Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Luận văn thạc sỹ: PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAS) CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.85 KB, 107 trang )

MỤC LỤC
A.Dịch vụ trên nền 2G:........................................................................................................36
B.Dịch vụ trên nền 3G:........................................................................................................37
C.Dịch vụ tiện ích:...............................................................................................................41
D.Dịch vụ nội dung số:........................................................................................................44


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Viết tắt

1

ADSL

2

ARPU

Average Revenue Per User

3
4

BTS
BTTTT

base transceiver station

5



CDMA

6

CNTT

7

CP

Content Provider

Các nhà cung cấp nội dung

8

CRBT

Call Rieng Back Tone

Dịch vụ nhạc chuông chờ

9

EDGE

Công nghệ web trên di động nâng
cấp từ GPRS


10

GPRS

11

GSM

Enhanced Data Rates For
GSM Evolution
General packet radio
service
Global System for Mobile
Communications

12

DVGTGT

13

HD

14

Homephone

15

Hosting


16

IMUZIK

17

IPTV

18

Java Game

19

LBS

20

Line TV

Giải thích tiếng anh
Asymmetric Digital
Subscriber Line

Code Division Multiple
Access

Giải thích tiếng việt
Đường thuê bao bất đối xứng đê

truyền dữ liệu băng thông rộng
Doanh thu bình quân trên một
thuê bao
Trạm thu phát sóng
Bộ thông tin và Truyền thông
Công nghệ truyền thông đa truy
cập phân chia theo ma
Công nghệ thông tin

Dịch vụ vô tuyến truyền dữ liệu
Hệ thống thông tin di động
toàn cầu
Dịch vụ giá trị gia tăng

High Definition

Chuẩn video chất lượng cao
Dịch vụ điện thoại không dây

Internet Protocol TV

Location Based Service

Dịch vụ lưu trữ và quản trị
website
Dịch vụ nhạc tổng hợp của
Viettel
Dịch vụ giá trị gia tăng băng rộng
IP phục vụ cho nhiều thuê bao
một lúc.

Cấu hình game phổ biến nhất sử
dụng trên di động
Dịch vụ tìm đường
Các kênh tivi hỗ trợ khách hàng
lựa chọn khi sử dụng dịch vụ
Mobile TV


21

MCA

Missed Call Alert

Dịch vụ thông báo cuộc gọi nhơ

22

MMS

Multimedia Messaging
Service

Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện

24

Mobile
On TV
PLATFORM


25

PSTN

26

PUSH MAIL

Dịch vụ gửi và nhận Email trên
di động

27

Server

Máy chủ

28

SMS

29

SMS BLAST

30

SMS
Blocking


31

TCN

32

VAS

Value Added Service

Dịch vụ giá trị gia tăng

33

VoD

Video On Demand

Dịch vụ cuộc gọi có hình

34

VoIP

Voice over Internet
Protocol

Truyền giọng nói qua giao thức IP


35

WAP
PORTAL

36

WCDMA

37

ZMS

38

2G

Second Generation

Thế hệ truyền thông thế hệ thứ 2 –
tốc độ đường truyền: 171.2 Kbps

39

3G

Third Generation

Thế hệ truyền thông thế hệ thứ 3 –
tốc độ đường truyền: 1.92 Mbps


40

4G

Fourth Generation

Thế hệ truyền thông thế hệ thứ 4
– tốc độ đường truyền: 1.5 Gbps

23

Xem video trực tuyến trên
điện thoại
Nền cơ bản dịch vụ
Public Switched Telephone
Network

Short Message Service

Short Message Blocking

Dịch vụ điện thoại cố định

Dịch vụ tin nhắn ngắn
Truyền thông dịch vụ qua việc
gửi tin nhắn tới khách hàng
Dịch vụ chặn cuộc gọi và tin
nhắn theo yêu cầu
Tiêu chuẩn ngành


Cổng truy cập wapsite của Viettel
Wideband Code Division
Multiple Access

Đa truy cập phân ma băng rộng
Dịch vụ tin nhắn hình


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình tổ chức tập đoàn......................................................................25
A.Dịch vụ trên nền 2G:........................................................................................................36
B.Dịch vụ trên nền 3G:........................................................................................................37
C.Dịch vụ tiện ích:...............................................................................................................41
D.Dịch vụ nội dung số:........................................................................................................44


DANH MỤC CÁC BẢNG
A.Dịch vụ trên nền 2G:........................................................................................................36
B.Dịch vụ trên nền 3G:........................................................................................................37
C.Dịch vụ tiện ích:...............................................................................................................41
D.Dịch vụ nội dung số:........................................................................................................44


i

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Khi doanh thu từ cước viễn thông đang ngày càng trở lên bao hòa do số lượng
khách hàng trung thành của dịch vụ gần như là cố định thì chiến lược phát triên

kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông chính là dịch vụ giá trị gia tăng.
Trên cơ sở thực tiễn đó, em xin chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAS) CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
VIETTEL“.

2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài:
Đề xuất các giải pháp cho việc phát triên các dịch vụ VAS tập đoàn viễn thông
quân đội Viettel thời gian từ 2011 – 2015.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn các dịch vụ giá trị gia tăng.
Là các vấn đề đặt ra trong việc tìm hướng phát triên cho các dịch vụ VAS của
Viettel từ năm 2007 đến nay và định hướng đến năm 2015.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong bài luận văn có sử dụng các phương pháp: Tiếp cận Logic, phương pháp
phân tích so sánh dựa vào các mô hình, bảng số liệu thực tế qua các tháng, các năm.

5. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia
làm 3 chương:
Chương 1 : Lý luận chung về phát triên các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) trong
ngành viễn thông.
Chương 2 : Thực trạng phát triên các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) của tập đoàn
viễn thông quân đội Viettel.
Chương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triên các dịch vụ giá trị gia tăng
(VAS) của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ GIÁ

TRỊ GIA TĂNG (VAS) TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG
1.1. Xu hướng và vai trò của các dịch vụ giá trị gia tăng VAS trong


ii

ngành viễn thông:
1.1.1. Xu hướng tất yếu phát triển dịch vụ giá trị gia tăng:
1.1.2. Khái niệm:
Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử
dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả
năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viên thông hoặc
Internet.

1.1.3. Phân loại các dịch vụ VAS:
Dịch vụ giá trị gia tăng trên di động, bao gồm các dịch vụ giá trị gia tăng trên
nền tảng dịch vụ điện thoại di động như dịch vụ SMS, GPRS, MMS, CRBT (nhạc
chuông chờ), …

1.1.4. Vai trò của dịch vụ giá trị gia tăng:
 Tạo thêm nhiều tính năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng
 Tăng hiệu quả trong công việc
 Tăng khả năng cạnh tranh cho nhà mạng
 Nâng cao doanh thu cho nhà cung cấp
 Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp
 Gia tăng sự khác biệt cho sản phẩm dịch vụ cơ bản
1.2. Nội dung phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trong ngành viễn thông
trên điện thoại di động:
1.2.1. Nghiên cứu nhu cầu khách hàng để lập kế hoạch phát triển dịch vụ
giá trị gia tăng VAS:

Đối với việc kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng việc phát triên và hoạch định
chiến lược kinh doanh lại càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có bước hoạch định
chiến lược rõ ràng, chi tiết, bởi lẽ dịch vụ giá trị gia tăng có những đặc điêm riêng
khác biệt đòi hỏi một cái nhìn tổng thê.

1.2.2. Tổ chức thực hiện:
Đây là giai đoạn rất quan trọng trong chiến lược phát triên, bởi lẽ tất cả các
quá trình hoạch định chiến lược trên giấy tờ chỉ có thê biến thành hiện thực khi tiến
hành thực hiện.

1.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh kế hoạch:
Đây là khâu cuối cùng đê xác định việc thực hiện chiến lược theo kế hoạch đề
ra có hoàn thành đúng mục tiêu hay không, lỗi do bộ phận nào, sai sót ra sao … Từ
đó bộ máy lanh đạo có thê căn cứ đê xác định chiến lược đề ra cần điều chỉnh thêm


iii
điều gì đê trở lên hoàn hảo hơn.

1.3. Những nhân tố ảnh hướng tới dịch vụ giá trị gia tăng VAS:
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triên của dịch vụ viễn thông nói
chung và dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng điện thoại di động nói riêng.

1.4. Kinh nghiệm của của các công ty trong và ngoài nước về phát triển
dịch vụ giá trị gia tăng VAS:
1.4.1. Xu hướng phát triển VAS tại một số quốc gia:
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam:
 Nâng cao chất lượng, tính đa dạng của các loại hình dịch vụ.
 Tập trung vào nguồn nhân lực nội tại.
 Tập trung vào yếu tố công nghệ.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG (VAS) CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG
QUÂN ĐỘI VIETTEL
2.1.

Khái quát về tập đoàn viễn thông quân đội Viettel:

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel:
2.1.2. Kết quả kinh doanh của tập đoàn viễn thông Viettel những năm gần đây:
2.1.2.1.

Số lượng thuê bao:

Với hơn 42 triệu thuê bao, hiện Viettel đang đứng đầu thị trường viễn thông về
số thuê bao sử dụng dịch vụ. Chiếm 37% tổng thị phần viễn thông tại Việt Nam.

2.1.2.2.

Doanh thu và lợi nhuận:


iv
Tỷ lệ doanh thu gia tăng theo từng năm, với gần 100 nghìn tỷ đạt được trong
năm 2010 đa khiến Viettel trở thành doanh nghiệp viễn thông có doanh thu lớn nhất
tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, mức độ gia tăng về doanh thu luôn duy trì mức độ ổn định của
mình qua thời gian dài. Đồng thời đảm bảo mức nộp ngân sách nhà nước luôn nằm
trong top những doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất.


2.2. Thực trạng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng của tập đoàn viễn
thông quân đội Viettel:
Doanh thu dịch vụ giá trị gia tăng VAS tăng dần theo từng năm và đạt mức độ
cao nhất vào năm 2007 (509%), do Viettel coi dịch vụ giá trị gia tăng là yếu tố quan
trọng trong chiến lược phát triên lâu dài của doanh nghiệp, từ đó mở rộng kết nối
với trên 200 đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung.

2.3.

Các hoạt động đã thực hiện để phát triển dịch vụ giá trị gia tăng:

2.3.1. Xác định và tổ chức thực hiện chiến lược:
Viettel luôn thực hiện một cách cẩn thận việc đánh giá thị trường, nghiên cứu
tâm lý khách hàng thông qua mô hình ma trận SWOT nhằm xác định những thuận
lợi, khó khăn mà Viettel đang có cũng như các điêm mạnh và nguy cơ tiềm ẩn mà
thị trường mang lại đê có những chiến lược hiệu quả nhất trong việc phát triên các
dịch vụ giá trị gia tăng

2.3.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh dịch vụ giá trị gia tăng:
Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của dịch vụ giá trị gia tăng Viettel
luôn xác định việc nâng cao sức mạnh cạnh tranh của việc kinh doanh các loại hình
dịch vụ giá trị gia tăng khác nhau là vấn đề cốt lõi, là chiến lược phát triên lâu dài
của mình

2.3.3. Sức mạnh cạnh tranh của Viettel về dịch vụ giá trị gia tăng trên thị trường:
Mặc dù là nhà mạng đi sau nhưng với một chiến lược phát triên hợp lý Viettel
luôn đảm bảo vị thế của nhà mạng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trên thị trường
kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng



v

2.4.

Đánh giá chung về phát triển dịch vụ giá trị gia tăng của tập đoàn

viễn thông Viettel thời gian qua:
2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân:


Luôn khẳng định được thế mạnh của Viettel về sự thích ứng nhanh chóng với

những thay đổi như vũ bao về công nghệ.
 Đa dạng hóa đưa ra các dịch vụ tốt nhất trên cơ sở của sự phân tích nhu cầu
của thị trường.
 Việc phát triên dịch vụ gia tăng một cách hợp lý, khoa học đa dần nâng cao thế
mạnh cạnh tranh của Viettel so với các nhà mạng khác trong cùng nghành.
 Số lượng khách hàng tham gia sử dụng Viettel ngày càng gia tăng.

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân:


Doanh thu từ dịch vụ giá trị gia tăng mang lại chưa tương xứng với tiềm năng

và kỳ vọng về dịch vụ.
 Nhiều dịch vụ vẫn bị chồng chéo.
 Một số dịch vụ tốt, có chất lượng, tính đại chúng cao nhưng không được chú trọng.
 Một số dịch vụ giá cước quá cao so với mặt bằng chung.


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH
VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAS) CỦA TẬP ĐOÀN
VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
3.1 Phương hướng phát triển của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel
tới năm 2015:
Nhiệm vụ và mục tiêu của Viettel trong giai đoạn 5 năm tới, và xa hơn nữa vẫn
là việc phải đảm bảo việc mở rộng thị phần, thông qua việc phát triên ổn định các
thuê bao (đồng thời giảm số lượng thuê bao dời mạng).

3.2

Các giải pháp phát triển dịch vụ giá trị gia tăng VAS tập đoàn viễn

thông Viettel:
3.2.1. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa dịch vụ giá trị gia tăng trên
mạng điện thoại di động của Viettel:
3.2.2. Nâng cao công tác đào tạo nhân viên, phát triển cán bộ nguồn:
3.2.3. Giải pháp Marketing:


vi

3.2.3.1.Tập trung nghiên cứu thị trường:
3.2.3.2.Phân đoạn thị trường:
Cần phân chia tập khách hàng thành các phân đoạn khác nhau, đê có thê đưa ra
các sản phẩm phù hợp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất

3.2.3.3.Chính sách về giá cước:
Xây dựng một chính sách giá cước hợp lý.


3.2.3.4.Chính sách về sản phẩm:
Các sản phẩm đưa ra không thê chi mang tính chất mới lạ, mà phải đảm bảo
tính tiện ích cho người sử dụng.

3.2.3.5.Xúc tiến:
Cần chú trọng và khai thác các công cụ truyền thông như sau:
 SMS BLAST.
 Kênh website, wapsite.
 Kênh Inline.
 Kênh Social Network.
 Ngoài ra là các kênh như: truyền hình, đài, báo, băng rôn, áp phích.

3.2.3.6.Đưa ra các chương trình khuyến mại hợp lý:
3.2.3.7.Đảm bảo chất lượng tốt nhất cho các hoạt động hỗ trợ khách hàng:
3.2.4. Giải pháp khác:
3.3.
3.4.

Điều kiện thực hiện:
Kiến nghị nhà nước:

 Nên hạn chế số lượng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong một quốc gia.
 Cần có các chế tài trong việc xử lý vi phạm truyền thông.
 Quy định rõ ràng cho các công ty viễn thông trong việc thực hiện việc trừ
cước tới khách hàng.
 Nhà nước và bộ bưu chính viễn thông cần có các quy định và yêu cầu cao đối
với các doanh nghiệp trong việc triên khai công nghệ mới nhằm đảm bảo
quyền lợi cao nhất cho khách hàng.



vii


viii

KẾT LUẬN
Viễn thông nói chung là lĩnh vực có vai trò quan trọng trong sự phát triên của
nền kinh tế đất nước. Với chủ trương mở rộng thị phần, tự do phát triên trong
ngành, từ đó kéo theo sự gia nhập của nhiều nhà mạng khác nhau trên thế giới vào
Việt Nam như Beeline, Vietnamobile… Dẫn tới một thì trường viễn thông đầy sôi
động và có tính cạnh tranh cao giữa 7 “anh chị em” đang chiếm lĩnh thị phần.
Đứng trước sự cạnh tranh đó các doanh nghiệp viễn thông cần phải xác định
phương hướng đúng đắn cho con đường đi của doanh nghiệp mình, và giải pháp thu
hút thêm các khách hàng mới, đồng thời gia tăng ARPU sử dụng dịch vụ là giải
pháp hữu hiệu nhất. Việc gia tăng chất lượng, đa dạng hóa dịch vụ giá trị gia tăng là
kim chỉ nam, là phương hướng chiến lược cho sự phát triên và tồn tại của các doanh
nghiệp viễn thông.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông, thị trường cước di
động đang rơi vào trạng thái bao hòa, do đó Viettel cần phải nắm bắt được xu hướng
của thị trường dịch vụ giá trị gia tăng, đê có những giải pháp cụ thê, kịp thời nhằm
chiếm lĩnh thị phần mới.
Với đề tài “phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) của tập đoàn viễn
thông quân đội Viettel” đa đưa ra tổng quan về thị trường dịch vụ giá trị gia tăng
của Viettel nói chung, các giải pháp truyền thông, khuyến mại nhằm gia tăng doanh
thu cho tập đoàn.
Đê nâng cao doanh thu của Viettel trong những năm tới, luận văn đa đưa ra các
giải pháp như:
+ Đa dạng hóa sản phẩm, tăng lợi ích cho người dùng.
+ Các giải pháp về truyền thông, kênh truyền thông hiệu quả nhất là gì.

+ Giải pháp về các chương trình khuyến mại.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
So với các lĩnh vực khác, việc cạnh tranh trong ngành bưu chính viễn thông
diễn ra vô cùng gay gắt, khi việc đổi mới công nghệ từ 2G lên 2.5G rồi 3G kéo theo
sự “đòi hỏi” của người tiêu dùng không chỉ về chất lượng mạng, chất lượng cuộc
gọi, tin nhắn ,… mà còn là yêu cầu về các giá trị gia tăng trên điện thoại đê đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Khi doanh thu từ cước viễn thông đang ngày càng trở lên bao hòa do số lượng
khách hàng trung thành của dịch vụ gần như là cố định thì đâu là chiến lược phát
triên của các doanh nghiệp viễn thông, đâu là chiến lược thu hút thêm đối tượng
khách hàng mới trong sự cạnh tranh gay gắt của “7 anh chị em” cùng ngành? Đó
chính là các dịch vụ giá trị gia tăng nói chung bao gồm: các dịch vụ giá trị gia tăng
trên điện thoại di động, trên internet, điện thoại cố định, homephone. Tuy nhiên,
trong bài luận văn này sẽ chỉ nghiên cứu phần dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại
di động (Value Added Service: VAS), vì đây là phần dịch vụ giá trị gia tăng mang
lại doanh thu chính, cũng như là nhân tố chính trong việc thu hút thêm khách hàng
trong mảng dịch vụ giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp viễn thông nói chung. Nó
bao gồm các dịch vụ: thông báo cuộc gọi nhơ ( MCA), gửi và nhận email trên điện
thoại (Imail, Vmail), dịch vụ nhạc chờ, nhạc chuông, nhạc sáng tạo Imuzik, các dịch
vụ Game, dịch vụ Video Call (người gọi không chỉ thoại, nghe mà bao gồm cả hình
ảnh trực tuyến của mình kèm theo)… Đó chính là các nhân tố mới mà cũ có khả
năng thu hút thị phần khách hàng mới với các nhu cầu đòi hỏi cao.
Bên cạnh đó khi công nghệ trong ngành viễn thông đang thay đổi liên tục từ
2G, 2.5G tới 3G tiên tiến hiện tại rồi lên 4G …Đòi hỏi các công ty viễn thông phải
nhanh chóng thích ứng, năng động sáng tạo đê có thê nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ

thuật với mục tiêu cung cấp thêm nhiều dịch vụ khác phù hợp với sự tiên tiến của
công nghệ như VOD: Video on Demand, Mobile on TV …. Nhằm có thê đảm bảo
vị trí, vai trò và chỗ đứng của công ty trên thị trường viễn thông Việt Nam.
Mặt khác nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế, các công
ty với 100% vốn nước ngoài, hoặc có sự đầu tư từ nước ngoài gia nhập vào Việt


2
Nam ngày càng nhiều. Dẫn tới việc cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt giữa các
doanh nghiệp Việt Nam với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối
cảnh đó các doanh nghiệp trong nước không ngừng cố gắng đê đưa ra các giải pháp
cạnh tranh nhằm gia tăng doanh thu đê đảm bảo sự tồn tại và phát triên doanh
nghiệp của mình.
Đặc biệt trong ngành viễn thông tại Việt Nam hiện nay đang trở nên vô cùng
chật hẹp khi miếng bánh thị phần được phân chia cho 7 nhà cung cấp viễn thông
chính: Viettel, Mobifone, Vinaphone, Sfone, Vietnamobile, EVN, Beeline. Sự độc
quyền là vấn đề chúng ta có thê thấy ngay khi nhìn vào thị trường viễn thông tại
Việt Nam. Vậy đê xóa bỏ được độc quyền cũng như nâng cao được vị thế của doanh
nghiệp trong thị phần chật hẹp đó là một nhu cầu vô cùng cấp bách và bức thiết
trong việc kinh doanh các dịch vụ viễn thông.
Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel là một đơn vị trực thuộc Bộ Quốc Phòng,
với chiến lược phát triên hợp lý, đa trở thành lá cờ đầu góp phần xóa bỏ sự độc
quyền trong ngành bưu chính viễn thông Việt Nam. Đê đảm bảo việc giữ vững vai
trò đó, giữ vững vị trí của Viettel Group trên thị trường, ban lanh đạo tập đoàn coi
việc phát triên VAS là một phần quan trọng không thê thiếu đê thu hút thêm bộ phận
khách hàng mới.
Trên cơ sở thực tiễn đó, em xin chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAS) CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
VIETTEL“.


2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài:
Trên cơ sở vai trò và những đóng góp của dịch vụ giá trị gia tăng nói chung
trong sự phát triên của các công ty viễn thông, em muốn lựa chọn đề tài này đê có
thê vận dụng những kiến thức đa học trong việc tìm ra phương hướng, giải pháp cho
sự phát triên bền vững, cũng như kích thích tăng trưởng cho tập đòan viễn thông
quân đội Viettel.
Đề xuất các giải pháp cho việc phát triên các dịch vụ VAS tập đoàn viễn thông
quân đội Viettel thời gian từ 2011 – 2015.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triên các dịch vụ giá trị gia
tăng trên nền điện thoại di động của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.


3
Là các vấn đề đặt ra trong việc tìm hướng phát triên cho các dịch vụ VAS của tập
đoàn viễn thông quân đội Viettel từ năm 2007 đến nay và định hướng đến năm 2015.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong bài luận văn có sử dụng các phương pháp: Tiếp cận Logic, phương pháp
phân tích so sánh dựa vào các mô hình, bảng số liệu thực tế qua các tháng, các năm.

5. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia
làm 3 chương:

Chương 1 : Lý luận chung về phát triên các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS)
trong ngành viễn thông.
Chương 2 : Thực trạng phát triên các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS ) của tập
đoàn viễn thông quân đội Viettel.

Chương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triên các dịch vụ giá trị gia tăng
(VAS) của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.


4

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ GIÁ
TRỊ GIA TĂNG (VAS) TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG
1.1. Xu hướng và vai trò của các dịch vụ giá trị gia tăng VAS trong
ngành viễn thông:
1.1.1. Xu hướng tất yếu phát triển dịch vụ giá trị gia tăng:
Xu thế phát triên dịch vụ giá trị gia tăng là tất yếu của tất cả các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông trên thế giới nói chung, cũng như tại Việt
Nam nói riêng. Đa qua rồi thời kỳ điện thoại chỉ có hai chức năng nghe/gọi và nhắn
tin. Mà hiện tại nhu cầu sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng ngày càng tăng cao
theo sự phát triên của công nghệ, của xa hội.
Bên cạnh đó việc các chương trình khuyến mại, giảm cước dịch vụ, cước
thuê bao khiến cho doanh thu bình quân trên một thuê bao giảm đi đáng kê. Điều đó
khiến cho các nhà mạng phải tập trung vào việc khai thác, triên khai các dịch vụ giá
trị gia tăng đê bù lại phần doanh thu giảm đi đó.
Do vậy, thị trường phi thoại sẽ là đoạn thị trường màu mơ mà các nhà khai
thác mạng hướng tới và băng rộng di động sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc thúc
đẩy sự tăng trưởng của thị trường dịch vụ phi thoại. Tính đến cuối năm 2010, số
thuê bao sử dụng Internet bằng băng thông rộng (broadband) trên khắp thế giới đa
vượt trên nửa tỉ. Và số người có điều kiện truy cập Internet đạt ít nhất 2 tỉ. Khu vực
Châu Á Thái Bình Dương dẫn đầu khi chiếm tới 40% số lượng thuê bao băng thông
rộng. Trong khi đó số thuê bao di động đa đạt ngương 6 tỷ.
Sự phát triên của công nghệ 3G tạo ra một sự khác biệt rất lớn cho dịch vụ
giá trị gia tăng khi so sánh với thời kỳ các doanh nghiệp viễn thông kinh doanh dịch

vụ trên nền 2G và 2.5G. Khi có thê truyền cả tín hiệu thoại và ngoại thoại (hình
ảnh, âm thanh, email …) đặc biệt là khả năng cung ứng truyền thông tốc độ cao. Là
cơ sở đê phát triên thêm rất nhiều các dịch vụ có khả năng thu hút rất nhiều khách
hàng tham gia sử dụng như: dịch vụ Video Call cho phép các thuê bao di động thực
hiện các cuộc gọi có hình. Đây là dịch vụ tạo ra sự khác biệt lớn nhất giữa 2G và
3G, tạo ra sự “háo hức” của hầu hết người sử dụng dịch vụ, hay dịch vụ Mobile TV


5
- dịch vụ xem truyền hình trực tuyến trên di động, …

1.1.2. Khái niệm:
Trước tiên cần phải hiêu thuật ngữ chính xác được sử dụng trong ngành viễn
thông là dịch vụ gia tăng giá trị: là các dịch vụ gia tăng tiện ích cho người sử dụng.
Tuy nhiên đê thống nhất với thuật ngữ chung đa được sử dụng trong nội bộ ngành
viễn thông bao gồm: các nhà mạng, nhà cung cấp dịch vụ… Luận văn xin thay thế
thuật ngữ “dịch vụ gia tăng giá trị” bằng thuật ngữ “dịch vụ giá trị gia tăng”.
Có rất nhiều các khái niệm, các định nghĩa khác nhau về dịch vụ giá trị gia
tăng trên điện thoại trong ngành bưu chính viễn thông.
Dịch vụ giá trị gia tăng là: các phần giá trị được bổ sung tới sản phẩm bởi
các công ty viễn thông trước khi cung cấp tới khách hàng.
Theo 3 tác giả Gerry Christensen, Robert Duncan, Paul G. Florack các
chuyên gia nổi tiếng trong ngành viễn thông với bộ sản phẩm “Wireless Intelligent
Networking” có định nghĩa: dịch vụ giá trị gia tăng không giống với các dịch vụ cơ
bản. Chúng có những đặc tính riêng, duy nhất và có liên quan tới các dịch vụ khác
bởi những cách hoàn toàn khác. Đồng thời chúng cung cấp cho khách hàng những
lợi ịch mà các dịch vụ cơ bản không thê mang lại được.
Theo cách phổ biến dịch vụ giá trị gia tăng là thuật ngữ phổ biến trong ngành
bưu chính viễn thông. Theo điều 37 Luật Viễn Thông có ghi “Dịch vụ giá trị gia
tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng

cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi
phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viên thông hoặc Internet” ; các dịch vụ
giá trị gia tăng là tính năng làm tăng thêm tiện ích cho khách hàng ngoài các dịch vụ
cơ bản. Các dịch vụ giá trị gia tăng một mặt giúp khách hàng sử dụng dịch vụ của
các nhà mạng nhiều hơn. Mặt khác, nó giúp các nhà khai thác nâng cao doanh thu
bình quân trên một thuê bao (ARPU).
Đối với dịch vụ di động, ngoài các dịch vụ cơ bản là gọi điện. Các dịch vụ
hay tính năng thêm như GPRS, MMS, SMS, nhạc chờ, Game, … Hay các dịch vụ
nội dung được coi là các dịch vụ giá trị gia tăng.
Đối với dịch vụ cố định, các dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm các dịch vụ nội
dung qua thoại, các tính năng chuyên cuộc gọi, hộp thư thoại,…
Đối với dịch vụ Internet, các dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm các dịch vụ


6
như IPTV, mua bán trực tuyến qua mạng, địa chỉ email ảo, hosting,…
Theo quan điêm cá nhân, cùng với việc đúc kết các kiến thức và tư duy trong
quá trình nghiên cứu về dịch vụ giá trị gia tăng, em thấy việc định nghĩa các dịch vụ
giá trị gia tăng trên điện thoại theo cách phổ biến là phù hợp nhất. Và trong bài luận
văn cũng sẽ căn cứ trên cơ sở định nghĩa theo cách phổ biến đê phân chia các loại
hình dịch vụ khác nhau, cũng như phân tích các đặc điêm và tính năng của dịch vụ.

1.1.3. Phân loại các dịch vụ VAS:
1.1.3.1. Phân loại theo dịch vụ cơ bản:
Dịch vụ giá trị gia tăng trên di động, bao gồm các dịch vụ giá trị gia tăng trên
nền tảng dịch vụ điện thoại di động như dịch vụ SMS, GPRS, MMS, CRBT (nhạc
chuông chờ), …
Dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet bao gồm các dịch vụ giá trị gia tăng trên
nền tảng mạng Internet như dịch vụ hosting, thuê server, thiết kế website,…
Dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại cố định bao gồm các dịch vụ giá trị

gia tăng trên mạng điện thoại cố định như dịch vụ hiên thị số gọi đến, dịch vụ báo
thức, dịch vụ Fax, dịch vụ qua các đầu số như 1900, …
Dịch vụ giá trị gia tăng trên Homephone bao gồm các dịch vụ giá trị gia tăng
trên mạng điện thoại Homephone như dịch vụ SMS, CRBT,…

1.1.3.2. Phân loại theo nền tảng công nghệ mạng:
Dịch vụ giá trị gia tăng trên 2G bao gồm các dịch vụ trên nền tảng công nghệ
GSM (di động) như dịch vụ GPRS, SMS, …
Dịch vụ giá trị gia tăng trên 3G bao gồm các dịch vụ trên nền tảng công nghệ
3G (CDMA, WCDMA) như dịch vụ Video Call, Mobile TV, truy cập internet tốc độ
cao, …

1.1.3.3. Phân loại theo tính chất dịch vụ:
Dịch vụ qua mạng: Là các dịch vụ đi liền với hạ tầng mạng viễn thông như
các dịch vụ SMS, GPRS, MMS, CRBT,…
Dịch vụ nội dung: Là các dịch vụ nội dung thông tin được phát triên trên nền
tảng các dịch vụ mạng. Nội dung ở đây có thê là bài hát, nội dung tin nhắn, thông
tin thị trường,…

1.1.4. Vai trò của dịch vụ giá trị gia tăng:
1.1.4.1. Đối với khách hàng:
Tạo thêm nhiều tính năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Trong bối
cảnh thị phần thoại đang ngày càng trở nên phổ cập và “nhàm chán” do chức năng


7
thoại, nhắn tin đều có thê sử dụng được như nhau ở hầu hết các loại điện thoại
không phân biệt giá tiền, kiêu dáng… Khiến cho nhu cầu sử dụng dịch vụ di động
của khách hàng dần dần tiến tới ngương bao hòa. Do đó, việc đưa ra các dịch vụ
giá trị gia tăng trên điện thoại khiến cho khách hàng không chỉ được tận hưởng

thêm các dịch vụ mới đáp ứng được các nhu cầu cá nhân cũng như phục vụ cho
các nhu cầu khác về công việc, xa hội… Mà ngoài ra còn tận dụng được hết các
tiện ích và chức năng mà một chiếc điện thoại đời cao có thê hỗ trợ như dịch vụ
VoD, Video Call…

Tăng hiệu quả trong công việc. Với việc sử dụng các dịch vụ giá trị gia
tăng trong công việc, sẽ giúp cho khách hàng có thê dễ dàng trong việc quản lý thời
gian, quản lý công việc... Từ đó hiệu quả công việc được nâng cao.

1.1.4.2. Đối với doanh nghiệp viễn thông:
Tăng khả năng cạnh tranh cho nhà mạng . Chất lượng thoại và nhắn tin giữa
các nhà mạng gần như không có sự chênh lệch đáng kê khi các nhà mạng đều coi
việc phát triên mạng lưới là kế hoạch, là chiến lược và là hoạt động quan trọng nhất
trong quá trình phát triên của các doanh nghiệp viễn thông nói chung. Do đó, đê tạo
ra sự khác biệt nhằm thu hút các khách hàng mới tham gia sử dụng dịch vụ của
mạng chính là việc đưa ra các dịch vụ giá trị gia tăng hiệu quả, đa dạng với mục
đích nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nâng cao doanh thu cho nhà cung cấp. Trong tổng doanh thu từ khách hàng
của nhà cung cấp, tỷ lệ doanh thu đến từ dịch vụ giá trị gia tăng ngày càng quan
trọng. Ở một số nước phát triên doanh thu từ dịch vụ phi thoại có thê chiếm từ 30%
đến 40% doanh thu. Ở Việt Nam tỷ lệ rơi vào 10 % đến 15%. Khi mức độ cạnh
tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt hoặc thị trường đạt đến mức bao hòa,
doanh thu từ các dịch vụ cơ bản ngày càng giảm xuống, do đó phần gia tăng doanh
thu trong các dịch vụ giá trị gia tăng chính là phần bù đắp tốt nhất cho các nhà mạng
cho phần doanh thu giảm xuống đó. Đồng thời đảm bảo một mức độ phát triên bền
vững cho các doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng
Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp. Ngoài mục tiêu doanh thu, việc
thỏa man nhu cầu khách hàng được coi là mục tiêu quan trọng mà tất cả các nhà
khai thác đều hướng tới. Trên thực tế, có rất nhiều dịch vụ giá trị gia tăng được



8
cung cấp dưới dạng miễn phí với mục tiêu nâng cao sự hài lòng của khách hàng
đối với nhà khai thác ví dụ tại Viettel có các dịch vụ: Thông báo cuộc gọi nhơ
(MCA), phonesafe … Đồng thời xây dựng một hình ảnh tốt về doanh nghiệp
trong mắt người tiêu dùng khi luôn đảm bảo việc đáp ứng các yêu cầu tốt nhất từ
phía khách hàng.
Gia tăng sự khác biệt cho sản phẩm dịch vụ cơ bản. Mức độ cạnh tranh trên
thị trường ngày càng quyết liệt, các nhà khai thác đều chú trọng đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng dựa vào chính sách giá, sản phẩm, vùng phủ sóng,,.. Đến
một lúc nào đấy, sự khác biệt giữa các nhà cung cấp về các yếu tố trên hầu như
không đáng kê. Đê giúp khách hàng phân biệt sản phẩm dịch vụ của mình so với
các đối thủ khác, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là phát triên các tính
năng, dịch vụ giá trị gia tăng. Nó giúp các khách hàng lấy đó làm cơ sở căn cứ đê
lựa chọn mạng điện thoại sẽ sử dụng.

1.1.4.3. Đối với xa hội:
Tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ cho nền kinh tế. Tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ về
mặt công nghệ, nâng cao đời sống xa hội, điều kiện sống, làm việc của người dân
được cải thiện. Từ đó tạo ra một thời đại mới, thời đại của sự văn minh, thời đại của
công nghệ.

1.2. Nội dung phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trong ngành viễn thông
trên điện thoại di động:
1.2.1. Nghiên cứu nhu cầu khách hàng để lập kế hoạch phát triển dịch vụ
giá trị gia tăng VAS:
Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp viễn thông nói riêng khi tham
gia vào một thị phần, một môi trường kinh doanh bất kỳ nào đó đều phải có kế
hoạch, có chiến lược phát triên của mình, dù đó là công ty nhà nước hay công ty cổ
phần… Bởi lẽ, không một công ty nào có thê phát triên khi bước đường phía trước

của mình không rõ ràng, không có những kế hoạch, những chiến lược cụ thê cho
thời kỳ ngắn hạn và dài hạn. Phải xác định được mục tiêu của công ty mình là gì,
trong tương lai phát triên ra sao, sản phẩm chủ đạo có gì khác biệt, cách làm thương
hiệu, marketing hợp lý chưa, đâu là đối thủ cạnh tranh… Có như vậy doanh nghiệp
mới có thê đảm bảo sự phát triên bên vững của công ty mình. Đặc biệt trong thị


9
trường viễn thông Việt Nam, khi việc đơn giản hóa trong việc thành lập các công ty
viễn thông tham gia thị trường đang được Chính phủ cũng như Bộ Bưu chính nới
lỏng trong việc đưa ra các điều kiện, cũng như số lượng công ty viễn thông trong thị
phần Việt Nam dẫn tới việc chỉ riêng trong một quốc gia đa có tới 7 nhà khai thác
khác nhau dẫn tới một thị trường giàu sức cạnh tranh với một sản phẩm và dịch vụ
không có nhiều khác biệt (các nước trên thế giới thông thường chỉ có 2 hoặc 3
doanh nghiệp viễn thông trong một quốc gia như Trung Quốc có China Mobile,
China Unicom và China Telecom; Anh có Vodafone…). Điều đó khiến cho các công
ty viễn thông ở Việt Nam luôn coi việc hoạc định chiến lược phát triên như kim chỉ
nam sống còn cho sự phát triên của doanh nghiệp mình.
Đối với việc kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng việc phát triên và hoạch định
chiến lược kinh doanh lại càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có bước hoạch định
chiến lược rõ ràng, chi tiết, bởi lẽ dịch vụ giá trị gia tăng có những đặc điêm riêng
khác biệt đòi hỏi một cái nhìn tổng thê.
Việc xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng cần phải đặc
biệt chú trọng tới các vấn đề liên quan tới dịch vụ bởi lẽ một dịch vụ triên khai được
phải có sự liên kết, kết hợp của rất nhiều các yếu tố cấu thành: Nhà cung cấp sản
phẩm, công nghệ, thiết bị đầu cuối … Trong khi cảm nhận của mỗi một người về
cùng một sản phẩm dịch vụ đó là khác nhau. Do đó, cần phân chia thành hai môi
trường trong và ngoài đê nghiên cứu.

1.2.1.1. Môi trường bên ngoài:

- Việt Nam là một quốc gia có trình độ công nghệ phát triên chưa cao, trong
khi tốc độ phát triên công nghệ của ngành viễn thông là như vũ bao, tuổi thọ của các
công nghệ ngày càng giảm, quang thời gian “trị vì” của công nghệ 2G không còn
tồn tại, công nghệ 3G đang dần trở nên “lạc hậu”. Việc kinh doanh dịch vụ giá trị
gia tăng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố công nghệ, điều này đòi hỏi các doanh
nghiệp viễn thông trong nước phải có những biện pháp đê học hỏi công nghệ nước
ngoài cũng như kinh nghiệm quản lý của họ.
- Môi trường kinh tế, tình trạng phát triên quốc gia, thu nhập bình quân, yếu
tố lạm phát…
- Chính sách của Đảng và Nhà Nước.


10
- Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành.
- Các nhà cung ứng dịch vụ (CP).
- Sản phẩm thay thế.
- Nhu cầu thị trường về các sản phẩm của doanh nghiệp là gì?
Việc xác định các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài tránh cho doanh nghiệp
sự thụ động trong việc hoạch định các chiến lược của mình. Đồng thời hạn chế được
rủi ro, cũng như mang lại hiệu quả cao cho các sản phẩm mà doanh nghiệp triên khai.

1.2.1.2. Môi trường bên trong:
- Phải xác định được sản phẩm của doanh nghiệp mình: điêm mạnh, điêm
yếu, đâu là tập khách hàng mục tiêu.
- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong việc triên khai và phát triên dịch
vụ VAS.
- Xác định vị trí về công nghệ của doanh nghiệp mình đang ở vị trí nào,
định hướng phát triên trong tương lai ra sao, cách tiếp cận với sự phát triên như vũ
bao của thời đại.
- Nguồn tài chính của doanh nghiệp.

- Thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
- Thông qua ma trận SWOT xác định đâu là điêm mạnh, điêm yếu, cơ hội
phát triên và nguy cơ từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường là gì. Từ đó, tập trung
phát huy điêm mạnh, khắc phục điêm yếu, xác định các mối nguy cơ tiềm ẩn thị
trường mang lại nhằm chớp lấy cơ hội phát triên.
Các yếu tố thuộc môi trường bên trong giúp doanh nghiệp dễ dàng định
hướng đượng doanh nghiệp của mình đang ở đâu trên bản đồ phát triên chung.
Hướng chiến lược phát triên như thế nào là phù hợp.

1.2.2. Tổ chức thực hiện:
Đây là giai đoạn rất quan trọng trong chiến lược phát triên, bởi lẽ tất cả các
quá trình hoạch định chiến lược trên giấy tờ chỉ có thê biến thành hiện thực khi tiến
hành thực hiện. Chiến luợc, kế hoạch có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào
quá trình tổ chức thực hiện thế nào. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện
có thê xác đinh được kế hoạch, chiến lược có tính khả thi hay không đê doanh nghiệp
tiếp tục tiến hành, hay dừng lại.
Các hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng có những đặc thù riêng vì
vậy việc tổ chức thực hiện cũng cần tiến hành theo các bước nhất định như sau:
- Xác định các loại hình dịch vụ mới sẽ triên khai. Các dịch vụ nên nâng


11
cấp, các dịch vụ nên dừng lại do tính tiện ích với khách hàng không còn, hoặc do sự
lỗi thời về mặt công nghệ. Các chương trình truyền thông sẽ triên khai đê hỗ trợ cho
các dịch vụ trong việc tiếp cận khách hàng.
- Phải đảm bảo việc phát triên các dịch vụ giá trị gia tăng phù hợp với việc
phát triên chung của doanh nghiệp.
- Việc triên khai các dịch vụ giá trị gia tăng hầu hết phải có sự kết hợp về hệ
thống giữa các doanh nghiệp viễn thông và hệ thống của nhà cung cấp. Vì vậy, tổ
chức bộ máy phải có tính mở, các bộ phận phòng ban phải linh hoạt trong việc hỗ

trợ nhau trong quá trình thực hiện.
- Đảm bảo việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, hiệu quả. Cần xác định
các dịch vụ có tính ưu tiên, các dịch vụ có tính cấp bách trong hoạt động kinh
doanh, cần triên khai đê chiếm lĩnh thị phần.
- Đảm bảo chất lượng, hiệu quả của dịch vụ sau bán mà tiêu biêu là trung
tâm chăm sóc khách hàng nơi đóng vai trò như “tai mắt” của các doanh nghiệp viễn
thông trong việc xác định đâu là sản phẩm thị trường cần, giới thiệu các dịch vụ
mới. Hướng dẫn sử dụng dịch vụ cho khách hàng… Bên cạnh đó, cần phải chú
trọng tới các vấn đề về kỹ thuật trong việc triên khai hệ thống mạng, đê luôn đảm
bảo dịch vụ được cung cấp tốt nhất tới người tiêu dùng.

1.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh kế hoạch:
Đây là khâu cuối cùng đê xác định việc thực hiện chiến lược theo kế hoạch
đề ra có hoàn thành đúng mục tiêu hay không, lỗi do bộ phận nào, sai sót ra sao …
Từ đó bộ máy lanh đạo có thê căn cứ đê xác định chiến lược đề ra cần điều chỉnh
thêm điều gì đê trở lên hoàn hảo hơn, cũng như phù hợp với những biến đổi nhanh
chóng của thị trường. Việc đánh giá cần được thực hiện trong xuyên suốt quá trình
từ khâu vạch kế hoạch, triên khai cho đến khi kết thúc chiến lược kinh doanh.
Cần phải liệt kê ra các tiêu chí đê tiến hành việc đánh giá: chất lượng, số
lượng, hiệu quả truyền thông, sự hài lòng của khách hàng… Từ đó căn cứ vào các
tiêu chí đề ra đê xác định việc thực hiện chiến lược thành công hay không.
Tìm ra các giải pháp cho các vấn đề tồn tại, cách khắc phục thế nào, tiến
hành ra sao.


12
Nếu xác đinh chiến lược trong quá trình thực hiện có sai sót, hoặc vào thời
điêm hiện tại không còn phù hợp với nhu cầu thị trường, cần có những điều chỉnh
đê chiến lược trở nên phù hợp hơn với sự biến đổi liên tục của thị trường.


1.3. Những nhân tố ảnh hướng tới dịch vụ giá trị gia tăng VAS:
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triên của dịch vụ viễn thông nói
chung và dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng điện thoại di động nói riêng. Tổng hợp
các yếu tố bên trong và bên ngoài sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến việc phát
triên dịch vụ. Những biến động của môi trường tác động sâu sắc đến sự phát triên
của dịch vụ, nó có thê mang lại những nguy cơ đe dọa cũng như những cơ hội kinh
doanh cho bản thân dịch vụ đó.

1.3.1. Môi trường bên trong:
1.3.1.1. Con người:
Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất trong mọi quá trình vận hành, tổ
chức, triên khai bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào. Đặc biệt trong lĩnh vực viễn
thông nói chung hay trong việc triên khai các dịch vụ giá trị gia tăng nói riêng, một
lĩnh vực đặc thù đòi hỏi người chủ trì dịch vụ phải có trình độ chuyên môn nhất
định, phải có kỹ năng nghiệp vụ, khả năng sáng tạo cao, khả năng hoạch định chiến
lược tốt, nhanh nhạy trong việc phán đoán tâm lý khách hàng. Và đặc biệt nhạy cảm
với những biến đổi về mặt công nghệ đê có thê đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng
được yêu cầu về mặt công nghệ phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Do
đó việc thu hút nhân viên có trình độ cao là yêu cầu đối với các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ viễn thông.

1.3.1.2. Nguồn vốn:
Vốn hay tài chính là yếu tố quyết định quá trình triên khai các dịch vụ. Việc
sử dụng nguồn vốn thế nào, hiệu quả hay không sẽ quyết định mức lợi nhuận của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó yếu tố tài chính cũng tạo điều kiện cho việc triên khai
các dịch vụ trở nên dễ dàng hơn bởi lẽ bất kỳ một dịch vụ giá trị gia tăng nào khi
triên khai từ khâu bắt đầu xây dựng sản phẩm dịch vụ tới tay người dùng cuối đều
liên quan tới vấn đề vốn doanh nghiệp hay tài chính nói chung như việc mua thiết bị
may móc, phần trăm sẻ chia doanh thu cho đối tác cung cấp sản phẩm, truyền thông



×