Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

PHÂN TÍCH CHẾ ĐỊNH CHỦ TỊCH NƯỚC TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.85 KB, 9 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Chế định nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong hệ thống
chính trị của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, từ khi cách mạng tháng Tám năm 1945
thành công nhân dân ta dành được chính quyền nước ta đã có nguyên thủ quốc
gia gọi là Chủ tịch nước (được quy định tại hiến pháp 1946). Qua từng bản hiến
pháp, vị trí, chức năng, quyền hạn và mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ
quan nhà nước ở Trung ương nói chung, với Tòa án nhân dân tối cao, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao nói riêng ngày càng được mở rộng và có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Bài viết sau đây đi sâu phân tích rõ hơn mối quan hệ giữa
chủ tịch nước với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo
pháp luật hiện hành.

NỘI DUNG CHÍNH
1,Vị trí, tính chất và trật tự hình thành của Chủ tịch nước theo
quy định của pháp luật hiện hành
a, Vị trí và tính chất
“Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa việt Nam về đối nội và đối ngoại” (điều 86 Hiến pháp 2013). Như vậy
cũng như các hiến pháp 1992,1980,1959 Chủ tịch nước chỉ đóng vai trò là
nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Nhà nước chứ không đứng đầu Chính phủ
như chế định Chủ tịch nước trong hiến pháp 1946
b, Trật tự hình thành
“Chủ tịch nước là do quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc Hội. Chủ tịch
nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc Hội. Nhiệm kì của chủ
tịch nước theo nhiệm kì của Quốc Hội. Khi Quốc Hội hết nhiệm kì, Chủ tịch
nước tiếp tục làm việc cho tới khi Quốc Hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước”
(điều 87 Hiến pháp 2013)


2,Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án nhân dân tối cao,
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo pháp luật hiện hành


Về tổ chức bộ máy Nhà nước trong Hiến Pháp 2013, Chủ tịch nước với Tòa
án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau trong việc phối hợp với nhau để có thể phát huy hiệu lực, chức năng,
quyền hạn của mình tạo nên sức mạnh tổng hợp quyền lực nhà nước đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng.
Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao là mối quan hệ quan trọng, mối quan hệ này đảm bảo cho Chủ
tịch nước có thể liên kết, phối hợp với tất cả các cơ quan trong cơ chế nhà nước.
*Quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ tịch nước đối với Tòa án nhân dân và
Viện Kiểm sát nhân dân theo Hién pháp 2013
- Chủ tịch nước đề nghị Quốc Hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị
quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó Chánh án tòa án nhân dân tối
cao, Thẩm phán các Tòa khác, Phó Viện trưởng, kiểm sát viên Viên Kiểm sát
nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công
bố quyết định đại xá ( Khoản 3 Đều 88 Hiến pháp 2013).
- Bằng quyết định của mình Chủ tịch nước thành lập Hội đồng đặc xá để tham
mưu, tư vấn giúp Chủ tịch nước trong việc xem xét quyết định đặc xá. Hội đồng
đó có sự tham gia của các cấp lãnh đạo của các cơ quan tư pháp, cơ quan bảo vệ
pháp luật.
*Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án nhân dân tối cao theo Luật tổ
chức tòa án nhân dân 2014
-Tại khoản 1 Điều 26 quy định: Chánh án tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
-Tại điều 27
+Khoản 4 quy định: Chánh án tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước ý
kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.



+Khoản 7 quy định: Chánh án tòa án nhân dân quyết định trình Chủ tịch nước
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó chánh án tòa án nhân dân tối cao và
Thẩm phán các tòa án khác.
+Khoản 16 quy đinh: Chánh án tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm báo
cáo công tác trước Quốc hội; Trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách
nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
-Tại khoản 1 điều 28 quy định: Phó chánh án tòa án nhân dân tối cao được Chủ
tịch nước bổ nhiệm trong số các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Phó Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước miễn nhiệm và cách chức.
*Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo
Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014
-Tại khoản 1 điều 62 quy định: Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao do
Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
-Tại điều 63
+Khoản 4 quy định: Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch
nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
+Khoản 8 quy định: Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch
nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử
hình.
+Khoản 12 quy định: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và
báo cáo công tác trước Quốc hội; Trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu
trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch
nước.
-Tại khoản 1 điều 64 quy định: Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo đề nghi của Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-Tại khoản 1 điều 69 quy định: Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự trung ương
là Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm,



miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
-Báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phải được ủy ban kiểm sát nhân
dân tối cao thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Nếu viện trưởng không
nhất chí với ý kiến đa số của thành viên của ủy ban Kiểm sát thì thực hiện theo
quy định của đa số nhưng có quyền báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ
tịch nước.

3,Đánh giá mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án nhân dân
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Qua quy định trên đây của Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức tòa án nhân dân
2014, Luật tổ chức Viện kiển sát nhân dân 2014 ta có thể thấy được với nhiệm
vụ, quyền hạn của mình Chủ tịch nước đã đưa ý kiến của mình đề nghị Quốc hội
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm những vị trí quan trọng nhất của hệ thống cơ quan
tư pháp; Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội để bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
những vị trí quan trọng khác trong hệ thống cơ quan tư pháp. Miễn nhiệm, bãi
nhiệm những cá nhân đang giữ vị trí quan trọng trong hệ thống tư pháp mà
không còn phù hợp với tính chất công việc hay không còn nhận được sự ủng hộ,
tín nhiệm của nhân dân.
Đồng thời mối quan hệ chặt chẽ không tách rời giữa Chủ tịch nước với Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nân dân tối cao đã góp phần quan trọng trong
việc đảm bảo cho sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện quyền lập pháp-hành pháp-tư pháp. Nhờ đó bộ máy nhà nước hoạt
động có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước trên tất cả lĩnh
vực trong thời kì đổi mới.
Trong mối quan hệ với cơ quan tư pháp, Chủ tịch nước quyền rất quan trọng đó
là quyết định đặc xá. Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà Nước do Chủ
tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù thỏa mãn
những điều kiện nhất định nhân dịp có một sự kiện trọng đại, nhân ngày lễ lớn

của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt. Thể hiện sự khoan hồng của Đảng,
Nhà Nước và truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam đối với những người


phạm tội nhằm khuyến khích họ hối cải, rèn luyện vươn lên để trở thành người
tốt, người có ích cho gia đình, quê hương và xã hội. Tuy nhiên, điều bất hợp lý
nhất là Chủ tịch nước tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện, đối
tượng áp dụng … để rồi tự Chủ tịch nước lại tự ban hành quyết định đặc xá cho
những đối tượng đáp ứng được những điều kiện này. Điều này hoàn toàn không
phù hợp với nguyên tắc phân công trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Bất
cập này hiện nay đã được loại bỏ bởi sự ra đời và có hiệu lực của Luật Đặc xá
2007.
Liên quan đến quyền tư pháp còn phải kể đến quyết định ân xá của Chủ tịch
nước khi người bị kết án tử hình gửi đơn lên Chủ tịch nước để xin giảm hình
phạt xuống tù trung thân. Cơ sở để Chủ tịch nước xét ân xá là phải có đơn xin
giảm án tử hình xuống chung thân của phạm nhân gửi đến trong thời hạn Luật
định. Nội dung trong đơn phải nêu rõ việc xin ân giảm tử hình kèm theo quyết
định không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm cỏa Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Với quy
định này một lần nữa cơ quan tư pháp đã khẳng định việc kết án hoàn toàn đúng
người, đúng tội. Việc Chủ tịch nước xem xét đơn ân giảm của phạm nhân không
phải là xem xét lại bản án, quyết định đó đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân các
cấp là đúng hay sai, mà chỉ xem xét dưới góc độ nhân đạo để quyết định đồng ý
hay không đồng ý giảm án tử hình xuống chung thân cho phạm nhân. Hiện nay,
Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 chỉ quy định tời hạn phạm nhân có thể gửi
đơn cho Chủ tịch nước là 7 ngày, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (khoản
1 điều 258) mà không quy định tời hạn mà Chủ tịch nước phải trả lời đồng ý ân
giảm hay bác đơn. Vì vậy trên thực tế vẫn còn tồn tại những bất cập, có trường
hợp trong cùng một vụ án cả hai phạm nhân đều bị tuyên án tử hình, cả hai đều
gửi đơn xin ân giảm tới Chủ tịch nước nhưng có phạm nhân được ân giảm, có

phạm nhân lại bị bác đơn mà không có nguyên nhân phảm hồi từ Chủ tịch nước.
Ví dụ: Theo quy định số 697/2010/QD-CTN của Chủ tịch nước, Tòa án nhân
dân tối cao có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và tập hợp hồ sơ nhằm thực hiện
chủ trương “đặc xá rộng rãi vì 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”


Ngày 28/8/2015, tại Hà Nội, văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ công
an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ ngoại giao, văn phòng chính phủ à các cơ quan
liên quan tổ chức họp báo công bố quyết định đặc xá 2015 của Chủ tịch nước
cho những phạm nhânđang chấp hành hình phạt tù và những phạm nhân đang
được hoãn, tạm đình chỉ hình chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện được ân xá
theo quy định của pháp luật nhân dịp kỉ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và
Quốc khánh 2/9 . Theo quyết định này Chủ tịch nước đã kí quyết định đặc xá tha
tù trước thời hạn cho 18.289 phạm nhân đang chấp hành án tù có đủ điều kiện
đặc xá và 225 người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, 16 người đang được
tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện được hưởng đặc xá.

KẾT LUẬN
Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao được quy định tại Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức tòa án nhân
dân 2014 và Luật tổ chức Viện Kiếm sát nhân dân 2014 đã khẳng định thêm vai
trò của Chủ tịch nước ngày càng quan trọng trong hệ thống chính trị nói chung
và trong mối quan hệ với hệ thống tư pháp nói riêng. Đó là nối quan hệ quan
trọng, gắn bó mật thiết không thể tách rời tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn
còn tồn tại những hạn chế vì vậy mối quan hệ này luôn cần được quan tâm, điều
chỉnh cho phù hợp theo từng giai đoạn phát trển của đất nước.
Trên đây là phần tìm hiểu của em về mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án
nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Bài làm còn nhiều thiếu sót
mong các thầy (cô) góp ý thêm để bài làm hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, NXB Tư
pháp,HN,2009
2, Hiến pháp Việt Nam 1946,1959,1980,1992,2013
3, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
4,Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014
5, Website: www.chinphu.vn
6, Website: www.wikipedia.org
7, Website: www.vietnamplus.vn
8, Website: www.moj.gov.vn


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………..……………………………………..…
1
NỘI DUNG CHÍNH…………………………………………………………......1
1, Vị trí, tính chất và trật tự hình thành của Chủ tịch nước theo quy định của
pháp

luật

hiện

hành…………………………………………………………………….1
2, Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao theo pháp luật hiện hành………………………………………2
3, Đánh giá mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án nhân dân tối cao, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao……………………………………………………….4

KẾT LUẬN………...……………………………………………………………5




×