Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Báo Cáo Kết Quả Bồi Dưỡng Thường Xuyên - Nội Dung 1 Và 2 Chuẩn - Năm học 2017- 2018 || GIALẠC0210

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.27 KB, 12 trang )

TRƯỜNG TIỂU HỌC............................
TỔ KHỐI……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ NỘI DUNG 1
VẬN DỤNG KIẾN THỨC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁ NHÂN
NĂM HỌC 2017 - 2018
Họ và tên :..................................
Ngày sinh:……………………..
Trình độ chuyên môn:…………
Năm vào ngành:……………….
Chức vụ:……………………….
Tổ chuyên môn: Tổ khối………
Nhiệm vụ được phân công trong năm học 2017 - 2018: Dạy lớp……………...
Căn cứ công văn số 58/KH-PGDĐT ngày 14/12/2017 của Phòng Giáo dục và Đào
tạo………………. về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên Tiểu học
năm học 2017-2018;
Thực hiện kế hoạch BDTX năm học 2017- 2018 của Trường Tiểu học…………………….
Căn cứ kế hoạch đăng kí của bản thân, tôi xin báo cáo kết quả thực hiện BDTX cá nhân
năm học 2017-2018 như sau:
Chuyên đề: Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 cấp tiểu học.
Phần 1: Kiến thức, kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu
BDTX:
Sau quá trình nghiên cứu về Chuyên đề: Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 cấp
tiểu học. Bản thân tôi đã tiếp thu được những kiến thức và kĩ năng sau:
A. Nhiệm vụ chung
- Tiếp tục việc quản lý, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát
triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lý học sinh
tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống.


- Đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học và thực hiện tốt đổi mới đánh giá học sinh
tiểu học; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường
tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; bảo đảm các điều kiện và triển khai dạy học ngoại
ngữ theo chương trình mới; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu
học; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia.
- Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, thực hiện
quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao
năng lực quản trị nhà trường, trách nhiệm giải trình của đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ
và chức năng giám sát của xã hội, kiểm tra của cấp trên. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học và quản lý.
B. Nhiệm vụ cụ thể
I. Phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động và phong trào thi
đua
1. Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, củng cố kết quả các cuộc vận
động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, "Mỗi thầy giáo, cô giáo là
một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", tập trung các nhiệm vụ:
- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28/6/2013 về việc Chấn chỉnh tình
trạng dạy học trước chương trình lớp 1; Thông tư số 17/2012/TTBGDĐT ngày 16/5/2012

1


ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm; Chỉ thị số 5105/CT-BGDĐT ngày 03/11/2014 về
việc Chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục tiểu học; Công văn số
2449/BGDĐT-GDTH ngày 27/5/2016 về việc Khắc phục tình trạng chạy trường, chạy lớp.
- Thực hiện Công văn số 1915/BGDĐT-GDTrH ngày 05/5/2017 của Bộ GDĐT về việc tinh
giảm các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông.
- Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối
sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, …

- Thực hiện bàn giao chất lượng giáo dục, không để học sinh "ngồi sai lớp", không để học
sinh bỏ học; không tổ chức thi học sinh giỏi ở tất cả các cấp quản lý; không giao chỉ tiêu học
sinh tham gia các cuộc thi khác.
2. Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động:
- Đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt
động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Thông tư số 07/2014/TT-BGDĐT ngày
14/3/2014 quy định về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học; Quyết định số 410/QĐBGDĐT ngày 04/02/2016 ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày
28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách
mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020" của ngành
giáo dục.
- Đẩy mạnh các giải pháp nhằm xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; tổ chức cho học sinh
thực hiện lao động vệ sinh trường, lớp học ….
- Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống, giáo dục thông qua di sản vào nhà trường.
Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi
dân gian, dân ca, ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
- Tổ chức 1 "Tuần làm quen" đầu năm học mới đối với lớp 1 nhằm giúp học sinh thích nghi
với môi trường học tập mới ở tiểu học và vui thích khi được đi học và tổ chức ngay tuần tựu
trường của năm học 2017-2018 theo hướng dẫn số 1312/HD-PGDĐT ngày 09 tháng 8 năm
2013 trước đây (Từ ngày 21 25/8/2017).
II. Thực hiện chương trình giáo dục
Chủ động thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, nghiêm túc,linh hoạt, sáng tạo, từng
bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục:
1. Các trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học
sinh thông qua việc tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức/giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội cho
học sinh; điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách
linh hoạttăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng
phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh. Tiếp tục tổ chức hiệu
quả sinh hoạt chuyên môn (SHCM) tại các tổ chuyên môn trong trường và giữa các trường

tiểu học
2.Việc sửa đổi bổ sung để khắc phục khó khăn về kỹ thuật khi thực hiện Thông tư 22, giúp
giáo viên trong đánh giá thường xuyên chủ yếu nhận xét bằng lời nói trực tiếp hỗ trợ học
sinh vượt qua khó khăn trong các giờ học và hoạt động giáo dục, tránh thực hiện máy móc
việc ghi nhận xét; giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá kết quả
giáo dục học sinh trong lớp, hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh (học bạ và bảng tổng hợp)

2


theo quy định, thường xuyên thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá học
tập và rèn luyện của mỗi em, phải in phiếu thông tin và lưu vào hồ sơ cá nhân.
3.Tiếp tục triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột” theo Thông báo kết luận của Thứ
trưởng tại Hội nghị đánh giá 5 năm triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong trường
phổ thông.
4. Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học tiếng Việt và các nội dung giáo vào các môn học và
hoạt động giáo dục. Việc tích hợp cần đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả, không gây áp lực đối
với học sinh và giáo viên.
5. Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày
- Thời lượng tối đa 7 tiết học/ngày. Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2
buổi/ngày trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu:
- Các trường tiểu học có đủ điều kiện về phòng học được chọn dạy 2 buổi/ngày ở 2 khối lớp:
Lớp 1
Lớp 5 hoặc lớp khác
- Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, Hiệu trưởng không phân công giáo viên dạy
thừa giờ hơn 200 tiết/năm học nhưng phải đảm bảo ngân sách tránh phát sinh thừa giờ không
đủ kinh phí chi trả cho giáo viên.
+ Khuyến khích dạy 2 buổi/ngày toàn trường từ nguồn kinh phí xã hội hóa.
+ Động viên phụ huynh, cộng đồng, đầu tư, đóng góp nhân lực, trí lực, tài lực để thực hiện
giáo dục toàn diện cho học sinh trong hoạt động tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

III. Sách, thiết bị dạy học
1. Sách
Sách quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh :
Lớp 1
Tiếng Việt 1 (T1)
Tiếng Việt 1 (T2)

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Tiếng Việt 2 (T1)
Tiếng Việt 2 (T2)

Vở Tập viết 1 (T1)

Tiếng Việt 3 (T1) Tiếng Việt 4 (T1 Tiếng Việt 5 (T1)
Tiếng Việt 3 (T2) Tiếng Việt 4 (T2 Tiếng Việt 5 (T2)
Vở Tập viết 2 (T1) Vở Tập viết 3(T1) Đạo đức 4
Đạo đức 5

Vở Tập viết 1 (T2)

Vở Tập viết 2 (T2) Vở Tập viết 3 (T2) Lịch sử-Địa lí 4

Lịch sử-Địa lí 5


Toán 1
Tự nhiên-Xã hội 1

Toán 2
Tự nhiên-Xã hội 2

Toán 5
Khoa học 5
Âm nhạc 5
Mĩ thuật 5
Kĩ thuật 5

Toán 3
Toán 4
Tự nhiên-Xã hội 3 Khoa học 4
Âm nhạc 4
Mĩ thuật 4
Kĩ thuật 4

- Các trường tiểu học xây dựng tủ sách dùng chung; bảo đảm ngay từ khi bước vào năm học
mới tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập.
- Giáo viên cần hướng dẫn sử dụng sách, vở hàng ngày để học sinh không phải mang theo
nhiều sách, vở khi tới trường; sử dụng có hiệu quả sách và tài liệu của thư viện nhà trường.
Nơi có điều kiện thì tổ chức cho học sinh để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp.
2. Thiết bị dạy học

Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (TBDH) để có kế
hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã ban
hành (Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009), đồng thời quản lý tốt việc

3


sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học. Thực hiện Công văn số
7842/BGDĐTCSVCTBTH ngày 28/10/2013 về việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học,
học liệu các cơ sở giáo dục đào tạo.
IV. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và xây dựng trường chuẩn
quốc gia
1. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học
- Triển khai thực hiện Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 về Quy định về điều
kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục,
xóa mù chữ; Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ.
2. Xây dựng trường tiểu học theo chuẩn quốc gia và thực hiện kiểm định chất lượng:

- Tiếp tục thực hiện tự kiểm định chất lượng và đánh giá ngoài theo thông tư
42/2012/TT-BGDDT ở tất cả các trường còn lại trong năm 2017-2018.
V. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tích cực đổi mới
công tác quản lý giáo dục
- Tích cực đổi mới công tác quản lý
- Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010
Phòng tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp huyện, Sở Giáo dục tổ chức thi cấp
tỉnh.
- Tổ chức Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi theo Thông tư số 43/2012/TTBGDĐT ngày
26/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp
giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Phần 2: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động
dạy học và giáo dục:
- Giúp giáo viên có định hướng tốt hơn trong việc xác định những việc cần làm và không nên
làm trong qui chế chuyên môn.

- Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 cấp tiểu học còn giúp giáo viên thực hiện tốt
công tác giảng dạy, nâng cao sự hiểu biết về qui định của ngành, những phẩm chất đạo đức
của nhà giáo, đưa ra những mục tiêu mà giáo viên cần phấn đấu thực hiện để nâng cao chất
lượng giáo dục, giảng dạy cho học sinh.
Chuyên đề: Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị về việc đẩy mạnh học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Phần 1: Kiến thức, kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu
BDTX:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, phát huy những
kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của
Bộ Chính trị khoá XI về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh", Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội
các cấp quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động
trong Đảng, hệ thống chính trị và nhân dân, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh thành công việc tự giác, thường xuyên của cấp uỷ, tổ chức đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của từng địa
phương, cơ quan, đơn vị, trước hết là củangười đứng đầu, của cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức, đoàn viên, hội viên.

4


2. Tổ chức học tập, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục và có hệ
thống bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động các nội dung chủ yếu về tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
- Tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, của đất nước,
dân tộc lên trên tất cả; hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân, tận t rung với
nước, tận hiếu với dân;

- Phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của Người và được thể hiện vô cùng
sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức thu hút, cảm hóa kỳ diệu trong hoạt động, ứng xử hằng
ngày.
- Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách
làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hóa,
tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi
đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách
sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương,...
3. Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương
trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nghị quyết của
cấp ủy và nội dung sinh hoạt thường xuyên của chi bộ, gắn với các cuộc vận động, các
phong trào thi đua yêu nước, với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các vấn đề
bức xúc, nổi cộm ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn với việc xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam, xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con
người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Lấy kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong
những tiêu chuẩn đánh giá, bình xét, phân loại đảng viên, tổ chức đảng hằng năm.
4. Lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai thực hiện theo phương châm trên trước, dưới
sau; trong trước, ngoài sau; học đi đôi với làm theo, chú trọng việc làm theo bằng những
hành động và việc làm cụ thể. Xây dựng, tổng kết và nhân rộng những điển hình tiên tiến về
làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, kết hợp giữa "xây" với "chống”.
Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với đánh giá, nhận xét cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức hằng năm và cả nhiệm kỳ. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp, đạo đức công vụ ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị với phương châm "sát chức
năng, nhiệm vụ, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện và đánh giá việc thực hiện”. Hoàn thiện
chính sách, pháp luật liên quan đến đạo đức công vụ.
5. Tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và các học viện, trường chính trị,
trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, bảo đảm phù hợp với từng cấp học, bậc học và với

yêu cầu giáo dục, đào tạo.
Đối với học sinh phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, học tập về đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh gắn với giáo dục công dân, đạo đức nghề nghiệp. Đối với học sinh
đại học, cao đẳng, có các bài giảng, chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với học sinh
đại học chuyên ngành lý luận chính trị, học viên trường chính trị, đoàn thể và lực lượng vũ
trang cần xây dựng hệ thống các bài giảng, chuyên đề học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.
6. Về tổ chức thực hiện
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do cấp ủy các
cấp, trực tiếp là ban thường vụ cấp ủy, đồng chí bí thư cấp ủy chỉ đạo.

5


Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư chỉ đạo việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và xã hội.
Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan giúp việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương
Đảng chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị; ban tuyên giáo cấp ủy và cơ quan
tuyên giáo các ngành, đoàn thể là cơ quan giúp việc cấp ủy và lãnh đạo các ngành, đoàn thể
cùng cấp chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị.
Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu làm sâu sắc
thêm những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời,
xây dựng chương trình, hướng dẫn nội dung học tập, sinh hoạt định kỳ, sinh hoạt chuyên đề
của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp; định hướng nội dung, chương
trình giảng dạy về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc
dân; xây dựng kế hoạch sơ kết, tổng kết hằng năm và toàn khóa trình Ban Bí thư ban hành;
chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền về các điển hình
tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, những cách làm sáng tạo trong học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc,
những cách làm hình thức, kém hiệu quả.
Phần 2: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động

dạy học và giáo dục:
- Thông qua việc học tập chuyên đề Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị
về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã giúp
cho bản thân tôi năng cao các phẩm chất đạo đức, chính trị của một đảng viên.
- Việc học tập đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị, văn hóa, tư tưởng sâu rộng cho bản thân.
Qua đó đã góp phần quan trọng giúp cán bộ, đảng viên, viên chức và người lao động ngày
càng nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng. đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh; đã tạo ra sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức, ý thức rèn
luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, viên chức. Mà đặc biệt là bản thân
tôi.
Trên đây là nội dung tiếp thu và vận dụng của cá nhân. Tôi xin thông qua và mong nhận
được nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong tổ.
……………….., ngày ………. tháng ………. năm 20….
Người báo cáo

.................................

TRƯỜNG TIỂU HỌC………………..
TỔ KHỐI…….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

6


BÁO CÁO KẾT QUẢ NỘI DUNG 2
VẬN DỤNG KIẾN THỨC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁ NHÂN
NĂM HỌC 2017 - 2018
Họ và tên :…………………….

Ngày sinh: ……………………
Trình độ chuyên môn: ………..
Năm vào ngành:………………
Chức vụ:………………………
Tổ chuyên môn: Tổ khối……..
Nhiệm vụ được phân công trong năm học 2017 - 2018: Dạy lớp…………….
Thực hiện kế hoạch BDTX năm học 2017- 2018 của Trường Tiểu học……………………
Căn cứ kế hoạch đăng kí của bản thân, tôi xin báo cáo kết quả thực hiện BDTX cá nhân
năm học 2017-2018 như sau:
Chuyên đề: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường tiểu học. Số 1418/SGDĐT-GDTH
ngày 08/8/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Phần 1: Kiến thức, kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu
BDTX:
1. Đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học
- Mục đích, ý nghĩa của SHCM theo hướng NCBH
+ Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: cải thiện mối quan hệ giữa Ban
giám hiệu với giáo viên; giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh; giữa học sinh với học
sinh. Tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.
+ Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát
huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc
dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.
+ Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trưởng.
+ Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên
quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về
học.
2. Các đối tượng tham gia SHCM
- Mọi CBQL và GV trong nhà trường đều phải cùng được tham gia và phải thực hiện đúng
kỹ thuật SHCM.
- Tổng thời gian mỗi buổi SHCM cần ít nhất 2-3 giờ, trong đó bao gồm cả thời gian dự giờ
một bài học nghiên cứu và thời gian suy ngẫm, thảo luận.

3. Các bước tiến hành NCBH: gồm 4 bước:
Bước 1. Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu.
Các GV sẽ có một cuộc thảo luận chi tiết, cụ thể bài học tiến hành nghiên cứu như:
- Cách giới thiệu bài học này như thế nào? (vào bài học trực tiếp hay gián tiếp? Làm thế nào
để vào bài học tự nhiên nhất);
- Có sử dụng tình huống có vấn đề để giới thiệu bài học này không? (Tình huống như thế
nào? Dự kiến cách giải quyết vấn đề ra sao?...);
- Đặt câu hỏi xem đây là loại bài học gì? (Hình thành kiến thức mới hay ôn tập, luyện tập,
thực hành,...) ;
- Việc sử dụng các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy học thế nào cho đạt hiệu
quả cao?
- Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào?
- Dự kiến tổ chức những hoạt động dạy học nào tương ứng? GV sẽ sử dụng những câu hỏi để
thúc đẩy khả năng tư duy sáng tạo của học sinh thế nào?
→ Từ đó dẫn tới câu hỏi về:
- HS học như thế nào? Dự kiến cách suy nghĩ, lời nói, hành động, thao tác của HS khi học?

7


- Dự kiến các tình huống xảy ra và các xử lý nếu có. …
- Sản phẩm học tập của HS trong bài học này là gì?
- Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của HS khi tham gia các hoạt động học tập?
- Hình thức tổ chức lớp học nào là phù hợp?
- Cần chú ý những kỹ thuật dạy học nào được vận dụng ở đây?
- Lời nói, hành động, thao tác cụ thể của GV là gì?
- GV trình bày bảng những nội dung nào?
- Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục liên quan nào là phù hợp. Điều đó tác động đến việc
học của HS ra sao?
- Kết thúc bài học như thế nào? Đánh giá kết quả học tập của HS qua tiết học bằng cách nào?

Các bằng chứng để đánh giá kết quả học tập của HS là gì?
Sau khi kết thúc cuộc họp này, GV được phân công phụ trách sẽ nhận nhiệm vụ hoàn
thiện giáo án bài học nghiên cứu.
Bước 2. Tiến hành bài học và dự giờ
Các yêu cầu cụ thể của việc dự giờ như sau:
- Điều chỉnh số lượng người dự ở mức vừa phải, không quá đông. Bởi vì sẽ gây khó khăn
cho việc quan sát diễn biến bài học. Không đủ thời gian để chia sẻ tất cả các ý kiến.
- Chuẩn bị lớp dạy minh họa, bố trí lớp có đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợi cho người dự.
- Việc dự giờ cần đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học của HS, không gây khó khăn cho
người dạy minh họa.
- Thực hiện tốt nguyên tắc khi dự giờ phải tập trung vào việc học của học sinh.
- Từ bỏ thói quen quan sát, đánh giá việc dạy của GV.
- Đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của HS để
tìm cách giải quyết.
Bước 3. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu
- GV dự giờ cũng cần trao đổi về những khả năng HS đạt được trong thực tế giờ học rồi đem
đối chiếu với ý định của GV dạy. Nên tránh cách nói: "Theo tôi phải thế này, thế kia...", "Nếu
tôi dạy bài này, tôi sẽ làm thế này, thế kia..."
- Không nên rút ra kết luận thống nhất chung.
- Thực tế, không có giờ dạy hoàn hảo, giờ dạy chính là giờ học dành cho HS, không phải
dành cho GV. Hơn nữa, việc phát triển năng lực GV qua NCBH cần một quá trình lâu dài.
- Đối với người chủ trì, cần tạo cơ hội cho tất cả người dự được phát biểu; không nhất thiết
tổng kết buổi thảo luận mà khuyến khích mỗi GV tự phát triển khả năng tổng kết của
mình.
Bước 4. Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày
Cuối cùng các GV cùng viết báo cáo vạch ra những gì họ đã học được liên quan đến
chủ đề nghiên cứu và mục tiêu của họ. Mỗi người tham gia sẽ hoàn thành một báo cáo cuối
cùng bao gồm sự phản ánh về quá trình NCBH và tác động của nó vào giảng dạy và học tập.
4. Tổ chức thực hiện SHCM theo NCBH
a) Điều kiện để thực hiện nghiên cứu bài học. Có một số điều kiện sau:

- Nhóm GV hợp tác xây dựng giáo án.
- Tiết học minh hoạ là tiết học như bình thường hàng ngày (không sắp đặt).
- Phát giáo án của tiết học cho các GV dự giờ.
- Vị trí GV dự giờ có thể quan sát được nét mặt của HS.
- Các GV cần học cách quan sát: nhận ra HS gặp khó khăn (biểu hiện trên nét mặt), nhận ra HS cần
được quan tâm, sai sót các em mắc phải, cách giải quyết vấn đề v.v…
- Nêu lại những ấn tượng của mình khi quan sát HS đang học. Quan sát việc học của từng HS một
cách tỉ mỉ giúp GV có thông tin phong phú để suy ngẫm và chia sẻ.
- Chỉ ra thực tế và có bằng chứng: chỉ chia sẻ thực tế bằng lời thì vẫn trừu tượng và khó, chia sẻ cần
có bằng chứng và vì thế việc sử sụng máy quay video rất quan trọng.

8


- Không đánh giá cách dạy của GV.
- Sự ủng hộ từ phía lãnh đạo: quyết tâm, thuyết phục GV.
b) Tổ chức thực hiện SHCM theo NCBH
- SHCM phải thực hiện liên tục và thực hiện theo 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất: Hình thành cách dự giờ, suy ngẫm mới, xây dựng quan hệ đồng
nghiệp mới
+ Giai đoạn thứ hai: Tập trung phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học
và tìm biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các bài học
5. Các lợi ích có được khi tham gia nghiên cứu bài học
Qua NCBH, GV sẽ:
- Học cách quan sát tinh tế, nhạy cảm việc học của HS.
- Đào sâu hiểu biết về công việc của mỗi GV, làm cho họ hiểu sâu, rộng hơn về HS, về đồng
nghiệp, về bản thân trước các yêu cầu luôn thay đổi trong hoạt động dạy học
- Cùng nhau xây dựng và tạo nên văn hóa nhà trường: Tạo ra động lực lao động sư phạm tích
cực, sự quan tâm, niềm say mê chuyên môn của tất cả các GV.
- Tạo cơ hội cho CBQL, GV hiểu về mối quan hệ giữa các quy định, chính sách của ngành

và công việc hàng ngày của mỗi cá nhân.
- Tích lũy các kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực đổi mới PPDH,
KTĐG theo hướng dạy học tích cực, lấy việc học của HS làm trung tâm của GV tham gia
SHCM theo hướng tiếp cận mới.
6. Một số khó khăn cần khắc phục khi đổi mới SHCM theo NCBH
Qua thực tế tìm hiểu, những vấn đề, khó khăn còn tồn tại như:
- Thái độ của GV đối với sinh hoạt chuyên môn
- Tiến hành bài học minh họa
- Dự giờ bài học
- Suy ngẫm về bài học
- Các GV chưa thực sự hợp tác
- Trọng tâm của giai đoạn quan sát trong “Nghiên cứu bài học” là bài học và quá trình học của
HS
- Thái độ của các GV không phải là hoà đồng, bình đẳng, sẵn sàng học hỏi, hợp tác mà lại là
phê phán, đánh giá “ thường nhận xét.
7. Sự khác nhau giữa SHCM truyền thống và SHCM theo NCBH
a) Sinh hoạt chuyên môn truyền thống
* Mục đích
- Đánh giá, xếp loại giờ dạy theo các tiêu chí, quy trình đã được quy định từ các văn bản chỉ
đạo của Bộ GDĐT và thông qua sự hướng dẫn của từng Sở GDĐT. Khi dự giờ, mọi người
tập trung quan sát các hoạt động dạy của giáo viên để phân tích góp ý, đánh giá, rút kinh
nghiệm về nội dung kiến thức, phương pháp dạy học, tư thế, tác phong, trình bày bảng, cách
sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, phân bố thời gian...
- Thống nhất cách dạy, quy trình dạy các dạng bài của các môn học để tất cả giáo viên trong từng
khối lớp cùng thực hiện nhằm nâng cao kĩ năng dạy cho giáo viên.
b) Sinh hoạt chuyên môn theo NCBH
* Mục đích
- Giúp giáo viên tìm các giải pháp trong quá trình dạy học nhằm nâng cao kết quả học tập của
học sinh. Người dự giờ tập trung phân tích hoạt động học của học sinh, phát hiện những khó
khăn mà học sinh gặp phải, tìm các giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập, mạnh dạn đưa ra

những thay đổi, điều chỉnh nội dung, cách dạy cho phù hợp.
- Tạo cơ hội cho giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, tiềm năng sáng tạo của mình.
Thông qua việc dạy và dự giờ minh họa mỗi giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm để vận
dụng trong các giờ dạy của mình.

9


- Không đánh giá xếp loại giờ dạy theo các tiêu chí, quy trình đã được thống nhất, quy định.
8. Lưu ý các quan niệm sai lầm về nghiên cứu bài học
a) Nghiên cứu bài học là lập một kế hoạch cho một bài học
b) Nghiên cứu bài học là một kịch bản cứng nhắc
c) Nghiên cứu bài học là để đưa ra những giáo án tốt
d) Nghiên cứu bài học được thực hiện riêng lẻ, đơn độc bởi từng giáo viên
9. Kế hoạch thời gian để thực hiện, phân công chuẩn bị
Phần 2: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động
dạy học và giáo dục:

1. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường tiểu học. Số 1418/SGDĐT-GDTH ngày
08/8/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Sinh hoạt tổ chuyên môn khối 1 dựa trên nghiên cứu bài học được thực hiện theo 4 bước
như sau:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu.
+ Bước 2. Tiến hành bài giảng minh họa và dự giờ.
+ Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài giảng minh họa.
+ Bước 4: Áp dụng cho thực tiễn dạy học hằng ngày
- Khi thiết kế bài học theo NCBH cần đảm bảo đạt được mục tiêu của bài hoc, tạo cơ hội cho
tất cả mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình học tập và cải thiện được kết quả học tập
của học sinh.
- Tham gia sinh hoạt chuyên môn theo Nghiên cứu bài học, dự giờ đóng góp ý kiến cùng

đồng nghiệp trong tổ.
- Viết báo cáo vạch ra những gì đã học được liên quan đến chủ đề nghiên cứu
Chuyên đề: Công tác chủ nhiệm lớp
Phần 1: Kiến thức, kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX:
- Giáo viên chủ nhiệm cần xác định roc những mục tiêu sau:
+ Nắm vững những vấn đề lý luận về vị trí, vai trò,… của người GVCN trong việc hình
thành nhân cách của hs theo mục tiêu đào tạo.
+ Nắm vững cơ sở lý luận của việc tổ chức các hoạt động giáo dục hs làm nền tảng cho công
tác chủ nhiệm đạt hiệu quả mong muốn.
Hoàn thiện các kỹ năng chủ nhiệm cơ bản: Giao tiếp sư phạm, giáo dục học sinh, tổ chức lớp
chủ nhiệm, tổ chức các hoạt động giáo dục, phối hợp các lực lượng giáo dục,…
+ Xác định đúng trách nhiệm của bản thân đối với công tác chủ nhiệm lớp. Từ đó có ý thức
trau dồi và hoàn thiện những phẩm chất nhân cách cần thiết của người GVCN.
+ Tự tin, tích cực và chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ của người GVCN lớp.
+ Xác định đúng trách nhiệm của bản thân đối với công tác chủ nhiệm lớp. Từ đó có ý thức
trau dồi và hoàn thiện những phẩm chất nhân cách cần thiết của người GVCN.
+ Tự tin, tích cực và chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ của người GVCN lớp.
1. Công tác tổ chức lớp:
- Tiếp tục xây dựng nề nếp lớp.
- Tiếp tục ổn định và duy trì sĩ số.
- Vận động HS ra lớp.
- Bồi dưỡng công tác quản lý lớp của ban cán sự lớp.
- Phát động phong trào thi đua học tốt trong các tổ.
- Phân công trực vệ sinh lớp, trường.
- Tiếp tục thực hiện nội quy lớp học, trường.
- Chuẩn bị hồ sơ đầu năm của lớp.

10



2. Công tác phối hợp
- Họp phụ huynh học sinh đầu năm của lớp.
- Phối hợp với nhà trường tổ chức lễ Khai giảng.
Phối hợp với Đoàn TNCS HCM và Đội TNTP HCM tổ chức Tết trung Thu cho HS: Làm
lồng đèn,…
3. Giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Giáo dục an toàn giao thông.
- Giáo dục chủ điểm “Mái trường thân yêu của em”.
- Sinh hoạt ý nghĩa ngày 2/9.
* Rút kinh nghiệm
- Cần xây dựng tốt kế hoạch tháng của GV dựa trên kế hoạch của nhà trường và các hoạt
động năm trước.
- Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường.
- Đối với công tác tổ chức, GV cần chú trọng tổ chức tốt ban cán sự lớp, bồi dưỡng năng lực
quản lý cho ban cán sự lớp; cần quy định nội quy lớp và phổ biến nội quy trường rõ ràng.
- Đối với công tác phối hợp, cần chủ động tìm kiếm trong lớp những người nhiệt tình, có tâm
huyết động viên họ tham gia vào BĐD CMHS của lớp.
- Đối với hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên cần xác định mục đích công việc, đề ra các
hoạt động phong phú, đa dạng, chuẩn bị kĩ để thu hút học sinh tham gia một cách tự giác, tự
nguyện và đạt kết quả cao. Nên phối hợp tích cực với các lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường để tiến hành hoạt động ngoài giờ tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
4. Công tác chủ nhiệm trường tiểu học:
* GVCN xây dựng lớp tự quản và quản lý các hoạt động giáo dục của lớp
- Lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp tự quản.
- Tổ chức phân công nhiệm vụ, bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ cán bộ lớp tự quản
- Tổ chức các hoạt động thực tế để huấn luyện kỹ năng tự quản cho học sinh
- Kiểm tra, đánh giá học sinh sinh hoạt lớp tự quản.
* Công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm tham gia phối hợp với các LLGD trong nhà trường
- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Đoàn TNCS HCM và Đội TNTP HCM tổ chức Tết trung

thu cho HS làm lồng đèn; tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp; tham gia phong trào thể
dục thể thao, văn nghệ.
- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn để giáo dục đạo đức, nhân cách cho
học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các LLGD ngoài nhà trường
- Phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh
- Họp phụ huynh học sinh đầu năm của lớp.
- Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường
Quản lý hồ sơ sổ sách lớp của GVCN
- Giáo viên chủ nhiệm sử dụng và lưu giữ các loại hồ sơ sổ sách hợp lí và chính xác theo
quy định hiện hành.
- Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cho HS biết cách lưu giữ, sử dụng các loại hồ sơ sổ sách
của học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm kiểm tra và đánh giá việc thực hiện hồ sơ sổ sách của HS và bản thân
Quản lý tài chính tài sản của lớp
- Giáo viên chủ nhiệm nắm vững mục tiêu, nội dung dạy học, giáo dục của lớp mình chủ
nhiệm, xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm lớp, xác định những nội dung, hình thức hoạt
động.

11


- Giáo viên chủ nhiệm phải xác định được và phân loại học sinh lớp học theo mục tiêu giáo
dục toàn diện về năng lực học tập, sự phát triển trí tuệ, khả năng học tập các môn để xây
dựng kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng học sinh theo môn học.
- Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn HS xây dựng quỹ lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm bảo quản tài sản của lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sự cố về tài sản, tài chính của lớp.
- Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học;

soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động
giáo dục do nhà trường tổ chức
Phần 2: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động
dạy học và giáo dục:
- Xây dựng tốt kế hoạch tháng của GV dựa trên kế hoạch của nhà trường và các hoạt động
năm trước.
- Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường.
- Đối với công tác tổ chức, chú trọng tổ chức tốt ban cán sự lớp, bồi dưỡng năng lực quản lý
cho ban cán sự lớp; cần quy định nội quy lớp và phổ biến nội quy trường rõ ràng.
- Đối với công tác phối hợp, chủ động tìm kiếm trong lớp những người nhiệt tình, có tâm
huyết động viên họ tham gia vào BĐD CMHS của lớp.
- Đối với hoạt động ngoài giờ lên lớp, xác định mục đích công việc, đề ra các hoạt động
phong phú, đa dạng, chuẩn bị kĩ để thu hút học sinh tham gia một cách tự giác, tự nguyện và
đạt kết quả cao.
- Phối hợp tích cực với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tiến hành hoạt
động ngoài giờ tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giáo dục học sinh biết tự biết vệ sinh cá nhân.giữ gìn
lớp học luôn sạch đẹp.
- Thông báo kết quả của học sinh đến phụ huynh kịp thời.
- Thương yêu giúp đỡ các em trong khi gặp khó khăn trong học tập
Trên đây là nội dung tiếp thu và vận dụng của cá nhân. Tôi xin thông qua và mong nhận
được nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong tổ.
…………………., ngày …… tháng …….. năm 20….
Người báo cáo

……………………………

12




×