Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh trung việt đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.37 KB, 47 trang )

 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề đặt ra cho cả hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP
Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt Đà Nẵng nói riêng trong thời qua cũng
như hiện nay là làm thế nào để mở rộng đầu ra cho nguồn vốn nhằm thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, góp phần tăng sức mua, tăng tốc độ luân chuyển hàng hóa
trên thị trường.
Hiện nay “cho vay tiêu dùng” là một trong những hình thức tín dụng mà
ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt Đà Nẵng đang thực hiện
để giải quyết đầu ra cho mình. Bên cạnh đó còn để thực hiện chủ trương kích cầu
và chính sách tiền tệ mà chính phủ đề ra. Hơn thế nữa trong xu thế ngày nay đất
nước đang trên đà hội nhập nền kinh tế thế giới, nhu cầu của con người ngày
càng tăng thì xu hướng đi vay để tiêu dùng ngày càng nhiều.
Xuất phát từ vấn đề trên cùng với quá trình thực tập tại ngân hàng TMCP
Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt Đà Nẵng em đã chọn đề tài: “Phân tích
tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh
Trung Việt Đà Nẵng” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Nội dung chuyên đề gồm có 3 phần:
Chương một: Những vấn đề chung về ngân hàng thương mại và hoạt
động cho vay tiêu dùng
Chương hai: Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
TMCP Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt Đà Nẵng trong hai năm 2016
- 2017
Chương ba: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu
dùng tại ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt Đà Nẵng.
Trong tập chuyên đề vì thời gian và trình độ kiến thức còn hạn chế rất
mong sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ của thầy cô.


SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 1


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn của mình là cô Trịnh Thị
Trinh đã trực tiếp hướng dẫn và cung cấp kiến thức cần thiết để em hoàn thành
chuyên đề này.
Em xin cảm ơn ban giám đốc và các anh chị phòng tín dụng của ngân
hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt Đà Nẵng đã giúp đỡ quan tâm
và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian thực tập.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Hà Thanh Bình

SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 2


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại:
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại:
Ngân hàng Thương mại là một tổ chức tín dụng được phép thực hiện toàn
bộ hoạt động của Ngân hàng. Hoạt động Ngân hàng là hoạt động với nội dung
thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng tiền này để cấp tín dụng và cung ứng
các dịch vụ thanh toán.
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại:
1.1.2.1 Chức năng tạo tiền:
Người ta cho rằng: “ Một trong những chức năng chủ yếu của Ngân Hàng
Thương Mại là tạo tiền và huỷ vốn” liên quan đến Ngân Hàng Thương Mại là tìm
kiếm lợi nhuận, các Ngân Hàng Thương Mại không thể không quan tâm như là
một yêu cầu cho chính ngay sự tồn tại và phát triển của mình là tạo tiền. Tạo tiền
cùng các chức năng khác của Ngân Hàng Thương Mại họp thành các hệ thống
chức năng, khác của ngân hàng thương mại họp thành hệ thống các chức năng,
phản ánh bản chất của các Ngân Hàng Thương Mại. Chức năng này được thực
hiện thông qua các hoạt động Tín dụng và đầu tư trong mối liên hệ chặt chẽ với
Ngân Hàng Trung ương.
Đến thế kỷ 19 hệ thống Ngân Hàng Thương Mại 2 cấp được hình thành,
các Ngân hàng không còn hoạt động riêng lẻ mà tạo nên một hệ thống, trong đó
Ngân hàng phát hành độc quyền đóng vai trò Ngân hàng của các Ngân hàng, còn
các Ngân Hàng Thương Mại chuyên doanh làm nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ
trong mối quan hệ với các doanh nghiệp và cá nhân.
Nhờ vào hoạt động trong hệ thống mà các Ngân hàng Thương mại đã tạo
ra bút tệ thay thế cho tiền mặt là một sáng kiến quan trọng trong lịch sử hoạt
động Ngân hàng. Chính nhờ phương thức tạo tiền này mà Ngân hàng đã trở
thành trung tâm của đời sống hiện đại.
1.1.2.2 Ngân Hàng Thương mại là một tổ chức trung gian tín dụng:
Ngân hàng Thương mại quan hệ trực tiếp với người có tiền chưa sử dụng
với người có nhu cầu gặp nhiều hạn chế, vì trong cuộc sống người có nhu cầu


SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 3


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

không phải lúc nào cũng có thể tìm gặp được người cung cấp.Ngân hàng Thương
mại với những nghiệp vụ của mình đã khắc phục được hạn chế trên. Trong cùng
một thời điểm Ngân hàng Thương mại vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
Ngân hàng Thương mại vay của người có tiền chưa sử dụng và cho những người
đang có nhu cầu vế tiền vay.
Trong nền kinh tế thị trường Ngân hàng Thương mại với chức năng trung
gian tín dụng đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hầu hết phần lớn các quan hệ tín dụng được tập trung qua Ngân hàng.
Còn đối với doanh nghiệp thì nguồn vốn tín dụng do Ngân hàng cấp là phổ biến
và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong kết cấu tài sản nợ của họ.
1.1.2.3 Ngân hàng thương mại là thủ quỹ của các doanh nghiệp:
Sự ra đời của ngân hàng thương mại đánh dấu một bước phát triển của xã
hội, thông qua nghiệp vụ thanh toán hộ, Ngân hàng thương mại gián tiếp thúc
đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, tiết kiệm chi phí lưu thông, giảm cho phí giá
cả.
Ngân hàng thương mại với chức năng là người thủ quỹ nhận tiền gửi
thanh toán của doanh nghiệp này trả cho doanh nghiệp khác. Qua việc mở rộng
tài khoản tại ngân hàng thương mại, người mua không phải đem tiền đến giao
cho người bán, khi đến hạn họ chỉ báo cáo cho Ngân hàng biết hoặc gửi tiền vào
tài khoản của mình tại ngân hàng để ngân hàng thưch hiện nghiệp vụ thanh toán
cho người bán, còn người bán có thể nhận (nếu cần tiền) hoặc chỉ báo cáo cho

ngân hàng chuyển tiền của người trả vào tài khoản của mình.
1.2.3 Các nghiệp vụ của Ngân hàng Thương mại:
1.2.3.1 Nghiệp vụ huy động
Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề trong hoạt động kinh
doanh của các NHTM, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với bản thân của mọi
NHTM. NHTM được sử dụng các biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật
cho phép để huy động các nguồn tiền từ xã hội nhằm tạo ra một lượng vốn cần
thiết cho nền kinh tế cho từng giai đoạn. Nghiệp vụ tạo vốn của NHTM bao gồm :

SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 4


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

Vốn tự có của ngân hàng:
Vốn tự có là nguồn vốn mà mọi ngân hàng đều phải có để dự trữ riêng cho
mình. Nó có vai trò rất quan trọng trong tổng nguồn vốn .Nó có khả năng phòng
ngừa rủi ro, khả năng cạnh tranh và thanh toán cho khách hàng. Đảm bảo cho
khách hàng hoạt động vững chắc hơn trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân
hàng hiện nay.nguồn vốn này bao gồm:
Vốn điều lệ: Đây là số vốn ban đầu khi thành lập được ghi vào điều lệ của
ngân hàng và nó ít nhất bằng số vốn pháp định do ngân hàng nhà nước quy định.
Các quỹ của ngân hàng: Trong quá trình hoạt động, vốn tự có của ngân hàng
được bổ sung bằng các quỹ dự trữ và các quỹ khác.
Lợi nhuận còn lại chưa phân phối: Đây là nguồn lợi nhuận mà ngân hàng
thu được từ hoạt động kinh doanh hàng năm.

Nghiệp vụ huy động tiền gửi:
Đây là hoạt động quan trọng nhất nhằm tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng, nó
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nghiệp vụ tài sản nợ của ngân hàng, là đối tượng
chủ yếu , mục tiêu quản lý tài sản nợ của NHTM. Đồng thời nó thể hiện quy mô
hoạt động của mỗi ngân hàng.Các hình thưc huy động của nghiệp vụ này bao
gồm: tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn); tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là nguồn chủ yếu cho hoạt
động kinh doanh của NHTM.
Nghiệp vụ huy động vốn dưới hình thức phát hành các chứng chỉ:
Để mở rộng nguồn vốn cho ngân hàng, bên cạnh nguồn vốn huy động tiền
gửi, các NHTM có thể huy động vốn bằng cách phát hành các loại nợ có mệnh
giá cao gọi là chứng chỉ tiền gửi. Hình thức huy động này thể hiện tính chủ động
của ngân hàng khi ngân hàng cần vốn và là công cụ mua bán trên thị trường tiền
tệ. Chứng chỉ tiền gửi này có thể là trái phiếu hoặc kỳ phiếu, nguời sở hữu chúng
có thể chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố hoặc chiết khấu cho ngân hàng để vay
tiền. Nó có vai trò trong việc mở rộng tín dụng của ngân hàng.
Nghiệp vụ đi vay ở các ngân hàng khác:
Các NHTM có thể đi vay vốn của NHTW trong những tình huống thiếu hụt
dự trữ ,thiếu tiền mặt thanh toán. Vay các ngân hàng khác thông qua thị trường

SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 5


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

liên ngân hàng, vay từ các tổ chức tín dụng nước ngoài, nhằm hỗ trợ cho khả

năng thanh toán chi trả và làm tăng quy mô tính dụng của ngân hàng. Đối với các
khoản vay này thời gian thường ngắn nhưng lãi suất cao.
1.2.3.2 Nghiệp vụ cho vay:
Nghiệp vụ tài sản nợ là nghiệp vụ đầu vào thì nghiệp vụ tài sản có là nghiệp
vụ đầu ra của ngân hàng. Đây là nghiệp vụ mà các NHTM sẽ sử dụng các nguồn
vốn có được từ nghiệp vụ tài sản nợ để tiến hành hoạt động kinh doanh. Nghiệp
vụ tài sản có bao gồm:
Các khoản mục về ngân quỹ:
Tiền mặt tại quỹ: Bao gồm tiền giấy và tiền kim loại giữ lại tại kho của ngân
hàng. Nguồn tiền này nhằm đảm bảo khả năng thanh toán chi trả cho khách
hàng.
Tiền gửi tại NHTW và các ngân hàng đại lí: Đây là nguồn tiền dùng để thực
hiện các khoản thanh toán chuyển khoản giữa các khách hàng theo lệnh của
khách hàng
Tiền mặt đang trên đường thu hồi :là khoản tiền mà các đơn vị trả nợ kí cam
kết thanh toán, hiện đang thu về.
Nghiệp vụ tín dụng:
Nghiệp vụ tín dụng được xem là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các NHTG
nói chung và các NHTM nói riêng. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong khoản mục thuộc tài sản có. Nghiệp vụ này bao gồm tín dụng trung dài
hạn, ngắn hạn,cho thuê tài chính, bảo lãnh...
Nghiệp vụ này mang tính rủi ro cao do chịu nhiều yếu tố tác động như: Điều
kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị...
Tài sản cố định:
Tài sản cố định là nguồn vốn để tạo dựng ngân hàng.Những loại TSCĐ của
NHTM thường chiếm một tỉ trọng nhỏ trong khoản mục tài sản có. Nó được tạo
thành từ nguồn vốn điều lệ của NHTM. Cơ cấu tài sản cố định của ngân hàng bao
gồm: trụ sở làm việc, thiết bị máy móc,dụng cụ làm việc, các phương tiện thông
tin, các phương tiện vận chuyển, các loại trang thiết bị khác.ngoài ra còn có
TSCĐ vô hình khác như uy tín của ngân hàng.

SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 6


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

Nghiệp vụ đầu tư:
Đây cũng là một trong những nghiệp vụ mà các NHTM thường sử dụng để
tìm kiếm lợi nhuận. Các NHTM sử dụng nguồn vốn ổn định để mua các chứng
khoán như công trái, các loại trái phiếu, cổ phiếu nhằm mục đích tìm kiếm lợi
nhuận, nâng cao khả năng thanh khoản, đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh để
phân tán rủi ro, bảo tồn ngân quỹ và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Tất cả các loại chứng khoán đều mang lại thu nhập cho ngân hàng,
tuy nhiên tuỳ theo mục đích hoạt động mà ngân hàng mua loại này hay loại khác.
1.2.3.3 Nghiệp vụ trung gian
Nghiệp vụ trung gian thanh toán:
Bao gồm bảo lãnh, uỷ thác thanh toán, tư vấn, làm môi giới chứng khoán,
phát hành chứng khoán, nhận vốn tài trợ.
Các nghiệp vụ khác của NHTM:
Ngoài những nghiệp vụ đã nêu, các NHTM còn thực hiện một số các dịch
vụ cho khách hàng như: chuyển tiền, cho thuê két sắt, nhận tiền điện nước,
chuyển trả tiền học phí...
1.2 Khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương
mại:
1.2.1 Khái niệm về cho vay tiêu dùng:
Cho vay tiêu dùng là hình thức tổ chức tín dụng cho các cá nhân vay vốn để
mua sắm tư liệu sinh hoạt hoặc đáp ứng nhu cầu khác phục vụ đời sống.

1.2.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng:
Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng để tài trợ cho mục đích của
tứng cá nhân, hộ gia đình nên qui mô vốn của từng món vay thường là nhỏ hơn
so với những món vay cho mục đích kinh doanh hoặc đầu tư của các tổ chức kinh
tế. Điều này dẫn đến lượng khách hàng của cho vay tiêu dùng rất lớn. Chính vì
nó thoã mãn nhu cầu của mỗi cá nhân trong xã hội mà mỗi người lại có những
mục đích tiêu dùng khác nhau. Nắm rõ đặc điểm này, các tổ chức tín dụng cho
vay phải sắp xếp, bố trí lịch làm việc hợp lý để giải quyết lượng khách hàng rất
lớn đến để vay, trả nợ hàng tháng.

SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 7


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

Cho vay tiêu dùng là hình thức tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro nhưng
đem lại thu nhập lớn cho Ngân hàng. Như ta đã biết, Cho vay tiêu dùng phụ
thuộc rất nhiều vào khả năng trả nợ của từng cá nhân, nó không phải là rủi ro do
chủ quan từ phía người đi vay mà còn chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của
các yếu tố chủ quan như rủi ro về mất việc làm, bệnh tật, tai nạn, chết, các sự cố
xảy ra trong gia đình… nhưng chính là do số lượng khách hàng rất nhiều nên
những rủi ro này được phân tán, không tập trung vào một đầu mối nên giảm được
những tổn thất lớn cho ngân hàng. Bên cạnh đó lại đem về cho Ngân hàng một
nguồn thu đáng kể từ lợi nhuận cho vay. Vì lãi suất do các Ngân hàng sử dụng
trong vay tiêu dùng ở mức lãi suất cố định, trong đó đã tính đến việc loại trừ các
yếu tố về rủi ro nên lãi suất vay tiêu dùng có lãi suất cao hơn so với các loại hình

cho vay khác. Vì vậy đã giảm nhẹ được thiệt hại cho Ngân hàng trong những
trường hợp xảy ra rủi ro dẫn đến các tổn thất tín dụng, còn trong trường hợp
không xảy ra rủi ro thì Ngân hàng lại thu được món lợi từ sự chênh lệch này.
Nhu cầu vay tiêu dùng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, đây là món vay rất
nhạy cảm với tình trạng "sức khoẻ" của nền kinh tế. Khi nền kinh tế mở rộng,
tăng trưởng tốt và ổn định thì nhu cầu vay tiêu dùng tăng lên, vì mọi người cảm
thấy lạc quan về tương lai nên sẵn sàng chi tiêu cho cuộc sống của mình. Và
ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, tâm lý chung của các cá nhân là
không tin tưởng về cuộc sống tương lai, lo sợ tình trạng thất nghiệp xảy ra, nên
họ sẽ tiết kiệm trong việc chi tiêu của mình và hạn chế việc cho vay mượn Ngân
hàng.
Người vay tiêu dùng hầu như không quan tâm đến lãi suất cho vay vốn mà
hầu như họ chỉ quan tâm đến số tiền phải bỏ ra cho món vay đó. Vì đây là món
vay tiêu dùng, không vì mục đích kinh doanh nên người vay thường ít quan tâm
đến chi phí phải trả này, hơn thế nữa, đối tượng vay ở đây là những lao động bình
thường, họ ít am hiểu về vấn đề của ngân hàng như lãi suất,... điều quan tâm đơn
giản là món vay của họ có thoả mãn được nhu cầu của họ không và số tiền họ
phải trả mỗi kỳ là bao nhiêu.

SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 8


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

1.2.3 Sự cần thiết phải cho vay tiêu dùng:
Tín dụng tiêu dùng là một trong những hoạt động kinh doanh của các

NHTM. Nó không những đem lại nhiều lợi ích đích thực cho lĩnh vực hoạt động
của ngân hàng mà còn đem lại nhiều lợi ích khác cho nhiều đối tượng.
Đối với Ngân hàng: cho vay tiêu dùng góp phần đa dạng hoá hoạt động tín
dụng, phân tán rủi ro và tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, thông qua cho vay tiêu
dùng các Ngân hàng có điều kiện thiết lập nhiều mối quan hệ mật thiết với các cá
nhân cũng như các doanh nghiệp, tạo thuận lợi mở rộng thị phần phát triển dịch
vụ Ngân hàng và khả năng huy động vốn, tiền gửi từ dân cư. Đồng thời Ngân
hàng còn đáp ứng được một thị trưòng rộng lớn, khi mà hầu hết người tiêu dùng
mua sắm trước sau đó mới dàn xếp nguồn trả nợ, do đó Ngân hàng có thể đạt
được những lợi tức đáng kể nhất là trong xu thế của sự gia tăng về sản xuất và
tiêu dùng như hiện nay.
Đối với người tiêu dùng: nhờ vay tiêu dùng mà họ được hưởng các tiện
ích trước khi tích luỹ đủ tiền, nhờ đó góp phần nâng cao mức sống, tạo niềm
hưng phấn, tích cực lao động vì tương lai tốt đẹp và đặc biệt quan trọng hơn nó
rất cần thiết cho những trường hợp khi cá nhân có các chi tiêu có tính cấp bách,
như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế.
Đối với nền kinh tế: nếu cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho các
chi tiêu hàng hoá và dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích
cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích thích sản xuất phát triển.
Song, nếu các khoản cho vay tiêu dùng không được dùng như vậy thì chẳng
những không kích thích được cầu mà nhiều khi làm giảm khả năng tiết kiệm
trong nước.
1.2.4 Phân loại cho vay tiêu dùng:
1.2.4.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
Tín dụng tiêu dùng ngắn hạn: là khoản vay với thời hạn đến 12 tháng.
Loại cho vay này áp dụng lãi suất ngắn hạn.
Tín dụng tiêu dùng trung hạn: thời kỳ vay từ 1 đến 5 năm.
Tín dụng tiêu dùng dài hạn: thời hạn vay từ 5 đến 10 năm.

SVTH: Hà Thanh Bình


Trang 9


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

1.2.4.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay:
Các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải
tạo nhà cửa của các cá nhân hoặc của các hộ gia đình.
Các khoản cho vay tài trợ cho những chi phí mua sắm các chuyển động
sản phẩm phục vụ đời sống như ô tô, xe máy, vật dụng gia đình...
Các khoản cho vay nhằm tài trợ cho những mục đích khác như chi phí học
hành, giải trí và du lịch...
1.2.4.3 Căn cứ vào phương thức cho vay:
Cho vay trả góp: là khoản cho vay mà người vay vốn phải trả nợ vay (cả
tiền gốc và lãi) cho tổ chức tín dụng làm nhiều kỳ liên tiếp như đã thoã thuận
(thường là tháng hay quý).
Cho vay trả một lần: là khoản cho vay mà người cho vay vốn chỉ thanh
toán một lần với tổ chức tín dụng (cả tiền gốc và lãi) vào lúc đáo hạn hợp đồng
theo thoả thuận của hai bên. Thông thường đây là những khoản vay có qui mô
vốn nhỏ đi kèm với thời hạn ngắn và sử dụng cho những mục đích như chi trả
cho những chuyến đi nghỉ, tiền viện phí, mua sắm những dụng cụ trong gia đình,
các chi phí sửa chữa...
1.2.4.4 Căn cứ vào góc độ nghiệp vụ:
Tín dụng tiêu dùng trực tiếp: là việc ngân hàng thực hiện phát vay trực
tiếp cho người đi vay một số tiền mặt nhất định nhằm mục đích tiêu dùng. Và
định kỳ người vay phải trả một số tiền theo qui định cho ngân hàng.
Tín dụng tiêu dùng gián tiếp: được thực hiện bằng cách các nhà sản xuất

hay nhà cung ứng bán hàng hoá cho khách hàng và ngân hàng sẽ thanh toán thay
người mua hàng. Đây là hình thức phối hơp giữa ngân hàng và các tổ chức bán lẻ
hàng hoá.Sau đó, định kỳ ngân hàng sẽ thực hiện việc thu nợ từ người vay.
1.2.4.5 Căn cứ vào hình thức đảm bảo:
Tín dụng tiêu dùng có đảm bảo: là loại tín dụng tiêu dùng mà Ngân hàng
cung cấp cho khách hàng trên cơ sở tài sản thế chấp, cầm cố hoặc phải có sự bão
lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
Tín dụng tiêu dùng không đảm bảo là loại tín dụng tiêu dùng mà Ngân
hàng cung ứng khi không cần tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bão lãnh bằng tài sản

SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 10


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

của bên thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín, năng lực tài chính của bản
thân khách hàng hoặc dựa vào sự bão lãnh của chủ đơn vị nơi khách hàng làm
việc.
1.2.5 Các quy định về cho vay tiêu dùng của NHTM:
1.2.5.1 Nguyên tắc vay vốn:
Người vay vốn phải hoàn trả đầy đủ cả tiền gốc và tiền lãi cho vay tổ chức
tín dụng khi đến hạn trả nợ.
Người vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng với mục đích và đối tượng chi
phí ghi trong đơn xin vay.
1.2.5.2 Điều kiện vay vốn:
Vay vốn cho nhu cầu tiêu dùng phải có mục đích rõ ràng.

Người vay vốn
Đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân vay vốn phải là công dân Việt Nam từ
18 tuổi trở lên, không mất trí, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm
hình sự hoặc đang chấp hành án.
Có hộ khẩu thường trú hoặc làm việc tại đơn vị đặt trụ sở trên cùng địa
bàn hoạt động của tổ chức tín dụng cho vay.
Có vốn tự có tham gia ít nhất là 20% trong tổng nhu cầu vay vốn xin vay.
Có một trong các yếu tố sau: Tài sản thế chấp, vật cầm cố, người bảo lãnh,
cơ quan quản lý hoặc cơ quan trả lương, trả trợ cấp cho viên chức đó cam kết
trích từ tiền lương, trợ cấp hàng tháng để trả nợ cho tổ chức tín dụng, nếu đến
hạn người vay không trả được nợ gốc và lãi.
1.2.5.3 Đối tượng cho vay :
Phương tiện đi lại: Ôtô, xe máy, xe đạp, thuyền.
Phương tiện thông tin nghe nhìn Radio, Video, TiVi, dàn âm thanh, lắp đặt
điện thoại.
Đồ dùng sinh hoạt: Máy điều hoà, máy giặt, tủ lạnh, bếp ga, giường tủ, bàn
ghế, thiết bị vệ sinh, lắp đặt điện nước sinh hoạt …
Đồ dùng học tập: máy vi tính, nhạc cụ.
Sửa chữa, cải tạo nhà ở, trả tiền giá nhà ở.

SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 11


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

1.2.5.4 Các loại cho vay và thời hạn cho vay:

Các loại cho vay:
Cho vay ngắn hạn, dưới 12 tháng áp dụng lãi suất vay ngắn hạn.
Cho vay trung hạn, từ 12 tháng đến 60 tháng áp dụng lãi suất cho vay trung hạn.
Cho vay dài hạn, từ 60 tháng trở lên áp dụng lãi suất cho vay dài hạn
Tổ chức tín dụng cho vay phải căn cứ nguồn vốn của mình, tính chất khoản
vay và khả năng tự trả của người vay để quyết định loại và thời hạn cho vay đối
với từng trường hợp cụ thể.
Tổ chức tín dụng có thể áp dụng các phương thức cho vay trả góp, hoặc trả
theo định kỳ.
1.2.5.5 Mức cho vay
Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản xây dựng, mua sắm(người vay
vốn tự lực ít nhất 30%).
Phần vốn vay Ngân hàng có tài sản thế chấp, mức cho vay bằng 80% giá trị
tài sản thế chấp, vật cầm cố hoặc mức cam kết bảo lảnh.
Đối với cán bộ công nhân viên làm trong các cơ quan đơn vị có thu nhập
lương hằng tháng, trợ cấp hằng tháng cam kết trích lương, trợ cấp để trả nợ mức
cho vay không quá 24 tháng lương, trợ cấp. Nhưng phải được cơ quan, đơn vị
quản lý người vay cam kết trích tiền lương hoặc trợ cấp để trả nợ cho Ngân hàng.
1.2.5.6. Lãi suất cho vay
Theo mức lãi suất do tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
công bố từng thời điểm. Mức lãi suất cho vay cụ thể do Giám đốc chi nhánh
Ngân hàng nơi cho vay quy định theo nguyên tắc:
Không đựợc vượt qua giới hạn trần lãi suất cho vay cao nhất của tổng Giám
đốc công bố.
Bình quân chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động trên địa
bàn đủ bù đắp chi phí quản lý, không lổ, có tích luỹ hợp lý.
1.2.5.7 Thủ tục và quy trình cho vay tiêu dùng
Thủ tục gồm:
Hợp đồng vay vốn
Bảng cam kết trả nợ vay


SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 12


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

Giấy đề nghị vay vốn. Riêng khách hàng là người hưởng lương vay vốn nhu
cầu đời sống phải có xác nhận của cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan quản
lý chi trả thu nhập. NHNo nơi cho vay có thể thoả thuận với người vay vốn và
các cơ quan quản lý nói trên về việc người vay uỷ quyền cho cơ quan, đơn vị trả
nợ cho NHNo Việt Nam từ các khoản thu nhập của mình.
Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định (nếu phải thực hiện vay vốn có đảm
bảo bằng tài sản).
Quy trình:
Văn thư hoặc cán bộ tín dụng nhận hồ sơ của khách hàng, nếu đủ hồ sơ thì
viết giấy hẹn khách hàng trong vòng tối đa 7 ngày làm việc, sau đó trả lời cho
vay hoặc không cho vay, còn nếu không đủ giấy tờ thì hướng dẫn khách hàng
làm lại.
Chuyển hồ sơ cho trưởng phòng tín dụng nếu hợp lệ, hợp pháp và đầy đủ
các yếu tố theo quy định thì chuyển đến bộ phận thẩm định.
Tiến hành thẩm định: căn cứ vào văn bản thẩm định, trưởng phòng xem
xét nguồn vốn hiện có và quyền phán quyết đơn vị xử lý theo 3 trường hợp:
Viết tờ trình trình giám đốc phê duyệt.
Hoặc viết tờ trình lên hội đồng tín dụng của đơn vị giải quyết.
Hoặc viết tờ trình lên Ngân hàng cấp trên trực tiếp quản lý Ngân hàng cho
vay giải quyết.

Hoàn thành thủ tục nội bộ, quyết định cho vay thì viết giấy thông báo mời
khách hàng đến lập khế ước và nhận tiền vay.
Hoàn thành hồ sơ vay vốn đúng quy định chuyển cho kế toán trưởng kiểm
soát lại nội dung.
Tính hợp lệ của bộ chứng từ.
Nguồn vốn hiện có.
Căn cứ vào hồ sơ vay vốn đã được duyệt nhân viên kế toán Ngân hàng
hướng dẫn khách hàng viết phiếu lĩnh tiền vay hoặc viết phiếu chuyển khoản
hoặc phát hành Sec giao cho khách hàng.
Thực hiện thủ tục và quy trình chi tiền cho chế độ kế toán và kho quỹ.

SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 13


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

Sau khi hoàn tất việc phát tiền vay, kế toán Ngân hàng: giao cho khách
hàng một tờ hợp đồng kiêm khế ước(gốc) kèm theo chứng từ.
Kế toán trưởng giao cho nhân viên trong phòng kế toán quản lý lưu trữ hồ
sơ theo quy định. Vào sổ theo dư nợ,sổ thống kê hoặc cài đặt trong máy vi tính.

SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 14



 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh
CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH TRUNG
VIỆT - ĐÀ NẴNG
2.1 Vài nét sơ lược về ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh
Trung Việt – Đà Nẵng.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông được thành lập tại nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 13 tháng 4 năm 1996 theo Giấy
phép kinh doanh Ngân hàng số 0089/QĐ-NH5 do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam (NHNNVN) cấp trong thời hạn 99 năm kể từ ngày 13 tháng 4 năm 1996 với
số vốn điều lệ ban đầu là 70 tỷ đồng và chính thức khai trương hoạt động vào
ngày 10/6/1996. Hội sở chính tại 45 Lê Duẫn, Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh.
Website: www.ocb.com.vn
Email:
Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông có tên viết tắc tiếng Anh là
ORIENT COMERCIAL JOINT STOCK BANK (được viết tắc là OCB). Trãi qua
hơn 12 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã có
những bước phát triển vượt bậc về cả quy mô và chất lượng để có thể phát triển
và hội nhập trong thời kỳ mới. Từ số vốn điều lệ ban đầu là 70 tỷ đồng đã tăng
lên 567 tỷ đồng vào năm 2006 và năm 2007 là năm đánh dấu những bước phát
triển mới của OCB khi vốn điều lệ được tăng lên 1.200 tỷ đồng. Đó không chỉ
đơn thuần là con số mà còn là sự biểu hiện lớn mạnh không ngừng của OCB
trong khi thị trường tài chính nhiều cơ hội và thách thức.
Hoạt động của OCB tập trung tại các thành phố lớn trong nước và một số
địa phương nhằm cung cấp vốn cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh

doanh. Để tạo bước phát triển mới, để có thể hoạt động trong bối cảnh đất nước
hội nhập và để đảm bảo khả năng cạnh tranh vừa mang tính chuyên nghiệp vừa
đa dạng hóa sản phẩm, hiện đại hóa NH, OCB đã liên minh chiến lược với các
đối tác trong và ngoài nước như: Hiệp hội viễn thông tài chính liên minh toàn cầu
SWIFT, quỹ phát triển nông thôn RDF, hệ thống chuyển tiền nhanh trên toàn thế

SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 15


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

giới Western Union, liên minh thẻ Vietcombank… Đồng thời, OCB đã mở ra
nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác thanh toán quốc tế
như: thanh toán L/C, tài trợ xuất khẩu, thanh toán nhờ thu, Phát hành thư bảo
lãnh, chiết khấu, tư vấn về nghiệp vụ… và năm 2006, OCB đã được ngân hàng
HSBC – ngân hàng toàn cầu lớn thu ba trên thế giới trao tặng chứng nhận “Chất
lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2006”, điều này cho thấy nghiệp vụ
chuyên môn về thanh toán quốc tế của đội ngủ nhân viên chuyên trách thuộc hệ
thống OCB đang dần được nâng cao phù hợp với tiêu chuẩn của các ngân hàng
quốc tế.
Thị trường mục tiêu của ngân hàng Phương Đông là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, cư dân tại đô thị có thu nhập ổn định, các người mua bán nhỏ và các
nông dân co kinh nghiệm sản xuất hàng hóa nông sản…, nhờ xác định được mục
tiêu này mà ngân hàng đã có thể tăng quy mô tín dụng nhưng vẫn kiểm soát được
chất lượng tín dụng.
Hiện nay, mạng lưới hoạt động của OCB cũng không ngừng được mở rộng

nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, góp phần phát triển
kinh tế của nhiều địa phương và giúp OCB mở rộng quy mô hoạt động của mình,
hiện nay mạng lưới hoạt động của OCB đã nâng lên 54 chi nhánh, phòng giao
dịch tính đến tháng 8 năm 2007.
Giới thiệu về ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Trung Việt
Quá trình ra đời và phát triển, quyết định thành lập
Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Trung Việt được thành lập theo quyết
định số 252003/QĐ/HĐQT ngày 16/9/2003 và chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 14/11/2003, tại số 5 đường Đống Đa – Đà Nẵng với mục tiêu góp phần vào
sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, đồng thời
nhận thấy tiềm năng phát triển của thành phố Đà Nẵng
Hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa một hệ thốnh nhiều
ngân hàng trên địa bàn, tuy nhiên, với chính sách khách hành linh hoạt của chi
nhánh và sự nỗ lực của các cán bộ nhân viên nên cho đến nay sau hơn năm năm
thành lập Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Trung Việt đã không ngừng tăng

SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 16


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

trưởng về kết quả hoạt động kinh doanh cũng như về quy mô, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng.
Ngân hàng Phương Đông chi nhánh TrungViệt có
Trụ sở hoạt động chính tại: Số 5 Đống Đa, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Các phòng giao dịch: Nhằm phục vụ cho sự tiện lợi của khách hàng và để

tăng cường mạng lưới của ngân hàng, OCB đã đưa vào hoạt động 4 phòng giao
dịch (PGD) trên địa bàn thành phố: PGD Liên Chiểu, PGD Hải Châu, PGD Núi
Thành, PGD Thanh Khê. Tại mỗi phòng giao dịch đều thực hiện đầy đủ các
nghiệp vụ như tại chi nhánh, nhưng quyền hạn về quy mô nghiệp vụ thuộc vào
quy định của OCB.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của từng phòng ban
2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Ban giám đốc

Bộ phận
Bộ phận
HC-NS
CNTT
PGD
Liên Chiểu

SVTH: Hà Thanh Bình

Bộ phận
Pháp chế
PGD
Hải Châu

Phòng
KD TDPGD
TTQT
Núi Thành

Phòng

Ngân
PGD
quỹ
Thanh Khê

Phòng
Kế toán

Trang 17


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

Chú thích:
HC-NS: Hành chính nhân sự
CNTT: Công nghệ thông tin
KD TD-TTQT: Nghiệp vụ kinh doanh Tín dụng và Thanh toán quốc tế
PGD: Phòng giao dịch
2.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc
Giám đốc chi nhánh do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm theo
quyết định của Tổng giám đốc, có nhiệm vụ tổ chức và kiểm soát mọi hoạt động
của chi nhánh.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết
định của mình. Được ủy quyền cho Phó giám đốc, giám đốc phòng giao dịch ký
kết hợp đồng tín dụng tối đa 70% mức ủy quyền phán quyết của Tổng giám đốc,
ký kết các hợp đồng cầm cố thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản đối với các dự án vay
vốn trong phạm vi được ủy quyền.

Phó giám đốc chi nhánh: thực hiện các nghiệp vụ và quyền hạn theo sự
phân cấp của giám đốc chi nhánh trong phạm vi được giám đốc phân công. Thay
mặt giám đốc ra quyết định các công việc phát sinh khi giám đốc đi vắng trong
phạm vi được ủy quyền, và chịu mọi trách nhiệm về công việc trước giám đốc và
pháp luật.
Phòng hành chính nhân sự
Phụ trách thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, phân phối trang
thiết bị, công cụ lao động, quản lý và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng toàn chi nhánh.
Phỏng vấn, tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng lao động theo kế
hoạch được hội sở chính duyệt hàng năm.
Sắp xếp, bố trí cán bộ nhân viên vào công việc phù hợp, trực tiếp giải
quyết các vấn đề có liên quan đến mức lương và hưu trí
Lập chương trình đào tạo cán bộ công nhân viên trong tác phong làm việc
và thực hiện công tác thi đua khen thưởng
Bộ phận công nghệ thông tin:
Phụ trách về máy móc, thiết bị thuộc về lĩnh vực kỹ thuật, tin học.

SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 18


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

Hỗ trợ các phần mềm, công nghệ hiện đại cho ngân hàng, góp phần vào
việc triển khai chương trình hiện đại hóa ngân hàng
Bộ phận pháp chế
Có trách nhiệm giải quyết và tư vấn các vấn đề thuộc về pháp lý, đại diện

cho ngân hàng giải quyết khi xảy ra tranh chấp, xử lý nợ…
Thiết lập các hợp đồng liên quan tới các nghiệp vụ cho vay, cầm cố, bảo
lãnh và các nghiệp vụ khác của ngân hàng và bên đối tác.
Phòng nghiệp vụ kinh doanh
Thực hiện nghiên cứu, xác minh, thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh,
tài chính, phương án vay vốn, khả năng tài trợ, tài sản đảm bảo của khách hàng.
Phân tích thẩm định và đề xuất cho vay, bảo lãnh theo đúng quy định và trong
phạm vi ủy quyền cảu giám đốc.
Kiểm tra việc sử dụng vốn định kì và đề xuất cho vay. Đôn đốc khách
hàng trả vốn và lãi đúng thời hạn
Hướng dẫn khách hàng liên quan đến các hoạt động cho vay, bảo lãnh.
Thực hiện công tác thông tin phòng ngừa rủi ro.
Tổ chức quản lý, theo dõi tài sản thế chấp, bảo lahx là bất động sản, các
tài sản cầm cố được lưu giữ tại kho.
Thực hiện các nghiệp vụ thuộc về thanh toán quốc tế
Phòng kế toán
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và các dịch vụ khác liên quan đến tài
khoản tiền gửi của khách hàng. Thực hiện các lệnh giải ngân cho vay, thu nợ, phí.
Hướng dẫn khách hàng mỏ tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và
chi trả tiền gửi tiết kiệm, tièn gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân.
Lập các chứng từ khi khách hàng nhận và trả nợ vay.
Tổ chức thực hiện dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thực hiện công tác điện
toán và xử lý thông tin.
Chấp hành chế độ quyết toán hàng năm với hội sở.
Chấp hành đầy đủ các chế độ tài chính đối với ngân sách Nhà nước và
quyết định về nghĩa vụ tài chính của hệ thống

SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 19



 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán, số liệu theo quy định của Nhà
nước và ngành ngân hàng.
Phòng ngân quỹ
Nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân
theo các chứng từ của phòng kế toán.
Quản lý và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho kho quỹ của chi nhánh, thực
hiện các lệnh điều hòa tiền mặt, vàng trong toàn bộ chi nhánh
Giải ngân tiền mặt cho khách hàng theo chỉ định của kế toán, nhận tiền
khi khách hành trả nợ vay.
Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố bảo lãnh do Phòng nghiệp vụ
kinh doanh chuyển sang theo chế độ quy định.

2.1.3 V ai trò của ngân hàng ngân hàng TMCP Phương Đông chi
nhánh Trung Việt
Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dươi hình thức tiền gửi của các
pháp nhân ,cá nhân trong nước và ngoài nước bằng tiền đồng Việt Nam và ngoại
tệ theo quy định Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Thương mại cổ phần
Phương Đông
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ
đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn theo sự uỷ nhiệm của Tổng
Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông.
Được phép vay, cho vay đối với các Định chế tài chính trong nước, thực
hiện và quản lý các nghiệp vụ bảo lãnh , thanh toán quốc tế, nghiệp vụ mua bán,
chiết khấu các chứng từ có giá khi được Tổng Giám đốc uỷ nhiệm, chấp thuận và

theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước.
Thực hiện quản lý mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh,
thẻ thanh toán. Khi có nhu cầu và được Tổng Giám đốc uỷ nhiệm, Ngân hàng
thực hiện việc mua bán vàng. Đồng thời, tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế
toán theo đúng chế độ của nhà nước, Ngân hàng nhà nước và của Ngân hàng
Thương mại cổ phần Phương Đông.
Chấp hành tốt chế độ quản lý tiền tệ, kho quỹ của Ngân hàng nhà nước và
của Ngân hàng Thương mại cổ Phương Đông. Bảo quản các chứng từ có giá,
SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 20


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

nhận cầm cố, thế chấp, bảo đảm an toàn kho quỹ tuyệt đối, thực hiện thu chi tiền
tệ chính xác.
Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nhân viên, quản lý tốt nhân sự, nâng
cao uy tín phục vụ của Ngân hàng Thương mại cổ Phương Đông.
Lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh, mức tạo lời của Ngân hàng như kế
hoạch cân đối vốn, kế hoạch thu nhập – chi phí...
Thường xuyên nghiên cứu và cải tiến nghiệp vụ, đề xuất các sản phẩm,
dịch vụ Ngân hàng phù hợp với địa bàn hoạt động, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
tiên tiến vào quy trình nghiệp vụ và quản lý Ngân hàng, nâng cao chất lượng sản
phẩm, khả năng phục vụ.
Thực hiện chế độ bảo mật nghiệp vụ ngân hàng như về số liệu tồn quĩ,
thanh khoản Ngân hàng, tài khoản tiền gửi khách hàng
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2016-2017
(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2016
ST

1. Thu nhập
Thu từ hoạt động dịch
vụ
Thu từ mua bán chứng
khoán đầu tư
Thu từ hoạt động khác
2.Chi phí
Chi phí tiền lương
Chi phí khấu hao và
khấu trừ
Chi phí dự phòng rủi ro
tín dụng
3. Lợi nhuận = (1) - (2)

TT %

Năm 2017
ST

Chênh lệch

TT %


MỨC(+/-)

Tỷ lệ %

269.399

100

297.559

100

28.160

10,51

98.503

36,61

130.868

44,06

32.365

32,94

87.881


32,65

110.172

37,02

22.291

25,35

83.015
125.915
92.736

30,74
100
73,62

56.559
141.920
122.522

18,92
100
86,31

-26.456
16.005
29.786


31,83
12,72
32,15

11.357

9,03

9.350

6,65

- 2,007

- 17,71

21.822

17,35

10.048

10,04

- 11.774

- 54,02

155.639


12.155

8,47

143.484

( Trích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016-2017)
Đối với bất kỳ tổ chức kinh tế nào khi kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng
cũng là lợi nhuận. Với Ngân hàng thì cũng như vậy, mức lợi nhuận cuối cùng ảnh
hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.
SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 21


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

Qua bảng số liệu thu thập của ngân hàng ta thấy kết quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng trong 2 năm 2016 – 2017 đều mang lại lợi nhuận. Năm
2016 đạt mức 143.484 triệu đồng sang năm 2017 đạt 155.639 triệu đồng tăng
12.155 triệu đồng tương đương với 8,47% tổng lợi nhuận. Kết quả này phản ánh
hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang trên đà phát triển. Có được điều này là
nhờ sự nổ lực lớn ở công tác tín dụng của ngân hàng. Đồng thời cũng phản ánh
năng lực tài chính vững mạnh và khẳng định uy tín trong hoạt động cạnh tranh
của ngân hàng.
Trong năm 2016 tổng thu nhập của ngân hàng đạt 269.399 triệu đồng
trong đó thu từ hoạt động dịch vụ 98.503 triệu đồng tương đương với 36,61%

tổng thu nhập đây là nguồn thu nhập chính của ngân hàng và cũng là đặc điểm
chung của hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay. Thu nhập từ mua bán chứng
khoán đầu tư cũng góp phần rất lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng Phương
Đông. Năm 2017 thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư là 110.172 triệu đồng
tăng 22.291 triệu đồng so với năm 2016 là 87.881 triệu đồng. Còn thu nhập từ
các hoạt động khác năm 2016 là 83.015 triệu đồng, sang năm 2017 thu nhập từ
các hoạt động khác là 56.559 triệu đồng, tức là năm 2017 giảm so với năm 2016
là 26.456 triệu đồng.
Đối với khoản chi phí, trong 2 năm vừa qua tổng chi phí của ngân hàng có
dấu hiệu tăng. Năm 2016 chi ra 92.736 triệu đồng cho tiền lương của nhân viên
thì sang năm 2017 đã tăng lên 122.522 triệu đồng, tăng 29.786 triệu đồng tương
đương với 32,15% trong tổng chi phí tiền lương. Chi phí về khấu hao và khấu trừ
lại giảm, năm 2016 là 11.357 triệu đồng tương đương với 9,03% trong chi phí
khấu hao và khấu trừ trong khi đó năm 2017 là 9.350 triệu đồng tương đương với
6,65% tổng chi phí. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng chiếm một khoản chi
lớn của ngân hàng. Năm 2016 là 21.822 triệu đồng tương đương với 17,35% tổng
chi phí trong khi đó năm 2017 là 10.048 triệu đồng tương đương với 10,04%
tổng chi phí.
Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 2 năm
2016 và năm 2017 ta có thể nhận thấy rằng các khoản thu chi cần phải được đẩy
mạnh và điều chỉnh hơn về mọi mặt để thu hút khách hàng về phía mình nhằm

SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 22


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh


nâng cao lợi nhuận của ngân hàng để ngân hàng tiến xa hơn và đủ sức cạnh tranh
với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Cũng trong 2 năm ngân hàng
Phương Đông đã nổ lực không ngừng để đẩy mạnh công tác hoạt động của mình
nhằm nâng cao lợi nhuận, tuy thế lợi nhuận có tăng nhưng không vượt bậc hơn
năm sau là mấy. Năm 2016 lợi nhuận trước thuế là 143.484 triệu đồng sang năm
2017 là 155.639 triệu đồng. Mức độ chênh lệch về lợi nhuận của hai năm là
12.155 triệu đồng tương đương với 8,47% tổng lợi nhuận. Dù không tăng mạnh
nhưng một phần nào đó vẫn khẳng định một điều rằng ngân hàng làm ăn vẫn có
lãi, cần phát huy tấc cả mọi khoản để có được nguồn lợi nhuận đáng kể hơn vào
năm sau.Với kết quả về thu nhập và chi phí như vậy, do tốc độ tăng trưởng của
chi phí thấp hơn tốc độ tăng trưởng của thu nhập nên lợi nhuận của Ngân hàng đã
tăng lên 998.485 triệu đồng , tốc độ tăng 30,2%, là một tín hiệu rất tích cực
Lợi nhuận của Ngân hàng được tạo ra từ hoạt động cho vay, để có thể thu
lãi, tạo ra lợi nhuận thì công tác thẩm định dự án đặt trọng tâm là hiệu quả tài
chính của dự án và kết quả kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Do vậy, Ngân
hàng đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho các cán bộ tín dụng, qua đó nhằm
nâng cao hiệu quả thẩm định, công tác xét duyệt và phán quyết tín dụng, trên cơ
sở đó làm giảm tới mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Nhìn chung với kết quả hoạt động như vậy thì đây là một năm hoạt động
tốt của Ngân hàng. Đây là một kết quả rất khả quan. Để đạt được kết quả như vậy
là do Ngân hàng đã chủ động tìm kiếm khách hàng, tính dự án để cho vay, tạo
thêm nhiều loại hình dịch vụ ...và hơn hết đó là sự nỗ lực, tận tuỵ với công việc
của các cán bộ công nhân viên của Ngân hàng.

2.2 Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP
Phương Đông chi nhánh Trung Việt qua 2 năm 2016-2017
2.2.1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
2.2.1.1. Đối tượng và mục đích vay vốn:
Đối tượng của loại hình này chủ yếu là các cán bộ công nhân viên có việc

làm ổn định (trên 1 năm) tài các cơ quan nhà nước, tại các doanh nghiệp hoặc cá
nhân sản xuất kinh doanh (Có giấy phép sản xuất kinh doanh).

SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 23


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

Mục đích vay: sử dụng vốn vay để tài trợ cho những nhu cầu của cuộc
sống như mua sắm các đồ dùng sinh hoạt; phương tiện thông tin; xe máy; sửa
chữa nhà ở;...
2.2.1.2. Điều kiện vay vốn:
Khách hàng là cá nhân có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn hoạt động với
OCB .(nơi cho vay)
Mục đích vay vốn được sử dụng cho các nhu cầu tiêu dùng hợp pháp.
Có việc làm ổn định (trên 1 năm) tại các doanh nghiệp nhà nước, tại các tổ
chức xã hội, cơ quan hành chính sự nghiệp.
Có tài sản bảo đảm cho khoản vay như bất động sản, các chứng từ có giá
hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba có tài sản cầm cố, thế chấp.
Có sự bảo lãnh của lãnh đạo cơ quan nơi khách hàng đang công tác.
2.2.1.3. Thời hạn cho vay, lãi suất cho vay
Thời hạn cho vay: ngân hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả
năng hoàn trả nợ của khách hàng, thời hạn thu hồi vốn và nguồn vốn cho vay để
thoả thuận về thời hạn cho vay.
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu
vay vốn cho đến thời điểm trả nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong

hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng.
Lãi suất cho vay: lãi suất vay vốn được thay đổi theo từng thời kỳ cho
phù hợp với chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước.
Để đưa ra mức lãi suất cho vay, ngân hàng thường dựa trên các yếu tố sau:
lãi suất phải bao gồm chi phí huy động vốn, chi phí cho việc thực hiện khoản vay
và nhất là phải tạo ra thặng dư cho hoạt động của ngân hàng.
2.2.1.4. Hồ sơ vay vốn:
Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng có xác nhận của cơ quan
làm việc, chữ ký của vợ hoặc chồng của người vay vốn và chữ ký của chính
người vay vốn.
Phương án vay vốn và khả năng hoàn trả nợ vay, trong đó phải chứng
minh được các nguồn thu nhập( chính và phụ) đủ khả năng trả nợ vay ( vốn vay
và lãi vay )

SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 24


 Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths. Trịnh Thị Trinh

Các hồ sơ, chứng từ về tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giấy tờ
khác có liên quan như chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người vay,...
*Trình tự vay vốn và trả nợ:
Bước 1: Hướng dẫn thủ tục vay vốn.
Khách hàng liên hệ phòng Tín dụng OCB để được hướng dẫn chi tiết về
thể lệ cho vay và nhận hồ sơ vay vốn.
Bước 2: Thẩm định tín dụng.

Trong vòng 5 ngày làm việc( kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ), sau khi
thẩm định nhân viên thẩm định sẽ thông báo cho khách hàng biết kết quả xét
duyệt cho vay.
Bước 3: Ký kết hợp đồng tín dụng.
Sau khi thống nhất các thoả thuận được nêu trong hợp đồng tín dụng,
khách hàng và nhân viên tín dụng đại diện cho ngân hàng sẽ tiến hành ký kết hợp
đồng tín dụng. Trong hợp đồng có ghi rõ mức vốn vay, lãi suất và thời hạn vay.
Nếu khách hàng trả nợ không đúng hạn trong một khoảng thời gian theo qui
định của ngân hàng thì khách hàng sẽ chịu lãi suất nợ quá hạn. Số tiền vay sẽ
được giải ngân tại quầy giao dịch.
Bước 4: Trả nợ vay:
Việc trả nợ vay được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng. Vốn và lãi vay được
trả góp hàng tháng tại phòng giao dịch của OCB.
Bước 5: Thanh lý hợp đồng:
Ngay sau khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay và lãi vay, OCB sẽ
lập thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, lập giấy giải chấp và trả lại toàn bộ chứng
từ sở hữu tài sản cầm cố, thế chấp cho khách hàng.
2.2.2. Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
Tình hình cho vay tiêu dùng trong hoạt động cho vay nói chung:
Nhìn vào tình hình chung về cho vay tiêu dùng của OCB – ĐN ta thấy
doanh số cho vay của ngân hàng đã giảm đi một ít. Năm 2016 doanh số cho vay
tiêu dùng đạt 38.514 triệu đồng chiếm 29,59% trong tổng doanh số cho vay và
đến năm 2017 doanh số cho vay tiêu dùng giảm 36.734 triệu đồng, chiếm
26,17%. Nguyên nhân của sự thu hẹp tín dụng tiêu dụng này là do trong năm qua

SVTH: Hà Thanh Bình

Trang 25



×