Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

NGHIÊN cứu NHÂN GIỐNG bảy lá một HOA (paris chinensis franchet) từ hạt và THÂN rễ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.84 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG BẢY LÁ MỘT HOA (Paris chinensis Franchet) TỪ
HẠT VÀ THÂN RỄ
TÓM TẮT
Bảy lá một hoa hay thất diệp nhất chi hoa (Paris chinensis Franchet) là một loại dược liệu
quý hiếm của Việt Nam. Cây Bảy lá một hoa có thể nhân giống từ hạt hoặc từ thân rễ. Đối
với nhân giống từ hạt, quả Bảy lá một hoa sau khi chín có thể gieo ngay hoặc phơi khô ở
nhiệt độ phòng để gieo vào vụ sau, hạt sau khi được xử lý nảy mầm và ra rễ có thể gieo
ươm trong bầu hoặc trên luống ngoài vườn ươm khoảng 10 - 12 tháng thì mọc mầm, ra rễ
sau đó đưa ra vườn ươm khoảng 12 tháng thì cây có thể xuất vườn. Nhân giống từ thân rễ
là sử dụng đoạn đầu mầm của thân rễ sao cho có 1-2 mắt, xử lý chất kích thích cho thân rễ
mọc mầm và ra rễ rồi ươm vào bầu hoặc trên luống sau khoảng 5 - 6 tháng thì mọc mầm,
ra rễ sau đó đưa ra vườn ươm khoảng 6 tháng thì có thể xuất vườn. Chất kích thích ra rễ và
mọc mầm tốt nhất là BA+NAA nồng độ 0,1%, giá thể bầu ươm tốt nhất là đất rừng + đất
cát pha với tỷ lệ 1/1, thành phần phân bón tốt nhất là đất rừng + phân chuồng hoai + phân
NPK + phân vi sinh và chế độ che tán phù hợp nhất 70% đối với cả nhân giống từ hạt và
nhân giống từ thân rễ.
Từ khóa: Bảy lá một hoa, nhân giống, hạt, thân rễ, Paris chinensis .
MỞ ĐẦU
Trên thế giới, chi Paris họ Trọng lâu (Trilliaceae) hiện đã biết có khoảng 24 loài, phân
bố ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới Bắc bán cầu, từ Châu Âu đến Đông Á, Đông Nam Á [5]. Ở
Việt Nam chi Paris có 6 loài và phân loài [5, 7, 9]; trong Thực vật chí Việt Nam, công bố chi
Paris có 6 loài ghi nhận phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc và vùng núi Tây Nguyên (Paris
chinensis Franchet, Paris delavayi Franchet, Paris dunniana Levl, Paris fargesii Franchet,
Paris polyphylla Smith, Paris yunnanensis Franchet [6]. Ngoài ra, các loài Paris
caobangensis Ji, Li & Zhou là loài mới được phát hiện [10], Paris cronquistii (Takht.) Li
bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam [8]; Paris yunnanensis Franchet có ở vùng Tây Nguyên
(Kontum) [1].
Bảy lá một hoa (Paris chinensis Franchet) là thảo dược có giá trị cao. Thành phần
hóa học chính của Paris chinensis chủ yếu là steroid saponin polyphyllin D, dioscin và
balanitin 7 (Deng et al., 1999; Li et al., 2001; Cheung et al., 2005)[2]. Mimaki et al.
(2000)[4], cho biết hoạt tính cytotoxic đối với tế bào ung thư HL-60 của hoạt chất saponin


steroid từ thân rễ của Paris polyphylla var. chinensis. Bộ phận dùng làm thuốc của Bảy lá
một hoa là thân rễ (củ), thân cây và lá, nhưng chủ yếu vẫn là thân rễ có tác dụng chữa rắn
cắn, sốt rét, kinh giản, mụn nhọt, ho lao, viêm tuyến vú, hen suyễn, giải độc,… (Zhang et
al., 2011, He et al., 2007)[3,].
Hiện nay, nhu cầu sử dụng thuốc từ dược liệu tự nhiên ngày càng nhiều, Bảy lá một
hoa đã bị khai thác cạn kiệt; cách thức khai thác chủ yếu của người dân vẫn là vào rừng
đào củ (thân rễ).
Nghiên cứu khai thác và phát triển Bảy lá một hoa để trồng loại thảo dược cho
vùng núi cao và tạo vùng nguyên liệu cho ngành dược liệu là rất cần thiết và có giá trị. Để
có thể phát triển trồng cây Bảy lá một hoa trước hết là cây giống, bài báo này đề cập một
số kết quả nghiên cứu nhân giống Bảy lá một hoa từ hạt và từ thân rễ với mục tiêu nghiên
1


cứu tìm ra chất kích thích sinh trưởng, giá thể, phân bón và chế độ che tán thích hợp cho
sinh trưởng cây con.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm Viện Nghiên
cứu và Phát triển Vùng, và tại khu vườn nhà, vườn rừng ở Bản Khoang, huyện Sapa tỉnh
Lào Cai.
Thời gian nghiên cứu: thí nghiệm được tiến hành từ tháng 10/2013 - 12/2014.
2. Vật liệu nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành với các nguyên vật liệu là hạt, thân rễ Bảy lá một hoa.
3. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm 1. Kỹ thuật xử lý nảy mầm, ra rễ của hạt giống
Hạt giống từ quả chín được lựa chọn đồng đều để đánh giá sự nảy mầm, ra rễ (100
hạt/LL/CT x 3 LL x 5 CT).
Công thức 1 (CT1): Xử lý cơ học
Công thức 2 (CT2): Xử lý bằng chất kích thích BA+NAA nồng độ 0,05%

Công thức 3 (CT3): Xử lý bằng chất kích thích BA+NAA nồng độ 0,1%
Công thức 4 (CT4): Xử lý bằng nước ấm 45oC- 55oC.
Công thức 5 (CT5): Không xử lý (đối chứng)
Thí nghiệm 2: Kỹ thuật xử lý mọc mầm, ra rễ của thân rễ
Thân rễ thí nghiệm được cắt từ đầu mầm của thân rễ gốc khoảng 5 - 7 cm có 1 - 2
mắt để đánh giá sự nảy mầm ra rễ (30 thân rễ/LL/CT x 3 LL x 3 CT).
Công thức 1 (CT1): Xử lý bằng chất kích thích BA+NAA nồng độ 0,05%
Công thức 2 (CT2): Xử lý bằng chất kích thích BA+NAA nồng độ 0,1%
Công thức 3 (CT3): Không xử lý (đối chứng)
Thí nghiệm 3: Xác định thành phần giá thể bầu ươm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây
Bảy lá một hoa từ hạt và từ thân rễ giai đoạn vườn ươm sau 120 ngày
Mỗi bầu đất chứa 1,5kg giá thể.
Số cây thí nghiệm: (30 cây/CT x 3 LL x 3 CT)
Công thức 1 (CT1): Đất rừng
Công thức 2 (CT2): Đất cát pha
Công thức 3 (CT3): Đất rừng + đất cát pha, tỷ lệ 1/1
Thí nghiệm 4: Xác định chế độ phân bón ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Bảy lá một
hoa từ hạt và từ thân rễ giai đoạn vườn ươm sau 120 ngày
Mỗi bầu đất chứa 1,5kg giá thể.
Số cây thí nghiệm: (30 cây/CT x 3 LL x 4 CT)
Công thức 1 (CT1): Đất rừng (100% đất rừng)
Công thức 2 (CT2): Đất rừng + phân chuồng hoai
(70% Đất rừng + 30% phân chuồng hoai).
2


Công thức 3 (CT3): Đất rừng + phân chuồng hoai + phân NPK
(70% Đất rừng + 30% phân chuồng hoai + 2,5g N +1,3g P + 2,5gK).
Công thức 4 (CT4): Đất rừng + phân chuồng hoai+ phân NPK + phân vi sinh
(70% Đất rừng + 30% phân chuồng hoai + 2,5g N +1,3g P + 2,5gK + 5g

phân vi sinh).
Thí nghiệm 5: Xác định ảnh hưởng của độ che tán đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của
cây giai đoạn vườn ươm sau 120 ngày
Số cây thí nghiệm: (30 cây/CT x 3 LL x 3 CT)
Công thức 1 (CT1): Che tán 50%
Công thức 2 (CT2): Che tán 70%
Công thức 3 (CT3): Che tán 90%
Các thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên; các biện pháp kỹ thuật khác thực hiện trong thí
nghiệm được áp dụng theo quy trình kỹ thuật đang hiện hành.
Chỉ tiêu theo dõi: thời gian nảy mầm (ngày), chiều dài mầm (cm), chiều dài rễ (cm), chiều cao
cây (cm), đường kính thân cây (mm), chiều dài lá (cm), chiều rộng lá (cm) tỷ lệ sống sót (%).
Số liệu được xử lý thống kê theo phần mềm phân tích phương sai (ANOVA) theo
chương trình IRRISTART 5.0 và Excel.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng tới tỷ lệ nẩy mầm, ra rễ của hạt giống
và thân rễ Bảy lá một hoa
Kết quả thực nghiệm về ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến sự nảy mầm
của hạt giống Bảy lá một hoa (Paris chinensis) ở Bảng 1 cho thấy, xử lý hạt bằng chất kích
thích sinh trưởng BA+NAA ở nồng độ 0,1% (CT3) cho thời gian nảy mầm nhanh nhất 270
ngày, tỷ lệ nảy mầm đạt 81,00%, chiều dài mầm là 3,32 cm và chiều dài của rễ là 2,22 cm.
Ở công thức đối chứng không có chất kích thích (CT5), thời gian nảy mầm của hạt dài nhất
410 ngày, tỷ lệ nảy mầm của hạt cũng thấp nhất chỉ đạt 37,66%, chiều dài mầm là 2,56 cm
và chiều dài rễ là 1,12 cm.
Bảng 1. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng tới tỷ lệ mọc mầm, ra rễ của hạt giống
Bảy lá một hoa
Công thức
thí nghiệm
CT1
CT2
CT3

CT4
CT5
CV (%)
LSD0,05

Thời gian
nảy mầm
(ngày)
390
300
270
364
410
15,01
27,00

Tỷ lệ hạt
nảy mầm
và ra rễ (%)
40,00
65,00
81,00
55,33
37,66
2,12
3,87

3

Chiều dài

mầm (cm)

Chiều dài
rễ (cm)

2,02
3,13
3,32
2,68
1,56
0,22
0,70

1,57
2,02
2,22
1,94
1,12
0,28
0,78


a
b
Hình 1. Hình ảnh mọc mầm và ra rễ của hạt Bảy lá một hoa
a, cây con Bảy lá một hoa sau 10 tháng gieo; b, hạt Bảy lá một hoa ra rễ sau 7 tháng gieo
Thân rễ Bảy lá một hoa sau khi thu hoạch, cắt lấy phần đầu khoảng 5 - 7 cm (đảm
bảo phần cắt phải có 1 - 2 mắt) để xử lý. Kết quả thí nghiệm ở Bảng 2 về sử dụng chất kích
thích xử lý mọc mầm và ra rễ của thân rễ cho thấy ở công thức xử lý bằng chất kích thích
sinh trưởng BA+NAA ở nồng độ 0,1% (CT2), thời gian mọc mầm là ngắn nhất 152 ngày,

tỷ lệ mọc mầm và ra rễ là 83,66%, chiều dài mầm 4,33 cm và chiều dài rễ là 3,10 cm, còn
ở công thức đối chứng không sử dụng chất kích thích (CT3), thời gian nảy mầm của thân
rễ dài nhất 196 ngày, với tỷ lệ mọc mầm và ra rễ là 48,33%, chiều dài mầm 2,56 cm và
chiều dài rễ là 1,23 cm.
Bảng 2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng tới tỷ lệ nảy mầm và ra rễ của thân rễ
Bảy lá một hoa
Công thức
thí nghiệm
CT1
CT2
CT3
CV (%)
LSD0,05

Thời gian
nảy mầm
(ngày)
171
152
196
3,92
7,84

Tỷ lệ thân rễ
mọc mầm và
ra rễ (%)
72,33
83,66
48,33
5,06

10,11

Chiều dài
mầm (cm)

Chiều dài
rễ (cm)

3,36
4,33
2,56
1,05
1,22

3,01
3,10
1,23
0,88
1,72

a
b
Hình 2. Hình ảnh mọc mầm và ra rễ của thân rễ Bảy lá một hoa
4


a, Thân rễ mọc mầm sau 5 tháng; b, Thân rễ ra rễ sau 4 tháng
2. Giá thể ảnh hưởng đến sinh trưởng cây con Bảy lá một hoa
Cây con Bảy lá một hoa được phát triển từ hạt và từ thân rễ gieo ươm ngoài vườn
ươm, sau 120 ngày theo dõi, cho thấy tỷ lệ sống của cây con phát triển từ hạt và từ thân rễ

ở công thức có thành phần giá thể bầu ươm là đất rừng + đất cát pha, tỷ lệ 1:1 (CT3) là cao
nhất, tỷ lệ cây con sống từ thân rễ đạt 83,33%, cao hơn so với tỷ lệ sống của cây con được
gieo từ hạt 80,66%, có thể do thân rễ chứa nhiều dưỡng chất.
So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng cho thấy, có thể sử dụng ba loại giá thể để gieo
ươm cây con ở giai đoạn vườn ươm (Bảng 3). Loại giá thể thích hợp dùng để ươm trồng
cây con Bảy lá một hoa từ hạt và từ thân rễ là loại giá thể phối trộn đất rừng + đất cát pha
với tỷ lệ 1:1. Đối với giá thể này sau 120 ngày gieo trồng, cây con mọc từ hạt có chiều cao
12,56 cm, đường kính thân 10,56 mm, chiều dài của rễ là 9,70 cm, chiều dài lá 3,29 cm và
chiều rộng lá là 2,21 cm. Cây mọc từ thân rễ có chiều cao 13,70 cm, đường kính thân là
9,10 mm, chiều dài rễ 9,90 cm, chiều dài lá 5,16 cm và chiều rộng lá là 2,75 cm.
Bảng 3. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của cây con từ hạt và từ thân rễ Bảy lá một
hoa, giai đoạn vườn ươm sau 120 ngày
Nguồn
nhân giống

Hạt giống

Thân rễ

Công
thức thí
nghiệm
CT1
CT2
CT3
CV(%)
LSD0,05
CT1
CT2
CT3

CV(%)
LSD0,05

Tỷ lệ
sống
(%)
54,66
70,00
80,66
3,24
6,48
59,33
76,33
83,33
2,82
5,64

Chiều cao
cây (cm)
4,23
7,23
12,56
4,07
2,09
4,46
5,76
13,70
3,49
1,79


Đường
kính thân
(mm)
3,36
5,30
10,56
1,03
0,52
4,30
5,56
9,10
0,94
0,48

Chiều
dài rễ
(cm)
4,23
6,43
9,70
12,61
6,47
4,43
5,70
9,90
14,93
7,66

Chiều
dài lá

(cm)
1,60
2,20
3,29
0,42
0,21
2,70
3,19
5,16
0,75
0,38

Chiều
rộng lá
(cm)
1,18
1,74
2,21
0,19
0,10
1,59
2,08
2,75
0,35
0,18

Số liệu thí nghiệm sau 120 ngày gieo trồng cây con từ hạt và từ thân rễ cho thấy, tỷ
lệ sống của cây con phát triển từ hạt và từ thân rễ ở chế độ phân bón là đất rừng + phân
chuồng hoai + phân NPK + phân vi sinh (CT4) là cao nhất, tỷ lệ sống của cây con từ thân
rễ đạt 85,66%, cao hơn không đáng kể so với tỷ lệ sống của cây con từ hạt 84,00%.

Với thành phần phân bón là phân chồng hoai, phân NPK, phân vi sinh hay chỉ đất
rừng đều có thể sử dụng để gieo ươm cây con ở giai đoạn vườn ươm (Bảng 4). Tuy nhiên,
chế độ phân bón là đất rừng + phân chuồng hoai + phân NPK + phân vi sinh được dùng để
ươm trồng cây con Bảy lá một hoa từ hạt và từ thân rễ là tốt nhất. Đối với chế độ phân bón
này sau 120 ngày gieo trồng cây mọc từ hạt có chiều cao 8,39 cm, đường kính thân 5,78
mm, chiều dài của rễ là 7,68 cm,chiều dài lá 3,65 cm và chiều rộng lá là 2,80 cm. Cây con
mọc từ thân rễ có chiều cao 10,76 cm, đường kính thân là 8,60 mm, chiều dài rễ là 8,60
cm, chiều dài lá 6,00 cm và chiều rộng lá là 3,00 cm.

5


Bảng 4. Ảnh hưởng chế độ phân bón tới tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của cây con
Bảy lá một hoa, giai đoạn vườn ươm sau 120 ngày
Nguồn
nhân giống

Hạt giống

Thân rễ

Công
thức thí
nghiệm
CT1
CT2
CT3
CT4
CV(%)
LSD0,05

CT1
CT2
CT3
CT4
CV(%)
LSD0,05

Tỷ lệ
sống
(%)
56,46
73,00
82,66
84,00
2,85
5,38
59,33
76,33
83,33
85,66
2,51
4,73

Chiều cao
cây (cm)

Đường kính
thân (mm)

Chiều dài

rễ (cm)

3,63
4,83
5,70
8,39
4,50
2,30
6,63
8,03
9,03
10,76
3,69
1,88

3,26
4,30
5,20
5,78
1,38
0,56
5,20
6,20
8,63
8,80
0,95
0,49

2,71
4,43

5,57
7,68
0,66
0,34
5,64
6,53
8,25
8,60
0,66
0,49

Chiều
dài lá
(cm)
1,58
2,17
3,58
3,65
1,46
0,19
2,52
3,37
5,44
6,00
0,79
0,40

Chiều
rộng
(cm)

1,11
1,17
2,10
2,80
0,21
0,11
1,67
2,05
2,69
3,00
0,34
0,17

Kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của chế độ che tán tới cây con Bảy lá một hoa
được trình bày tại Bảng 5 cho thấy, ở công thức che tán 70% (CT2) có tỷ lệ sống cao nhất,
cây con gieo ươm từ thân rễ có tỷ lệ sống 85,66%, cây con gieo ươm từ hạt có tỷ lệ sống
81,66%, thấp nhất ở chế độ che tán 90% (CT3) có tỷ lệ sống thấp nhất, cây con gieo ươm
từ thân rễ có tỷ lệ sống 61,00%, cây con gieo ươm từ hạt có tỷ lệ sống 56,00%. Như vậy
chế độ che tán có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây con.
Tương tự chiều cao cây, đường kính thân, chiều dài rễ, chiều dài lá và chiều rộng lá
ở giai đoạn 120 ngày gieo ươm, cây con phát triển nhanh nhất ở chế độ che tán 70% (CT2)
cây con sinh trưởng tốt nhất, cây con gieo ươm từ hạt và thân rễ có chiều cao cây từ 7,66
cm đến 9,20 cm, đường kính thân cây từ 5,53 mm đến 6,70 mm, chiều dài rễ từ 5,33 cm
đến 8,63 cm, chiều dài lá từ 3,54 cm đến 4,62 cm và chiều rộng lá từ 2,06 cm đến 2,57 cm.
Đối với cây con gieo ươm ở độ che tán 90% sinh trưởng chậm nhất, chiều cao cây chỉ đạt
từ 5,53 cm đến 6,00 cm, đường kính thân từ 4,86 mm đến 4,52 mm, chiều dài rễ từ 4,53 cm
đến 4,03 cm, chiều dài lá từ 1,61 cm đến 2,65 cm và chiều rộng lá từ 1,14 cm đến 1,56 cm.
Như vậy độ che tán có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của cây con mặc dù đây là loài cây
ưa bóng, nhưng nếu che bóng gần như hoàn toàn thì cây cũng không sinh trưởng tốt.


Bảng 5. Ảnh hưởng của độ che tán đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của cây con Bảy
lá một hoa, giai đoạn vườn ươm sau 120 ngày
Nguồn

Công

Tỷ lệ

Chiều cao

Đường
6

Chiều dài

Chiều

Chiều


nhân
giống
Hạt giống

Thân rễ

thức thí
nghiệm
CT1
CT2

CT3
CV(%)
LSD0,05
CT1
CT2
CT3
CV(%)
LSD0,05

sống
(%)
74,33
81,66
56,00
3,24
6,48
77,33
85,66
61,00
3,72
7,44

cây (cm)

kính thân
(mm)
5,50
5,53
4,86
1,06

0,34
6,57
6,70
4,52
0,75
0,38

6,53
7,66
5,53
4,45
2,28
8,63
9,20
6,00
4,16
2,13

rễ (cm)
5,23
5,33
4,53
0,66
0,54
6,23
8,63
4,03
1,06
0,54


dài lá
(cm)
2,18
3,54
1,61
0,39
0,20
3,38
4,62
2,65
0,79
0,40

rộng lá
(cm)
1,18
2,06
1,14
0,22
0,11
1,81
2,57
1,56
0,38
0,19

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Bảy lá một hoa có thể được nhân giống từ hạt giống và từ thân rễ với sử dụng
chất kính thích sinh trưởng, và kỹ thuật gieo ươm phù hợp, như thành phần giá thể, phân
bón, che tán.

2. Chất kích thích sinh trưởng có ảnh hưởng tới khả năng nảy mầm, ra rễ của hạt và
thân rễ Bảy lá một hoa. Chất kích thích BA+NAA ở nồng độ 0,1% cho thời gian nảy mầm
và ra rễ là ngắn nhất; đối với hạt thời gian ra rễ 270 ngày còn thân rễ là 154 ngày, và các
chỉ tiêu phát triển khác cây con cũng sinh trưởng tốt nhất.
3. Thành phần giá thể, chế độ phân bón và chế độ che tán đều có ảnh hưởng tới tỷ
lệ sống và các chỉ tiêu sinh trưởng cây con Bảy lá một hoa. Đối với cây con gieo ươm từ
hạt hay từ thân rễ thì thành phần giá thể bầu ươm phối trộn (đất rừng + đất cát pha, tỷ lệ
1:1) cây con sinh trưởng tốt nhất; chế độ phân bón đất rừng + phân chuồng hoai + phân
NPK + phân vi sinh, và chế độ che tán 70% cho tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con là tốt
nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Châu Thị Nhã Trúc, Lâm Bích Thảo, Trần Lê Quân, Trần Công Luận, (2015), "Phân lập một
số Steroid từ loài Bảy lá một hoa thu hái tại KonTum" Tạp chí Dược liệu, 20(2), tr.82-86.
2. Deng S., Yu B., Hui Y., Yu H., Han X. (1999), Synthesis of three diosgenyl saponins:
dioscin, polyphyllin D and balanitin 7, Carbohydr. Res., 1999, 317: 53-62.
3. He J., Wang H., Li D. Z., Chen S. F. (2007), Genetic diversity of Paris polyphylla var.
yunnanensis, a traditional Chinese medicinal herb, detected by ISSR makers. Planta
Med., 2007, 73: 1316-1321.
4. Liang S.J., V.G. Soukup (2000), Paris L. In: Wu Z-Y, Raven P.H. eds. Flora of China.
Beijing: Science Press; St. Louis: Missouri Botanical Garden Press. 24, pp 88-95.
5. Mimaki Y., (2000), Steroidal Saponins from the Rhizomes of Paris polyphylla var.
chinensis and their Cytotoxic Activity on HL-60 Cells, Natural Product Letters,
2000, 14(5): 357-364.
6. Nguyễn Thị Đỏ (2007), Thực vật chí Việt Nam, tập 8, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
tr.311-321.
7


7. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội, tr.457-458.

8. Nguyễn Quỳnh Nga, Phạm Thanh Huyền, Ngô Thị Mai Anh, Phan Văn Trưởng, Hoàng
Văn Toán, Nguyễn Xuân Nam (2015), "Bổ sung loài Trọng lâu lá đốm cho hệ thực
vật Việt Nam", Tạp chí Dược liệu, 2015, 20(4), tr.203-206.
9. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ, tập III, tr.474-475.
10. Ji Y., Frisch P.W., Li H., Xiao T., Zhou Z. (2006), "Paris caobangensis Y.H. Ji, H. Li &
Z. K. Zhou (Trilliaceae), a new species from Northern Vietnam", Acta Phytotax.
Sinica, 2006, 44, pp.700-703.
SUMMARY (font 10) 250-350 từ
Propagation of Paris chinensis Franchet by seed and rhizome
Nguyen Tien Dung (1), Nguyen Thi Thu (1), Tran Ngoc Lan (1), Đao Thuy Duong (1),
(1)

Institute of Research and Regional Development

Paris chinensis Franchet is a valuable traditional medicinal plant in Vietnam. this plant is
propagated with seeds or rhizomes. Seed propagation the PPC seed were harvested and
immediately sowed or dried and preserved for further experiments. After sowing 10-12
months, young plants were transferred into a nursery. After 12 months nursing, the plants
would be evaluated to field.Rhizome propagation: Cut the end of a young stem (1-2
nodes) and then exposed with rooting stimulant. After 5-6 month sowing, plantlets were
transferred into a nursery. The plants would be seeded into a field after 6 month nursing.
The best stimulants for rooting and sprouting is the mixture of BA+ 0.1% NAA. The
favored substrate for sowing was mixed the soil and fermentation at the ratio of 1 part of
forest soil and 1 part of 1 part manure. The best suitable fertilizer is mixture of forest soil
and manure supplemented with NPK and microbial fertilizer. The most suitable canopy
cover was found at the rate of 70 percent for both seed and rhizome propagations.
Keywords: Seven leaves a flower, breeding, seeds, rhizomes, Paris chinensis.

8




×