Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công nghệ sản xuất mía đường tại nhà máy đường La Ngà Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.07 MB, 127 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÁO CÁO

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐƯỜNG THÔ TẠI NHÀ MÁY
MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ.
GVHD: NGUYỄN HỮU QUYỀN.
SVTH:
1. Ngô Thành Trung
2. Nguyễn Văn Thuận
3. Phạm Văn Dân

2005120237
2005120204
2005120125

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 4 Năm 2016.


Lời cảm ơn
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô trường Đại Học Công
Nghiệp Thực Phẩm Tp.Hồ Chí Minh, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là những nền tảng cơ bản, là những hành trang
vô cùng quý giá, là bước đầu tiên cho em bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai.
Đặc biệt là cô Nguyễn Hữu Quyền đã tận tình hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực tập vừa qua. Nhờ đó, em mới có thể hoàn thành được bài báo cáo thực
tập này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Công ty cổ phần mía đường La Ngà nói
chung và toàn thể các anh chị trong phòng kỹ thuật công nghệ nói riêng, đã tận tình giúp


đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa
vào lý thuyết đã học nên bài báo cáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính
mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía quý Thầy, Cô cũng như các anh chị trong
Công ty để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện hơn, đồng thời rút ra được những kinh
nghiệm bổ ích có thể áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả trong tương lai.
Em xin chân thành cám ơn!
TP Hồ Chí Minh, tháng 04/2016
Ngô Thành Trung
Phạm Văn Dân
Nguyễn Văn Thuận

2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
--------o0o--------

ĐƠN XIN XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Kính gửi : …………………………………………………………………………………
Tên tôi là :
1. Ngô Thành Trung
2. Nguyễn Văn Thuận
3.Phạm Văn Dân
Sinh viên lớp: 03DHTP – Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP. HCM.
Được sự đồng ý của quý công ty mía đường La Ngà, trong thời gian qua, chúng tôi đã
được trực tiếp đến phòng khoa học công nghệ để thực tập, làm quen với công việc thực tế,
tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ ngày 05/02/2016 đến ngày

05/04/2016. Trong thời gian thực tập tại đây, được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của
lãnh đạo công ty cũng như các cô/chú làm việc tại phòng, chúng tôi đã có cơ hội tìm hiểu
và được quan sát thực tế công việc sản xuất mía đường tại công ty.
Nay tôi làm đơn này kính trình lên ban lãnh đạo công ty xác nhận cho chúng tôi về việc
đã thực tập tại công ty trong khoảng thời gian trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, Ngày …… tháng …… năm 2016
Người làm đơn
Nhận xét của đơn vị thực tập
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

3


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1

Tổng quan về nhà máy mía đường La Ngà.

13

1.1.1

Quá trình hình thành và phát triển.


13

1.1.2

Tổ chức quản lý của công ty.

15

1.1.3

Sơ đồ mặt bằng nhà máy.

16

1.1.4

Các dòng sản phẩm chính của nhà máy

16

1.2

Tổng quan ngành sản xuất mía đường.

27

1.2.1

Một số thuật ngữ thường dùng.


27

1.2.2

Nguyên liệu chính.

30

1.2.2.1

Nguồn gốc phát triển cây mía.

1.2.2.2

Hình thái cây mía.

1.2.2.3

Các giống mía sản xuất.

1.2.2.4

Thành phần của mía. 40

1.2.2.5

Tính chất lý hoá của một số thành phần quan trọng:

1.2.2.6


Thu hoạch mía47

1.2.3

30

32
40
41

Nguyên liệu phụ.

50

1.2.3.1

Vôi

50

1.2.3.2

P2O5 (Điphotphat pentaoxit) 50

1.2.3.3

Chất trợ lắng lọc

51


1.2.4

Giá trị kinh tế của mía.

51

1.2.5

Tình hình sản xuất mía đường trên thế giới.

52

1.2.6

Tình hình sản xuất mía đường của Việt Nam.

56

1.2.7

Tình hình xuất – nhập khẩu đường.

67

1.2.8

Ý nghĩa của ngành công nghiệp chế biến đường.

68


2.1

Công nghệ sản xuất đường của nhà máy mía đường La Ngà.

70

2.1.1

Quy trình sản xuất đường từ mía.

70

2.1.2

Thuyết minh quy trình sản xuất đường thô.

75

2.1.2.1

Xử lý cơ học. 75

2.1.2.2

Ép mía 76
4


2.1.2.3


Gia vôi sơ bộ 78

2.1.2.4

Gia nhiệt I

2.1.2.5

Gia vôi chính 80

2.1.2.6

Gia nhiệt II

2.1.2.7

Lắng trong (Lắng chìm).

2.1.2.8

Lọc bùn

83

2.1.2.9

Gia nhiệt III

85


80
80
81

2.1.2.10

Cô đặc (Bốc hơi): 85

2.1.2.11

Lắng nổi

2.1.2.12

Nấu đường (kết tinh đường).

2.1.2.13

Trợ tinh.

96

2.1.2.14

Ly Tâm

97

2.1.2.15


Bảo quản đường thành phẩm.

2.1.2.16

Kiểm tra thông số trong sản xuất đường.101

2.1.3

90
92

99

Sơ đồ dây chuyền và thiết bị

2.1.3.1

Cẩu mía

106

2.1.3.2

Bàn lùa mía

106

2.1.3.3


San bằng mía 107

2.1.3.4

Dao chặt

107

2.1.3.5

Búa đập

108

2.1.3.6

Nam châm điện:

2.1.3.7

Thiết bị Ép.

2.1.3.8

Bộ hâm nóng nước mía:

2.1.3.9

Thiết bị gia nhiệt I


106

109

109
115

115

2.1.3.10

Thiết bị gia vôi chính.

116

2.1.3.11

Thiết bị gia nhiệt II 117

2.1.3.12

Bồn lắng

2.1.3.13

Tháp trộn bùn và bã mía: 119

2.1.3.14

Xyclon hút bã nhuyễn:


2.1.3.15

Thiết bị lọc chân không thùng quay.

117
119
119
5


2.1.3.16

Thiết bị bốc hơi 4 hiệu chân không.

2.1.3.17

Thiết bị lắng nổi

2.1.3.18

Thiết bị gia nhiệt III.

126

2.1.3.19

Thiết bị nấu đường thô

127


2.1.3.21

Thiết Bị Ly Tâm

2.1.3.22

Thiết bị sấy 131

122

124

129

2.1.4

An toàn lao động

132

2.1.5

An toàn trong khu vực sản xuất

132

2.1.6

Phòng cháy chữa cháy


133

2.1.7

Xử lý chất thải

133
TÀI LIỆU THAM KHẢO

6


LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống hàng ngày, đường có vai trò quan trọng đối với con người, là
thực phẩm rất cần thiết cho mỗi chúng ta, nó ở nhiều dạng khác nhau như: đường, bánh,
kẹo… Cứ một gram đường có thể cung cấp cho cơ thể chúng ta nhận và hấp thụ năng
lượng do đường sinh ra rất khó có loại thực phẩm nào nhanh bằng, nhất là khi cơ thể mỏi
mệt.
Trên thế giới nhu cầu tiêu thụ đường hàng năm rất lớn theo sơ bộ tại một số nước
tiên tiến thì chỉ số đó là 32-33 kg/người/năm, mức bình quân tiêu thụ trên toàn thế giới
khoảng 20kg/người/năm, do đó mức tiêu thụ khoảng 108 triệu - 109 triệu tấn/năm. Nhu
cầu mức tiêu thụ là như vậy nhưng về sản xuất thì sao? Điểm sơ tình hình sản xuất thì sản
lượng đường trên toàn thế giới khoảng 115 triệu tấn/năm.
Tại Việt Nam, công nghệ sản xuất đường đã phát triển từ lâu đời, nguyên liệu
chính là mía. Hiện nay, sản xuất ở địa phương cần chủ yếu là các lò đường thủ công do tư
nhân quản lý, các lò này chỉ sản xuất đường thô công nghệ thô sơ nên lãng phí rất nhiều
trong tổn thất đường. Mặt khác, trong làm sạch do tiến độ và công nghệ còn thấp nên
không tránh khỏi đường thành phẩm còn nhiều tạp chất, thậm chí có hại cho sức khỏe
con người do sử dụng hóa chất không đúng kỹ thuật. Chúng ta cũng có một số nhà máy

do nhà nước quản lý được xây dựng từ trước và sau này với công suất 1000 - 3500 tấn
mía/ngày như: nhà máy đường Lam Sơn, Vạn Điểm, Quảng Ngãi, Hiệp Hòa, Bình
Dương, Trị An…. Và một số nhà máy đường có công suất nhỏ 300-350 tấn mía/năm như:
Việt Trì, Sông Lam, Phan Rang … các nhà máy sản xuất đường là Biên Hòa, tổng công
suất có khoảng 14 nhà máy đang hoạt động. Mặt khác đường còn là nguyên liệu cho môt
số ngành sản xuất khác như: bánh kẹo, nước uống, hoa quả, sữa… Ngoài các sản phẩm
chính là đường còn các sản phẩm khác từ mía như: mật, bã được dùng để sản xuất cồn,
ván ép, sợi dệt, dược phẩm, thức ăn gia súc. Bã bùn còn được dùng làm phân bón.
Ngành công nghệ chế biến đường ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh. Trong
những năm gần đây đã dần chứng minh được khả năng tiếp cận đến trình độ thế giới.
Trong đó ngành chế biến đường mía hàng năm sản lượng tăng đáng kể ở mọi miền đất
nước. Cùng với trào lưu đó nhà máy đường La Ngà – Đồng Nai cũng đã đạt được rất
nhiều thành tựu đáng kể.
7


Trong bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề chính
về công nghệ sản xuất đường thô, đường luyện và một số phương pháp tận dụng nguồn
phế phẩm rất có hiệu quả của nhà máy đường La Ngà- Đồng Nai.

8


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn đường thô theo TCVN.
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn đường mơ theo TCVN.
Bảng 1.3 Tiêu chuẩn đường kính trắng theo TCVN
Bảng 1.4 Tiêu chuẩn đường kính trắng cao cấp.
Bảng 1.5 Chỉ tiêu chất lượng phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon- La Ngà 1.
Bảng 1.6 Chỉ tiêu chất lượng phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon - La Ngà 2

Bảng 1.7 Chỉ tiêu chất lượng phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon - La Ngà 3
Bảng 1.8 Chỉ tiêu chất lượng phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon - La Ngà 4
Bảng 1.9 Các chỉ tiêu chất lượng của ván dăm nhân tạo loại I
Bảng 1.10 Các chỉ tiêu chất lượng của ván dăm nhân tạo loại 2
Bảng 1.11 Thành phần của đường thô
Bảng 1.12 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ hòa tan
Bảng 1.13 Sản xuất và xuất nhập khẩu đường toàn cầu từ 2008/2009 đến 2012/2013.
Bảng 1.14 Tình hình sản xuất mía đường trên thế giới từ 2002 – 2012.
Bảng 1.15 Top 20 Quốc gia sản xuất mía đường hàng đầu thế giới năm 2012
Bảng 1.16 Tình hình sản xuất mía đường Việt Nam từ năm 2001 đến 2012.
Bảng 2.1 Kích thước răng trục ép

9


MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Công ty cổ phần mía đường La Ngà.
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của nhà máy.
Hình 1.3 Sơ đồ phòng kĩ thuật.
Hình 1.4 Sơ đồ mặt bằng nhà máy
Hình 1.5 Đường mơ La Ngà.
Hình 1.6 Đường kính trắng La Ngà.
Hình 1.7 Đường kính trắng cao cấp La Ngà.
Hình 1.8 Đường tinh luyện La Ngà.
Hình 1.9 Đường tinh luyện La Ngà gói 1Kg.
Hình 1.10 Phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon - La Ngà 1
Hình 1.11 Phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon - La Ngà 2.
Hình 1.12 Phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon - La Ngà 3.
Hình 1.13 Phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon - La Ngà 4.
Hình 1.14 Ván dăm nhân tạo loại 1.

Hình 1.15 Ván dăm nhân tạo 2.
Hình 1.16 Vùng phân bố theo lãnh thổ của cây mía trên thế giới
Hình 1.17 Hình thái cây mía.
Hình 1.18 Hình thái rể và chồi cây mía.
Hình 1.19 Thân mía.
Hình 1.20 Các dạng lóng mía.
Hình 1.21 Các dạng mắt mầm.
Hình 1.22 Bẹ và lá mía.
Hình 1.23 Các dạng lưỡi lá mía.
Hình 1.24 Các dạng tai lá.
Hình 1.25 Hoa mía.
Hình 1.26 Hạt mía.
Hình 1.27 Thành phần của mía.
Hình 1.28 Các sản phẩm chính và phụ sản xuất từ cây mía
Hình 1.29 Phân bố các nhà máy đường ở Việt Nam.
10


Hình 1.30 Biểu đồ quy mô và công suất của các nhà máy theo vùng miền.
Hình 1.31 Biểu đồ diện tích trồng mía từ 2007 – 2013.
Hình 1.32 Biểu đồ tổng sản lượng mía 2007 – 2013.
Hình 1.33 Lượng đường lậu qua các năm gần đây.
Hình 1.34 Biểu đồ so sánh giữa Việt Nam và Thái Lan.
Hình 1.35 Biểu đồ giá đường Việt Nam so với thế giới 2003 – 2013.
Hình 1.36 Biểu đồ giá đường Việt Nam 2013.
Hình 1.37 Biểu đồ năng suất – sản lượng mía 2000 – 2020.
Hình 1.38 Diện tích trồng mía.
Hình 1.39 Kim ngạch xuất khẩu đường của Việt nam 2001 – 2013.
Hình 1.40 Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu đường của Việt Nam 2000 – 2013.
Hình 2.1 Sơ đồ ép nước mía theo phương pháp thẩm thấu kép.

Hình 2.2 Van nước lò.
Hình 2.3 Máy đo độ dẫn điện.
Hình 2.4 Máy đo pH
Hình 2.5 Đo độ cứng.
Hình 2.6 Đo hàm lượng P2O5
Hình 2.7 Dung dịch trước chuẩn đo.
Hình 2.8 Dung dịch sau chuẩn độ.
Hình 2.9 Đo độ muối.
Hình 2.10 Cho H2SO4 vào.
Hình 2.11 Cho AgNO3 vào.
Hình 2.12 Máy chặt mía
Hình 2.13 Máy đập tơi kiểu búa.
Hình 2.14 Máy ép 3 trục ép
Hình 2.15 Trục đỉnh và trục đáy của máy ép mía
Hình 2.16 Răng của trục ép
Hình 2.17 Cấu tạo trục ép
Hình 2.18 Rãnh chữ nhân.
Hình 2.19 Rãnh thoát nước
11


Hình 2.20 Gói đỡ trục
Hình 2.21 Lượt đáy.
Hình 2.22 Thiết bị gia nhiệt ống chùm
Hình 2.23 Thiết bị gia vôi chính
Hình 2.24 Bồn lắng chìm.
Hình 2.25 Thiết lọc chân không thùng quay.
Hình 2.26 Nguyên lý làm việc của thùng lọc chân không.
Hình 2.27 Sơ đồ thiết bị bốc hơi 4 hiệu chân không.
Hình 2.28 Thiết bị cô đặc

Hình 2.29 Bể lắng nổi.
Hình 2.30 Bồn sụt khí.
Hình 2.31 Bồn chứa hóa chất dùng trong lắng nổi.
Hình 2.32 Nồi nấu đường thô.
Hình 2.33 Nồi nấu đường chân không.
Hình 2.34 Thiết bị trợ tinh.
Hình 2.35 Thiết bị ly tâm gián đoạn.
Hình 2.36 Thiết bị ly tâm liên tục.
Hình 2.37 Thiết bị sấy thùng quay.

12


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về nhà máy mía đường La Ngà.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Nhà máy đường La Ngà nay là công ty cổ phần mía đường La Ngà được xây dựng trên
vùng đất miền Đông Nam Bộ nằm cạnh trục đường quốc lộ 20 thuộc địa phận xã La Ngà,
huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Thuộc tổng Công Ty mía đường II bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn. Phía Bắc giáp trung tâm nghiên cứu nhiệt đới của Hội Chữ Thập Đỏ
Quốc Tế, phía Nam giáp quốc lộ 20, phía Đông giáp sông La Ngà, phía Tây giáp vùng
dân cư.

Hình 1.1 Công ty cổ phần mía đường La Ngà.
Về quá trình xây dựng và phát triển: sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng nơi đây
là đồi núi hoang vu, dân cư thưa thớt, còn loang lố hố bom đạn và những bãi mìn chưa
tháo gỡ. Hòa bình lặp lại ở Việt Nam, chỉ hơn một năm sau nhân dân và chính phủ Đan
Mạch đã có dự án giúp nhân dân Việt Nam xây dựng công trình nhà máy đường La Ngà.
Cơ quan DANIDA Đan Mạch và bộ công nghiệp thực phẩm trước đây nay là bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn đã xúc tiến hiệp định giữa hai chính phủ.

Tổng nguồn vốn nhà máy được xây dựng là: 180.248.902 DKK Tiền Đan Mạch trong
đó tiền Đan Mạch chiếm 65% tổng số vốn, Việt Nam chiếm 35%. Mặt bằng xây dựng
công trình chính là 60000m2, diện tích xây dựng các công trình phục vụ sản xuất là
18.786 m2. Phần còn lại là khu vực dân sinh và các công trình phúc lợi công cộng khác.
13


Công Ty De-Dance-Sukeifabriker-DDS đã trúng thầu và ký hợp đồng xây dựng ngày
21 tháng 11 năm 1979. Sau 5 năm xây dựng ngày 4 tháng 4 năm 1984, nhà máy được
chính thức đưa vào hoạt động với tên là nhà máy đường La Ngà sau đó đổi tên thành Xí
Nghiệp Công Nông Nghiệp Mía Đường La Ngà, Công Ty Mía Đường La Ngà và đến
tháng 4 năm 2000 đổi thành Công Ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà. Nhà máy có công suất
2000 tấn/ngày tương ứng chế biến ra 200 tấn đường. chất lượng đường của nhà máy là
đường thô có phẩm chất pol = 97%, đường khử =0.9%, tro=0.4%,ẩm=0.8%.
Thiết bị máy móc: Nhà máy đường La Ngà có hệ thống thiết bị máy móc hiện đại, cơ
giới hóa và tự động hóa cao do các công ty hàng đầu của Châu Âu sản xuất.
1. Hệ thống máy ép của công ty FS liên hiệp Anh sản xuất.
2. Thiết bị khuyếch tán của công ty DDS Đan Mạch sản xuất.
3. Lò hơi của công ty DDS Đan Mạch sản xuất.
4. Toàn bộ mô tơ của công ty ESEA Thụy Điển sản xuất.
5. Thiết bị công nghệ của công ty DDS Đan Mạch sản xuất.
6. Thiết bị tự động của công ty điện tử Philip, Hà Lan sản xuất.
Công ty gồm 12 đơn vị, 3 đơn vị dịch vụ và 6 phòng ban nghiệp vụ với 1780 cán bộ
công nhân viên trong đó công nhân nông nghiệp là 984 người. Năm 1994 – 1995 công ty
mở thêm xưởng sản xuất vi sinh (Komisrs) từ bã bùn để bón mía, một phân xưởng kẹo có
công suất 415 tấn/ngày bằng công nghệ và thiết bị mới của Đài Loan (nhưng đến nay thì
không còn), góp vốn thành lập Công Ty men Mauri thuộc tập đoàn Bunsthitp (cũ) có vốn
đầu tư 13. 430.000 USD để sản xuất men thực phẩm cao cấp (3500 tấn/năm) đã đi vào sản
xuất và các nhà trồng nấm với nguồn nguyên liệu là bã mía (nhưng đến nay không còn).
Ngoài ra, năm 2003 nhà máy đường Khánh Hội đã chuyển giao dây chuyền sản xuất

đường tinh luyện về nhà máy và xây dựng nhà máy ván ép .
Công ty nhận đầu tư cho vay vốn sản xuất – chuyển dịch giống mía năng suất cao và
bao tiêu, bao thầu vận chuyển toàn bộ sản lượng mía sản xuất hàng năm của huyện Định
Quán – tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, quan hệ mở rộng đại lý tiêu thụ trực tiếp với các
đơn vị trong và ngoài nước. Các sản phẩm do công ty sản xuất như đường RS, đường thô,
rỉ đường, bánh kẹo (nay không còn), bã mía đóng bánh, phân bón sinh học và men thực
phẩm v.v…
14


Doanh số sản phẩm hàng hóa tiêu thụ 1995 đạt 92,945 tỷ đồng, 1996 đạt 121,134 tỷ
đồng Việt Nam .
1.1.2 Tổ chức quản lý của công ty.

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của nhà máy.

Hình 1.3 Sơ đồ phòng kĩ thuật.
15


1.1.3 Sơ đồ mặt bằng nhà máy.

Hình 1.4 Sơ đồ mặt bằng nhà máy
1. Phòng bảo vệ, 2. Nhà hành chính, 3. Kho vật tư, 4. Kho vật tư, 5. Kho vật tư,
6. Kho đường, 7. Nhà máy ván dăm, 8. Khu Gara, 9. Kho đường, 10. VP
nguyên liệu, 11. Bàn mía, 12. Nhà ép, 13. Nhà chế biến, 14. Nhà máy cơ khí,
15. Kho đường, 16. Hồ nước, 17. Kho đường, 18. Lò hơi, 19. Nhà bã mía, 20.
Phòng cân, 21. Nhà chế biếu lầu 1, 22. Nhà chế biến lầu 2, 23. Bồn nhiệt, 24.
Hồ giải nhiệt
1.1.4 Các dòng sản phẩm chính của nhà máy

❖ Đường thô
Đường thô là sản phẩm của nhà máy, trong những năm qua lượng đường này được
cung cấp làm nguyên liệu để sản xuất đường tinh luyện cho nhà máy đường Khánh Hội và
nhà máy đường Biên Hòa. Sản lượng hàng năm xấp xỉ 20.000 tấn, nhưng hiện nay đường
thô được nhà máy cải thiện nâng cao chất lượng thành đường vàng mơ, để sử dụng trực
tiếp làm nguyên liệu sản xuất đường tinh luyện.

16


Bảng 1.1 Tiêu chuẩn đường thô theo TCVN.
STT

Tên chỉ tiêu

Mức tiêu chuẩn

01

Độ ẩm

≤ 0.5%

02
03
04
05

Hàm lượng tro
Đường Saccarose

Đường khử
Màu ICUMSA






0.4%
96.5
0.65 %
1500

❖ Đường vàng mơ
Là loại đường có độ pol thấp, độ màu cao, có thể sử dụng ngay nhưng chất lượng
không cao, được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất các loại đường có chất lượng cao
hơn.
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn đường mơ theo TCVN.
STT

Tên chỉ tiêu

Mức tiêu chuẩn

01

Độ ẩm

≤ 0.15%


02

Hàm lượng tro

≤ 0.3%

03

Đường Saccarose

≥ 98.5

04

Đường khử

≤ 0.2 %

05

Màu ICUMSA

≤ 400

17


Hình 1.5 Đường mơ La Ngà.
❖ Đường kính trắng
STT


Tên chỉ tiêu

Mức tiêu chuẩn

01

Độ ẩm

≤ 0.05%

02

Hàm lượng tro

≤ 0.06%

03

Đường Saccaroza

≥ 99.7

04

Đường khử

≤ 0.08 %

05


≤ 120
Màu ICUMSA
Bảng 1.3 Tiêu chuẩn đường kính trắng theo TCVN

18


Hình 1.6 Đường kính trắng La Ngà.
❖ Đường kính trắng cao cấp
Bảng 1.4 Tiêu chuẩn đường kính trắng cao cấp.
STT

Tên chỉ tiêu

01
02
03
04
05

Độ ẩm
Hàm lượng tro
Đường Saccarose
Đường khử
Màu ICUMSA

06

Tổng số vi khuẩn hiếu khí


07
08
09
10
11
12

Nấm men
Nấm mốc
Hàm lượng đồng
Hàm lượng chì
Hàm lượng asen
Hàm lượng SO2

Mức tiêu chuẩn






0.035%
0.04%
99.75
0.06 %
50
≤ 20

CFU/10g

≤ 2 CFU/10g
≤ 2 CFU/10g
≤ 0.5 mg/kg
≤ 0.1 mg/kg
≤ 0.1 mg/kg
≤ 1 mg/kg

19


Hình 1.7 Đường kính trắng cao cấp La Ngà.
❖ Đường tinh luyện (RE).
− Là đường sacarose được tinh chế và kết tinh, là sản phẩm đường cao cấp. Đường
tinh luyện được sản xuất trực tiếp từ mía, từ đường thô hoặc từ các nguyên liệu
khác.
− Đường cao cấp (RE) là sản phẩm chính được nhà máy sản xuất hiện nay, đường
(RE) có độ pol cao, độ màu thấp thường dùng sản xuất các sản phẩm cao cấp.

Hình 1.8 Đường tinh luyện La Ngà.
Ngoài đóng bao bì dạng bao 50kg ra, nhà máy còn có các sản phẩm đóng gói dạng túi
20


500g và 1kg để thích hợp làm quà tặng hay tiêu dùng hàng ngày nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm, hạt đều, mịn, vị ngọt đậm đà, tinh khiết.

Hình 1.9 Đường tinh luyện La Ngà gói 1Kg.
❖ Phân hữu cơ vi sinh La Ngà:
Bã bùn là sản phẩm của khâu làm sạch nước mía. Bã bùn chiếm từ 3,5 – 5% so với mía
bã bùn ở La Ngà có thành phần chủ yếu sau:

− Pol bùn = 1,04%
− Ẩm = 78%
− CaO =1,79%
− Seeparan = 0,008%
− Xơ = 13
❖ Phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon - La Ngà 1.

21


Hình 1.10 Phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon - La Ngà 1
− Nguyên liệu: Bã bùn , tro lò sau sản xuất đường và than bùn đảm bảo chất lượng
tốt, hỗn hợp vi sinh vật lên men, vi lượng, vi sinh vật hữu ích, acid humic.
− Công dụng: Dùng để bón lót cho các loại cây trồng
− Chỉ tiêu chất lượng:
Bảng 1.5 Chỉ tiêu chất lượng phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon- La Ngà 1.
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Chỉ tiêu chất lượng
Khối lượng đóng bao
Hàm lượng hữu cơ
Đa lượng ( N: P : K)

Trung lượng
Tổng các vi lượng
Hàm lượng Acid Humic
Vi sinh vật sống có ích
Độ ẩm

ĐVT

Mức chất

Kg
%
%
%
%
%
CFU/g
%

lượng
50 ± 0.2
>15
1:3:1
10-16
0.2
0.5 -1
>= 3.10 6
<= 30

❖ Phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon - La Ngà 2.


Hình 1.11 Phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon - La Ngà 2.
− Nguyên liệu: Bã bùn, tro lò sau sản xuất đường và than bùn đảm bảo chất lượng tốt ,
hổn hợp vi sinh vật lên men, vi lượng, vi sinh vật hữu ích, acid Humic.
− Công dụng: Dùng để bón thúc cho các lọai cây trồng (đặc biệt dùng bón thúc đợt
cuối cho cây cà phê, tiêu, cao su).
− Chỉ tiêu chất lượng:
Bảng 1.6 Chỉ tiêu chất lượng phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon - La Ngà 2
22


TT

Chỉ tiêu chất lượng

ĐVT

Mức chất

1
2
3
4
5

Khối lượng đóng bao
Hàm lượng hữu cơ
Đa lượng ( N: P : K)
Trung lượng
Tổng các vi lượng


Kg
%
%
%
%

lượng
50 ± 0.2
>15
6:4:6
10-16
0.2

6

Hàm lượng Acid Humic

%

0.5 -1

7

Vi sinh vật sống có ích

CFU/g

>= 3.10 6


8

Độ ẩm

%

<= 30

❖ Phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon - La Ngà 3

Hình 1.12 Phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon - La Ngà 3.


Nguyên liệu: Bã bùn, tro lò sau sản xuất đường và than bùn đảm bảo chất lượng tốt ,
hổn hợp vi sinh vật lên men, vi lượng, vi sinh vật hữu ích, acid Humic.



Công dụng: Dùng để bón thúc khi cây đâm chồi, vươn cành ( Bón sau khi thu
họach để phục hồi cây )



Chỉ tiêu chất lượng:

Bảng 1.7 Chỉ tiêu chất lượng phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon - La Ngà 3
TT

Chỉ tiêu chất lượng


ĐVT

Mức chất
lượng
23


1
2
3
4
5
6
7
8

Khối lượng đóng bao
Hàm lượng hữu cơ
Đa lượng ( N: P : K)
Trung lượng
Tổng các vi lượng
Hàm lượng Acid Humic
Vi sinh vật sống có ích
Độ ẩm

Kg
%
%
%
%

%
CFU/g
%

50 ± 0.2
>15
3:2:2
10-16
0.2
0.5 -1
>= 3.10 6
<= 30

❖ Phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon - La Ngà 4.

Hình 1.13 Phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon - La Ngà 4.


Nguyên liệu: Bã bùn, tro lò sau sản xuất đường và than bùn đảm bảo chất lượng tốt ,
hổn hợp vi sinh vật lên men, vi lượng, vi sinh vật hữu ích, Acid Humic.



Công dụng: Dùng để bón thúc cho các lọai cây trồng



Chỉ tiêu chất lượng:

Bảng 1.8 Chỉ tiêu chất lượng phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon - La Ngà 4

TT
1
2
3
4
5
6
7

Chỉ tiêu chất lượng
Khối lượng đóng bao
Hàm lượng hữu cơ
Đa lượng ( N: P : K)
Trung lượng
Tổng các vi lượng
Hàm lượng Acid Humic
Vi sinh vật sống có ích

ĐVT

Mức chất

Kg
%
%
%
%
%
CFU/g


lượng
50 ± 0.2
>15
3:4:4
10-16
0.2
0.5 -1
>= 3.10 6
24


8

Độ ẩm

%

<= 30

❖ Ván dăm nhân tạo
➢ Loại 1

Hình 1.14 Ván dăm nhân tạo loại 1.


Các thông số hình học cơ bản
+ Ván phẳng, không cong vênh, mặt ván phẳng.
+ Kích thước: 2.440mmx1.220mm(Dài x Rộng). Dày 12mm/15mm/
18mm.
+ Độ dày : Sai lệch bình quân ± 0.3 mm.




Các chỉ tiêu chất lượng:
Bảng 1.9 Các chỉ tiêu chất lượng của ván dăm nhân tạo loại I
TT
1
2

Chỉ tiêu chất lượng
Độ ẩm
Độ trương nở theo chiều

ĐVT
%
%

Mức chất lượng
5-11
<= 8

3
4

dày
Độ uốn tĩnh
Khối lượng riêng thể tích

Mpa
Kg/m 3


>= 15
550-680

➢ Loại 2:

25


×