Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thảo luận hình sự lần 11 cụm 4 các tội phạm về quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.55 KB, 6 trang )

THẢO LUẬN HÌNH SỰ BUỔI 11
CỤM 4: CÁC TỘI PHẠM VỀ QUẢN LÝ
I/ Trắc nghiệm tự luận
29. Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có
trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành
Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS).
- Nhận định SAI
Vì:
- Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách
nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi không chỉ cấu thành Tội
tham ô tài sản (Điều 353 BLHS) mà hành vi đó còn cấu thành các tội phạm khác
như:
+ Trường hợp tài sản đó là vũ khí quân dụng thì sẽ cấu thành Tội chiếm đoạt vũ
khí quân dụng (Điều 304 BLHS).
+ Trường hợp tài sản đó là ma túy, chất gây nghiện thì sẽ cấu thành Tội chiếm
đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS).
30. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận
tiền tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ
(Điều 354 BLHS).
- Nhận định SAI.
- Vì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền
tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên không chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ (Điều
354 BLHS). Trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung
gian nhận tiền tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình
thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách
nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không
được phép làm thì phạm vào Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối
với người khác để trục lợi (Điều 358 BLHS).

1



32. Mọi hành vi vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ,
quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đều cấu thành Tội lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 BLHS).
- Nhận định SAI.
-Điều 356 là tội phạm cấu thành chung nên hành vi không thuộc những trường hợp
riêng tại Điều 353, 354, 358, 359 thì mới cấu thành tội Điều 356. Ví dụ: hành vi vì
vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công
vụ gây thiệt hại sẽ tùy thuộc vào dạng hành vi khách quan trong các tội phạm cụ
thể khác như Tội tham ô tài sản (Điều 353); Tội nhận hối lộ (Điều 354);Tội lợi
dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358)
… chứ không chỉ cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ (Điều 356).
- Cơ sở pháp lý: Điều 353, Điều 354, Điều 358, Điều 359 BLHS.
34. Hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc
đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm một việc không được phép làm thì chỉ
cấu thành Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để
trục lợi (Điều 366 BLHS).
- Nhận định SAI.
- Vì nếu người có hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên dùng ảnh hưởng của
mình do cương vị công tác đem lại thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm một
việc không được phép làm thì còn có thể cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358 BLHS).
- Cơ sở pháp lý: Điều 358 BLHS.
37. Đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên nếu chủ thể đã chủ
động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội.
- Nhận định SAI.
- Vì chủ thể chỉ được xem là không có tội khi bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động
khai báo trước khi bị phát giác. Còn nếu không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai


2


báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự chứ không thể
xem là không có tội.
- Cơ sở pháp lý: Khoản 7 Điều 364 BLHS.
II. Bài tập:
Bài tập 24:
A là cán bộ Ngân hàng nông nghiệp huyện X được phân công phụ trách địa
bàn xã Y. A có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu phát triển sản xuất ở địa phương để đề
xuất với lãnh đạo Ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của nông dân, thực
hiện việc thẩm định, chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định và mức vốn cho vay
trên địa bàn xã và thu hồi lại số tiền đã cho nông dân vay khi đến thời hạn thanh
toán. Để thực hiện nhiệm vụ trên, A được cơ quan giao tiền dưới hình thức tạm
ứng để A chi cho người vay.
Lợi dụng nhiệm vụ được giao, A đã thực hiện những hành vi sau đây:
- Lập 7 hồ sơ giả để lấy 61 triệu đồng chi xài cá nhân.
- Đến thời hạn thu hồi vốn, A thu hồi của những người đã vay tín dụng được
40.605.000đ nhưng không nộp lại cho Ngân hàng mà đem chi xài.
Hãy xác định A phạm tội gì? Cần áp dụng điều khoản nào BLHS đối với A?
Trả lời:
A đã phạm tội Tham ô tài sản Điều 353 BLHS 2015
Bởi vì hành vi của A đã đủ điều kiện cấu thành nên tội này như sau:
 Khách thể: Xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.
 Chủ thể: Chủ thể đặc biệt. A có đầy đủ NLTNHS và có chức vụ quyền hạn, có
trách nhiệm quản lý tài sản của cơ quan (A là cán bộ Ngân hàng nông nghiệp).
 Mặt khách quan:
 Hành vi: A đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản
mà mình có trách nhiệm quản lý. Cụ thể A đã lập 7 hồ sơ giả để lấy 61 triệu

đồng chi xài các nhân và đã không nộp lại 40.605.000đ tiền vốn đã được thu
hồi cho Ngân hàng. (Những tài sản đó đều thuộc phạm vi trách nhiệm quản
lý của A).
 Hậu quả: gây thiệt hại nghiệm trọng về tài sản cho Ngân hàng, làm giảm uy
tín và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đơn trực tiếp.
3


 Mặt chủ quan:
 Lỗi: Cố ý trực tiếp
Bài tập 27:
A phạm tội mua bán trái phép chất ma túy và bị tòa án tỉnh H tuyên án tử
hình. A được giam tại trại tạm giam công an tỉnh H. Biết được thông tin nhiều
người thoát được án tử hình do mang thai nên A quyết tâm phải mang thai. A đã
từng xin tinh trùng của một phạm nhân khác nhưng không thụ thai được.
Trong quá trình giam giữ, A quen với B cũng là phạm nhân của trại (B bị kết
án 5 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, do mức án nhẹ lại cải tạo tốt nên B
được Trại tạm giam cho phép mang cơm cho các phạm nhân và làm vệ sinh buồng
giam). Trong thời gian đưa cơm cho phạm nhân, B đã nảy sinh tình cảm và quan
hệ với A ngay trong buồng biệt giam.
Biết được A và B có tình cảm với nhau và thương cảm với số phận của 2
phạm nhân nên thượng úy T (cán bộ quản giáo tại trại tạm giam) và G (chiến sỹ
công an nghĩa vụ) đã nhiều lần mở cửa buồng giam cho A và B quan hệ với nhau.
Một thời gian sau A mang thai. (A sinh được một bé trai và viện KHHS Bộ Công
an đã tiến hành giám định gen và xác định B là cha của đứa bé).
Hãy xác định hành vi của T và G có phạm tội không. Nếu có phạm tội gì. Tại
sao?
Trả lời:
T và G phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều

356 BLHS 2015).
Bởi vì hành vi của T và G đã đủ điều kiện để cấu thành nên tội này như sau:
 Khách thể: Xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức
 Chủ thể: Chủ thể đặc biệt. T và G có đầy đủ NLTNHS và có chức vụ quyền
hạn. Cụ thể: T là thượng úy (cán bộ quản giáo tại trại tạm giam) và G (chiến
sĩ công an nghĩa vụ).
 Mặt khách quan:
 Hành vi: T và G đã lợi dụng chức vụ quyền hạn cố ý làm trái công vụ. Cụ
thể, T và G đã nhiều lần mở cửa buồng giam cho A và B quan hệ với nhau.
 Hậu quả: làm ảnh hưởng lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội.
 Mặt chủ quan:
 Lỗi: Cố ý trực tiếp
 Động cơ: vì động cơ cá nhân khác
4


Bài tập 28.:
Lợi dụng cương vị công tác là cán bộ địa chính xã X, A đã thu của 14 người
dân trong xã với số tiền 92 triệu đồng để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Khi thu tiền, A thông báo với người dân đó là số tiền nộp thuế chuyển mục đích sử
dụng đất. Nhưng thực tế số tiền nộp thuế chỉ là 56 triệu đồng. Số tiền còn lại A
chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân.
Hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại
sao?
Trả lời:
A phạm tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản Điều 355 BLHS 2015
Bởi vì hành vi của A đã đủ điều kiện cấu thành nên tội này như sau:
 Khách thể: Xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho
cơ quan, tổ chức nhà nước bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân
vào chính quyền.

 Đối tượng tác động: Tài sản của nhân dân trong xã X
 Chủ thể: Chủ thể đặc biệt. A có đầy đủ NLTNHS và có chức vụ quyền hạn
(A là cán bộ địa chính xã X)
 Mặt khách quan:
 Hành vi: A đã sử dụng quyền hạn của mình để đưa ra thông tin gian dối để
người dân đưa tiền cho mình. Cụ thể A đã thu người dân trong xã với số tiền
92 triệu đồng để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thông báo với
người dân đó là số tiền nộp thuế chuyển mục đích sử dụng đất nwhng thực tế
tiền thuế chỉ 56 triệu đồng.
 Hậu quả: gây thiệt hại tài sản của người dân.
 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đơn trực tiếp
 Mặt chủ quan:
 Lỗi: Cố ý trực tiếp.
Bài tập 32:
A là cán bộ thuộc Công an thành phố X vì muốn chiếm đoạt tài sản đã giả
làm một đại gia nhiều tiền, đi xe hơi đắt tiền, làm ăn theo mô hình lớn, sở hữu rất
nhiều mảnh đất trên địa bàn thành phố X. Sau khi lấy được niềm tin của bạn bè,
người thân, A đã dùng 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bán cho nhiều
người. Bằng cách này A đã chiếm đoạt được 22 tỷ đồng của nhiều người.
Theo anh (chị) A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
5


Trả lời:
A phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều 174 BLHS 2015.
Bởi vì hành vi của A đã đủ điều kiện cấu thành nên tội này như sau:
Khách thể: Xâm phạm quyền sở hữu tài sản của nhiều người.
Chủ thể: Chủ thể thường. A có đầy đủ NLTNHS.
Mặt khách quan:
Hành vi: A đã dùng thủ đoạn giả mạo làm đại gia, đưa ra thông tin không

đúng sự thật để lừa mọi người, làm cho người khác tin mình và tự nguyện
giao tài sản cho A.
 Mặt chủ quan:
 Lỗi: Cố ý trực tiếp.





6



×