Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.79 KB, 52 trang )

PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY
Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt thành lập ngày 14/7/2000 theo
quyết định số 0102000824 của Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.
- Tên công ty: Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt
- Giấy chứng nhận đầu tư sơ: 051 033 000 002 do UBND tỉnh Hưng
Yên cấp ngày 30 tháng 6 năm 2008
- Tên giao dịch Tiếng Anh: Duc Viet Food Joint Stock Company
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Địa chỉ trụ sở chính: Xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
- Điện thoại: 0321 970 229/230 Fax: 0321 970231/233
- Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Toà nhà Seaprodex Hà Nội, 20
Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 04 7764322/7764653/7764654
Fax: 04 7764317/7764319
- Email:
- Mã số thuế: 0900214029
- Lĩnh vực kinh doanh của Công ty:
+ Chế biến nông sản, thịt gia súc, thực phẩm sạch và các sản phẩm
khác của ngành chăn nuôi và trồng trọt.
+ Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là máy móc
thiết bị chế biến, xử lý ngũ cốc, hạt giống)
+ Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
+ Tư vấn đầu tư
+ Dịch vụ tiếp thị
+ Dịch vụ ăn uống, giải khát


- Công ty ban đầu hoạt động với số vốn điều lệ là: 500.000.000đ
(Năm trăm triệu đồng Việt Nam)
- Công ty gồm 6 thành viên sáng lập do ông Mai Huy Tân làm giám
đốc và bà Nguyễn Thị Xuân Dung làm Chủ tịch Hội đồng thành viên
- Giấy đăng ký kinh doanh của Công ty số 0102000824 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 14/7/2000.
- Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt sau khi thành lập có đầy đủ tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng của Công ty và đăng ký bản quyền tên
công ty và sản phẩm của công ty. Công ty có quyền tham gia hoạt động sản
xuất kinh doanh và ký kết hợp đồng kinh tế như các thành phần kinh doanh
khác.
- Từ ngày thành lập công ty đã không ngừng thay đổi và phát triển
ngày càng vững mạnh vươn lên tự khẳng định mình trên thương trường.
Ban đầu số vốn điều lệ là: 500.000.000đ, ngành nghề sản xuất kinh doanh
chủ yếu là sản xuất xúc xích Đức. Đến năm 2001 công ty lại bổ sung thêm
tổng số vốn lên 540.000.000đ. Đến cuối năm 2001 công ty lại bổ sung thêm
193.000.000đ đưa tổng số vốn điều lệ lên là: 733.000.000đ và bổ sung
thêm ngành nghề kinh doanh là buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng.
- Đầu năm 2003 công ty bổ sung thêm 1.167.000.000đ nâng số vốn
lên là 1.900.000.000đ, do yêu cầu của sự phát triển sản xuất kinh doanh,
đến cuối năm 2004 công ty lại bổ sung thêm 1.600.000.000đ nâng tổng số
vốn điều lệ lên là 3.500.000.000đ và mở rộng thêm ngành nghề sản xuất
chế biến thực phẩm sạch, an toàn, chất lượng cao.
- Với phương châm “lấy chữ tín làm đầu”, “lấy chất lượng làm kim
chỉ nam hoạt động”, và các dịch vụ “quan tâm và chăm sóc khách hàng”
nên công ty đã nhanh chóng lấy được uy tín với các đối tác và khách hàng
trong nước. Công ty đã phát triển phù họp với sự phát triển của nền kinh tế
và nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng các đại lý tiêu thụ ở Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu. Đầu năm
2003 công ty tiến hành xây dựng thêm xí nghiệp sản xuất chế biến thực

phẩm sạch, an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh liên doanh với Đức ở Hưng Yên. Và
từ đó đến nay vẫn giữ vững ngành nghề sản xuất.
- Với sự ra đời của khu liên doanh này tầm hoạt động của công ty
không ngừng lớn mạnh, mục tiêu của công ty trong thời gian tới là chiếm
lĩnh thị trường trong nước và tiến đến xuất khẩu.
II. CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TY
- Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt (viết tắt là Công ty Đức Việt)
là công ty hoạt động với chức năng như sản xuất hàng thực phẩm tiêu dùng
với dây chuyên công nghệ nhập từ cộng hoà Liên Bang Đức với tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm của Đức. Công ty còn làm chức năng lưu thông
hàng hoá, là đơn vị kết nỗi giữa sản xuất và tiêu dùng, hoạt động theo cơ
chế thị trường. Là doanh nghiệp thực hiện theo chế độ hạch toán thực tập
có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về
toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty trong phạm vi góp vốn của các
thành viên, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng Techcombank.
1.Quyền hạn của công ty
1.1. Công ty có quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh độc lập
- Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với quy mô
của công ty.
- Kinh doanh những ngành nghề phù hợp với giấy phép đăng ký kinh
doanh.
- Mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu
của thị trường.
- Có quyền tuyển chọn, thuê mướn sử dụng đào tạo cho thôi việc và có
quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của bộ luật lao động
và phát luật liên quan, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng và chế độ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với bộ luật lao động và pháp lệnh có liên
quan.
- Có quyền thuê mời chuyên gia nước ngoài cố vấn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.

- Có quyền thế chấp, cầm cố tài sản, vay vốn ngân hàng, liên kết đầu
tư kinh doanh với doanh nghiệp khác theo quy định của pháp lệnh và quy
chế tài chính của công ty.
1.2. Công ty có quyền quản lý tài chính như sau:
- Sử dụng vốn và các quỹ của công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu
kinh doanh, được thế chấp tài sản công ty quản lý tại ngân hàng để vay vốn
kinh doanh.
- Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Được hưởng chế độ ưu đãi, hoàn trả thuế VAT đối với các mặt hàng
được chính phủ ưu tiên.
- Có quyền từ chối hoặc tố cáo mọi yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực,
nguồn hàng không được pháp luật quy định của bất kỳ tổ chức hay cá nhân
nào.
2. Nhiệm vụ của Công ty
2.1. Công ty có trách nhiệm tổ chức các hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình theo đúng ngành nghề, mặt hàng đã đăng ký kinh doanh,
theo khuôn khổ pháp luật
- Chế biến nông sản thực phẩm sạch an toàn, chất lượng và các dịch
vụ khác
- Thực hiện các dịch vụ giao nhận, vận chuyển, ký gửi hàng hoá tư
vấn và đại lý khách hàng.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế khác, tiến hành các hoạt
động kinh doanh ngành nghề theo đúng quy định về quản lý vốn, tài sản,
các quỹ, kế toán chế độ kiểm toán mà Nhà nước quy định, chịu trách nhiệm
về tính xác thực về hoạt động tài chính của Công ty.
- Chịu trách nhiệm nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.
2.2. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có những
nhiệm vụ cụ thể
- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác.
- Thực hiện các nghĩa vụ dịch vụ người lao động của Bộ luật lao động,

đảm bảo cho người lao động tham gia hoạt động quản lý của công ty.
- Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, tài
nguyên, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo
quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó.
- Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng tuân thủ
các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức bộ máy đào tạo cán bộ công nhân viên của công ty đáp
ứng đầy đủ nhu cầu học tập, thăng tiến của nhân viên.
III. QUY MÔ – CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY.
Về mặt nhân sự Công ty hiện có 36 cán bộ công nhân viên. Về trình
độ chuyên môn có 1 Tiến sĩ, 15 người có trình độ Đại học và những cán bộ
kỹ sư có trình độ kinh doanh. Lực lượng lao động trẻ của công ty chiếm tỷ
lệ cao trên 70% là lực lượng lao động đầy đủ nhiệt tình, nhiệt huyết nhưng
họ vẫn còn thiếu kinh nghiệm. Do đó để đạt được năng suất, hiệu quả lao
động tối đa công cần có chính sách đào tạo thêm nghiệp vụ cho lao động
trẻ.
Ngoài ra cần nâng cao doanh thủ và đẩy mạnh quá trình thu hồi công
nợ, công ty đã áp dụng chế độ khen thưởng doanh thu, giúp công nhân có
thêm thu nhập ngoài lương cơ bản. Thu nhập bình quân của cán bộ công
nhân viên trong công ty đạt khoảng 1.300.000đ/tháng.
- Bộ máy quản lý của công ty có kết cấu liên kết chặt chẽ từ ban
giám đốc xuống các phòng ban phân xưởng. Bộ máy tổ chức gồm 1 giám
đốc, 3 phó giám đốc tài chính, phó giám đốc tài chính và 3 phòng ban, 2
phân xưởng sản xuất và 3 cửa hàng, đại lý kinh doanh.
Sau đây là sơ đồ bộ máy quản lý:
SƠ ĐỒ: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT
GIÁM ĐỐC
PGĐ SẢN XUẤT

PGĐ KINH DOANH
PGĐ PHỤ TRÁCH ĐỐI NỘI - ĐỐI NGOẠI
Xưởng
sản xuất
và chế
biến
Kho
hàng
kho
nguyên
vật liệu
Phòng
kinh
doanh
Các đại
lý bán
buôn
bán lẻ
Cửa
hàng
bán lẻ
Cửa
hàng
giới
thiệu
sản
phẩm
Phòng
tài
chính

kế toán
Phòng
hành
chính
CHỨC NĂNG PHÒNG BAN
* Giám đốc: Do ông Mai Huy Tân, tiến sĩ của công ty, ông có vai trò
là người quản lý cao nhất trong doanh nghiệp. Giám đốc là người quyết
định đường lối kinh doanh, chỉ đạo các hoạt động để thực hiện đường lối
này. Giám đốc chịu trách nhiệm về các hoạt động của doanh nghiệp, chịu
trách nhiệm trước tổ chức bộ máy quản trị và có quyền quyết định tuyển
dụng hay sa thải nhân viên, đưa ra các quyết định điều động bổ nhiệm,
thưởng phạt cho người lao động, tổ chức phân phối các hoạt động giữa các
bộ phận trong doanh nghiệp, xác định nguồn lực và hướng phát triển trong
tương lai. Bên cạnh giám đốc đó giám đốc công ty còn chỉ đạo trực tiếp
phòng kế toán tài vụ, tổ chức hoạt động y tế, văn phòng.
* Phó giám đốc kinh doanh: Là người quản lý chủ yếu các bộ phận
kinh doanh giúp cho giám đốc, xây dựng các chiến lược phát triển thị
trường, kế hoạch và hiệu quả kinh doanh, quản lý các hệ thống cửa hàng,
đại lý và chịu trách nhiệm trước giám đốc.
* Phó giám đốc sản xuất: Thay mặt và giúp đỡ giám đốc quản lý công
tác các bộ phận sản xuất, quản lý các phân xưởng nhà kho và nguyên liệu
sản xuất. Có nhiệm vụ tiếp thu ý kiến về sản phẩm, chịu trách nhiệm về
chất lượng sản phẩm, quản lý các nhân viên thuộc trách nhiệm của mình và
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động mà mình quản lý trước giám đốc.
*.Phó giám đốc tài chính: Giúp giám đốc quản lý các công tác đối
nội, đối ngoại, lên kế hoạch viếng thăm, tiếp khách, quản lý nhân sự, thay
mặt giám đốc và phải chịu trách nhiệm về các mặt quản lý của mình trước
giám đốc.
* Phòng kinh doanh: Trưởng phòng kinh doanh phải chịu trách nhiệm
chính về hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm tìm kiếm

nguồn hàng giao dịch với khách hàng, tổ chức nhận hàng, bán buôn, bán lẻ,
mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá và chịu trách nhiệm về các hoạt động
của mình trước Phó giám đốc kinh doanh.
* Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: Làm nhiệm vụ giới thiệu hàng và
bán hàng, quảng bá sản phẩm rộng rãi cho công ty.
* Các đại lý bán buôn, bán lẻ: Chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm
đáp ứng nhu cầu đặt hàng, chất lượng, số lượng, kiểm tra giám sát về an
toàn thực phẩm.
* Phân xưởng sản xuất: Chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm đáp ứng
nhu cầu đặt hàng, chất lượng, số lượng, kiểm tra giám sát về an toán thực
phẩm.
* Kho hàng, nguyên vật liệu: Thực hiện việc tiếp nhận giao nhận,
kiểm kê và bảo quản các loại hàng hoá, nguyên liệu thực hiện việc quản lý
và dự trữ hàng, nguyên vật liệu cho công ty.
* Phòng tài chính kế toán: Phụ trách phòng kế toán trưởng có vị trí
tương đương với trưởng phòng. Phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán quá
trình kinh doanh bằng cách thu nhận chứng từ, ghi chép các nghiệp vụ phát
sinh tính toán, tổng hợp phân tích để đưa ra các thông tin dưới dạng báo
cáo.
* Phòng hành chính: Xây dựng và quản lý mô hình tổ chức kế
hoạch, lao động tiền lương. Tham mưu cho giám đốc về các công tác tổ
chức, qui hoạch cán bộ, bố trí sắp xếp cơ cấu nhân viên. Soạn thảo các quy
chế, quy định trong công ty, tổng hợp hoạt động, lập công tác cho giám đốc
quản trị hành chính, văn thư lưu trữ, đối ngoại pháp lý.
2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
- Phòng kế toán dưới sự lãnh đạo của Giám đốc công ty và chịu sự
quản lý chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán trưởng, phòng gồm 5 người tất cả
đều được đào tạo qua các trường lớp chuyên ngành tài chính ké toán từ
trung cấp đến đại học. Đứng đầu là kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Công ty về công tác kế toán, tài hcính, báo cáo kế toán tài chính

định kỳ.
- Phòng kế toán được chia ra làm các bộ phần kế toán theo dõi các lĩnh
vực:
*Kế toán trưởng: Theo dõi chung về chuyên môn, quản lý về lao động
và tình hình nhập, xuất vật tư, các khoản mục khác có liên quan đến sản
phẩm thông qua các số liệu đã được tập hợp.
* Kế toán tổng hợp: Theo dõi tất cả tình hình nhập, xuất vật tư và các
vấn đề của kế toán. Thực hiện phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ
chức lưu trũ tài liệu kế toán, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá
thành và cung cấp số liệu cho kế toán trưởng để tổng hợp.
* Kế toán thanh toán: Theo dõi chi tiết thanh toán với người bán,
thanh toán lương, bảo hiểm cho công nhân viên đồng thời theo dõi tình
hình lập và sử dụng quỹ của công ty, tình hình thu – chi, tồn quỹ tiền mặt.
* Kế toán giá thành: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất phát sinh
trong kỳ tính giá thành cho từng loại sản phẩm, theo dõi doanh thu bán
hàng và thanh toán công nợ với khách hàng tính toán tiền lương, BHXH và
các khoản khác cho cán bộ công nhân viên ở công ty.
* Quỹ và ngân hàng: Quỹ gửi tiền mặt ghi sổ (lưu) thu, chi tiền mặt
trên cơ sở căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ, cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ
tiền mặt của kế toán thanh toán.
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
3.Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
thanh toán
Kế toán
giá thành
Quỹ và

ngân hàng
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Đặc
điểm chủ yếu của hình thức sổ kế toán này là các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại theo các chứng từ cùng
nội dung, tính chất nghiệp vụ đều lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ
kế toán tổng hợp.
Theo hình thức này việc ghi sổ kế toán rời giữa việc ghi theo thứ tự
thời gian (ghi nhật ký) và ghi theo hệ thống (ghi theo tài khoản) giữa việc
ghi sổ kế toán tổng hợp và việc ghi sổ kế toán chi tiết.
Sổ kế toán được sử dụng trong hình thức bao gồm: Chứng từ ghi sổ,
sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái và một số sổ khác.
Trình tự ghi sổ:
- Định kỳ căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lý
hợp pháp của chứng từ để phân loại rồi lập chứng từ ghi sổ.
- Các chứng từ cần hạch toán chi tiết được ghi vào sổ kế toán chi tiết.
- Các chứng từ thu, chi tiền mặt được thủ quỹ ghi vào sổ quỹ rồi
chuyển cho phòng kế toán.
- Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập ghi vào sổ các tài khoản.
- Cuối tháng căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết lập bảng cân đối phát
sinh các tài khoản.
- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái với bảng tổng hợp số liệu chi
tiết giữa bảng cân đối phát sinh với chứng từ ghi sổ.
- Tổng hợp số liệu lập báo cáo kế toán.
Sau đây là trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ:
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
* Phương pháp kế toán hàng tồn kho công ty thực hiện phương pháp
kê khai thường xuyên, phương pháp tính giá vốn hàng tồn kho, xuất kho
theo giá mua thực tế và áp dụng đơn giá bình quân gia quyền để tính giá trị

vật liệu tồn kho, xuất kho.
* Phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
* Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
4. Tình hình tài chính và tài sản cố định.
- Hiện nay công ty khá đảm bảo về tình hình tài chính. Về mặt nhân sự
công ty có 36 cán bộ công nhân viên có trình độ, kỹ thuật theo các bậc học
từ trung cấp đến đại học. Lực lượng lao động trẻ em chiếm tỷ lệ cao trên
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ Sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Bảng đối chiếu
phát sinh
Bảng chi tiết
số phát sinh
Bảng cân đối kế toán và
báo cáo kế toán khác
70% với đầy đủ nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Do đó năng suất thu nhập
của công ty đạt hiệu quả cao. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân
viên trong công ty đạt khoảng 1.300.000đ/tháng. So với mức sống hiện nay
thì mức lương trên tương đối ổn định làm cho tình hình tài chính của công
ty khá ổn định. Với hình thức trả lương theo nghị định 26CP của Chính phủ
và áp dụng hình thức khoán sản phẩm công ty từng bước cải thiện thu nhập
cho công nhân viên trong công ty. Cụ thể như sau:
* Nguồn lực tài chính:
Năm 2000: 500.000.000đ
Năm 2001: 733.000.000đ

Năm 2003: 1.900.000.000đ
Năm 2004: 3.500.000.000đ
- Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận
thể hiện hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Năm 2000 lợi nhuận của công ty là –64.721.270đ. Công ty lỗ là
64.721.270đ. Do mới đi vào hoạt động kinh doanh nên mọi thứ còn mới
mẻ, thị trường còn xa lạ, vật tư tồn kho còn nhiều, vốn đầu tư xây dựng lớn.
- Năm 2001 lợi nhuận công ty đạt 5.371.722đ. Trong năm thực hiện
hoạt động sản xuất kinh doanh thứ 2 thực chất chỉ còn là năm đầu, công ty
bắt đầu có lợi nhuận.
- Năm 2003 lợi nhuận đạt là: 26.441.757đ, lợi nhuận của công ty ngày
càng tăng lên qua các năm. Công ty bước đầu làm ăn có hiệu quả và bước
vào giai đoạn sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận ngày càng cao nhưng công ty vẫn cần phải phấn đấu để đạt
hiệu quả cao hơn nữa.
* Cơ cấu vốn của công ty như sau:
- Công ty Đức Việt là mô hình công ty vừa sản xuất vừa làm nhiệm vụ
kinh doanh thương mại nên cơ cấu vốn như sau:
Năm 2002 vốn lưu động: 257.405.668đ năm 2003 vốn lưu động là:
443.250.738đ nhiều hơn năm 2002 là: 185.845.070 hay chiếm 72,2%.
Vốn cố định năm 2002: 490.806.541đ đến năm 2003 tăng lên là
652.928.635đ nhiều hơn so với năm 2002: 162.122.094đ hay chiếm
33,03%.
Vốn lưu động của công ty năm 2003 là: 1.732.460.381đ nhiều hơn so
với năm 2002 là: 1.289.209.643 hay 290,85%.
Năm 2002 vốn cố định của công ty là 1.845.282.710đ nhiều hơn so
với năm 2003 là: 1.192.354.075 nay 182,6%.
Vốn lưu động của công ty không ngừng tăng qua 3 năm là do mới đi
vào hoạt động, đầu tư nhiều phương tiện, dây chuyền công nghệ và mở
rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Cơ cấu vốn lưu động so với tổng số vốn:
Năm 2002
Vốn lưu động
Tổng số vốn
X100% =
257.405.668
748.212.209
X100%=34,4%
Năm 2003
Vốn lưu động
Tổng số vốn
X 100% =
443.250.738
1.096.179.373
X 100% = 40,43%
Năm 2004:
1.732.460.381
3.577.743.091
X 100% = 48,42%
Nhìn chung cơ cấu vốn lưu động, vốn cố định của công ty đang đi vào
ổn định. Vốn lưu động tăng nhanh so với vốn cố định. Năm 2002 tỷ lệ vốn,
cơ cấu vốn lưu động trong tổng số vốn là 34,4%. Năm 2003 tỷ lệ vốn, cơ
cấu vốn lưu động trong tổng số vốn là 40,43%. Đến năm 2004 tỷ lệ vốn, cơ
cấu vốn lưu động trong tổng số vốn của công ty là 48,42% trong tổng số
vốn đầu tư của công ty gần tương đương với vốn cố định. Như vậy cơ cấu
này là phù hợp với doanh nghiệp vừa sản xuất vừa thương mại.
B. Tình hình hạch toán vật liệu hiện nay ở công ty cổ phần thực phẩm
Đức Việt.
1. Tình hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh:
Từ khi đi vào sản xuất kinh doanh đến nay sản phẩm chủ yếu của công

ty là mặt hàng xúc xích Đức được sản xuất dây chuyền công nghệ của Đức.
Nguyên liệu và toàn bộ gia vị được nhập khẩu từ Đức và được bộ y tế
chứng nhận là sản phẩm an toàn vệ sinh chất lượng cao, không dùng hoá
chất trong bảo quản và chế biến, thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà
nước như kiểm tra định kỳ chất lượng sản phẩm, mua bảo hiểm trách
nhiệm dân sự đối với sản phẩm của công ty. Khi sản xuất và xuất xưởng
mỗi lò sản phẩm công ty đều giữ lại 1 sản phẩm mẫu để đối chứng loại, thị
hong khói, giăm bông, tự nguyện đăng ký labon ở Đức, tự kiểm tra chất
lượng sản phẩm, sản phẩm của công ty đạt chất lượng tiêu chuẩn châu Âu.
Ngoài ra còn các sản phẩm khác như thịt sạch các.
Đây là sản phẩm mới ở Việt Nam, một sản phẩm văn hoá ẩm thực của
người Đức cho nên người tiêu dùng Việt Nam còn bỡ ngỡ, cho nên lúc đầu
công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh gặp phải rất nhiều khó khăn
về thị trường người tiêu dùng, công suất và doanh thu chưa cao.
2. Tình hình chung về Nguyên vật liệu ở đơn vị
Do công ty là doanh nghiệp vừa sản xuất vừa thương mại, mà mặt
hàng chủ yếu là xúc xích sản xuất theo dây chuyền công nghệ Đức. Nguyên
liệu và toàn bộ gia vị được nhập khẩu từ Đức nên đây loà một dây chuyền
sản xuất tương đối phức tạp nên công cụ, vật liệu dùng để phục vụ sản xuất
tương đối nhiều. Quy mô sản xuất lớn, vật liệu công cụ dụng cụ chiếm tỷ
trọng lớn trong giá thành.
Thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng mở rộng. Lúc đầu công ty
chỉ giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm ở thành phố Hà Nội và giờ đây sản
phẩm của công ty đã có mặt ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hải
Phòng. Tiến tới mục tiêu là mở rộng thị trường trong nước, đứng vững và
chiếm lĩnh thị trường trong nước, từng bước tiến tới xuất khẩu sang thị
trường khu vực và thế giới.
Nhóm khách hàng của công ty là người tiêu dùng có thu nhập cao và
khách du lịch quốc tế có nhu cầu về thực phẩm sạch ở các thành phố lớn.
Số lượng khách hàng dùng và tin tưởng ngày càng tăng.

Duới đây là quy trình công nghệ sản xuất xúc xích. Vì điều kiện và
thời gian có hạn nên em xin được sơ lược quy trình sản xuất xúc xích của
công ty Đức Việt.
Nguyên liệu gồm: Thịt lợn sạch, gia vị hỗn hợp, đường kính, muối
nấu, ruột lợn, ruột cừu, túi nilon PA/PE, vỏ chai Senf, đề can xúc xích.
Quy trình như sau:
500
3. Phân loại nguyên vật liệu
Thịt lợn sạch
Gia vị hỗn hợp
Đường kính
Trộn, nghiền và
chế biến
Tỏi, muối nấu
Phụ gia khác
Tạo hình và nhồi
vào ruột lợn
(hoặc ruột cừu)
Hấp chín (làm
chín), hông khói
Bảo dưỡng
Kiểm nghiệm
Nhập kho
Trong doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ bao
gồm nhiều loại với tính năng, công dụng và mục đích khác nhau về yêu cầu
người quản lý phải biết được từng loại, từng thứ nguyên vật liệu. Vì vậy để
thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán chúng ta cần phải phân loại, sắp
xếp thành từng nhóm, từng loại theo một tiêu thức nhất định.
Như vậy vật liệu mua về khi sử dụng để sản xuất ra xúc xích được
phân loại ra như sau:

- Nguyên vật liệu chính: Thịt lợn sạch
- Nguyên vật liệu phụ: Ruột cừu, ruột lợn, đề can xúc xích, vỏ chai
Senf…
- Dụng cụ đồ nghề: Túi nilon PA/PE, thìa, dĩa và các dụng cụ khác
- Dụng cụ quần áo bảo hộ lao động
4. Đánh giá nguyên vật liệu thực tế trong công ty
Đánh giá nguyên vật liệu là dùng tiền để biểu hiện giá trị nguyên vật
liệu theo một nguyên tắc nhất định. Nhập - xuất - tồn kho phải phản ánh
theo giá thực tế.
Hiện nay công ty sử dụng giá thực tế để ghi sổ kế toán. Giá thực tế của
nguyên vật liệu là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được các
loại nguyên liệu đó.
Đối với vật liệu nhập kho. Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá thực tế
của NVL được xác định cụ thể hoạt động sản xuất và tiêu thụ của công ty
gắn liền với việc mua, nhập nguyên vật liệu. Giá thực tế của nguyên vật
liệu nhập kho được tính theo công thức:
Trị giá thực tế
nguyên vật liệu
nhập kho
=
Giá mua
theo hoá
đơn
+
Thuế nhập
khẩu (nếu có)
+
Chi phí
thu mua
-

Các khoản
giảm trừ
Đối với vật liệu xuất kho:
Việc tính toán giá thực tế vật liệu xây dựng là công việc không thể
thiếu được của công tác kế toán khi xuất vật liệu kế toán phải tính toán
chính xác giá thực tế của nguyên liệu xuất kho dùng cho các nhu cầu, đối
tượng khác nhau. Hiện nay công ty áp dụng phương pháp đơn giá bình
quân theo gia quyền.
Đơn giá bình quân gia
quyền (cả kỳ dự trữ)
=
Trị giá thực tế NVL,
tồn đầu kỳ
Số lượng NVL tồn
đầu kỳ
+
Trị giá thực tế NVK
nhập trong kỳ
Số lượng NVL nhập
trong kỳ
Giá thực tế NVL
xuất dùng
=
Số lượng NVL
xuất dùng
x
Đơn giá bình quân
gia quyền
5. Tổ chức kế toán vật liệu
5.1.Thủ tục nhập kho

- Thủ tục và chứng từ nhập kho: Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết với
nhà cung cấp phòng nghiệp vụ của công ty xây dựng kế hoạch cho phân
xưởng sản xuất. Trong đó nhân viên phải chịu trách nhiệm theo dõi tình
hình vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục.
- Chi phí trong quá trình thu mua NVL: Chi phí phát sinh trong quá
trình thu mua gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, tiềm thuê kho, bãi, tiền
công tác phí của cán bộ thu mua.
- Căn cứ vào chứng từ gốc là hoá đơn mua hàng được bộ phận cung
tiêu phòng kế toán kiểm tra, tính toán đối chiếu giữa hoá đơn và
thực tế nhập kho được phản ánh như sau:
A. Kế toán tăng nguyên vật liệu
Căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh, kế toán lập kế hoạch và ký
hợp đồng mua vật liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục.
Thủ tục nhập kho Nguyên vật liệu được tiến hành như sau:
- Khi doanh nghiệp có nhu cầu mua NVL phục vụ cho quá trình sản
xuất, xác định thị trường cung cấp, đối tác, doanh nghiệp tiến hành một số
thủ tục mua bán nguyên liệu như sau: Phòng kế hoạch cử cán bộ kỹ thuật
kiểm nghiệm chất lượng số vật liệu đó. Người chịu trách nhiệm mua NVL
mang Hoá đơn, Phiếu vận chuyển (nếu bên bán vận chuyển đến), Phiếu
kiểm nghiệm vật tư (nếu có) lên phòng kế hoạch vật tư. Căn cứ vào các
chứng từ này, phòng kế hoạch vật tư giữ lại một liên để lưu vào chứng từ
gốc, còn 2 liên giao cho người nhập hàng mang xuống tận kho cùng với các
chứng từ liên quan để tiến hành nhập kho cùng với các chứng từ liên quan
để tiến hành nhập kho NVL. Thủ kho kiểm tra chứng từ ký nhận vào phiếu
nhập kho giao cho người nhận hàng 1 liên và giữ lại 1 liên để vào thẻ kho,
sau đó nhập kho số NVL theo số đã được phê duyệt. Định kỳ 3 – 5 ngày
thủ kho tập hợp các phiếu nhập kho chuyển sang phòng kế toán.
- Hoá đơn GTGT ngày 4 tháng 6 năm 2006 do anh Trần Anh Toàn
mua hàng. Thuế suất 5%. Mẫu hoá đơn GTGT và phiếu nhập kho được lập
theo các mẫu sau.

Biểu đồ1:
HOÁ ĐƠN
(GTGT)
Mẫu số 01. GTKT_3LL
KD/2006B
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 04 tháng 06 năm 2006 0084273
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Tuấn Bảo
Địa chỉ: Công ty cổ phần Đức Việt
Số tài khoản:…………………………………………………………………
Điện thoại:…………………..MST: 0101455608
Họ tên người mua hàng: Trần Anh Toná
Tên đơn vị: Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt
Địa chỉ: 33 Phố Huế - Hàng Bài – Hà Nội
Số tài khoản:…………..Tại ngân hàng Techcombank
Hình thức thanh toán: Tiền mặt/TGNH MST: 0101040538
STT Tên hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1 x 2
1 Thịt lợn mảnh Kg 2.500 20.500 51.250.000
2 Ruột cừu nhập khẩu Kg 1.000 35.000 35.000.000
Cộng tiền hàng: 86.250.000
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế: 4.312.500
Tổng cộng tiền thanh toán: 90.562.500
Số tiền viết bằng chữ: Chín mươi triệu năm trăm sáu hai nghìn năm
trăm đồng.
Người mua hàng:
(Ký tên)
Người bán hàng
(Ký tên)
Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên)
(Đóng dấu)
Người 8/6/2006 Công ty cử đồng chí Nguyễn Mạnh Tùng đi mua hàng
ở công ty TNHH Minh Hiền – 75 Trương Định – Hà Nội. Mẫu hoá
đơn GTGT được lập theo mẫu sau:
Biểu đồ 2:
HOÁ ĐƠN
(GTGT)
Mẫu số 01.GTKT_3LL
KD/2006B
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 08 tháng 06 năm 2006 0043968
Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH Minh Hiền
Địa chỉ: 75 Trương Định – Hà Nội
Số tài khoản:……………………………………………………………
Điện thoại:………………….. MST: 01010377669
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Mạnh Tùng
Tên đơn vị: Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt.
Địa chỉ: 33 Phố Huế - Hàng Bài – Hà Nội
Số tài khoản:………. tại ngân hàng Techcombank
Hình thức thanh toán: TGNH/TM MST: 0101040538
STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1 x 2
1 Thịt lợn mảnh Kg 530 19.500 10.335.000
2 Muối nấu Kg 4.00 2.000 800.000
Cộng tiền hàng: 11.135.000
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế: 11.135.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 11.691.750
Số tiền viết bằng chữ: Mười một triệu sáu trăm chín mươi mốt nghìn
bảy trăm năm mươi đồng.

Người mua hàng:
(Ký tên)
Người bán hàng
(Ký tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, Đóng dấu)
* Các chứng từ sử dụng tại công ty NHHH Đức Việt cho viẹc hạch
toán ban đầu của Nguyên vật liệu:
- Hóa đơn GTGT (mẫu 01 GTKT – 3LL)
- Biên bản kiểm nghiệm (mẫu 05 – VT)
- Phiếu nhập kho (mẫu 01 – VY)
- Sổ chi tiết vật liệu (mẫu)
- Chứng từ ghi sổ
Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ
 Ghi hàng ngày
=> Ghi cuối tháng
<--> Đối chiếu kiểm tra
Căn cứ vào hoá đơn mua hàng về đưa cho thủ kho. Thủ kho tiến hành
kiểm tra các số liệu trên hoá đơn GTGT: Ngày, tháng, năm mau hàng, số
lượng trên hoá đơn, đơn giá và kiểm tra thực tế xem số lượng ở ngoài có
đúng với những gì ghi trên hoá đơn không. Cuối cùng là lập biên bản kiểm
nghiệm vật tư.
Căn cứ vào hoá đơn mua hàng lập biên bản kiểm nghiệm như sau:
Biểu số 3:
Đơn vị: Công ty Cổ phần Thực phẩm
Địa chỉ: 20 Láng Hạ - Đống Đa – Hà Nội
Mẫu số: 05 – VT
Ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC 20/03/2006
Phiếu nhập kho

Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Bảng kê xuất
Số đối
chiếu
luân
chuyển
Bảng kê nhập
Bảng tổng hợp
Nhập - Xuất -
Tồn kho NVL
của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
(Vật tư, sản phẩm, hàng hoá)
Ngày 04 tháng 06 năm 2006.
Căn cứ vào hoá đơn số 0084273 ngày 4 tháng 6 năm 2006 của công ty
TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt.
Biên bản kiểm nghiệm gồm:
1. Ông: Nguyễn Xuân Lộc – Phó Giám đốc sản xuất (Trưởng ban)
2. Bà: Tạ Thu Hà – Nhân viên kế toán
3. Ông: Nguyễn Đình Tùng - Thủ kho
4. Ông: Trần Anh Toàn - Người mua hàng
5. Ông: Trần Quang Minh- kỹ thuật, uỷ viên.
Đã kiểm nghiệm các loại vật tư như sau:
STT
Tên, nhãn hiệu
quy cách phẩm

số
Phương

thức
Đơn
vị tính
Số
lượng
Kết quả kiểm nghiệm Ghi
chú
Số lượng
đúng quy
cách, phẩm
chất
Số lượng
không đúng
quy cách
phẩm chất
A B C D E 1 2 3 F
1 Thịt lợn mảnh Cân Kg 2.500 2.500 Không
2 Ruột cừu Cân Kg 1.000 1.000 Không
* Ý kiến của bản kiểm nghiệm:
- Chất lượng hàng đủ tiêu chuẩn để đưa vào sản xuất
- Số lượng đủ theo số lượng trên hoá đơn
Đại diện kỹ thuật
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký tên)
Trưởng ban
(Ký tên)
Biểu số 4:
Đơn vị: Công ty Cổ phần Thực phẩm
Địa chỉ: 20 Láng Hạ - Đống Đa – Hà Nội

Mẫu số: 05 – VT
Ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC 20/03/2006
của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
(Vật tư, sản phẩm, hàng hoá)
Ngày 08 tháng 06 năm 2006.
Căn cứ vào hoá đơn số 0084273 ngày 8 tháng 6 năm 2006 của công ty
TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt.
Biên bản kiểm nghiệm gồm:
1. Ông: Nguyễn Xuân Lộc – Phó Giám đốc sản xuất (Trưởng ban)
2. Bà: Tạ Thu Hà – Nhân viên kế toán
3. Ông: Nguyễn Đình Tùng - Thủ kho
4. Ông: Nguyễn Mạnh Tùng - Người mua hàng
5. Ông: Trần Quang Minh- kỹ thuật, uỷ viên.
Đã kiểm nghiệm các loại vật tư như sau:
STT
Tên, nhãn hiệu
quy cách phẩm

số
Phương
thức
Đơn
vị tính
Số
lượng
Kết quả kiểm nghiệm Ghi
chú
Số lượng

đúng quy
cách, phẩm
chất
Số lượng
không đúng
quy cách
phẩm chất
A B C D E 1 2 3 F
1 Thịt lợn mảnh Cân Kg 530 530 Không
2 Muối nấu Cân Kg 400 400 Không
* Ý kiến của bản kiểm nghiệm:
- Chất lượng hàng đủ tiêu chuẩn để đưa vào sản xuất
- Số lượng đủ theo số lượng trên hoá đơn
Đại diện kỹ thuật
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký tên)
Trưởng ban
(Ký tên)
Căn cứ vào hoá đơn và bản kiểm nghiệm thủ kho viết phiếu nhập kho.
Rồi đưa cho kế toán để kế toán ghi đơn giá. Sau khi tính đơn giá xong và
tính ra số tiền của từng thứ vật tư, sản phẩm, hàng hoá. Phiếu nhập kho
được lập thành 2 liên: liên 1 do người nhập cần mang phiếu đến kho để
nhập vật tư, liên 2 do thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho (thủ kho chỉ theo dõi
về mặt số lượng). Sau đó định kỳ từ 3 – 5 ngày toàn bộ phiếu nhập kho
được chuyển cho phòng kế toán NVL để ghi vào sổ kế toán theo dõi cả về
số lượng và giá trị. Khi nhập kho xong, thủ kho ghi ngày, tháng , năm nhập
kho và cùng người nhập ký vào phiếu.
Phiếu nhập kho (mẫu 01-VT) được lập như sau:

×