Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Ảnh hưởng của chính sách xóa đói giảm nghèo tới sinh kế của hộ nghèo dân tộc thiểu số ở huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.71 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN LỆ THỊ BÍCH HỒNG

ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
TỚI SINH KẾ CỦA HỘ NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 9.62.01.15

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018


Công trình được hoàn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Đỗ Anh Tài
2. PGS. TS. Nguyễn Xuân Trƣờng

Phản biện 1:..........................................................
Phản biện 2:..........................................................
Phản biện 3:..........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH


DOANH ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Vào ngày tháng

năm 2018

Có thể tìm hiểu Luận án tại:
- Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên;
- Thƣ viện Trƣờng Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trần Lệ Thị Bích Hồng, Đỗ Anh Tài (2015), "Một số giải pháp
giảm nghèo bền vững cho hộ dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai
tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học
Thái Nguyên; Tập 145 số 15, 52-56.
2. Trần Lệ Thị Bích Hồng, Bùi Thị Thanh Tâm, Hồ Lương Xinh
(2016), "Đánh giá các hoạt động sinh kế cho đồng bào dân tộc
thiểu số huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học
và công nghệ Đại học Thái Nguyên; Tập 152 số 07/2, 213-218.
3. Trần Lệ Thị Bích Hồng, Bùi Thị Thanh Tâm, Đỗ Anh Tài (2017),
"ảnh hưởng của chương trình 135 giai đoạn 2011 - 2015 đến
sinh kế của đồng bào dân tộc thiếu số huyện Võ Nhai tỉnh Thái
Nguyên", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Tháng
10/2017, 174-180.


1
MỞ ĐẦU
1. T nh c p thiết của ề tài

Thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam suốt hơn 20 năm qua đã được
các nghiên cứu trong vào ngoài nước đánh giá rất cao. Đồng thời, ghi
nhận các nỗ lực, quyết tâm giảm nghèo của Việt Nam thể hiện qua hệ
thống chính sách ngày càng đa dạng và ngày càng toàn diện hơn.
Tỉnh Thái Nguyên đã tích cực thực hiện tốt các chính sách
XĐGN của Đảng và Nhà nước, bên cạnh đó đã ban hành các chương
trình, chính sách đặc thù nhằm góp phần phát triển KT- XH và phát
triển kinh tế cho đồng bào DTTS. Kết quả tích cực của những chính
sách đó là không thể phủ nhận, năm 2015 toàn tỉnh có 42.000 hộ
nghèo, đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% năm nhưng đã giảm
được 2,19% năm, vượt kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh
vẫn còn nhiều địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là địa
phương có đông đồng bào DTTS sinh sống như huyện Võ Nhai.
Trong những năm gần đây, XĐGN trong cộng đồng các DTTS
luôn được các cấp, các ngành ở huyện Võ Nhai quan tâm, số hộ
nghèo trong đồng bào DTTS ở huyện Võ Nhai không ngừng giảm đi.
Các vấn đề này có những vấn đề mới nổi, cũng có những vấn đề đã
tồn tại từ lâu và nay trở thành vấn đề đáng chú ý, vấn đề then chốt
trong việc thực hiện các chính sách giảm nghèo và ảnh hưởng của các
chính sách đó đến sinh kế người dân đặc biệt là người DTTS.
Để nâng cao hiệu quả của một chính sách hay chương trình,
việc đánh giá ảnh hưởng của các chính sách cần phải được thực hiện
để hiểu được các khoản đầu tư, các chính sách hỗ trợ có thực sự đem
lại hiệu quả hay không. Nếu nhìn nhận một cách chủ quan, những kết
quả đạt được tưởng như do chính sách đem lại nhưng thực tế lại là
một kết luận chưa chính xác. Do vậy, việc ảnh hưởng của chính sách
phải chỉ rõ được những bằng chứng chứng minh sự thay đổi nào gắn
với những ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách cụ thể.
Nhằm làm rõ kết quả đã đạt được từ các chính sách XĐGN và
ảnh hưởng của những chính sách đó đến sinh kế người dân đặc biệt là

người nghèo DTTS, tôi tiến hành lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của
chính sách xóa đói giảm nghèo tới sinh kế của hộ nghèo dân tộc thiểu
số ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên” cho Luận án tiến sĩ của mình.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện
các chính sách XĐGN và ảnh hưởng của các chính sách này tới hộ
DTTS huyện Võ Nhai, luận án chỉ ra những bất cập trong công tác
XĐGN, đặc biệt xác định ảnh hưởng của các chính sách này tới sinh
kế hộ DTTS. Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả
các chính sách XĐGN tại huyện Võ Nhai trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa, làm sáng tỏ và từng bước phát triển cơ sở lý
luận, cơ sở thực tiễn về ảnh hưởng của các chính sách XĐGN tới sinh
kế của các hộ DTTS;
- Phân tích, đánh giá quá trình triển khai và kết quả thực hiện
các chính sách XĐGN tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên;
- Ảnh hưởng của các chính sách XĐGN đến sinh kế của các hộ
DTTS tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên;
- Đưa ra các quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải
pháp, kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách XĐGN
trên địa bàn huyện Võ Nhai trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các chính sách XĐGN và
ảnh hưởng của các chính sách này đến sinh kế các hộ nghèo DTTS trên
địa bàn huyện Võ Nhai.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Luận án được thực hiện nghiên cứu
trên phạm vi huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu các thông tin thứ
cấp liên quan đến các chính sách XĐGN giai đoạn 2011- 2015; các
thông tin sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát hộ DTTS
trong năm 2016 và những đánh giá của người dân liên quan đến thời
điểm khi điều tra.
- Phạm vi về nội dung:
+ Luận án tập trung nghiên cứu tình hình triển khai thực hiện;
kết quả đạt được và ảnh hưởng của các chính sách XĐGN đến các
nguồn lực sinh kế hộ DTTS; Phân tích cơ sở cho việc thay đổi sinh
kế của hộ, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả
các chính sách XĐGN.


3
+ Có nhiều các chương trình, chính sách được triển khai trên
địa bàn huyện Võ Nhai, cho nên khó có thể bóc tách ảnh hưởng riêng
lẻ của từng chương trình, chính sách. Vì vậy tác giả đã lựa chọn các
chương trình, chính sách đã được thực thi trong thời gian dài để
nghiên cứu (các chương trình, chính sách được liệt kê trong phần
phụ lục) và chia ra làm 4 nhóm cụ thể như sau:
Nhóm 1: Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
Nhóm 2: Nhóm chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho người nghèo
tiếp cận với các dịch vụ cơ bản: Chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, nước sạch;
Chính sách hỗ trợ giáo dục; Chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.
Nhóm 3: Chính sách tín dụng.
Nhóm 4: Nhóm chính sách hỗ trợ đặc thù.
4. Những óng góp mới và ý nghĩa của luận án

4.1. Đóng góp về lý luận
Luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận và
thực tiễn về ảnh hưởng của các chính sách XĐGN tới sinh kế các hộ
DTTS, rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng một cách phù
hợp vào thực tiễn nhằm nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội
cho các hộ DTTS ở các khu vực miền núi.
4.2. Đóng góp về thực tiễn
- Luận án đã đánh giá một cách toàn diện về thực trạng triển
khai, thực hiện các chính sách XĐGN tới các hộ DTTS tại huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên;
- Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các chính sách XĐGN tới
các hộ DTTS tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên để chỉ ra tính
hiệu quả của các chính sách XĐGN trong việc hỗ trợ sản xuất, nâng
cao chất lượng cuộc sống cho các hộ được thụ hưởng chính sách.
- Luận án góp phần chỉ ra những bất cập, hạn chế và nguyên
nhân trong công tác thực hiện các chính sách XĐGN tới các hộ
DTTS tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải
pháp, kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách XĐGN
trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
4.3. Ý nghĩa của luận án
- Kết quả của đề tài luận án sẽ là tài liệu tham khảo có căn cứ
khoa học giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính
sách, các cấp chính quyền huyện Võ Nhai nói riêng, tỉnh Thái
Nguyên nói chung trong công tác xây dựng, triển khai và thực hiện
các chính sách XĐGN cho các hộ DTTS.
- Luận án là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích trong các trường
chuyện nghiệp, viện nghiên cứu, cụ thể cho các nhà nghiên cứu,
giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên.



4
5. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục, luận án bao gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu;
Chương 2: Cơ sở khoa học về ảnh hưởng của các chính sách
xóa đói giảm nghèo đến sinh kế hộ dân tộc thiểu số;
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu;
Chương 4: Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách XĐGN tới
sinh kế của hộ dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai;
Chương 5: Giải pháp thực hiện hiệu quả các chính sách
XĐGN nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ DTTS ở huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu các ch nh sách XĐGN và sinh kế ngƣời nghèo ở
nƣớc ngoài
Đến nay, đã có khá nhiều các tài liệu trên thế giới nghiên cứu
đến vấn đề đói nghèo; chính sách XĐGN; Sinh kế của người nghèo.
Tuy nhiên, nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách XĐGN đến sinh
kế hộ dân tộc thiểu số là chủ đề mới chưa được nghiên cứu ở phạm vi
nước ngoài, nếu có nghiên cứu cũng chỉ xoay quanh tác động của các
chương trình, chính sách đơn lẻ đến công cuộc giảm nghèo, do đó tác
giả phân các vấn đề nghiên cứu theo các nhóm như sau:
1.1.1. Nhóm tài liệu nghiên cứu về nghèo đói và các chính sách XĐGN
1.1.2. Nhóm tài liệu về sinh kế và ảnh hưởng của các chính sách XĐGN
1.2. Nghiên cứu ch nh sách xóa ói giảm nghèo và sinh kế với ồng
bào DTTS ở Việt Nam
1.2.1. Nhóm tài liệu nghiên cứu về nghèo đói và các chính sách XĐGN

1.2.2. Nhóm tài liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của các chính sách
XĐGN đến đời sống người dân
1.3. Đánh giá chung về tổng quan các tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Kết quả đạt được
Các nghiên cứu thảo luận các vấn đề trên nhiều cấp độ và các
khía cạnh khác nhau là khá toàn diện, bao gồm cả về phân loại chính
sách, phạm vi đối tượng hưởng lợi chính sách, sử dụng các phương pháp
truyền thống cũng như hiện đại để phân tích sự ảnh hưởng của chính


5
sách, tiếp cận chính sách theo chuỗi tác động, theo từng vùng và theo
nhóm hưởng lợi chính sách, tiếp cận theo từng chương trình, lĩnh vực,
theo giai đoạn và quan điểm đa chiều để đánh giá chính sách từ đó chỉ ra
được những hạn chế, bất cập từng giai đoạn thực thi chính sách, các
nghiên cứu đã làm rõ những hạn chế, bất cập, chồng chéo của chính
sách; tính hiệu quả và ảnh hưởng lan tỏa các hiệu ứng tích cực của chính
sách, để từ đó đưa ra được những giải pháp có tính thực tiễn cao.
1.3.2. Hạn chế còn tồn tại và “khoảng trống” nghiên cứu
Bên cạnh những kết quả đạt được, các phân tích còn một số hạn
chế sau: Các nghiên cứu chủ yếu đánh giá về từng mặt từng chỉ tiêu
trong XĐGN với những ảnh hưởng mang tính riêng rẽ về kinh tế, xã
hội hoặc đánh giá tình trạng nghèo nói chung, chưa đi sâu phân tích
làm rõ ảnh hưởng của chính sách XĐGN tới sinh kế và sự thay đổi các
nguồn lực sinh kế đến hộ nghèo nói chung và hộ nghèo là DTTS nói
riêng. Từ đó có thể nhận thấy ảnh hưởng của chính sách XĐGN đến
sinh kế người dân đặc biệt là người DTTS là một khoảng trống cả về lý
luận và thực tiễn. Tuy đây là hai nội dung khác nhau nhưng lại có mối
quan hệ mật thiết với nhau vừa là điều kiện, vừa là tiền đề trong quá
trình thực hiện mục tiêu XĐGN. Mặt khác trên địa bàn huyện Võ

Nhai-Thái Nguyên đến nay chưa có công trình nào cụ thể nghiên cứu
về ảnh hưởng chính sách XĐGN đến sinh kế của hộ DTTS.
Chƣơng2
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA
CÁC CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐẾN SINH KẾ
HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số lý luận về đói nghèo
2.1.1.1. Khái niệm đói nghèo trên thế giới
2.1.1.2. Khái niệm đói nghèo ở Việt Nam
2.1.1.3. Chuẩn nghèo ở Việt Nam
2.1.2. Chính sách xóa đói giảm nghèo
2.1.2.1. Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo
2.1.2.2. Phân loại chính sách xóa đói giảm nghèo và vị trí của nó
trong hệ thống chính sách xã hội


6
2.1.3. Hộ dân tộc thiểu số
2.1.3.1. Quan điểm về hộ, hộ nghèo, xã nghèo và vùng nghèo
2.1.3.2. Khái niệm về Dân tộc thiểu số
2.1.3.3. Khái niệm vùng Dân tộc thiểu số
2.1.4. Sinh kế của hộ dân tộc thiểu số
2.1.4.1. Khái niệm về sinh kế
2.1.4.2. Khái niệm sinh kế bền vững
2.1.5. Hoạt động, kết quả và nguồn lực sinh kế của hộ dân tộc
thiểu số
2.1.5.1. Hoạt động sinh kế của hộ dân tộc thiểu số
2.1.5.2. Kết quả sinh kế của hộ gia đình dân tộc thiểu số
2.1.5.3. Nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số

2.1.6. Nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách xóa đói
giảm nghèo tới sinh kế của hộ nghèo DTTS
2.1.6.1. Quan điểm về ảnh hưởng của các chính sách xóa đói giảm nghèo
2.1.6.2.Nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách xóa đói
giảm nghèo tới sinh kế của các hộ nghèo DTTS
2.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng của chính sách XĐGN đến sinh kế hộ
nghèo DTTS
2.1.7.1. Quá trình hoạch định chính sách và bản chất của chính sách XĐGN
2.1.7.2. Tình hình thực thi các chính sách xóa đói giảm nghèo
2.1.7.3. Sự tham gia của người dân và các tổ đoàn thể trong giảm nghèo
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở một
số nước trên thế giới và Việt Nam
2.2.1.1. Kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trên thế giới
2.2.1.2. Kinh nghiệm của một số vùng ở Việt Nam
2.2.2. Kinh nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các chính sách XĐGN
đến đời sống người dân trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.2.1. Kinh nghiệm đánh giá ảnh hưởng của chính sách XĐGN của
một số nước trên thế giới
2.2.2.2. Kinh nghiệm đánh giá ảnh hưởng chính sách XĐGN ở Việt Nam
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện
Võ Nhai nói riêng trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo


7
Chƣơng 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đặt ra, nội dung của luận án cần phải
trả lời các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau:

- Thực trạng triển khai, thực hiện các chính sách XĐGN tới các hộ
nghèo DTTS ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã
đạt được những kết quả gì? Những tồn tại, hạn chế trong công tác này?
- Các chính sách XĐGN đã ảnh hưởng tới sinh kế của các hộ
nghèo DTTS ở huyện Võ Nhai như thế nào?
- Để thực hiện hiệu quả các chính sách XĐGN cho các hộ
nghèo DTTS ở huyện Võ Nhai trong thời gian tới, cần phải thực hiện
những giải pháp chủ yếu nào?
3.2. Khung phân t ch của luận án
Khung phân tích là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải quyết
được mục tiêu đề ra. Khung phân tích này coi mối quan hệ ảnh hưởng
giữa các chính sách XĐGN đến đời sống người dân là mục tiêu, các
nhân tố khác là điều kiện, đặc điểm của hộ. Ngoài ra, luận án sử dụng
khung phân tích để sắp xếp trật tự phân tích các vấn đề liên quan đến
luận án theo một trình tự logic, xây dựng hướng đi cho đề tài. Từ đó đưa
ra kết luận và đánh giá chung cho vấn đề đang nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích lý luận và thực tiễn cùng với các
phương pháp tiếp, tác giả đã xây dựng khung phân tích nghiên cứu ảnh
hưởng của chính sách XĐGN tới sinh kế của các hộ DTTS huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Hình 3.1: Khung phân tích
(Nguồn: Tác giả biên soạn, năm 2016)


8
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1.Phương pháp tiếp cận
3.3.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
3.3.1.2. Phương pháp tiếp cận theo chuỗi chính sách

3.3.1.3. Phương pháp tiếp cận vùng
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
3.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
3.3.3. Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin
3.3.3.1. Phương pháp xử lý thông tin
3.3.3.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
3.3.3.3. Phương pháp phân tích thông tin
3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.4.1. Hệ thống chỉ tiêu về đặc điểm tự nhiên,KTXH
- Diện tích đất tự nhiên, trong đó bao gồm: diện tích đất nông
lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng (m2).
- Số nhân khẩu và lao động của huyện, cơ cấu theo giới tính
(nam, nữ) và khu vực (thành thị, nông thôn) (người).
- Tổng giá trị sản xuất của huyện, cơ cấu GTSX theo các lĩnh
vực: Nông, lâm nghiệp, thủy sản; Công nghiệp - Xây dựng và Dịch
vụ (nghìn đồng).
- Tốc độ phát triển của các lĩnh vực Nông, lâm nghiệp, thủy
sản;Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ của huyện qua các năm
2012, 2014, 2016 (%)
- Các chỉ tiêu về thực trạng giáo dục: Số trường học, lớp học,
giáo viên, học sinh, Số HS/giáo viên, Số HS/lớp học
- Các chỉ tiêu về thực trạng y tế: Số cơ sở y tế, số giường bệnh,
số cán bộ ngành y, số cán bộ ngành dược, Tỉ lệ trạm y tế có bác sĩ, Tỉ
lệ trạm y tế có nữ hộ sinh, Số cặp vợ chồng sinh con thứ 3, Tỉ lệ trẻ
>1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ vắc xin, Số vụ ngộ độc thực phẩm,
Số người nhiễm HIV, Số người mắc AIDS.
3.4.2. Hệ thống chỉ tiêu về nhóm hộ khảo sát
- Tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ.
- Số lao động của hộ: Số lao động của một hộ tham gia sản

xuất làm nên thu nhập của hộ.
- Diện tích đất phục vụ sản xuất.
- Vốn của hộ: Gồm vốn tự có và vốn vay.


9
- Chỉ tiêu Hộ có hưởng chính sách đào tạo lao động, tạo việc
làm không.
- Thu nhập một năm của hộ.
3.4.3. Hệ thống chỉ tiêu về thực hiện chính sách và ảnh hưởng của
các chính sách XĐGN đến sinh kế các hộ DTTS
Để đánh giá được ảnh hưởng của các chính sách XĐGN đến sinh
kế người nghèo DTTS, luận án sử dụng các nhóm chỉ tiêu chủ yếu sau:
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình triển khai thực hiện các
chính sách xóa đói giảm nghèo
b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện các chương
trình xóa đói giảm nghèo
c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của chính sách XĐGN
đến các nguồn lực sinh kế người nghèo DTTS
d) Nhóm chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng tổng thể của các chính
sách XĐGN tới sinh kế của hộ DTTS
e) Nhóm chỉ tiêu các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả và ảnh
hưởng của các chính sách XĐGN đến hộ DTTS huyện Võ Nhai.
Chƣơng 4
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO TỚI SINH KẾ CỦA HỘ NGHÈO DÂN TỘC
THIỂU SỐ HUYỆN VÕ NHAI
4.1. Đặc iểm ịa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tư nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

4.1.1.2. Khí hậu, thủy văn
4.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
4.1.2.Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai
4.1.2.1.Tình hình dân số và lao động huyện Võ Nhai
4.1.2.2. Đặc điểm các dân tộc của huyện Võ Nhai
4.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Võ Nhai
4.1.2.4. Tình hình phát triển giáo dục và y tế của huyện Võ Nhai
4.1.2.5. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng
4.2. Tình hình triển khai, thực hiện ch nh sách XĐGN trên ịa
bàn huyện
4.2.1. Công tác tổ chức chỉ đạo và triển khai các chính sách XĐGN
4.2.2. Tổ chức thực hiện các chính sách XĐGN trên địa bàn huyện


10
4.2.3. Bố trí nguồn lực, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính
sách XĐGN giai đoạn 2011 - 2015
4.2.3.1. Bố trí nguồn lực
4.2.3.2. Công tác giám sát và đánh giá kết quả
4.3. Đánh giá kết quả của việc thực hiện ch nh sách xóa ói giảm
nghèo tới sinh kế các hộ dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai
4.3.1. Nhóm chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm
Trong những năm vừa qua các cơ quan chuyện môn huyện đã
tổ chức đào tạo, tập huấn nghề nông nghiệp được 58 lớp cho 1.534
lao động nông thôn với số kinh phí từ ngân sách TW hỗ trợ là 2.680
triệu động, trong đó số lao động thuộc hộ nghèo 487 lao động và
1.229 lao động người DTTS.
Bảng 4.7: Kết quả thực hiện ch nh sách ào tạo nghề, giải quyết
việc làm của huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
Năm Năm Năm Năm Năm Tổng

2011 2012 2013 2014 2015 số
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn (QĐ số 1956/QĐTTg ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
- Số lớp đào tạo nghề cho
Lớp
4
10
12
15
17
58
lao động nông thôn
- Số lao động nông thôn Lao
125 300
335
378 396 1534
được đào tạo nghề
động
- Số lao động thuộc hộ Lao
38
92
103
120 134 487
nghèo được đào tạo nghề
động
- Số lao động nông thôn người Lao
81
324
250
276 298 1229

DTTS được đào tạo nghề
động
- Số lao động nông thôn sau
Lao
đào tạo nghề được giới thiệu
97
189
215
256 293 1050
động
việc làm có thu nhập ổn định
Chính sách hỗ trợ lao động đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên (Quyết định sô 34/2012/QĐ-UBND ngày 23/10/2012 của Ủy an
nhân ân tỉnh Thái Nguyên)
- Số lao động được đi làm Lao
35
16
36
20
25 132
việc ở nước ngoài
động
Nguồn: Báo cáo Kết quả thực hiện công tác Bảo trợ xã hội và giảm nghèocủaUBND
huyện Võ Nhai
Tên chính sách

ĐVT


11

4.3.2. Nhóm chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho người nghèo
DTTS tiếp cận với các dịch vụ cơ bản
- Chính sách hỗ trợ giáo dục
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện ch nh sách hỗ trợ giáo dục
của huyện Võ Nhai giai oạn 2011- 2015
Ch nh sách hỗ trợ
Tổng Năm Năm Năm Năm Năm
giáo dục cho ồng bào
ĐVT
số
2011 2012 2013 2014 2015
DTTS
1. Chính sách cử tuyển (theo Nghị định 134/2006/NĐ-CP ngày 14/1/2006)
- Số học sinh được cử tuyển
HS
20
3
4
4
4
5
2. Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú (theo QĐ số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010
- Số học sinh được hỗ trợ
HS
4.710 667 834
945 1.045 1.219
- Kinh phí thực hiện
Tr.đ
14.072 2.134 2.553 2.864 3.142 3.379
3. Số học sinh nghèo được miễn giảm học phí (theo Nghị định 49/NĐ-CP và nghị

định 86/2015/NĐ-CP)
- Số HS được miễn giảm
HS
16.570 2.698 2.852 3.357 3.759 3.904
- Kinh phí thực hiện
Tr.đ
2.134 367 395
421
471
480
4. Chính sách hỗ trợ cho trẻ em mẫu giáo và giáo dục mầm non (QĐ 239/QĐ-TTg
ngày 09/02/2010 của thủ tướng chính phủ và QĐ 60/2011/QĐ-TTg ngày
26/10/2011 của thủ tướng chính phủ)
- Số học sinh được hỗ trợ
HS
7.628 1.297 1.349 1.486 1.524 1.972
- Kinh phí thực hiện
Tr. đ
6.460 1.041 1.157 1.293 1.329 1.640
5. Số học sinh dân tộc thiểu số được hỗ trợ lương thực
- Số học sinh được hỗ trợ
HS
6.910 1.176 1.261 1.319 1.473 1.681
- Kinh phí thực hiện
Tấn 518,325
79
98
103
112
126


(Báo cáo kết quả thực hiện công tác Bảo trợ xã hội
và giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015)

Nhờ có chính sách hỗ trợ về điều kiên học tập cũng như trợ
cấp tiền ăn, lương thực mà tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, tỷ lệ huy động
trẻ em đến trường theo độ tuổi tăng lên.
- Chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe
Trên toàn huyện 15/15 xã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế, 8/15 xã đạt
Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn 2012 - 2020. Việc thực hiện cấp
thẻ BHYT cho người đồng bào DTTS có ý nghĩa hết sức quan trọng
nhằm giúp họ vượt qua khó khăn về kinh tế, có cơ hội tiếp cận dễ dàng
hơn với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, góp phần thực hiện an sinh xã
hội; hàng năm khám và điều trị cho trên 184.000 đến 216.000 lượt bệnh
nhân; tổng số hộ DTTS được cấp thẻ BHYT qua các năm (từ năm 2011
- 2015) đạt tỷ lệ 100%.


12
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện ch nh sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe
của huyện Võ Nhai giai oạn 2011 - 2015
Chỉ tiêu

ĐVT Tổng số

Năm
2011

Năm
2012


Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

1. Sổ thẻ BHYT cấp cho
Người 14.674 3.981 3.398 3.099 2.018 2.178
người dân thuộc hộ nghèo
- Kinh phí hỗ trợ mua
thẻ BHYT cho người Tr. đ 661,65 130,76 160,57 160,35 104,43 105,54
dân thuộc hộ nghèo
2. Số thẻ BHYT cấp cho
Người 40.454 6.869 7.443 7.851 8.967 9.324
người dân tộc thiểu số
- Kinh phí hỗ trợ mua
thẻ BHYT cho người Tr. đ 1.970,92 225,66 351.67 406,31 464,04 523,24
dân tộc thiểu số
3.Số lượt người dân tộc
Người 234.341 43.357 38.295 47.848 48.600 56.241
được khám chữa bệnh
- Kinh phí thực hiện
Người 32.650,8 4.739,5 6.298,6 7.762,7 6.382,8 7.467,2
(Báo cáo kết quả thực hiện công tác Bảo trợ xã hội và Giảm nghèo giai đoạn 2011 2015 của UBND huyện Võ Nhai)

- Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ DTTS:

Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định
167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đã có
3.404 hộ DTTS trên địa bàn huyện được hỗ trợ với tổng kinh phí hỗ
trợ là 7.314 triệu đồng. Hiện nay trên địa bàn huyện đã hoàn thành
việc xóa nhà tạm, nhà dột nát của các hộ nghèo, giúp hộ DTTS có
cuộc sống ổn định hơn.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn không ít hộ nghèo đang sống
trong các nhà chưa an toàn, chủ yếu là những hộ đã được hỗ trợ nhà ở
theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của thủ tướng
Chính phủ, mức hỗ trợ thấp (05 triệu đồng/hộ) nên chưa làm được
nhà vững chắc, thời gian hỗ trợ đã lâu và do mưa nhiều nên đến nay
nhà ở đã hư hỏng, xuống cấp cần có chính sách hỗ trợ của nhà nước
mới giải quyết được. Những năm sau này, mức hỗ trợ xây dựng nhà
từ 18 đến 24 triệu đồng/căn nhà với diện tích 36m2 đến 45m2/nhà.
Mức hỗ trợ này rất ít hộ DTTS được nhận nếu được nhận thì vẫn thấp
so với lạm phát thị trường như hiện nay nên không đảm bảo cho
người nghèo DTTS có được ngôi nhà kiên cố, bền lâu.


13
4.3.3. Nhóm chính sách tín dụng ưu đãi
Nhóm chính sách hỗ trợ tín dụng là nhóm chính sách XĐGN
có độ phủ rộng nhất và hỗ trợ nâng cao đời sống cho đồng bào
DTTS thông qua các kênh hỗ trợ phát triển sản xuất, nhà ở, nước
sinh hoạt, giáo dục và giải quyết việc làm.
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện ch nh sách t n dụng ƣu ãi
của huyện Võ Nhai giai oạn 2011-2015
Tổng
Năm
Năm

Năm
Năm
Năm
số
2011
2012
2013
2014
2015
Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất cho hộ đồng bào DTTS (QĐ số
32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 và QĐ số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của
thủ tướng chính phủ)
- Số hộ nghèo DTTS
Hộ
361
85
137
44
50
45
được vay vốn
- Kinh phí cho vay
Tr.Đ 2.222
425
685
352
400
360
Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo (theo nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày
4/10/2002

- Số hộ nghèo được
Hộ
10.939 2.451 2.129 2.038 2.000 2.321
vay vốn
- Kinh phí cho vay
Tr. Đ 207.744 34.244 34.643 40.474 45.000 53.383
Chính sách tín dụng đối với hộ cận nghèo (QĐ 15/2013/QĐ-TTg ngày 23 tháng 2
năm 2013 của thủ tướng chính phủ)
- Số hộ cận nghèo
Hộ
1550
250
285
361
300
354
được vay vốn
- Kinh phí cho vay
Tr. Đ 35.270 5.500 7.125 9.211 6.000 7.434
Chính sách tín dụng cho vay làm nhà ở (QĐ số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12
năm 2008 của thủ tướng chính phủ)
- Số hộ nghèo được
Hộ
136
56
80
0
0
0
vay vốn

- Kinh phí cho vay
Tr. Đ 1.088
448
640
0
0
0
Tên chính sách

ĐVT

(Báo cáo kết quả thực hiện công tác Bảo trợ xã hội và giảm nghèo
GĐ 2011 - 2015 của UBND huyện Võ Nhai)
Các chính sách tín dụng ưu đãi dành cho đồng bào DTTS đã
đáp ứng được nhu cầu của người DTTS, kịp thời hỗ trợ khó khăn.
Thời gian vay vốn được linh hoạt tùy thuộc vào mục đích vay, lãi
suất đa dạng được điều chỉnh theo từng thời kỳ tùy theo mục đích,
đối tượng vay vốn. Do đó đã góp phần ngăn chặn tệ nạn cho vay
nặng lãi ở nông thôn, là công cụ thực hiện vai trò điều tiết của Nhà
nước và là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế quan trọng, kích
thích người nghèo có điều kiện sản xuất kinh doanh, tạo việc làm,
tăng thu nhập cải thiện đời sống.


14
4.3.4. Nhóm chính sách hỗ trợ đặc thù
Theo kết quả thực hiện chính sách XĐGN giai đoạn 2011 2015 các hợp phần của chương trình 135 đã được triển khai đồng
bộ và kịp thời trên toàn huyện. Từ năm 2011 đến năm 2015 đã
hoàn thành và xây dựng 43 công trình trên địa bàn trong đó 15
công trình trường học, 19 công trình giao thông liên xã, 9 công

trình nhà văn hóa, hỗ trợ nhà ở cho 36 hộ với số tiền 1.200 triệu
đồng. Mở nhiều các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ xã, hộ nông
dân về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật được
1.040 lớp với 40.177 lượt người tham gia. Đào tạo nghề nông
nghiệp được 33 lớp với 1.500 học viên tham gia. Tập huấn cho
cán bộ xóm, cán bộ giám sát cộng đồng về thực hiện đầu tư kết
cấu hạ tầng nông thôn theo cơ chế đầu tư đặc thù 3 lớp với 650
người tham gia. Cấp xã tổ chức được 4 lớp tập huấn về mô hình
sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân với 300 người tham gia.
4.4. Đánh giá thực trạng nguồn lực sinh kế của các hộ iều tra tại
ịa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
4.4.1. Thông tin cơ bản của các hộ nghèo DTTS được điều tra
Chủ hộ là thành viên vô cùng quan trọng, đóng vai trò then chốt
trong phát triển kinh tế hộ. Do vậy, các thông tin về chủ hộ là cần thiết,
quan trọng trong hệ thống các thông tin về đặc điểm của các hộ được
khảo sát. Luận án đã khảo sát các hộ nghèo DTTS ở huyện Võ Nhai,
số phiếu thu về hợp lệ là 386. Do vậy, luận án tập trung phân tích các
đặc điểm của hộ cũng như của các chủ hộ của 386 hộ này.
4.4.2. Thông tin cơ bản về các nguồn lực của hộ nghèo DTTS được
điều tra
Các thông tin về thu nhập trong một năm của hộ (34,4352 triệu
đồng/năm), số lao động bình quân/hộ, số vốn bình quân/hộ, số diện
tích đất ở bình quân hộ và số diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp
bình quân/hộ. Tính trong 386 hộ được khảo sát, bình quân mỗi hộ
có 5,6 lao động, trong đó bình quân số lao động được hưởng chính
sách đào tạo LĐ, tạo việc làm là 1,7 lao động (chiếm 30,4%), số lao
động không được hưởng chính sách là 3,9 lao động (chiếm 69,6).
Số diện tích đất ở bình quân hộ là 0,04ha. Số diện tích đất sản xuất
bình quân/hộ là 5,1 ha, trong đó hầu hết là đất rừng (chiếm tới
94,12%), kế đó là đất trồng cây hàng năm (chiếm 5,1%). Số vốn

bình quân/hộ/năm là 51,73050 triệu đồng, trong đó, phần lớn là số
vốn vay (chiếm 87,26%).


15
Bảng số liệu trên thống kê tình hình sử dụng nước sinh hoạt và
nhà vệ sinh hợp vệ sinh của các hộ DTTS ở 3 vùng của huyện Võ
Nhai trong 2 năm 2010 và 2016. Qua các số liệu trên, ta có thể thấy ở
cả 3 vùng, các hộ đều có những chuyển biến tích cực về các điều kiện
sinh hoạt này. Tỷ lệ số hộ có nhà vệ sinh hợp vệ sinh cũng có sự gia
tăng trong từng vùng và trên toàn huyện.
Bảng số liệu trên phản ánh về hiện trạng các tài sản mà các hộ
điều tra đang sở hữu. Có 30,8% hộ có Tivi, 26,7% hộ điều tra có xe
máy (với giá trị bình quân của xe máy là 10,6 triệu đồng), một phương
tiện giao thông cần thiết cho đời sống thường ngày và sản xuất của hộ.
43,8% số hộ có quạt điện (với giá trị bình quân quạt điện là 200 nghìn
đồng) Ngoài ra hầu hết các hộ đều có xe đạp (65,3%). Tuy nhiên, chỉ
có 8,2% hộ có bếp ga, thông tin này đã cho thấy các hầu hết các hộ
điều tra còn khó khăn về kinh tế để có thể sở hữu các tài sản này.
Đối với các tài sản phục vụ sản xuất, bảng số liệu trên cho thấy
có trên 50% hộ điều tra có các gia cầm, gia súc nhỏ và gia súc lớn,
62,3% hộ sở hữu công cụ tiểu thủ công nghiệp với giá trị bình quân
là 2,9 triệu đồng.
4.5. Kết quả phân t ch ảnh hƣởng, t nh t ch cực và hạn chế của
ch nh sách XĐGN tới nguồn lực sinh kế các hộ DTTS iều tra
4.5.1. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách XĐGN đến nguồn lực
con người
4.5.1.1. Sự thay đổi về nguồn lực con người
Kết quả so sánh sự khác biệt về điểm ảnh hưởng của các chính
sách XĐGN đến nguồn vốn con người giữa 3 vùng khi kiểm định

bằng phần mềm SPSS (chi tiết phụ biểu 02)với F = 44,440; Sing
=0,000, cho ta thấy có sự khác biệt giữa 3 vùng tại mức ý nghĩa 5%.
Sự khác biệt này bởi việc tiếp cận các thông tin về chính sách tại mỗi
vùng là có sự khác nhau.
4.5.1.2. Ảnh hưởng của chính sách XĐGN đến nguồn lực con người
4.5.2. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách XĐGN đến nguồn lực
tự nhiên
4.5.2.1. Sự thay đổi về nguồn lực tự nhiên
Khi phân tích ảnh hưởng của các chính sách XĐGN đến
nguồn lực tự nhiên của các hộ nghèo DTTS bằng việc tính giá trị
trung bình và phân tích phương sai trên phần mềm SPSS cho thấy:
Kết quả tính giá trị trung bình cũng như phân tích phương sai (chi
tiết phụ biểu 02) với F = 1,779; Sing =0,170; mức ý nghĩa 5%,
không có sự khác biệt về điểm đánh giá ảnh hưởng của chính sách
XĐGN đến nguồn lực tự nhiên của hộ nghèo DTTS giữa 3 vùng.


16
4.5.2.2. Ảnh hưởng của chính sách XĐGN đến nguồn lực tự nhiên
4.5.3. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách XĐGN đến nguồn lực
vật chất
4.5.3.1. Sự thay đổi về nguồn lực vật chất
Khi phân tích ảnh hưởng của các chính sách XĐGN đến nguồn
lực vật chất của các hộ nghèo DTTS bằng việc phân tích phương sai
trên phần mềm SPSS cho thấy: Kết quả phân tích phương sai (chi tiết
phụ biểu 02) với F = 4,047; Sing = 0,018; mức ý nghĩa 5%, là có sự
khác biệt về điểm đánh giá ảnh hưởng của chính sách đến nguồn lực
vật chất giữa 3 vùng. Điểm khác biệt này do việc tiếp cận và sử dụng
các nguồn lực vật chất ở 3 vùng là khác nhau.
4.5.3.2. Ảnh hưởng của chính sách XĐGN đến nguồn lực vật chất

4.5.4. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách XĐGN đến nguồn lực
xã hội
4.5.4.1. Sự thay đổi về nguồn lực xã hội
Kết quả so sánh sự khác biệt về điểm ảnh hưởng của các chính
sách XĐGN đến nguồn lực xã hội giữa 3 vùng khi kiểm định trên
phần mềm SPSS (chi tiết ở phụ lục 2) vớ F = 1,455; Sing = 0,235,
cho ta thấy không có sự khác biệt giữa 3 vùng về điểm đánh giá ảnh
hưởng của chính sách tại mức ý nghĩa 5%.
4.5.4.2. Ảnh hưởng của chính sách XĐGN đến nguồn lực xã hội
4.5.5. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách XĐGN đến nguồn lực
tài chính
4.5.5.1. Sự thay đổi về nguồn lực tài chính
Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ cho nguồn lực tài chính ở
các hộ DTTS huyện Võ Nhai chưa có ảnh hưởng mạnh tới kinh tế hộ.
Dù đã có những biến đổi tích cực ở một số mặt nhưng còn tồn tại
nhiều yếu kém trong việc triển khai thực thi các chính sách hỗ trợ,
cho vay vốn ưu đãi.
Phân tích ảnh hưởng của chính sách XĐGN tới nguồn lực tài
chính dựa trên kết quả tính giá trị trung bình và phân tích phương sai
trên phần mềm SPSS.
Kết quả tính giá trị trung bình cho thấy các hộ đánh giá ảnh
hưởng của các chính sách XĐGN đến nguồn lực tài chính ở mức khá
tính cho toàn huyện, nhưng khi xét ở mỗi vùng lại có sự khác biệt, ở
vùng 1 và vùng 3 được đánh giá ở mức khá, vùng 2 đánh giá ở mức
trung bình.
Kết quả so sánh sự khác biệt về điểm ảnh hưởng của các chính
sách XĐGN đến nguồn lựu tài chính giữa 3 vùng khi kiểm định bằng
phần mềm SPSS (chi tiết ở phụ lục 2) với F = 1.262; Sing = 0,284,
cho ta thấy không có sự khác biệt giữa 3 vùng tại mức ý nghĩa 5%.
4.5.5.2. Ảnh hưởng của chính sách XĐGN đến nguồn lực tài chính



17
4.5.6. Đánh giá chung về ảnh hưởng của các chính sách XĐGN
đến sự thay đổi các nguồn lực sinh kế của các hộ nghèo DTTS
huyện Võ Nhai
Ảnh hưởng của các chính sách XĐGN đến sinh kế hộ DTTS
trong thời gian qua trên địa bàn huyện Võ Nhai đã có sự thay đổi rõ
rệt, đời sống người DTTS được cải thiện hơn so với những năm
trước, đặc biệt là CSHT được nâng cấp, đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của người dân.
Kết quả tổng hợp phân tích các số liệu về sự ảnh hưởng của
các chính sách XĐGN tới các nguồn lực sinh kế của hộ cho thấy, các
chính sách đều được đánh giá ở mức khá tính trên bình quân chung
toàn huyện, trong đó ảnh hưởng tới nguồn lực vật chất được đánh giá
cao nhất (đạt số điểm 3,78), ảnh hưởng tới nguồn lực xã hội được
đánh giá ở mức thấp nhất (đạt điểm số 3,38).
Về nguồn lực vật chất, sơ đồ cho thấy không có nhiều chênh
lệch đề điểm đánh giá của các hộ ở 3 khu vực, trong đó, khu vực 3
đạt điểm đánh giá cao nhất (4.10 - khá), tiếp theo là khu vực 2 với
điểm đánh giá là 4,06 (mức khá) và cuối cùng là khu vực 1 (đạt 3.88
- khá). Về nguồn lực xã hội, cũng không có nhiều chênh lệch trong
sự đánh giá của các hộ ở 3 khu vực, các hộ ở khu vực 2 có mức đánh
giá cao nhất (đạt 3.43 - khá), tiếp đó khu vực 3 và khu vực 1. Cuối
cùng, về ảnh hưởng của các chính sách tới nguồn lực tài chính, các
hộ ở khu vực 1 có đánh giá cao nhất (3.47 - khá), tiếp đến là khu vực
3 (đạt 3,45 - khá) và sau cùng là khu vực 2 (đạt 3.35 - khá).
4.6. Kết quả về phát triển sinh kế và giảm nghèo do ảnh hƣởng có
t nh tổng thể của các ch nh sách XĐGN tới sinh kế của các hộ
nghèo DTTS ở huyện Võ Nhai

4.6.1.Thay đổi nguồn thu của các hoạt động sinh kế khi các chính
sách XĐGN ảnh hưởng
Kết quả khảo sát ở các hộ điều tra ở ba nhóm ngành(Nông lâm
nghiệp; Tiểu thủ công nghiệp; Ngành nghề khác) cho thấy nhóm
ngành Nông lâm nghiệp là nguồn thu nhập chủ yếu của hộ DTTS ở
huyện Võ Nhai, năm 2010 thu nhập từ Nông lâm nghiệp 92,1%, năm
2015 chiếm86,1% (giảm 6% so với năm 2010).
Các chương trình phát triển KT- XH, nhất là chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình giảm nghèo khác
không những có ảnh hưởng cho phát triển Nông lâm nghiệp, phát
triển tiểu thủ công nghiệp mà còn có ảnh hưởng tốt cho ngành nghề
khác như: du lịch, dịch vụ. Theo kết quả khảo sát, năm 2010 nguồn
thu nhập từ các ngành nghề khác của nhóm hộ điều tra chiếm 4,9%,
năm 2015 chiếm 8,7% (tăng 3,8% so với năm 2010), sự gia tăng thu
nhập ở ngành khác trong nhóm hộ điều tra do: sự mở cửa của cơ chế


18
thị trường; phát triển nhiều khu công nghiệp và dịch vụ được chú
trọng, do đó người dân có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm như làm
thêm khi nông nhàn (kiếm củi bán, bốc gỗ thuê, sẻ gỗ thuê….), hoặc
trong hộ gia đình có người làm tại khu công nghiệp Samsung, làm
công ăn lương theo tháng tại hộ kinh doanh trên địa bàn huyện… kết
quả này đã góp phần chuyển dịch cơ cấu thu nhập hướng tới đa thu
nhập trong hộ nghèo DTTS.
4.6.2. Ảnh hưởng của chính sách XĐGN dẫn đến thay đổi cơ cấu
thu nhập trong hoạt động Nông lâm nghiệp
Trong khối ngành Nông lâm nghiệp, ngành trồng trọt có cơ cấu
thu nhập cao nhất năm 2010 (chiếm 39,9%), năm 2015 chiếm
(42,4%) trong tổng nguồn thu từ Nông lâm nghiệp, tuy nhiên khi so

sánh sự thay đổi giữa năm 2015 với 2010, ngành Trồng trọt không
phải là ngành có thay đổi về thu nhập cao nhất (ngành Trồng trọt
2,4%; ngành Chăn nuôi 3,0%), điều này cũng phù hợp với thực tế khi
có các chương trình, chính sách ảnh hưởng. Gần đây các hộ DTTS đã
chú trọng đến chăn nuôi nhất là chăn nuôi đại gia súc vì các hộ nghèo
được vay vốn với lãi suất thấp để đầu tư mua trâu, bò,…, theo kết
quả điều tra có 87% số hộ nghèo DTTS vay vốn để chăn nuôi, trung
bình những hộ điều tra đều chăn nuôi từ 1 đến 2 con bò, có những hộ
gia đình có đến 3 con bò và 1 con bê. Qua đó cho thấy ảnh hưởng của
chính sách XĐGN đến ngành chăn nuôi đã làm thay đổi cơ cấu thu
nhập trong nhóm ngành Nông lâm nghiệp. Với nhóm ngành Lâm
nghiệp cơ cấu thu nhập năm 2015 so với năm 2010 giảm (-5,4%), do
các hộ DTTS chú trọng đến ngành Trồng trọt và Chăn nuôi là hai
ngành sinh kế mang lại thu nhập chính của hộ. Thu nhập của người
DTTS bằng cách thu lượm và săn bắn trong rừng cũng giảm gần
bằng không do số lượng sản phẩm thu lượm được ngày càng khan
hiếm và chính sách không cho người dân tự do thu lượm, săn bắn
trong các khu rừng tự nhiên như trước.
Những kết quả trên đã góp phần tích cực giảm nghèo của các
hộ DTTS và nhiều hộ đã vươn lên trở thành khá giả đây là những kết
quả chung của các chính sách, chương trình, dự án XĐGN tới sinh kế
của các hộ DTTS huyện Võ Nhai và của cộng đồng trên địa bàn
huyện Võ Nhai.
4.7. Các yếu tố ảnh hƣởng tới kết quả của ch nh sách xóa ói
giảm nghèo tới ngƣời nghèo dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai
4.7.1. Ảnh hưởng của công tác hoạch định chính sách XĐGN
4.7.1.1. Những ưu điểm trong hoạch định chính sách XĐGN trên địa
bàn huyện Võ Nhai
4.7.1.2. Những bất cập về chính sách XĐGN trên địa bàn huyện Võ Nhai



19
4.7.2. Năng lực tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá các chính
sách XĐGN trên địa bàn huyện
4.7.3. Vai trò của cán bộ cấp Huyện, cấp xã trong giảm nghèo
4.7.4. Vai trò của tổ chức đoàn thể trong giảm nghèo
Chƣơng 5
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÁC CHÍNH SÁCH
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO NHẰM CẢI THIỆN SINH KẾ
CHO CÁC HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN VÕ NHAI,
TỈNH THÁI NGUYÊN
5.1. Quan iểm và ịnh hƣớng cải thiện sinh kế khi thực hiện các
ch nh sách XĐGN cho các hộ DTTS ở huyện Võ Nhai
5.1.1. Quan điểm
- Các chính sách và giải pháp XĐGN phải đảm bảo tính bền
vững: giảm được tỷ lệ nghèo, hạn chế được tỷ lệ tái nghèo. Đảm bảo
sự phát triển đồng thời các mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và bảo
vệ môi trường, giữ vững an ninh, chính trị và trật tự xã hội.
- Chính sách và giải pháp XĐGN phải xuất phát từ nhu cầu của
người dân, nhất là người nghèo, cộng động nghèo, phù hợp các đặc
điểm văn hóa, xã hội của người dân địa phương và cộng đồng người
dân tộc thiểu số.
- Nâng cao ý thức thoát nghèo, loại bỏ tâm lý ỷ lại, trông chờ,
giúp dân chủ động thoát nghèo.
- Tạo cơ hội, động lực để phát huy năng lực nội sinh, vai trò
chủ động, tích cực, thể hiện tính chủ thể và sức mạnh cộng đồng của
người DTTS, phù hợp với đặc điểm và điều kiện của các DTTS để
thay thế hoàn toàn tư duy bị động, trông chờ, ỷ lại.
- Phát huy lợi thế, khai thác tri thức bản địa và thế mạnh của
các vùng DTTS để phát triển kinh tế.

- Tăng cường vai trò điều phối của người địa phương
5.1.2. Định hướng cải thiện sinh kế khi thực hiện các chính sách
XĐGN cho các hộ DTTS ở huyện Võ Nhai
- Tiếp tục tăng cường đầu tư công cho phát triển CSHT, tập
chung đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn.
- Xây dựng mô hình sinh kế cho giảm nghèo xác định trên cơ
sở nhu cầu và năng lực của người thụ hưởng.
5.2. Một số giải pháp thực hiện hiệu quả các ch nh sách XĐGN
cho các hộ nghèo DTTS ở huyện Võ Nhai
5.2.1. Giải pháp chung
a)Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền với các
tổ chức Chính trị - xã hội trong thực hiện chính sách XĐGN
b) Công tác giám sát và đánh giá chính sách


20
c) Tiếp tục đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, xây dựng cơ sở
hạ tầng
d) Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp
e) Thực hiện có hiệu quả các chính sách XĐGN có ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống và sinh kế của người dân
f) Phát triển du lịch và các dịch vụ khác
5.2.2. Giải pháp cụ thể đối với từng nhóm chính sách XĐGN được
triển khai trên địa bàn huyện Võ Nhai
5.2.2.1. Đối với chính sách tín dụng ưu đãi
- Tăng cường chính sách cho vay, giảm cho không, nâng định
mức, lấy mức vay hộ nghèo làm chuẩn, với mức lãi suất ưu đãi.
- Đề xuất tiếp tục thực hiện các chính sách đang còn hiệu lực
và có hiệu quả,
- Bên cạnh đó, đề nghị có chính sách tín dụng dành riêng cho

đồng bào dân tộc thiểu số mang tính đột phá.
5.2.2.2. Đối với chính sách đào tạo lao động và tạo việc làm
- Tăng cường tuyên truyền để các hộ nghèo DTTS nắm rõ được
tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ tay nghề, trình độ canh tác.
- Cần phải định hướng ngành nghề đào tạo phù hợp với thị
trường cho người lao động có nhu cầu học nghề.
- Khuyến khích người lao động tham gia các chương trình
đào tạo nghề cho đối tượng nghèo; hỗ trợ kịp thời, đầy đủ, đúng
chính sách hỗ trợ học nghề cho các hộ nghèo DTTS.
- Cần linh hoạt thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề gắn với các chủ
trương của Quyết định số 1956/QĐ - TTg về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện đồng bộ các chính sách tạo mới việc làm, tăng
thu nhập.
5.2.2.3. Đối với chính sách hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ cơ bản
a) Đối với việc chăm sóc sức khỏe cho các hộ DTTS
- Thực hiện công tác đào tạo đội ngũ cán bộ y tế trên địa bàn
huyện Võ Nhai.
- Tăng cường triển khai Đề án 1816 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc Cử cán bộ chuyện môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ
trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa
bệnh tại các huyện nghèo.
- Tăng cường đầu tư cho y tế các huyện nghèo.
- Ưu tiên phân bổ vốn NSNN các chương trình mục tiêu y tế cho
các xã nghèo.
- Tiếp tục vận động thêm nguồn viện trợ nước ngoài thông qua các
dự án ODA và phi chính phủ (NGO) để hỗ trợ cho y tế các xã nghèo.
- Tiếp tục triển khai tốt các chính sách y tế hỗ trợ người nghèo.



21
b) Đối với công tác giáo dục đào tạo cho các hộ DTTS
- Rà soát, tích hợp và xây dựng một số văn bản liên quan đến giáo
dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đối với đồng bào dân tộc thiểu số,
miền núi.
- Thực hiện tốt chế độ, chính sách cho đội ngũ làm công tác
quản lí nội trú, nuôi dưỡng học sinh tại các trường phổ thông dân tộc
nội trú, bán trú;
c) Đối với công tác hỗ trợ về nhà ở cho các hộ nghèo DTTS
- UBND các cấp ở huyện Võ Nhai cần: Đưa chỉ tiêu phát
triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch
phát triển KT- XH trong từng thời kỳ và hàng năm của địa phương,
coi đây là một chỉ tiêu pháp lệnh để chỉ đạo tổ chức thực hiện;
- Thực hiện tốt việc quy hoạch đô thị, khu công nghiệp.
- Các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhà nước hoặc có cổ
phần chi phối của Nhà nước cần tích cực tham gia đầu tư xây dựng nhà
ở xã hội.
5.2.2.4. Đối với chính sách hỗ trợ đặc thù
Đối với chính sách 135, huyện Võ Nhai chủ trương tiếp tục
thực hiện đồng bộ các dự án thành phần của chương trình và lồng
ghép có hiệu quả các nguồn lực trên địa bàn cho Chương trình 135;
tập trung xây dựng CSHT thiết yếu phục vụ nhân dân phát triển kinh
tế-xã hội ở các xã, thôn bản.
Đối với những dự án có tổng mức đầu tư lớn vượt định mức hỗ
trợ theo quy định, các xã phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch lồng
ghép các nguồn vốn khác theo phân cấp.
Huyện Võ Nhai cũng tiếp tục triệt để phân cấp cho xã làm
chủ đầu tư các dự án.
Về hỗ trợ phát triển sản xuất: tăng cường công tác quản lý sử
dụng nguồn vốn của dự án, đầu tư đúng địa bàn, đúng đối tượng, thực

hiện tốt việc lồng ghép với các nguồn vốn khác như: vốn chương
trình nông lâm nghiệp trọng tâm, vốn chương trình mục tiêu quốc gia
xoá đói giảm nghèo, vốn hỗ trợ trồng rừng theo các Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ.
Về hỗ trợ xây dựng CSHT: yêu cầu các chủ đầu tư tập trung
rà soát các hạng mục công trình đang thi công còn thiếu vốn, không
tiến hành khởi công mới.
Về hỗ trợ nâng cao năng lực: tiếp tục đẩy mạnh công tác dạy
nghề theo hướng giao cho xã và trung tâm dạy nghề các huyện, thị làm
chủ đầu tư, không giao cho các ban, ngành của huyện làm chủ đầu tư.
Đối với chính sách hỗ trợ dịch vụ, cải thiện nâng cao đời sống, trợ
giúp pháp lý.


22
5.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế và nhân rộng các mô
hình sinh kế có hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập và giảm
nghèo đối với huyện Võ Nhai - Thái Nguyên
5.2.3.1.Đẩy mạnh phát triển kinh tế của huyện thực hiện quá trình cơ
cấu lại ngành nông nghiệp, nông thôn
5.2.3.2.Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách kêu gọi doanh nghiệp đầu
tư, và phổ biến nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả
5.2.3.3.Đa dạng hóa sinh kế là chiến lược cốt lõi để thoát nghèo
của các hộ gia đình DTTS
5.2.3.4. Cải thiện và đổi mới tiếp cận dịch vụ khuyến nông
5.3. Kiến nghị
5.3.1. Đối với nhà nước
- Rà soát, sửa đổi, sắp xếp hợp lý các văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan đến giảm nghèo, giảm số lượng văn bản, khắc phục
sự chồng chéo, trùng lắp;

- Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo
dục cho người nghèo nâng cao nhận thức vươn lên thoát nghèo.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo theo hướng
ban hành chính sách phải gắn với bố trí nguồn lực và kết quả đạt được;
- Có văn bản chính sách hướng dẫn cụ thể để đẩy mạnh phân cấp
trong quản lý tài chính các nguồn đầu tư, quản lý công trình, góp phần
thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào công tác xây dựng, quản lý, duy
tu và bảo dưỡng các công trình giao thông, thuỷ lợi và các công trình
công cộng, phúc lợi khác.
5.3.2.Đối với cấp tỉnh và địa phương huyện Võ Nhai
Tiếp tục cụ thể hoá các mục tiêu, giải pháp XĐGN vào chương
trình phát triển KT- XH của địa phương, các nghị quyết chuyện đề
của HĐND và UBND.
- Trước khi triển khai thực hiện chính sách, cần tăng cường
hoạt động tuyên truyền về chủ trương chính sách, các quy định của
nhà nước có liên quan đến cán bộ và nhân dân.
- Đảng bộ, chính quyền các cấp cần xác định công tác thực
hiện chính sách XĐGN là nhiệm vụ chính trị hàng đầu được thực
hiện thường xuyên, liên tục.
- Đối với mỗi ngành, mỗi cấp, cần có cơ chế quản lý một cách
hệ thống, tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa các cấp các ngành với
nhau trên địa bàn tỉnh nhằm tạo sự liên kết, phối hợp, chia sẻ thông
tin, bài học kinh nghiệm giữa các cấp, các ngành để nâng cao tối đa
kết quả của chính sách.


×