Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Quản lý nhà nước hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực dược YDCT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.15 KB, 37 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN

HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN PHÁP QUI
TRONG LĨNH VỰC DƯỢC TẠI BỆNH VIỆN
Y DƯỢC CỔ TRUYỀN THANH HOÁ
Học viên: NGUYỄN VIẾT PHÚC
Chức vụ: Phụ trách Khoa Dược
Đơn vị: Bệnh viện y dược cổ truyền Thanh Hoá
Lớp: Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

THANH HÓA NĂM 2017


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÁP LUẬT...............................................................2
1.1.Nguồn gốc, khái niệm pháp luật...........................................................................2
1.1.1.Nguồn gốc......................................................................................................2
1.1.2.Khái niệm pháp luật.......................................................................................3
1.2.Bản chất của pháp luật..........................................................................................4
1.2.1.Tính giai cấp...................................................................................................4
1.2.2.Tính xã hội.....................................................................................................4
1.3.Chức năng, vai trò của pháp luật..........................................................................5
1.3.1.Chức năng......................................................................................................5
1.3.2.Vai trò của pháp luật.......................................................................................5
1.4.2.Vai trò của pháp luật nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam............6
CHƯƠNG II. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT..................................................8
2.1.Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật................................................................8


2.1.1.Định nghĩa......................................................................................................8
2.1.2.Đặc điểm........................................................................................................8
CHƯƠNG III. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG.................................10
LĨNH VỰC DƯỢC.....................................................................................................10
3.1.Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực dược................................10
10/01/2014................................................................................................................11
Quy định chức năng nhiệm vụ tổ chức và hoạt động của khoa Y Dược cổ truyền
trong bệnh viện nhà nước.........................................................................................11
30/12/2011................................................................................................................11
Thông tư ban hành và hướng dẫn áp dụng tỉ lệ hư hao đối với vị thuốc y học cổ
truyền trong chế biến, bảo quản................................................................................11
05/01/2016................................................................................................................11
Quy định về kê đơn thuốc y học cổ truyền, kê đơn thuốc y học cổ truyền kết hợp với
thuốc tân dược trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.............................................11
Ban hành “Định mức thuốc thiết yếu và các vật liệu tiêu hao trong các thủ thuật,
phẫu thuật kế hoạch hoá gia đình và phá thai an toàn”.............................................13


3.2. Một số nội dung liên quan đến công tác Dược bệnh viện..................................14
3.2.2. Sản xuất, pha chế thuốc tại Bệnh viện.........................................................16
3.2.3. Dự trù, gọi hàng và kiểm soát số lượng sử dụng theo danh mục trúng thầu 19
3.2.4. Ký duyệt phiếu lĩnh thuốc...........................................................................23
3.2.5. Báo cáo công tác dược.................................................................................25
3.3.Thực trạng thực hiện tại bệnh viện Y Dược Cổ Truyền Thanh Hóa....................30
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN..........................................................................................33
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị..................................................................................33
Học viên....................................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................34



LỜI MỞ ĐẦU
Khi một xã hội hình thành thì pháp luật đóng vai trò quan trọng trong mọi
mặt của đời sống. Pháp luật là cơ sở pháp lý để các cơ quan quản lý của nhà
nước làm căn cứ để tổ chức và hoạt động, là công cụ quản lý xã hội, quản lý
các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội một cách hiệu quả.Ngành Dược
cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên khi so sánh với một số ngành
kinh doanh, ngành Dược có những điểm khác biệt vì không những là ngành
kinh doanh có điều kiện, mà còn là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức khoẻ
con người nên phải được quản lý nghiêm ngặt.
Văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế là một bộ phận rất quan
trọng trong hệ thống văn bản qui phạm pháp luật của Việt Nam.
Trải qua nhiều thời kỳ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật y tế nói
chung và trong lĩnh vực Dược nói riêng đã đi sâu vào thực tế và phổ biến rộng
rãi đến từng người dân, qua nhiều lần sữa đổi, bổ sung đã và đang dần được
hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế,
đảm bảo được tính pháp lý thống nhất trong quản lý. Các văn bản quy phạm
pháp luật về y tế đều được xây dựng và sửa đổi dựa trên cơ sở pháp lý của
Hiến pháp, thông qua hệ thống văn bản này, các quan hệ xã hội trong lĩnh vực
y tế được điều chỉnh, quản lý, giám sát, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng
trong chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung; tính hiệu quả, an toàn, hợp lý,
thuận tiện và kinh tế trong cung ứng, kinh doanh trong lĩnh vực dược nói riêng.
Trong quá trình làm việc và công tác trong lĩnh vực Dược việc tăng
cường vai trò của pháp luật Dược đã đặt ra một yêu cầu là phải nắm rõ các văn
bản pháp luật về ngành Dược cũng như các lĩnh vực liên quan. Chính vì vậy,
tôi đã thực hiện tiểu luận “Hệ thống các văn bản pháp quy trong lĩnh vực
Dược tại Bệnh viện y dược cổ truyền Thanh Hoá” nhằm mục tiêu:
1. Nắm vững khái niệm, tính chất và vai trò của pháp luật.
2. Kể tên được các loại văn bản qui phạm pháp luật hiện hành của Việt

Nam.

3. Hệ thống hóa các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực công tác.
1


CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÁP LUẬT
1.1.Nguồn gốc, khái niệm pháp luật
1.1.1.Nguồn gốc
Trong lịch sử loài người, con người đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã
hội, trong đó hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên (Cộng sản nguyên thủy) là hình
thái duy nhất chưa có sự xuất hiện giai cấp. Trong thời kỳ này, trật tự xã hội
được duy trì bằng phong tục, tập quán, đạo đức và các tín điều tôn giáo. Bốn
hình thức còn lại đều là những hình thái Kinh tế - xã hội có giai cấp, ứng với
bốn kiểu nhà nước: Nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước
tư sản, và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Vậy pháp luật ra đời khi nào?
Theo quan điểm Mác – Lênin về nguồn gốc pháp luật:
Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước do những nguyên nhân
sau:
 Một là sự phát triển của nền kinh tế trong xã hội nguyên thủy từ chỗ vô
cùng thấp kém, lạc hậu và chế độ sở hữu chung đến chỗ dần dần có của cải
dư thừa và xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân (tư hữu) về tư liệu sản xuất
và của cải làm ra.
 Hai là sự phân hóa xã hôi thành những tầng lớp, giai cấp có lợi ích đối
kháng nhau và mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp phát triển đến mức
không thể điều hòa được.
Về cơ bản, Pháp luật được hình thành thông qua 2 con đường
 Thứ nhất: giai cấp thống trị thông qua Bộ máy Nhà nước cải tạo, sửa chữa
các quy tắc phong tục, tập quán đạo đức sẵn có cho phù hợp với lợi ích của
giai cấp thống trị và các quy tắc đó trở thành pháp luật.
 Thứ hai: bằng bộ máy nhà nước của mình, giai cấp thống trị đặt ra thêm các
quy phạm mới, dùng quyền lực buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân

theo nhằm duy trì một trật tự xã hội trong vòng trật tự của giai cấp thống trị,
đồng thời bảo vệ lợi ích, củng cố sự thống trị của giai cấp thống trị đối với
xã hội

2


Như vậy, Pháp luật và nhà nước là hai hiện tượng lịch sử cơ bản nhất của
đời sống chính trị xã hội, cùng xuất hiện, cùng tồn tại và phát triển và cùng tiêu
vong. Pháp luật và nhà nước đều là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu
tranh giai cấp. Trong lịch sử, tương ứng với bốn kiểu nhà nước là bốn kiểu
pháp luật: pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và nhà nước
xã hội chủ nghĩa
1.1.2.Khái niệm pháp luật
1.1.2.1.Định nghĩa
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp
mình
1.1.2.2.Thuộc tính
a/Tính quy phạm phổ biến (hay tính bắt buộc chung)
Pháp luật có đối tượng điều chỉnh rộng hơn các quy phạm xã hội khác.
Pháp luật là khuôn mẫu xử sự cho các hành vi nên bắt buộc các chủ thể thuộc
phạm vi điều chỉnh phải tuân theo những xử sự do luật định.
Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời
gian và có tính chất chủ quyền duy nhất trong một quốc gia.
b/Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Là sự thể hiện nội dung pháp luật trong những hình thức nhất định, nội
dung của pháp luật phải được xác định rõ ràng, chặt chẽ, khái quát trong các
khoản của mọi điều luật, trong các điều luật, trong một văn bản pháp luật và

toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung. Nếu các quy phạm pháp luật quy định
không đủ, không rõ, không chính xác sẽ tạo ra kẽ hở cho sự chuyên quyền, lạm
dụng như tham ô, lãng phí, phá hoại…
Tính chặt chẽ về mặt hình thức được thể hiện qua hai điểm:
Chặt chẽ về hình thức pháp lí:
 PL phải tồn tại dưới dạng văn bản với những tên gọi nhất định.

3


 Những văn bản này do những Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhất định
ban hành.
 Quy định trên đều được thể hiện trong các Văn bản quy phạm pháp luật.
Chặt chẽ về hình thức cấu trúc:
 Lời văn trong văn bản pháp luật phải rõ ràng, chính xác, đầy đủ, không hình
tượng, không đa nghĩa.
 Cấu trúc của văn bản pháp luật được mẫu hóa do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định.
c/Tính được bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước.
Pháp luật do nhà nước ban hành, thừa nhận vì vậy được nhà nước đảm
bảo thực hiện. Tùy theo mức độ mà nhà nước áp dụng các biện pháp khác nhau
như tổ chức, khuyến khích, cưỡng chế đảm bảo cho pháp luật được thực hiện
đúng.
1.2.Bản chất của pháp luật
Bản chất của pháp luật thể hiện trước hết ở tính giai cấp và tính xã hội.
1.2.1.Tính giai cấp
Pháp luật ra đời trước hết từ nhu cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
trong xã hôi. Phản ánh ý chí của của nhà nước, của giai cấp thống trị trong xã
hội
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho các quan hệ xã

hội đó phát triển theo những đường lối phù hợp với lợi ích của giai cấp thống
trị.
1.2.2.Tính xã hội
Pháp luật vừa là sự thể hiện ý chí của và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống
trị vừa là công cụ ghi nhận, bảo vệ lợi ích của các tầng lớp khác trong xã hội.
Vì vậy, trong những thời điểm nhất định trong pháp luật có nhiều quy định
phản ánh lợi ích chung, lợi ích phổ biến nhất định của xã hội, của cộng đồng.
Pháp luật vừa là thước đo của hành vi con người, vừa là công cụ kiểm
nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và
điều chỉnh các quan hệ xã hội.
4


1.3.Chức năng, vai trò của pháp luật
1.3.1.Chức năng
Pháp luật có ba chức năng chủ yếu: chức năng điều chỉnh, chức năng bảo
vệ và chức năng giáo dục.
- Chức năng điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội được thể
hiện qua hai hướng chính: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ cơ bản,
quan trọng và phổ biến trong xã hội; mặt khác pháp luật bảo đảm cho các
quan hệ xã hội đó phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, của
xã hội. Nhờ có pháp luật mà các quan hệ xã hội được trật tự hoá, đi vào nề
nếp.
- Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội đã được pháp luật điều chỉnh. Khi có
hành vi vi phạm pháp luật người có hành vi vi phạm đó sẽ bị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế quan hệ xã hội đã bị xâm
phạm. Pháp luật bảo vệ các quan hệ xã hội bằng cách áp dụng các quy
phạm bảo vệ theo trình tự thủ tục pháp lý nhất định đối với các hành vi vi
phạm
- Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động

của pháp luật vào ý thức con người, làm cho con người hình thành ý thức
pháp luật và hành động phù hợp với cách xử sự ghi trong quy phạm pháp
luật.
1.3.2.Vai trò của pháp luật
- Là phương tiện chủ yếu để NN quản lý mọi mặt của đời sống XH
- Là phương tiện để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
- Là cơ sở hoàn thiện bộ máy NN và tăng cường quyền lực NN
- Góp phần tạo dựng những quan hệ mới
-

Là cơ sở tạo lập mối quan hệ đối ngoại.

1.4.Bản chất, vai trò của pháp luật nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
1.4.1.Bản chất của pháp luật nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
5


Là pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của cả dân tộc. Có sự thống nhất đó là do trong xã hội ta hiện
nay có sự thống nhất về cơ bản, lâu dài giữa lợi ích của giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức với lợi ích của cả dân tộc. Điều này không
phủ định tính giai cấp của pháp luật nhà nước ta. Vì khi pháp luật phản ánh,
bảo vệ lợi ích của các giai cấp, của dân tộc phải đứng trên những quan điểm,
thể hiện trong chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam.
Như vậy, pháp luật nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự
kết hợp chặt chẽ giữa tính giai cấp sâu sắc và tính nhân dân rộng rãi.
1.4.2.Vai trò của pháp luật nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Pháp luật là công cụ thực hiện đường lối chính sách của Đảng

 Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội bằng đường lối chính sách. Vì vậy cần
phải làm cho đường lối chính sách của Đảng đi vào thực tế đời sống, biến
thành ý chí, nguyện vọng, thành hành động của toàn thể nhân dân, của toàn
xã hội.
 Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội. Việc thực hiện đường lối
chính sách của Đảng trước hết phải bằng nhà nước và thông qua nhà nước.
Chính vì vậy, pháp luật là biểu hiện sinh động của đường lối chính sách của
Đảng trong đời sống.
 Bên cạnh đó, chủ trương chính sách của Đảng được thể chế hóa thành pháp
luật sẽ thành các quyền và nghĩa vụ pháp lí của cá nhân, tổ chức và được
thực hiện một cách chính xác, thống nhất.
Pháp luật là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động
 Mọi quyền lực trong nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân tham gia vào
công việc của nhà nước, kiểm tra sự hoạt động của nhà nước.
 Mặt khác công dân phải có nghĩa vụ không được làm tổn hại đến lợi ích
chung của xã hội, lợi ích và quyền tự do, dân chủ của công dân khác.
Pháp luật là công cụ quản lí nhà nước
 Nhà nước sử dụng pháp luật nhằm chừng trị, trấn áp, cưỡng chế, giữ cho xã
hội trong vòng trật tự. Bên cạnh đó, pháp luật là công cụ hướng dẫn khuyến
6


khích, thúc đẩy, điểu chỉnh sự phát triển của xã hội, tạo môi trường cho các
quan hệ kinh tế mới phát triển. Vì vậy, pháp luật nhà nước ta hiện nay có
vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
 Pháp luật cũng xác lập, củng cố và hoàn thiện những cơ sở pháp lí của quản
lí nhà nước, đặc biệt là quản lí nhà nước về kinh tế.
Tóm lại, nhà nước ta hay bất kì nhà nước nào đều phải sử dụng pháp luật
là công cụ chủ yếu thực hiện vai trò quản lí của mình.


7


CHƯƠNG II. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
2.1.Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
2.1.1.Định nghĩa
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành
hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy
định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc trong Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân,
trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước
bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2.1.2.Đặc điểm
- Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đúng với hình
thức, tên loại theo luật định.
- Trình tự thủ tục ban hành văn bản được quy định chặt chẽ trong Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản pháp luật khác có liên
quan.
- Nội dung của văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng
nhiều lần, đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng, có hiệu lực
trong phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phương. Quy tắc xử sự chung là
những chuẩn mực mà mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo khi
tham gia quan hệ xã hội được quy tắc đó điều chỉnh.
- Được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng các biện pháp như tuyên truyền,
giáo dục, thuyết phục, các biện pháp về tổ chức, hành chính, kinh tế, trong
trường hợp cần thiết thi Nhà nước áp dụng biện pháp cưỡng chế bắt buộc
thi hành và quy định chế tài đối với người có hành vi vi phạm.
Những đặc điểm trên cho phép phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với
các hình thức văn bản Nhà nước không phải là văn bản quy phạm pháp luật

như: quyết định lên lương, khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác, bổ nhiệm,
miễn nhiệm cán bộ, công chức, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết
định phê duyệt dự án...
2.1.3.Phân loại
8


2.1.3.1.Các văn bản luật
Do Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất nước ta ban hành. Các văn bản luật có giá trị pháp lí cao
nhất, tất cả các văn bản khác khi ban hành phải căn cứ vào văn bản luật, không
được trái, không được mâu thuẫn với các quy định trong văn bản luật.
Văn bản luật có ba hình thức là Hiến pháp và các đạo luật, Nghị quyết.
- Hiến pháp và các văn bản sửa đổi bổ sung Hiến pháp: là luật cơ bản, có
hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật. Nó quy định
những vấn đề cơ bản nhất của quốc gia như hình thức, bản chất nhà nước,
chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng…
- Các đạo luật, bộ luật được ban hành cụ thể hóa Hiến pháp, điều chỉnh các
loại quan hệ xã hội trong các lĩnh vực đời sống nhà nước và xã hội.
- Nghị quyết do quốc hội ban hành: Để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh
tế xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương…
2.1.3.2.Các văn bản dưới luật
Là những văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo
trình tự thủ tục và hình thức được luật quy định và có hiệu lực pháp lí thấp hơn
các văn bản luật.

9


CHƯƠNG III. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG

LĨNH VỰC DƯỢC.
3.1.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực dược.

TT

Số/Ký hiệu

Ngày ban hành

Tên văn bản

I. VĂN BẢN QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ

1.
2.
3.
4.
5.

34/2005/QH11
43/2013/QH13
25/2008/QH12
40/2009/QH12

6.

120/2004/NĐ-CP


A. Hiến pháp, Luật của Quốc hội:
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
15/04/1992 (đã được bổ sung theo Nghị quyết số
51/2001/QH10 vào ngày 25/12/2001)
14/6/2005
Luật Dược
26/11/2013 Luật Đấu thầu
14/11/2008 Luật bảo hiểm y tế
23/11/2009 Luật khám chữa bệnh
B. Nghị định của Chính phủ:
Nghị định chính phủ vể quản lý giá
05/12/2004

7.

79/2006/NĐ-CP

09/8/2006

8.

85/2009/NĐ-CP

15/10/2009

thuốc trong phòng, chữa bệnh cho
người
Nghị định quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Dược
Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và

lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật
xây dựng
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi

9.

87/2011/NĐ-CP

27/9/2011

hành một số điều của Luật khám chữa

bệnh
C. Quyết định của Thủ tướng chính phủ
Về việc phê duyệt đề án “Phát triển
công nghiệp dược và xây dựng mô
10. 43/2007/QĐ-TTG

29/03/2007

hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt
Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn

11.

173/2008/QĐ-TTG

25/12/2008

đến năm 2020”

Quy định áp dụng các biện pháp cần
thiết đáp ứng yêu cầu về thuốc kháng

10


HIV trong trường hợp khẩn cấp
II. THÔNG TƯ CỦA BỘ Y TẾ
Quy định việc sử dụng dược liệu, vị
12

05/2014/TT-BYT

14/02/2014

thuốc y học cổ truyền trong các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.
Danh mục thuốc đông y, thuốc từ

13

05/2015/TT-BYT

17/03/2015

dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền
thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo
hiểm y tế
Hướng dẫn xét cấp giấy chứng nhận


14

05-BYT/TT

15/05/1993

trình độ chuyên môn dược học cổ
truyền
Quy định chức năng nhiệm vụ tổ chức

15

01/2014/TT-BYT

10/01/2014

và hoạt động của khoa Y Dược cổ
truyền trong bệnh viện nhà nước
Thông tư ban hành và hướng dẫn áp

16

49/2011/TT-BYT

30/12/2011

dụng tỉ lệ hư hao đối với vị thuốc
y học cổ truyền trong chế biến,
bảo quản.
Quy định về kê đơn thuốc y học cổ

truyền, kê đơn thuốc y học cổ

17

01/2016/TT-BYT

05/01/2016

truyền kết hợp với thuốc tân dược
trong các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh

18

04/2008/TT-BYT

12/05/2008

19

13/2009/TT-BYT

01/9/2009

20

43/2010/TT-BYT

15/12/2010


11

Hướng dẫn việc ghi nhãn thuốc
Thông tư hướng dẫn hoạt động thông
tin, quảng cáo thuốc
Quy định lộ trình thực hiện nguyên
tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà
thuốc” GPP; địa bàn và phạm vi hoạt


21

15/2011/TT-BYT

19/4/2011

22

22/2011/TT-BYT

10/6/2011

23

23/2011/TT-BYT

10/6/2011

24


31/2011/TT-BYT

11/7/2011

động của cơ sở bán lẻ thuốc
Quy định về tổ chức và hoạt động của
cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện
Quy định tổ chức và hoạt động của
khoa Dược bệnh viện
Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ
sở y tế có giường bệnh
Ban hành và hướng dẫn thực hiện
Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được
quỹ bảo hiểm y tế thanh toán
Quy định về tổ chức và hoạt động của

25

21/2013/BYT-TT

8/8/2013

26

40/2013/TT-BYT

18/11/2013

27


19/2014/TT-BYT

2/6/2014

28

29
30
31

32

33

23/2014/TT-BYT

30/6/2014

hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh
viện.
Ban hành Danh mục thuốc thiết yếu
đông y và thuốc từ dược liệu lần IV
Quy định quản lý thuốc gây nghiện,
thuốc hướng tâm thần và tiền chất
dùng làm thuốc.
Thông tư ban hành Danh mục thuốc

không kê đơn
III. THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

11/2007/TTLT-BYTHướng dẫn thực hiện quản lý nhà
31/08/2007
BTC-BCT
nước về giá thuốc dùng cho người
08/2007/TTLT-BYTHướng dẫn định mức biên chế sự
05/06/2007
BNV
nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước
01/2013/TTLT-BYTHướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong
19/1/2012
BTC
các cơ sở y tế.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của
36/2013/TTLT-BYTBTC

45/2013/TT-BYT

TTLT
11/11/2013

số

01/2012/TTLT-BYT-BTC

ngày 19/1/2012 của liên bộ Bộ y tếBộ tài chính về Hướng dẫn đấu thầu

26/12/2013

12


mua thuốc trong các cơ sở y tế
Ban hành danh mục thuốc thiết yếu tân


Dược lần VI
Hướng dẫn thực hiện Nghị định số
56/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm
34

02/2012/TTLT-BYTBNV-BTC

19/01/2012

2011 của Chính phủ quy định chế độ
phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công
chức, viên chức công tác tại các cơ sở
y tế công lập

IV. QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ
35

17/2005/QĐ-BYT

01/7/2005

36

34/2006/QĐ-BYT

31/10/2006


37

11/2007/QĐ - BYT

24/01/2007

38

12/2007/QĐ - BYT

24/01/2007

39

04/2008/QĐ-BYT

01/02/2008

40

21/2008/QĐ-BYT

09/06/2008

41

24/2008/QĐ-BYT

11/7/2008


42

37/2008/QĐ-BYT

43

1497/QĐ-BYT

44

04/1998/CT-BYT

45

02/1999/CT-BYT

Ban hành Danh mục thuốc thiết yếu
Việt Nam lần thứ V
Ban hành “Định mức thuốc thiết yếu
và các vật liệu tiêu hao trong các thủ
thuật, phẫu thuật kế hoạch hoá gia
đình và phá thai an toàn”
Về việc ban hành nguyên tắc, tiêu
chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”
Về việc ban hành nguyên tắc “Thực
hành tốt phân phối thuốc”
Về việc ban hành Quy chế kê đơn
thuốc trong điều trị ngoại trú
Ban hành danh mục vật tư y tế tiêu

hao, vật tư y tế thay thế trong khám
chữa bệnh
Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt
động của nhà thuốc bệnh viện.

Về việc ban hành Danh mục thuốc
hiếm theo yêu cầu điều trị;
Ban hành danh mục thuốc dự trữ lưu
05/05/2010
thông
V. CHỈ THỊ CỦA BỘ Y TẾ
Tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an
20/10/2008

4/3/1998

toàn tiết kiệm tại các cơ sở khám chữa

01/2/1999

bệnh.
Tăng cường quản lý thuốc gây nghiện

13


46

06/2001/CT-BYT


07/06/2001

47

05/2004/CT – BYT

16/4/2004

48

10766/YT-ĐTr

13/11/2003

49

50
3.2.

và thuốc hướng tâm thần.
Chỉ thị về việc tăng cường công tác
quản lý và sử dụng thuốc sốt rét.
Chấn chỉnh công tác cung ứng, sử

dụng thuốc trong bệnh viện
VI. CÔNG VĂN CỦA CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH
Hướng dẫn tổ chức, chức năng nhiệm
vụ và hoạt động của đơn vị thông tin

thuốc trong bệnh viện

Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số
3483/YT-ĐTr
16/04/2004 05/2004/CT-BYT của Bộ trưởng Bộ y
tế
VII CÔNG VĂN CỦA CỤC Y DƯỢC CỔ TRUYỀN
Tăng cường kiểm soát chất lượng
193/YDCT-QLD
24/07/2015
dược liệu, vị thuốc YHCT

Một số nội dung liên quan đến công tác Dược bệnh viện.
Hiện tại, với vai trò là Phụ trách Khoa Dược, công tác tại khoa Dược

Bệnh Viện Y Dược Cổ Truyền Thanh Hóa, tôi đang đảm nhiệm một số nhiệm
vụ trong khoa như:
− Tham gia quá trình quản lý điều hành công việc sản xuất bào chế vị
thuốc và các chế phẩm của Bệnh viện.
− Tham mưu cho Lãnh đạo Bệnh viện về việc sử dụng thuốc trong danh
mục trúng thầu an toàn, hợp lý.
− Làm văn bản báo cáo công tác dược
− Kí duyệt phiếu lĩnh thuốc.
− Tham mưu cho Sở Y tế về công tác đấu thầu thuốc dùng tại các cơ sở y
tế trong tỉnh.
Trong lĩnh vực công tác của mình, tôi nhận thấy, việc nắm vững và làm
theo các quy định pháp luật là vô cùng quan trọng. Một số nội dung chính
trong các văn bản quy phạm pháp luật trong ngành Dược liên quan đến nhiệm
vụ công tác hiện tại của tôi như sau:

14



3.2.1. Chức trách nhiệm vụ của Dược sĩ trong khoa Dược Bệnh viện: Được
quy định cụ thể tại Thông tư số 22 /2011/TT-BYT Quy định tổ chức và hoạt
động của khoa Dược bệnh viện
Thông tư số 22 /2011/TT-BYT Điều 12. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của
dược sĩ phụ trách Khoa Dược
1. Yêu cầu về trình độ: tối thiểu phải là dược sĩ đại học. Đối với bệnh
viện hạng 3 và không phân hạng chưa có dược sĩ đại học thì Giám đốc bệnh
viện ủy quyền bằng văn bản cho dược sĩ trung học phụ trách khoa.
2. Chức trách, nhiệm vụ:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Trưởng khoa trong bệnh viện.
b) Tổ chức hoạt động của khoa theo quy định của Thông tư này.
c) Chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về mọi hoạt động của khoa và
công tác chuyên môn về dược tại các khoa lâm sàng, nhà thuốc trong bệnh
viện.
d) Là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thuốc và điều trị, tham mưu cho
Giám đốc bệnh viện, Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị về lựa chọn thuốc sử
dụng trong bệnh viện; làm đầu mối trong công tác đấu thầu thuốc; kiểm tra,
giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng thuốc
và nâng cao chất lượng điều trị.
đ) Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực
hiện việc cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn).
e) Tổ chức thực hiện việc nhập, xuất, thống kê, kiểm kê, báo cáo; phối hợp với
phòng Tài chính - kế toán thanh quyết toán; theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng
thuốc đảm bảo chính xác, theo đúng các quy định hiện hành.
g) Theo dõi, kiểm tra việc bảo quản thuốc; nhập, xuất thuốc, hóa chất (pha chế,
sát khuẩn) đảm bảo chất lượng theo đúng quy định hiện hành.
h) Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế.
i) Chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn hoặc phân công dược sỹ trong khoa
tham gia hội chẩn khi có yêu cầu của Lãnh đạo bệnh viện.

k) Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.

15


l) Tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo chuyên môn dược cho
đồng nghiệp và cán bộ tuyến dưới.
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao.
Thông tư số 22 /2011/TT-BYT, Điều 8. Yêu câu, chức trách, nhiệm vụ của dược
sĩ làm công tác nghiệp vụ dược
1. Yêu cầu về trình độ: tối thiểu là dược sĩ đại học đối với bệnh viện
hạng đặc biệt, hạng 1 và 2. Bệnh viện hạng 3 và không phân hạng, yêu cầu tối
thiểu là dược sĩ trung học.
2. Chức trách, nhiệm vụ:
a) Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa
Dược, các khoa lâm sàng và Nhà thuốc trong bệnh viện.
b) Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn,
tham mưu cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển
khai thực hiện các quy định này tại các khoa trong bệnh viện.
c) Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc.
d) Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa
Dược.
đ) Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa
lâm sàng.
e) Đảm nhiệm việc kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc (nếu bệnh
viện không tổ chức bộ phận kiểm nghiệm thì sau khi pha chế phải gửi mẫu cho
các cơ quan có chức năng kiểm nghiệm thực hiện).
3.2.2. Sản xuất, pha chế thuốc tại Bệnh viện
Luật Dược, Điều 17: Thuốc pha chế tại nhà thuốc, cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh

1. Thuốc pha chế theo đơn tại nhà thuốc, thuốc pha chế tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh không phải đăng ký thuốc, chỉ được cấp phát hoặc bán lẻ tại cơ sở
đó. Hồ sơ pha chế thuốc phải được lưu giữ trong thời gian một năm kể từ ngày
thuốc được pha chế.

16


2. Chủ nhà thuốc, người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh phải chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc pha chế tại cơ sở; bồi
thường thiệt hại cho người sử dụng thuốc trong trường hợp có thiệt hại do lỗi
pha chế thuốc.
Luật dược,Điều 43. Đăng ký thuốc, lưu hành thuốc đông y và thuốc từ
dược liệu
1. Việc đăng ký thuốc đông y và thuốc từ dược liệu được thực hiện theo quy
định tại Điều 35 của Luật này và các quy định sau đây:
a) Thuốc đông y và thuốc từ dược liệu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để
lưu hành trên thị trường đều phải đăng ký;
b) Thuốc thang cân theo đơn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đông y, dược
liệu thô, thuốc phiến không phải đăng ký. Chủ cơ sở bán lẻ, chủ cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh phải chịu trách nhiệm về chất lượng các loại thuốc đó.
Luật dược, Điều 44. Sản xuất thuốc đông y và thuốc từ dược liệu
1.Cơ sở sản xuất thuốc đông y và thuốc từ dược liệu từ công đoạn bào chế
thành phẩm đến công đoạn đóng gói phải tuân thủ các quy định về thực hành
tốt sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và thực hiện theo quy định tại
Mục II Chương II của Luật này.
Luật dược, Điều 50. Pha chế thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện về pha chế
thuốc được phép pha chế thuốc theo đơn cho nhu cầu điều trị của cơ sở theo
quy định tại Điều 17 của Luật này.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn, điều kiện về pha chế thuốc tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.
Thông tư số 22 /2011/TT-BYT, Điều 18. Tổ chức pha chế thuốc, sản xuất, chế
biến thuốc dùng trong bệnh viện
1. Yêu cầu về trang thiết bị, phòng, khu vực pha chế thuốc tân dược,
thuốc phóng xạ, phòng bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu:
a) Phòng pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ, phòng bào chế thuốc
đông y theo quy trình một chiều, đảm bảo an toàn, vệ sinh chống nhiễm khuẩn,
17


đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện cần thiết khác để đáp ứng với
yêu cầu của kỹ thuật pha chế; phòng thiết kế đúng yêu cầu của mỗi sản phẩm
(thuốc dùng ngoài, thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, thuốc ung thư, thuốc phóng xạ,
thuốc đông y).
b) Đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho pha chế và bào chế.
2. Yêu cầu người làm việc tại phòng pha chế, bào chế thuốc: phải bảo
đảm tiêu chuẩn về chuyên môn, sức khỏe theo quy định (có giấy chứng nhận
về thực hành an toàn bức xạ trong y tế nếu pha chế thuốc phóng xạ)
3. Yêu cầu về nguyên liệu (tân dược, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu,
thuốc phóng xạ)
a) Nguyên liệu, hoá chất dùng pha chế phải bảo đảm chất lượng theo
tiêu chuẩn cơ sở hoặc tiêu chuẩn dược điển, còn hạn sử dụng và có phiếu kiểm
nghiệm kèm theo;
b) Dược liệu bảo đảm chất lượng.
4. Phạm vi pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ, thuốc đông y và
thuốc từ dược liệu
a) Phạm vi pha chế thuốc tân dược:
b) Phạm vi pha chế thuốc phóng xạ:
c) Phạm vi bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu:

- Bào chế, sao tẩm thuốc phiến dùng trong bệnh viện;
- Sắc thuốc thang cho người bệnh;
- Sản xuất một số dạng thuốc từ dược liệu dùng trong bệnh viện;
- Tùy điều kiện của từng bệnh viện đa khoa, Lãnh đạo bệnh viện quyết
định việc bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu trực thuộc khoa Y học cổ
truyền hoặc khoa Dược.
5. Quy trình pha chế
a) Xây dựng quy trình pha chế cho mỗi thuốc, xin ý kiến của Hội đồng
khoa học bệnh viện và trình Giám đốc phê duyệt. Quy trình pha chế bao gồm:
- Tiêu chuẩn chuyên môn (tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn Việt Nam);
- Công thức pha chế;
18


- Quy trình pha;
- Tiêu chuẩn và yêu cầu về nguyên liệu, phụ liệu;
- Tiêu chuẩn thành phẩm.
b) Kiểm soát bán thành phẩm hoặc thành phẩm theo yêu cầu của mỗi
loại thuốc pha chế, bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu.
c) Sau khi pha chế vào sổ theo dõi pha chế (theo mẫu Phụ lục 15), đối
chiếu lại đơn, kiểm tra tên hóa chất, liều lượng đã dùng pha và dán nhãn thành
phẩm ngay.
d) Kiểm tra thành phẩm trước khi phát thuốc cho người bệnh (tự kiểm
tra hoặc gửi thành phẩm kiểm tra tại các cơ sở hợp pháp khác).
đ) Đơn thuốc cấp cứu phải pha ngay, ghi thời gian pha chế vào đơn và
giao thuốc ngay.
6. Thực hiện kiểm soát, kiểm nghiệm chặt chẽ các thuốc đã pha chế và
lưu mẫu theo quy định.
7. Kiểm tra sức khỏe đối với dược sĩ pha chế thuốc: 6 tháng/lần.
3.2.3. Dự trù, gọi hàng và kiểm soát số lượng sử dụng theo danh mục

trúng thầu
Luật dược,Điều 49. Bảo đảm cung ứng thuốc
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm cung ứng đủ thuốc có
chất lượng trong danh mục thuốc chủ yếu sử dụng trong các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh phục vụ cho nhu cầu cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định danh mục và cơ số thuốc cấp cứu, danh mục thuốc
chủ yếu sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và việc cung ứng thuốc tại
cơ sở y tế nhà nước, trừ việc mua thuốc quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc mua thuốc thuộc danh mục thuốc chủ yếu của các cơ sở y tế nhà nước
và thuốc do ngân sách nhà nước chi trả thực hiện theo quy định của pháp luật
về đấu thầu, bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Ưu tiên mua thuốc sản xuất trong nước có cùng chủng loại, chất lượng
tương đương và giá không cao hơn thuốc nhập khẩu;

19


b) Giá thuốc trúng thầu không được cao hơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền định kì công bố theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Bộ trưởng Bộ y tế phối hợp với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc mua thuốc theo quy định tại khoản này.
Thông tư số 22 /2011/TT-BYT ,Điều 14. Lập kế hoạch và tổ chức cung ứng
thuốc
1. Lập kế hoạch
a) Xây dựng Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện hàng năm theo nhu
cầu điều trị hợp lý của các khoa lâm sàng. Khi xây dựng danh mục thuốc này
cần căn cứ vào:
- Mô hình bệnh tật của địa phương, cơ cấu bệnh tật do bệnh viện thống
kê hàng năm;
- Trình độ cán bộ và theo Danh mục kỹ thuật mà bệnh viện được thực

hiện;
- Điều kiện cụ thể của bệnh viện: quy mô và trang thiết bị phục vụ chẩn
đoán và điều trị hiện có của bệnh viện;
- Khả năng kinh phí: Ngân sách nhà nước cấp, ngân sách bảo hiểm y tế,
khả năng kinh tế của địa phương;
- Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
do Bộ Y tế ban hành.
- Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện phải được rà soát, bổ sung, hiệu
chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế điều trị.
b) Tham gia xây dựng Danh mục thuốc và cơ số thuốc của tủ trực tại
khoa lâm sàng. Danh mục này do bác sĩ Trưởng khoa đề nghị căn cứ vào yêu
cầu, nhiệm vụ điều trị của khoa và trình Giám đốc phê duyệt.
c) Lập kế hoạch về cung ứng thuốc để trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc và có chất lượng cho nhu cầu chẩn
đoán và điều trị nội trú, ngoại trú, bảo hiểm y tế và phù hợp với kinh phí của
bệnh viện. Làm dự trù bổ sung (theo mẫu Phụ lục 2) khi nhu cầu thuốc tăng

20


vượt kế hoạch, thuốc không có nhà thầu tham gia, không có trong danh mục
thuốc nhưng có nhu cầu đột xuất.
d) Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của đơn vị, khoa Dược hoặc khoa,
phòng khác lập kế hoạch về cung ứng trang thiết bị y tế (do Giám đốc bệnh
viện quy định).
2. Tổ chức cung ứng thuốc
a) Đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị và nhu cầu đột xuất
khác.
b) Đầu mối tổ chức đấu thầu (hoặc tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc của
đơn vị trình cấp có thẩm quyền) mua thuốc theo Luật đấu thầu và các quy định

hiện hành liên quan.
c) Cung ứng các thuốc thuộc diện kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện,
thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) theo đúng
quy định hiện hành.
Thông tư số 22 /2011/TT-BYT ,Điều 15. Theo dõi và quản lý nhập, xuất thuốc
1. Nhập thuốc:
a) Tất cả các loại thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn) phải được kiểm
nhập trước khi nhập kho.
b) Hội đồng kiểm nhập do Giám đốc bệnh viện quyết định. Thành phần
Hội đồng kiểm nhập gồm: Trưởng khoa Dược, Trưởng phòng Tài chính - Kế
toán, thủ kho, thống kê dược, cán bộ cung ứng.
c) Nội dung kiểm nhập: kiểm tra về chủng loại, số lượng, chất lượng
thuốc, hóa chất đối với mọi nguồn thuốc (mua, viện trợ, dự án, chương trình)
trong bệnh viện theo yêu cầu sau:
- Khi kiểm nhập cần tiến hành đối chiếu giữa hóa đơn với thực tế và kết
quả thầu về các chi tiết của từng mặt hàng như: tên thuốc, tên hóa chất, nồng
độ (hàm lượng), đơn vị tính, quy cách đóng gói, số lượng, số lô, đơn giá, hạn
dùng, hãng sản xuất, nước sản xuất;
- Thuốc nguyên đai nguyên kiện được kiểm nhập trước, toàn bộ thuốc
được kiểm nhập trong thời gian tối đa là một tuần từ khi nhận về kho;
21


- Lập biên bản khi hàng bị hư hao, thừa, thiếu và thông báo cho cơ sở
cung cấp để bổ sung, giải quyết;
- Khi nhận hàng kiểm tra điều kiện bảo quản đối với các thuốc có yêu
cầu bảo quản đặc biệt hoặc theo yêu cầu trên nhãn hàng hóa;
- Thuốc có yêu cầu kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng
tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) làm biên bản kiểm nhập
riêng;

d) Biên bản kiểm nhập có đủ chữ ký của thành viên hội đồng kiểm
nhập.
đ) Vào sổ kiểm nhập thuốc (theo mẫu Phụ lục 14).
2. Kiểm soát chất lượng thuốc sử dụng tại cơ sở:
a) Kiểm soát 100% chất lượng cảm quan thuốc nhập vào khoa Dược.
b) Kiểm soát chất lượng cảm quan thuốc định kỳ và đột xuất tại kho, nơi
pha chế và nơi cấp phát của khoa Dược.
c) Kiểm soát chất lượng cảm quan thuốc định kỳ và đột xuất thuốc tại
các khoa lâm sàng.
3. Cấp phát thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn):
a) Khoa Dược duyệt thuốc trước khi cấp phát.
b) Cấp phát thuốc cho khoa lâm sàng:
- Trưởng khoa Dược hoặc dược sĩ được ủy quyền duyệt Phiếu lĩnh thuốc
trong giờ hành chính;
- Khoa Dược bảo đảm việc cấp phát thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn)
đầy đủ và kịp thời theo Phiếu lĩnh thuốc, hóa chất của khoa lâm sàng, cận lâm
sàng;
- Tùy thuộc vào điều kiện nhân lực của đơn vị, Khoa Dược đưa thuốc
đến các khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng nhận thuốc tại khoa Dược theo quy
định của Giám đốc bệnh viện.
c) Phát thuốc theo đơn cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế.

22


×