Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Biến điệu lục bát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.05 KB, 5 trang )

Biến điệu Lục Bát
Yến Nhi

Những năm 60 cuả thế kỷ trước từng rộ lên sự đòi hỏi cách tân thơ lục bát, có người
ủng hộ, người không. Nhà thơ lớn Xuân Diệu thì không đồng ý với sự cách tân thơlục
bát, ông cho câu thơ lục bát đã hoàn chỉnh, đổi mới “chất sống” trong nội dung chứ
hình thức câu thơ không nên thay đổi, nó cũng như làn điệu các bài dân ca. Tuy nhiên
sự đổi thay của thơ ca nó vừa tuân theo quy luật đời sống vừa theo quy luật của riêng
nó. Nhiều cuộc thi thơ, nhiều tuyển tập thơ, nhiều trang báo, lục bát đã chiếm được vị
trí khả quan, được bạn đọc chú ý, giành được nhiều sự khen ngợi nhờ sự cách tân táo
bạo mà nhuần nhị. Đa phần thơ lục bát tồn tại trên thi đàn tuy vẫn theo thi luật truyền
thống nhưng nội dung tình cảm cũng như hình thức nghệ thuật đã mở rộng hơn trước.
Chúng tôi thử tìm hiểu những đổi thay đó và cố gắng nêu lên các nguyên nhân.
1- Trong sự phát triển, thơ đương đại luôn trẻ trung vì đã biết sử dụng tối
đa sự phong phú của ngôn ngữ dân tộc - yếu tố thứ nhất của văn học. Nếu thơ tự doưa
dùng một hệ thống ngôn ngữ siêu nghiệm với nhiều kiểu cú pháp mới để thích hợp
với lối tư duy phức hợp hậu công nghiệp, thì thơ lục bát vẫn giữ cho mình nét mộc
mạc, bình dân, với các hình thức chuyển đổi nghĩa bóng bẩy, các lối ví von, cường
điệu thường thấy trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, vẫn thiên về các kiểu câu truyền
thống chỉ mở rộng sự dung nạp mới về ngôn ngữ văn chương trên phương diện từ
vựng, dùng nhiều khẩu ngữ, phương ngữ, kiểu Mầng răng ra rứa, ví dù/ Mầng ri thế
nọ tít mù thế kia (Một ngày – Bùi Giáng).
Trước đây Phạm Đình Toái đã khen ngợi “thơ lục bát hay không tả hết”, “ở
thất ngôn thì có hình đối lập nhau, còn ở lục bát thì có vẻ quanh co lưu chuyển vế này
liền vế khác, vần này đẻ vần khác”(1) một cách sinh động tự nhiên. Cái mà Phạm
Đình Toái cho là “có vẻ quanh co lưu chuyển” ở đây không có gì khác là cái nhạc
điệu uyển chuyển của thể thơ này. Cái ưu thế về nhạc tính ( nhịp điệu, vần điệu và
thanh điệu ) các tác giả lục bát bây giờ giữ vững và còn làm phong phú thêm nhờ
một số thủ pháp mới. Trong khi thơ tự do chú ý tạo nhạc từ các cáchleo thang, ngắt
nhịp, vắt dòng, rất ít chú trọng thanh vàvần , hai yếu tố hòa âm quan trọng của thơ
truyền thống Viêt, lục bát lại đi sâu khai thác các yếu tố này, các thủ pháp phối thanh,


phối vần được tạo lập khá đa dạng.
Thơ lục bát truyền thống sử dụng hai loại vần lưng ( chữ thứ 6), vần chân ( chữ thứ
8). Hai loại vần này luân phiên xen kẽ tạo một thể liên kết cho toàn bài, là yếu tố thể
hiện đặc trưng thi luật dân tộc. Để gia tăng nhạc tính, tạo được những hình tượng âm
thanh đa dạng, thơ lục báthiện đại ngoài những vần lưng, vần chân (tạm gọi là vần
liên kết) còn đưa thêm vào những vần phụ (vần gợi tả) trong cơ cấu từng dòng thơ,


làm tăng tỷ số các tiếng hiệp vần lên rất nhiều và nhạc tính nhờ đó cũng thêm phong
phú:
... Muôn nghìn lá mỏng chiêm bao/ Cỏ ơi hương tự phương nào bay lên (Vũ Xuân
Hoát) .
... Và dòng sông chảy ta nghe /Mùa đông bãi quạnh lạnhtê gió lùa
(Thanh
Thảo)
Các thủ pháp nghệ thuật mới ở phương Tây vào những năm đổi mới du nhập vào
nước ta, văn chương nói chung và thơ ca nói riêng ảnh hưởng mau chóng kịp làm mới
nhiều sáng tác tạo một hiệu ứng thẩm mỹ tích cực ở người đọc; không tụt lại so với
dòng thơ tự do, lục bát cũng có những tiếp thu, để nâng cao các hiệu ứng thẩm mỹ,
hòa nhập cáí mới của thi ca trong dòng chảy cách tân cùng thơ tự do ! Đập vào độc
giả khá rõ là đổi mới cáchngắt nhịp, vắt dòng, leo thang - ảnh hưởng thơ tân hình
thức phương tây, làm cho âm thanh của câu thơ đọc lên rất biến hoá và đường nét bài
thơ đập vào mắt độc giả đầy mới lạ hấp dẫn, thoát khỏi cái cảm giác đều đều cũ .
Hình ảnh đàn bò nhấp nhô sóng lượn nhờ lối vắt dòng, leo thang :
Đàn bò/
gặm cỏ bờ đê/
cuối chiều/
đủng đỉnh lối về/
cõng trăng/
(Trần Tính)

Nguyễn Trọng Tạo, một cây lục bát hiện đại khác, dẫu rất “chín” trong dòng
chảy lục bát trữ tình truyền thống, cũng đôi khi tự do biến hóa trẻ trung với cách ngắt
nhịp, vắt dòng khác lạ:
…chia cho em/ một đời Thơ
một lênh đênh/
một dại khờ/
một tôi
chỉ còn/ cỏ mọc/ bên trời
một bông hoa nhỏ/ lặng rơi/ mưa dầm…
( Chia)
Nếu NTT viết khổ thơ trên với nhịp chẳn và các dòng 6-8 đều đều như cũ thì cái nỗi
lênh đênh, dại khờ cùng nỗi xót xa buồn nhớ cũng giảm đi nhiều!
Đổi mới mối quan hệ giữa câu thơ, dòng thơ và khổ thơ . Thơ lục bát truyền
thống thường đều đặn một câu thơ bao gồm hai dòng, một dòng 6 và một dòng 8
(tiếng). Trong thơ 6 - 8 hiện nay sự tương đồng đó bị phá vỡ thường xuyên, có khi
câu thơ là một dòng 6 hay dòng 8 thậm chí nửa dòng, hay vài chữ. Ở nhiều bài thơ có
khi câu thơ lại gồm 3 đến 4 dòng, có khi lại trùng ngay với cả một khổ thơ. Có khi
một dòng thơ lại gồm 3,4 câu. Sự biến đổi đó làm nhạc điệu thơ rất biến hoá. Và đây,
một khổ thơ khá gợi cảm, chúng tôi không nói đến các thủ pháp ngôn từ khác, chỉ


riêng phần nhạc điệu đa dạng, đứt quãng do sự đổi mới liên kết giữa câu, nhịp và
dòng thơđầy dụng công của tác giả cũng đáng để ta lưu ý bình giải.
Đêm./ Mưa./ Gặp Nguyễn./ Trên sông/
Đầu đội nón lá./ Chân không mang giày/
Ông ra câu cá./ Sông này/
Một chiếc cần trúc./ Phất đầy mưa đêm/
(Nguyễn Việt Chiến)
Dòng 1: 4 câu, 4 nhịp, 2 lẻ, 2 chẳn (1 – 1 – 2 - 2)// Dòng 2: 2 câu, 2 nhịp chẵn (4 4)
Dòng 3: 2 câu, 2 nhịp chẵn ( 4 - 2)// Dòng 4: 2 câu, 2 nhịp chẵn (4 - 4)

Câu thơ ngắn, nhịp thơ gấp, thay đổi liên tiếp vừa thể hiện cái mờ ảo của không gian,
cái gấp gáp của thời gian lẫn cái tâm trạng tỉnh thức băn khoăn nửa mơ nửa thực của
nhân vật trữ tình…
Phối hợp với đổi mới dòng thơ là đổi mới về chữ viết, , lục bát bây giờ cũng thay đổi
cách viết, nhiều bài thơ không còn viết hoa đầu dòng. Bằng tai nghe, đoạn thơ đi liền
như một nhịp thở, nhạc điệu tràn lan, miên man !
2- Và cái điều mới mẻ nữa không thể không nhắc đến, rất dễ nhận ra mà các bài thơ
lục bát mới đạt được để có chỗ đứng lâu dài trong trái tim độc giả , đó là thủ pháp xây
dựng hình tượng. Hình tượng trong thơ lục bát truyền thống chủ yếu được xây dựng
theo phương thức tả thực. Thơ lục bát bây giờ trong sự giao thoa với thơ tự do, các
phương thức xây dựng hình tượng đa dạng hơn, kịp hòa nhập cùng dòng chảy thi ca
hiện đại các yếu tố siêu thực, trường liên tưởng tâm linh, cái “ khoảng mờ trong vòng
tròn nhận thức ”( Kant ), bấy lâu chưa được chú ý lắm nay được gia tăng, từ đó đưa
đến một hệ quả “tính chất cá biệt” ở nhiều bài thơ lục bát hiện đại rõ rệt hơn, đa dạng
hơn, tác động thẩm mỹ vào tâm hồn người đọc phong phú không hề thua kém các thể
tài thi ca hiện đại khác. Một bài lục bát hay được nhắc đến:
lá ngô lay ở bờ sông
bờ sông vẫn gió
người không thấy về
xin người hãy trở về quê
một lần cuối… một lần về cuối thôi
về thương lại bến sông trôi
về buồn lại đã một đời tóc xanh
lệ xin giọt cuối để dành
trên phần mộ mẹ nương hình bóng cha
( Trúc Thông - Bờ sông vẫn gió )
Ngoài sự mới mẻ ở câu chữ, bài thơ còn tạo một hiệu ứng thẩm mỹ khác lạ nhờ yếu
tố hư ảo-tâm linh! Đứng ở bờ sông thấy gió lay lá ngô nhớ mẹ, theo cách nghĩ dân
gian thấy hiu hiu gió tưởng là hồn về, tưởng mẹ về nhưng không thấy. Lòng mong
nhớ khôn nguôi người con“xin”mẹ về một lần nữa thăm lại những kỷ niệm một thuở.



Bài thơ diễn tả sâu sắc tình cảm của những người con đối với bậc sinh thành đã khuất.
Bài thơ hư hư thực thực, lãng đãng khói sương. Hiện tại và quá khứ, thực và mộng
đan lồng vào nhau. Thi đề “nhớ thương cha mẹ” ta được gặp rất nhiều trong thơ ca
nhưng ở đây thể lục bát đã được cách tân và chất hư ảo làm màu sắc hiện đại khá rõ.
Bằng Việt, một tác giả xuất hiện thời kháng Mỹ với một phong cách tự do tân kỳ
từng được độc giả yêu mến từ những tập thơ đầu tiên sóng đôi cùng Lưu Quang Vũ,
về sau khi hồn thơ đã chín lại làm độc giả yêu thích bởi những vần thơ lục bát hư ảo.
Quá khuya, chợt thấy mình già
Nhìn ra cửa sổ, mưa sa kín trời
Một đời gọi mãi:
Người ơi!
Môt đời khát vọng, một đời bồng bênh,
Mê say là chuyện đã đành
Biết đâu tỉnh lại, nhân tình trắng phau!
( Đọc lại Nguyễn Du)
Trong một không gian hắt hiu “canh khuya mưa bay kín trời”, không ngủ được
nghĩ về nhà thơ tiền bối, tác giả triển khai câu thơ với cái tứ đầy màu sắc hư ảo - tâm
linh nối liền quá khứ với hiện tại, người hiện hữu chuyện trò với người đã khuất. Tác
giả muốn tâm sự với nhà thơ quá cố sự day dứt, thức ngộ về thân phận của thi nhân
với cuộc đời “Biết đâu tỉnh lại, nhân tình trắng phau” và cả nỗi phân vân bất định về
văn chương thời nay "Rạc rài chút phận văn chương/ Cao sang nhòe lẫn tầm thường
ngẩn ngơ ”.
Chính cái màu sắc tâm linh mà các tác giả xử dụng tài tình đã tạo nên vẻ đẹp
vừa hiện đại những cũng rất dân tộc ở các thi phẩm, cái yếu tố này một thời hơi mờ
nhạt, ngắt quảng, nay lại hiện hữu nối tiếp làm liền mạch truyền thống thơ ca Việt cả
dân gian cũng như bác học.
*
Chúng tôi đã thử nêu lên một số nét đổi mới, biến điệu ở thể lục bát đương đại. Đi

tìm nguyên nhân của sự cách tân này chúng tôi nghĩ có thể tiếp cận trên các bình
diện : một là, đời sống hiện đại có nhiều thay đổi, đặc biệt những thay đổi truyền
thống cảm thụ thẩm mỹ của cộng đồng, thơ ca tự thay đổi để thỏa mãn thị hiếu tiếp
nhận đó ; hai là, sự tác động của nền thi ca đương đại thế giới thời mở cửa vào văn
chương bản địa làm thay đổi một số luật tắc cũ, rồi cũng phải kể đến sự tương tác hai
dòng thơ ( tự do và lục bát), sự giao lưu qua lại các thể tài này ảnh hưởng lẫn nhau
cũng khả dĩ tạo nên sự đổi mới thể lục bát truyền thống. Điều thứ ba, cái cốt yếu là
cuộc sống đa dạng đầy biến hoá tác động vào nội tâm chủ thể sáng tạo, tạo một cảm
quan mới về thế giới, về đời sống, dẫn đến sự đổi thay về thi pháp để thích hợp cho
việc diễn tả sự đổi thay đó . Sự cách tân của lục bát là đúng quy luật, thể hiện sức
sống dồi dào mãnh liệt của văn hóa dân tộc./.
H.Q.


(1)

Nhiều tác giả -Từ trong di sản - NXB Tác phẩm mới - Hà Nội 1981, tr181



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×