Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Phân tích tác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ
ĐẾN CƠ CẤU NGÀNH CỦA NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ
ĐẾN CƠ CẤU NGÀNH CỦA NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số:

62.31.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn
2. PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh

Đà Nẵng, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án: “Phân tích tác động của chính sách thuế đến cơ cấu
ngành của nền kinh tế Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn trích dẫn rõ ràng.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC

ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐẾN CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ ...................10
1.1. Chính sách thuế .................................................................................................................. 10

1.2. Cơ cấu ngành kinh tế .........................................................................................................15

1.3. Tác động của chính sách thuế đến nền kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế ...............................17

1.4. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của chính sách thuế đến cơ cấu

ngành kinh tế .............................................................................................................................24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .....................................................................................................42
CHƯƠNG 2.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..................................................................43

2.1. Qui trình nghiên cứu .......................................................................................................... 43
2.2. Mô hình cân bằng tổng thể dạng động ...............................................................................45

2.3. Dữ liệu cho mô hình DCGE...............................................................................................58


2.4. Xây dựng các kịch bản nghiên cứu .................................................................................... 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .....................................................................................................75
CHƯƠNG 3.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐẾN CƠ

CẤU NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM ...............................................................................76
3.1. Thực trạng về chính sách thuế và cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam ...................................76

3.2. Phân tích tác động của từng sắc thuế đến cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam .......................82

3.3. Phân tích tác động tổng hợp các sắc thuế đến cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam...............107

3.4. Tác động của các chính sách thuế đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ...................................120

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 127

CHƯƠNG 4.

HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................................................... 128

4.1. Cơ sở đề xuất các hàm ý chính sách ................................................................................ 128


4.2. Hàm ý chính sách .............................................................................................................130

KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
PHỤ LỤC I
PHỤ LỤC II
PHỤ LỤC III
PHỤ LỤC IV


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BOP

Tiếng Anh
Balance of payments

Tiếng Việt
Cán cân thanh toán

BTC


Bộ Tài chính

CDCCNKT

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

CGE
CIEM

Computable General
Equilibrium
Central Institute of Economic
Management of VietNam

Cân bằng tổng thể khả tính
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương

CNCB

Công nghiệp chế biến

CP

Chính phủ

GDP

Gross Domestic Product


GTGT
GO

Giá trị gia tăng
Gross Output

HGĐ
I/O

Tổng sản phẩm quốc nội

Tổng giá trị sản xuất
Hộ gia đình

Input/Output

Đầu vào/Đầu ra

KVTC

Khu vực thể chế

NSNN

Ngân sách Nhà nước

OECD

The Organization for Economic
Co-operation and Development


Tổ chức Hợp tác và phát triển
kinh tế

SAM

Social Accounting Matrix

Ma trận hạch toán xã hội

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

VHLSS
VSAM2012

Vietnam Household Living
Standard Survey
2012 Social Accounting Matrix
in Vietnam

Khảo sát mức sống hộ gia đình
Việt Nam
Ma trận hạch toán xã hội Việt
Nam năm 2012



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. SAM vĩ mô Việt Nam năm 2012 (tỷ đồng) .................................................. 63
Bảng 2.2. Chi tiết nhân tố sản xuất (tỷ đồng) của các ngành ........................................ 65
Bảng 2.3. Thu nhập nhân tố của Hộ gia đình ................................................................ 67
Bảng 2.4. Cơ cấu thuế trong VSAM2012 ..................................................................... 68
Bảng 2.5. Thuế suất thuế TNCN ................................................................................... 73
Bảng 2.6. Dự thảo thuế suất thuế TNCN ...................................................................... 74
Bảng 3.1. Cơ cấu sản xuất và thương mại theo ngành .................................................. 81
Bảng 3.2. Thay đổi GO do giảm thuế nhập khẩu .......................................................... 84
Bảng 3.3. Tác động của giảm thuế nhập khẩu đến GDP .............................................. 86
Bảng 3.4. Tác động của giảm thuế nhập khẩu đến nhập khẩu, xuất khẩu .................... 88
Bảng 3.5. Thay đổi GO do tăng thuế suất thuế GTGT ................................................. 90
Bảng 3.6. Tác động của tăng thuế suất thuế GTGT đến GDP ...................................... 92
Bảng 3.7. Tác động của tăng thuế suất thuế GTGT đến nhập khẩu, xuất khẩu ............ 94
Bảng 3.8. Thay đổi GO do giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ...................... 96
Bảng 3.9. Tác động của giảm thuế suất thuế TNDN đến GDP .................................... 98
Bảng 3.10. Tác động của giảm thuế TNDN đến nhập khẩu, xuất khẩu........................ 99
Bảng 3.11. Thay đổi GO do giảm thuế suất thuế TNCN ............................................ 101
Bảng 3.12. Tác động của giảm thuế suất thuế TNCN đến GDP ................................. 103
Bảng 3.13. Tác động của giảm thuế suất thuế TNCN đến nhập khẩu, xuất khẩu ...... 104
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả mô phỏng tác động của từng sắc thuế ......................... 106
Bảng 3.15. Thay đổi GO do thay đổi thuế suất đồng thời các sắc thuế theo KB5...... 108
Bảng 3.16. Thay đổi thuế suất đồng thời các sắc thuế theo KB5 đến GDP................ 110
Bảng 3.17. Tác động của thay đổi thuế suất đồng thời các sắc thuế theo KB5 đến nhập
khẩu, xuất khẩu ........................................................................................................... 111
Bảng 3.18. Thay đổi GO do thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu, thuế TNDN, thuế
TNCN theo KB6 ......................................................................................................... 114
Bảng 3.19. Thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu, thuế TNDN, thuế TNCN theo KB6 đến

cơ cấu GDP ................................................................................................................. 116


Bảng 3.20. Tác động của thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu, thuế TNDN, thuế TNCN
theo KB6 đến nhập khẩu, xuất khẩu ........................................................................... 117
Bảng 3.21. Tổng hợp kết quả mô phỏng tác động của đồng thời các sắc thuế ........... 119
Bảng 3.22. Tốc độ tăng các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (%) qua các kịch bản ................... 122
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thay đổi thuế trong 6 kịch bản đến phúc lợi Hộ gia đình 126


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Qui trình nghiên cứu ..................................................................................... 44
Hình 2.2. Cấu trúc cơ bản của mô hình CGE động....................................................... 46
Hình 2.3. Các nhóm thị trường trong mô hình .............................................................. 50
Hình 2.4. Cung, cầu trên thị trường hàng hóa ............................................................... 51
Hình 2.5. Phân phối thu nhập cho các nhóm HGĐ trong mô hình CGE động ............. 54
Hình 2.6. Phân loại nhân tố sản xuất............................................................................. 65
Hình 2.7. Phân loại Hộ gia đình trong VSAM2012 ...................................................... 66
Hình 3.1. Tốc độ tăng GDP (%) giai đoạn 1990 – 2014 ............................................... 79
Hình 3.2. Cơ cấu GDP theo nhóm ngành...................................................................... 80
Hình 3.3. Thay đổi GO (%) các nhóm ngành do giảm thuế nhập khẩu ........................ 83
Hình 3.4. Thay đổi GO (%) các nhóm ngành do tăng thuế suất thuế GTGT ............... 89
Hình 3.5. Thay đổi GO (%) các nhóm ngành do giảm thuế suất thuế TNDN .............. 95
Hình 3.6. Thay đổi GO (%) các nhóm ngành do giảm thuế suất thuế TNCN ............ 100
Hình 3.7. Thay đổi GO (%) các nhóm ngành do thay đổi thuế suất đồng thời các sắc
thuế theo KB5 ............................................................................................................. 107
Hình 3.8. Thay đổi GO (%) các nhóm ngành do thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu,
thuế TNDN, thuế TNCN theo KB6 ............................................................................ 113
Hình 3.9. Biến động ngân sách (%) do thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu, thuế TNDN,
thuế TNCN theo KB6.................................................................................................. 123

Hình 3.10. Biến động ngân sách (giả định tốc độ tăng trưởng GDP 3,5%)................ 124


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách thuế đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các chính sách của
Nhà nước. Mục tiêu chính của chính sách thuế là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền
vững, ổn định nguồn thu ngân sách, tăng đầu tư và tạo sự phân phối công bằng
trong thu nhập (Hemming et al., 2002). Một trong những nội dung quan trọng của
chính sách thuế là xác định mức độ điều tiết qua thuế, thể hiện qua việc định lượng
các tác động mà chính sách thuế đem lại. Chính sách thuế góp phần chủ động tích
cực trong việc khuyến khích hay kiềm hãm các hoạt động kinh tế xã hội của các
ngành. Một số ngành có điều kiện thuận lợi để phát triển, một số ngành buộc phải
thu hẹp qui mô sản xuất. Mức độ tác động của chính sách thuế đến các ngành là
khác nhau dẫn đến thay đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế.
Chính sách thuế của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn cải cách. Năm
2011, Chính phủ ban hành Chiến lược cải cách hệ thống thuế Việt Nam trong giai
đoạn 2011- 2020. Theo đó, mục tiêu và yêu cầu cụ thể về cải cách chính sách thuế
nhấn mạnh đến việc xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế hợp lý
nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa (Thủ tướng Chính phủ, 2011). Chính sách thuế qui định đối với từng sắc
thuế cụ thể trong các văn bản qui phạm pháp luật mà trong đó, thuế suất là yếu tố
đầu tiên được đề cập đến. Trong bối cảnh tình hình nợ công tăng cao, nguồn thu từ
thuế nhập khẩu sụt giảm do thực hiện các cam kết thương mại trong tiến trình hội
nhập. Chính sách thuế Việt Nam cần được tiếp tục điều chỉnh. Gần đây, Bộ Tài
chính đề xuất phương án tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng (Bộ Tài chính, 2017),
phương án này đang gặp phải các ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, các nhà quản
lý kinh tế và dư luận trong công chúng. Phân tích và đo lường tác động riêng lẻ về

thay đổi thuế suất từng sắc thuế và tác động tổng hợp của việc thay đổi đồng thời
thuế suất nhiều sắc thuế khác nhau đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu tác
động của chính sách thuế đối với nền kinh tế nói chung và đến các ngành nói riêng.


2
Trong thời gian qua, có rất nhiều nghiên cứu phân tích tác động của chính
sách thuế đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tại Việt Nam, hầu hết các nghiên
cứu tập trung phân tích tác động về sự thay đổi thuế suất của một sắc thuế cụ thể,
chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu tác động đồng thời của việc thay đổi thuế suất
của nhiều sắc thuế khác nhau đến toàn bộ nền kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế. Các
nghiên cứu trước đây đã sử dụng mô hình kinh tế lượng và mô hình cân bằng tổng
thể (CGE) trong phân tích thực nghiệm và mô phỏng tác động của chính sách thuế
đến nền kinh tế Việt Nam. Đối với mô hình Kinh tế lượng, việc xây dựng mô hình
không quá phức tạp nhưng đòi hỏi nhiều dữ liệu, mỗi biến số cần chuỗi dữ liệu thời
gian đủ dài để tính toán, xử lý. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc thu thập
chuỗi dữ liệu thời gian còn nhiều bất cập nên kết quả nghiên cứu có nhiều hạn chế
(Tào Thị Hoàng Anh, 2007). Hơn nữa, các mô hình kinh tế lượng không cho phép
phân tích cơ chế tác động và biểu diễn mối quan hệ đa dạng, phức tạp giữa các
ngành, các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, ít được sử dụng trong nghiên cứu
dự báo (Lê Quốc Phương và Đặng Huyền Linh, 2009). Trong khi đó, mô hình CGE
cho phép mô tả chi tiết nền kinh tế theo từng ngành và biểu diễn mối liên hệ giữa
các ngành bằng hệ thống các phương trình toán học. Mô hình CGE được xem là mô
hình phù hợp nhất để nghiên cứu tác động của các chính sách kinh tế nói chung và
chính sách thuế nói riêng đến nền kinh tế cũng như cơ cấu kinh tế của một nước
(Shoven and Whalley, 1984). Tuy vậy, các nghiên cứu tại Việt Nam đến thời điểm
hiện nay chủ yếu sử dụng mô hình CGE dạng tĩnh. Để có thể mô phỏng và dự báo
tác động tổng hợp của sự thay đổi đồng thời thuế suất của các sắc thuế khác nhau
theo lộ trình đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong dài hạn, mô hình CGE động có
nhiều ưu việt nổi trội (CIEM,2012). Bên cạnh đó, ứng dụng mô hình CGE cần thiết

phải có bộ dữ liệu là Ma trận hạch toán xã hội (SAM). Các nghiên cứu trước đây
dựa trên bộ dữ liệu bảng SAM của Việt Nam năm 2007 trở về trước. Vì vậy, kết quả
nghiên cứu không còn phù hợp với điều kiện hiện nay khi các mối quan hệ cân đối
liên ngành cũng như cơ cấu các ngành đã có sự thay đổi đáng kể. Điều đó đòi hỏi
cần xây dựng bảng SAM cập nhật hơn để làm cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu.


3
Giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách trên đây giúp cho các nhà
hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô có cơ sở khoa học để lựa chọn và thực thi một
chính sách thuế nhằm hướng đến cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với mục tiêu phát
triển kinh tế của quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định nguồn thu
ngân sách và gia tăng phúc lợi Hộ gia đình. Vì vậy, đề tài “Phân tích tác động của
chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tế Việt Nam” thật sự cần thiết về lý
luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: phân tích và dự báo tác động các chính sách
thuế đến cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam làm cơ sở đề xuất một số hàm ý chính sách
để Chính phủ lựa chọn và thực thi một chính sách thuế nhằm góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Các mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của chính sách thuế đến
cơ cấu ngành kinh tế.
Phân tích, dự báo tác động của từng chính sách thuế đến cơ cấu ngành kinh
tế Việt Nam.
Phân tích, dự báo tác động tổng hợp các chính sách thuế đến cơ cấu ngành
kinh tế Việt Nam.
Đề xuất một số hàm ý chính sách để Chính phủ lựa chọn và thực thi một
chính sách thuế nhằm góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Dưới tác động của các chính sách thuế thì cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam có
thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hay không?
Chính sách thuế nào được lựa chọn để góp phần thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu


4
Đề tài luận án tập trung nghiên cứu tác động của các chính sách thuế theo
“Chiến lược cải cách hệ thống thuế Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2020” và theo
dự thảo “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế
tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân và
Luật thuế tài nguyên” đến cơ cấu ngành của nền kinh tế Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Chính sách thuế bao gồm nhiều nội dung, trong đó, nội dung
xác định mức độ điều tiết qua thuế và phạm vi tác động của chính sách thuế là
những nội dung quan trọng nhất của chính sách thuế. Vì vậy, khi nghiên cứu tác
động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tế, luận án chỉ tập trung
nghiên cứu hai nội dung quan trọng nhất trên đây của chính sách thuế và sự thay đổi
thuế suất của 4 sắc thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách từ thuế của
Việt Nam là thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
thu nhập cá nhân. Luận án không nghiên cứu các nội dung khác và cũng không
nghiên cứu vấn đề quản lý thuế trong các chính sách thuế.
Luận án đo lường cơ cấu ngành kinh tế thông qua các chỉ tiêu: cơ cấu giá trị
sản xuất, cơ cấu GDP, cơ cấu xuất khẩu, cơ cấu nhập khẩu. Mục tiêu chính của
chính sách thuế không chỉ hướng đến cơ cấu kinh tế hợp lý mà còn hướng đến tăng
trưởng kinh tế, ổn định nguồn thu ngân sách, tăng đầu tư và tạo sự phân phối công
bằng trong thu nhập. Cho nên, đề tài luận án xem xét tác động của chính sách thuế

đến cơ cấu ngành kinh tế trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách
và phúc lợi hộ gia đình.
Về không gian: đề tài luận án nghiên cứu toàn bộ nền kinh tế Việt Nam và
được chi tiết thành 63 ngành kinh tế trên cơ sở phân ngành trong Ma trận hạch toán
xã hội Việt Nam năm 2011. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu cũng như thuận lợi
cho việc trình bày, sau khi chạy mô hình mô phỏng 63 ngành, kết quả trình bày
trong luận án được gộp thành 25 ngành theo chức năng, đặc điểm và mối quan tâm
về các ngành chính trong nền kinh tế.


5
Về thời gian: các kịch bản thuế suất xây dựng dựa trên chiến lược cải cách
thuế trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam (giai đoạn 2011- 2020) và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật thuế tài nguyên (dự
thảo Luật) năm 2017. Kết quả mô phỏng các kịch bản được trình bày theo thứ tự
thời gian để xem xét thay đổi trong ngắn hạn (năm đầu tiên sau các “cú sốc thuế
suất”), trong dài hạn (năm mà nền kinh tế dần ổn định sau các “cú sốc thuế suất” ở
các trạng thái cân bằng, cụ thể theo kết quả trong luận án là 40 năm sau).
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính được sử dụng trong đề tài luận án là phương pháp mô
hình hóa và mô phỏng các “cú sốc thuế suất” thông qua mô hình cân bằng tổng thể
dạng động (DCGE).
Trong các nghiên cứu trước đây, mô hình kinh tế lượng và mô hình cân bằng
tổng thể (CGE) được sử dụng để mô hình hóa ảnh hưởng của các cú sốc chính sách
lên nền kinh tế. Các mô hình này đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng mà đã
được thể hiện qua các nghiên cứu Shoven và Whalley (1984), Drud và cộng sự
(1986), Dixon và Parmenter (1996).
Mô hình kinh tế lượng phù hợp cho phân tích các vấn đề chính sách mà ảnh
hưởng của nó được giới hạn ở một ngành cụ thể, sự tác động lên các ngành khác

được cho rằng đủ nhỏ để có thể bỏ qua trong thực tế. Sử dụng các mô hình kinh tế
lượng nhằm kiểm chứng thực tiễn đã xảy ra về tác động của các chính sách thuế đến
các vấn đề kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế và thu nhập bình
quân đầu người. Mô hình kinh tế lượng đòi hỏi dữ liệu thời gian hay dữ liệu chéo.
Loại dữ liệu này rất khó để tìm kiếm, nhất là trong các nước đang phát triển.
Mô hình CGE có nền tảng vững chắc dựa trên lý thuyết cân bằng kinh tế
Walrasian. Theo đó, các chủ thể trong nền kinh tế kinh tế luôn tìm cách tối đa hóa
lợi ích của mình, tạo ra cơ chế ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, thu nhập của chủ thể
này chính là chi phí/chi tiêu của chủ thể khác, không có một chủ thể nào có quyền
lực tuyệt đối trên thị trường mà phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại và phát triển; cung -


6
cầu trên các thị trường quyết định mức giá cả của hàng hóa, lao động và chi phí sử
dụng vốn làm cho nền kinh tế luôn có khuynh hướng trở về trạng thái ổn định, cân
bằng. Về nguyên lý, mô hình CGE thiết lập các giới hạn (ràng buộc) về thu
nhập/tiêu dùng và nguồn lực sử dụng, nhằm bảo đảm rằng các hộ gia đình, chính
phủ chỉ có thể chi tiêu trong phạm vi ngân sách/thu nhập của mình và các doanh
nghiệp sử dụng các yếu tố sản xuất không thể vượt quá tổng nguồn lực sẵn có của
quốc gia. Chính các ràng buộc về nguồn lực và ngân sách trong quá trình tối đa hóa
lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế đã thiết lập nền tảng cho việc phân tích lợi
ích của các chủ thể kinh tế trên các cân bằng thị trường thông qua sự liên kết. Mô
hình CGE đã được thừa nhận là một công cụ kết nối giữa các nhà kinh tế học lý
thuyết, các nhà xây dựng chiến lược và các nhà hoạch định chính sách. Đây là một
trong các phương pháp phù hợp nhất nhằm phân tích và dự đoán các tác động của
các chính sách lên nền kinh tế.
Đề tài luận án sử dụng mô hình CGE thiết lập các mối quan hệ cơ bản giữa
các chủ thể, các ngành, các thị trường trong nền kinh tế Việt Nam bằng các công cụ
toán và máy tính nhằm mô phỏng tác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành
kinh tế. Theo mô hình này, nền kinh tế ban đầu được giả định đang ở vị trí cân

bằng, nghĩa là với chính sách thuế và mức giá cả hiện tại, tổng cung trên tất cả các
thị trường đang ở thế cân bằng với tổng cầu của nó. Dưới tác động của các kịch bản
thay đổi về chính sách thuế, nền kinh tế sẽ dịch chuyển từ điểm cân bằng cũ sang
điểm cân bằng mới. Tại điểm cân bằng mới của nền kinh tế có thể ước lượng được
sự thay đổi của các ngành, tính toán được những ảnh hưởng lên từng ngành nói
riêng và lên toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đối với mô hình DCGE, nền kinh tế
không chỉ hướng đến cân bằng trong ngắn hạn mà còn chỉ ra xu hướng dịch chuyển
theo thời gian để hướng đến cân bằng trong dài hạn.
Dữ liệu cho mô hình CGE là SAM. Tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương (the Central Institution for Economic Management - CIEM)
phối hợp với các tổ chức quốc tế dưới sự hỗ trợ của cơ quan phát triển quốc tế Đan
Mạch (Danish International Development Agency - DANIDA) đã xây dựng và công


7
bố các bảng SAM cho Việt Nam. Bên cạnh đó, bảng cân đối liên ngành (bảng IO)
cũng được Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra, xây dựng năm năm một lần. Đây
là nguồn dữ liệu cần thiết để xây dựng SAM cho nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy,
trong điều kiện hiện tại của Việt Nam, nguồn dữ liệu cho mô hình CGE là sẵn có.
Để chạy mô phỏng và xử lý dữ liệu của mô hình, tác giả sử dụng phần mềm GAMS.
Có thể thấy rằng, việc lựa chọn mô hình CGE rất hữu ích cho việc đánh giá
các thay đổi về chính sách thuế. Bởi vì, mô hình này cho phép mô phỏng được tác
động phức tạp của thay đổi thuế suất lên các ngành và cả nền kinh tế (Seyedhossein
Sajadifar, 2012). Do đó, nghiên cứu này sử dụng mô hình DCGE để xem xét các tác
động kinh tế của các chính sách thuế lên nền kinh tế Việt Nam cả trong ngắn hạn và
dài hạn.
Sau khi thực hiện mô phỏng tác động của các chính sách thuế bằng mô hình
DCGE, đề tài luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả bằng công cụ bảng và
đồ thị để tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả mô phỏng.
Ngoài ra, đề tài luận án còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so

sánh để hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chính sách thuế, cơ cấu ngành kinh tế, tác
động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành kinh tế, tổng quan các nghiên cứu thực
nghiệm về tác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành kinh tế, đánh giá các dữ
liệu thứ cấp liên quan đến thực trạng, xu hướng và các yếu tố tác động đến chính
sách thuế, cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng các giả thuyết
nghiên cứu và lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp khi phân tích tác động của
chính sách thuế đến cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam.
6. Những đóng góp của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Đề tài luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để chỉ ra cơ chế tác động và
phương pháp phân tích tác động của các chính sách thuế đến cơ cấu ngành kinh tế.
Đề tài luận án đã phân tích rõ cơ chế tác động của các chính sách thuế đến
nền kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế. Đây là cơ sở cho các nghiên cứu về chính sách
thuế luận giải nguyên nhân và kết quả tác động trong các nghiên cứu thực nghiệm.


8
Đề tài luận án mở ra hướng nghiên cứu mới tại Việt Nam khi sử dụng mô
hình DCGE trong phân tích và dự báo tác động của các chính sách thuế.
6.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài luận án đã tổng hợp các chính sách thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến
chính sách thuế của Việt Nam để xây dựng các kịch bản mô phỏng về thay đổi thuế
suất phù hợp với bối cảnh hiện tại.
Đề tài luận án đã tổng hợp, phân tích thực trạng cũng như các chủ trương,
định hướng phát triển kinh tế và thay đổi cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam, làm
cơ sở để đánh giá tác động của chính sách thuế và lựa chọn các chính sách thuế phù
hợp trong điều kiện hiện nay.
Xây dựng được bộ dữ liệu phản ánh đầy đủ các thông tin về sản xuất – phân
phối – tiêu dùng trong nền kinh tế Việt Nam (Ma trận hạch toán xã hội Việt Nam
năm 2012). Đây là bộ dữ liệu cần thiết cho các nhà nghiên cứu có thể sử dụng để

mô phỏng tác động của các chính sách kinh tế dựa trên các mô hình kinh tế.
Đề tài luận án đã phát triển mô hình cân bằng tổng thể dạng động, đa ngành,
đa nhóm Hộ gia đình, cho phép mô phỏng và phân tích ảnh hưởng của các chính
sách kinh tế lên từng ngành, từng nhóm Hộ gia đình, cách thức chuyển dịch của các
ngành và cả nền kinh tế trong dài hạn. Mô hình cho phép lý giải các cơ chế phân bổ
nguồn lực khi các chính sách thuế thay đổi đến cơ cấu ngành kinh tế. Đây là mô
hình thực nghiệm cần thiết cho các nhà nghiên cứu thực hiện mô phỏng tác động
của việc thay đổi các mức thuế suất khác nhau, của các sắc thuế khác nhau đến nền
kinh tế Việt Nam nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng. Từ đó, các nhà nghiên
cứu, các nhà hoạch định chính sách có thể cân nhắc lựa chọn các mức thay đổi thuế
suất phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước.
Nội dung của đề tài luận án góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu, ứng
dụng lý luận về đánh giá và dự báo tác động của chính sách thuế phù hợp với điều
kiện cụ thể của Việt Nam.
Đề tài luận án đã phân tích và dự báo tác động của các chính sách thuế đến
cơ cấu ngành kinh tế thông qua việc xây dựng, mô phỏng và đánh giá các kịch bản


9
thuế suất cho từng sắc thuế khác nhau tác động đến cơ cấu ngành. Đây là bằng
chứng thực nghiệm, minh họa cho các vấn đề lý thuyết về tác động của các chính
sách thuế. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu, thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân có tác động tích cực đến chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, việc
giảm thuế nhập khẩu làm cho các ngành thâm dụng vốn có cơ hội phát triển hơn là
các ngành thâm dụng lao động. Nghiên cứu cũng góp phần bổ sung thêm một bằng
chứng quan trọng cho một vấn đề đang rất thời sự ở Việt Nam, đó là ảnh hưởng bất
lợi của việc tăng thuế giá trị gia tăng đến cơ cấu ngành, tăng trưởng kinh tế và phúc
lợi Hộ gia đình.
Kết quả của đề tài là luận cứ khoa học cho việc lựa chọn và thực thi chính

sách thuế góp phần hình thành cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về tác động của chính sách
thuế đến cơ cấu ngành kinh tế
Chương 2. Thiết kế nghiên cứu
Chương 3. Đánh giá tác động của các chính sách thuế đến cơ cấu ngành kinh
tế Việt Nam.
Chương 4. Hàm ý chính sách


10

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN
CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐẾN CƠ
CẤU NGÀNH KINH TẾ
Nội dung chủ yếu của chương 1: (1) hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ
bản về tác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành kinh tế; (2) tổng hợp các
công trình nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về tác động của chính sách
thuế đến cơ cấu ngành kinh tế. Trên cơ sở đó, xác định nội dung và phương pháp
nghiên cứu trong các công trình đã thực hiện; chỉ ra khoảng trống trong nghiên cứu
về tác động của các chính sách thuế đến cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam mà đề tài
hướng đến để giải quyết.

1.1. Chính sách thuế
1.1.1. Thuế và chức năng cơ bản của thuế
Có nhiều quan điểm khác nhau hình thành các khái niệm khác nhau về thuế.
Luận án này tiếp cận theo quan điểm: Thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ do
luật qui định cho các tổ chức và cá nhân trong xã hội nộp cho Nhà nước bằng một

phần thu nhập của mình nhằm tập trung một bộ phận quyền lực, của cải xã hội vào
ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước thích ứng với từng
giai đoạn phát triển của đời sống kinh tế xã hội (Nguyễn Ngọc Tú, 2009).
Căn cứ vào phương thức đánh thuế, thuế gồm hai loại: thuế trực thu, thuế
gián thu. Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của các
đối tượng nộp thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài
sản. Thuế trực thu có đặc điểm là không được cộng vào giá hàng hóa, dịch vụ. Thuế
trực thu có tác dụng rất lớn trong việc điều tiết thu nhập, giảm bớt sự chênh lệch
đáng kể về mức sống giữa các tầng lớp dân cư. Thuế gián thu là loại thuế không
trực tiếp đánh vào thu nhập hay tài sản của người nộp thuế mà điều tiết gián tiếp
thông qua giá sản phẩm. Khi mua sản phẩm, người tiêu dùng trả tiền trong đó có cả
tiền thuế. Thuế gián thu dễ điều chỉnh tăng hơn thuế trực thu vì những người chịu
thuế thường không cảm nhận được ngay gánh nặng của loại thuế này. Bên cạnh đó,


11
thuế gián thu còn là công cụ điều tiết, bảo hộ sản xuất kinh doanh trong nước và
điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao thông qua tiêu dùng hàng hóa.
Thuế gián thu gồm các thuế như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Căn cứ vào quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của thuế, có thể thấy thuế
luôn thực hiện hai chức năng cơ bản:
Thứ nhất, chức năng huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước. Đây là
chức năng cơ bản, đầu tiên, phản ánh nguyên nhân nảy sinh ra thuế. Nhờ chức năng
huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước mà ngân sách Nhà nước được hình
thành, tạo tiền đề để Nhà nước tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập. Sự
phát triển và mở rộng các chức năng của Nhà nước đòi hỏi phải tăng cường chi tiêu
tài chính. Vì vậy, vai trò của chức năng huy động nguồn lực tài chính được nâng
cao và thuế trở thành nguồn thu chủ yếu trong ngân sách Nhà nước.
Thứ hai, chức năng điều tiết kinh tế. Chức năng huy động nguồn lực tài

chính tạo tiền đề khách quan cho sự điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế.
Chức năng điều tiết kinh tế của thuế được thực hiện thông qua việc qui định các
hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng
nộp thuế, xây dựng chính sách các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của
người nộp thuế, sử dụng linh hoạt các ưu đãi và miễn giảm thuế. Trên cơ sở đó, Nhà
nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quĩ đạo chung, phù hợp với lợi ích của
xã hội.
1.1.2. Quan niệm về chính sách thuế
Chính sách thuế là một bộ phận của chính sách tài khóa, là tổng thể những
quan điểm, tư tưởng, giải pháp của Nhà nước thông qua sử dụng các công cụ thuế
nhằm phục vụ những mục tiêu nhất định của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định
(Phan Thị Cúc và cộng sự, 2007).
Như vậy, chính sách thuế được hiểu là những các quan điểm, tư tưởng, giải
pháp liên quan đến sử dụng công cụ thuế trong hệ thống các chính sách của Nhà
nước. Hệ thống quan điểm, tư tưởng, giải pháp đó thể hiện ở việc nhìn nhận vai trò


12
và mục tiêu sử dụng công cụ thuế, phạm vi tác động, mức độ điều tiết, định hướng
trong dài hạn nhằm làm cho công cụ thuế phát huy tốt nhất các vai trò của mình
theo chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng
giai đoạn cụ thể.
Chính sách thuế phải tạo ra sự cân đối giữa đảm bảo thu nhập của Chính phủ
để tài trợ cho các chương trình kinh tế - xã hội, đồng thời tạo động lực cho sự phát
triển, tăng trưởng kinh tế và nâng cao phúc lợi cho người dân. Các chính sách được
đánh giá dựa trên tác động của chúng đến hiệu quả kinh tế, tăng trưởng, phân phối
thu nhập, ngân sách của chính phủ và các mục tiêu chính sách khác như tính bền
vững về môi trường (OECD, 2017).
Chính sách thuế được cụ thể hóa thành hệ thống văn bản qui phạm pháp luật
về các sắc thuế cụ thể và quản lý thuế. Tập hợp tất cả các sắc thuế của một nền kinh

tế phản ánh định hướng, mục tiêu và giải pháp thực thi chính sách thuế trong từng
giai đoạn cụ thể. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế bao gồm:
Tên gọi: mỗi sắc thuế có một tên gọi riêng. Thông thường, tên gọi của sắc
thuế thể hiện đối tượng chịu tác động hoặc mục tiêu của việc áp dụng chính sách
thuế.
Đối tượng nộp thuế: là các tổ chức hoăc cá nhân có trách nhiệm phải kê khai
và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước theo qui định. Đối tượng
nộp thuế thể hiện phạm vi áp dụng của sắc thuế đó.
Đối tượng chịu thuế: là đối tượng chịu tác động trực tiếp của sắc thuế. Đối
tượng chịu thuế phản ánh phạm vi điều chỉnh của sắc thuế, thường là hàng hóa, dịch
vụ, thu nhập hoặc tài sản, hoạt động nào đó. Tại Việt Nam hiện nay, hai trong số
các loại thuế có phạm vi điều chỉnh lớn nhất là thuế GTGT và thuế thu nhập doanh
nghiệp.
Cơ sở thuế: là đại lượng được xác định làm căn cứ tính thuế. Cơ sở thuế có
thể được đo lường theo đơn vị hàng hóa hoặc giá trị (hàng hóa, tài sản, thu nhập).
Cơ sở thuế ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế phải nộp. Để điều chỉnh mức độ điều
tiết của sắc thuế có thể điều chỉnh qui định về cơ sở thuế.


13
Mức thuế: là đại lượng xác định số thu so với cơ sở thuế và được biểu hiện
dưới hình thức thuế suất hay định suất thuế. Định suất thuế là mức thuế tuyệt đối
trên một đơn vị vật lý của đối tượng chịu thuế. Thuế suất là mức thuế tương đối
được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên một đơn vị giá trị của đối tượng chịu thuế. Thuế
suất là đại lượng phản ánh mức độ điều tiết của sắc thuế. Thuế suất ảnh hưởng trực
tiếp tới số thuế phải nộp theo qui định. Tuy nhiên, thuế suất dễ dàng điều chỉnh hơn
so với cơ sở thuế.
Các yếu tố khác: kê khai, nộp thuế, hoàn thuế là các yếu tố về quản lý thuế
và rất khác nhau đối với các sắc thuế khác nhau. Các loại thuế có phạm vi điều
chỉnh càng rộng thì những qui định về quản lý thuế càng chặt chẽ để đảm bảo sự

công bằng.
1.1.3. Nội dung của chính sách thuế
Trong các thời kỳ khác nhau, chính sách thuế có các biểu hiện cụ thể khác
nhau, nhưng thường phản ánh các nội dung chủ yếu sau đây:
Mục tiêu của chính sách thuế: xác định mức độ điều tiết qua thuế, những tác
động kinh tế - xã hội của thuế.
Phạm vi tác động của chính sách thuế: chính sách thuế sẽ tác động
đến những tổ chức, cá nhân nào trong xã hội.
Thời gian hiệu lực của chính sách thuế: xác định rõ thời điểm bắt đầu và thời
điểm kết thúc của chính sách thuế.
Trách nhiệm thực hiện chính sách thuế: chỉ rõ tổ chức, cá nhân nào
phải có trách nhiệm trong thực hiện chính sách.
Cách thức động viên nguồn thu cho NSNN từ thuế: động viên qua từng thời
kỳ, từng sắc thuế, động viên từ các khu vực kinh tế, thể hiện cụ thể mục tiêu, quan
điểm, giải pháp về thuế của Nhà nước.
Các định hướng phát triển hệ thống thuế: trong các thời kỳ khác nhau thì
định hướng phát triển hệ thống thuế cũng khác nhau, điều này có chi phối đến việc
hoạch định các chính sách thuế cụ thể.


14
Ngoài ra, chính sách thuế còn bao gồm các nội dung khác như: phương châm
thực hiện chính sách, bối cảnh kinh tế - xã hội ra đời chính sách với các yếu tố ảnh
hưởng cụ thể và các định nghĩa về các thuật ngữ sử dụng trong chính sách.
Một trong những nội dung quan trọng của chính sách thuế là xác định mức
độ điều tiết qua thuế, thể hiện qua việc định lượng các tác động mà chính sách thuế
đem lại. Chính sách thuế ảnh hưởng đến các chủ thể trong nền kinh tế và ảnh hưởng
đến các biến số kinh tế, góp phần chủ động tích cực trong việc khuyến khích hay
kiềm hãm các hoạt động kinh tế xã hội của các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ, tổ chức và
cá nhân theo những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

1.1.4. Các nhân tố chi phối đến chính sách thuế
Chính sách thuế là một bộ phận của hệ thống chính sách của một quốc gia
nên trước hết chịu sự chi phối bởi chính sách khác của quốc gia. Bên cạnh đó, chính
sách thuế còn chịu sự chi phối bởi điều kiện kinh tế, xã hội, đời sống, phong tục tập
quán của nhân dân. Cụ thể, các nhân tố chi phối đến chính sách thuế bao gồm:
Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia: các mục tiêu, yêu cầu,
định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ là cơ sở cho việc định ra
các chủ trương, giải pháp về thuế nhằm thực hiện các mục tiêu trong chính sách
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Việc hoạch định chính sách thuế phải dựa
trên cơ sở chính sách phát triển kinh tế - xã hội mới đảm bảo cho chính sách thuế
đúng hướng và phục vụ có kết quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nhu cầu chi tiêu của Nhà nước: thuế là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà
nước. Nhà nước sử dụng ngân sách để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của mình. Nhu
cầu chi tiêu càng lớn thì áp lực tăng thuế càng cao. Khi đó, chính sách thuế được
xây dựng và ban hành chú trọng nhiều hơn đến việc quản lý, bao quát và khai thác
các nguồn thu để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Xu hướng phát triển kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Thuế
chính là một bộ phận thu nhập mà các chủ thể trong nền kinh tế buộc phải nộp cho
Nhà nước. Cho nên xu hướng phát triển kinh tế trong nước diễn ra thuận lợi sẽ có
tác động tích cực đến thuế. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng có ảnh hưởng rất


15
lớn đến chính sách thuế. Hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng thì đòi hỏi các
nước phải điều chỉnh chính sách thuế cho phù hợp với các nguyên tắc của hội nhập.
Do vậy, khi hoạch định chính sách thuế cần tính đến các nhân tố này để đem lại
hiệu quả cho chính sách thuế.
Sự hoàn thiện của hệ thống chính sách thuế hiện hành: việc xây dựng, ban
hành chính sách thuế mới phải dựa trên nền tảng của chính sách thuế hiện tại. Mức
độ hoàn thiện của chính sách thuế hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội

cùng với quan điểm điều tiết thông qua thuế của Nhà nước quyết định đến những
nội dung cơ bản của chính sách thuế được ban hành. Do đó, khi xây dựng, ban hành
một chính sách thuế mới cần phải thực hiện tổng kết, đánh giá chính sách thuế trước
đây để hoàn thiện chính sách thuế.
Tóm lại, chính sách thuế bao gồm nhiều nội dung, trong đó, nội dung xác
định mức độ điều tiết qua thuế và phạm vi tác động của chính sách thuế là những
nội dung quan trọng nhất. Bên cạnh đó, chính sách thuế qui định đối với từng sắc
thuế cụ thể và đối với quản lý thuế nói chung trong các văn bản qui phạm pháp luật
mà trong đó, thuế suất là yếu tố đầu tiên được đề cập đến.

1.2. Cơ cấu ngành kinh tế
1.2.1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong nền kinh tế, biểu
hiện qua số lượng ngành và tỷ trọng các ngành trong tổng thể nền kinh tế (Trương
Bá Thanh, 2009). Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động
qua lại cả về số lượng lẫn chất lượng giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này
được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn vận động và
hướng vào những mục tiêu cụ thể (Phan Ngọc Linh & Nguyễn Thị Kim Dung,
2010).
Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ, lực
lượng sản xuất, phân công lao động, chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất; đồng thời
cơ cấu ngành cũng thể hiện tính hiệu quả của việc phân bổ và sử dụng nguồn lực có
lợi thế tương đối, khả năng cạnh tranh của quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế.


×