Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

tình hình thực tế tại công ty, em đã nghiên cứu về “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP XẾP HẠNG TÍN NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRONG QUAN HỆ TÍN DỤNG TẠI CONG TY VIETNAMCREDIT”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.09 KB, 68 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Xếp hạng và giải thưởng dành cho các DN là một điều cần thiết và là
nhu cầu thực tế của xã hội. Gần đây, khi quá trình cổ phần hoá diễn ra
mạnh mẽ, đồng thời thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tăng trưởng
mạnh, một nhu cầu mới đang đặt ra với các nhà đầu tư là cần một thước đo
cho DN để họ có thể tham khảo trước khi đầu tư. Nhưng để có được một tổ
chức xếp hạng tín nhiệm các DN Việt Nam thật sự khoa học, khách quan,
độc lập và uy tín nhất thì cũng là vấn đề khó khăn.
Trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, nền kinh tế Việt Nam có sự phát
triển mạnh mẽ không ngừng. Các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ
hội và khó khăn thách thức mới. Tuy nhiên để có thể vượt qua các khó
khăn và thách thức để mà nắm lấy được các cơ hội, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải tìm ra cho mình một hướng đi đúng, qua đó mới có thể đứng
vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường phát triển như ngày nay
Tuy nhiên đẻ có thể vượt qua các khó khăn và thách thức để mà nắm
lấy được các cơ hội địi hỏi các doanh nghiệp phải tìm ra cho mình một
hướng đi đúng, qua đó mới có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh
tế thị trường như ngày nay. Trong đó, điều kiện tiền đề các doanh nghiệp
có thể thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có một
lượng vốn nhất định. Nếu khơng có vốn thì khơng thể nói đến bất kỳ hoạt
động sản xuất kinh doanh nào. Hơn nữa, mục đích cảu sản xuất kinh doanh
là thu được lợi nhuận cao. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp là
phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất trên cơ sở tôn
trọng các nguyên tắc quản lý tài chính và chính sách, chế độ của nhà nước.
Từ đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một trong những
nhiệm vụ hang đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Tổ chức huy động vốn và sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh có ý
nghĩa quan trọng, là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp khẳng định vị thế


trên thị trường. Chính vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là


vấn đề bức xúc đặt ra đối với các doanh nghiệp nói chung. Từ những hiểu
biết và những kiến thức đã học ở trường đồng thời qua thời gian đi sâu tìm
hiểu tình hình thực tế tại công ty, em đã nghiên cứu về “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HỒN THIỆN PHƯƠNG PHÁP XẾP HẠNG TÍN NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH
TẾ TRONG QUAN HỆ TÍN DỤNG TẠI CONG TY VIETNAMCREDIT”

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, báo cáo thực tế gồm các phần
sau:
Dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, kiến thức,
kinh nghiệm thực tiễn, những thông tin em thu thập được mới chỉ là những
thông tin sơ lược nhất về công tác và cách giải quyết các vấn đề thực tiễn
đặt ra vẫn chưa hoàn toàn thấu đáo
Trong q trình thực tập tại cơng ty, em đã nhận được sự hướng dẫn
nhiệt tình, chu đáo của cơ Cao Ý Nhi và của các cán bộ công nhân viên
công ty Vietnamcredit
Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
XẾP HẠNG TÍN NHIỆM VÀ THỰC TRẠNG VIỆT NAM
1.1.Một số vấn đề lý luận chung về xếp hạng tín nhiệm
1.1.1.Rủi ro trong quan hệ tín dụng
a. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh
Trong hoạt động của con người, ln có một yếu tố bất định do khơng
ai có thể biết được chính xác về những điều sẽ xảy ra trong tương lai.
Trong hoạt động của con người luôn tồn tại yếu tố ngẫu nhiên bất định.
Trong hoạt động kinh tế yếu tố này càng thể hiện rõ rệt bởi vì khơng một
nhà DN nào dám khảng định diễn biến kinh tế thị trường diễn ra xung
quanh mình. Việc ra quyết định trong mơi trường như vậy rất khó khăn,
thơng thường thì người ta sẽ bỏ qua tính chất bất định trong tương lai và

giả định là mọi việc sẽ diễn ra như đã hoạch định và sãn sàng thích ứng
với những biến đổi có thể có. trong nền kinh tế thị trường rủi ro luôn luôn
xảy ra. Dù muốn hay không rủi ro vẫn là thách đố của mmọi hoạt động của
con người. Như vậy rủi ro đứng trên góc độ làm thế nào để giảm thiểu các
tổn thất trong hoạt động kinh doanh nói chung thì rủi ro được coi là bất cứ
kết qủa nào dãn tới thiệt hại về thu nhập hoặc mất vốn trong kinh
doanh.Định lượng rủi ro trong kinh doanh: khi xét đến rủi ro để định lượng
nó, các nhà nghiên cứu đều dùng phương pháp toán học như xác xuất để đo
lường và không áp dụng các phương pháp cần thiết đến phương pháp dự
đốn, phịng ngừa, thì rủi ro xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn cho nhà kinh doanh,
cho nên việc xem xét các hoạt động của tổ chức kinh tế trên nhiều mặt như
môi trường vĩ mô mà tổ chức kinh tế đang hoạt động, các yếu tố bên trong
mà tổ chức đang đối diện... cùng với việc so sánh với các điều kiện tương
tự của tổ chức káhc trong cùng một nghành để dự đốn thành cơng và rủi ro
là cần thiết. Như vậy trong kinh doanh cần thiết phải coi việc dự đoán rủi


ro là điều kiện không thể thiếu để đưa ra một tổ chức kinh tế đến thành
công. Mặc dù điều này chỉ đạt ở mức tương đối nhưng điều quan trọng hơn
là giúp cho các nhà kinh doanh, nhà quản trị và nhà đầu tư đưa ra các quyết
định phù hợp với yêu cầu đầu tư và quản trị.
b. Rủi ro tín dụng- rủi ro chính yếu trong các quan hệ tín dụng của các
tổ chức kinh tế
Rủi ro tín dụng gắn với hoạt động quan trọng nhất có qui mơ lớn nhất
của ngân hàng thương mại- hoạt động tín dụng. Khi thực hiện một hoạt
động tài trợ cụ thể, ngân hang cố gắng phân tích các yếu tố của người vay
sao cho độ an toàn là cao nhất. Tuy nhiên khơng một nhà kinh doanh tài ba
nào có thể dự đốn chính xác những bất thường có thể xảy ra. Khả năng
hồn trả các khoản vay có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân. Hơn nữa
nhiều cán bộ tín dụng khơng có khả năng phân tích tín dụng thích đáng.

Nhiều quan điểm tín dụng nhất trí rằng rủi ro tín dụng là bạn đường của
kinh doanh có thể đề phịng hạn chế chứ khơng thể loại trừ. Do vậy rủi ro
dự kiến luôn được xác định trước trong chiến lược hoạt động chung. Có rất
nhiều nguyên nhân và dấu hiệu rủi ro tín dụng. Có những ngun nhân
thuộc về bất khả kháng tác động tới người cho vay. Những thay đổi này
thường xuyên xảy ra, tác động lien tục tới người vay. Trong trường hợp
khác người vay có thể bị tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ cho ngân
hang đúng hạn, đủ gốc và lãi. Tuy nhiên khi tác động của những nguyên
nhân bất khả kháng đối với người vay là nặng nề, khả năng trả nợ của họ bị
suy giảm. Hơn nữa có những nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay
như trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh,
yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hang, là nguyên nhân
gây rủi ro tín dụng. Rất nhiều người vay sãn sang mạo hiểm với kỳ vọng
thu được lợi nhuận cao. Ngồi ra thì có nhiều nguyên nhân thuộc về ngân
hang như chất lượng cán bộ kém, khơng đủ trình độ đánh giá khách hang
hoặc đánh giá khơng tốt, cố tình làm sai… là một trong những nguyên nhân


của rủi ro tín dụng. để cho vay tốt họ phải am hiểu khách hang, lĩnh vực mà
khách hang có khả năng có thể dự báo các vấn đề lien quan đến người vay..
Như vậy họ phải được đào tạo kĩ lưỡng, lien tục và toàn diện.
Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng là
Mặc dù rủi ro tín dụng là khách quan nhưng ngân hang phải quản lý
rủi ro tín dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra.
Từ những nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hang cụ thể hố
thành những chỉ tiêu hoặc dấu hiệu chính phát sinh trong hoạt động tín
dụng, phản ánh rủi ro tín dụng như nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng
dư nợ. Nợ khó địi và tỷ lệ nợ khó địi trên tổng dư nợ. Nợ có vấn đề, tính
đa dạng hố của tài sản và tình hình tài chính và phương án của người vay,
đảm bảo tiền vay, quan hệ tín dụng giữa ngân hang và khách hang, môi

trường hoạt động của người vay.
Về nợ quá hạn: Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hang không trả
được khi đã đến hạn thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Khi một món
nợ khơng trả được vào kỳ hạn nợ, tồn bộ nợ gốc cịn lại của hợp đồng sẽ
được chuyển thành nợ q hạn. Nợ khó địi và tỷ lệ nợ khó địi là khoản nợ
q hạn và kèm theo một số tiêu chí khác như quá một kì gia hạn nợ, hoặc
khơng có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản khơng bán được,..Các chỉ tiêu này
có quan hệ chặt chẽ lẫn nhau và phản ánh các mức rủi ro tín dụng khác
nhau. Đối với ngân hang, việc khách hang khơng trả đúng hạn có lien quan
đến thanh tốn và rủi ro thanh khoản : chi phí gia tăng để tìm nguồn mới để
chi trả tiền gửi và cho vay đúng hợp đồng. Bên cạnh đó cịn có các chỉ tiêu
khác như: điểm của khách hang thơng qua phân tích tài chính, năng lực sản
xuất, hiệu quả dự án… Các khoản cho vay có vấn đề: mặc dù chưa đến hạn
và chưa được coi là nợ quá hạn, song trong quá trình theo dõi, nhân viên
ngân hang nhận thấy nhiều khoản nợ quá hạn.


1.1.2 Xếp hạng tín nhiệm- một cơng tụ để hạn chế rủi ro
1.1.2.1 Sự ra đời và phát triển của xếp hạng tín nhiệm
Việc xếp hạng tín nhiệm có rất lâu trong các giao dịch thương mại trên
thế giới. Lịch sử ghi lại vào năm 1841 một thương gia buôn lụa người Mỹ
tên là Tappan đã tập hợp được nhiều lá thư giới thiệu từ một một số người
buôn bán có tăm tiếng, ơng đã thống kê và ghi lại khá nhiều mức độ tín
nhiệm của các đối tác bạn hàng và quyết định đổi sang nghề cung cấp
thông tin thương mại, ông đã thành lập công ty Mercantile A. Gllucy.
Cũng vào năm 1849, một cơng ty cũng có chức năng tương tự được thành
lập, đó là cơng ty Bradstreet . Công ty này xuất bản một cuốn sách được coi
là ấn phẩm đầu tiên trên thế giới về việc xếp hạng tín nhiệm. Cơng ty R&G
Dun và Bradstreet đã sát nhập vào nhau năm 1938 để hình thành nên công
ty Dun and Bradstreet kỷ 20.

Vào những năm đầu thế kỷ 20 nước Mỹ đang bước vào thời kỳ của sự
tăng trưởng , cùng với sự tăng trưởng đó, sự phát triển về cơ sở hạ tầng
cũng tăng theo dẫn đến nhu cầu về vấn đề tài trợ vốn rất lớn. Thị trường
vốn ở Mỹ đã phát triển mainh trong thời gian này- với sự xuất hiện của
nhiều loại cổ phiếu, trái phiếuđược giao dịch trên thị trường chứng khoán.
tuy nhiên, các nhà đầu tư khơng có một cơ sở nào để đánh giá rủi ro đầu tư
cũng như không có một căn cứ nào để so sánh mức độ rủi ro của các loại
chứng khóan. Do vậy vào năm 1909 Jonh Moody một nhà kinh tế người
Mỹ- đã nghiên cứu và cho ra đời quyển” cẩm nang chứng khoán đường
sắt” trong đó ơng cơng bố thứ hạng tín nhiệm cho 1500 loại trái phiếu của
250 công ty theo hệ thống tín nhiệm cho 1500 loại trái phiếu lần lượt từ a
đến c. xếp hạng tín nhiệm ( credit ratíng) là một thuật ngữ bắt nguồn từ đó.
Tuy nhiên, người được coi là đầu tiên tổ chức kinh doanh thông tin
bằng các ấn phẩm chuyên nghiệp về xếp hạng tín nhiệm phục vụ cho nhà
đầu tư đó là Henry Varnum Poor. Ông là tổng biên tập của tờ báo chuyên
nghành “ Nhật báo hoả xa Mỹ” đã tập hợp và cơng bố hệ số tín nhiệm về


nghành đường sắt. Sau đó, Ơng cùng con trai phát hành các ấn phẩm xuất
bản hàng năm 1938.
Ban đầu hệ thống xếp hạng của Môdy chỉ áp dụng cho cac chiứng
khoán đường sắt, là một trong nh]ngx nhà phát hiành chớng khốn tích c ực
lức bây giờ các thứ hạng và hệ thống xếp hạng của ơng đã nhanh chóng
được nhà đầu tư ưa chuộng, do vậy ông đã xếp hạng tín nhiệm vào các tập
đồn cơng nghiệp, các cơng ty tiện ích cơng cộng. Năm 1928, ơng bắt đầu
áp dụng các thứ hạng tín nhiệm đối với các trái phiếu chính phủ nước ngồi
đã phát hành nợ tại thị trường vốn Mỹ. Trong 2 thập kỷ đầu, kể từ khi ra
đời , hoạt động xếp hạng tín nhiệm phát triển rất chậm và ít được để ý. Giai
đoạn 1929-1933 đã nỏ ra một cuộc khủng hoảng lns, hàng loạt các nhà phát
hành bị phá sản, vỡ nợ, ước chừng có khoảng 1/3 khối lượng chứng khaón

đẫ kết thúc trong tình trạng các khoản lãi và nợ gốc chưa được thanh tốn.
Chính thời kỳ này, chính phủ Mỹ đã ban hành một số quy định về đầu tư
chứng khoán, trong đó có việc cầm các định chế đầu tư như quỹ hưu trí,
quỹ bảo hiểm, nh..dự trữ mua trái phiếu có độ tin cậy thấp dưới mức an
tồn trong bảng xếp hạng tín nhiệm. ucngx sau cn khủng hoảng đó, cá nhà
đầu tư đã nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro tín dụng và sự cần thiết
phải sử dụng cá thứ hạng được xếp hạng tín nhiệm như là bộ phận của
tiwns trình đầu tư.
Những quy định trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cho
hoạt động xếp hạng tín nhiệm và cơng tu xếp hạng tín nhiệm. Đáp ứng nhu
cầu của nhà đầu tư Standảd and Pổ một trong những tổ chức xếp hạng tín
nhiệm có uy tín hiện nay chun xếp hạng trái phiếu các công ty và trái
phiếu địa phương đã ra đời.
Trong những thập kỷ tiếp theo, xếp hạng tín nhiệm cũng chỉ phổ biến
ở Mỹ. Mãi tới đầu thập kỷ 20, xếp hạng tín nhiệm mới được mở rộng và
phát triển ở nhiều nước, kể cả các thị trường mới nổi như Châu Á và Châu
Mỹ La tinh. Năm 1972 công ty CBRC Canadian Bond Rating Service được


thành lập và sau đó là Japanese Bon Rating Institude vào năm 1975, kể từ
đó cho đến nay, hàng loạt các cơng ty xếp hạng tín nhiệm ra đời và phát
triển. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm ở Mỹ đã xếp hạng cho hàng loạt các
công cụ nợ được giao dịch trên thị trường công cộng cũng như tư nhân.
Ngày nay tiến trình tồn cầu hố TTCK, các cơng ty xếp hạng tín
nhiệm của Mỹ đã hoạt động ở các thị trường tài chính lớn trên thế giới
cũng bành trướng sang thị trường chứng khoán mới nổi. Vi dụ; vào năm
1995, công ty Standar and Poors đã xếp hạng khoảng 30.000 trái phiếu và
các cổ phiếu ưu đãi được phát hành bởi hơn 4.000 công ty trên khắp thế
giới, ngồi ra nó cịn xếp hạng khoảng 15.000 trái phiếu chính quyền địa
phương, trái phiếu chính phủ và các tổ chức nước ngoài, tổ chức xuyên

quốc gia
Hiện nay, hàng loạt các cơng ty xếp hạng tín nhiệm đã ra đời và phát
triển như IBCA Ltd của anh, Nippon Investors Service( Nhật), Nordisk
ratíng( thuỷ điển)... Đồng thời, xếp hạng tín nhiệm hiện nay không chỉ áp
dụng cho các trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ mà cịn được áp dụng
cả trong hoạt động cho vay, tài trợ và đầu tư cổ phiếu.
1.1.2.2 Khái niệm về xếp hạng tín nhiệm
Mặc dù việc xếp hạng tín nhiệm hiện nay rất phổ biến trên thị trường
vốn ở các quốc gia trên thế giới, tuy vậy khái niệm xếp hạng tín nhiệm lại
được nhìn nhận dước các góc độ khác nhau:
- Theo Jonh A, viết trong cuốn “ phân tích rủi ro trên các thị trường
đang chuyển đổi thì xếp hạng tín nhiệm là : Sự đánh giá về khả năng của
một nhà phát hành có thể thanh tốn đúng hạn cả lãi lẫn gốc đối với một
loại chứng khoán nợ trong suốt thời gian tồn tại của nó” khái niệm này cho
thấy xếp hạng tín nhiệm là phải gắn liền với các nhà phát hành phaỉ gắn
liền với các khoản vay nợ của nhà phát hành đó.
- Theo định nghĩa của cơng ty chứng khốn Merill Lynch, xếp hạng
tín nhiệm là: “ đánh giá hiện thời về chất lượng tín dụng được xem xét


trong hoàn cảnh tương lai, phản ánh sự sẵn sàng và khả năng phát hành có
thể thanh tốn gốc và lãi đúng hạn.
- Theo cơng ty Mơdy’s thì” Xếp hạng tín nhiệm là ý kiến về khả năng
và sự sẵn sàng của nhà phát hành trong việc thanh toán đúng hạn cho một
khoản nợ nhất định trong suốt thơi gian tồn tại của khoản nợ “ .
Như vậy đặc trưng của khái niệm này là xếp hạng tín nhiệm chỉ có giá
trị trong một khoản thời gian nhất định.
Từ những định nghĩa trên ta có thể khái quat về xếp hạng tín nhiệm và
có thể được định nghĩa như sau: Xếp hạng tín nhiệm là sự đánh giá một
cách khách quan về khả năng và mức độ sẵn sàng trả nợ gốc và lãi hiện

thời của một tổ chức kinh tế đi vay đối với mỗi nghĩa vụ tài chính nhất định
trong suốt thời hạn hiệu lực của nghĩa vụ tài chính đó, điều này có nghĩa là
các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập sẽ đưa ra cá ý kiến về tổng khả
năng tài chính hiện tại của các tổ chức phát hành nợ ( giá trị tín dụng) có
đáp ứng được nghĩa vụ tài chính ở hiện tại và tương lai hay khơng.
Về mặt nào đó, xếp hạng tín nhiệm được xem là tư vấn đầu tư chứng
khốn, song đây khơng phải là lời khun nên mua hay nên bán bất kỳ một
loại chứng khốn nào vì các tổ chức, cơng ty xếp hạng tín nhiệm chỉ đưa ra
và đúng hạn, đồng thời đánh giá chất lượng tín nhiệm đối với các nhà phát
hành nợ đó mà thơi
1.1.2.3 Tầm quan trọng của xếp hạng tín nhiệm
Xếp hạng tín nhiệm có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của thị
trường vốn hiện nay, vì nó thực sự cần thiết cho rất nhiều đối tượng: ngân
hàng, nhà đầu tư, nhà phát hành hay nhà quản lý...
Hiện nay, xếp hạng tín nhiệm thường áp dụng với cơng cụ tài chính
của thị thường tiền tệ và thị trường vốn và bản thân các tổ chức kinh tế phát
hành nợ. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm cịn thực hiện một số dịch vụ khác
cũng phục vụ cho công việc tài chính của họ là xếp hạng tín nhiệm.


Việc cơng bố kết quả xếp hạng tín nhiệm được thực hiện theo nguyên
tắc chung, theo quy ước quốc tế và thể hiện bằng một bảng xếp hạng trên
đó thể hiện một thứ tự giảm dần và có sự phân biệt rất rõ ràng đối với nợ
ngắn hạn và dài hạn
Để có thể cơng bố được hạn tín nhiệm của một công cụ nợ hay của tổ
chức phát hành nợ, thường cơng ty xếp hạng tín nhiệm phải thực hiện một
quy trình gồm 6 bước sau:
•Hướng dẫn khi phát hành
•Thu thập thơng tin
•Trình báo cáo dự thảo mức xếp hạng sơ bộ trước uỷ ban đánh giá

xếp hạng
•Cơng bố thứ hạng được xếp hạng
•Giám sát sau xếp hạng
Về phương pháp xếp hạng tín nhiệm, qua q trình tìm hiểu em nhận
thấy rằng theo thơng lệ, có khá nhiều phương pháp được sử dụng. Chúng
được chia thành 3 nhóm: Mơ hình kinh tế lượng là phương pháp dựa trên lý
thuyết kinh tế lượng để lượng hố q trình kinh tế - xã hội thơng qua
phương pháp thống kê. Tiếp đó, Mơ hình nhân tố là phương pháp phân tích
tương quan giữa các chỉ tiêu ( tương quan) với nhau và lượng hố mối
quan hệ này và cuối cùng là Nhóm phương pháp chuyên gia: sử dụng trong
trường hợp số liệu thực nghiệm không đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu
hoặc đối tượng xếp hạng là môt dấu hiệu chất lượng không thể định lượng
được, hoặc có thể định lượng được nhưng rất tốn kém chi phí. Người ta
cũng có thể xếp hạng tín nhiệm bằng cách kết hợp nhiều phương pháp. Tuy
nhiên nguyên tắc chung phải tuân thủ là phải đạt được sự định chuẩn tức là
xác định các yếu tố quy chiếu hay là các yếu tố làm cơ sở để so sánh với
kết quả mong muốn và có thể đánh gia tức là để đánh giá tổng hợp cần phải
lượng hoá chuẩn. Định lượng hoá chuẩn biểu hiện mối quan hệ giữa các
tiêu chí hoặc nhóm các tiêu chí trong chuẩn. Tiếp đó là xếp loại được tức là


tương ứng với các cách đánh giá người ta cũng có thể đặt nhiều ngưỡng cấp
độ để xếp loại các tiêu chí và kết quả cơng bố đạt được tính thuyết phục với
hầu hết các đối tượng có liên quan.
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung xếp hạng tín nhiệm
Nếu xét trên góc độ vĩ mơ thì ngun nhân của tổn thất hay lợi ích có
thể được chia thành các nhóm sau:
Ngun nhân từ mơi trường tự nhiên: bao gồm từ ảnh hưởng của thiên
nhiên như môi trường sinh thái, bão, các vụ nổ phá huỷ hoặc hư hỏng tài
sản

Nguyên nhân từ môi trường xã hội: trong các yếu tố về chính trị như
điều tiết bằng luật pháp của nhà nước, nền kinh tế thị trường. Yếu tố văn
hoá như thái độ của con người đối với bản thân mình, đối với người khác,
đối với thế giới tồn tại trong xã hội, đối với toàn xã hội, tự nhiên và vũ trụ
Nguyên nhân từ môi trường kinh tế: Có thể là nhân tố bên trong hoặc
bên ngồi như khủng khoảng kinh tế hoặc do quản trị chưa tốt từ bên trong
tổ chức.
Nguyên nhân từ môi trường công nghệ: công nghệ là nguồn thay đôỉ
năng động nhất trong kinh doanh. Sự thay đổi này mang lại những thách
thức cũng như đe doạ đối với tổ chức kinh tế. Ảnh hưởng của cơng nghệ
đối với kinh doanh như vịng đời sản phẩm, xuất hiện nhiều phương pháp
chế biến mới, tự động hố và tăng năng suất.
Ngun nhân từ mơi trường chính trị: sự ổn định về chính trị sẽ tạo ra
môi trường thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh, một chính phủ mạnh và
sẵn sàng đáp ứng những địi hỏi chính đáng của xã hội sẽ đem lại lịng tin
và thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Nguyên nhân từ mơi trường pháp luật: Các đạo luật các chính sách
bảo vệ cho người tiêu dùng, các tổ chức kinh tế, bảo vệ môi trường , bảo vệ
sự cạnh tranh, chống độc quyền sẽ tạo ra những phạm vi hoạt động rộng rãi


cho các tổ chức kinh tế hoặc các chính sách pháp luật có thể làm nguy cơ
đối khi áp dụng những chính sách mới.
Những ngun nhân trên có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến
các tổ chức kinh tế và tầm ảnh hưởng của chúng mang tinh quốc tế, vì thế
giới hiện nay đã chuyển hướng từ nền kinh tế với quôc gia riêng biệt đến
nền kinh tế vượt qua biên giới truyền thông của một quốc gia.
Trên là những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô. Khi các tổ chức kinh
tế tiến hành hoạt động kinh doanh thì tất yếu hoạt động đó cũng phải gắng
liền với rủi ro trong kinh doanh. Rủi ro kinh doanh là những điều kiện

khơng chắc chắn có thể hiện huữ ở hiện tại hoặc ở một thừ điểm nào trong
trương lai có thể gây tác động tiêu cực đến khả năng hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Để có thể nhận dạng và quản lý rủi ro mà các tổ chức
kinh tế có thể đối mặt ở hiện tạ và tương lai thì điều cần làm là đánh gia
nguyên nhân của tổn thất hay lợi ích trong q trình kinh doanh. Khi đánh
giá rủi ro kinh doanh cần phân tích các chỉ số:
Các chỉ số luân chuyển: Đưa ra những đo lường về năng lức của tổ
chức kinh tế trong việc đáp ứng những nghĩa vụ tài chính ngắn hạn:
- Khả năng thanh toán hiện thời
- Khả năng thanh toán nhanh
Các chỉ số về đòn bẩy: Biểu thj về rủi ro tài chính của tổ chức kinh tế,
cho thấy phạm vi được tài trợ bằng các khoản nợ của tổ chức đó bao gồm:
- Nợ trên tồn bộ tài sản
- Nợ trên vốn cổ phần thường
- Khả năng thanh toán lãi vay
Các chỉ số hoạt động: phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của tổ
chức kinh tế, gồm:
- Hệ số vòng quay hàng tồn kho
- Hệ số vòng quay vốn cố định
- Kỳ thu tiền binh quân


Các tỉ số về năng lực lợi nhuận: Đưa ra những thông tin biểu thị hiệu
quả chung về quản lý, cho thấy lợi nhuận, doanh thu tiêu thụ và do đầu tư,
bao gồm:
- Lợi nhuận tế gộp
- Lợi nhuận biên tế hoạt động
- Doanh lợi toàn bộ vốn( ROA)
- Doannh lợi cổ phần thường( ROE)
- Lợi nhuận một cổ phần

Các chỉ số tăng trưởng: Cho thấy khả năng vị trí kinh tế của tổ chức
kinh tế trong mức tăng trưởng của nền kinh tế và của nghành gồm: tỷ lệ
tăng trưởng về doanh thu; tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận; tỷ lệ tăng trưởng
tiền lãi cổ phần; chỉ số giá trên lợi nhuận cổ phần
1.2. Kinh nghiệm về xếp hạng của một số nước trên thế giới và thực
trạng ở Việt Nam.
1.2.1 Tổ chức xếp hạng tín nhiệm của một số quốc gia trên thế giới
Nếu như trên thế giới, việc lựa chọn của nhà đầu tư khi định làm ăn
với DN nào đó trở nên rất đơn giản, với việc tham khảo các mơ hình đánh
giá và xếp hạng sẵn có, thì ở Việt Nam, đây vẫn là câu hỏi chưa được giải
đáp thấu đáo.
Tại Mỹ, với S&P 500 - chỉ số đo lường 500 mã cổ phiếu có mức vốn
hố lớn nhất của Hoa Kỳ được tính tốn và cơng bố bởi Cơng ty Standard
& Poors thì nhà đầu tư có thể lựa chọn được trong phạm vi hẹp đó, để đầu
tư nhanh chóng, thay vì tự khảo sát điều tra một cách không chuyên nghiệp.
S&P là một chỉ số đáng tin cậy luôn được các quỹ đầu tư tin dùng. S&P
500 gồm 500 công ty, trong đó 400 cơng ty ngành cơng nghiệp, 20 cơng ty
ngành giao thông vận tải, 40 công ty ngành phục vụ, 40 cơng ty ngành tài
chính.
Hoặc Fortune 500 - Danh sách xếp hạng top 500 công ty đại chúng
hàng đầu của Hoa Kỳ dựa trên tổng doanh thu do tạp chí Fortune đưa ra.


Fortune 500 là danh hiệu đo lường sức mạnh của các DN dựa trên doanh
thu, nên có hạn chế trong việc phản ánh thực chất của các DN cũng như
tương quan thứ hạng. Bên cạnh đó, Fortune cũng có cơng bố các danh sách
xếp hạng khác nhau dựa trên các chỉ tiêu cụ thể như: top 100 về doanh thu,
top các cơng ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao (top revenue growth),
DN có số nhân cơng cao (big employer), cơng ty có tốc độ tăng trưởng lợi
nhuận cao (high profit growth)…

Tại Nhật Bản, công ty dịch vụ tài chính thuộc uỷ ban chứng khốn;
Tại Hàn Quốc, cơng ty giám sát tài chính (cơ quan tiền thân là Uỷ ban
Chứng khoán Hàn Quốc); Tại Malaysia, Uỷ ban Chứng khoán Malaysia là
các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của các CRV. Như vậy, do
xếp hạng tín nhiệm gắn liền với các khoản vay nợ, trong đó quan trọng nhất
là hoạt động phát hành trái phiếu nên các nước đều giao nhiệm vụ quản lý
hoạt động của các CRV cho các cơ quan hành chính quản lý hoạt động của
TTCK. Và bắt buộc phải có xếp hạng tín nhiệm: Tại Nhật Bản không bắt
buộc điều này, nhưng trên thực tế các cơng ty vẫn cần có xếp hạng tín
nhiệm khi muốn huy động vốn từ các nhà đầu tư. Cịn tại Hàn Quốc và
Malaysia thì bắt buộc vấn đề này.
1.2.1.1 Mơ hình xếp hạng tín nhiệm ở Mỹ
Hiện nay có rất nhiều cơng ty xếp hạng tín nhiệm từ Mỹ trong đó có 2
cơng ty nổi tiếng lâu đời như Standard and Poor( S&P) và Moody’s. Hai
công ty này cùng một số công ty nữa đã xếp hạng cho nhiều công cụ nợ
được giao dịch trên thị trường tài chính Mỹ cũng như nhiều nước trên thế
giới. Tập đồn xếp hạng tín nhiệm S&P được tổ chức thành 6 ban theo
hướng chun mơn hố, phù hớp với ngành hoặc các loại nợ. Mỗi ban đứng
đầu là giám đốc điều hành, quản lý các ban này là hội đồng quản trị, có chủ
tịch và các trưởng ban sẽ chịu trách nhiệm về phong cách chỉ đạo và quản
lý. Trong mỗi ban còn chia ra là các bộ phận thực hiện các công việc
chuyên môn như: Bộ phận hỗ trợ quản lý, bộ phận thông tin, bộ phận


nghiên cứu, bộ phận định mức, bộ phận hỗ trợ quản lý và bộ phân thông
tin.
Dich vụ S&P cung cấp rất đa dạng, nhưng chủ yếu bao gồm các dịch
vụ liên quan đến xếp hạng tín nhiệm và các dịch vụ thơng tin tài chính, đầu
tư- chủ yếu thơng tin về tình hình tài chính các cơng ty, đưa ra dự báo trên
thị trường tài chính cho một hoặc một khúc thị trường. Quy trình xếp hạng

tín nhiệm của S &P như sau
B1: Yêu cầu xếp hạng
B2: Chỉ định ban thực hiện. Chỉ định tổ phân tích. Tổ chức nghiên cứu
cơ bản.
B3: Gặp gỡ nhà phát hành
B4: Họp các hội đồng xếp hạng
B5: Công bố thứ hạng
B6: Giám sát
1.2.1.2 Mô hình xếp hạng tín nhiệm tại Thái Lan
Năm 1993 cơ quan xếp hạng tín nhiệm tại Thái Lan được hình thành
có tên gọi là Tha Rating and Information sercice. Đây là công ty duy nhất
duy nhất ở Thái Lan làm nhiệm vụ xếp hạng tín nhiệm, được hỗ trợ kỹ
thuật ban đầu của S&P. Hiên nay, TRIS hoạt động dưới sự chỉ đạo của uy
ban hối đoái và chứng khoán quốc gia.
Sản phẩm của TRIS là xếp hạng các công cụ nợ có đảm bảo và khơng
được bảo đảm như: trái phiếu, lệnh phiếu, hối phiếu và các chứng chỉ tiền
gửi. Ở Thái, luật quy đinh các công cụ nợ khơng có đẩm bảo phải xếp hạng
tín nhiệm và có 2 loại xếp hạng tín nhiệm đó là xếp hạng của công ty, xếp
hạng được phát hành. Phương pháp chủ yếu mà công ty TRIS chủ yếu sử
dụng là phương pháp phân tích, so sánh và cả phương pháp chuyên gia. Cụ
thể gồm các bước sau:
B1; Đánh giá khả năng trả nợ và tình hình phát triển của các đối tượng
xếp hạng thông qua hệ thống các chỉ tiêu định lượng


B2: Cũng như bước 1 nhưng dùng những chỉ tiêu phân tích hướng đến
tương lai.
B3: Lựa chọn những chỉ tiêu quan trọng, có khả năng phát triển trong
tương lai của nhà phát hành, chủ yếu dùng các chỉ tiêu định lượng mang
tính chất tài chính để xác định trọng số

B4: Căn cứ vào các số liệu thu thập được, các chuyên gia sẽ sắp sếp
lại theo từng chỉ tiêu phân tích. Để Chính xác hơn các nhà phân tích sẽ so
sánh các chỉ tiêu vừa phân tích với những chỉ tiều tương tự của nhà phát
hành khác.
B5: Tổng hợp và cơng bố thứ hạng xếp hạng
1.2.2.3 Mơ hình xếp hạng tín nhiệm tại Hàn Quốc
Tổ chức xếp hạng tại Hàn Quổc ra đời sớm hơn các nước Châu Á
khác. Năm 1986, Bộ Tài Chính Và Kinh Tế Hàn Quốc đã cấp giấy phép
hoạt động cho cơng ty xếp hạng tín nhiệm và thông tin quốc gia (National
Information and Credit Evaluation- NICE) , nhưng đây chưa phải là công
ty đầu tiên. Năm 1985, tổ chức xếp hạng tín nhiệm có tên Công ty Dịch Vụ
đầu tư Hàn Quốc ra đời. Đây là tập đoàn lớn nhất tại Hàn Quốc về xếp
hạng tín nhiệm. Các cơng ty xếp hạng tín nhiệm Hàn Quốc xếp hạng trên 2
loại hình: Đánh giá xếp hạng đợt phát hành và Đánh giá xếp hạng công ty.
Đối với công ty NICE phương pháp mà công ty tiến hành là phương pháp
phân tích chủ yếu trên 3 lĩnh vực:
Phân tích mơi trường kinh doanh: thường đánh giá những đối tượng
xếp hạng trong tương lai của môi trường, trên cơ sở đó xác định những cơ
hội và nguy cơ mà mơi trường có thể đem lại cho DN.
Phân tích hoạt động kinh doanh: Trong bước này, NIEC phân tích
hoạt động quản trị trong doanh nghiệp, vì mục tiêu quản tri là nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và thu hut nhiều khách hàng, nâng
cao khả năng cạnh thanh.


Phân tích hoạt động tài chính: NICE tiến hành phân tích đánh giá tình
hình tài chính của cơng ty phát hành để đo lường thành tích, mức độ rủi ro
tài chính, trên cơ sở đó có thể đưa ra những nhận định, những dự báo về
triển vọng tài chính của DN trong tương lai.
1.2.2.4 Mơ hình xếp hạng tín nhiệm của Maláyia

Năm 1990, đê kích thích sự phát triển của thị trường trái phiếu chính
phủ Malýia đẫ thành lập cơng ty xếp hạng tín nhiệm có tên là Rating
agency ị maláyỉâM. Các sản phẩm của RAM xếp hạng bao gồm:
Các công cụ nợ mà công ty phát hành bao gồm các công cụ nợ dài
hạn, công cụ nợ ngắn hạn. chủ yếu của việc xếp hạng này là đánh giá về
đợt phát hành chứ không phải đánh giá về tổ chức phát hành. Xếp hạng cho
các định chế tài chính bao gồm các cơng ty tài chính, tổ chức tài chính và
các ngân hàng: mục đích là xác định mức độ an tồn cao nhất về khả năng
thanh tốn các trách nhiệm tài chính, về sức mạnh và mức độ hoàn thành kế
hoạch của các tổ chức này. Phương pháp chủ yếu mà RAM phân tích là
phương pháp phân tích và phương pháp chun gia. Tiến trình phân tích
bắt đầu từ khi nhà phát hành chính thức yêu cầu RAM để xếp hạng cho
mình. Sau khi thu thạp thơng tin các nhà phân tích chia thành những lĩnh
vực sau:
Phân tích theo nghành: Mỗi sự phân tích xếp hạng bắt đầu bằng sự
đánh giá về môi trường hoạt động của công ty, RAM tiến hành phân tích
những năng động của nghành kinh doanh đó. Triển vọng của nghành tập
trung phân tích sự tăng trưởng của nghành, công việc, lao động và mơi
trường pháp lý.
Phân tích về hoạt động kinh doanh: Việc phân tích hoạt động kinh
doanh sẽ hướng về việc đánh giá khả năng thanh toán đúng hạn trong tương
lai nên sự phân tích sẽ nhấn mạnh đến thành tích trong tương lai, việc đánh
giá khả năng tạo ra tiên mặt, nhưng không phải giá trị ghi trên báo cáo mà
là so sánh chi phí tạo ra trong tương lai.


1.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng và đánh giá rủi ro tín dụng
1.2.2.1 Rủi ro tín dụng hiện nay:
Rủi tín dụng ở Việt Nam hiên nay được chia thành :
Các rủi ro trong các quan hệ tín dụng trực tiếp: xuất phát từ sự hình

thành và phát triển của thị trường chứng khốn với vai trị tương dương hệ
thống ngân hàng trong việc cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế. Rủi ro tín
dụng trực tiếp của nước ta hiện nay có thể là do rủi ro lãi xuất sinh lời trên
vốn thấp hơn lãi suất tiền gửi NH, hoặc lãi suất mong đợi; rủi ro chậm trả
lãi
Quá trình tự do hố tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ
xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết
các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối
mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức
tín dụng và các tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả. Việc
hoàn trả được nợ gốc trong tín dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị
hàng hố trên thị trường, cịn việc hồn trả được lãi vay trong tín dụng là
việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường. Do đó, có thể xem rủi
ro tín dụng cũng là rủi ro kinh doanh nhưng được xem xét dưới góc độ của
ngân hàng.
Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho
vay và người đi vay. Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời
gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể
nhất định mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có
mặt trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh
doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ người
vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan.
1.2.2.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan
a. Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định


* Sự biến động q nhanh và khơng dự đốn được của thị trường thế
giới:
Nền kinh tế VN vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp

và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và
nguyên liệu), dầu thô, may gia công,… vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết
và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động
xấu.
Ngành dệt may trong một số năm gần đây đã gặp khơng ít khó khăn vì
bị khống chế hạn ngạch làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp nói riêng và của các ngân hàng cho vay nói chung.
Ngành thủy sản cũng gặp nhiều lao đao vì các vụ kiện bán phá giá vừa
qua.
Không chỉ xuất khẩu, các mặt hàng nhập khẩu cũng dễ bị tổn thương
không kém. Mặt hàng sắt thép cũng bị ảnh hưởng lớn của giá thép thế giới.
Việc tăng giá phôi thép làm cho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong
nước phải ngưng sản xuất do chi phí giá thành rất cao trong khi không tiêu
thụ được sản phẩm.
* Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế:
Q trình tự do hố tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ
xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết
các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối
mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.
Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong
nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân
hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ
xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các
ngân hàng nước ngồi thu hút.


*Sự tấn công của hàng nhập lậu:
Với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình địa lý
phức tạp và tình hình đời sống nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc
chiến đấu với hàng lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm nay mà kết quả

là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh
nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này.
Các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, đường cát, vải vóc, quần áo,
mỹ phẩm,… là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình hàng lậu ở nước ta.
*Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến
khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành:
Nền kinh tế thị trường thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các
nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ
những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ và do đó có sự chuyển dịch
vốn từ ngành này qua ngành khác và đây cũng là một hiện tượng khách
quan. Tuy nhiên ở nước ta thời gian qua, sự cạnh tranh đã phát triển một
cách tự phát, hồn tồn khơng đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác,
phân công lao động, chuyên môn hố lao động, sự bất lực trong vai trị của
các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Điều này dẫn
đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng
hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia.
1.3. Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi
1.3.1 Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương:
Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội,
Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)và các cơ quan liên quan đã ban
hành nhiều luật,văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến
hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song
việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và cịn
gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế
thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách


hàng khơng trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay.
Trên thực tế, các NHTM khơng làm được điều này vì ngân hàng là một tổ
chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, khơng có chức

năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng
để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con
đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM
khơng thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.
1.3.2 Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN:
Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra
ngân hàng và đảm bảo an tồn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về
chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu
cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra
ngân hàng còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát
lạc hậu, chậm đựơc đổi mới. Vai trị kiểm tốn chưa đựơc phát huy và hệ
thống thơng tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. Thanh tra tại chỗ
vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm sốt tồn bộ thị trường tiền tệ
và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách
thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và
phịng ngừa rủi ro và vi phạm. Mơ hình tổ chức của thanh tra ngân hàng
còn nhiều bất cập. Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM khơng
được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi
hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp. Hàng loạt các sai phạm về cho
vay, bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến những rủi ro rất lớn, có
nguy cơ đe dọa sự an tồn của cả hệ thống lẽ ra có thể đã được ngăn chặn
ngay từ đầu nếu bộ máy thanh tra phát hiện và xử lý sớm hơn.
1.3.3 Hệ thống thơng tin quản lý cịn bất cập:
Hiện nay ở VN chưa có một cơ chế cơng bố thơng tin đầy đủ về doanh
nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của
NHNN đã hoạt động đã quá một thập niên và đã đạt được những kết quả


bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thơng tin kịp thời về tình
hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm

doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp cịn đơn
điệu, thiếu cập nhật và ngồi ra việc kết nối thông tin với trang Web – CIC
qua đường X25 của Chi cục tin học ngân hàng còn nhiều trục trặc, chưa
đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thơng tin tại TP.HCM. Đó cũng là
thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm sốt tín
dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương
xứng. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng
trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy
cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
1.4. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan
1.4.1. Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay
1.4.1.1 Sử dụng vốn sai mục đích, khơng có thiện chí trong việc trả nợ
vay:
Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án
kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục
đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên
những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các
cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.
1.4.1.2 Khả năng quản lý kinh doanh kém:
Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh
doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh
nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám
sát kinh doanh, tài chính, kế tốn theo đúng chuẩn mực. Quy mơ kinh
doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá
sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công
trên thực tế.


1.4.1.3 Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch:
Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nơ so với vốn tự có cao là đặc

điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp VN. Ngoài ra, thói quen ghi chép
đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh
nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà
các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất
hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài
chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp,
thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân
hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để
phịng chống rủi ro tín dụng.
1.5. Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay
1.5.1 Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng:
Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì
nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của
người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng
với công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm
tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức. Kiểm tra
nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe
càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an tồn, hiệu quả thì
mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại
thường trực trên con đường đi tới.
1.5.2. Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chun mơn nghiệp vụ:
Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán
bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách
hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao
so với thực tế để rút tiền ngân hàng.
Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải
quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể


bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt

nghiệp vụ thì thật vơ cùng nguy hiểm khi được bố trí trong cơng tác tín
dụng.
1.5.3 Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay:
Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc
thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng q trình kiểm tra, kiểm sốt đồng
vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải
được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đựơc hoàn trả. Theo dõi nợ
là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói
riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng
vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa
khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở
rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua các NHTM chưa
thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây
phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống
thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu,
không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu.
1.5.4 Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực
sự hiệu quả:
Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay
hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động
tín dụng là khơng thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ
với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi
ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân
hàng. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một
con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin,
dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt
quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một
ngân hàng nào.



Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như
hiện nay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thơng tin kịp
thời, chính xác để các ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý. Đáng
tiếc là hiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thơng tin cịn
q đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời.
Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ
quan hoặc khách quan. Các biện pháp phịng chống rủi ro có thể nằm trong
tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả
năng của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân
nền kinh tế đang chuyển đổi, đang định hướng mơ hình phát triển ở VN.
Trong phạm vi tầm tay của các ngân hàng, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào
năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc
xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. Năng lực
cấp tín dụng phụ thuộc vào chun mơn của cán bộ tín dụng và nhân viên
của họ và các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như về cơ sở vật
chất. Do vậy biện pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng sâu sắc nhất vẫn là các
biện pháp liên quan đến việc đào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế kiểm tra, giám
sát hành vi của cán bộ trong quá trình xử lý cơng việc. Thực hiện tốt các
biện pháp này có thể cho rằng con đường quản lý rủi ro tín dụng của ngành
ngân hàng coi như đã đi được hơn một nửa.
1.6. Thực trạng về vấn đề đánh giá xếp loại tín dụng doanh nghiệp
Hong Kong có khoảng 300.000 doanh nghiệp, nhưng có tới hơn 40
cơng ty thơng tin tín nhiệm. Việt Nam có gần 145.000 doanh nghiệp và
khoảng 2,3 triệu thực thể kinh doanh khác, nhưng cho đến nay, VN chỉ mới
có Cơng ty Xếp hạng tín nhiệm DN Việt Nam (CRV), Cơng ty Thơng tin
tín nhiệm và xếp hạng DN (C&R), Trung tâm Thơng tin tín dụng (CIC)
thuộc Ngân hàng Nhà nước, Công ty Cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam
(Vietnam Report)… Nhưng các công ty này trong thời gian qua chưa đưa



×