệp năm 2014.
Hơn nữa, Bộ luật Dân sự 2015 còn bổ sung mới thêm quy định về thời hạn đại
diện (Điều 140) và hậu quả pháp lí của hành vi đại diện (Điều 139) một cách rõ
ràng giúp việc áp dụng, sử dụng luật được dễ dàng hơn.


C-KẾT LUẬN

Từ những phân tích trên ta càng thấy được tầm quan trọng của chế định đại
diện không chỉ trong quan hệ pháp luật dân sự mà còn cả trong đời sống hàng ngày.
Mặc dù phap luật nước ta cho phép tât cả mọi người khi sinh ra đều có thể được
hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng bởi những lí do khách quan cũng như
chủ quan mà không phải mọi cá nhân, tổ chức đều có thể tự mình tham gia vào các
giao dịch dân sự. Lí do có thể bởi năng lực hành vi, nhận thức không đầy đủ, có thể
do trình độ, kiến thức không cho phép họ xác lập, thực hiện các giao dịch đó. Do
vậy mà chế định đại diện càng tỏ rõ tầm quan trọng và pháp luật cần phải quy định
về chế định đại diện để bảo vệ quyền cũng như lợi ích của các bên chủ thể trong
quan hệ đại diện. Chế định đại diện không chỉ thỏa mã nhu cầu của các bên tham
gia mà còn là công cụ pháp lí hiệu quả để nhà nước quản lí quan hệ đại diện trong
vòng trật tự ổn định.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Nxb Chính
trị Quốc gia;
2, Bộ luật Dân sự 2015;
3, TS Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên),Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ
luật Dân sự năm 2015, , Nxb Tư pháp Hà nội-2016;
4, Website : WWW.dhluathn.com
5, Website : WWW.Viettinlaw.com
6, Website : WWW.Luatduonggia.vn



×