MỞ ĐẦU
Luật so sánh không phải là một ngành luật thực định, không có chức năng
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong một lĩnh vực cụ thể như bộ luật
dân sự, luật thương mại, luật đất đai…
Thế nhưng, nghiên cứu và phân tích về luật so sánh là một trong những
công việc có ý nghĩa rất lớn không chỉ với pháp luật của từng quốc gia mà còn
đối với cả pháp luật quốc tế. Và để tìm ra được ý nghĩa ấy, cần phải tìm tòi, thấu
hiểu những đặc trưng cơ bản của luật so sánh, bởi đây là một khái niệm luật
không giống so với các luật khác.
Trong bài viết này, tôi xin đưa ra một số quan điểm của bản thân về sự phân
tích bình luận luật so sánh và rút ra những ý nghĩa đối với đời sống pháp luật
quốc tế. Trong quá trình nghiên cứu còn nhiều thiếu sót kính mong thầy cô giúp
đỡ và sửa chữa !
1
NỘI DUNG
I. Hệ thống lý luận chung về Luật so sánh
1. Khái niệm và đặc điểm của luật so sánh
1.1. Khái niệm luật so sánh
Bàn về khái niệm luật so sánh có rất nhiều quan điểm được đưa ra và gây
nhiều tranh luận trong khoa học pháp lí trên thế giới.
Hai học giả người Đức là Zweigert và Kotz đã mô tả “Luật so sánh là hoạt
động trí tuệ mà pháp luật là đối tượng và so sánh là quá trình của hoạt động”.
Hai học giả đã cho rằng luật so sánh là hoạt động của trí tuệ, tức là hoạt động
nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và đối tượng của quá trình ấy là pháp luật thông qua
hoạt động là so sánh.
Theo Peter de Cruz thì định nghĩa luật so sánh là “nghiên cứu có hệ thống
các truyền thống pháp luật và các quy phạm pháp luật nào đó trên cơ sở so
sánh”, cách định nghĩa này nghe chừng đã mở rộng hơn, trọng tâm hơn so với
khái niệm trước, rằng luật so sánh là việc nghiên cứu một cách có hệ thống với
đối tượng là các truyền thống pháp luật và các quy phạm pháp luật dựa trên sự
so sánh.
Thế nhưng định nghĩa như trên vẫn chỉ dừng lại ở một mức độ cá nhân nào
đó, nhìn nhận từ một khía cạnh khác, Michael Bogdan đã đưa ra một khái niệm
về luật so sánh mà cho đến bây giờ vẫn được áp dụng rộng rãi nhất, theo ông thì
“luật so sánh bao gồm:
So sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và
khác biệt;
Sử dụng những điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định, giải thích
nguồn gốc của chúng, đánh giá những giải pháp được sử dụng trong các hệ
thống pháp luật khác nhau, phân nhóm các hệ thống pháp luật thành các dòng
họ pháp luật hoặc nghiên cứu những vấn đề cốt lõi của các hệ thống pháp luật;
và xử lý các vấn đề mang tính phương pháp luận nảy sinh có liên quan đến các
nhiệm vụ trên, bao gồm những vấn đề mang tính phương pháp luận liên quan
đến việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài”.
2
Nhìn vào khái niệm trên, có thể thấy được rằng Luật so sánh là hoạt động
so sánh giữa các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và
khác biệt giữa các hệ thống pháp luật đó. Mục đích là để giải thích nguồn gốc,
đánh giá những giải pháp của các đối tượng được so sánh; phân nhóm các hệ
thống thành các dòng họ pháp luật hoặc nghiên cứu những vấn đề khác. Đây là
một khái niệm hoàn chỉnh và đầy đủ nhất về Luật so sánh, từ khái niệm trên ta
có thể phần nào hiểu được những đặc điểm của luật so sánh.
1.2. Đặc điểm luật so sánh
Luật so sánh bao gồm những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, luật so sánh không phải là một ngành luật hay một lĩnh vực pháp
luật thực định, bởi luật so sánh là sự so sánh các hệ thống pháp luật chứ không
phải để điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại.
Thứ hai, so sánh các hệ thống pháp luật để tìm ra những điểm tương đồng
và khác biệt, đây là một đặc điểm quan trọng nhất của luật so sánh.
Thứ ba, luật so sánh không phải là nghiên cứu pháp luật nước ngoài. Trong
quá trình so sánh cần sử dụng pháp luật của nước ngoài, nhưng hệ thống pháp
luật ấy cần có mối quan hệ với đối tượng mà chúng ta so sánh. Hay nói cách
khác, các đối tượng so sánh, kể cả pháp luật nước ngoài phải có những nét tương
đồng và khác biệt, phải làm rõ cho nhau.
Thứ tư, nhiệm vụ quan trọng của luật so sánh là giải thích những điểm
tương đồng và khác biệt, tức là người nghiên cứu sẽ phải đặt ra câu hỏi là tại sao
các hệ thống pháp luật khác nhau lại có những điểm tương đồng và khác biệt đó.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của luật so sánh
2.1. Đối tượng nghiên cứu của luật so sánh
Như đã phân tích ở trên, luật so sánh khác với những ngành luật thực định
khác, bởi nếu các ngành luật như dân sự, hình sự, hay hành chính đều tập trung
nghiên cứu các lĩnh vực nhất định của hệ thống pháp luật. Còn luật so sánh là
việc so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng và
khác biệt. Vậy có thể khẳng định rằng các hệ thống pháp luật là đối tượng của
luật so sánh.
Hệ thống pháp luật là khái niệm có nhiều nội hàm khác nhau tùy thuộc vào
ngữ cảnh sử dụng thuật ngữ đó. Có hai ngữ cảnh thường được các học giả sử
dụng, ngữ cảnh thứ nhất, hệ thống pháp luật được sử dụng để nói đến hệ thống
3
pháp luật của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào đó. Ví dụ như khi nói hệ thống
pháp luật Mỹ với hàm ý là quốc gia nhưng cũng có thể ám chỉ hệ thống pháp
luật của từng bang trong nhà nước liên bang Mỹ. Ngữ cảnh thứ hai, nói đến hệ
thống pháp luật của một nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà hệ thống pháp
luật của chúng có những điểm chung nhất định. Từ ngữ cảnh thứ hai này, một số
học giả đã thay đổi cách gọi thành “dòng họ pháp luật”.
Như vậy, có thể thấy đối tượng của luật so sánh là không hề bị giới hạn, để
tiến hành được việc so sánh nhà nghiên cứu phải có cái nhìn toàn diện về đối
tượng so sánh, bởi chỉ khi lựa chọn đúng đối tượng mới có thể thực hiện thành
công quá trình nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành một cuộc nghiên cứu, sau khi đã lựa chọn được đối tượng các
nhà nghiên cứu phải xác định các phương pháp nghiên cứu cần thiết. Trong luật
so sánh có các phương pháp nghiên cứu nổi bật như phương pháp so sánh chức
năng, phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp…
II. Ý nghĩa của luật so sánh trong đời sống pháp luật quốc tế
Luật so sánh không phải là một đối tượng dễ hiểu, để thực hiện được công
cuộc so sánh đòi hỏi phải có một trình độ nhất định, cần có sự tỉ mỉ, tìm tòi và
hiểu bản chất của vấn đề. Tuy khó khăn như vậy, nhưng ý nghĩa của nó để lại rất
lớn lao, đối với đời sống pháp quốc tế ý nghĩa ấy lại càng thấy rõ.
1. Tính giáo dục chung của luật so sánh.
Đây là một ý nghĩa cơ bản được nhìn nhận rõ nhất, luật so sánh giúp cho
các luật sư có được những kiến thức toàn diện, nâng cao kiến thức, hiểu biết về
văn hóa và cách sống của các dân tộc khác. Đồng thời khi đã có được những sự
hiểu biết nhất định, sẽ tạo điều kiện giao lưu quốc tế và đối ngoại với các đồng
nghiệp ở nước ngoài. Để học được luật so sánh, cần có sự tư duy, trí tuệ phải
hoạt động nghiêm túc, và cần có vốn ngoại ngữ. Do vậy, luật so sánh còn
khuyến khích việc học và sử dụng ngoại ngữ.
2. Tăng sự hiểu biết về hệ thống nội luật
Tại sao lại như vậy? Về cơ bản bất cứ thành viên của một quốc gia nào
cũng đều hiểu được pháp luật của nước mình, nhưng để hiểu sâu sắc, toàn diện
4
thì chỉ có những người làm luật, những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật
mới có thể thấu hiểu được.
Khi nghiên cứu luật so sánh, người nghiên cứu sẽ có cái nhìn về hệ thống
pháp luật trong nước với một quan điểm mới và có một khoảng cách cần thiết.
Từ đó ta có nhận thức toàn diện hơn về chức năng và giá trị của pháp luật nước
nhà.
3. Tìm kiếm mô hình lý tưởng
Đây là một ý nghĩa rất thực tế, bởi:
Thứ nhất, khi có sự hiểu biết về pháp luật của chính nước mình thông qua
luật so sánh, các luật gia có thể đánh giá các hệ thống pháp luật ấy không bị ràng
buộc bởi những giải pháp pháp luật nhất định mà đối với các luật gia không
nghiên cứu luật so sánh không thể nhận thấy được điều đó. Điều này đặc biệt
quan trọng đối với công tác lập pháp, với quá trình tìm đến một hệ thống pháp
luật hoàn chỉnh cho đất nước mình.
Thứ hai, khi nghiên cứu luật so sánh, nhà nghiên cứu có sự hiểu biết về các
nước khác không chỉ về lĩnh vực pháp luật mà còn trong lĩnh vực khoa học tự
nhiên, ngành y và các ngành khoa học kỹ thuật.
Thứ ba, trong những năm gần đây, các nước phát triển và các nước xã hội
chủ nghĩa đã và đang nhận nhiều trợ giúp trong lĩnh vực pháp luật từ các nước
công nghiệp phát triển, đặc biệt đối với những chuyên ngành pháp luật cần thiết
cho nền kinh tế thị trường và sự phát triển cho nền chính trị dân chủ. Do vậy,
nghiên cứu luật so sánh có thể đáp ứng điều này.
5
4. Hài hòa và thống nhất hóa pháp luật
Thứ nhất, ý nghĩa hài hòa pháp luật. Là quá trình nhằm làm cho các nguyên
tắc pháp luật của hai hoặc nhiều hơn các hệ thống pháp luật trở nên gần giống
nhau.
Thứ hai, ý nghĩa thống nhất pháp luật nhằm chủ định ban hành những
nguyên tắc pháp luật tương tự giống nhau trong hai hoặc nhiều hệ thống pháp
luật. Đây là quá trình đầy trắc trở, bởi không chỉ vì có các ý kiến khác nhau mà
còn vì sự thiếu hiểu biết về tư tưởng pháp luật, các khái niệm pháp luật giữa các
nước…vì thế có rất nhiều khó khăn nhưng càng khẳng định hơn giá trị to lớn
của luật so sánh.
Thành tựu nổi bật cho ý nghĩa này là sự ra đời của Công ước năm 1980 của
Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)
5. Sự vận hành pháp luật thực định
So sánh luật có thể có lợi ngay cả khi tòa án và các cơ quan có thẩm quyền
giải thích và áp dụng các nguyên tắc của pháp luật chính nước mình, đồng thời
cũng sẽ đúng khi tiến hành và áp dụng các nguyên tắc, các quy phạm là kết quả
của hòa nhập và thống nhất quốc tế. Luật so sánh có thể được sử dụng theo cách
tương tự để giải thích và áp dụng các nguyên tắc pháp luật vay mượn từ hệ
thống pháp luật khác. Như vậy, luật so sánh giúp tạo nên sự vận hành pháp luật
khi đặt trong sự đối chiếu với các hệ thống pháp luật khác.
6. Ý nghĩa với công pháp quốc tế
Luật so sánh đối với công ước quốc tế thể hiện qua những trường hợp cụ
thể, mỗi đối tượng lại áp dụng luật so sánh một cách khác nhau và qua đó chúng
ta thấy được những đóng góp quan trọng của luật so sánh
Theo hiến chương tòa án quốc tế tại Điều 38 thì các nguyên tắc pháp luật
chung được các dân tộc văn minh thừa nhận là một trong những nguồn của ICJ,
nguồn này là các nguyên tắc trong pháp luật quốc gia các nước. Chỉ có phương
pháp khoa học có thể chấp nhận được để xác định những nguyên tắc nào là phổ
biến trong thế giới của các dân tộc văn minh là phương pháp so sánh các hệ
thống pháp luật hiện hành. Thế nhưng hiện nay vẫn chưa có sự nghiên cứu luật
so sánh nào về những nguyên tắc được coi là công nhận phổ biến.
6
Trong hiệp ước thành lập Cộng đồng chung châu Âu 1957 (Hiệp ước
Rome), tại khoản 2 Điều 215 quy định: “trường hợp xem xét trách nhiệm ngoài
hợp đồn, Cộng đồng sẽ dựa trên những nguyên tắc chung phổ biến đối với pháp
luật của các quốc gia thành viên để xem xét một cách hợp lý các thiệt hại do các
cơ quan hoặc viên chức của Cộng đồng gây ra trong khi thi hành nghĩa vụ”
trong quy định trên, đã sử dụng phương pháp điều tra so sánh để xác định nội
dung chính của các nguyên tắc phổ biến của pháp luật về vi phạm ngoài hợp
đồng. Việc so sánh hệ thống pháp luật của các quốc gia thành viên có vai trò
quan trọng trong các hoạt động thường xuyên của cơ quan trong Liên minh
Châu Âu.
Trong một số trường hợp, đóng góp của ngành luật so sánh là hết sức cần
thiết để xác định đâu là tập quán pháp luật quốc tế, nếu muốn xác định các
chuẩn mực quốc tế tối thiểu mang tính phổ biến chỉ có thể sử dụng phương pháp
nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, luật so sánh còn có nhiều ý đối với công pháp quốc tế trên nhiều
khía cạnh khác, ví dụ nổi bật nhất như việc ngăn chặn sự hiểu sai, và việc giải
thích khác nhau về các khái niệm và các thuật ngữ.
7. Ý nghĩa đối với tư pháp quốc tế và luật hình sự quốc tế
Các quy phạm của tư pháp quốc tế bắt nguồn từ tòa án và cơ quan có thẩm
quyền áp dụng luật nước ngoài. Sẽ không có ý nghĩa của luật so sánh nếu không
có việc áp dụng luật nước ngoài ở đây. Quá trình ấy đã gián tiếp để đòi hỏi phải
có những so sánh nhất định giữa luật nước ngoài và luật của nước có tòa án. Ví
dụ, tòa án Thụy Điển phải xem xét di chúc do công dân không phải là người Bắc
Âu lập có hiệu lực hay không khi người lập di chúc không có đủ năng lực hành
vi. Theo quy định của tư pháp quốc tế Thụy Điển thì vấn đề này được quyết định
dựa trên pháp luật của quốc gia mà người lập di chúc mang quốc tịch. Như vậy
lại phải tốn thời gian, kinh phí để đến tận nước đó và tìm các nguyên tắc để áp
dụng phù hợp với pháp luật Thụy Điển về năng lực lập di chúc. Theo như ví dụ
trên, nếu có sự so sánh luật thì có thể sẽ giải quyết được vấn đề trong thời gian
ngắn. Điều này càng khẳng định hơn nữa ý nghĩa của luật so sánh.
7
Ngoài ra, việc so sánh pháp luật nước ngoài với luật nội địa cũng rất cần
thiết đối với ngành luật hình sự quốc tế. Một hiện tượng rất dễ dàng nhận thấy
đó là một người sẽ không bị trừng phạt vì hành vi thực hiện ở nước ngoài nếu
như hành vi đó không thể bị trừng phạt theo pháp luật của quốc gia nơi nơi hành
vi đó được thực hiện…Trong từng vụ việc cụ thể, không thể xác định thế nào là
“hình phạt nghiêm trọng” hay “loại tội tương đương” nếu không có sự so sánh
giữa luật nội địa và luật nước ngoài.
8. Ý nghĩa trong mục đích sư phạm
Với mục đích chính của luật so sánh là mục đích sư phạm, các nhà nghiên
cứu đã tổng kết, so sánh những hệ thống pháp luật quan trọng nhất và sau đó
phân nhóm chúng. Để tiện cho việc theo dõi, nghiên cứu và học tập thì các hệ
thống pháp luật có liên quan đến nhau, có nhiều điểm tương đồng sẽ được sắp
xếp trong cùng một nhóm. Ví dụ như khi đã có hiểu biết về pháp luật Anh và có
nhu cầu tìm hiểu pháp luật New Zealand thì sẽ không cần phải nghiên cứu pháp
luật New Zealand từ đầu, mà chỉ cần tập trung xem xét những điểm khác biệt
giữa hệ thống pháp luật Anh và New Zealand vì hệ thống pháp luật New
Zealand dựa trên hệ thống pháp luật Anh.
9.
Ý nghĩa trong các lĩnh vực khác
Ngoài những ý nghĩa quan trong đã nêu ở trên, luật so sánh vẫn chưa dùng
lại ở đó, vẫn tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến các lĩnh vực khác, như
ngàng nghiên cứu lịch sử pháp luật, khi đó chúng ta cần so sánh các hệ thống
pháp luật hiện hành để tìm ra dấu vết phát triển của các thiết chế pháp luật khác
nhau.
Hơn thế nữa, luật so sánh là nguồn tri thức cần thiết và phong phú để xây
dựng thuật ngữ quốc tế và giúp ích cho công tác biên soạn các loại từ điển luật
song ngữ và đơn ngữ…
III. Đánh giá
Như đã nói ngay từ phần đầu, luật so sánh là quá trình nghiên cứu hết sức
khó khăn và không phải ai cũng có thể thực hiện được công việc này. Không chỉ
8
phải hiểu đúng bản chất, đúng ngữ nghĩa, phạm vi của ngôn từ, mà còn đòi hỏi
một trình độ hiểu biết sâu rộng và có sự hoạt động trí óc minh mẫn. Đồng thời
cũng phải thật kiên trì và bền bỉ, có như vậy mới tiếp cận và chinh phục được
luật so sánh.
Vì khó nên lại rất mới lạ, và gây hứng thú cho người nghiên cứu tìm tòi.
Những ý nghĩa nêu trên mới chỉ là sự tìm kiếm sơ lược nhất về ý nghĩa của luật
so sánh, ngoài ra sẽ còn rất nhiều vấn đề nữa mà trong bài viết này chưa nói tới.
Với một vai trò quan trọng như vậy, luật so sánh sẽ tiếp tục cống hiến, tiếp tục
tại ra nhiều giải pháp, hữu ích giúp cho việc xây dựng, áp dụng pháp luật trở nên
dễ dàng hơn, việc thấu hiểu pháp luật quốc tế trở nên đơn giản hơn.
Vì tài liệu nghiên cứu còn quá ít, đa số là tài liệu tiếng anh, nên cũng còn
gây nhiều khó khăn cho những người hạn chế ngoại ngữ và muốn tìm hiểu môn
luật so sánh này. Mong rằng trong tương lai tới, pháp luật Việt Nam sẽ đưa ra
nhiều nghiên cứu hơn về luật so sánh và vai trò to lớn của nó để phần nào chia
sẻ đến những người đam mê những kiến thức cơ bản nhất về luật so sánh.
9
KẾT LUẬN
Bằng sự ứng dụng thực tế, bằng những ý nghĩa hết sức to lớn và sự ảnh
hưởng không nhỏ đến pháp luật quốc tế, luật so sánh ngày càng phổ biến hơn
đến với nhiều quốc gia. Việt Nam cũng đã và đang tiếp nhận những ý nghĩa đó,
chúng ta đều tin tưởng rằng trong thời gian tới các nhà làm luật Việt Nam sẽ
nghiên cứu và áp dụng linh hoạt ý nghĩa của luật so sánh vào tình hình thực tế
nước ta, đưa pháp luật nước ta ngày một phát triển và sáng tạo hơn.
Vì kiến thức của bản thân còn hạn hẹp nên nghiên cứu vấn đề còn nhiều
thiếu sót, kính mong thầy cô giúp đỡ và bỏ qua!
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật so sánh, Michael Bogdan, người dịch: PGS.TS Lê
Hồng Hạnh, TH.S.Dương Thị Hiền
2. Giáo trình Luật so sánh trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
11
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................1
NỘI DUNG..................................................................................2
I. Hệ thống lý luận chung về Luật so sánh......................2
1. Khái niệm và đặc điểm của luật so sánh...................2
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của luật so
sánh.......................................................................................3
II.
Ý nghĩa của luật so sánh trong đời sống pháp luật
quốc tế.....................................................................................4
1. Tính giáo dục chung của luật so sánh........................4
2. Tăng sự hiểu biết về hệ thống nội luật......................5
3. Tìm kiếm mô hình lý tưởng...........................................5
4. Hài hòa và thống nhất hóa pháp luật.........................6
5. Sự vận hành pháp luật thực định................................6
6. Ý nghĩa với công pháp quốc tế....................................6
7. Ý nghĩa đối với tư pháp quốc tế và luật hình sự
quốc tế..................................................................................7
8. Ý nghĩa trong mục đích sư phạm................................8
9. Ý nghĩa trong các lĩnh vực khác..................................8
III. Đánh giá..........................................................................9
KẾT LUẬN.................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................11
12