Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Báo cáo đề xuất dự án đường tỉnh 389B Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 59 trang )

Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC
1. Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18 Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương theo hình thức đối tác công tư................................................................2
1. Bối cảnh chung............................................................................................................................. 4
2. Hiện trạng của dự án..................................................................................................................... 6
3. Hệ thống giao thông liên quan...................................................................................................... 7
4. Sự cần thiết đầu tư...................................................................................................................... 15
5. Mục tiêu của dự án..................................................................................................................... 15
6. Lợi thế của việc đầu tư theo hình thức PPP.................................................................................15
1. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án.......................................................................................16
2. Địa điểm thực hiện dự án............................................................................................................ 18
3. Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.............................................................18
4. Yêu cầu về kỹ thuật.................................................................................................................... 19
5. Thiết kế sơ bộ............................................................................................................................. 27
6. Tổng vốn đầu tư của dự án.......................................................................................................... 30
1. Nội dung dự báo......................................................................................................................... 32
a. Phương pháp dự báo................................................................................................................... 32
b. Kết quả dự báo nhu cầu vận tải của vùng....................................................................................33
2. Kết quả đếm lưu lượng phương tiện các tuyến xung quanh khu vực dự án..................................35
3. Kết quả dự báo nhu cầu vận tải trên tuyến dự án.........................................................................39
1. Xác định các yếu tố chi phí và lợi ích về mặt kinh tế - xã hội......................................................43
2. Kết luận sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án..................................................................44
1. Các thông số tính toán................................................................................................................45
2. Kết quả phân tích hiệu quả tài chính...........................................................................................47
3. Phân tích tính khả thi của dự án BOT..........................................................................................48
1. Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án: 0 đồng........................................................52
2. Ưu đãi, bảo đảm đầu tư............................................................................................................... 52
1. Dự án BT: công trình đường giao thông......................................................................................53


2. Dự án xây dựng khu đô thị (dự án đối ứng).................................................................................53
1. Yêu cầu về phương thức tổ chức quản lý và kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ...........................53
2. Quản lý thực hiện dự án.............................................................................................................. 53
PHỤ LỤC 1:.................................................................................................................................. 56
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH.................................................................56
PHỤ LỤC 2:................................................................................................................................. 102
CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN....................................................................................102
PHỤ LỤC 3:................................................................................................................................. 103
CÁC BẢN VẼ THIẾT KẾ SƠ BỘ................................................................................................ 103

Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

1


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương
CÔNG TY CỔ PHẦN
TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐƯỜNG BỘ
---------O0O---------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------O0O---------

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2017

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT DỰ ÁN PPP
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG TỈNH 398B NỐI
QUỐC LỘ 37 VỚI QUỐC LỘ 18 THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG

PHẦN A. THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN
1. Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18
Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương theo hình thức đối tác công tư.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng với nhà đầu tư: UBND tỉnh Hải
Dương.
3. Nhà thầu Tư vấn lập đề xuất dự án: Công ty CP TVTK Đường bộ.
4. Địa điểm, quy mô, diện tích đất sử dụng:
Địa điểm: Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Quy mô và yêu cầu kỹ thuật:
- Quy mô: Đường cấp III đồng bằng
- Yêu cầu về kỹ thuật:
+ Tốc độ thiết kế 80km/h
+ Bán kính đường cong bằng tối thiểu: Rmin=650m
+ Độ dốc dọc tối đa: i=4%
+ Bề rộng nền đường: Bn=12m, mặt đường Bm=11m bằng bê tông nhựa
+ Kết cấu cầu: Cầu BTCT và BTCT DƯL vĩnh cửu, Bc=12m.
Diện tích sử dụng đất: Khoảng 23,79 ha.
5. Tổng vốn đầu tư (dự kiến PA1 kiến nghị):
- Phương án đầu tư theo hình thức BOT: 467,05 tỷ đồng (trong đó lãi vay 40,886 tỷ
đồng).
- Phương án đầu tư theo hình thức BT: 433,80 tỷ đồng (trong đó lãi vay 32,94 tỷ
đồng).
6. Vốn đầu tư của nhà nước tham gia thực hiện dự án: 0 tỷ đồng.
7. Loại hợp đồng dự án: Đề xuất hình thức đầu tư theo hình thức hợp đồng BT.
8. Phương án tài chính sơ bộ
- Phương án đầu tư theo hình thức BOT:
+ Giá trị hiện tại thuần NPV

1,95 tỷ đồng


+ Tỷ suất nội hoàn tài chính F-IRR

10,59%

+ Tỷ số lợi ích/chi phí (B/C)

1,0029

+ Thời gian hoàn vốn
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

29 năm ,09 tháng

2


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

- Phương án đầu tư theo hình thức BT:
+ Diện tích khu đất đối ứng

99,52 ha

+ Giá trị quỹ đất đối ứng

644,96 tỷ

+ Giá trị đối trừ


638,61 tỷ

+ Phần chi phí nộp vào NSNN.

6,36 tỷ

9. Ưu đãi và bảo đảm đầu tư
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp
luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
PHẦN B. CĂN CỨ LẬP ĐỀ XUẤT DỰ ÁN
Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014
Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính Phủ về quản lý chất lượng
và bảo trì công trình xây dựng
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng
Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chỉnh phủ về đầu tư
theo hình thức đối tác công tư
Thông tư 02/2016/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 3 năm 2016 Hướng dẫn lựa chọn sơ bộ
dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu
tư theo hình thức đối tác công tư
Thông tư 55/2016/TT-BTC ngày 23 tháng 3 năm 2016 Quy định một số nội dung về
quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn
nhà đầu tư

Thông tư 75/2017/TT-BTC ngày 21/7/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số
điều của thông tư 55/2016/TT-BTC ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính Quy
định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác
công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.
Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quy định quản lý và
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Nghị định 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013
của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP.
Quyết định số 706/QĐ-BXD ngày 30/6/2017 của Bộ Xây dựng về Công bố suất vốn
đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm
2016.
Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn
sau năm 2030
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

3


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030
Quyết định số 3679/QĐ-UBND ngày 28/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải
Dương về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030
Quyết định số 561/QĐ-TTg ngày 18/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 5 - Vùng thủ đô Hà Nội.
Quyết định số 2164/QĐ-BGTVT ngày 30/09/2011 của Bộ GTVT về việc phê duyệt

dự án cải tạo, nâng cấp QL37 đoạn Km77+850 - Km93+839 (lý trình cũ Km95+180),
giai đoạn I tỉnh Hải Dương.
Quyết định số 5437/QĐ-UB ngày 18/11/2005 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê
duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Đường 184 kéo dài, huyện Chí Linh.
Văn bản số 3175/UBND-VP ngày 05/12/2016 của UBND tỉnh Hải Dương về việc
chấp thuận lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư
ngành giao thông.
Quyết định số 540/QĐ-UBND ngày 14/2/2017 của UBND tỉnh Hải Dương về việc
phê duyệt nhiệm vụ, dự toán chi phí khảo sát, lập báo cáo đề xuất dự án đầu tư xây dựng
công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18 Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Biên bản họp liên ngành ngày 16/5/2017 về việc xem xét đề xuất chủ trương đầu tư
dự án: đầu tư xây dựng công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18 Thị xã Chí Linh,
tỉnh Hải Dương.
Tờ trình số 1202/TTr-SGTVT-P4 ngày 13/6/2017 của Sở GTVT Hải Dương đề nghị
thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án đầu tư đường tỉnh 398B nối quốc lộ 37 với quốc lộ
18 thị xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương theo hình thức đối tác công tư.
Báo cáo thẩm định số 983/BC-SKHĐT ngày 17/7/2017 của Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh
Hải Dương và các ý kiến tham gia của các Sở ban ngành và địa phương về đề xuất Dự án
đầu tư xây dựng đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, thị xã Chí Linh theo hình thức đối
tác công tư.
Văn bản số 921/Heco-PĐ2 ngày 10/8/2017 của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế
Đường bộ về việc giải trình các ý kiến của các Sở, ban ngành về đề xuất Dự án đầu tư
xây dựng đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, thị xã Chí Linh theo hình thức đối tác
công tư.
Thông báo số 120/TB-VP ngày 25/8/2017 của UBND tỉnh Hải Dương về kết luận của
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái tại cuộc họp Lãnh đạo UBND tỉnh ngày
21/8/2017.
PHẦN C. NỘI DUNG ĐỀ XUẤT DỰ ÁN
I. Sự cần thiết đầu tư
1. Bối cảnh chung

Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm giữa tam giác
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

4


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

phát triển kinh tế (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố
như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Vị trí của
Hải Dương có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, có vai trò quan trọng làm cầu
nối thủ đô Hà Nội với TP cảng Hải Phòng, TP du lịch Hạ Long. Theo Quy hoạch phát
triển Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương thì định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
như sau:
- Phát huy những thành tựu đạt được trong 20 năm đổi mới, nâng cao rõ rệt đời sống
vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân trong tỉnh; xây dựng cơ sở vật chất KTXH. Phát
huy nguồn lực con người, tiềm năng văn hoá truyền thống, năng lực khoa học công nghệ,
nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc bộ. Trong quá trình phát triển và hội
nhập quốc tế, đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh trong cũng như bên ngoài vùng ĐBSH. Xây
dựng các huyện, thị xã trong tỉnh trở thành các điểm hấp dẫn về đầu tư du lịch. Tạo dựng
nền sản xuất hàng hoá với các sản phẩm truyền thống và sản phẩm có thương hiệu nổi
tiếng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước trên cơ sở khai thác tối đa và hợp
lý các thế mạnh của tỉnh.
- Xây dựng Hải Dương thành tỉnh có kinh tế phát triển mạnh, đóng vai trò động lực
trong vùng ĐBSH. Từng bước xây dựng KCHT hiện đại, hình thành hệ thống đô thị
ngang tầm với các đô thị hiện đại trong khu vực làm hạt nhân trong phát triển kinh tế và
thu hút, thúc đẩy phát triển lan toả về mọi mặt đời sống - xã hội trên toàn tỉnh.
- Đến năm 2020, Hải Dương trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển, trong đó công
nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, có nền văn hoá - xã hội tiên tiến.

a) Về kinh tế:

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 11% - 11,5%/năm, trong đó khu vực
nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 1,8%/, khu vực công nghiệp tăng bình quân
12,6% – 12,8%/năm, khu vực dịch vụ tăng bình quân 12,3% – 12,5%/năm.

Cơ cấu kinh tế Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng - dịch vụ
năm 2020 là: 13,3% - 50,2% - 36,5%.

GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 3.400 - 3.500 USD.


Giá trị xuất khẩu tăng bình quân 16% - 16,5%/năm.


Huy động ngân sách/GDP vào năm 2020 đạt 14 - 15%; thu ngân sách nhà
nước trên địa bàn tăng bình quân 16 - 16,5%/năm.

Vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011 - 2020 đạt 410 - 420 ngàn tỷ đồng.
b) Về xã hội:

Giữ ổn định mức tăng dân số tự nhiên hàng năm dưới 1%.

Cơ cấu lao động trong các khu vực: nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây
dựng - dịch vụ đến năm 2020 là 30% - 35,5% - 34,5%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 75%.


Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 1,5 - 2%/năm.




Giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị hàng năm xuống dưới 4%.


Đến năm 2015 có 15 - 30% học sinh tốt nghiệp THCS vào trung cấp chuyên
nghiệp và dạy nghề, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào đại học, cao đẳng đạt 50%.
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

5


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương


Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng theo cân nặng xuống dưới 12%,
theo chiều cao/tuổi xuống dưới 18% vào năm 2020.

Bình quân có 25 giường bệnh/1 vạn dân (không tính các trạm y tế xã), có 8
bác sỹ/1 vạn dân vào năm 2020.

Tỷ lệ làng, khu dân cư văn hóa đạt 80% vào năm 2020.


Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới đạt trên 60% vào năm 2020.

c) Về môi trường


Tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh vào năm 2020 đạt 22,5% – 23%.


Tỷ lệ xử lý rác thải đô thị vào năm 2020 đạt trên 95%.


Tỷ lệ thu gom và xử lý theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường các loại rác thải
nguy hại đạt 100% vào năm 2015.

Tỷ lệ các khu công nghiệp hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo vệ
sinh môi trường đạt 100% vào năm 2015; Tỷ lệ các cụm công nghiệp hoạt động có hệ
thống xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường đạt 100% vào năm 2020.

Tỷ lệ các hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% vào năm
2020.
Trong những năm gần đây, mạng lưới giao thông vận tải Hải Dương đã từng bước
được cải thiện và hoàn chỉnh chất lượng cao mang lại bộ mặt mới phục vụ đắc lực cho
nhu cầu vận tải của tỉnh Hải Dương và liên thông các tỉnh lân cận Hưng Yên, Quảng
Ninh và Hải Phòng, điển hình các trục đường quốc lộ như QL5, QL18, đường cao tốc Hà
Nội - Hải Phòng và các Quốc Lộ Ql37, QL38, QL10.
Thị xã Chí Linh là đô thị trung tâm khu vực phía Bắc của Tỉnh; là trung tâm Văn
hóa - Du lịch - Thương mại dịch vụ, trung tâm công nghiệp, có tiềm năng lớn phát triển
dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Định hướng đến năm 2020 sẽ
phát triển lên đô thị loại III và trở thành Thành phố thuộc Tỉnh, tới năm 2030 có quy mô
dân số sẽ phát triển khoảng 14-15 vạn dân đô thị với khoảng 3.000ha đất xây dựng.
2. Hiện trạng của dự án
Dự án nghiên cứu thuộc địa phận thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Đường tỉnh 398B
Đường tỉnh 398B, bắt đầu từ điểm giao QL18 tại Km41+320 (Ngã ba Hoàng Tân),
tuyến đi ngược lên phía Bắc và kết thúc tại UBND xã Hoàng Hoa Thám. Tuyến nằm

hoàn toàn trong địa phận TX. Chí Linh với tổng chiều dài 9,5km.
Địa hình tuyến: Tuyến chạy trong khu vực đồi núi, xen kẽ với các khu dân cư các xã
Hoàng Tân, Bắc An, Hoàng Hoa Thám.
Tình trạng kỹ thuật tuyến: Toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, kết cấu mặt
đường bê tông xi măng xen kẽ đá dăm nhựa và loại khác; chất lượng đường ở mức tốt và
trung bình; đoạn cuối tuyến (khoảng 1,35km) mặt đường đất đồi rất xấu.
Cầu cống: cầu - cống, đảm bảo cho các phương tiện giao thông qua lại an toàn.
Khả năng thông qua: Tuyến đường đảm bảo thông xe quanh năm, lưu lượng trung
bình đạt khoảng 750 xcqđ/ngđ.

Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

6


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

3. Hệ thống giao thông liên quan
3.1. Hệ thống giao thông đường bộ
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua như
Quốc lộ 5, QL18, QL10, QL37, QL38, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội – Hạ
Long – Móng Cái. Mạng lưới giao thông đường bộ bao gồm các quốc lộ, đường tỉnh,
đường huyện, đường đô thị và đường GTNT được phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn
với tổng số khoảng 9332 km; trong đó: quốc lộ có 5 tuyến dài 143,6km, đường tỉnh có 17
tuyến dài 381,06km, đường đô thị có 275 tuyến dài 192,73km; đường huyện có 110
tuyến dài 432,48 km, đường xã có tổng chiều dài 1353,28 km; ngoài ra còn khoảng
6829,21 km đường thôn, xóm, đường trên đê và đường ra đồng.

Biểu đồ: Tỷ lệ phần trăm về số km đường bộ toàn tỉnh


Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

7


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

Hình: Bản đồ quy hoạch hệ thống giao thông của tỉnh Hải Dương
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

8


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

a. Quốc lộ 5
Quốc lộ 5 chạy cắt ngang qua tỉnh Hải Dương từ phía Tây sang phía Đông, trên địa
phận tỉnh Hải Dương, tuyến QL5 xuất phát từ Hưng Thịnh (Km 33+720) - giáp ranh giữa
Hưng Yên và Hải Dương đến Kim Lương (Km77+830) - giáp ranh giữa Hải Phòng và
Hải Dương, dài 44,1km ; QL5 là tuyến đường quan trọng, đóng vai trò chiến lược trong
vùng trọng điểm Bắc Bộ, nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải
Phòng; trên địa phận tỉnh, tuyến đi qua nhiều khu trung tâm và khu dân cư đông đúc, đặc
biệt là trung tâm (thị trấn) các huyện Cẩm Giàng, thành phố Hải Dương và Kim Thành.
Tuyến cắt qua nhiều quốc lộ và đường tỉnh: QL38, QL37, ĐT394, ĐT391, ĐT399,
ĐT390, ĐT390B, ĐT389 và ĐT388.
Tình trạng kỹ thuật: Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Hải Dương đạt tiêu chuẩn đường
cấp I, một số đoạn qua trung tâm thị trấn có tiêu chuẩn đường đô thị; kết cấu mặt đường

BTN; riêng đoạn đường gom QL5 đạt tiêu chuẩn đường cấp V, mặt đường BTN, đã bắt
đầu hư hỏng.
Khả năng thông qua: Tuyến đường đảm bảo thông xe quanh năm, cầu cống có tải
trọng lớn đảm bảo cho tất cả các loại xe thông dụng đi qua, lưu lượng thông xe trên
55.612 xcqđ/ ngày đêm.
b. Quốc lộ 18
Quốc lộ 18 qua địa phận tỉnh Hải Dương bắt đầu từ Phả Lại (Km26+433) - giáp ranh
giữa Bắc Ninh và Hải Dương, qua thị xã Chí Linh đến Hoàng Tiến (Km46+300) – giáp
ranh Hải Dương và Quảng Ninh, dài 19,87km. QL18 cũng là một trục quan trọng chạy
song song với QL5 về phía Bắc; tuyến giao cắt với các quốc lộ và đường tỉnh: QL37,
ĐT398, ĐT398B.
Tình trạng kỹ thuật: Đoạn quốc lộ 18 qua địa phận tỉnh Hải Dương đạt các cấp kỹ
thuật II, III - đồng bằng, mặt đường bê tông nhựa, có một đoạn ngắn có kết cấu mặt
đường bê tông xi măng; chất lượng đường ở mức trung bình - xấu, có những đoạn rất
xấu.
Năng lực thông qua: Tuyến thông xe quanh năm, lưu lượng xe thông qua khoảng trên
10.839 xcqđ/ ngày đêm.
c. Quốc lộ 37
Quốc lộ 37 là tuyến quốc lộ thuộc vành đai III - biên giới, trên địa phận tỉnh Hải
Dương, tuyến bắt đầu từ bến phà Chanh (Km30+087) - giáp ranh giữa Hải Dương và Hải
Phòng, tuyến đi qua thị trấn Ninh Giang, ngược lên phía Bắc qua thị trấn Gia Lộc rồi đi
chung QL5, qua thị trấn Nam Sách, cắt qua QL18 tới cầu Trung Quê (Km95+180) - giáp
ranh Hải Dương và Bắc Giang; tổng chiều dài tuyến trên địa phận tỉnh Hải Dương là
64,8km. Tuyến QL37 là tuyến đường quan trọng trong phát triển KTXH cũng như đảm
bảo an ninh quốc phòng, tuyến là giao cắt với các quốc lộ và đường tỉnh: QL5, QL18,
ĐT391, ĐT396, ĐT392, ĐT393, ĐT395, ĐT399, ĐT390, ĐT398.
Tình trạng kỹ thuật: Toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III - đồng bằng, mặt đường
bê tông nhựa và đá nhựa, chất lượng đường nói chung ở mức tốt và trung bình.
Năng lực thông qua: Tuyến thông xe quanh năm, hệ thống cầu, cống tốt, bảo đảm tải
trọng xe 13 - 18 tấn qua lại an toàn. Lưu lượng xe thông qua khoảng 714-1500-3000

xcqđ/ ngày đêm từng đoạn.
d. Hiện trạng và đánh giá hệ thống đường tỉnh
Hiện tại, Hải Dương có 17 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 381,06km; trong đó
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

9


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

có 92,06km mặt đường bê tông nhựa; 272,15 km mặt đường đá dăm láng nhựa; 7,44km
mặt đường bê tông xi măng; 6,2 km mặt đường cấp phối và 3,22 km đường có kết cấu
mặt khác.

Cấp
phối
1.6%

Loại
khác
0.8%

BTXM
2.0%

BTN
24.2%

Đá dăm

nhựa
71.4%

Biểu đồ biểu thị tỉ lệ loại mặt đường đối với đường tỉnh
3.2. Đường sắt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có hai tuyến đường sắt Quốc gia đang hoạt
động: Tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng, tuyến đường sắt Kép - Hạ Long ngoài ra tỉnh
còn có một tuyến đường sắt chuyên dùng Bến Tắm - Phả Lại.
a. Tuyến đường Sắt Hà Nội Hải Phòng đoạn qua Hải Dương:
Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua Hải Dương có chiều dài 46,3km từ
Km36+200 đến Km 82+500
+ Về tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu:
Đường sắt đơn khổ 1000mm, Cấp chủ yếu.
‐ Tốc độ chạy tàu : Vmax = 80 km/h
‐ Độ dốc hạn chế : ip = 6‰
‐ Bán kính đường cong nằm tối thiểu Rmin = 400m.
‐ Bề rộng nền đường : Đường đơn khổ 1000mm B = 4,4m;
‐ Tải trọng cầu cống : mố trụ T16; dầm T14.
‐ Đầu máy Diezen.
‐ Chiều dài dùng được của đường ga : Ldđ = 400m.
‐ Kiến trúc tầng trên : Ray P43, l=12,5m; Tà vet bê tông hai khối DUL, tà vẹt
sắt P30, tà vẹt gỗ; ba lát đá 4x6cm dầy 15cm – 20cm.
‐ Thông tin hữu tuyến (dây trần), tín hiệu đèn màu, có cánh đóng đường bán tự
động.
+ Nền đường, kiến trúc tầng trên
Đường đơn, nền đường rộng 4,4m; nền đường ổn định, tuy nhiên nhiều nơi bi phụt
bùn; Ray P43, l=12,5m mòn, nhiều khuyết tật; tà vẹt bê tông K3A, sắt P30; đá ba lát 4x6cm
dày từ 15cm - 25cm .
+ Cầu
Có 5 cầu tổng chiều dài 666,14 m trong đó có 2 cầu lớn là cầu Phú Lương và cấu

Lai Vu :
Cầu Phú Lương: chiều dài toàn cầu Ltc = 403,39 m, gồm 10 nhịp bằng dàn thép,
chiều dài nhịp 381,0 m, Mặt cầu trần, tà vẹt gỗ, vận tốc khai thác V = 50km/h, trước đây
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

10


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

là cầu đi chung giữa đường sắt và đường bộ tuy nhiên hiện nay đường bộ bỏ không khai
thác, tình trạng cầu hiện nay hư hỏng nhiều, dàn thép rỉ, mố trụ nứt, xói.
Cầu Lai Vu: chiều dài toàn cầu là Ltc = 146,56m, chiều dài nhịp Ln = 135,36m gồm
3 nhịp bằng dàn thép hợp kim và dầm liên hợp mặt cầu trần, kín, tà vẹt gỗ, vận tốc khai
thác cho phép: V = 40km/h, tình trạng dầm thép và mố trụ cầu còn tốt tuy nhiên các thanh
giằng , liên kết dọc, liên kết ngang, các bản nút dàn bị rỉ.
Ga: Hiện qua địa bàn Hải Dương có 6 ga; Chiều dài dùng được Ldđ > 400m đối với
các ga còn lại. Khu gian hạn chế năng lực thông qua của tuyến là khu gian Cầm Giàng –
Cao xá.
+ Thông tin tín hiệu:
Thiết bị thông tin tín hiệu trên tuyến đường sằt Hà Nội – Hải Phòng được xây dựng
từ những năm 70 của thế kỷ trước hiện nay rất cũ, (lạc hậu khoảng 30 năm), thông tin dây
trần kỹ thuật Analog dung lượng nhỏ, tổng đài khống chế ghi khoá điện-tín hiệu đèn màu,
đóng đường khu gian bán tự động.
b. Tuyến đường sắt Kép - Hạ Long đoạn qua Hải Dương
Đoạn qua Hải Hương có chiều dài 8,87 km với một ga Chí Linh
+ Tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu
‐ Khổ đường, cấp đường: Đường sắt đơn khổ 1435mm.
‐ Tốc độ chạy tàu : Vmax = 80 km/h

‐ Độ dốc hạn chế : ip = 8‰
‐ Bán kính đường cong nằm tối thiểu Rmin = 300m.
‐ Bề rộng nền đường : B = 6,2m.
‐ Tải trọng cầu cống : mố trụ T16; dầm T14
‐ Đầu máy Diezen
‐ Chiều dài dùng được của đường ga : Ldđ = 400m
‐ Kiến trúc tầng trên : Ray P43, l=12,5m; Tà vet. Bê tông hai khối DUL, tà vẹt
sắt P30, tà vẹt gô; ba lát đá 4x6cm dầy 15cm – 20cm.
‐ Thông tin hữu tuyến (dây trần), tín hiệu đèn màu, có cánh đóng đường bán tự
động.
+ Nền đường, kiến trúc tầng trên
Đường đơn khổ 1435mm, nền đường rộng 6,2m; nền đường xuống cấp; đá ba lát thiếu
nhiều, chiều dày đá trung bình khoảng 12cm; Ray P43, l=12,5m mòn, nhiều khuyết tật; tà vẹt
bê tông K3A, nứt dọc nhiều.
+ Thông tin tín hiệu
Được xây dựng từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước hiện nay rất cũ, (lạc hậu khoảng
30 năm), thông tin dây trần kỹ thuật Analog dung lượng nhỏ, tổng đài khống chế ghi khoá
điện tín hiệu đèn màu, đóng đường khu gian bán tự động rơ le đường đơn loại 64D.
c. Tuyến đường sắt chuyên dùng - Bến Tắm - Phả Lại
Đây là tuyến đường sắt chuyên dùng phục vụ vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện Phả
Lại, tuyến có tiêu chuẩn kỹ thuật như tuyến Kép - Hạ Long đường đơn khổ 1435mm.
3.3. Đường thuỷ nội địa
a. Hiện trạng luồng, tuyến
Tổng chiều dài các tuyến sông đã được sử dụng vào mục đích vận tải khoảng 393,5
Km. Ngoài ra còn hàng trăm km đường sông có thể đưa vào quản lý khai thác vận tải.
Hiện có 12 tuyến sông do Trung ương quản lý dài 274,5Km; và 6 tuyến sông do địa
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

11



Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

phương đang quản lý dài 122 Km.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 12 tuyến sông do Trung ương quản lý như
Sông Thái Bình, sông Thương, sông Luộc, sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn... Tổng chiều
dài 274,5 km, trong đó có sông Thái Bình, sông Luộc là những tuyến đường thuỷ quan
trọng của khu vực ĐBSH.
Ngoài ra có 6 tuyến sông chính do địa phương quản lý: Sông Sặt; Sông Cửu An; sông
Đình Đào; Sông Tứ Kỳ; Sông Cầu Xe; và Sông Ghẽ. Tổng chiều dài 6 tuyến sông này là
122 km.
b. Bến thuỷ nội địa
Nhờ các yếu tố thuận lợi của giao thông đường thủy địa phương, ở hai bên bờ sông
thuộc các tuyến sông Trung ương và các tuyến sông địa phương đã có hàng chục bến xếp
dỡ. Hầu hết bến thủy nội địa này là các bến tự nhiên, chưa có xây dựng cầu bến và các
công trình bến bãi theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu vận tải, các
bến này đang hoạt động kinh doanh khai thác dịch vụ bốc xếp hàng hóa, khối lượng
thông qua khoảng 4000-8000 tấn/ năm; đặc biệt bến Cầu Lai Vu đạt tới 20000 tấn/ năm.
3.4. Các quy hoạch liên quan
a. Đường tỉnh 398B
Giai đoạn 2011 - 2020:
Quy hoạch kéo dài ĐT398B tại đầu tuyến, tại khu vực Chi Ngãi (điểm giao QL18),
kéo dài tuyến xuống phía Tây Nam đến điểm giao ĐT389B (quy hoạch mới); đoạn kéo
dài mới dựa trên các đường huyện, đường xã và mở mới một số đoạn với tổng chiều dài
khoảng 8,5km.
Quy mô kỹ thuật:
- Đoạn đầu tuyến từ Km 0+000 (giao QL18) đến Km 9+500 dài 9,5 Km, hoàn chỉnh
cấp IV, đoạn qua thị trấn, thị tứ theo quy hoạch được duyệt. Đầu tư xây dựng 2 cầu
Đại Tân, Khơ Me đạt tiêu chuẩn H30-XB80.

- Xây dựng đoạn từ QL37 đến QL18 (qua khu công nghiệp Cộng Hòa) dài 8,5 Km
quy mô cấp III.
Giai đoạn 2021-2030:
- Đoạn đầu tuyến từ Km 0+000 (giao QL18) đến Km 9+500 dài 9,5 Km, nâng cấp đạt
cấp III;
- Đoạn mở mới 8,5 Km nâng cấp đạt cấp I, 6 làn xe (theo cấp Đường vành đai 5 – Hà
Nội).
Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:
- Xây dựng đoạn từ QL37 đến QL18 (qua khu công nghiệp Cộng Hoà) dài 8,5
Km, quy mô cấp III.
- Đầu tư xây dựng 2 cầu Đại Tân, Khơ Me đạt tiêu chuẩn H30-XB80
b. Quy hoạch phát triển trục Bắc Nam
Giai đoạn 2011 - 2020:
- Điểm đầu tại cầu Hiệp, tuyến đi theo đường cầu Hiệp – Gia Lộc rồi nhập vào nút
giao Cao tốc HN-HP, sau đó tuyến đi chung 1 đoạn ĐT399 đến ngã 3 Gia Lộc, tuyến đi
theo đường 62m, nhập vào QL5 tại Km48. Tuyến đi chung QL5 đến xã Cộng Hòa, tuyến
cơ bản đi theo ĐT389, vượt sông Kinh Thầy tại khu vực phà Triều và nối với QL18.
- Đầu tư xây dựng đoạn đầu tuyến từ Cầu Hiệp đến nút giao Cao Tốc là 19km, quy
mô đường cấp II.
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

12


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp đoạn tuyến đi chung với ĐT389 vượt sông Kinh
Thầy tại khu vực phà Triều và nối với QL18, dài khoảng 17 km, quy mô đường cấp II
(đường nối QL5 với QL18).

Giai đoạn 2021 - 2030:
Nâng cấp, cải tạo đảm bảo trục Bắc Nam tối thiểu đạt quy mô đường cấp II, những
đoạn đi chung với Vành đai 5 – Hà Nội đoạn qua Hải Dương đạt cấp I, 6 làn xe, chiều
rộng 32,5m.
c. Đường tỉnh 389B
Giai đoạn 2011 - 2020:
Xây dựng đoạn tuyến mới nối Chí Linh với Kinh Môn (nối QL37 và ĐT389),
chiều dài khoảng 6,5km.
Kéo dài đoạn đầu tuyến ĐT389B khoảng 3 km đến phà Dinh để kết nối sang Hải
Phòng; đoạn kéo dài này đi theo đường vành đai thị trấn Kinh Môn.
Quy mô kỹ thuật: Nâng cấp đoạn ĐT389B cũ (Km0-Km13+808) đạt tiêu chuẩn
đường cấp IV, đoạn tuyến kéo dài 3km đã đầu tư xây dựng xong quy mô theo cấp đường
đô thị, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa;
Cầu cống: giai đoạn đến 2015 sử dụng phà Dinh tại điểm cắt qua sông Kinh Thầy
(thuộc đoạn tuyến kéo dài), giai đoạn sau 2016-2020 xây dựng cầu vĩnh cửu đạt tiêu
chuẩn H30-XB80.
Giai đoạn 2021-2030: Nâng cấp, cải tạo cấp III và duy trì quy mô theo đường đô
thị .
Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:
- Xây dựng mới đoạn nối QL37 thị xã Chí Linh – ĐT389 huyện Kinh Môn; Chiều
dài tuyến: 6,5 Km; quy mô đường cấp IV.
d. Quốc Lộ 18
Giai đoạn 2011 - 2020:
QL18 từ Phả Lại (Km26+433) đến Hoàng Tiến (Km46+300) duy trì tiêu chuẩn
đường cấp II, III, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.
Cải tạo nút giao giữa QL18 và QL37 tại ngã 3 Sao Đỏ, thị xã Chí Linh đảm bảo
ATGT. Xây dựng các cầu vượt trên tuyến, xử lý điểm đen nguy cơ gây mất an toàn giao
thông.
e. Quốc Lộ 37
Giai đoạn 2011- 2020:

Đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo quốc lộ 37 đoạn qua Hải Dương tối thiểu đạt
cấp III, 2 làn xe cơ giới; kết cấu mặt đường bê tông nhựa Đoạn qua đô thị được đầu tư
xây dựng theo quy hoạch đô thị được duyệt.
Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-1015:
- Nâng cấp, cải tạo đoạn Km23+200 – Km47+888 huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) –
Gia Lộc (Hải Dương), chiều dài tuyến 24,69 Km; Tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng
(hiện nay đang được đầu tư xây dựng, chi tiết từng đoạn theo dự án được duyệt). Xây
dựng cầu Chanh theo tiêu chuẩn H30-XB80.
- Nâng cấp, cải tạo đoạn Km82+980 (Giao QL37 và QL18) - Km95+016 (giữa Hải
Dương và Bắc Giang) dài 12,2 Km đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III; Đoạn qua đô
thị Chí Linh được quy hoạch nâng lên một cấp và đầu tư xây dựng theo quy hoạch đô thị
được duyệt.
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

13


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

- Xây dựng mới tuyến phân luồng QL18 đi QL37 (tránh trung tâm thị xã Chí
Linh), Km35+020 QL18, xã Chí Minh, TX Chí Linh - Km77+850 QL37, TX Chí Linh
dài 3,7 Km.
f. Đường Vành đai 5 - Vùng thủ đô Hà Nội
Đường Vành đai 5 qua địa phận tỉnh Hải Dương đoạn từ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến
địa phận tỉnh Bắc Giang theo quy hoạch có hướng tuyến như sau: Hướng tuyến đi phía
Đông thành phố Hải Dương qua địa phận các huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà, Nam Sách, thị xã
Chí Linh và TP. Hải Dương chiều dài khoảng 33,56km, đi qua các điểm khống chế chính
sau:
- Điểm đầu: Km154+638 ≡ Km54+500 (lý trình đường cao tốc Hà Nội - Hải

Phòng) thuộc địa phận xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ.
- Điểm cuối: Km188+201 thuộc địa phận phường Lê Lợi, thị xã Chí Linh.
- Hướng tuyến cụ thể như sau:
+ Từ vị trí giao với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại khoảng Km54+500
(lý trình đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng) tuyến đi theo hướng đường Vành đai 2 TP.
Hải Dương (quy hoạch) qua xã Quyết Thắng, huyện Thanh Hà.
+ Giao qua QL.5 và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng tại khoảng Km60 (lý trình
QL.5) vị trí cách cầu Lai Vu (trên QL.5) khoảng 100m về phía Tây thuộc địa phận xã Ái
Quốc, thành phố Hải Dương.
+ Đi theo hướng Bắc qua cánh đồng xã Cộng Hòa, huyện Nam Sách và vượt
sông Kinh Thầy từ địa phận thôn Chí Điền, xã Cộng Hòa, huyện Nam Sách sang phía
Tây thôn Thủ Chính, xã Đồng Lạc, thị xã Chí Linh
+ Đi song với QL.37 (ĐT.183 cũ) về phía Đông (trùng với hướng tuyến dự
kiến điều chỉnh đoạn cuối tuyến ĐT.389B, qua khu công nghiệp Cộng Hòa, thị xã Chí
Linh).
+ Giao với QL.18 và đường sắt Yên Viên - Hạ Long thuộc địa phận phường
Hoàng Tân, thị xã Chí Linh và kết nối với đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long tại khoảng
Km73+500 (lý trình đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long) và đi sang địa phận huyện Lục
Nam, tỉnh Bắc Giang.
g. Cao tốc Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái
Đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái quy hoạch với tổng chiều dài
294km; trên địa phận tỉnh Hải Dương dự kiến tuyến được quy hoạch đi về phía Bắc Côn
Sơn, đi phía trên phà Đồng Việt, xã Hưng Đạo, điểm cuối xã Hoàng Tiến (thị xã Chí
Linh), dài khoảng 22km, quy hoạch đường 6 làn xe, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.
Đề xuất quy hoạch các nút giao cắt: đoạn cắt qua QL37 được bố trí nút giao khác
mức liên thông; còn các giao cắt khác với đường tỉnh 398B, các đường huyện, đường xã,
đường khác là các giao cắt trực thông. Tĩnh không giao với các đường tỉnh, huyện và
quốc lộ là 4,75m.
Dự kiến đường ô tô cao tốc Nội Bài - Hạ Long được đầu tư xây dựng trong giai
đoạn 2011-2015 (bao gồm cả phần đường, cầu, nút giao khác mức liên thông, trực thông,

đường gom,...).
h. Quy hoạch KCN Cộng Hòa
Vị trí, quy mô: Khu công nghiệp Cộng Hòa nằm trên địa phận phường Cộng Hoà, thị
xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách phường Sao Đỏ khoảng 2 km về phía Đông, giáp
đường Quốc lộ 18 (QL18) và cách không xa đường Vành đai 5 vùng thủ đô Hà Nội. Quy
mô KCN: 357,03ha.

Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

14


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

Tính chất KCN: Công nghiệp công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ tự động
hóa, công nghệ vật liệu mới). Công nghiệp lắp ráp điện tử tin học, viễn thông và thiết bị
điện. Công nghiệp cơ khí, chế tạo máy công nghiệp, nông nghiệp. Công nghiệp lắp ráp ô
tô, xe máy. Công nghiệp sản xuất cao su, nhựa, chất dẻo. Công nghiệp sản xuất sứ, thủy
tinh cao cấp.
Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt tại Quyết
định số 3813/QĐ-UBND ngày 02/11/2007 với quy mô 357,03ha.
4. Sự cần thiết đầu tư
Trong những năm gần đây, mạng lưới giao thông vận tải Hải Dương đã từng bước
được cải thiện và hoàn chỉnh chất lượng cao mang lại bộ mặt mới phục vụ đắc lực cho
nhu cầu vận tải của tỉnh Hải Dương và liên thông các tỉnh lân cận Hưng Yên, Quảng
Ninh và Hải Phòng, điển hình các trục đường quốc lộ như QL5, QL18, đường cao tốc Hà
Nội - Hải Phòng và các Quốc Lộ QL37, QL38, QL10.
Quốc lộ 37 là trục giao thông quan trọng trong hệ thống giao thông của tỉnh Hải
Dương, đóng vai trò như là trục ngang kết nối các Quốc lộ 5, 10, 18, tương lai với đường

cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh, góp phần quan trọng
trong việc phát triển kinh tế, văn hoá cũng như an ninh quốc phòng của tỉnh Hải Dương.
Hiện tại, Quốc Lộ 37 đoạn qua thị xã Chí Linh có chất lượng thấp, xuống cấp, không
đáp ứng được nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao cũng như yêu cầu về đảm bảo an toàn
giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến, chính vì vậy việc
đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường này là rất cần thiết.
Việc xây dựng ĐT398B có ý nghĩa như tuyến tránh QL37 về phía Đông thị xã Chí
Linh, cùng với tuyến tránh phía Tây QL37 sẽ hình thành đường vành đai khép kín của thị
xã Chí Linh, có vai trò quan trọng kết nối từ QL37 với QL18 tránh trung tâm thị xã Chí
Linh, đây là tuyến đường có ý nghĩa hết sức quan trọng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội của thị xã nói riêng và của tỉnh Hải Dương nói chung, nâng cao đời sống
của nhân dân, từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông vận tải của tỉnh Hải Dương, phù
hợp với quy hoạch được duyệt, phù hợp với định hướng nâng thị xã lên thành thành phố
trước năm 2020.
5. Mục tiêu của dự án
Việc đầu tư xây dựng ĐT398B sẽ hình thành đường vành đai khép kín phía Đông của
thị xã Chí Linh kết nối QL37 với QL18 tránh trung tâm thị xã Chí Linh tạo điều kiện thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội của thị xã Chí Linh, nâng cao đời sống của nhân dân, từng
bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông vận tải của tỉnh Hải Dương.
6. Lợi thế của việc đầu tư theo hình thức PPP
Trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm, cân đối nguồn vốn hết sức nan giải đối với phát
triển hạ tầng giao thông, nếu không có những đột phá trong phương thức quản lý cũng
như những mô hình thu hút nguồn lực xã hội, chỉ chờ vốn ngân sách, vốn trái phiếu, hạ
tầng giao thông không thể được phát triển đồng bộ, kịp thời. Đối với Nhà đầu tư, việc chủ
động được nguồn vốn là cơ hội và lợi thế rất lớn để triển khai thực hiện hoàn thành dự án
có hiệu quả.
Với những diễn biến của tình hình kinh tế trong nước cũng như kinh tế thế giới trong
thời gian gần đây, đặc biệt là việc thắt chặt đầu tư công, các đầu tư dự án theo hình thức
PPP, BT, BOT sẽ là sự lựa chọn hợp lý, thể hiện cụ thể qua các lợi thế sau:
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)


15


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

Hình thức đầu tư truyền thống được tài trợ từ thuế và nợ công. Nhà nước tài trợ toàn
bộ chi phí, bao gồm cả chi phí vượt trội. Việc vận hành và bảo dưỡng do nhà nước quản
lý, nhà thầu không chịu trách nhiệm sau khi kết thúc thời gian bảo hành.
Trong chi tiêu công cộng, PPP là hợp tác công - tư mà theo đó Nhà nước cho phép tư
nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước. Với
mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được
khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức
hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ
mang lại lợi ích cho cả Nhà nước và người dân vì tận dụng được tiềm lực tài chính và
quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân.
Trong hình thức đầu tư truyền thống, do thời gian chuẩn bị và thực hiện dự án bị kéo
dài dẫn tới chi phí thực tế trượt xa dự toán ban đầu. Bên cạnh đó, các chi phí vận hành và
bảo dưỡng biến động khó xác định nên hiệu quả đầu tư rất thấp. Đối với PPP, sự ổn định
của dòng chi phí đầu tư được thể hiện qua việc Chính phủ chỉ thanh toán khi có dịch vụ.
Chính phủ sẽ xác định những yêu cầu đối với dự án, giao cho tư nhân thiết kế, tài trợ, xây
dựng và vận hành dự án đáp ứng các tiêu chí dự án trong dài hạn. Doanh nghiệp dự án (tư
nhân) sẽ nhận được khoản thanh toán trong suốt vòng đời của hợp đồng PPP theo một
thỏa thuận trước và không trả thêm cho phần vượt dự toán.
Trong hoàn cảnh nhu cầu cơ sở hạ tầng Việt Nam ngày càng tăng nhanh mà ngân
sách của Chính phủ và các nhà tài trợ có giới hạn, hợp tác công tư (PPP) có khả năng như
một đòn bẩy đối với các nguồn tài chính và chuyên môn từ khu vực tư nhân nhằm cải
thiện chất lượng và mở rộng độ bao phủ của các dịch vụ cơ sở hạ tầng tại Việt Nam hiện
nay.

Thuận lợi: Sử dụng được những kỹ năng, công nghệ hiện đại và tính hiệu quả của
khu vực tư nhân. Buộc khu vực công cộng ngay từ đầu phải chú trọng đầu ra và lợi ích
(thay vì các yếu tố đầu vào). Đưa vốn tư nhân vào và giúp giảm nhẹ gánh nặng về tài
chính cho dự án. Các rủi ro liên quan đến thiết kế và xây dựng; nhu cầu thị trường; chi
phí vận hành và bảo dưỡng được chuyển từ nhà nước sang tư nhân một phần hoặc toàn
phần. Chắc chắn về ngân sách. Những nhà cung cấp tư nhân có trách nhiệm hơn trong
việc cung cấp dịch vụ trong môi trường khuyến khích thích hợp.
Khi đầu tư dự án giao thông theo hình thức PPP, Nhà nước, Nhà đầu tư và xã hội
cùng sẽ đạt được các mục tiêu hài hòa và hiệu quả kinh tế. Trong đó, Nhà nước không
phải cân đối nguồn vốn rất lớn để đầu tư nhưng vẫn đạt được chiến lược, mục tiêu trong
thời gian ngắn có thể đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ phục vụ phát triển kinh
tế, xã hội, góp phần hoàn thiện quy hoạch mạng lưới đường bộ. Đồng thời, nguồn vốn
ngân sách nhà nước có thể được ưu tiên để đầu tư các lĩnh vực an sinh xã hội (y tế, giáo
dục….) hiện đang rất bức thiết.
Đầu tư các dự án theo hình thức PPP đang được khuyến khích thực hiện và Chính
phủ đã cụ thể hóa tại Nghị định số 15/2015/NĐ- CP ngày 14/4/2015 về đầu tư theo hình
thức đối tác công tư, qua đó, tạo hành lang pháp lý và nhiều điều kiện thuận lợi cho các
Nhà đầu tư.
II. Thuyết minh về kỹ thuật của dự án
1. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án
Quy mô ĐT398B đề xuất phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hải
Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được duyệt tại Quyết định số
3679/QĐ-UBND ngày 28/12/2010 của UBND tỉnh Hải Dương và các quy hoạch khu vực
liên quan dự án.
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

16


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí

Linh, tỉnh Hải Dương

Quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy hoạch: đường cấp III đồng bằng, Vtk=80km/h
(TCVN4054-2005); Bề rộng nền đường 12m trong đó B mặt đường =11m; B lề đất
=2x0,5m=1m.
Quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật của đường Vành đai 5 đoạn qua tỉnh Hải Dương như
sau:
Tiêu chuẩn kỹ thuật đường
T.T

Tên chỉ tiêu

1

Cấp đường

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Tốc độ thiết kế
Số làn xe

Độ dốc siêu cao lớn nhất
Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất
Chiều dài hãm xe hay tầm nhìn dừng xe
Độ dốc dọc lớn nhất lên dốc lớn nhất
Độ dốc dọc lớn nhất xuống dốc lớn nhất
Bán kính đường cong lồi tối thiểu
Bán kính đường cong lõm tối thiểu
Tần suất thiết kế (cầu và đường)
Cường độ mặt đường yêu cầu

Đơn vị

km/h
làn
%
m
m
%
%
m
m
%
Mpa

Giá trị
Đường cao
tốc
120
4-6
7

650
230
4
5,5
12000
5000
1
180

Quy mô tuyến đường Vành đai 5 đoạn qua tỉnh Hải Dương như sau:
+ Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030 (quy mô cao tốc 4 làn xe)
- 4 làn xe cơ giới
= 2 x (2 x 3,75)
= 15m
- Dải phân cách giữa
= 1 x 1,0
= 1,0m
- Dải an toàn trong
= 2 x 0,75
= 1,5m
- Lề đường
= 2 x 3,0
= 6,0m
- Lề đất
= 2 x 1,0
= 2,0m
Tổng cộng:
= 25,5m
+ Giai đoạn sau năm 2030 (quy mô cao tốc 6 làn xe)
- 6 làn xe cơ giới

= 2 x (3 x 3,75)
= 22,5m
- Dải phân cách giữa
= 1 x 1,0
= 1,0m
- Dải an toàn trong
= 2 x 0,75
= 1,5m
- Lề đường
= 2 x 3,0
= 6,0m
- Lề đất
= 2 x 1,0
= 2,0m
Tổng cộng:
= 33,0m
Theo quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 được duyệt tại Quyết định số 3679/QĐ-UBND thì hướng tuyến
ĐT398B đi trùng một đoạn đường Vành đai 5 - Vùng thủ đô, vì vậy để có thể tận dụng
khi nâng cấp, mở rộng thành đường Vành đai 5 trong tương lai theo quy mô đường cao
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

17


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

tốc kiến nghị các yếu tố về bình diện, trắc dọc tuyến của ĐT398B áp dụng theo quy mô
của đường cao tốc.

TT
Tiêu chuẩn kỹ thuật
1 Cấp đường
2 Vận tốc thiết kế, km/h
3 Quy mô cắt ngang
+ Bề rộng mặt đường
+ Bề rộng lề gia cố
+ Lề đường
4 Bán kính đường cong nằm tối thiểu (Rmin)
5 Độ dốc dọc lớn nhất (%)
6 Tải trọng tính toán cầu cống
7 Tần suất thiết kế (cầu và đường)
8 Cường độ mặt đường yêu cầu (Mpa)

Giá trị
Cấp III đồng bằng
80km/h
12m
2 x 3,5 = 7,0m
2 x 2,0 = 4,0m
2 x 0,5 =1,0m
650
4
HL93
1%
140

2. Địa điểm thực hiện dự án
Địa điểm xây dựng: tuyến đi qua địa phận thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
3. Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư

Dự án đầu tư xây dựng công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, thị xã Chí
Linh tỉnh Hải Dương theo hình thức PPP được thiết kế với tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp
III đồng bằng. Theo nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính Phủ quy định
về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Nghị định số 100/2013/NĐCP ngày 03/9/2013 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010. Theo điều 14 mục 2 cọc GPMB được tính từ
chân taluy hoặc mép ngoài công trình mỗi bên ra 2m. Theo điều 16 mục 2 cọc GPMB
được tính từ mép cầu sang mỗi bên ra 7m.
a. Nguyên tắc đền bù
Việc đền bù phải tiến hành tới từng hộ dân trên nguyên tắc công khai, công bằng, hợp
lý giá cả đền bù dựa trên những quy định khung giá của Chính phủ và UBND tỉnh, có
xem xét đến thực tế của địa phương và giá đền bù của các dự án đã và đang được triển
khai trên cùng địa bàn để quy định giá cả đền bù.
Người được Nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích nào thì khi Nhà nước thu hồi
đất được đền bù bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng để thay thế hoặc bằng tiền
theo giá đất có cùng mục đích sử dụng. Người sử dụng đất bất hợp pháp, khi bị Nhà nước
thu hồi không được đền bù thiệt hại về đất và phải tự chịu mọi chi phí tháo dỡ giải toả
mặt bằng theo yêu cầu của Nhà nước.
Đối với cây trồng hàng năm và vật nuôi trên đất có mặt nước tính bằng giá trị sản
lượng thu hoạch của 1 vụ tính theo thu hoạch bình quân của 3 vụ trước đó theo giá nông
sản, thuỷ sản thực tế ở địa phương tại thời điểm đền bù.
Đối với cây trồng lâu năm: Nếu cây trồng đang ở thời kỳ xây dựng cơ bản hoặc mới
bắt đầu thu hoạch thì đền bù toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu, chăm sóc đến thời điểm thu
hồi. Nếu cây trồng đang ở thời kỳ thu hoạch thì đền bù theo giá trị còn lại của vườn cây.
Nếu là cây lâu năm thu hoạch 1 lần thì đền bù toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí
chăm sóc tính đến thời điểm thu hồi đất. Nếu là cây lâu năm đến thời hạn thanh lý thì chỉ
đền bù chi phí việc chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây.
b. Tổ chức thực hiện
Công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư tuân thủ theo Nghị định số 11/2010/NĐCông ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

18



Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ quy định
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 và
Quyết định số 883/QĐ-BGTVT ngày 8/4/2013 của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy
định hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất xây
dựng các dự án đầu tư xây dựng giao thông và các văn bản hiện hành khác.
Công tác này được thực hiện như một Tiểu dự án độc lập.
c. Khối lượng GPMB dự kiến
Nhu cầu sử dụng đất của dự án sơ bộ khoảng 23,79 ha; tuyến đi qua địa phận thị xã
Chí Linh. Diện tích chiếm dụng chủ yếu là đất nông nghiệp, một số nhà dân cũng bị ảnh
hưởng. Diện tích đất chiếm dụng của từng xã như sau:
Phường Thái Học:

21.400 m2

Xã An Lạc:

59.500 m2

Xã Văn Đức

74.000 m2

Phường Hoàng Tân:


83.000 m2

4. Yêu cầu về kỹ thuật
Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, tình hình dân cư, các vị trí khống chế (đền, chùa,
miếu, mộ...) và điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn thực tế, TVTK đã nghiên cứu và đề
xuất 3 phương án tuyến như sau:
a. Phương án 1:
- Điểm đầu: Km0 (Giao với QL37 tại Km81+740 - Lý trình thực tế, giáp nối với dự án
tuyến tránh QL37 phía Tây tại điểm đầu Km77+850 - Lý trình dự án QL37) thuộc địa
phận phường Thái Học, thị xã Chí Linh.
- Điểm cuối: Km9+890 (~Km41+540 QL18) thuộc phường Hoàng Tân, TX Chí Linh.
- Chiều dài: khoảng 9,89 km
- Hướng tuyến: Điểm đầu tuyến trùng với điểm đầu của tuyến tránh QL37 phía Tây
(chưa thi công), tuyến rẽ phải đi về phía Đông QL37, cắt qua cánh đồng phường Thái
Học, sau đó tuyến rẽ trái cắt qua sông Ninh Chấp tại Km1+700, sau đó tuyến đi thẳng
qua khu vực cánh đồng xã An Lạc, tuyến đi song song về bên trái đường đất hiện tại
(cách đường đất khoảng 150m), sau đó đến khoảng Km4 tuyến nhập vào đường đất,
đi trùng đường cũ đến Km4+200, sau đó tuyến rẽ trái tách khỏi đường cũ đi sát sân
vận động thôn Khê Khẩu, đi sau trường tiểu học Văn Đức, tuyến cắt qua đường dây
điện 220Kv, tuyến tiếp tục đi thẳng và cắt qua cánh đồng lúa xã Văn Đức, tuyến rẽ
trái đi sát vào khu dân cư thôn Bích Thủy, sau đó đi qua khu vực cánh đồng phường
Hoàng Tân về phía Đông khu công nghiệp Cộng Hòa, tuyến kết thúc tại ngã 3 Bến
Tắm gần cửa hàng xăng dầu Hoàng Tân.

Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

19


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí

Linh, tỉnh Hải Dương

Một số hình ảnh tuyến đi qua
Điểm đầu tuyến Km0

Vị trí cắt sông Ninh Chấp Km1+700

Tuyến đi sát sân vận động thôn Khê Khẩu
Km4+400

Điểm cuối tuyến Km9+890
Trùng Km41+540 (QL18)

b. Phương án 2:
- Điểm đầu: Km0 (Giao với QL37 tại Km81+740 - Lý trình thực tế, giáp nối với dự án
tuyến tránh QL37 phía Tây tại điểm đầu tại Km77+850 - Lý trình dự án QL37) thuộc
địa phận phường Thái Học, thị xã Chí Linh.
- Điểm cuối: Km9+040 (~Km42+500 QL18) thuộc phường Hoàng Tân, thị xã Chí
Linh.
- Chiều dài: khoảng 9,04 km
- Hướng tuyến: Điểm đầu tuyến trùng với điểm đầu của tuyến tránh QL37 phía Tây
(chưa thi công), tuyến rẽ phải đi về phía Đông QL37, cắt qua cánh đồng phường Thái
Học, sau đó tuyến nhập vào đường đất cũ tại Km0+700, tuyến bám theo đường đất cũ
và cắt qua sông Ninh Chấp tại Km0+950, tuyến tiếp tục bám theo đường đất cũ đến
Km3+900, tuyến tách tách khỏi đường cũ đi sát sân vận động thôn Khê Khẩu, đi sau
trường tiểu học Văn Đức, tuyến cắt qua đường dây điện 220Kv, tuyến tiếp tục đi
thẳng và cắt qua cánh đồng lúa xã Văn Đức, tuyến cắt qua khu dân cư thôn Bích

Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)


20


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

Thủy, sau đó tuyến rẽ trái đi qua khu vực cánh đồng phường Hoàng Tân, tuyến kết
thúc tại vị trí gần cầu Đại Tân trên QL18.
Một số hình ảnh tuyến đi qua
Điểm đầu tuyến Km0

Đoạn đi trùng đường đất cũ KM0+700 –
Km3+900

Đoạn cắt qua sông Km8+700

Điểm cuối tuyến Km9+040
Trùng Km42+500 (QL18)

c. Phương án 3: (Theo tim tuyến do Công ty CP tư vấn xây dựng công trình giao thông 2
lập dự án đầu tư năm 2005 đã được phê duyệt tại quyết định số 5437/QĐ-UB ngày
18/11/2005)
-

Điểm đầu: Km0 (Giao với QL37 tại Km81+740 - Lý trình thực tế, giáp nối với dự án
tuyến tránh QL37 phía Tây tại điểm đầu tại Km77+850 - Lý trình dự án QL37) thuộc
địa phận phường Thái Học, thị xã Chí Linh.

-


Điểm cuối: Km8+600 (~Km40+900 QL18) thuộc phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh.

-

Chiều dài: khoảng 8,6 km

-

Hướng tuyến: Điểm đầu tuyến trùng với điểm đầu của tuyến tránh QL37 phía Tây
(chưa thi công), tuyến rẽ phải đi về phía Đông QL37, cắt qua cánh đồng phường Thái

Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

21


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

Học, sau đó tuyến rẽ trái cắt qua sông Ninh Chấp tại Km1+200, sau đó tuyến đi thẳng
qua khu vực cánh đồng xã An Lạc, tuyến đi song song về bên trái đường đất hiện tại
(cách đường đất khoảng 150m), sau đó tuyến rẽ trái đi sát trường tiểu học Văn Đức,
tuyến cắt qua đường dây điện 220Kv, tuyến tiếp tục rẽ trái đi qua khu vực quy hoạch
của cụm công nghiệp Văn Đức, sau đó cắt qua khu công nghiệp Cộng Hòa đã được
xây dựng, tuyến kết thúc tại khoảng Km40+900 (QL18).
So sánh lựa chọn phương án tuyến:
Do hướng tuyến phương án 3 này không còn phù hợp do cắt qua khu công nghiệp
Cộng Hòa đã được xây dựng nên TVTK kiến nghị không đưa vào phân tích so sánh
và lựa chọn hướng tuyến. Chi tiết phân tích, so sánh lựa chọn phương án tuyến thể
hiện trong bảng sau:


Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

22


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

Tiêu chí

Phương án 1

Phương án 2

9,89Km

9,04Km

3 cầu / 129m

4 cầu+1 tràn / 249m

23,79ha

19,35ha

Giá thành xây dựng
(không bao gồm
trạm thu phí)


255,51 tỷ đồng

270,62 tỷ đồng

Chi phí GPMB (cả
dự phòng)

77,64 tỷ đồng

74,04 tỷ đồng

- Hướng tuyến thẳng đẹp, các
yếu tố hình học thỏa mãn tiêu
chuẩn đường cấp III đồng bằng
cũng như tiêu chuẩn đường cao
tốc khi nâng cấp thành đường
VĐ5 trong tương lai.

- Hướng tuyến thẳng đẹp, các
yếu tố hình học thỏa mãn tiêu
chuẩn đường cấp III đồng
bằng.

Chiều dài
Khối
lượng

Cầu
GPMB


Ưu điểm

- Tận dụng được đường đất
cũ, giảm CPXD và GPMB.

- Phù hợp với hướng tuyến VĐ5
quy hoạch đã được phê duyệt,
phù hợp việc kết nối với đường
VĐ5 tại Km1+500, dự trữ quỹ
đất để kiến nghị bổ sung thêm
vị trí kết nối với đường VĐ5 tại
vị trí này.
- Điểm cuối kết nối với QL18
phù hợp với điểm kết nối tuyến
VĐ5 quy hoạch với đường cao
tốc Nội Bài - Hạ Long
Nhược điểm

- Không tận dụng được đường - Điểm cuối tuyến cắt sông
đất cũ hiện tại.
nhiều lần, đây là khu vực
thoát lũ của khu vực nên cần
phải cải sông, đây là vấn đề
hết sức phức tạp, phải làm
cầu kết hợp với tràn và các
công trình gia cố taluy để hạn
chế xói lở, đảm bảo thoát
nước cho khu vực.
- Tuyến cắt qua nhiều khu

dân cư.
- Chi phí xây dựng lớn hơn
PA1 do phải làm nhiều cầu,
tràn và gia cố taluy.
- Đoạn đi trùng đường cũ một
số đoạn qua khu dân cư
không đủ hành lang mở rộng

Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

23


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

Tiêu chí

Phương án 1

Phương án 2
theo quy mô VĐ5 trong
tương lai.
- Bố trí bổ sung n út giao liên

thông giữa ĐT398B với
đường vành đai 5 quy hoạch
không thuận lợi, nút giao có
chi phí xây dựng lớn.
- Không phù hợp với hướng

tuyến VĐ5 quy hoạch nên
không tận dụng để mở rộng
thành đường VĐ5 sau này.
Kiến nghị



O

Sau khi phân tích, so sánh các yếu tố kinh tế kỹ thuật, TVTK kiến nghị lựa chọn
phương án 1. Đây là phương án có chi phí xây dựng thấp, hướng tuyến thẳng đẹp, phù
hợp với việc mở rộng nâng cấp thành đường vành đai 5 trong tương lai, thuận tiện cho
việc bố trí nút giao liên thông kết nối với khu vực thị xã Chí Linh với đường vành đai 5
và cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Phương án này cũng được các đại biểu thống nhất tại
cuộc họp liên ngành ngày 16/5/2017 và thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại
cuộc họp Lãnh đạo UBND tỉnh ngày 21/8/2017.
* Phân tích khả năng kết nối với đường vành đai 5:
Nguyên tắc bố trí giao cắt đường vành đai 5 quy hoạch như sau :
Đường Vành đai 5 giao với các đường: đường cao tốc, các quốc lộ, đường sắt, đường
tỉnh, các trục chính của địa phương và các đường dân sinh. Đối với từng loại giao cắt có
từng giải pháp cụ thể như sau:
* Đoạn theo tiêu chuẩn đường cao tốc (Sơn Tây - Phủ Lý và Phủ Lý - Bắc Giang): Dọc
theo đường cao tốc, sự liên hệ giữa các tuyến đường hiện tại, các tuyến đường quy hoạch
và sự liên hệ giữa các khu vực hai bên tuyến được phân chia theo các cấp như sau:
- Mối liên hệ dân sinh: bao gồm liên hệ qua lại cho người đi bộ, xe đạp, xe máy,
máy sản xuất nông nghiệp… Mối liên hệ này được ưu tiên tồn tại trên mọi cấp liên hệ
nêu dưới đây.
- Mối liên hệ cho phương tiện cơ giới: bao gồm sự liên hệ qua lại cho xe ô tô
với tĩnh không đứng tối thiểu bằng 3,50m trở lên. Với đặc thù là loại liên hệ cho phương
tiện có động cơ, khoảng cách giữa các điểm liên hệ loại này được bố trí với khoảng cách

trung bình khoảng 1 - 2km. Tại các vị trí có thể hình thành các khu tập trung dân cư có
thể bổ sung các cầu vượt ngang khi hình thành nhu cầu liên hệ trong tương lai.
- Mối liên hệ liên thông: giải quyết nhu cầu liên hệ dân sinh và tất cả các loại
phương tiện khác. Tại các vị trí này, bố trí các nút giao khác mức liên thông để giải quyết
các mối liên hệ lên - xuống - ngang đối với đường cao tốc. Khoảng cách các điểm liên hệ
này từ 15 đến 25km/điểm.
Hệ thống các công trình được xây dựng để giải quyết các mối liên hệ trên bao
gồm:

Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

24


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD Công trình đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, Thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

- Các cầu vượt: bao gồm các cầu vượt ngang qua đường cao tốc (trực thông hoặc
là một bộ phận của nút giao lập thể liên thông).
- Các cầu vượt người đi bộ: dùng cho người đi bộ được bố trí trong các khu vực
đông dân cư.
- Đường đô thị song hành, đường gom: là các tuyến đường chạy song song với
đường cao tốc, được xây dựng mới hoặc đi theo hướng tuyến quy hoạch.
- Nhánh rẽ: là các đường liên hệ từ nút giao lập thể liên thông với đường đô thị,
đường giao và ngược lại.
Theo quy hoạch đường vành đai 5 qua địa phận tỉnh Hải Dương giao cắt với đường hiện
tại có các vị trí giao cắt như sau:
Thống kê giao cắt chính với các tuyến đườngVành đai 5 qua địa phận tỉnh Hải Dương
TT


Lý trình

Quy mô hiện
tại (quy hoạch)

Km148+788

12,0

Tên đường giao

1

Quốc lộ 37

2

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Km154+638 ≡ Km55+400

(33,0)

3

Quốc lộ 5 + Đường sắt

Km167+550 ≡ Km60+100

22,5 (25,5)


4

Giao QL.18 + Đường sắt

Km185+000

12,0

Km188+201 ≡ Km74+000

(35,0)

Km189+500 ≡ Km65+700

(35,0)

5
6

Cao tốc Nội Bài - Hạ Long
(lần 1)
Cao tốc Nội Bài - Hạ Long
(lần 2)

Theo quy hoạch đường vành đai 5 từ vị trí giao cắt liên thông với Quốc lộ 5
(Km167+550 ≡ Km60+100-QL5, thuộc địa phận huyện Nam Sách) đến vị trí giao cắt
trực thông với QL18 + Đường sắt (Km185+000, thuộc địa phận thị xã Chí Linh), sau đó
tuyến tiếp tục giao cắt liên thông với QL37 (Km188+201, thuộc ranh giới giữa Hải
Dương và Bắc Giang). Như vậy khoảng cách giữa 2 vị trí nút giao liên thông kết nối với

QL5 và QL37 là 32Km, khoảng cách giữa 2 vị trí này là khá xa vì vậy trong bước lập dự
án đường vành đai 5 kiến nghị bổ sung thêm một vị trí nút giao liên thông tại phường
Thái Học kết nối giữa đường vành đai 5 và ĐT398B, sau khi bổ sung nút giao này thì
khoảng cách giữa các nút giao trung bình khoảng 15Km là phù hợp. Việc bổ sung nút
giao vành đai 5 với ĐT398B là cần thiết vì sẽ đáp ứng nhu cầu cho các xe trên QL37 từ
khu vực huyện Nam Sách và Thị xã Chí Linh đi lên đường vành đai 5 để đi về phía Bắc
Giang, các xe đi trên QL18 từ khu vực huyện Quế Võ (Bắc Ninh) đi về phía Bắc Giang
được thuận tiện. Trước mắt đề xuất vị trí nút giao liên thông dự kiến để dự trữ quỹ đất
cho việc bổ sung nút giao này trong tương lai khu đường vành đai 5 được xây dựng.
Giao cắt giữa QL18 và đường vành đai 5 quy hoạch là giao cắt trực thông nên những xe
hướng từ phía Quảng Ninh muốn lên đường vành đai 5 để đi về phía Bắc Giang phải đi
theo QL18 sau đó qua thị xã Chí Linh sau đó rẽ phải vào QL37 và đi theo QL37 đến nút
giao với đường vành đai 5 gần ranh giới giữa Hải Dương và Bắc Giang, theo hành trình
này khoảng cách để kết nối từ QL18 đến đường vành đai 5 khá xa, ngoài ra các phương
tiện muốn đi từ QL18 cũng như QL37 muốn kết nối với đường vành đai 5 phải đi qua
trung tâm thị xã Chí Linh sau đó đi vào QL37 sẽ dẫn tăng lưu lượng xe chạy qua trung
tâm thị xã, qua đó làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, an toàn giao thông và tiếng ồn,
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

25


×