Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Kinh tế vi mô 2, phân tích phương án trợ cấp gạo huyện thường xuân tính thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.95 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


BÀI TIỂU LUẬN: KINH TẾ VI MÔ 2

PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP GẠO TẠI
HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA

GVHD: Th.s Nguyễn Trần Sỹ
Mã lớp: ML58
Nhóm thức hiện: Nhóm 1

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 1 năm 2016
1


LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong quá trình hiện đại hóa – công nghiệp hóa và đã đạt được không ít
thành tựu nhất định về mặt kinh tế. Tuy nhiên, đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân
tộc thiểu số vùng sâu vùng xa còn không ít khó khăn. Mặt khác, tại những địa bàn có diện
tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, đây là nguồn tư liệu vô cùng to lớn để phát triển lâm
nghiệp, có khả năng đem lại thu nhập cao và ổn định cuộc sống cho đồng bào các dân tộc
trong vùng. Chính vì vậy, để kết hợp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển lâm nghiệp
và cả thiện đời sống, Chính phủ đưa ra chính sách trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu
số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy với mức trợ cấp 10kg/ 1 nhân khẩu.
Vận dụng các kiến thức của bộ môn Kinh tế Vi mô 2 dưới sự hướng dẫn của Giảng viên
Nguyễn Trần Sỹ, nhóm đã phân tích thực trạng trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số
tại địa bàn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tìm hiểu liệu việc trợ cấp của Chính
phủ có đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng được hưởng chính sách hay không. Bên


cạnh đó, nhóm còn so sánh các phương án trợ cấp gạo để đưa ra đề xuất phù hợp nhất và
hiệu quả nhất cho việc thực hiện chính sách tại địa bàn.
Trong quá thực hiện để tài, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng nhóm không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, nhóm rất mong nhận được những góp ý của thầy và các bạn
để nhóm có thể khắc phục và làm tốt hơn cho những lần nghiên cứu sắp tới.
Xin chân thành cảm ơn.

Nhóm thực hiện.

2


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1: Chính phủ trợ cấp người sản xuất.........................................................................................5
Hình 2: Trợ cấp trong trường hợp cầu co giãn hoàn toàn và không co giãn hoàn toàn theo giá.......6
Hình 3: Con đường bê tông dẫn ra cánh đồng làng Xuân Lập, xã Ngọc Phụng (Thường Xuân)....13
Hình 4: Vận chuyển hàng hóa..........................................................................................................15
Hình 5: Phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã Luận Khê, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa..............16
Hình 6: So sánh trợ cấp hiện vật và tiền mặt...................................................................................17
Hình 7: So sánh trợ cấp qua giá và tiền mặt....................................................................................19

3


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................i
DANH SÁCH NHÓM......................................................................................................................................ii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH.............................................................................................................................iii
MỤC LỤC.........................................................................................................................................................iv
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................................................1

1.1.

Khái niệm...........................................................................................................................................1

1.2.

Phân loại trợ cấp...............................................................................................................................2

1.2.1.

Trợ cấp bằng tiền mặt..............................................................................................................2

1.2.2.

Trợ cấp qua giá.........................................................................................................................3

1.2.3.

Trợ cấp bằng hiện vật...............................................................................................................3

1.3.

So sánh hai hình thức trợ cấp tiền và hiện vật..............................................................................4

CHƯƠNG 2 SO SÁNH PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP GẠO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN THƯỜNG XUÂN TỈNH THANH HÓA..............................................................5
2.1.

Đề án của chính phủ.........................................................................................................................5


2.2.1.

Phạm vi và đối tượng áp dụng................................................................................................5

2.2.2.

Nguyên tắc trợ cấp gạo............................................................................................................5

2.2.3.

Thời hạn, mức trợ cấp, phương thức trợ cấp gạo................................................................6

2.2.

Thực trạng huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa.......................................................................8

2.3.

Quy mô, cách thức trợ cấp gạo tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa...............................9

2.3.1.

Quy mô thực hiện.....................................................................................................................9

2.3.2.

Cách thức thực hiện:..............................................................................................................10

2.4.


Thu nhập bình quân của một hộ gia đình dân tộc thiểu số tại huyện Thường Xuân.............11

2.5.
So sánh phương án trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa bàn huyện thường
xuân tỉnh thanh hóa....................................................................................................................................12
2.5.1.

So sánh trợ cấp hiện vật và trợ cấp tiền mặt.......................................................................13

2.5.2.

So sánh trợ cấp qua giá và trợ cấp tiền mặt........................................................................14

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT.................................................................................................................................16
TƯ LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................................18
TRANG TỰ NHẬN XÉT...............................................................................................................................19

iv


Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Khái niệm
Trợ cấp là khoản tiền mà chính phủ trả cho nhà sản xuất trong nước. Các khoản trợ cấp

có thể có nhiều hình thức gồm có các khoản hỗ trợ bằng tiền mặt, các khoản vay với lãi
suất thấp, các khoản giảm thuế, hay là chính phủ tham gia mua cổ phần tại các công ty

trong nước. Bằng cách giảm các chi phí sản xuất, các khoản trợ cấp giúp cho các nhà sản
xuất trong nước theo hai cách: cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu và giành thêm thị phần
tại các thị trường xuất khẩu.
Giả sử chính phủ trợ cấp S đồng trên một đơn vị hàng hóa đối với người sản xuất, họ
có thể cung ứng mức sản lượng cao hơn trước ở tất cả mức giá có thể có trên thị trường.
Điều đó có nghĩa là đường cung sẽ dịch chuyển sang phải hay dịch chuyển xuống dưới
một khoản bằng đúng khoản trợ cấp S như hình dưới.

Hình 1: Chính phủ trợ cấp người sản xuất

Đường cầu của người tiêu thụ không có lý do gì để thay đổi. Trên đồ thị giá cân bằng
giảm từ P1 xuống P2 và lượng cân bằng tăng từ Q1 lên Q2. Giá cân bằng thấp hơn có
nghĩa là người tiêu dùng cũng hưởng lợi từ chính sách trợ cấp, cụ thể là họ mua sản phẩm

Nhóm 1

Trang |1


Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

với mức giá thấp hơn một khoản E1C trên đồ thị, do đó người sản xuất chỉ hưởng một
phần trợ cấp là đoạn CD = s – E1C.
Xét hai trường hợp đặc biệt sau:
Đường cầu co giãn hoàn toàn theo giá thì sản xuất hưởng toàn bộ khoản trợ cấp.
Đường cầu không co giãn hoàn toàn theo giá thì người tiêu dùng hưởng toàn bộ khoản
trợ cấp

Hình 2: Trợ cấp trong trường hợp cầu co giãn hoàn toàn và không co giãn hoàn toàn theo giá


1.2.

Phân loại trợ cấp

1.2.1.

Trợ cấp bằng tiền mặt

Theo lý thuyết về sự lựa chọn tiêu dùng: Nếu trợ cấp hiện vật buộc người nhận phải
tiêu dùng một loại hàng hóa nào đó nhiều hơn so với bình thường, thì người nhận thích
nhận được trợ cấp tiền mặt hơn. Nếu trợ cấp hiện vật không buộc người nhận phải tiêu
dùng một loại hàng hóa nào đó nhiều hơn so với bình thường, thì trợ cấp tiền mặt và trợ
cấp hiện vật gây ra tác động như nhau đối với tiêu dùng và phúc lợi của người nhận.
Trợ cấp có thể xem như một loại thuế âm, thay vì đánh thuế, chính phủ đem trợ cấp một
khoản tiền nào đó trên một đơn vị hàng hóa như một hình thức hỗ trợ cho sản xuất hay tiêu
dùng.

Nhóm 1

Trang |2


Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

VD: Phân phối nhà ở cho người nghèo, miễn phí chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, y
tế, giáo dục… => Ưu, nhược điểm của từng hình thức trợ cấp.
1.2.2.

Trợ cấp qua giá


Trợ cấp qua giá là việc Chỉnh Phủ trợ giá một số mặt hàng nào đó trên thị trường. Một
số mặt hàng được trợ cấp qua giá: điện, xăng, sách giáo khoa,… Chính phủ áp dụng
phương án này cho người dân vì đây là nhựng mặt hàng thiết yếu với đời sống của người
dân khuyến khích người dân sử dụng hàng hóa vào một mục tiêu nhất định như nhà nước
đã đề ra
1.2.3.

Trợ cấp bằng hiện vật

Trợ cấp bằng hiện vật là một món quà hàng hóa hay dịch vụ
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trợ cấp đã trở thành một vấn đề nhạy cảm. Sau
đây là sự phân tích tác động của trợ cấp hàng hóa đối với nền kinh tế
Đối với việc trợ cấp cho người sản xuất, thông thường, chính phủ trợ cấp cho người sản
xuất trong ngành nông nghiệp, nhất là lương thực, thực phẩm. Khoản trợ cấp chính phủ
dành cho đối tượng này hiểu là khoảng chi chuyển chính phủ cho người sản xuất khi họ
bán hàng hóa theo giá thị trường.
Đối với việc trợ cấp cho người tiêu dùng, đây là số tiền mà chính phủ trợ cấp cho người
tiêu dùng khi mua một đơn vị sản phẩm. Khoản trợ cấp này giúp người tiêu dùng có nhiều
tiền hơn nên họ muốn mua được nhiều hơn nên họ muốn mua được nhiều hàng hóa làm
đường cầu dịch chuyển sang bên phải, đường cung không đổi nên lượng hàng hóa mua
được nhiều hơn trước.
Việc để xã hội còn những người nghèo đói không đảm bảo những nhu cầu tối thiểu là
không chấp nhận được
Phân phối lại thu nhập cho người nghèo tạo ra những ngoại ứng tích cực cho xã hội
Nghèo đói có thể dẫn tới các tệ nạn, tội ác, bất ổn định xã hội => phân phối lại thu nhập
thông qua trợ cấp đảm bảo ổn định xã hội
Nhóm 1

Trang |3



Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.3.

So sánh hai hình thức trợ cấp tiền và hiện vật
Trợ cấp bằng tiền ít tốn kém hơn
Trợ cấp bằng hiện vật thường tốn chi phí vận hành nhiều hơn, thủ tục hành chính phức

tạp hơn
Trợ cấp bằng hiện vật hạn chế quyền tự do lựa chọn tiêu dùng của cá nhân
Trong WTO, trợ cấp được chia thành 3 nhóm:
 Nhóm đèn đỏ (amber box): là trợ cấp bị chống sử dụng, bao gồm trợ cấp xuất khẩu và
trợ cấp thay thế nhập khẩu để khuyến khích sử dụng đầu vào trong nước, khuyến khích
nội địa hóa.
 Nhóm đèn vàng (yellow box): là trợ cấp riêng biệt cho một ngành hoặc một vùng, gây
lệch lạc thương mại, tuy không bị cấm sử dụng nhưng có thể bị trả đũa
 Nhóm đèn xanh (green box): là trợ cấp được coi là ít gây lệch lạc cho thương mại như
cấp chương trình phát triển (R&D), trợ cấp phát triển cùng khó khăn… được phép áp
dụng mà không bị trả đũa

Nhóm 1

Trang |4


Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Nhóm 1


Trang |5


Chương 2 SO SÁNH PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP

CHƯƠNG 2 SO SÁNH PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP GẠO
CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI ĐỊA
BÀN HUYỆN THƯỜNG XUÂN
TỈNH THANH HÓA
2.1.

Đề án của chính phủ

Căn cứ Quyết định 100/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998
về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn việc trợ cấp gạo cho
đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy như sau:
2.2.1.

Phạm vi và đối tượng áp dụng

 Phạm vi áp dụng
Thông tư này hướng dẫn việc trợ cấp gạo đối với việc trồng rừng phòng hộ và trồng
rừng sản xuất thay thế nương rẫy chưa được cải tạo thành ruộng bậc thang nằm trong diện
tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp (sau đây gọi tắt là trồng rừng phòng hộ, trồng
rừng sản xuất thay thế nương rẫy).
 Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi đang cư trú
hợp pháp tại địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

2.2.2.

Nguyên tắc trợ cấp gạo

- Việc trợ cấp gạo chỉ áp dụng đối với các hộ gia đình tự nguyện trồng rừng phòng hộ,
trồng rừng sản xuất thay thế nương rẫy.
- Mức gạo trợ cấp đảm bảo đủ ăn cho hộ gia đình trong thời gian chuyển nương rẫy
sang trồng rừng và chưa có thu nhập khác thay thế hoặc có thu nhập khác nhưng chưa
tương đương với thu nhập từ canh tác nương rẫy trên diện tích đó.
Nhóm 1

Trang | 6


Chương 2 SO SÁNH PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP

- Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương quy định cụ thể mức trợ cấp gạo đối với từng loại đối tượng, thời
gian và hình thức trợ cấp phù hợp tại địa phương.
2.2.3.

Thời hạn, mức trợ cấp, phương thức trợ cấp gạo

 Thời hạn trợ cấp
Bắt đầu từ khi ngừng canh tác nương rẫy để chuyển sang trồng rừng đến khi có thu
nhập thay thế, nhưng tối đa không quá 7 năm.
 Mức trợ cấp
Mức trợ cấp gạo xác định cho từng hộ gia đình căn cứ vào diện tích nương rẫy thực tế
chuyển đổi sang trồng rừng, mỗi ha không quá 700 kg/năm và mỗi khẩu được trợ cấp bình
quân 10 kg/tháng. Mức cụ thể trên từng địa bàn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương quyết định. Trong đó, mỗi khẩu tiêu thụ bình quân 12.315kg/tháng.
Đối với những hộ gia đình có số nhân khẩu nhiều nhưng tham gia chuyển đổi với diện
tích nương rẫy ít, thì mức trợ cấp theo diện tích nương rẫy thực tế chuyển đổi mỗi ha
không quá 700 kg/năm.
Đối với những hộ gia đình có số nhân khẩu ít nhưng tham gia chuyển đổi với diện tích
nương rẫy nhiều, thì mức trợ cấp gạo tính theo khẩu là 10 kg/tháng.
Cách tính cụ thể như sau:
Ví dụ 1: Hộ gia đình A có 05 khẩu chuyển đổi diện tích nương rẫy sang trồng rừng
là 02 ha. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã quyết
định mức trợ cấp gạo là 10 kg/khẩu/tháng. Xác định tổng mức gạo trợ cấp đối với hộ
gia đình này như sau:
Xác định theo diện tích nương rẫy thực tế chuyển đổi: 700 kg x 02 ha = 1.400 kg/năm.
Xác định theo số khẩu: 10 kg x 12 tháng x 05 khẩu = 600 kg/năm.

Nhóm 1

Trang | 7


Chương 2 SO SÁNH PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP

Tổng số gạo trợ cấp cho gia đình A trong năm là 600 kg/năm.
Ví dụ 2: Hộ gia đình B có 7 khẩu chuyển đổi diện tích nương rẫy sang trồng rừng
là 0,3 ha. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã quyết
định mức trợ cấp gạo là 10 kg/khẩu/tháng. Xác định tổng mức gạo trợ cấp đối với hộ
gia đình này như sau:
Xác định theo diện tích nương rẫy thực tế chuyển đổi: 700 kg x 0,3 ha = 210 kg/năm.
Xác định theo số khẩu: 10 kg x 12 tháng x 7 khẩu = 840 kg/năm.
Tổng số gạo trợ cấp cho gia đình B trong năm là 210 kg/năm.
Ví dụ 3: Hộ gia đình C có 6 khẩu chuyển đổi diện tích nương rẫy sang trồng rừng

năm 2008 là 0,5 ha. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
đã quyết định mức trợ cấp gạo là 10 kg/khẩu/tháng. Xác định tổng mức gạo trợ cấp
đối với hộ gia đình này trong năm 2008 như sau:
Xác định theo diện tích nương rẫy thực tế chuyển đổi: 700 kg x 0,5 ha = 350 kg/năm.
Xác định theo số khẩu: 10 kg x 12 tháng x 6 khẩu = 720 kg/năm.
Tổng số gạo trợ cấp cho gia đình C trong năm 2008 là 350 kg/năm.
Năm 2009 Hộ gia đình này tiếp tục chuyển 01 ha nương rẫy sang trồng rừng và số khẩu
không thay đổi. Xác định tổng mức gạo trợ cấp đối với hộ gia đình này năm 2009 như sau:
Xác định theo diện tích nương rẫy thực tế chuyển đổi: 700 kg x 1,5 ha = 1050 kg/năm.
Xác định theo số khẩu: 10 kg x 12 tháng x 6 khẩu = 720 kg/năm.
Tổng số gạo trợ cấp cho gia đình C trong năm 2009 là 720 kg/năm.
Năm 2010 Hộ gia đình này tiếp tục chuyển đổi thêm 0,4 ha nương rẫy sang trồng rừng
và số khẩu tăng thêm 01 khẩu. Xác định tổng mức gạo trợ cấp đối với hộ gia đình này năm
2010 như sau:
Xác định theo diện tích nương rẫy thực tế chuyển đổi: 700 kg x 1,9 ha = 1330 kg/năm.
Xác định theo số khẩu: 10 kg x 12 tháng x 7 khẩu = 840 kg/năm.
Nhóm 1

Trang | 8


Chương 2 SO SÁNH PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP

Tổng số gạo trợ cấp cho gia đình C trong năm 2010 là 840 kg/năm.
 Phương thức trợ cấp
- Loại gạo trợ cấp theo hướng dẫn tại Thông tư này là gạo tẻ thường, độ ẩm không quá
14%, không có sâu mọt, nấm, mốc. Giá của loại gạo này trung bình từ 10-10.5 nghìn
đồng/kg.
Căn cứ quy định tại Thông tư này, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương xem xét, ưu tiên giải quyết loại gạo phù hợp với nhu cầu sử dụng hoặc được sản xuất

tại địa phương.
- Chủ đầu tư thực hiện việc mua gạo theo quy định của Bộ Tài chính về việc đấu thầu
mua sắm tài sản bằng vốn nhà nước.
- Chủ đầu tư tổ chức cấp gạo cho từng hộ gia đình trong vùng dự án theo định kỳ 01
(một) tháng một lần, tại mỗi thôn, bản nơi hộ gia đình cư trú. Tuỳ tình hình thực tế tại mỗi
địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh có thể quyết định định kỳ cấp gạo cụ thể, nhưng tối đa
không quá 3 tháng một lần.
Căn cứ vào dự án được duyệt và hướng dẫn tại Thông tư này, chủ đầu tư thống nhất với
Trưởng thôn lập danh sách các hộ gia đình, số lượng gạo trợ cấp cho từng hộ gia đình trong
thôn (mẫu biểu số 01 kèm theo).
Khi các hộ gia đình bắt đầu thực hiện việc trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất
thay thế nương rẫy thì chủ đầu tư mới tiến hành trợ cấp gạo.
Việc trợ cấp gạo phải có chữ ký của đại diện hộ gia đình nhận trợ cấp gạo; ký xác nhận
của Trưởng thôn, bản; Uỷ ban nhân dân cấp xã sở tại ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức
danh (mẫu biểu số 02 kèm theo).
2.2.

Thực trạng huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa

Thường Xuân là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có chung
đường biên giới với huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Nhóm 1

Trang | 9


Chương 2 SO SÁNH PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP

với chiều dài là 17km; là huyện nghèo thuộc Nghị quyết 30a, có địa hình phức tạp, điều

kiện khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng khó khăn, trình độ dân trí thấp.

Hình 3: Con đường bê tông dẫn ra cánh đồng làng Xuân Lập, xã Ngọc Phụng (Thường Xuân)

Trong những năm qua đã triển khai, thực hiện các chương trình, dự án xóa đói giảm
nghèo của Nhà nước, tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 là 34,48%, năm 2013 còn 29,79%, đến năm
2014 còn 24,05%.
Tuy nhiên, kết quả xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao (tỉ lệ
hộ cận nghèo năm 2014 là 17,78%). Những hộ mới thoát nghèo cuộc sống còn gặp nhiều
khó khăn, khi gặp thiên tai, các điều kiện khó khăn khác dễ tái nghèo trở lại.
Từ những lý do trên để bảo vệ và phát triển được diện tích rừng sản xuất, rừng phòng
hộ, trồng mới được 13.272,19ha rừng sản xuất theo Quyết định số 401/QĐ-UBND ngày
30/01/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển sản xuất lâm, nông
nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững huyện Thường Xuân, giai
đoạn 2015 - 2020; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa khóa XVII, Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII. UBND tỉnh lập “Đề án
hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng
trong thời gian chưa đảm bảo được lương thực giai đoạn 2016 - 2020”.

Nhóm 1

Trang | 10


Chương 2 SO SÁNH PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP

2.3.

Quy mô, cách thức trợ cấp gạo tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa


2.3.1.

Quy mô thực hiện

- Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn 15 xã thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Đối tượng hỗ trợ: Các hộ dân tộc thiểu số tự nguyện trồng rừng phòng hộ, rừng sản
xuất thay thế nương rẫy nằm trong diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp.
- Thời gian thực hiện: 5 năm (từ năm 2016 đến năm 2020).
2.3.2.

Cách thức thực hiện:

Từ năm 2016 - 2020, thực hiện hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tự
nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa đảm bảo được lương thực,
cho khoảng 31.364 lượt nhân khẩu thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện nhận
trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa đảm bảo được lương thực; với thời gian
trên, có 5.688,5ha rừng được chăm sóc và trồng mới.
- Nguyên tắc trợ cấp gạo: Việc trợ cấp gạo chỉ áp dụng cho các hộ tự nguyện trồng rừng
phòng hộ, trồng rừng sản xuất, nhận khoán chăm sóc, bảo vệ trong thời gian chưa đảm bảo
được lương thực.
- Mức trợ cấp gạo được xác định cho từng hộ gia đình căn cứ vào diện tích trồng rừng,
mỗi ha không quá 700kg/năm và mỗi nhân khẩu được trợ cấp bình quân 10kg/tháng.
Đối với những hộ gia đình có số nhân khẩu nhiều, nhưng tham gia trồng rừng với diện
tích ít, thì mức trợ cấp theo diện tích trồng rừng thực tế, mỗi ha không quá 700kg/năm.
Đối với những hộ gia đình có nhân khẩu ít, nhưng tham gia trồng rừng với diện tích
nhiều, thì mức trợ cấp gạo tính theo khẩu là 10kg/tháng.

Nhóm 1

Trang | 11



Chương 2 SO SÁNH PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP

Hình 4: Vận chuyển hàng hóa

2.4.

Thu nhập bình quân của một hộ gia đình dân tộc thiểu số tại huyện Thường

Xuân
Nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ
nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao trong tổng số hộ nghèo cả huyện. Dân số
trên 90,6 vạn người với 3 dân tộc anh em Thái, Kinh, Mường cùng chung sống. Trong đó,
dân tộc Thái chiếm 55,5%. Dân tộc Kinh chiếm 41,3%. Dân tộc Mường chiếm tỷ lệ 3,2%.
Hiện nay, Thường Xuân có 9 xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực III, 4 xã thuộc khu vực
II và 4 xã Khu vực I. Mối hộ gia đình trung bình có từ 5-7 người
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt từ 14,5% trở lên. Thu nhập bình
quân theo đầu người năm 2014 đạt 12 triệu đồng/ năm. Như vậy, thu nhập bình quân của
một hộ gia đình dân tộc thiểu số tại huyện thường xuân hiện nay vào khoảng 1 triệu
đồng/tháng.

Nhóm 1

Trang | 12


Chương 2 SO SÁNH PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP

Hình 5: Phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã Luận Khê, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa


2.5.

So sánh phương án trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa bàn

huyện thường xuân tỉnh thanh hóa
Theo số liệu thu thập từ Chương 2, trước khi so sánh các phương án trợ cấp ta có các
giả thiết rằng:
Thu nhập bình quân của một hộ gia đình dân tộc thiểu số tại huyện Thường Xuân hiện
nay là I= 1 triệu đồng/tháng.
Giá của loại gạo được sử dụng trợ cấp là PX = 10 nghìn đồng, trong đó X là kí hiệu
sản phẩm gạo.
Tất cả các hộ gia đình được trợ cấp gạo tính theo khẩu 10kg/người/tháng.
Mỗi hộ gia đình trung bình có 5 người, suy ra lượng gạo nhận trợ cấp của một hộ gia
đình là X* = 10kg * 5= 50kg/tháng.
Mức hữu dụng của một hộ gia đình trước khi trợ cấp là X= 65kg/tháng.

Nhóm 1

Trang | 13


Chương 2 SO SÁNH PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP

Như vậy, số tiền mặt tương ứng Chính phủ trợ cấp trong phương án trợ cấp bằng tiền
mặt là 50kg*10= 500 nghìn đồng.
Chính phủ trợ cấp về giá là 50% nên mỗi kí gạo trợ cấp là Px = 5 nghìn đồng
Hàm thỏa dụng của hộ được ước lượng U(x,y) = Trong đó x là số kg gạo tiêu thụ trong
mỗi tháng và y là số tiền còn lại để chi cho các mặt hàng khác, đơn vị tính là nghìn đồng/
tháng

2.5.1.

So sánh trợ cấp hiện vật và trợ cấp tiền mặt

Từ số liệu ở giả thiết và kiến thức lí thuyết của Chương I (đã đề cập trên), có nhu cầu
tối đa hóa lợi ích tiêu dùng trước khi trợ cấp là tại điểm A1 có mức hữu dụng U1 > X*; từ
đây, ta có thể nhận định rằng sự ưa thích của người tiêu dùng về trợ cấp hiện vật và trợ cấp
tiền mặt là như nhau.

Hình 6: So sánh trợ cấp hiện vật và tiền mặt

Cụ thể ban đầu, các hộ gia đình có điểm tối đa hóa lợi ích tiêu dùng trước khi trợ cấp
tại A1có X1=65 và có mức hữu dụng là đường U1. Sau đó, Chính phủ trợ cấp một lượng là
X*=50, khi đó đường ngân sách dịch chuyển sang phải 50 đơn vị thành đường màu xanh,
và điểm tối đa hóa lợi ích tiêu dùng là A2 với mức hữu dụng là đường U2. Đồng thời việc

Nhóm 1

Trang | 14


Chương 2 SO SÁNH PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP

làm trên của Chính phủ tương đương với việc trợ cấp tiền mặt với số tiền trợ cấp là S=
500, và ta được đường ngân sách màu đỏ và cũng có điểm tối đa hóa lợi ích tiêu dùng là
điểm A2 với mức hữu dụng là đường U2.
2.5.2.

So sánh trợ cấp qua giá và trợ cấp tiền mặt


Theo lí thuyết chương 1 Gạo là một mặt hàng thiết yếu nên nhà nước có thể áp dụng
trợ cấp về giá. Tuy nhiên Hộ nghèo sẽ thích hình thức trợ cấp bằng tiền mặt hơn, bởi vì họ
có thể sử dụng khoản tiền đó một cách linh hoạt vào việc lựa chọn loại hàng hóa tiêu dùng
mà họ ưa thích, để từ đó mang lại độ thỏa dụng lớn nhất cho bản thân họ.
Dựa theo số liệu giả thuyết ta có
Để tối đa hóa độ thỏa dụng:
Điệu kiện rằng buộc: XPx + YPy = I (1)
Điều kiện tối ưu: MUx/Px = MUy/Py (2)
ta tìm ra được độ thỏa dụng A2 là 90kg gạo
Chính phủ trợ cấp 50% giá gạo, tức là 5 nghìn đồng/kg.
 Số tiền chính phủ trợ cấp qua giá cho mỗi hộ/tháng là :
90 x 5 = 450 (nghìn đồng/hộ/tháng)
Nếu chính phủ trợ cấp bằng tiền mặt đúng bằng số tiền trợ cấp qua giá thì khi đó,
giá gạo là px = 10 nghìn đồng/kg, và thu nhập bình quân hộ là I = 1.450 nghìn
đồng/tháng.
Điều kiện ràng buộc và điều kiện tối ưu hóa tiêu dùng như ở trên. Ta tìm ra được độ thỏa
dụng A3 là 70kg gạo

Nhóm 1

Trang | 15


Chương 2 SO SÁNH PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP

Hình 7: So sánh trợ cấp qua giá và tiền mặt

Dựa theo số liệu giả thuyết kết hợp với đồ thị , các hộ gia đình có điểm tối đa hóa lợi
ích tiêu dùng trước khi trợ cấp tại A1 và có mức hữu dụng là đường U1. Sau đó, Chính phủ
trợ cấp giá gạo 50% khi đó đường ngân sách trượt ra bên ngoài xoay xung quanh đường

chắn của hàng hóa khác là đường màu xanh, khi đó điểm tối đa hóa lợi ích tiêu dùng là A2
với mức hữu dụng là đường U2. Việc làm trên của Chính phủ tương đương với việc trợ cấp
tiền mặt với số tiền trợ cấp là S=450 , và ta được đường ngân sách màu đỏ và cũng có điểm
tối đa hóa lợi ích tiêu dùng là điểm A3 với mức hữu dụng là đường U3.
Rõ ràng, mức độ thỏa dụng ở A3 cao hơn A2 nên phối hợp lựa chọn trong phương án
trợ cấp tiền mặt có số lượng X nhỏ hơn đơn vị trợ cấp qua giá => phương án trợ cấp bằng
tiền mặt có lợi hơn.
Tuy nhiên khi trợ cấp bằng tiền mặt, chính phủ cũng gặp một vài vấn đề nan giải như
Nếu trợ cấp bằng tiền, một số người dân có thể sử dụng tiền không đúng mục đích. Ngoài
ra, việc trợ cấp bằng tiền trực tiếp cho người dân cũng khó thực hiện, tốn kém và có thể
không đúng đối tượng mà nhà nước muốn tác động.

Nhóm 1

Trang | 16


Chương 3 ĐỀ XUẤT

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT
Như vậy, theo phân tích và so sánh trên, người tiêu dùng ở huyện Thường Xuân, tỉnh
Thanh Hóa sẽ thích được Chính phủ trợ cấp tiền mặt và hàng hóa hơn là việc được trợ cấp
qua giá. Mức độ ưa thích giữa trợ cấp tiền mặt và trợ cấp hàng hóa là như nhau.
Tuy nhiên, Chính phủ vẫn nên tiếp tục sử dụng trợ cấp hiện vật đối với các hộ dân
nghèo tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa bởi vì:
 Do sự quản lý của Chính phủ nước ta chưa thật sự hiệu quả, nên nếu dùng trợ cấp
tiền mặt có thể dẫn đến thất thoát. Tiền trợ cấp có nguy cơ không đến tay người dân
do nhiều mặt tối trong công tác quản lý tiền công.
 Trợ cấp tiền mặt sẽ dễ gây ra lạm phát, dẫn đến gây ảnh hưởng xấu đối với nền
kinh tế quốc gia.

 Trợ cấp tiền mặt có thể sẽ không hiệu quả vì người dân sử dụng số tiền đó vào
những mục đích khác thay vì mua gạo, đó có thể là những mục đích xấu, thiếu hiệu
quả. Như vậy sẽ đi ngược lại với nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo của Chính phủ.
Có một số ý kiến cho rằng Chính phủ nên trợ cấp bao gói, có nghĩa là Chính phủ sẽ trợ
cấp đủ số lượng gạo cần thiết cho người dân. Tuy nhiên, ý kiến này nhanh chóng bị bác bỏ
do mang nhiều hạn chế, vì:
 Người dân có xu hướng không chịu làm việc do luôn được Chính phủ trợ cấp đầy
đủ cho nhu cầu
 Xuất hiện nhiều trường hợp làm giả, ngụy tạo hoàn cảnh khó khăn để xin trợ cấp
“chùa”
 Không tạo ra được sự bình đẳng giữa các hộ gia đình có mức sống tương tự như
nhau
 Thiếu hụt nguồn ngân sách, ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc gia

Nhóm 1

Trang | 17


Chương 3 ĐỀ XUẤT

Vậy nên, Chính phủ nên tiếp tục sử dụng biện pháp trợ cấp bằng hiện vật ( ở đây là trợ
cấp gạo) cho những gia đình nghèo của huyện Thường Xuyên, tỉnh Thanh Hóa. Trong
phương án này, trước khi trợ cấp, các địa phương đã tiến hành khảo sát tìm hiểu hoàn cảnh
của các hộ dân để tìm được các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, phù hợp với đối tượng
trợ cấp của Chính phủ. Vì vậy, khi tiến hành trợ cấp theo nhân khẩu, Chính phủ dễ dàng
quản lý được số lượng cần trợ cấp, tránh được hiện tượng “thừa – thiếu” không đáng có so
với trợ cấp theo hộ gia đình. Chính sách trợ cấp gạo cho người dân khó khăn của Chính
phủ là một chính sách thông minh, nhân đạo của nhà nước trong việc hỗ trợ người dân xóa
đói giảm nghèo. Chính sách đã được nghiên cứu rất kỹ để vừa khắc phục được những

nhược điểm của bộ máy quản lý vừa giúp người dân xóa đói, vì vậy khi tiến hành, chính
sách này đã mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân và nền kinh tế đất nước nói chung.

Nhóm 1

Trang | 18


Chương 3 ĐỀ XUẤT

Nhóm 1

Trang | 19


TƯ LIỆU THAM KHẢO



×