Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phong cách lãnh đạo của steve jobs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.57 KB, 7 trang )

Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs
1. Công ty Apple
Apple đang phát triển mạnh trong vài năm qua, đặc biệt là trong thế giới PCs. Số người tiêu
dùng yêu thích hệ điều hành Mac OS X ra tăng đáng kể, đây là một hệ điều hành dễ sử
dụng, được phát triển dựa trên hệ điều hành Linux.
THỊ TRƯỜNG
Apple là một trong những nhà sáng lập quan trọng và nổi bật trong lĩnh vực IT, gần đây nhất
là những sản phẩm, giải trí và tiêu dùng. Ngoài những sản phẩm truyền thống như máy tính
Macintosh, Apple còn cho ra mắt máy nghe nhạc kĩ thuật số Ipod và các dịch vụ liên quan
rất thành công thông qua iTunes.
Tại Cộng Hòa Séc cũng như các quốc gia trung Âu, đại diện cho Apple là công ty IMC
(Independent Marketing Company) Czech Data system, s. r, o.
Trong thế giới máy tính, Apple tập trung vào những ngành nghề đầy sáng tạo (liên quan đến
in ấn, âm nhạc, phim và video), giáo dục dành cho khách hàng trong nước, các văn phòng
nhỏ, trong khi vẫn giới thiệu rộng rãi đến công chúng sản phẩm Ipod.
NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
Apple đang phát triển mạnh trong vài năm qua, đặc biệt là trong thế giới PCs. Số người tiêu
dùng yêu thích hệ điều hành Mac OS X ra tăng đáng kể, đây là một hệ điều hành dễ sử
dụng, được phát triển dựa trên hệ điều hành Linux.
Hiệu quả và tính ổn định trong hoạt động của Apple ngày càng được củng cố, trong đó iPod
có đóng góp không nhỏ, nó đã trở thành một trong những thương hiệu thành công nhất trên
thế giới, với hơn 130 triệu chiếc đã được tiêu thụ.
Tại Cộng Hòa Séc, Apple IMC là công ty đứng ra thực hiện các chiến dịch toàn cầu, cũng
như chuẩn bị các sản phẩm và dịch vụ nhằm đảm bảo Apple là thương hiệu nổi bật, đem lại
cho khách hàng những giá trị cao nhất tại thị trường này.
Một phần của chiến dịch này nhằm tạo ra những giá trị tốt nhất cho các sản phẩm cũng như
phụ tùng của Apple, vì thế điều kiện bán hàng phải ăn khớp với những gì thông dụng ở
Châu Âu. Kết quả là công ty đã cho tao ra nhiều dịch vụ hoàn toàn mới như là NBS (Next
Business Day) – dịch vụ này đã thu hút được cả giới chuyên gia khó tính nhất.
Số lượng các cửa hàng Apple tiếp tục phát triển. Tại Prague, các thành phố và thị trấn khác,
khách hàng có thể viếng thăm các cửa hàng Apple Premium Reseller (iStyles và Kinetik)


hay các gian hàng ở các trung tâm mua sắm, nơi mà nhân viên chuyên môn có thể giới thiệu
tất cả các lựa chọn và tính năng của sản phẩm Apple.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Năm 1976, bắt đầu tại một gara nhỏ, Apple đã đặt nền tảng cho máy tính cá nhân ngày nay.
Từ một bộ sản phẩm nghiệp dư được yêu thích, Apple II đã trở thành sản phẩm bán chạy
nhất vào thời điểm đó. Khi IBM cho ra mắt máy tính cá nhân đầu tiên, Apple cho ra mắt
một chiến dịch quảng cáo với thông điệp: “Welcome, IBM.Seriously”.
Năm 1984, Apple tạo ra một ảnh hưởng quan trọng khác đến sự phát triển của ngành công
nghệ thông tin khi cho ra mắt Macintosh - máy tính cá nhân đầu tiên được điều khiển bằng
chuột và hệ điều hành đồ họa. Đây là một phát minh quan trọng vì vào thời điểm đó window
vẫn chưa ra đời.
Tuy nhiên, vào những thập niên những năm 90, Apple gặp phải khủng hoảng trầm trọng, các
chuyên gia tại đây buộc phải nhìn lại tương lai phát triển của Apple. Chính vào lúc này,
Steve Jobs người đồng sáng lập Apple đã trở lại với công ty. Người đàn ông có tầm nhìn
chiến lược đã vạch ra những điểm nhấn cho sự phát triển của Apple trong tương lai và thẳng
tay gạt bỏ không thương xót các sản phẩm không có tiềm năng.
Kết quả của một loạt cải cách là iMac, sản phẩm đã thay đổi nhận thức của con người về
máy tính, với tính năng đơn giàn và dễ sử dụng. Sau thành công này, Apple nổi lên như một
con phượng hoàng lửa vụt lên từ đống cho tàn và lấy lại được những gì mình đã có: Một
công ty tạo nên những khuynh hướng và luôn đi trước nhiều bước trong cạnh tranh.
Vào đầu thiên niên kỉ mới, Apple đã giới thiệu một phát minh khác: Máy nghe nhạc kĩ thuật
số Ipod. Cho dù thời điểm đầu gặp phải một vài phản đối, Apple tiếp tục phát triển Ipod
cùng với hệ thống iTunes, kết quả là chúng thực sự đã trở thành một hiện tượng. Nhờ Ipod,
bạn có thể mang theo những bài hát ưa thích bên mình, lắng nghe chúng mọi lúc, mọi nơi.
Năm 2005, thêm một bước ngoặt nữa đối với Apple, với việc người tiêu dùng không còn ưu
thích Macintosh truyền thống. Bởi vậy, công ty đã ngưng sử dụng bộ xử lí Power PC và
chuyển sang sử dụng bộ vi sử lý Intel. Sáu tháng sau khi iMac và Macbook xuất hiện trên
thị trường, chúng được ủng hộ nhiệt tình nhờ kiểu dáng bắt mắt. Nhờ việc kết hợp hệ thống
Apple truyền thống Mac O X với hệ Windows, máy tính Mac đã trở thành thiết bị đa năng
nhất trên thị trường.

Năm 2007, Apple giới thiệu iPhone mới tại Mac World Expo vào tháng 1 bởi Steve Jobs.
Sản phẩm iPhone là một điện thọa di động với một thiết kế hoàn toàn mới và được khách
hàng đón nhận nồng nhiệt.
SẢN PHẨM
Hai nhóm sản phẩm căn bản của Apple bao gồm: Máy tính Mac đi kèm phần mềm riêng và
iPod. Máy tính Mac dựa trên hệ điều hành Mac O X đã đem đến cho nhiều tiện ích cho
người sử dụng trong việc thiết kế đồ họa. Người sử dụng đánh giá cao một hệ thống đơn
giản và trực quan như vậy. Hệ điều hành này sử dụng nền tảng - Unix có khả năng bảo mật
và chống virus cao.
Trong lãnh vực máy tính Apple tập trung vào hai nhóm khách hàng: Người tiêu dùng trong
nước và giới chuyên gia.
Thành phần căn bản trong lĩnh vực máy tính trong nước là máy tính để bàn iMac và
Macbook. Trong khi iMac giống như một món đồ trang sức trong thế giới vi tính, được sản
xuất từ nguyên liệu tốt nhất như thủy tinh và nhôm thì Macbook là một máy tính xách tay đa
năng, Macboook là một trong những sản phẩm bán chạy nhất của Apple. Các máy tính trong
nước bao gồm máy tính mini Mac, hoạt động như cầu nối với Mac OS X.
Máy tính để bàn Mac Pro là một trong những máy tính được sử dụng nhiều nhất trên thế
giới, với hơn 25 triệu lựa chọn về cấu hình. Vì vậy, nó rất phù hợp với giới chuyên gia để họ
có cơ hội tạo nên một máy tính phù hợp sở thích của mình. Mac Pro đại diện cho máy tính
xách tay chuyên dụng với màn hình 15 hay 17 inch. Các sản phẩm này được thiết kế cho
khách hàng khó tính trong những ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo hay ứng dụng văn phòng.
Tất cả sản phẩm máy tính mới của Apple đều được cung cấp bộ ứng dụng đầy sáng tạo
iLife, bao gồm năm ứng dụng cho nhiếp ảnh kĩ thuật số, âm nhạc, video, DVDs, web và dữ
liệu, từ mỗi ứng dụng có thể chuyển đến các ứng dụng khác. Vì vậy, người sử dụng có thể
dễ dàng sáng tạo những trang web, phim DVD và các tài liệu khác với các hiệu ứng tuyệt
vời.
Lĩnh vực phần mềm thì có qui mô lớn hơn. Về lĩnh vực này thì Apple tập trung vào
Ứng dụng Aperture thu hút cả những nhiếp ảnh gia khó tính nhất, đặc biệt bởi sự mạnh mẽ
và phương thức nó quản lí một lượng file lớn. Nó giúp cho việc phân loại và chọn lựa
những tấm hình từ hàng ngàn bức hình khác nhau.

Studio Final Cut bộ công cụ đơn giản, dễ hiểu khi làm việc với các đoạn video kỹ thuật số.
Nó bao gồm rất nhiều ứng dụng từ biên tập, hiệu chỉnh màu sắc, điều khiển audio, hiệu ứng
và hoạt hình. Nhiều bộ phim do Séc sản xuất đã sử dụng phần mềm này.
Logic Pro dành cho các chuyên gia trong lãnh vực âm nhạc, bao gồm các dụng cụ cần thiết
cho công việc sản xuất và trình diễn. Nó là một bộ ứng dụng đa liên kết, giúp thực hiện toàn
bộ các công đoạn trong việc sử lý âm thanh.
Một bộ phận phát triển năng động khác của Apple là iPod. Đây là thương hiệu phổ biến nhất
trong lĩnh vực máy nghe nhạc kĩ thuật số, chiếm 3/4 lợi nhuận tại thị trường Bắc Mĩ. Ipod
có 3 mẫu chính: Shuffle, nano, classic, touch.
Ipod shufffle là máy nghe nhạc nhỏ nhất trên thị trường. Nhờ khối lượng nhẹ (15g) với thân
gập, nó là máy nghe nhạc dễ dàng mang theo nhất. Ipod nano là sản phẩm được bán thường
xuyên của Apple. Mặc cho hình dáng nhỏ, rắn chắc, nó không những giúp người sử dụng
nghe nhạc mà còn cho phép xem video. Ipod classic thu hút người nghe yêu nhạc và người
nghe khó tính nhờ vào dung lượng (gần tới 160HB) để chứa nhạc và video. Ipod touch thu
hút các fan yêu thích sự đổi mới công nghệ, mang đến nhiều lựa chọn hơn cho việc kiểm
soát nguồn nhạc từ iphone tới máy nghe nhạc.
Cửa hàng iTune luông song hành với máy. Nó có mặt ở 22 quốc gia (trừ khu vực Trung Âu),
đại diện cho dịch vụ mua bán âm nhạc lớn nhất, thành công nhất trên toàn cầu. Danh mục
của nó bao gồm 6 triệu bài và gần đây doanh số đã vượt qua 3 triệu. Năm 2006, iTune cũng
bổ sung việc bán các chương trình TV và phim.
Apple tiếp tục thành công trong năm 2007 với điện thoại iPhone mang tính đột phá nhờ kinh
nghiệm đồ họa và công nghệ cảm ứng. Khi được ra mắt, iPhone đã được tán dương nhiệt
liệt và người tiêu dùng phải xếp hàng để có thể sở hữu nó.
KHUYẾN THỊ
Các sản phẩm của Apple đều mang tính trách nhiệm cao. Apple nhận thức được việc này và
ứng dụng vào khuyến thị, truyền thông.
Các sản phẩm mới thường được giới thiệu tại hội chợ thương mại Mac World Expo, nơi thu
hút được nhiều sự quan tâm, khách hàng không những biết được những sản phẩm mới nhất
từ Apple mà còn từ các nhà sản xuất phần cứng và phần mềm khác.
Áp lực được đặt lên công tác PR truyền thông sản phẩm. Thế giới sản phẩm của Apple luôn

được nhận thức là của chính nó và nhận thức này vẫn còn ăn sâu trong công chúng. Mục
đích của PR là để phá vỡ rào cản này.
Các chiến dịch quảng bá nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu và giới thiệu sản phẩm mới
hay chiến dịch bán hàng. Vì Apple luôn xét đến sự quan trọng của người sử là giới chuyên
gia, đặc biệt là những người làm việc trong các lĩnh vực sáng tạo nên công ty luôn tiếp xúc
với họ tại các hội nghị, tại đó nó giới thiệu các thiết bị với dây chuyền xử lí toàn bộ cho
video, nhiếp ảnh hay audio.
Một yếu tố quan trọng trong hoạt động khuyến thị là bán hàng. Các đại lí Apple Premium
Reseller giới thiệu danh mục sản phẩm Apple và giúp cho khách hàng tiềm năng cho phép
họ thật sự biết về đặc điểm hay lợi ích từ chúng. Do đó, vẻ bề ngoài và thiết bị tại các đại lí
bán lẻ là rất quan trọng.
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
Apple là nhà phát minh hàng đầu trong lĩnh vực IT, sản phẩm tiêu dùng và tất cả sản phẩm
và dịch vụ của Apple đều phản ánh đúng nhu cầu của người tiêu dùng.
Các sản phẩm phần mềm và phần cứng đều được điều khiển theo cách đơn giản, trực quan
và dể hiễu.
Giá trị và sản phẩm luôn lớn mạnh hơn các đối thủ khác.
Apple nhấn mạnh vẻ bên ngoài và thiết kế cho các sản phẩm.
2. Steve Jobs
2.1. Thời niên thiếu của Steve Jobs.
Jobs sinh ra tại thành phố San Francisco, tiểu bang California, Hoa Kỳ và được nhận nuôi
bởi cặp vợ chồng người Mỹ là Paul Reinhold Jobs (1922–1993) và Clara Jobs (1924–1986).
Paul và Clara sau đó còn nhận nuôi một đứa con gái đặt tên là Patti. Cha ruột của ông là
Abdulfattah Jandali, một sinh viên đại học người Syria, sau này là giáo sư khoa học chính
trị. Mẹ ruột của ông là Joanne Simpson, một sinh viên đại học người Mỹ, sau này trở thành
nhà ngôn ngữ học. Khi đã lập gia đình, bà sinh và nuôi dưỡng đứa em ruột của Jobs, tiểu
thuyết gia Mona Simpson.
Jobs theo học trường trung học Cupertino và Homestead tại thành phố Cupertino, tiểu bang
California.Sau giờ học, ông thường đến công ty Hewlett-Packard tại Palo Alto, California.
Ông nhanh chóng được thuê và làm việc cùng Steve Wozniak trong vai trò là những nhân

viên thời vụ mùa hè. Năm 1972, Jobs tốt nghiệp trung học và ghi danh học tại Reed College,
một trong số 10 đại học mỹ thuật hàng đầu của Hoa Kỳ ở thành phố Portland, tiểu bang
Oregon. Mặc dù Steve Jobs bỏ học sau chỉ một học kì bán niên (semester) vì học phí đại học
tư quá cao, ông vẫn tiếp tục dự thính các lớp học tại Reed trong khi phải ngủ dưới sàn nhà
của những người bạn, đổi lon nước ngọt để lấy tiền ăn và nhận các suất ăn miễn phí mỗi
tuần tại đền Hare Krishna. Sau này Jobs bày tỏ rằng: "Nếu tôi chưa từng dự lớp học thư
pháp riêng lẻ đó tại đại học thì Mac sẽ không bao giờ có nhiều kiểu chữ hay phông chữ có tỉ
lệ cân xứng như vậy."
Mùa thu năm 1974, Jobs quay trở lại California và bắt đầu tham dự các buổi gặp mặt của
câu lạc bộ Homebrewe Computer cùng với Wozniak. Ông làm kĩ sư cho hãng Atari, một nhà
sản xuất trò chơi điện tử, đồng thời tích góp tiền bạc cho chuyến đi thần thánh sang Ấn Độ.
Sau đó, Jobs đến Ấn Độ cùng với Daniel Kottke, người bạn học tại trường Reed (sau này là
nhân viên đầu tiên của Apple), để tìm kiếm sự khai sáng tâm hồn. Ông trở về như một tín đồ
Phật giáo, đầu cạo trọc và mặc đồ truyền thống của Ấn Độ. Trong thời gian này, Jobs đã thử
nghiệm ma tuý, cho biết rằng trải nghiệm LSD là "một trong số hai hay ba thứ quan trọng
nhất từng làm trong đời"". Jobs khẳng định rằng, đối với những người quanh nhưng không
muốn chia sẻ những nguồn gốc nền văn hoá của ông, họ sẽ không thể nào hiểu được suy
nghĩ của ông.
Jobs quay lại công việc trước đây của mình tại hãng Atari và được giao nhiệm vụ tạo một
mạch điện tử cho trò chơi Breakout. Nolan Bushnell, nhà sáng lập Atari, cho biết Atari trả
100 đô la Mỹ cho mỗi con chip được loại ra khỏi chiếc máy. Do không hứng thú và cũng
không có nhiều kinh nghiệm về thiết kế mạch điện, Jobs đã thoả thuận với Wozniak chia đôi
số tiền thưởng nếu Mozniak có thể giảm đến mức thấp nhất số lượng chip.
Vượt quá sự mong đợi của Atari, Wozniak đã giảm lượng chip xuống còn 50, một thiết kế
quá nhẹ khiến cho nó không thể tái sản xuất trên một dây chuyền lắp ráp. Vào thời điểm đó,
Jobs nói với Wozniak rằng Atari chỉ đưa cho họ 700 USD (thay vì con số thật sự là 5.000
USD) và Wozniak chỉ nhận được con số phân nửa là 350 USD.
2.2. Sự nghiệp của Steve Jobs :
Steven Paul Jobs (24 tháng 2 năm 1955 - 5 tháng 10, 2011) là doanh nhân và nhà sáng chế
người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên,


chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của
hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính.
Trước đây ông từng là tổng giám đốc điều hành của xưởng phim hoạt hình Pixar; sau đó trở
thành thành viên trong ban giám đốc của công ty Walt Disney năm 2006, sau khi Disney
mua lại Pixar. Ông được công nhận là điều hành sản xuất của bộ phim Toy Story (1995).
Cuối những năm 1970, Steve Jobs cùng nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak, Mike
Markkula,
[13]
và một số người khác, thiết kế, phát triển và đưa ra thị trường một trong những
dòng máy tính cá nhân thành công thương mại đầu tiên, dòng Apple II. Đầu những năm
1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao diện
người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh. Sau
khi thất bại trong một cuộc đấu tranh quyền lực với ban giám đốc vào năm 1984, Jobs rút
khỏi Apple và sáng lập NeXT, một công ty phát triển nền tảng máy tính chuyên về giáo dục
và kinh doanh cao hơn. Việc Apple mua lại NeXT vào năm 1996 đưa Steve Jobs trở lại công
ty mà ông là đồng sáng lập, sau đó làm việc ở đó trong vai trò tổng giám đốc điều hành từ
năm 1997 cho đến năm 2011. Năm 1986, ông mua lại bộ phận đồ họa vi tính của công ty
Lucasfilm, sau đó tách ra thành hãng phim hoạt hình Pixar. Ông vẫn là tổng giám đốc điều
hành và cổ đông lớn nắm 50,1% cổ phần của Pixar cho đến khi hãng Walt Disney mua lại
vào năm 2006. Do đó Jobs trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất nắm 7% cổ phần và là thành
viên của Hội đồng quản trị của Disney.
Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu
tượng mang phong cách riêng, nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon, nhấn
mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu biết vai trò thiết yếu của tính thẩm mỹ trong việc
thu hút công chúng. Công việc của ông thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mà chức
năng và tính thanh lịch của chúng đã thu hút những người ủng hộ hết mình.
[26]
Ngày 24 tháng 8 năm 2011, Steve Jobs tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của
Apple. Trong thư từ chức, Jobs mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông.

Do yêu cầu này, Jobs được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple. Ngày 5
tháng 10, 2011, Apple loan tin Steve Jobs đã qua đời ở tuổi 56.
2.3. Phong cánh lãnh đạo của Steve Jobs-phong cách lãnh đạo độc đoán.
2.3.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán.
2.3.1.1. Khái niệm
Người lãnh đạo chuyên quyền là người thích ra lệnh và chơ đợi sự phục tùng, là
người quyết đoán, ít có lòng tin vào cấp dưới. học thúc đẩy nhân viên chủ yếu
bằng đe dọa và trừng phạt.
2.3.1.2. Ưu điểm.
Sử dụng thành công khi tập thể mới hình thành, chưa thiết lập được nguyên tắc
hoạt động, hoặc tập thể đang mất phương hướng hoạt động…
Sự thành công của tổ chức phụ thuộc vào nhà lãnh đạo. nếu nhà lãnh đạo gỏi sẽ
mang nhiều thành công đến cho tổ chức
Trong trường hợp khẩn cấp, sự độc đoán của lãnh đạo đôi khi mang lại những
hiệu quả bất ngờ.
2.3.1.3. Nhược điểm.
Lãnh đạo không quan tâm đến ý kiến của nhân viên nên không tận dụng được sự
sáng tạo của nhân viên dưới quyền.
Quyết định của lãnh đạo độc đoán thường ít được cấp dưới đồng tình thậm chí
còn dẫn đến sự chống đối.
Nhân viên ít thích lãnh đạo, hiệu quả làm việc cao khi có lãnh đạo, và ngược lại.
2.3.2. Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs.
2.3.2.1. Cá tính.
• Là người cầu toàn, tinh tế, yêu thích sự sáng tạo.
Yêu cầu nhân viên tỉ mỉ và không được có bất kì sự sai sót nào thể hiện qua các
đoạn quảng cáo và các sản phẩm của Apple. Do vậy ông thường dồn ép và yêu
cầu làm lại hầu như tất cả đối với những thiết kế sản phẩm không hoàn hảo theo
cách nhìn của ông.
• Dễ nổi nóng với mọi người.
Khi áp lực công việc lên cao ông tỏ thái độ giận giữ khủng khiếp. ông đã nỗi giận

với cả nhóm làm sản phẩm với những lời lẽ rất nặng nề
• Là con người có tham vọng và muốn kiểm soát mọi thứ.
Khi được bổ nhiệm làm chuyên viên tư vấn cho Amelio, ngay lập tức ông đẩy
những người ông tin hưởng vào những vị trí cấp cao
Tất cả những sản phẩm của apple đền được Steve Jobs kiểm soát chặt chẽ từng
công đoạn từ thiết kế cho đến hoạt động quảng báo
• Là người quyết đoán.
Khi ông thấy gì đúng ông sẽ bỏ mặt tất cả sự phản đối hay lời chê trách của người
ngoài để tự mình quyết định
• Có thể rất cay độc và lạnh lung hoặc rất tình cảm
• ở những thời điểm khác nhau ông thể hiệ sự trộng lẫn lạ thường giữa tính
cáu bẳn và sự thiếu thốn.
2.3.2.2. môi trường.
 1997, công ty đang trên bờ vực phá sản, cùng với sự điiều hành yếu kém
của ban quản trị khiến công ty mất rát nhiều kỹ sư và nhân viên giỏi. => sự
điều hành của giám đốc rất quan trọng
 Môi trường nhân sự: đưa những người ông tin tưởng vào vị trí quan trọng.
mọi vị trí lãnh đạo của công ty đều ảnh hưởng rất lớn đến quyền lực của
ông. Apple chỉ can theo một hướng phát triển duy nhất là Steve Jobs
 Môi trường quản trị cấp cao lúc bấy giờ đang rối ren, ai cũng lo cho lợi ích
của mình vì nghĩ công ty sẽ phá sản.
 Trong giai đoạn này Apple sản xuất quá nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm có
nhiều phiên bản và sản xuất tại nhà máy của Apple từ bo mach đến bàn
phím làm gia tăng chi phí sản xuất.
 Các sản phẩm của Apple bị cạnh tranh gay gắt, các nhân viên của Apple
không giải thích được sự khác nhau giữa các sản phẩm của Apple với các
sản phẩm khác vì giá quá cao khiến cho doanh số ngày càng giảm sút.
2.3.2.3. Ưu điểm.
 Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs rất thích hợp ở Apple nơi tập trung
nhiều nhân tài về mọi mặt với nhiều cá tính lập dị và có cá tính. Sự độc

đoán giúp nhân viên có được sự tập trung tư tưởng và làm việc một cách
ổn định.
 Khi công ty gặp khó khăn, hàng hóa ứ đọng nhiều, tinh thần nhân viên bị
xuống dốc. yêu cầu người lãnh đạo cần có quyền lực tập trung để giải
quyết mọi vấn đề.
 Phong cách lãnh đạo độc đoán giúp cho nhân viên có một sự áp lực để
hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn và đạt hiệu quả cần thiết, đôi khi vượt
ngoài mong đợi.
 ứng xử của ông khi gặp chuyện khó khăn rất quyết đoán. Điều này giúp
công ty đẩy nhanh tiến độ công việc, hoàn thành mục tiêu trước thời hạn.
2.3.2.4. Nhược điểm.
 Quyết định độc đoán làm tăng rủi ro trong những quyết định.
 Làm cho nhân viên bất mãn, không tôn trọng ý kiến của họ. dẫn đến mối
quan hệ cấp trên và cấp dưới ngày càng xa cách. Nhân viên không còn
hứng thú đóng góp ý kiến làm cho công ty bỏ phí nguồn sáng tạo dồi dào.
 Nhân viên dễ bị stress, giảm hiệu quả công việc.
 Không có thời gian tập trung giải quyết những việc quan trọng.
 Ông có tầm ảnh hưởng quá lớn đến Apple, nên mọi vấn đề liên quan đến
ông đều dẫn đến một hệ quả rất lớn đến công ty.

×