Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Phong cách lãnh đạo của Tổng thống Nelson Mandela tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.45 KB, 38 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ ở các lĩnh vực, ở các
quốc gia và nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao như hiện nay, lãnh đạo
trở thành yếu tố thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo từ các doanh
nghiệp, tổ chức, tập thể trong xã hội đến hoạt động lãnh đạo đất nước. Để
đưa đất nước bước vào hội nhập, hấp thụ được những thuận lợi và vượt qua
thách thức trong điều kiện này, vai trò của phong cách lãnh đạo trở nên hết
sức ý nghĩa.
Lãnh đạo là cộng việc khó, muốn thực hiện thành công nhiệm vụ
lãnh đạo đòi hỏi ở nhà lãnh đạo có biện pháp, cách thức, kiểu cách làm việc
riêng biệt. Hay nói cách khác, để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu lãnh đạo
tổ chức, tập thể đòi hỏi nhà lãnh đạo phải biết vận dụng phong cách lãnh
đạo vào công việc.
Trong lịch sử thế giới đương đại, có nhiều nhà lãnh đạo đã áp dụng
thành công phong cách lãnh đạo vào công việc, đặc biệt đã có một nhà lãnh
đâọ gây sự bất ngờ cho thế giới bởi ông đã vùng dậy và bỏ qua sự tự ti, vượt
lên hoàn cảnh, ngục tù để trở thành tổng thống da màu đầu tiên của quốc gia
“Cầu Vồng” đó là Tổng thống Nelson Mandela. Trong suốt quá trình lãnh đạo
(từ năm 1994 đến năm 1999), ông luôn thể hiện mình là nhà lãnh đạo tài cao,
biết sử dụng phong cách lãnh đạo vào công việc hiệu quả và đặc biệt ông là
người có công lớn nhất vào chiến lược chống Aparthied, đưa nội bộ Nam Phi
trở nên đoàn kết và ổn định hơn, làm thay đổi cách nhìn của thế giới về đất
nước này.
Xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu lý luận về phong cách lãnh đạo – một
trong những nhân tố quyết định sự thành công của nhà lãnh đạo và sự khâm
phục tài năng phi thường của Tổng thống Nelson Madela người đã tạo ra
bước đột phá cho Nam Phi, bản thân đã quyết định chọn đề tài “Phong cách



2

lãnh đạo của Tổng thống Nelson Mandela tại Nam Phi giai đoạn 1994 – 1999
và ý nghĩa đối với hoạt động của nhà lãnh đạo hiện nay” làm đề tài nghiên
cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
- Richard L.Hughes, Robert C.Ginnett, Gordon J.Curphy: “Năng lực lãnh
đạo” – NXB TPHCM 2012: Tác giả đã nghiên cứu về hành vi lãnh đạo con
người, những phương pháp chủ yếu được vận dụng trong nghiên cứu này là
phương pháp xã hội học thông qua việc thiết kế và phân tích các bảng hỏi, các
bảng hỏi bao gồm các câu hỏi về cách thức lãnh đạo của nhà lãnh đạo, từ đó
rút ra mặt mạnh và mặt yếu trong cách thức lãnh đạo của người lãnh đạo
hướng về người bị lãnh đạo. Nhiên cứu là tài liệu quan trọng đối với phong
cách lãnh đạo đối với con người.
- Lam Anh: “Nelson Mandela và con đường hàn gắn đất nước bằng thể
thao”, Tạp chí Newzing.vn đăng ngày 09/12/2013. Tác giả đã khẳng định
Tổng thống Nelson Mandenla là người có công rất lớn trong việc giúp Nam
Phi đăng cai World Cup 2010- giải bóng đá lớn nhất hành tinh. Tác giả cũng
nhìn nhận và chia sẻ, thể thao chính là công cụ giúp hàn gắn đất nước Nam
Phi. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ nghiên cứu vai trò của thể thao đối với đất
nước và chưa đề cập đến vấn đề khác.
- Lưu Văn An: “Kỹ năng lãnh đạo, quản lý”, Đề cương bài giảng, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, 2015. Tác giả đã khái quát có hệ hệ thống cơ
sở lý luận về kỹ năng lãnh đạo, quản lý và đưa ra một số kỹ năng chủ yếu
trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, Đề cương nghiên cứu mang
tính khái quát và nghiêng về cơ sở lý luận, chưa đi sâu vào các hoạt động lãnh
đâọ, quản lý trên thực tế.
- Phương Hà: “Thuật lãnh đạo của Nelson Mandela”, Tạp chí Doanh
nhân Sài Gòn, đăng ngày 10/12/2013. Học giả đưa ra một số cách thức lãnh

đạo của Tổng thống Nelson Mandela như sự can đảm, đi cùng hậu phương,
chăn từ phía sau, hiểu rõ đối phương, giữ bạn bè ở gần và đối phương ở gần


3

hơn, chấp nhận bỏ cuộc. Học giả nghiên cứu mang tính khái quát, ít đi sâu
vào nghiên cứu các đặc điểm trong cách thức lãnh đạo của Nelson Mandela
nên chưa làm rõ phong cách lãnh đạo của nhà chính trị phi thường này.
- Đức Toàn: “Nelson Mandel - cả cuộc đời đấu tranh vì quyền bình
đẳng”, Tạp chí Tuổi trẻ, đăng ngày 16/12/2013. Trong nghiên cứu này, tác giả
đã tổng hợp một cách khái quát quá trình hoạt động chính trị của Nelson
Mandela từ khi bị bắt và giam trong tù suốt 27 năm đến khi ra tù. Đặc biệt là
tác giả chỉ rõ công lao to lớn của Nelson Mandenla trong việc chống
Aparthied, gắn chặt sự đoàn kết tại quốc gia Cầu Vồng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về
phong cách lãnh đạo, đề tài nghiên cứu và làm rõ phong cách lãnh đạo của
Tổng thống Nelson Mandela và ý nghĩa đối với nhà lãnh đạo hiện nay.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lý luận của phong cách lãnh đạo quản lý.
- Phân tích đặc điểm trong phong cách lãnh đạo của Tổng thống Nelson
Mandela.
- Rút ra nghĩa từ phong cách lãnh đạo của Tổng thống Nelson Mandela
đối với nhà lãnh đạo hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
- Lý luận về phong cách lãnh đạo và phong cách lãnh đạo của Tổng
thống Nelson Mandela.
- Ý nghĩa đối với hoạt động lãnh đạo của nhà lãnh đạo hiện nay.

 Phạm vi nghiên cứu:
- Phong cách lãnh đạo của Nelson Mandela từ năm 1994 đến năm 1999.
5. Cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu


4

- Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp logic, phân tích và tổng hợp,
phân tích tài liệu, thống kê …và một số phương pháp nghiên cứu chuyên
ngành của khoa học chính trị học.
6. Đóng góp mới của đề tài
- Đề tài làm rõ cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo, đồng thời phân
tích đặc điểm trong phong cách lãnh đạo của Tổng thống Nelson Mandela giai
đoạn 1994 – 1999, và từ phong cách lãnh đạo của Tổng thống Nelson
Mandela đề tài rút ra một số ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động lãnh đạo
nói chung, đối với nhà lãnh đạo nói riêng.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về lý luận: Đề tài làm rõ một số vấn đề như: Khái niệm, phân loại, yếu
tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo.
- Về thực tiễn: Làm rõ phong cách lãnh đạo cuả Tổng thống Nelson
Mandela và ý nghĩa đối với nhà lãnh đạo hiện nay.
8. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo đề tài kết cấu
thành 2 chương, 5 tiết.


5


CHƯƠNG I. LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1.1.

Các khái niệm

1.1.1. Khái niệm lãnh đạo
Trong khoa học xã hội và nhân văn, quan niệm về lãnh đạo đã được
nhiều nhà khoa học, nhiều học giả nghiên cứu và làm rõ, tuy nhiên vẫn còn
nhiều quan niệm khác nhau về lãnh đạo, trong U.S. Army, lãnh đạo là một quá
trình mà một người lính ảnh hưởng đến những người lính khác để hoàn thành
một nhiệm vụ, đây là quan niệm được quân đội Mỹ nghiên cứu vai trò lãnh
đạo đưa ra trong năm 1983.
Theo giáo trình “Kỹ năng lãnh đạo quản lý”, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền do PGS.TS Lưu Văn An làm chủ biên cho rằng: “Lãnh đạo là đề ra chủ
trương và tổ chức động viên thực hiện. Cụ thể hơn, đó là việc định ra chủ
trương, đường lối, mục đích, tính chất, nguyên tắc hoạt động của một hệ
thống và tổ chức động viên thực hiện trong những điều kiện nhất định. Như
vậy, có thể hiểu, lãnh đạo là việc quyết định đường lối, sách lược gắn với
những vấn đề mang tính tổng quát”.
Hoạt động lãnh đạo bao gồm một hệ thống tổ chức với các yếu tố: Người
lãnh đạo, người bị lãnh đạo, các nguồn lực và môi trường trong đó người lãnh
đạo vạch ra đường lối, mục đích của hệ thống, khống chế và chi phối hoạt
động của hệ thống; người bị lãnh đạo có nhiệm vụ phục tùng và thực hiện các
mục tiêu, nguyên tắc tổ chức mà người lãnh đạo đề ra.
Theo giáo trình “Tâm lý học lãnh đạo, quản lý”, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền do TS.Trần Thị Bích Ngọc làm chủ biên cho rằng: “Lãnh đạo là
một hệ thống tổ chức gồm các yếu tố: Người lãnh đạo, người bị lãnh đạo, mục
đích, các nguồn lực (ngoài con người) và môi trường (hoàn cảnh).
Quan niệm này quan tâm đến chủ thể của sự lãnh đạo đó là người lãnh
đạo. Người lãnh đạo là chủ thể quản lý vạch ra đường lối mục tiêu của hệ

thống có thể là cá nhân hoặc tổ chức trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.


6

Nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến
khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của
tổ chức họ trực thuộc.
Từ các quan điểm trên có thể khái quát, Lãnh đạo là khả năng thuyết
phục và gây ảnh hưởng trên người khác để hoàn thành những mục tiêu mong
muốn. Nói cách khác, lãnh đạo thiên về khía cạnh nhân bản và nhắm đến
“người” để nối kết họ thành một đội ngũ và động viên họ tiến tới mục tiêu
mong muốn. Có hai loại lãnh đạo là lãnh đạo chính thức và lãnh đạo không
chính thức. Lãnh đạo chính thức là người lãnh đạo có thực quyền. Người lãnh
đạo không chính thức hay còn gọi là lãnh đạo tự nhiên, là người lãnh đạo do
thiên phú với phong cách lôi cuốn người khác.
1.1.2. Phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là một nhân tố quan trọng trong việc thành baaij
của người lãnh đạo quản lý. Trong tập thể lao động, phản ứng đầu tiên của
mọi người đối với việc quản lý là phản ứng của phong cách người lãnh đạo.
Phong cách được hiểu là sự biểu hiện bản chất, những tính cách của bên trong
của con người. “Phong” là vẻ bề ngoài. “Cách” là cách thức để biểu hiện,
trưng bày ra. “Phong cách”
Như vậy phong cách (cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự...)
thể hiện cái riêng của một người hay một lớp người nào đó.
Nói cách khác Phong cách là “hình thức” để thể hiện “nội dung”. Từ đó
có thể quan niệm về phong cách lãnh đạo là những phương pháp, cách thức
mà nhà lãnh đạo sử dụng để gây ảnh hưởng đến đối tương bị lãnh đạo. Có
nhiều cách phân loại phong cách lãnh đạo, tuy nhiên về cơ bản có mấy cách
sau:

1.1.2.1. Theo Kurt Lewen
 Phong cách lãnh đạo độc đoán
Lãnh đạo độc đoán là sự áp đặt công việc với sự kiểm soát và giám thị
chặt chẽ. Quản trị viên độc đoán thường lấy mình làm thước đo giá trị. Họ


7

không quan tâm đến ý kiến của người khác dù là đồng đội hay nhân viên mà
chỉ hoàn toàn dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của chính mình. Hình thức
này thường phù hợp với lối quản trị cổ điển, hoặc khi tổ chức đang trong tình
trạng canh tân nội bộ để loại trừ những phần tử làm lũng đoạn sinh hoạt
chung, nhất là khi tinh thần kỷ luật và trật tự của tổ chức lỏng lẻo cần sửa đổi.
Phong cách lãnh độc đoán có nguồn gốc từ phong cách lãnh đạo chuyên
quyền, phong cách lãnh đạo theo hành chính xử phạt, phong cách lãnh đạo
theo chỉ thị, phong cách lãnh đạo cương quyết. Ở đây nhà lãnh đạo sẽ áp đặt
nhân viên; các nhân viên nhận lệnh và thi hành mệnh lệnh. Nhà lãnh đạo sẽ
tập trung hết quyền lực vào tay của mình. Lãnh đạo độc đoán là sự áp đặt
công việc với sự kiểm soát và giám thị chặt chẽ. Quản trị viên độc đoán
thường lấy mình làm thước đo giá trị. Họ không quan tâm đến ý kiến của
người khác dù là đồng đội hay nhân viên mà chỉ hoàn toàn dựa vào kiến thức
và kinh nghiệm của chính mình.
Hay nói cách khác, kiểu quản lý mệnh lệnh, độc đoán được đặc trưng
bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một người quản lý, người lãnh đạo
– quản lý bằng ý chí cảu mình, chấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên
trong tập thể. Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với
các nhân viên chính xác với những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra
sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay lời giải thích nào cả.
Phong cách lãnh đạo độc đoán có ưu điểm và nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Các quyết định, mệnh lệnh được đặt ra trên cơ sở kiến thức,

kinh nghiệm của người lãnh đạo. Quyết định đưa ra nhanh chóng, tiết kiệm
thời gian, phù hợp với tập thể mới thành lập, tập thể mất đoàn kết và những
quyết định khẩn cấp, không tổ chức cuộc học được. Nhân viên làm việc nhanh
gọn mà không tốn kém nhiều công sức. Ngoài ra, phong cách này phù hợp với
quyết định nhấn mạnh vào kết quả dự báo trước, chính xác, trật tự.
- Nhược điểm: Lãnh đạo độc đoán dễ đi vào quan liêu, xa tập thể, xa
dân; người lãnh đạo phải có đầy đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn


8

để ra quyết định; làm mất sự sáng tạo trong nhân viên, gây tiềm ẩn xung đột,
quyết định đưa ra dễ mắc sai lầm, tạo điều kiện cho kẻ cơ hội gây mâu thuẫn
trong nội bộ tập thể, tổ chức đặc biệt khi lãnh đạo lạm dụng phong cách độc
đoán.
 Phong cách lãnh đạo dân chủ
Trong phong cách lãnh đạo dân chủ, công việc được phân công, giải
quyết và đánh giá trên cơ sở có sự tham gia của tập thể. Người lãnh đạo dân
chủ luôn lắng nghe ý kiến phê bình và góp ý của mọi người để tự điều chỉnh
chương trình, kế hoạch và hành vi của mình.
Hay đối với quản trị viên theo đường lối lãnh đạo dân chủ là người biết
tạo ra những cuộc thảo luận giữa đội ngũ để tìm một quyết định chung. Một
khi đã quyết định dù là ý kiến của bất cứ thành viên nào trong đội ngũ, công
tác sẽ được thực hiện theo quyết định đó. Lối lãnh đạo này đem lại sự nhất trí
trong tổ chức và giúp cộng tác viên hay nhân viên nắm quyền chủ động trong
việc thi hành công tác. Nhân viên trong các tổ chức với lối lãnh đạo này
thường có cơ hội phát huy sáng kiến cao. Do đó, tinh thần làm việc cũng cao
và đạt hiệu năng. Hầu hết các đại công ty Hoa Kỳ đang áp dụng hình thức
lãnh đạo này trong mọi khâu việc và ban ngành.
Phong cách lãnh đạo dân chủ có ưu điểm và nhược điểm sau:

- Ưu điểm: Phong cách lãnh đạo dân chủ cho phép khai thác những kiến
thức, kinh nghiệm của những người dưới quyền, tạo điều kiện cho nhân viên
được sáng tạo và phát biểu ý kiến xây dựng tập thể, đảm bảo tính công khai
minh bạch trong tổ chức, giữ vững ổn định tập thể, các thông tin đưa ra có tỉ
lệ chính xác cao qua quá trình thảo luận kỹ càng. Bầu không khí làm việc
thoải mái. Phong cách này phù hợp với công việc mang tính chiến lược như
bầu cử, sửa đổi cương lĩnh, luật pháp.
- Nhược điểm: Trong phong cách lãnh đạo dân chủ, quá trình thảo luận
diễn ra mất thời gian, khó đưa ra kết luận cuối cùng, tốn chi phí, ckhông phù
hợp với công việc khẩn cấp, nhanh chóng.


9

 Phong cách lãnh đạo tự do
Trong phong cách lãnh đạo tự do, người lãnh đạo thường giao hết quyền
hạn và trách nhiệm cho mọi người và các thành viên được phép tự do hành
động theo điều họ nghĩ, theo cách thức họ cho là tốt nhất. Mọi công việc của
tập thể đều đem ra tự do bàn bạc trong lãnh đạo biểu quyết để tránh khuyết
điểm cá nhân.
- Ưu điểm của phong cách này là nó phát huy tối đai năng lực sáng tạo
của người dưới quyền, tạo cơ hội cho người dưới quyền sáng tạo, bầu không
khí tập thể thường vui vẻ, thoải mái.
- Nhược điểm của phong cách này thường dẫn đến hôn loạn, vô chính
phủ trong tổ chức do thiếu vắng các chỉ dẫn của người lãnh đạo, dễ gây tróng
rỗng, lỏng lẻo trong tổ chức.
Như vậy, mỗi loại phong cách đều có mặt tốt và mặt hạn chế. Điều quan
trọng là đứng trước một điều kiện, một tình huống chọn một phong cách nào
cho phù hợp và hiệu quả. Do đó, không thể khẳng định được phong cách nào
là tốt nhất, điều đó phụ thuộc vào một tình huống cụ thể. Song sẽ không hiệu

quả nếu trong quản lý tập thể, tổ chức người quản lý chỉ sử dụng một phong
cách độc đoán, điều này han chế phát huy sự sáng tạo của nhân viên cũng như
quần chúng trong tập thể hay tổ chức. Việc kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa các
phong cách độc đoán, phong cách dân chủ, phong cách tự do trong quá trình
lãnh đạo sẽ giúp nhà lãnh đạo có thêm uy tín, kết quả công việc đạt hiệu quả
cao.
1.1.2.2. Theo mô hình của đại học Ohio
Bang Ohio nằm ở trung tâm phía Tây nước Mỹ, được kết nối bởi nhiều
tuyến đường cao tốc quan trọng và tiếp giáp với bang Pennsylvania,
Michigan, cách Canada bởi con sông Erie.Được thành lập năm 1804, Đại học
Ohio là trường đại học công lập nổi tiếng ở Mỹ và là trường đại học lâu đời
nhất vùng lãnh thổ Đông Bắc và là một trong 10 trường đại học công lập đầu


10

tiên ở Mỹ. Trải qua hơn 200 năm hoạt động trong ngành giáo dục, trường đã
đào tạo hàng chục nghìn sinh viên đến từ tất cả các bang trên khắp nước Mỹ
và gần 100 quốc gia trên toàn thế giới, sinh viên tốt nghiệp ra trường với nền
tảng kiến thức vững chắc và có công việc ổn định.
Đại học Ohio được xếp hạng nhất về mức độ hài lòng của sinh viên tại
Mỹ. Trường được tạp chí US News và World Reports đánh giá và xếp hạng
trong top 100 trường đại học công lập hàng đầu ở Mỹ. Đại học Ohio được
công nhận về chất lượng giảng dạy và vinh danh ở các lĩnh vực y tế và phúc
lợi, năng lượng và môi trường, văn hóa và xã hội. Trường có trụ sở chính nằm
ở Athens, bang Ohio với khuôn viên rộng 1.800 arce và 5 khuôn viên khu vực
với 2 trung tâm: Chillicothe campus, Eastern Campus, Lancaster Campus,
Pickerington Campus, Southern Campus, Proctorville Campus, Zanesville
Campus đều đặt tại bang Ohio. Nơi đây đã đào tạo những sinh viên nổi tiếng
bao gồm nữ diễn viên Nancy Cartwright, nhà báo Matt Lauer, và Roger Ailes,

chủ tịch kiêm tổng giám đốc của kênh truyền hình Fox News và những nhà
chiến lược cho những cuộc vận động cho tổng thống Nixon, Reagan, and
H.W. Bush…
Đặc biệt, đại học Ohio là trung tâm nghiên cứu về Khoa học xã hội, kỹ
thuật, kinh doanh, giảng dạy, kỹ thuật, truyền thông… đặc biệt trong nghiên
về phong cách lãnh đạo trong khoa học xã hội, đại học Ohio đã phân loại
phong cách lãnh đạo cụ thể như sau:
 Phong cách lãnh đạo chú trọng đến con người
Nghiên cứu lãnh đạo chú trọng đến con người thường gắn vơi nghiên
cứu hành vi lãnh đạo. Hành vi lãnh đạo ban đầu đã được tiến hành tại Đại học
Ohio State và Đại học Michigan. Làm việc theo nhóm, những nghiên cứu của
Đại học Ohio State đã phát triển một chuỗi những câu hỏi điều tra để đánh giá
hành vi lãnh đạo khác nhau trong các bối cảnh công việc. Những nghiên cứu
này bắt đầu bằng việc tập hợp hơn 1800 mục câu hỏi mà đã mô tả các loại
hành vi lãnh đạo khác nhau. Để có được thông tin về hành vi của nhà lãnh đạo


11

một cách cụ thể, các nhân viên cấp dưới được yêu cầu đánh giá mức độ mà
nhà lãnh đạo của họ thực hiện những hành vi như sau: Ông ấy cho cấp dưới
biết khi họ làm tốt một công việc; Ông ấy đặt ra những kỳ vọng rõ ràng về
việc thực hiện công việc; Ông ấy thể hiện sự quan tâm đối với các cá nhân
cấp dưới; Ông ấy làm cho nhân viên cảm thấy thoải mái.
Trong việc phân tích những bảng câu hỏi đối với hàng ngàn nhân viên
cấp dưới, mẫu thống kê các câu trả lời cho tất cả các mục khác nhau đã cho
thấy những nhà lãnh đạo có thể được mô tả dưới dạng hai đánh giá độc lập về
hành vi được gọi là sự quan tâm chú ý và việc xây dựng cơ cấu. Sự quan tâm
chú ý nói đến mức độ thân thiện và sự hỗ trợ, khích lệ ra sao của một nhà lãnh
đạo đối với cấp dưới. Những nhà lãnh đạo tốt có nhiều quan tâm chú ý có

dính dáng đến nhiều hành vi khác nhau mà thể hiện sự hỗ trợ, khích lệ ra sao
của một nhà lãnh đạo đối với cấp dưới. Những nhà lãnh đạo tốt có nhiều quan
tâm chú ý có dính dáng đến nhiều hành vi khác nhau mà thể hiện sự hỗ trợ
khích lệ và sự quan tâm, như là nói thẳng vì lợi ích của nhân viên, quan tâm
đến hoàn cảnh riêng của họ, thể hiện lòng cảm kích và đánh giá đúng về công
việc của họ.
Bảng Câu hỏi Mô tả hành vi lãnh đạo không phải là bảng câu hỏi về
lãnh đạo duy nhất được phát triển bởi những nhà nghiên cứu tại Đại học Ohio
State. Họ cũng đã phát triển những bảng câu hỏi khác như Bảng Câu hỏi
Hành vi Mô tả Giám sát, đánh giá mức độ theo đó các nhà lãnh đạo trong bối
cảnh công nghiệp đã thể sự quan tâm và việc xây dựng cơ cấu; Bảng Câu hỏi
Quan điểm Lãnh đạo yêu cầu những nhà lãnh đạo cho thấy mức độ mà họ tin
là những sự quan tâm chú ý và các hành vi xây dựng cơ cấu là quan trọng đối
với sự thành công trong chức năng lãnh đạo.
Mặc dù những hành vi tạo nên các yếu tố lãnh đạo định hướng đến con
người và định hướng nhiệm vụ là giống nhau trong hai chương trình nghiên
cứu, nhưng vẫn có sự khác biệt về chức năng trong những giả định của Đại
học Michigan và Đại học Ohio State.


12

Sự giả định chính làm cơ sở cho cả hai chương trình nghiên cứu là: Các
hành vi nhất định có thể được xác định mà thông thường liên quan đến khả
năng của một nhà lãnh đạo để tạo ảnh hưởng tốt trong nhóm nhằm đạt được
mục tiêu của nó. Đây là các loại câu hỏi mà các nhà nghiên cứu quan tâm: Xét
theo quan điểm của Đại học Michigan, thì ai là người có xu hướng đạt hiệu
quả hơn trong việc giúp đỡ một nhóm đạt được mục tiêu của họ, những nhà
lãnh đạo định hướng công việc hay định hướng vào nhân viên.Theo quan
điểm của Đại học Ohio State, ai sẽ là người hiệu quả hơn khi so sánh giữa nhà

lãnh đạo thể hiện mức độ cao ở cả hai hành vi định hướng theo con người lẫn
nhiệm vụ và những người chỉ thể hiện các hành vi chỉ định hướng theo con
người hoặc nhiệm vụ?
Thường thì mức độ mà các nhà lãnh đạo cần thiết để thể hiện các hành
vi định hướng đến con người hoặc nhiệm vụ sẽ phụ thuộc vào tình huống, và
chính xác là kết quả phát hiện này đã mang lại sự nghiên cứu làm cơ sở cho
những lý thuyết ngẫu nhiên trong lãnh đạo.
 Phong cách lãnh đạo chú trọng đến công việc
Đặc trưng của phong cách này là những hoạt động hoạch định, tổ chức
kiểm soát và phối hợp các hoạt động của cấp dưới. Phong cách này dựa trên
cơ sở giả thuyết của thuyết X.
Những hành vi điển hình công việc của nhà lãnh đạo bao gồm: Thứ nhất
là phân công nhân viên đảm nhận công việc cụ thể; thứ hai là thiết lập các tiêu
chuẩn đánh giá thành tích; thứ ba là cung cấp những thông, tài liệu cần thiết
theo yêu cầu của công việc; thứ tư là lập biểu đồ công việc cho các thành viên
của nhóm đảm nhận; thứ năm là khuyến khích áp dụng những quy trình thống
nhất.
So sánh nghiên cứu hành vi của Đại học Ohio và Đại học Michigan cho
thấy, Đại học Michigan cho rằng những hành vi định hướng công việc và định
hướng nhân viên là những phần đầu mút đối lập của một thể liên tục đơn nhất
(single continium) của hành vi lãnh đạo. Về mặt lý thuyết, những nhà lãnh


13

đạo có thể cho thấy cả những hành vi đặt trung tâm là công việc lẫn nhân
viên, hoặc không có cả hai mặt trên. Mặt khác, những nhà nghiên cứu tại Đại
học Ohio State tin rằng sự quan tâm chú ý và xây dựng cơ cấu là những thể
(dạng) độc lập. Do đó những nhà lãnh đạo có thể giỏi ở việc xây dựng cơ cấu
và cả sự quan tâm chú ý, hoặc yếu trong cả hai yếu tố: Con người và công

việc, hay có thể giỏi ở một mặt nào đó và yếu ở mặt kia.
Trong hoạt động lãnh đạo, nhà lãnh đạo tập trung thực hiện 4 công việc
chủ yếu sau để hoàn thành nhiệm vụ:
Thứ nhất, về tư duy: Hiếm có điều nào quan trọng với lãnh đạo hơn là cơ
hội để suy ngẫm. Thông thường, các lãnh đạo thường bị bắt làm các việc nguy
cấp, phản ứng lại các công việc cực nhọc hàng ngày để hoàn thành công việc,
do đó, họ thất bại trong việc đặt ra mốc thời gian để làm việc chủ động. Khả
năng tư duy cho phép lãnh đạo có cơ hội lắng nghe chính bản thân mình,
không bị cuốn vào các lịch trình dày đặc. Về bản chất, tư duy chính là một
phần trong khả năng lãnh đạo, từ đó mới dẫn tới khả năng sáng tạo, nhận thức
một đề xuất, tạo nên một tầm nhìn, và lựa chọn một sự định vị chiến lược.
Đây là phần quan trọng nhất của công việc lãnh đạo, phần việc tập trung chủ
yếu vào tương lai.
Thứ hai, truyền cảm hứng: Đây là thành phần dễ nhận thấy nhất trong
khả năng lãnh đạo. Có thể bạn được nghe nói về việc truyền cảm hứng trong
nhiều tài liệu trước đó, nhưng đó không phải là mị dân. Tất nhiên, hầu hết các
lãnh đạo vĩ đại đều truyền cảm hứng. Khi sử dụng các ngôn từ của Jack
Welch, chúng tạo sinh lực cho bạn. Nhưng nó cũng đem lại cho bạn tầm nhìn,
kể các câu chuyện, đối mặt với thực tế, hỏi các câu hỏi phù hợp, chứng minh
các khả năng, bảo đảm, và đem lại hy vọng cho tương lai tươi sáng.
Câu nói bất hủ của Martin Luther King: 'Tôi có một giấc mơ..." đã
truyền cảm hứng cho cả nhân loại về một thế giới công bằng. Đám đông lắng
nghe bài diễn thuyết của ông vào buổi chiều ngày 28/4/1963 đã như chạm
phải điện, gào thét, hoan hô và khóc lóc khi nghe câu nói đó của King. Xét


14

cho cùng, việc truyền cảm hứng, cốt lõi của nó là một khái niệm thuộc về tinh
thần, chứ không nằm trong khái niệm tâm lý. Truyền cảm hứng chính là tinh

thần trong bạn. Tinh thần không phải là tình cảm. Nó giúp cho chúng ta xác
định lại việc gì là khả thi.
Thứ ba, tạo động lực: Vai trò thứ ba của lãnh đạo là tạo động lực để mọi
người thực hiện nhiệm vụ. Bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng phải có khả năng
biến cả nhóm bắt tay vào hành động, xây dựng nên một liên minh, đưa ra các
chiến dịch, đặt ra các mục tiêu, và khuyến khích các mạng lưới. Không giống
như truyền cảm - yếu tố thường nằm trực tiếp vào số đông con người, việc tạo
động lực buộc các nhà lãnh đạo phải tham gia cùng và gây ảnh hưởng lên
những đối tượng chính và các đóng góp đặc biệt của họ. Kỹ năng tạo động lực
cho mọi người gần tương đương với kỹ năng làm chính trị và trung lập các kẻ
thù. Bạn phải nắm rõ cách thức hành động để thực hiện.
Thứ tư, trao quyền: Lãnh đạo thực hiện hầu hết mọi việc thông qua
những người khác, do đó, việc thực hiện dựa trên việc điều hành quyền lực
đúng đắn và ủy thác quyền lực một cách hào phóng. Một phần của nhiệm vụ
này liên quan tới việc phân bổ các nguồn lực, nghiên cứu và giám sát việc bố
trí các tài nguyên, tước quyền của những ai lạm dụng nó. Mọi người phải
được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ này. Các nguồn lực phải được quản lý và
triển khai. Toàn bộ tổ chức phải được sắp xếp.
Tư duy về những gì chúng ta làm trong cả bốn việc này chính là một tấm
hộ chiếu để đạt tới khả năng lãnh đạo xuất sắc. Nhưng điều quan trọng không
kém là việc lãnh đạo cũng sẽ ít hiệu quả nếu như ai đó không cân bằng được
một hoặc nhiều trong các yếu tố trên. Lãnh đạo giỏi nhất phải thực hiện được
cả bốn cấp độ trên. Đó là biểu hiện của phong cách lãnh đạo liên quan đến
công việc.
Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo chú trọng đến con người và
phong cách lãnh đạo liên quan đến công việc trong hoạt động của nhà lãnh
đạo thường có 4 nhóm phong cách: Thứ nhất là quan tâm đến công việc cao


15


và con người thấp; thứ hai là quan tâm đến công việc cao và con người cao;
thứ ba là quan tâm đến cong người thấp và công việc cao; thứ tư là quan tâm
đến công việc thấp và con người thấp.
đến con
Qu
tâm
người
an

Bốn dạng phong cách này thể hiện qua sơ đồ sau:
Công việc: Ít

Công việc: Nhiều

Con người: Nhiều

Con người: Nhiều

S3
Công việc: Ít

S2
Công việc: Nhiều

Con người: Ít

Con người: Ít

S4


S1

- Ô S1: Người lãnh đạo chủ yếu quan tâm đến việc làm cho công việc
được thực hiện, ít quan tâm đến con người là thứ yếu.
- Ô S2: Người lãnh đạo quan tâm đến năng suất, hiệu quả công việc và
cân bằng duy trì sự đoàn kết, gắn bó của tổ chức, tập thể.
- Ô S3: Người lãnh đạo theo đuổi việc động viên sự hài hòa của nhóm và
thỏa mãn các nhu cầu xac hội của người dưới quyền.
- Ô S4: Người lãnh đạo giữ vai trò thụ động và để mặc tình thế diễn ra.
1.1.2.3. Theo các quan niệm khác
Là vấn đề được nghiên cứu từ lâu, phong cách lãnh đạo được nhiều học
giả nghiên cứu và phân loại theo nhiều hình thức khác nhau. Có học giả cho
rằng: “Cho dù trong kinh doanh, chính trị hoặc một số vị trí khác trong cơ
quan chính quyền, hầu hết các nhà lãnh đạo thường sử dụng một sự kết hợp
của nhiều phong cách lãnh đạo đã được thành lập sẵn. Phong cách lãnh đạo
thường được chia thành năm phong cách bao gồm: Phong cách lãnh đạo độc
đoán; phong cách lãnh đạo dân chủ; phong cách lãnh đạo tự do; phong cách
lãnh đạo chuyển hóa; phong cách lãnh đạo giao dịch.
Dù theo cách phân loại nào nhưng các cách phân loại trên đều có mối quan
hệ với nhau. Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý tùy thuộc vào từng hoàn cảnh,
từng tập thể hay tổ chức có thê sử dụng cách cách phân loại khác nhau cho phù


16

hợp với hoạt động của tập thể hay tổ chức. Trong thực tiễn hiện nay, cách phân
loại phong cách lãnh đạo theo Kurt Lewen được sử dụng phổ biến nhất.
1.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo

1.2.1. Yếu tố chủ quan
Có thể khẳng địn rằng phong cách lãnh đạo là hệ thống phương pháp
của người lãnh đạo tác động đến đối tượng lãnh đạo. Cách thức tác động đó
như thế phụ thuộc vào người lãnh đạo và đối tượng lãnh đạo. Cho nên quá
trình hoạt động lãnh đạo là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc hình thành,
sử dụng, thể hiện phong cách lãnh đạo nhất định đó là có cá tính, định hướng
giá trị, động cơ lãnh đạo và kinh nghiệm của người lãnh đạo.
Tùy thuộc vào cá tính, mỗi người thích sử dụng lối lãnh đạo nào đó. Cá
tính người lãnh đạo, quản lý là nguyên nhân làm cho người lãnh đạo cảm thấy
thích phương pháp lãnh đạo này hơn phương pháp lãnh đạo khác. Nếu người
lãnh đạo có tính quyết đoán, dám nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm với tập
thể sẽ chọn phong cách độc đoán. Còn người lãnh đạo sẵn sàng nghe ý kiến
của quần chúng, tôn trọng quần chúng, phát huy tính sáng tạo của quần chúng
thường sẽ thiên về phong cách dân chủ.
Định hướng giá trị cá nhân người lãnh đạocũng là một nhân tố ảnh
hưởng quan trọng đến phong cách lãnh đạo. Sự lựa chọn một phong cách lãnh
đạo phản ánh các giá trị cá nhân, niềm tin, lý tưởng của cá nhân mà người
lãnh đạo gắn bó. Mỗi người lãnh đạo trong thực tế có thể có định hướng giá
trị khác nhau và nó phản ánh phong cách hoạt động của họ.
Bên cạnh động cơ và định hướng giá trị thì năng lực cá nhân của người
lãnh đạo tham gia tích cực đến việc sử dụng hoặc thể hiện phong cách nhất
định nào đó. Năng lực cá nhân người lãnh đạo bao hàm cả trình độ lãnh đạo,
trình độ chyên môn, kinh nghiệm lãnh đạo nhất định. Năng lực của người lãnh
đạo chính là phẩm chất tâm lý cá nhân giúp cho người lãnh đạo đạt hiệu quả
hoạt động nhất định, vì vậy yếu tố cá nhân có vai trò rất quan trọng đối với sự
thành công trong lãnh đạo.
1.2.2. Yếu tố khách quan



17

Ngoài yếu tố cá nhân người lãnh đạo thì tính chất mối quan hệ, đối
tượng hoạt đọng lãnh đạo, môi trường lãnh đạo, tình huống trong hoạt động
lãnh đạo cũng ảnh hưởng lớn đến phong cách lãnh đạo.
Môi trường trong hoạt động lãnh đạo tồn tại các quan hệ sản xuất,
chính trị, xã hội. Tính chất của quan hệ quản lý sẽ quyết định đến tính chất
của phong cách lãnh đạo. Người lãnh đạo phải tin vào tập thể, vào con người
và nhận rõ những cấp dưới của mình làm việc đầy sáng tạo khi truyền đạt
mệnh lệnh, người lãnh đạo sẽ sử dụng phương pháp dân chủ.
Tính chất hoạt động tập thể cũng ảnh hưởng đến phong cách, nếu trong
tập thể tri thức, có trình độ học vấn cao thì thường phong cách dân chủ sẽ
chiếm ưu thế trong hoạt động của người lãnh đạo. Trong quân đội thì những
người lãnh đạo thường sử dụng phong cách độc đoán, mệnh lệnh. Đối với tập
thể mà ý thức và trình độ đã phát triển ở mức cao thì sử dụng phong cách dân
chủ là lựa chọn chính xác, thúc đẩy sự phát triển của tập thể, ngược lại nếu
tập thể mà trong đó các thành viên chưa nhận thức được nhiệm vụ và vai trò
của mình, thờ ơ, thiếu trách nhiệm thì nên chọn phong cách mệnh lệnh trong
lãnh đạo. Do đó, mỗi phong cách lãnh đạo bao giờ cũng đòi hỏi với một tính
chất tương ứng của đối tượng lãnh đạo, tính chất hoạt động của tập thể và
điều đó có khả năng hình thành một phong cách lãnh đạo.
Sự xuất hiện của tình huống trong quản lý cuãng sẽ ảnh hưởng đến
phong cách lãnh đạo. Những tình huống khác nhau xảy ra ảnh hưởng ít nhiều
đến sự lãnh đạo, giả sử như tình huống mâu thuẫn, xung đột trong nhóm,
trong tập thể có sự thù địch, chia rẽ nội bộ, phong cách lãnh đạo dân chủ
không còn hiệu quả mà thay vào đó là phong cách độc đoán, mệnh lệnh.
Như vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi phong cách lãnh đạo
rất đa dạng và phong phú. Một phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan
hệ giữa các cá nhân và sự kiện. Các phong cách lãnh đạo đều có sự thay đổi

tùy theo hoàn cảnh , trong khi cá tính con người ít thay đổi.


18

CHƯƠNG II. THỰC TIỄN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA TỔNG
THỐNG NELSON MANDELA VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO HIỆN NAY
2.1. Giới thiệu về Tổng thống Nelson Mandela
Tổng thống Nelson Mandela sinh ngày 18/7/1918, quê ở Mvezo ở miền
Đông Nam Nam Phi. Vì tham gia vào hoạt động chống chỉ nghĩa Aparthied
ông đã bị giam giữ 27 năm, phần lớn nơi ông bị giam giữ là đảo Robben, lúc
ơt trong tù ông đã học bằng cử nhân luật của chương trình đào tạo từ xa. Ông
là một nhà lãnh đạo kiệt suất cuả Nam Phi suốt đời đấu tranh đòi quyền bình
đẳng. Sự nghiệp đấu tranh của ông nổi lên sau khi trở thành luật sư và thành
lập hãng luật da màu đầu tiên ở Nam Phi, ông đã giúp biến Đảng Quốc đại từ
một tổ chức của các giáo viên, người thuyết giáo và các trí thức khác trở
thành phong trào được hậu thuẫn bởi liên đoàn lao động. Ông chuyển từ đấu
tranh chính trị không bạo lực sang giải phóng có vũ trang sau sự kiện cảnh sát
giết hại 69 dân thường ở Sharpeville năm 1960. Đây là những người đã tổ
chức biểu tình yêu cầu cho phép người da màu có hộ chiếu nội địa. Ông trở
thành người đồng sáng lập và là lãnh đạo cánh vũ trang của Đảng Quốc đại.
Ông học tập chiến tranh du kích của Algeria và sắp xếp các buổi luyện tập bán
quân sự cho nhóm mình ở Tanzania trước khi bị bắt khi trở lại Nam Phi. Năm
1964, ông tuyên bố ước mơ xóa bỏ phân biệt chủng tộc. Khi bị bắt, ông vẫn từ
chối công nhận ANC là lực lượng đấu tranh vũ trang, mặc dù đó là cái giá để
ông có được tự do. Cuối những năm 1980, ông có các cuộc đàm phán bí mật
với chính phủ. Trong suốt thời kỳ Mandela bị giam giữ, đã có nhiều áp lực ở
trong cũng như ngoài nước đòi chính quyền Nam Phi phải trả tự do cho ông,
với khẩu hiệu nổi tiếng Free Nelson Mandela! (Nelson Mandela Tự do).

Đến năm 1989, Nam Phi có sự chuyển biến khi Botha bị đột quỵ và
Frederik Willem de Klerk thay thế vào vị trí tổng thống. De Klerk đã cho
phép Đảng Quốc đại trở lại Nam Phi và trả tự do cho Mandela vào ngày


19

11/2/1990. Như truyền thông quốc tế miêu tả, Mandela xuất hiện từ phía sau
cánh cổng nhà tù trong bộ comple, cùng với vợ ông “bước trên con đường dài
vươn tới tự do” trước sự ủng hộ của hàng nghìn người đang chen lấn để nhìn
thấy người anh hùng của họ. Sau khi được trả tự do, Mandela trở lại làm lãnh
đạo Đảng Quốc đại. Từ năm 1990 đến 1994, ông lãnh đạo đảng này trong
cuộc thương lượng đa đảng dẫn tới cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên trong
nước, giai đoạn này, tình hình chính trị - xã hội Nam căng thẳng. Năm 1993,
sau khi ông đưa ra sáng kiến cùng với sự đáp lại của De Klerk đã cung cấp
cho thế giới một ví dụ về giải pháp hòa bình và khôn ngoan cho những mâu
thuẫn mà nhiều người nghĩ rằng không thể hàn gắn được, sau đó ông được
nhận giải Nobel Hòa Bình. Năm 1994, ông trúng cử Tổng thống, trở thành
Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi đến năm 1999. Sau khi nghỉ hưu,
ông vẫn đóng góp khi phê phán sự can thiện của Nam Phi vào nước láng
giềng Zimbabwe và cam kết sẽ cung cấp điều trị miễn phí cho những người
có HIV ở Zimbabwe. Tiếng nói của ông ngày càng trở nên có trọng lượng.
Trước khi Mỹ tiến hành chiến tranh ở Iraq năm 2003, ông đã khẳng định
George W. Bush là một “Tổng thống không thể suy nghĩ thấu đáo”. Ông cũng
mở lòng hơn về bản thân. Tại một hội thảo về bệnh lao, ông tiết lộ mình đang
điều trị căn bệnh này. Ông là người đi đầu trong cuộc chiến chống lại AIDS,
ủng hộ tinh thần cho những người có HIV và tiết lộ rằng 3 người trong gia
đình ông đã qua đời vì căn bệnh này.
Trong cuốn hồi ký “Trò chuyện với chính mình” của Nelson Mandela,
người đọc sẽ thấy thấy được hình ảnh nhà lãnh tụ vĩ đại Nelson Mandela ở

góc độ một con người bình thường, một người chồng, một người cha, một
người ông. Trong lời giới thiệu của mình, Tổng thống Mỹ Barack Obama
cũng khẳng định, cuốn hồi ký là câu chuyện chân thực về một con người sẵn
sàng hy sinh cả cuộc đời mình vì lý tưởng. Ngày 5/12/2013, do sức yếu , tuổi
cao Tổng thống Nelson Mandela qua đời ở tuổi 95.


20

2.2. Một số phong cách lãnh đạo chủ đạo của Tổng thống Nelson
Mandela
2.2.1. Phong cách lãnh đạo dân chủ
Phong cách này đã phát huy hiệu quả trong hoạt động Nam Phi mới
giành được độc lập, người dân da đen ở đây đã đổ nhiều xương máu để xây
dựng chính quyền mới công bằng và dân chủ hơn. Họ nhạy cảm, dễ tổn
thương lo lắng và sợ hãi vì nỗi đau quá khứ vẫn còn ám ảnh. Vì thế học mong
giành được đặc quyền đặc lợi mà người da trắng lâu nay đã tước của họ, họ
cũng mong muốn có được những quyền cơ bản, những quyền quyết định vấn
đề của quốc gia, dân tộc.
Ông là người góp công không nhỏ để đưa nhiều giải đấu thế giới đến
Nam Phi như Giải vô địch bóng bầu dục năm 1995, giải cricket năm 2003 và
CAN năm 1996. Năm 1995, Nam Phi lên ngôi vô địch Giải bóng bầu dục
Quốc tế với động lực rất lớn từ cổ động viên nhiệt tình nhất - Nelson
Mandela. Hình ảnh Tổng thống Nam Phi đại diện Webb Ellis trao cúp cho đội
trưởng rugby Nam Phi Francois Pienaar là một hình ảnh thể thao đáng tự hào
nhất trong lòng người dân Nam Phi, Hành động này được xem là bước tiến
lớn của sự hòa giải giữa người Nam Phi da trắng và da đen.
Nelson Mandela cũng là người có công đưa World Cup 2010 đến với
Nam Phi. Đây là lần đầu tiên một quốc gia châu Phi được đứng ra đăng cai tổ
chức giải bóng đá hoành tráng nhất hành tinh. Đây là cơ hội thuận lợi để xây

dựng hình ảnh Nam phi kiểu mới trong lòng công chúng và trước quốc tế, đồng
thời là cơ hội để người dân xóa đi hận thù và nỗi sợ hãi để đoàn kết với nhau, là
cơ hội để người dân Nam Phi thoát khỏi mặc cảm là nơi bẩn thỉu của thế giới,
là cơ hội để học có thể tin tưởng vào những kỳ tích mà họ có thể tạo ra.
Phong cách lãnh đạo dân chủ trong hoạt động lãnh đạo của Tổng thống
Nelson Mandela có những đặc điểm cơ bản sau:
Tạo ra bầu không khí cởi mở, thân thiện, quan tâm và khuyến khích
nhân viên bày tỏ quan điểm.


21

Điều này thể hiện qua các hoạt động cụ thể: Ông luôn nở nụ cười, niềm
nở và quan tâm đến cấp dưới, ví dụ: Quan tâm đến sức khỏe cảu bà Linga
(mự của một vệ sĩ da đen), ông không tiết kiệm những lời khen của mình, đối
với nhân viên ông sẵn sàng khen kiểu tóc mới của người phụ nữ. Theo lời của
một người vệ sĩ da trắng của ông “khi tôi làm việc với tổng thống tiền nhiệm,
công việc của tôi là trở nên vô hình, với Neson, ngài tìm ra tôi thích ăn kẹo
Toffe của Anh và ông ấy đã mua cho tôi khi đến thăm Anh. Với ông ấy, không
ai vô hình cả”.
 Thể hiện sự tin tưởng, tôn trọng, đánh giá cao những năng lực và nỗ
lực cảu nhân viên.
Người da trắng không tin tưởng và trọng dụng trong chính Đảng của
ông nhưng ông vẫn trọng dụng họ, ông giữ lại đội ngũ nhân viên da trắng, vệ
sĩ da trắng, đội bóng da trắng.
 Ông luôn lắng nghe ý kiến của cấp dưới cho dù đó là ý kiến trái
chiều, và sẵn lòng giải thích cặn kẽ.
Điều này thể hiện qua các tình tiết: Ông lắng nghe ý kiến của nhân viên,
chuyên viên, quan chức, dân chúng và đánh giá về những hạn chế và khả năng
chiến thắng của đội bóng Pringboks (Pringboks là biểu tượng của chế độ phân

biệt chủng tộc. Hơn nữa khả năng thi đấu của đội bóng được đánh giá khá tệ).
Và ông đã nói với họ “người da trắng quý trọng bóng bầu dục, họ yêu đội
bóng Pringboks, họ yêu màu cờ sắc áo đội tuyển. Nếu tước đoạt những điều
họ yêu thích thì chúng ta sẽ đánh mất họ, chúng ta phải tốt đẹp hơn họ, làm họ
ngạc nhiên về lòng trắc ẩn và sự vị tha và hào hiệp của chúng ta”. Ông lắng
nghe những lo ngại của Jakson Tshabalala – đội trưởn đội vệ sĩ khi ông tiếp
nhận những người da trắng trong đội vệ sĩ của mình, và ông cố gắng xoa dịu
và giải thích: “Khi công chúng thấy tôi, họ cũng sẽ nhìn thấy vệ sĩ của tôi,…
các anh trực tiếp đại diện cho tôi,… quốc gia cầu vồng bắt đầu từ đây, sự hòa
giải bắt đầu từ đây, sự tha thứ cũng bắt đầu từ đây”. Ông nói, “sự tha thứ là


22

giải phóng tâm hồn, nó xóa đi nỗi sợ hãi. Đó là lý do khiến nó trở thành vũ
khí mạnh mẽ”. Ông lắng nghe ý kiến của cô thư ký Granda cho rằng ông nên
dành sự quan tâm của mình cho sự khó khăn của nền kinh tế, sự chống đối và
tương lai chính trị của ông, và ông đã giải thích: Mặc dù là người da trắng
những người Arfikaner chỉ chiếm những người thiểu số, nhưng những người
thiểu số đó lại chi phối lực lượng cảnh sát, quân đội và kinh tế. Nên mặc dù
đang phải đối mặt với nên kinh tế trì trệ, bạo động ông vẫn phải quan tâm đến
cái thiểu số đó. Ông muốn dùng bóng bầu dục như một tính toán mang tính
chính trị, hơn nữa nó còn là quyết định về mặt nhân sự.
 Hoạch định trước và đưa ra các mong đợi rõ ràng
Ông luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hòa giải dân tộc. Ông nói
cộng sự da trắng: “Quá khứ đã qua, chúng ta đang hướng đến tương lai, tôi
cần các đồng chí giúp đỡ, đất nước cần có các đồng chí. Tôi yêu cầu là các
đồng chí hãy chỉ làm việc với tất cả những khả năng của mình và mang theo
một trái tim tốt đẹp”. Ông nói với Francois Pienaar – đội trưởng đội
Pringboks: “Tôi muốn đội tuyển quốc gia Pringboks vô địch World Cup”.

Trong chiến dịch “một đội bóng, một đất nước” nhằm quảng cáo cho Word
Cup diễn ra tại Nam Phi, ông yêu cầu đội tuyển Pringboks ngoài giờ luyện tập
ra, họ sẽ đi khắp đất nước, đến những địa điểm người da đen sinh sống, đến
những bệnh viện trẻ em da đen để dạy cách chơi bóng.
 Hướng dẫn và truyền cảm hướng để cấp dưới có thể làm tốt hơn,
giúp họ vượt lên trên những giới hạn của bản thân họ.
Ông gợi ý cho đội trưởng Francois Pienaar về cách lãnh đạo đội bóng.
Ông giúp cho đội bóng có những trải nghiệm quý giá về hạnh phúc và sự chia
sẻ niềm đam mê với trẻ em da đen, về tình yêu thương, sự kỳ vọng mà cả đất
nước dành cho họ, về tinh thần dân tộc mạnh mẽ đang tuôn chảy trong huyết
mạnh của họ để họ cảm nhận họ không thi đấu vì chính họ, họ không chỉ là
đội bóng mà họ còn hơn thế, họ đại diện cho khát vọng chiến thắng cảu dân


23

tộc, cảu quốc gia Cầu Vồng, của một Nam Phi kiểu mới. Ông giúp người dân
xóa đi nỗi nhục bị coi là nơi bẩn thỉu của thế giới. Giờ đây họ tin tưởng rảng
họ có thể tạo ra kỳ tích. Và thực sự điều đó đã trở thành hiện thực, năm 2010,
Nam Phi đã đăng cai World Cup.
 Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên nhưng ông để họ tự quyết
định cách thức và nhiệm vụ thực hiện.
Ông nói: “Nhà lãnh đạo khôn ngoan là người biết thuyết phục mọi
người làm việc và làm cho họ tin rằng đó là ý tưởng của chính họ”. Ông để
đội bóng bầu dục Pringboks chủ động trong việc điều hành đội bóng, tổ chức
luyện tập và thi đấu, giao lưu.
 Lãnh đạo bằng cách làm gương cho nhân viên
Ông nói: “Nếu tôi không thể thay đổi khi hoàn cảnh yêu cầu thì làm sao
tôi có thể mong chờ điều đó ở người khác”. Ông cũng từng như những người
dân da đen, ông chống đối chế độ Aparthied và những gì biểu trưng cho nó,

trong đó có đội Pringboks. Nhưng bây giờ ông ủng hộ Pringboks vì bây giờ là
lúc xóa bỏ hạn thù dân tộc, là lúc xây dựng một Nam Phi kiểu mới, dân chủ
mới và đoàn kết.
2.2.2. Phong cách lãnh đạo độc đoán
Tình huống quyết định trọng dụng người da trắng trong đó có việc giữa
lại đội tuyển Pringboks đã gặp phải nhiều sự chống đối từ đội ngũ nhân sự và
người dân da đen (chiếm 80% dân số). Sự phản đối của họ có nguyên nhân từ
việc học đã phải chịu những luật lệ khắt khe, tàn bạo của chế độ Aparthied.
Họ kỳ vọng vào Tổng thống da đen bầu lên phải đại diện cho quyền và lợi ích
của họ, phải xoa dịu sự mất mát, đau thương và phẫn uất mà họ phải chịu
đựng để đấu tranh cho nền dân chủ. Tuy nhiên, ông vẫn quyết định đi ngược
lại ý kiến số đông. Ông buộc phải sử dụng quyề lực để ra quyết định bất chấp
chấp sự phản đối và những rủi ro mà ông sẽ găp phải do ông nhận thấy:
Nguyên nhân của sự mâu thuẫn xuất phát từ màu da, chứ không phải từ sự


24

đánh giá sâu sắc và khách quan về năng lực con người; tình huống cấp bách
đất nước đang trên bờ vực của nội chiến, ông cần phải nhanh chóng có bienj
pháp ổn định để bảo vệ chính quyền. Chính quyền mới, những người cầm
quyền mới người da đen vốn dĩ chỉ quen với đấu tranh và còn xa lạ với lãnh
đạo, điều hành đất nước, chưa có tầm nhìn xa trông rộng. Từ đó ông tuyên bố:
“Các đồng chí đã bầu tôi làm lãnh đạo. Giờ hãy để tôi lãnh đạo các đồng chí”.
Thực chất phương pháp này đã phát huy hiệu quả, là động lực và nhân tố tạo
nên sự thắng lợi của Nam Phi trong World Cup 2010.
Tuy nhiên, khi sử dụng phong cách độc đoán Nelson Mandela cũng
mắc phải một số sai lầm như: Trong hành động quân sự đầu tiên sau thời kỳ
Apartheid của Nam Phi, Mandela đã ra lệnh cho quân đội xâm nhập lãnh thổ
Lesotho vào tháng 9 năm 1998 để bảo vệ chính quyền của Thủ tướng

Pakalitha Mosisili. Vụ việc này diễn ra sau một cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi
trong đó lực lượng phản đối đã đe dọa đến chính quyền thiếu ổn định này.
Những nhà bình luận và phê bình trong đó có cả các nhà hoạt động vì AIDS
như Edwin Cameron đã chỉ trích Mandela vì sự thiếu hiệu quả của chính
quyền ông trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng AIDS. Sau khi nghỉ hưu,
Mandela thừa nhận rằng ông đã thất bại vì đã không chú ý nhiều hơn đến
bệnh dịch HIV/AIDS. Mandela từ đó đã có một số bài phát biểu chống lại
bệnh dịch AIDS.
2.3. Ý nghĩa trong phong cách lãnh đạo của Tổng thống Nelson
Mandela đối với nhà lãnh đạo hiện nay
2.3.1. Can đảm
Đây là bài học thứ nhất: Can đảm không có nghĩa là không biết sợ Can đảm là truyền dũng khí vượt qua nỗi sợ cho kẻ khác. Năm 1994, khi đang
vận động tranh cử tổng thống (lần đầu tiên trong lịch sử Nam Phi), Mandela
đi một chiếc phi cơ nhỏ bay bằng cánh quạt để thăm tỉnh Natal, nơi đã từng là
bãi chiến trường, và nói chuyện với những người gốc Zulu đang ủng hộ ông.
Tôi đồng ý gặp ông sau khi ông nói chuyện xong để còn tiếp tục công việc


25

phỏng vấn. Khi máy bay còn cách phi trường khoảng 20 phút, thì một động
cơ bị hỏng. Một số người trên phi cơ bắt đầu hoảng hốt. Điều duy nhất giúp
họ giữ được bình tĩnh chính là cử chỉ của Mandela; ông thản nhiên và yên
lặng đọc báo như thể là đang đi trên chuyến xe lửa đến văn phòng làm việc. Ở
bên dưới, phi trường chuẩn bị cho máy bay đáp khẩn cấp và viên phi công
cũng đưa được máy bay đáp an toàn. Khi Mandela và tôi ngồi vào băng ghế
sau của chiếc xe BMW được bọc thép chắn đạn để đi đến chỗ họp, ông quay
sang nói với tôi: “Chúa ơi, tôi sợ phát khiếp lên được khi máy bay bị hỏng
động cơ trên không”.
Trong thời gian hoạt động bí mật, Mandela cũng có nhiều phen sợ hãi,

như trong phiên xử tại Rivonia, hay trong thời kỳ bị giam giữ tại nhà tù trên
Đảo Robben. Ông nói với tôi: “Dĩ nhiên là tôi sợ chứ!” Chỉ có những kẻ mất
trí mới không biết sợ thôi. “Tôi không thể giả vờ là mình là người can đảm và
có thể chiến thắng cả thế giới.” Nhưng là một nhà lãnh đạo, ta không thể để
cho người dân biết được điều này. “Ta phải tạo ra một bộ mặt can đảm.”
Và đó chính là điều ông đã thực tập: Làm bộ can đảm, và những hành
động có vẻ “vô úy” ấy đã tạo niềm hứng khởi và dũng khí cho người khác. Đó
là một vở kịch câm mà Mandela đã diễn xuất tuyệt hảo trên Đảo Robben, một
nơi nổi tiếng là rùng rợn. Những tù nhân bị giam chung trên đảo nói rằng chỉ
cần nhìn thấy Mandela bước quanh sân trại, ngực ưỡn thẳng đầy kiêu hãnh,
cũng đủ để giúp cho họ thêm sức sống trong nhiều ngày. Mandela biết rằng
ông là tấm gương cho người khác và đó cũng giúp cho ông sức mạnh để vượt
qua nỗi sợ của riêng mình.
2.3.2. Lãnh đạo phải đi đầu nhưng đừng để hậu cứ lại đằng sau
Mandela là một người khôn ngoan và kín đáo. Năm 1985 ông phải giải
phẫu vì tuyến tiền liệt bị nở lớn. Khi trở lại nhà tù, ông bị giam riêng không
cho ở chung với các bạn đồng tù nữa, những người đã ở chung với ông trong
21 năm. Họ phản đối trại giam về lệnh phân cách này. Nhưng, theo lời của


×