Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.02 KB, 4 trang )

Về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết ở Việt Nam
Trên thế giới, đặc biệt ở Nga, vấn đề mối quan hệ giữa văn học dân gian và
văn học viết đã được đặt ra và nghiên cứu khá sớm. Ở nước ta, tình hình có muộn
hơn: Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết được nêu ra đúng tầm của
nú từ năm 1954 khi công trình “Đại cương lịch sử văn học Việt Nam” được xuất
bản bởi nhà xuất bản phổ thông. Từ sau đó, vấn đề này càng được quan tâm nhiều
hơn.
2.1.1.Trên lý luận
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai bộ phận văn
học này:
Vũ Ngọc Phan có các bài viết: “Ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian
truyền miệng và văn học thành văn Việt Nam”, “Thử xem thơ khác ca dao như thế
nào?” trong cuốn phê bình tiểu luận “Qua những trang văn” (NXB Văn học, H,
1976). Ông đã chứng minh và khẳng định ảnh hưởng quyết định của văn học dân
gian với nhiều thể tài văn học; thấy được quan hệ bổ sung, song song tồn tại của
hai bộ phận văn học này dưới chế độ mới.
Các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Đỗ Bình Trị qua các công
trình “Văn học dân gian” (Giáo trình Đại học tổng hợp, NXB Giáo dục,
1962),“Nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học dân gian miền Nam” (NXB Đại học
Sư phạm I, H, 1978) đã nêu lên vấn đề quan hệ giữa văn học dân gian và văn học
viết,tính đặc thù của văn học viết trong sự tương quan với văn học dân gian Việt
Nam.
Trên các báo và tạp chí, cũng có nhiều bài viết đáng chú ý nghiên cứu về
mối quan hệ giữa hai bộ phận văn học của dân tộc. Tiờu biểu là Lê Kinh Khiêmvới
bài viết “Một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ giữa văn học dân gian và
văn học viết” (Tạp chí văn học, số 1, năm 1980). Tác giả nhấn mạnh: “Không thể
nghiên cứu văn học dân gian mà không tìm hiểu tác động qua lại của nú với văn
học viết, càng không thể hiểu được đầy đủ, sâu sắc bộ phận văn học viết nếu không
biết đến ảnh hưởng của văn học dân gian”. Tiếp theo là Đặng Văn Lung với những
ý kiến trong bài viết “Vai trò của văn học dân gian trong sự phát triển của văn học
dân tộc” (Tạp chí văn học số 2, năm 1989):





“Văn học dân gian và văn học ý thức hệ có mối quan hệ tự nhiên. Chúng
phụ thuộc lẫn nhau về hệ thống mỹ học, về trình độ văn húa và hoàn cảnh xã hội,
lịch sử. Chúng quy định lẫn nhau, chế ước lẫn nhau qua từng yếu tố hợp thành…
Văn học dân gian và văn học viết có quuan hệ bên trong, bên ngoài theo những quy
luật nhất định.”
Ngoài ra, còn có các công trình khác như: “Mấy ý kiến về nghiên cứu mối
quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết” (Đỗ Bình Trị, Tạp chí văn học số 1,
năm 1980), “Để nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học
viết”(Hà Công Tài, Tạp chí văn học, số 1, năm 1980).
Như vậy, về lý luận, các nhà nghiên cứu đều khẳng định mối quan hệ giữa
văn học dân gian và văn học viết là quan hệ tự nhiên, qua lại và tất yếu ở mỗi nền
văn học.
2.1.2.Trên thực tiễn văn học
Quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết trong sáng tác của của các
nhà văn, nhà thơ đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu. Họ đều kết luận: Các nhà
văn lớn bao giờ cũng tắm mình trong dòng sữa mẹ văn học dân gian. Các công
trình nghiên cứu tiêu biểu là:: “Để nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian
và văn học viết [16], “Ảnh hưởng qua lại giữa Truyện Kiều và thơ ca dân
gian”.Với bài viết này, tác giả khẳng định: “Truyện Kiều là sự vận dụng thiên tài
kho tàng văn học dân gian”.
Về ảnh hưởng của văn học dân gian đến sáng tác của Nguyễn Trói và
Nguyễn Bỉnh khiêm, đã có một số công trình đề cập tới. Tiêu biểu trong số đó là:
Tác giả Thanh Lãng, năm 1967, trong công trình “Quốc âm thi tập” đã cho rằng:
“Nguyễn Trói là ông tổ của nền văn học cổ điển, là ông tổ của nghệ thuật dân
tộc…”. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò “khai sinh một nghệ thuật dùng
ngôn ngữ dân gian của Nguyễn Trói.” ("Nguyễn Trói tác gia, tác phẩm", Nguyễn
Hữu Sơn tuyển chọn và giới thiệu, NXBGD,H, 1999); Nguyễn Thiên Thụ, khi

đánh giá về tập Quốc âm thi tập đã nhận định: “Trong Quốc âm thi tập, Nguyễn
Trói đã sử dụng tài nguyên phong phú của nền văn chương Việt Nam, đó là ca dao,
tục ngữ”.


Với “Bạch Vân thi tập’ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tiêu biểu là bài viết “Âm
vang tục ngữ trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập” của Bùi Văn Nguyên (Ngôn ngữ,
số 3 năm 1986), và Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn “Thơ triết lý
Nguyễn Bỉnh Khiêm- mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học
viết”(Đại học Sư phạm Hà Nội, 1997).
Các công trình nói trên là những gợi ý cho chúng tôi trong quá trình triển
khai đề tài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, các công trình mới chỉ dừng lại ở việc
nêu ra và khẳng định chứ chưa phân tích sâu sắc, cụ thể về tác động của văn học
dân gian đến các tác gia văn học, cũng chưa có cái nhìn hệ thống để nghiên cứu tác
động của văn học dân gian đến văn học viết theo một quá trình biện chứng trong
lịch sử văn học.
2.2.Về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết trong sáng tác của
Hồ Xuân Hương
Xung quanh tiểu sử và văn nghiệp của Xuân Hương, đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu và ý kiến đánh giá khác nhau. Riêng về vấn đề mối quan hệ giữa
văn học dân gian và văn học viết trong sáng tác của bà, có một số công trình
nghiên cứu sau: “Hồ Xuân Hương với văn học dân gian” (Nguyễn Đăng Na, Tạp
chí văn học số 2, năm 1991), “Hồ Xuân Hương – Bài thơ Mời trầu cộng đồng
truyền thống và cá tính sáng tạo trong mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn
học viết” (Đặng Thanh Lê, Tạp chí văn học số 5, năm 1983)… Các tác giả đều
thống nhất khẳng định: “Hệ thống sáng tác có môtip trầu cau đã đi theo con đường
lịch sử khá lôgic từ sự khẳng định của cộng đồng giai cấp đến sự khẳng định của
cộng đồng thế hệ và cuối cùng sự khẳng định của một cái tôi cá nhõn”. Nguyễn
Đăng Na cũng có những nghiên cứu rất sâu sắc khi tác giả khẳng định: “Hồ Xuân
Hương nghĩ cái nghĩ dân gian, cảm cái cảm dân gian”, cũng là khẳng định mối

quan hệ cao đẹp giữa văn học dân gian và văn học viết trong sáng tác của nữ sĩ.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu quan hệ giữa văn học dân gian
và văn học viết trong thơ Xuân Hương trên bình diện ngôn ngữ một cách hệ thống
và cụ thể. Đặc biệt, việc đặt vấn đề đó trong tương quan so sánh với Quốc âm thi
tậpcủa Nguyễn Trói và Bạch Vân quốc ngữ thi tậpcủa Nguyễn Bỉnh
Khiêm để thấy được bước phát triển của văn học dân gian ở sáng tác của
Xuân Hương lại hầu như chưa có công trình nào đề cập tới.


Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đặc biệt chú ý đến thao tác
so sánh nhằm chỉ ra biện chứng của quá trình vận động dần đến hoàn thiện của
ngôn ngữ văn học dân gian từ Nguyễn Trói, Nguyễn Bỉnh khiêm đến Hồ Xuân
Hương.



×