Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

“Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp _ Phân tích các doanh nghiệp ngành ngân hàng”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.16 KB, 26 trang )

Đề án mơn học

LỜI NĨI ĐẦU
Bất cứ doanh nghiệp nào khi vận hành cũng đều có một cấu trúc vốn
nhất định dù họ có ý thức xây dựng nó hay khơng. Có thể là 100% vốn cổ
phần hoặc là 30% nợ vay, 70% vốn cổ phần v.v. Có gì khác nhau giữa hai
cấu trúc vốn này?… Vâng, sẽ là không có gì đáng bàn cãi nếu giá trị mang
lại cho các cổ đông của hai cấu trúc vốn khác nhau này là như nhau. Tuy
nhiên, vì những ưu nhược điểm nhất định của nợ vay và vốn chủ mà mỗi
cơ cấu vốn sẽ có ảnh hưởng khác nhau tới hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.
Tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn được gọi là cấu trúc vốn. Phần đông
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhìn nhận về tỷ lệ này khá
đơn giản. Thường thì chúng ta tự nhẩm tính khi nào thì nên mượn nợ, khi
nào thì kêu gọi thêm vốn chủ sỡ hữu. Dĩ nhiên những tính tốn đó phần
nào cũng có “lý” của người ra quyết định. Việc xác định một cấu trúc vốn
doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay nợ bao nhiêu để
có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp là một vấn đề lớn, rất quan trọng
trong tài chính doanh nghiệp, là một trong những vấn đề làm đau đầu các
nhà quản lý. Đây là một vấn đề khá thú vị cả trong nghiên cứu lý luận lẫn
áp dụng trong thực tiễn. Xuất phát từ vấn đề trên, em quyết định chọn đề
tài: “Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn tới hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp _ Phân tích các doanh nghiệp ngành ngân hàng”. Mục
tiêu của bài viết này là xem xét cơ cấu nợ trên tổng tài sản ảnh hưởng như
thế nào tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Từ đó làm nền tảng cho hành
trình đi tìm cơ cấu vốn tối ưu của các doanh nghiệp.

Phạm Thị Nga

1


Lớp: Tốn tài chính 47


Đề án mơn học
Dù đã cố gắng song do cịn hạn chế về kiến thức nên trong quá trình
làm đề án em khơng tránh khỏi những thiếu sót, em mong thầy cơ góp ý để
em hồn thiện hơn trong những đề tài tiếp theo.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Ngơ Văn Thứ đã
nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn thành đề án này!

Phạm Thị Nga

2

Lớp: Tốn tài chính 47


Đề án môn học

NỘI DUNG
I.GIỚI THIỆU VỀ CƠ CẤU VỐN.
1. Khái niệm về cơ cấu vốn.
Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được định nghĩa như là sự kết hợp
giữa nợ (debt) và vốn cổ phần (equity) trong tổng nguồn vốn dài hạn mà
doanh nghiệp có thể huy động được để tài trợ cho các dự án đầu tư.
Tùy theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh
nghiệp có thể có các phương thức huy động vốn khác nhau. Trong điều
kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
được đa dạng hóa nhằm khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Nguồn
vốn của một doanh nghiệp bao gồm hai khoản mục chủ yếu sau đây:

 Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Đối với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp bao gồm: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, tăng vốn bằng
phát hành cổ phiếu mới.
 Nợ vay.
Để bổ sung vốn cho quá trình sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp
có thể sử dụng nợ từ các nguồn: tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại
và vay thông qua phát hành trái phiếu.
2. Ưu, nhược điểm của vốn chủ sở hữu.
Một trong những điểm không thuận lợi của vốn chủ sỡ hữu đó là giá
thành (hay chi phí) của nó cao hơn chi phí của nợ. Bởi lẽ, không người đầu
tư nào bỏ tiền đầu tư vào công ty gánh chịu những rủi ro về hoạt động và
kết quả kinh doanh của công ty mà lại chịu nhận tiền lãi bằng lãi suất cho
Phạm Thị Nga

3

Lớp: Tốn tài chính 47


Đề án mơn học
vay nợ. Bên cạnh đó với tính chất khơng được miễn trừ thuế làm cho chi
phí vốn càng cao hơn. Việc này này dẫn tới một điểm không thuận lợi
khác, là khi vốn chủ sở hữu càng cao, số lượng người chủ sỡ hữu càng
nhiều, thì áp lực về kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như sự quản lý, giám sát
của họ lên các nhà điều hành công ty càng lớn.
Tuy vậy vốn chủ sỡ hữu sẽ vẫn phải tăng khi công ty cần tiền. Tăng
để cân bằng với nợ và giữ cho công ty ở trong tình trạng tài chính lành
mạnh. Một lý do để các nhà đầu tư tăng vốn nữa là khi thị trường định giá
cổ phiếu của nó cao hơn giá trị nội tại, phát hành vốn trong trường hợp đó

sẽ tạo ra lợi nhuận tài chính cho cơng ty, và thực chất là tăng phần lợi
nhuận cho những nhà đầu tư hiện hữu.
3. Ưu, nhược điểm của nợ.
Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc dùng nợ thay cho vốn
chủ sỡ hữu đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế.
Trong khi đó thì cổ tức hay các hình thức thưởng khác cho chủ sỡ hữu phải
bị đánh thuế. Trên nguyên tắc mà nói, nếu chúng ta thay vốn chủ sở hữu
bằng nợ thì sẽ giảm được thuế doanh nghiệp phải nộp, và vì thế tăng giá trị
của doanh nghiệp lên.
Ưu điểm thứ hai của nợ, đó là thơng thường nợ rẻ hơn vốn chủ sỡ
hữu. Sở dĩ nói nợ vay rẻ hơn vốn cổ phần là vì: Thứ nhất, quyền của các
chủ nợ được ưu tiên trước quyền của cổ đông nếu trường hợp doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, do vậy chủ nợ được xem là có mức độ
rủi ro thấp hơn các cổ đơng; tương ứng với sự an tồn này, họ sẽ nhận
được một tỷ suất sinh lợi (chính là lãi suất vay nợ) thấp hơn tỷ suất sinh lợi
trên vốn cổ phần của các cổ đông. Thứ hai, chi phí lãi vay được khấu trừ

Phạm Thị Nga

4

Lớp: Tốn tài chính 47


Đề án môn học
trước thuế làm giảm mức thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp xuống,
mang đến cho doanh nghiệp lợi ích lá chắn thuế.
Một ưu điểm khác của nợ vay cũng cần phải kể đến là: Nợ giúp cho
các nhà điều hành thận trọng hơn khi đầu tư: Thực tế từ các thị trường cho
thấy, đối với các cơng ty dồi dào tiền mặt, và khơng có khả năng tăng

trưởng nhanh, các nhà quản lý hay có khuynh hướng đầu tư tiền vào những
dự án “ồn ào” nhưng khơng hiệu quả, hoặc dùng tiền, tăng chi phí để tạo ra
tăng trưởng. Dĩ nhiên những dự án này không tạo ra giá trị cao cho công
ty. Thuật ngữ tài chính gọi việc này là overinvestment – đầu tư thái q.
Nếu cơng ty khơng có hội đồng quản trị giám sát chặt chẽ thì hiệu ứng đầu
tư thái quá này này sẽ xảy ra nhiều. Nhưng nếu công ty mượn nợ để tài trợ
cho những khoản đầu tư, thì việc phải trả lãi định kỳ, cũng như trả vốn
theo định kỳ sẽ ngăn, hoặc giảm việc đầu tư thái quá này.
Do đó, về lý thuyết mà nói thì khi cơng ty tăng nợ tức là giảm chi
phí chi ra trên một đồng tiền mặt và vì thế tăng cao lợi nhuận, cũng như giá
trị của công ty. Tuy vậy doanh nghiệp không thể tăng nợ lên mức quá cao
so với chủ sỡ hữu. Khi đó cơng ty sẽ rơi vào tình trạng tài chính khơng
lành mạnh, và dẫn doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản và những rủi ro
khác.
Tỷ lệ nợ cao sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản. Một cơng trình nghiên cứu
tại Mỹ cho thấy chi phí phá sản chiếm khoảng 3% thị giá của tất cả các
công ty niêm yết. Nghiên cứu cịn cho thấy chi phí “hao mòn” doanh
nghiệp (cost of business erosion) còn cao và nghiêm trọng hơn nhiều.
Những cơng ty có tỷ lệ nợ cao, sẽ "nhát tay” trong việc nắm bắt những cơ
hội đầu tư. Chúng cũng có khuynh hướng giảm bớt những chi phí tạo ra
hiệu quả trong tương lai như chi phí nghiên cứu và phát triển, huấn luyện,
xây dựng thương hiệu. Kết quả là những doanh nghiệp này đã bỏ qua
Phạm Thị Nga

5

Lớp: Tốn tài chính 47


Đề án môn học

những cơ hội để tăng giá trị của doanh nghiệp. Mức nợ cao còn dẫn đến
những nguy cơ mất khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp. Nguy cơ càng
cao hơn khi sản phẩm của công ty có vịng đời phục vụ và bảo hành lâu
dài. Một ví dụ rõ nhất là cơng ty xe hơi Chrysler đã bị giảm 40% doanh số
khi phải đối diện nguy cơ phá sản vì nợ nần vào năm 1979.
Ngồi ra cơng ty có mức nợ cao cịn tạo ra sự mâu thuẫn giữa các
chủ nợ và nhà đầu tư khi công ty sắp phải ngừng hoạt động để trả nợ. Khi
có nguy cơ đó xảy ra, các nhà đầu tư “khơn ngoan” sẽ tìm cách đầu tư dưới
mức – underinvestment. Tức là họ sẽ tập trung đầu tư vào những dự án rủi
ro cao, tạo ra giá trị thấp trong tương lai, nhưng có thể đem lại tiền mặt để
có thể chia dưới dạng cổ tức ngay lúc này. Trong khi đó những chủ nợ lại
muốn cơng ty đầu tư vào những dự án ít rủi ro và tạo được giá trị cao trong
tương lai. Và mâu thuẫn vì thế phát sinh.
Chi phí phá sản, chi phí hao mịn được coi như là 1 lực ma sát trong
môi trường thực tế để hạn chế doanh nghiệp sử dụng nợ. Các nhà quản lý
sẽ dừng việc tăng nợ khi lợi ích của lá chắn thuế cân bằng với chi phí tạo
ra do sử dụng nợ.
4. Cơ cấu vốn tối ưu.
Như đã phân tích ở trên ta thấy nợ vay và vốn chủ có những ưu điểm
nhất định. Với mỗi doanh nghiệp sẽ có cơ cấu nợ và vốn chủ khác nhau tùy
theo đặc điểm, mục đích của từng doanh nghiệp, hay với mỗi doanh nghiệp
sẽ tồn tại một cơ cấu vốn tối ưu. Cấu trúc vốn tối ưu được hiểu như một tỷ
lệ nợ lý tưởng trong tổng nguồn vốn mà tại đó doanh nghiệp có thể tối đa
hóa được mục đích đề ra như: tối thiểu WACC, tối đa giá trị doanh nghiệp,
tối đa giá trị cổ phần… Vay nợ chỉ thật sự là tốt nếu như doanh nghiệp có
khả năng tạo ra được thu nhập từ nợ vay nhiều hơn chi phí lãi vay và các
Phạm Thị Nga

6


Lớp: Tốn tài chính 47


Đề án mơn học
chi phí liên quan kèm theo. Tuy nhiên, vay nợ đến một mức nào đó thì mỗi
lượng nợ tăng thêm sẽ trở nên rủi ro hơn và doanh nghiệp sẽ đối mặt với
những chi phí phát sinh khác. Bởi vậy, trong tài chính người ta nói rằng nợ
là thí dụ tốt nhất của con dao hai lưỡi… Do đó doanh nghiệp nào mù
quáng tin rằng vay nợ tốt và cứ thế vay nhiều đến mức mất khả năng chi
trả lãi vay đúng hạn thì nguy cơ phá sản là khơng có gì phải bàn cãi. Dư nợ
tối ưu của doanh nghiệp cần cân bằng khoản thuế được giảm trừ nhờ việc
Khi nào doanh nghiệp nên vay nợ và vay bao nhiêu là hợp lý? Hành
trình đi tìm lời giải cho bài tốn này chính là hành trình doanh nghiệp đi
tìm cấu trúc vốn tối ưu cho chính mình.

II. PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
NGÀNH NGÂN HÀNG.
1. Phạm vi nghiên cứu.
Trong phần này chúng ta sẽ tiến hành mơ hình hóa để đánh giá xem
liệu xét trong cùng một ngành, tương ứng với các mức sử dụng nợ khác
nhau thì hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có khác nhau khơng?
Các phân tích được thực hiện đối với một ngành kinh tế cấp 4 là ngành
Ngân Hàng (mã ngành J6519) _ bộ số liệu điều tra doanh nghiệp 2006
(dnmau_2006.sav) và sử dụng phần mềm thống kê SPSS 13.0.
Cơ cấu vốn được xem xét là tỷ lệ giữa nợ vay trên tổng tài sản. Hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp đuợc đánh giá thông qua khả năng tối ưu suất
sinh lời của tài sản (ROA) và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).
2. Tổng quan về ngành ngân hàng năm 2006.
Phạm Thị Nga


7

Lớp: Tốn tài chính 47


Đề án môn học
Ngân hàng thương mại (NHTM) là DN kinh doanh tiền tệ, có những
đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế - tài chính. Cũng giống như các DN
phi tài chính, các NHTM ln phải đối đầu với những thách thức của thị
trường cạnh tranh và đầy biến động. Hơn nữa, kinh doanh tiền tệ là loại
hình kinh doanh đặc biệt, có liên quan đến hầu hết đến các lĩnh vực khác
trong nền kinh tế. NHTM có đặc điểm giống như các DN khác, cũng sử
dụng các yếu tố sản xuất như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao
động (tiền vốn) làm yếu tố đầu vào, để sản xuất ra những yếu tố đầu ra
dưới hình thức dịch vụ tài chính mà khách hàng yêu cầu. Tuy nhiên,
NHTM là loại hình DN đặc biệt ở chỗ, hoạt động kinh doanh của NHTM
có liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động và nhiều đối tượng
khách hàng khác nhau. Do đó, tình hình tài chính của NHTM có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các DN, tâm lý của người
dân, cũng như của cả nền kinh tế.
Trong năm 2006, tổng tài sản có toàn hệ thống NHTM tiếp tục tăng;
đạt 1,7 triệu tỉ đồng tăng 34% so với cùng kỳ năm 2005. Điều này thể hiện,
quy mô hoạt động của các NHTM tại Việt Nam ngày một tăng lên với mức
tăng tương đối cao. Việc mở rộng quy mô hoạt động là rất cần thiết trong
điều kiện cạnh tranh gia tăng nhưng các ngân hàng cần có chiến lược hoạt
động cũng như các biện pháp phòng ngừa rủi ro phù hợp để đảm bảo việc
mở rộng quy mô không gây ra những rủi ro tiềm ẩn quá lớn đối với các
ngân hàng.
Hệ số an tồn vốn của các NHTM cịn thấp, tỷ lệ nợ xấu trên tổng
dư nợ còn ở mức cao đặc biệt là khối các NHTM quốc doanh: hệ số an

toàn vốn của 4 NHTM quốc doanh đều dưới mức tiêu chuẩn quốc tế (dưới
8%), tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ khoảng 3% so với tỷ lệ 0,06% của các

Phạm Thị Nga

8

Lớp: Tốn tài chính 47


Đề án mơn học
chi nhánh ngân hàng nước ngồi ở Việt Nam (số liệu tính đến cuối năm
2006).
Rủi ro do chênh lệch về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho
vay: ước tính khoảng 50% nguồn vốn huy động ngắn hạn được sử dụng để
cho vay trung và dài hạn, trong khi theo quy định của ngân hàng Nhà nước
tỷ lệ an toàn chỉ là 40% đối với các NHTM.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2003-2006 q nóng,
bình qn trên 30%/năm trong khi tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 7-8% là
vượt ngưỡng an toàn và có thể tạo ra bong bóng tín dụng theo đánh giá của
các nhà kinh tế (với mức tăng trưởng GDP của Việt Nam, tốc độ tăng
trưởng tín dụng nên nằm trong khoảng 14-20%).
Kết quả kinh doanh của toàn hệ thống NHTM tính đến hết năm 2006
đạt xấp xỉ 14 nghìn tỉ đồng, tăng hơn so với năm 2005 là 39,15%, mức độ
tăng lợi nhuận của các ngân hàng là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan
trọng đối với từng ngân hàng nhưng mức dộ tăng nên ở biên độ vừa phải
để tránh tình trạng tăng trưởng q nóng.
ROA trung bình ngành đạt 1.0%/năm trong giai đoạn 2004 – 2006.
Chỉ số này dao động trong khoảng từ 0,3% đến 1,7%. ROA trung bình
ngành năm 2006 tăng khá mạnh và đạt 1,3%. Xu hướng tăng ROA thể hiện

hiệu quả quản lý ngày càng tăng của khối ngân hàng nói chung. (Năm
2006, ROA các ngân hàng ở Mỹ đạt được trong khoảng 0,6 – 1,5%).
ROE trung bình ngành đạt gần 14% giai đoạn 2004 – 2006, trong đó
có thể xếp hạng như sau: khối quốc doanh, VCB (19%) dẫn đầu; khối
TMCP: ACB (28%), TCB (20%). ROE các ngân hàng ở Mỹ đạt khoảng 10
– 25% (S&P). Nếu chỉ xét riêng năm 2006, ROE trung bình ngành đạt 19%
(2005 đạt 17%) ROE khá cao cho thấy ngành ngân hàng có hiệu quả hoạt

Phạm Thị Nga

9

Lớp: Tốn tài chính 47


Đề án môn học
động tốt. Tuy vậy, điều này cũng có nghĩa là nền tảng về vốn của các ngân
hàng Việt Nam còn tương đối nhỏ.
Các chỉ tiêu ROA, ROE của khối các ngân hàng TMCP tương
đương với chỉ số trung bình của các ngân hàng trong khu vực (ROA của
NHTM cổ phần Việt Nam ~ 1,76% so với ROA khu vực ~ 1,1%, ROE của
NHTM cổ phần Việt Nam ~ 18,29% so với ROE khu vực ~ 11%).
Như vậy, tất cả các chỉ tiêu quan trọng nhất của một ngân hàng
thương mại đều có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các năm trước đó,
cũng như so với tốc độ tăng bình qn chung của tồn ngành ngân hàng,
bình qn chung của khu vực và thế giới. Có thể nói rằng trong năm 2006
ngành ngân hàng đã có những buớc tiến đáng kể. Tuy nhiên, cũng không
tránh khỏi còn tồn tai những hạn chế như: mức độ thâm nhập thị trường
còn rất thấp so với khu vực và trên thế giới, nợ xấu vẫn là một vấn đề phổ
biến trong các ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là NHTM quốc doanh…


3. Mơ hình lý thuyết.
Để phân tích xem hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có mức
độ sử dụng nợ khác nhau có thật sự sai khác nhau khơng, hay cơ cấu vốn
có ảnh hưởng tới hiệu quả của doanh nghiệp thật không ta sẽ sử dụng mơ
hình phân tích phương sai một nhân tố hiệu quả xác định và mơ hình so
sánh cặp.
 Mơ hình phân tích phương sai 1 nhân tố hiệu quả xác định:
Gọi X là biến cần phân tích (các chỉ tiêu hiệu quả); F là nhân tố phân
tích (tỷ lệ nợ trên tổng tài sản), giả sử F có k dấu hiệu.
Xét mơ hình:
Xij = m + aj + uij
Phạm Thị Nga

10

Lớp: Tốn tài chính 47


Đề án mơn học
Trong đó:
m : trung bình chung của tồn bộ cá thể
aj : trung bình của nhóm j
uij : phần riêng của từng cá thể
i : chỉ số của cá thể
j : chỉ số của Fj
Từ mẫu ngẫu nhiên kích thước n lập từ X: W n(X) ta đi kiểm định
giả thiết:
H0 : aj = 0 (trung bình theo nhóm là như nhau)
H1 : aj ≠ 0 (trung bình theo nhóm là khác nhau)

Ta phân tích tổng bình phương sai số (TSS) thành tổng của tổng
bình phương sai số giữa các nhóm (GSS) và tổng bình phương sai số trong
các nhóm (WSS).
TSS = WSS + GSS
Với:
nJ

k

TSS   ( X ij  X ) 2
i 1 j 1
k

nj

WSS  ( X ij  X j ) 2
j 1 i 1
k

GSS  n j ( X j  X ) 2
j 1

Đặt:
F 

GSS ( k  1)
WWS ( n  k )

Sử dụng F làm tiêu chuẩn kiểm định. Thống kê F phân phối F(k-1,
n-k). Miền bác bỏ mức ý nghĩa α cho trước đối với giả thiết H0 là:


Phạm Thị Nga

11

Lớp: Tốn tài chính 47


Đề án mơn học
Fqs > Fα(k-1, n-k)
Khi đó có thể kết luận rằng trung bình giữa các nhóm là khác nhau.
 Mơ hình so sánh cặp:
So sánh cặp nhằm so sánh trung bình giữa 2 nhóm cụ thể có bằng
nhau hay khơng.
F có k dấu hiệu, chọn dấu hiệu j làm dấu hiệu cố định. Lập các biến
ngẫu nhiên:
DX(p, j) = (Xp – Xj) với mọi p ≠ j.
Kiểm định các giả thiết:
H(0, p) : E (DX(p, j)) = 0 (trung bình giữa 2 nhóm j và p bằng nhau)
H(1, p) : E (DX(p, j)) ≠ 0 (trung bình giữa 2 nhóm j và p khác nhau)
Việc kiểm định có thể được thực hiện bằng nhiều tiêu chuẩn khác
nhau, trong đó có tiêu chuẩn LSD.
Thống kê LSD được thiết lập:

LSD ( j , p )  (

1
1
WWS


)
F ,1,n  k
mj
mp n  k

Trong đó: mj và mp tương ứng là kích thước nhóm j và nhóm p.
Tiêu chuẩn bác bỏ giả thiết H0 là: │Xj - Xp│> LSD(j,p).
4. Các biến sử dụng trong phân tích.
4.1/ HSno: hệ số nợ.
Hệ số nợ được tính bằng việc chia tổng nợ cho tổng tài sản.
HSno 

Phạm Thị Nga

ts192
ts12

12

Lớp: Tốn tài chính 47


Đề án môn học
Hệ số nợ cho thấy mức độ sử dụng nợ của ngân hàng, hệ số này
cung cấp thơng tin bảo vệ chủ nợ tình huống mất khả năng thanh toán của
ngân hàng và thể hiện năng lực ngân hàng tiếp nhận các nguồn tài chính từ
bên ngồi đáp ứng nhu cầu hoạt động của mình.
Trên phương diện chủ nợ: hệ số nợ càng cao thì khả năng thu hồi nợ
càng thấp, mức độ phá sản của ngân hàng càng cao.
Trên phương diện ngân hàng: hệ số nợ chứng tỏ thành tích vay

mượn tốt.
Hệ số nợ nói chung là cao đối với ngành ngân hàng bởi với ngành
ngân hàng, vốn vay là tư liệu sản xuất, vốn chủ thường chiếm một tỷ lệ
nhỏ, thường chỉ để tạo ra cơ sở hạ tầng. Hệ số nợ cao khiến ngân hàng có
thể tận dụng được nhiều lợi ích từ lá chắn thuế, tuy nhiên cũng đồng nghĩa
rằng ngân hàng đó rủi ro cao.
4.2/ NHSno: mức độ sử dụng nợ của ngân hàng.
Biến “NHSno” là biến được tạo ra từ biến “HSno”.
Thông qua thủ tục Transform/ Rank Cases…ta phân hạng các ngân
hàng thành ba nhóm (Ntiles = 3) với các mức độ sử dụng nợ khác nhau.
Biến “NHSno” có 3 giá trị:
NHSno = 1: Ngân hàng có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (HSno) ở mức
thấp.
NHSno = 2: Ngân hàng có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (HSno) ở mức
trung bình.
NHSno = 3: Ngân hàng có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (HSno) ở mức
cao.
4.3/ ROA: suất sinh lời trên tài sản.

Phạm Thị Nga

13

Lớp: Tốn tài chính 47


Đề án môn học
ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân
hàng. ROA được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài
sản:

ROA 

kqkd13
ts12

ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra
từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu
tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì
có thể cơng ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
4.4/ ROE: suất sinh lời trên VCSH.
ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo
lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đơng thường. ROE được
tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng số vốn cổ phần.
ROE 

kqkd13
ts 202

Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và
tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư
phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó
tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng
cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đơng, có
nghĩa là cơng ty đã cân đối một cách hài hịa giữa vốn cổ đông với vốn đi
vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn,
mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp
dẫn các nhà đầu tư hơn.

4.5/ Một số biến khác có liên quan:



ts12: tổng cộng tài sản cuối năm.

Phạm Thị Nga

14

Lớp: Toán tài chính 47


Đề án môn học


ts192: nợ phải trả cuối năm.



ts202: nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm.



kqkd8: tổng lợi nhuận trước thuế.



kqkd12: thuế thu nhập doanh nghiệp.



kqkd13: lợi nhuận sau thuế:

kqkd13 = kqkd8 – kqkd12

5. Phân tích kết quả.
Sử dụng thủ tục Analyze/ Descriptive Statistics/ Frequences... cho ta
kết quả mô tả thống kê các biến như sau:
Statistics

N
Mean
Std. Deviation
Minimum
Maximum

Valid
Missing

He so no:
HSno =
ts192 / ts12
32
0
.808371
.2432407
.0049
.9592

Suat sinh loi
tren tong tai
san ROA =
kqkd13/ts12

32
0
.016447
.0192237
.0025
.1165

Suat sinh loi
tren von chu
so huu ROE
= kqkd13 /
ts202
32
0
.120233
.0640010
.0111
.3188

Về hệ số nợ: Ta thấy trong năm 2006, hệ số nợ trung bình của ngành
ngân hàng bằng 0.8084 tức là ngành có cơ cấu lên tới 80.84% là nợ vay
trong tổng số tài sản, trong đó có ngân hàng nợ chiếm tới 95.92% tổng tài
sản. Tuy đây là mức cao nhưng cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi
ngân hàng là ngành kinh doanh tiền tệ, vốn và tiền vừa là phương tiện, vừa
là mục đích kinh doanh nhưng đồng thời cũng là đối tượng kinh doanh của
các NHTM. NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác, vốn tự
có của NHTM chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động.

Phạm Thị Nga


15

Lớp: Tốn tài chính 47


Đề án môn học
Suất sinh lời trên tổng tài sản: ROA trung bình năm 2006 là 0.01645
hay 1.645%. Chỉ số này dao động trong khoảng từ 0.25% tới 11.65%.
Suất sinh lời trên vốn chủ: ROE dao động trong khoảng từ 1.11%
đến 31.88%; và trung bình đạt 12.023%.
Nếu chia theo từng mức sử dụng nợ, ta thấy với mỗi cơ cấu nợ khác
nhau, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng cũng khác nhau:

Nhóm 1: Nhóm có NHSno = 1: mức độ nợ thấp:
Statistics

N

Valid
Missing

Mean
Std. Deviation
Minimum
Maximum

He so no:
HSno =
ts192 / ts12
10

0
.587046
.3502054
.0049
.8547

Suat sinh loi
tren tong tai
san ROA =
kqkd13/ts12
10
0
.027279
.0321294
.0083
.1165

Suat sinh loi
tren von chu
so huu ROE
= kqkd13 /
ts202
10
0
.088318
.0610538
.0111
.1890

Nhóm 2: Nhóm có NHSno = 2: mức độ nợ trung bình:

Statistics

N
Mean
Std. Deviation
Minimum
Maximum

Phạm Thị Nga

Valid
Missing

He so no:
HSno =
ts192 / ts12
11
0
.883866
.0157777
.8580
.9047

16

Suat sinh loi
tren tong tai
san ROA =
kqkd13/ts12
11

0
.013572
.0051524
.0029
.0191

Suat sinh loi
tren von chu
so huu ROE
= kqkd13 /
ts202
11
0
.117290
.0458998
.0267
.1894

Lớp: Tốn tài chính 47


Đề án mơn học
Nhóm 3: Nhóm có NHSno = 3: mức độ nợ cao.
Statistics

N
Mean
Std. Deviation
Minimum
Maximum


Valid
Missing

He so no:
HSno =
ts192 / ts12
11
0
.934079
.0122288
.9171
.9592

Suat sinh loi
tren tong tai
san ROA =
kqkd13/ts12
11
0
.009474
.0031764
.0025
.0130

Suat sinh loi
tren von chu
so huu ROE
= kqkd13 /
ts202

11
0
.152189
.0713090
.0341
.3188

Ta thấy ROE cao khi tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao cho ta thấy các
ngân hàng sử dụng nhiều nợ có hiệu quả hoạt động tốt hơn. Như vậy có thể
các ngân hàng vay nợ nhiều đã tận dụng tốt lá chắn thuế từ nợ vay.
Nhóm các ngân hàng có nợ vay ở mức thấp và trung bình thì suất
sinh lời trên vốn cổ phần trung bình lần lượt là 8.832% và 11.729%, và đều
nhỏ hơn mức trung bình tồn ngành (12.023%), cho thấy các ngân hàng
thuộc cả hai nhóm đều hoạt động kém hiệu quả. Thậm chí, ROE của hai
nhóm này đều nhỏ hơn lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng, như vậy lợi nhuận
mà cổ đơng thu được cịn nhỏ hơn cả khi gửi tiền tiết kiệm. Một điểm khác
biệt với quy luật thực tế ở hai nhóm ngân hàng này là nhóm nợ thấp lại rủi
ro cao hơn nhóm nợ trung bình (độ lệch chuẩn của suất sinh lời trên vốn
chủ tương ứng là 0.0611 và 0.0459). Sở dĩ có điều này là do các ngân hàng
ở nhóm 2 tuy nợ cao hơn, mức độ đảm bảo tài chính cho các khoản nợ
bằng vốn riêng của mình kém hơn nhưng tận dụng tốt lợi ích từ lá chắn
thuế, kinh doanh hiệu quả hơn so với nhóm 1. Do đó, khoảng biến thiên
của ROE của nhóm 2 (từ 2.67% đến 18.94%) nhỏ hơn so với nhóm 1 (từ
1.11% đến 18.9%).

Phạm Thị Nga

17

Lớp: Tốn tài chính 47



Đề án mơn học
Nhóm 3 có tỷ lệ nợ ở mức cao, trung bình lên tới 93.408%, trong khi
mức trung của tồn ngành chỉ ở mức 80.84%. Tuơng ứng nhóm này cũng
có ROE cao, bình qn 15.219%, vượt qua mức trung bình tồn ngành.
Điều này chỉ ra rằng hoặc hiệu quả hoạt động hết sức cao, hoặc các ngân
hàng đang hoạt động với lưng vốn thấp so với các ngân hàng khác trong
ngành. Nhìn chung, xu thế về tài chính của các ngân hàng có tỷ lệ nợ ở
mức cao rõ ràng rất đáng khích lệ. Khả năng sinh lợi của vốn chủ là rất tốt
_ đây là một trong các chỉ tiêu quan tâm chính của các các nhà đầu tư khi
quyết định có nên đầu tư vào một doanh nghiệp hay khơng. Mặt khác,
những xu thế đáng khích lệ này lại đối trọng với tình trạng ngân hàng thiếu
vốn nghiêm trọng và những nhu cầu bức thiết phải có thêm vốn cổ phần để
đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài của mình.
Các kết quả phân tích chỉ ra một cách rõ ràng là các ngân hàng thuộc
nhóm 3 rất khó có thể vay thêm nợ, dù là ngắn hay dài hạn. Các ngân hàng
đã vay nợ quá nhiều và bất kỳ một sự tăng thêm nào của phần vốn vay nợ
đều không được đảm bảo. Tuy nhiên, ROE của các ngân hàng này ở mức
rất khả quan, các ngân hàng đang phát triển nhanh chóng và do đó cịn có
khả năng sinh lợi nhiều. Vậy, việc huy động thêm một số vốn cổ phần có
thể là thích hợp, phần vốn cổ phần bổ sung thêm sẽ có thể giảm nhẹ bớt
gánh nặng đè nặng lên cơ cấu của ngân hàng. Cũng cần lưu ý một thực tê
rằng, các chủ sở hữu để thu được suất sinh lời cao, họ sẽ phải chấp nhận
một mức rủi ro lớn (độ biến thiên của ROE bằng 0.0713_cao nhất trong ba
nhóm). Bởi lẽ, vay nợ nhiều cũng có hai mặt: Đối với các ngân hàng hoạt
động kinh doanh có hiệu quả, tận dụng lợi ích từ nợ càng tốt thì càng làm
tăng tỷ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, khi doanh nghiệp hoạt
động khơng hiệu quả thì mọi rủi ro sẽ dồn hết cho những người chủ sở hữu
vốn. Điều này dẫn đến ROE biến thiên trong một khoảng rộng, từ 3.41%

Phạm Thị Nga

18

Lớp: Tốn tài chính 47


Đề án môn học
đến 31.88%. Như vậy, việc kinh doanh của NHTM luôn gắn liền với một
rủi ro mà ngân hàng buộc phải chấp nhận với một mức độ mạo hiểm nhất
định, nó tổng hợp tất cả các rủi ro của khách hàng, đồng thời rủi ro trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế
hơn bất kỳ rủi ro của loại hình DN nào vì tính chất lây lan có thể làm rung
chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế.
Tuy nhiên nếu xem xét suất sinh lời trên tài sản lại cho ta những
nhận định trái ngược: ROA trung bình của các ngân hàng nhóm 1 cao nhất
(2.728%), tiếp theo là nhóm 2 (1.357%), và nhóm 3 có ROA thấp nhất
(0.947%). Điều này là do với các ngân hàng vay nợ quá nhiều tương ứng
tổng tài sản cũng lớn, do đó dẫn tới suất sinh lời trên tài sản nhỏ.
Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố hiệu quả
xác định (Analyze/ Compare Means/ One-Way ANOVA…) ta có kết quả
phân tích phương sai như sau:

Bảng ANOVA cho ta thấy với mức ý nghĩa 10% thì hiệu quả hoạt
động của các nhóm ngân hàng (xét cả về ROA và ROE) tuơng ứng với
mức cơ cấu vốn khác nhau là sai khác nhau thật sự.

Phạm Thị Nga

19


Lớp: Tốn tài chính 47


Đề án môn học
Vậy nếu xét riêng đối với hai nhóm cơ cấu vốn cụ thể thì liệu kết
luận có gì thay đổi. Điều này thể hiện trong bảng kết quả so sánh cặp như
sau:

Với mức ý nghĩa 10%, ta có thể kết luận rằng: ROA của nhóm sử
dụng nợ thấp khác ROA của hai nhóm cịn lại có ý nghĩa thống kê. ROA
của nhóm nợ trung bình và nhóm nợ cao khác nhau khơng có ý nghĩa; nếu
coi chúng là khác nhau thì phải chấp nhận tới 60.2% sai lầm. Và suất sinh
lời trên tài sản của nhóm 1 cao hơn của nhóm 2, nhóm 2 cao hơn nhóm 3 _
đúng như chúng ta đã nhận xét khi mô tả ở phần trên.
Nếu xem xét chỉ tiêu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thì chỉ có
nhóm nợ thấp và nhóm nợ cao là khác nhau thực sự. ROE của nhóm nợ
thấp so với nhóm nợ trung bình, nhóm nợ trung bình so với nhóm nợ cao
sai khác nhau khơng có ý nghĩa, có thể mức sai khác này là rất nhỏ; nếu coi
là khác nhau thật sự thì chúng ta phải chấp nhận các mức sai lầm tương

Phạm Thị Nga

20

Lớp: Tốn tài chính 47




×