Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đánh giá hiệu quả mô hình biogas cấp hộ trên địa bàn xã hương long, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

uế

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

tế

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

nh

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH BIOGAS CẤP HỘ TRÊN

Ki

ĐỊA BÀN XÃ HƯƠNG LONG- HUYỆN HƯƠNG KHÊ

Đ

ại

họ

c

- TỈNH HÀ TĨNH


NGUYỄN THỊ TRÂM ANH

Niên khóa: 2013 - 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

uế

------

tế

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH BIOGAS CẤP HỘ TRÊN

nh

ĐỊA BÀN XÃ HƯƠNG LONG- HUYỆN HƯƠNG KHÊ

Đ

ại

họ


c

Ki

- TỈNH HÀ TĨNH

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Trâm Anh

Th.s Võ Việt Hùng

Lớp: K47A- KTTNMT
Niên khóa: 2013- 2017

Huế, 5/2017


Lời Cảm Ơn

Đ

ại

họ

c


Ki

nh

tế

H

uế

Thực tập cuối khóa là mốc quan trọng trong quá trình học
tập trên chặng đường Đại học của mỗi sinh viên. Bởi lý do đó,
trường Đại Học Kinh Tế Huế, Khoa Kinh Tế và Phát Triển đã tổ
chức cho chúng tôi một đợt thực tập cuối khóa để bước đầu làm
quen, tiếp xúc cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm cho quá trình
học tập và làm việc sau này.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Th.s Võ
Việt Hùng đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong đợt thực tập cuối
khóa lần này và giúp tôi hoàn thành tốt Khóa luận của mình đúng
thời hạn.
Tôi xin cảm ơn Phó Trưởng Phòng Nguyễn Quốc Bảo, chuyên
viên Phạm Hồng Sang, Ủy ban nhân dân xã Hương Long cùng các
hộ gia đình được điều tra đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những
thông tin, số liệu và những lời khuyên bổ ích để tôi hoàn thành
được bài Khóa luận của mình.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Tài Nguyên Môi
Trường- UBND huyện Hương Khê đã tạo điều kiện cho tôi được
thực tập tại cơ quan.
Do kinh nghiệm còn hạn chế nên bài làm không tránh khỏi
nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía

Hội đồng Bảo vệ Khóa luận để bài làm của tôi được hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!!!
Huế, tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiên
Nguyễn Thị Trâm Anh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ................................................. iv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ........................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................. vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................................... vii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 1

uế

1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2

H

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3


tế

4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 4

nh

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................ 4

Ki

1.1. Cơ sở lý luận về Biogas ............................................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm về Biogas ............................................................................................. 4

c

1.1.2. Lợi ích của mô hình Biogas ................................................................................... 5

họ

1.1.3. Nguồn nguyên liệu để sản xuất Biogas ................................................................. 6
1.1.4. Hiệu suất sinh khí .................................................................................................. 7

ại

1.1.5. Quy trình hoạt động của mô hình Biogas .............................................................. 8

Đ

1.1.6. Các loại mô hình Biogas...................................................................................... 10

1.2. Cơ sở thực tiễn của Biogas ..................................................................................... 13
1.2.1. Tình hình sử dụng mô hình Biogas trên Thế giới. .............................................. 13
1.2.2. Tình hình sử dụng mô hình Biogas ở Việt Nam. ................................................ 15
1.2.3. Tình hình sử dụng mô hình Biogas ở tỉnh Hà Tĩnh. ............................................ 17
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH BIOGAS TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
HƯƠNG LONG- HUYỆN HƯƠNG KHÊ- TỈNH HÀ TĨNH ................................. 19
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu........................................................................... 19
2.1.1. Vị trí đia lý........................................................................................................... 19
2.1.2. Điều kiện tự nhiên. .............................................................................................. 21

SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

2.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội ..................................................................................... 24
2.2. Tình hình áp dụng mô hình Biogas của các nông hộ trên địa bàn xã Hương longhuyện Hương Khê- tỉnh Hà Tĩnh ................................................................................... 28
2.2.1. Đặc điểm của các hộ gia đình được điều tra........................................................ 28
2.2.2. Tình hình áp dụng mô hình Biogas của các nông hộ trên địa bàn xã Hương longhuyện Hương Khê- tỉnh Hà Tĩnh ................................................................................... 29
2.3. Hiệu quả áp dụng mô hình Biogas của các hộ gia đình tại xã Hương Long- huyện
Hương Khê- tỉnh Hà Tĩnh.............................................................................................. 35
2.3.1. Chi phí xây dựng công trình Biogas .................................................................... 35
2.3.2. Đánh giá hiệu quả từ việc áp dụng mô hình Biogas ............................................ 36

uế


2.3.2.1. Hiệu quả về kinh tế ........................................................................................... 36

H

2.3.2.2. Hiệu quả về xã hội ............................................................................................ 38
2.3.2.3. Hiệu quả về môi trường .................................................................................... 39

tế

2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng mô hình Biogas ở xã Hương

nh

Long- huyện Hương Khê- tỉnh Hà Tĩnh ........................................................................ 40
2.4.1. Những thuận lợi. .................................................................................................. 40

Ki

2.4.2. Những khó khăn. ................................................................................................. 40

c

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN42 MÔ
42

họ

HÌNH BIOGAS ................................................................................................................

ại


3.1. Căn cứ chung để đưa ra định hướng và giải pháp phát triển mô hình Biogas ở hộ

Đ

gia đình. ......................................................................................................................... 42
3.2. Định hướng phát triển mô hình Biogas ở xã Hương Long- huyện Hương Khê- tỉnh
Hà Tĩnh .......................................................................................................................... 42
3.3. Giải pháp phát triển mô hình Biogas ở xã Hương Long- huyện Hương Khê- tỉnh
Hà Tĩnh .......................................................................................................................... 43
3.3.1. Giải pháp chung ................................................................................................... 43
3.3.2. Giải pháp cụ thể ................................................................................................... 43
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 48
1. Kết luận...................................................................................................................... 48
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 51
SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
KSH:

Khí sinh học


FAO:

Food and Agriculture Organization of the United Nations- Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.

UNICEF:

United Nations International Children's Emergency Fund- Cơ quan

Khoa học công nghệ

PTNN:

Phát triển nông thôn

Đ

ại

họ

c

Ki

nh

tế

H


KHCN:

uế

cứu trợ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc.

SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Sơ đồ mô tả quá trình phân hủy thành khí Biogas .......................................... 8
Hình 1.2. Hầm Biogas sử dụng bạt chống thấm HDPE ................................................ 11
Hình 1.3. Hầm Biogas sử dụng Composite ................................................................... 12
Hình 1.4. Hầm Biogas được xây bằng gạch và bê tông. ............................................... 12
Hình 2.1. Ví trị huyện Hương Khê trong tỉnh Hà Tĩnh. ................................................ 19
Hình 2.2. Diện tích và mật độ dân số của huyện Hương Khê so với các huyện khác
trong tỉnh Hà Tĩnh ......................................................................................................... 20

Đ

ại

họ


c

Ki

nh

tế

H

uế

Hình 2.3. Cấu tạo mô hình Hầm Biogas nắp vòm cầu. ................................................. 31

SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Lượng chất thải hàng ngày của động vật ........................................................ 6
Bảng 1.2. Hiệu suất sinh khí của các loại nguyên liệu .................................................... 8
Bảng 2.1. Số lượng lợn ở các hộ gia đình được điều tra ............................................... 28
Bảng 2.2. Tình hình áp dụng hầm Biogas ở xã Hương Long giai đoạn 2013- 2016. ... 30
Bảng 2.3. Mục đích sử dụng khí sinh học Biogas ......................................................... 33

Bảng 2.4. Số hộ gia đình sử dụng phụ phẩm của mô hình Biogas làm phân bón. ........ 33
Bảng 2.5. Bảng đánh giá về hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường sau khi sử dụng

uế

Biogas so với trước khi chưa có mô hình. ..................................................................... 34

H

Bảng 2.6. Chi phí ban đầu để xây dựng 1 hầm Biogas 9,3 m3 (theo đơn giá năm 2016) .... 35

Đ

ại

họ

c

Ki

nh

tế

Bảng 2.7. Các khoản chi phí trước và sau khi có Biogas của các hộ được điều tra ...... 37

SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

vi



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Sử dụng KSH là một trong những phương pháp khá phổ biến và có hiệu quả cao
trong việc làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và là nguồn năng lượng sạch
thay thế cho nhiên liệu đang dần bị khai thác cạn kiệt. Mô hình Biogas đã được ứng
dụng trên Thế giới từ lâu và hiện nay, ở Việt Nam cũng đang ngày càng được ứng dụng
rộng rãi tại khắp các tỉnh trong nước. Tại xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà
Tĩnh cũng không ngoại lệ, mô hình này đã đem lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân và
cho cả cộng đồng xung quanh nơi đây. Nhận thức được ý nghĩa và lợi ích to lớn của mô
hình này mang lại, tôi đã chọn và thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả mô hình Biogas

uế

cấp hộ trên địa bàn xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”.

H

 Mục tiêu nghiên cứu

- Đề tài tập trung tìm hiểu tình hình áp dụng mô hình Biogas của các hộ gia đình

tế

ở xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.


nh

- So sánh được lợi ích- chi phí của mô hình Biogas ở địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình Biogas ở

Ki

xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

c

 Phương pháp nghiên cứu

họ

- Thu thập thông tin thứ cấp.

- Thu thập thông tin sơ cấp qua việc lập bảng hỏi và phỏng vấn những hộ nông

ại

dân thuộc địa bàn nghiên cứu.

Đ

- Tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu đã thu thập, điều tra.
 Kết quả nghiên cứu
- Khái quát được tình hình phát triển, điều kiện kinh tế- xã hội trên địa bàn xã
Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Nắm được tình hình sử dụng mô hình
Biogas ở xã từ đó đánh giá được hiệu quả áp dụng mô hình Biogas trên địa bàn xã

Hương Long.
- So sánh những lợi ích- chi phí của việc áp dụng mô hình Biogas ở các nông hộ
thuộc xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất được những giải pháp, định hướng, chính sách phù hợp giúp sử dụng
hiệu quả và nhân rộng mô hình trong thời gian tới.

SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong gian đoạn phát triển kinh tế hiện nay, các nước trên Thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với sự cạn kiệt nguồn năng lượng cũng như tình
trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do quá trình sản xuất công nghiệp và sinh hoạt
của con người gây ra.
Ở Việt Nam, bên cạnh những chất thải, khí đốt từ ngành công nghiệp thì chất thải
từ quá trình sản xuất nông nghiệp cũng gây ra những hậu quả về môi trường. Các

uế

nguồn chất thải từ chăn nuôi của các hộ gia đình nông dân là một trong những nhân tố

H


chủ yếu gây ra ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp. Ngành chăn nuôi có vai trò quan
trọng trong việc cung cấp một lượng lớn sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống của

tế

con người cũng như tạo sinh kế cho người dân. Tuy nhiên, đi song song với những lợi

nh

ích đó thì ngành chăn nuôi cũng gây ra nhiều vấn đề tiêu cực đến môi trường. Chất

Ki

thải từ chăn nuôi có mùi hôi thối, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn
nước, gây nên các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, bệnh

c

truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân. Tổ chức Y tế Thế giới

họ

đã cảnh báo, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách

ại

thỏa đáng sẽ ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi

Đ


trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus từ các dịch bệnh lở mồm long móng, dịch
bệnh tai xanh ở lợn và trâu bò có thể lây lan một cách nhanh chóng, gây ảnh hưởng
xấu tới sức khỏe và đời sống con người. Ngoài chất thải rắn và chất thải lỏng trực tiếp
được thải ra hằng ngày thì còn có sự hình thành và thải ra một cách gián tiếp các khí
thải gây ra hiệu ứng nhà kính như: CO2, CH4, N2O,…
Cùng với quá trình sản xuất nông nghiệp chăn nuôi, việc sinh hoạt của người dân
cũng gây ra nhiều hậu quả đến môi trường. Việc sử dụng củi đốt, rơm rạ trong đun nấu
gây ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ năng lượng, việc sử dụng các nguồn năng lượng
trên góp phần gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, đe dọa đến cuộc sống của người
dân, nhất là các vùng nông thôn với mức sống thấp.

SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

Như vậy, việc xử lý chất thải trong chăn nuôi một cách hợp lý, an toàn bằng các
kỹ thuật công nghệ là một yêu cầu bức thiết được đặt ra. Và liên quan đến vấn đề bảo
vệ môi trường thì biện pháp áp dụng Mô hình công nghệ Biogas là một trong những
biện pháp tốt nhất để xử lý chất thải chăn nuôi một cách an toàn, tiện lợi và thân thiện
với môi trường nhất. Nó vừa hạn chế gây ô nhiễm môi trường, vừa giúp giải quyết vấn
đề cạn kiệt nguồn năng lượng đồng thời còn tiết kiệm được chi phí sinh hoạt trong gia
đình của người dân.
Xã Hương Long thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh là một xã hầu hết đều
sản xuất nông nghiệp làm sinh kế. Bên cạnh đó, họ còn kết hợp với chăn nuôi nhằm


uế

tăng thu nhập, ổn định kinh tế, cải thiện đời sống gia đình. Với các quy mô lớn nhỏ
khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của của mỗi hộ gia đình thì hàng ngày các hộ chăn

H

nuôi sẽ thải ra môi trường một lượng chất thải khác nhau và nếu chúng không được xử

tế

lý một cách hợp lý thì sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con

nh

người. Biết được những điều đó cùng với sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ, các hộ
dân nơi đây đã bắt đầu áp dụng mô hình Biogas trong chăn nuôi nhằm khắc phục

Ki

những vấn đề trên. Ngoài ra, việc áp dụng mô hình Biogas trong xử lý chất thải chăn

c

nuôi còn cung cấp nguồn năng lượng phục vụ cho sinh hoạt của các hộ gia đình như:

họ

gas, điện giúp tiết kiệm kinh tế đồng thời giảm nhẹ gánh nặng cho phụ nữ trong công
việc nội trợ. Việc áp dụng mô hình Biogas này trên địa bàn xã bước đầu đã có những


ại

thành công. Tuy nhiên, do còn gặp phải một số khó khăn nhất định nên việc áp dụng

Đ

mô hình này còn chưa được nhân rộng trên địa bàn xã.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá
hiệu quả mô hình Biogas cấp hộ trên địa bàn xã Hương Long- huyện Hương Khê- tỉnh
Hà Tĩnh” để làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở so sánh lợi ích- chi phí của Mô hình Biogas trên địa bàn xã Hương
long- huyện Hương Khê- tỉnh Hà Tĩnh để đưa ra nhận xét, đánh giá về hiệu quả áp
dụng cũng như chỉ ra những khó khăn thuận lợi trong việc áp dụng mô hình này. Từ
đó, đề xuất những giải pháp nhằm phổ biến mô hình trong các hộ gia đình.
SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về việc áp dụng mô hình Biogas trong
các hộ gia đình cũng như các vấn đề liên quan đến lợi ích- chi phí.
- So sánh lợi ích- chi phí mô hình Biogas ở các nông hộ trên địa bàn xã Hương Long

- Tìm ra được những khó khăn trong việc áp dụng Mô hình và hiểu được nguyên
nhân vì sao có nhiều hộ không sử dụng mô hình Biogas này.
- Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm giúp cho Mô hình được áp dụng rộng rãi
trong các hộ gia đình chăn nuôi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

uế

3.1. Đối tượng nghiên cứu, khảo sát

- Các vấn đề liên quan đến việc áp dụng mô hình Biogas

H

- Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình có sử dụng hầm Biogas

tế

3.2 Phạm vi nghiên cứu

nh

- Phạm vi không gian: Các hộ gia đình có áp dụng Mô hình Biogas trên địa bàn
xã Hương Long- huyện Hương Khê- tỉnh Hà Tĩnh.

Ki

- Phạm vi thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ năm 2013 đến

c


năm 2016

họ

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập số liệu

ại

Thu thập thông tin, số liệu theo hai nguồn:

Đ

- Đối với số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh
tế- xã hội, số lượng các hộ gia đình sử sụng hầm Biogas,…
- Đối với số liệu sơ cấp: Thu tập thông tin bằng cách tiến hành phỏng vấn trực
tiếp các hộ gia đình có sử dụng hầm Biogas thông qua bảng hỏi.
4.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với số liệu thứ cấp: Tiến hành thu thập và sắp xếp thông tin thu được theo
thứ tự ưu tiên mức độ quan trọng và liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Đối với số liệu sơ cấp: Sau khi khoanh vùng điều tra và có được thông tin ban
đầu thì tiến hành tổng hợp và xử lý bằng phần mềm excel.

SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

3



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về Biogas
1.1.1. Khái niệm về Biogas
Biogas được sinh ra từ quá trình phân giải các chất thải động vật và thực vật
trong môi trường không có oxy. Trong thiên nhiên, Biogas được sinh ra ở đầm lầy, đáy
hồ ao tù đọng… Biogas là hỗn hợp khí, trong đó thành phần chủ yếu là Metan (CH4)
và Cacbonic (CO2).

uế

Biogas cháy với ngọn lửa xanh, không sinh khói, nhiệt độ và nhiệt lượng cao

H

(1m3 khí cháy phát ra nhiệt 4.700- 5.000 kcal tùy theo hàm lượng CH4, mà hàm lượng
CH4 lại phụ thuộc vào nguyên liệu ủ).

tế

Hầm Biogas là bể kín chứa phân và chất thải hữu cơ từ quá trình chăn nuôi, sản

nh

xuất… được ủ lên men yếm khí để tạo ra khí Biogas- được sử dụng như một nguồn
nguyên liệu cung cấp cho các hoạt động sinh hoạt cũng như sản xuất.


Ki

KSH là hỗn hợp khí Metann và khí Cacbonic, trong đó chiếm tới 60% là khí

c

Metan được tạo ra từ quá trình phân giải các chất thải của người, động vật và cả thực

họ

vật trong điều kiện kín khí. Theo tính toán, 1 m3 khí này tương đương với 2,2kw điện
năng nên có thể sử dụng khí sinh học để nấu nướng, thắp sáng, sử dụng làm nhiên liệu

ại

cháy máy phát điện, máy bơm nước.

Đ

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, mỗi con lợn thải ra môi trường khoảng 1
tấn phân/năm. Nếu thu gom hết cho việc sản xuất Biogas thì mỗi năm có thể sản xuất
được 13,5 triệu m3 khí Metan, cung cấp gần 30 triệu kw điện năng. Ở mỗi gia đình
nông thôn, nếu biết cách sử dụng Biogas có thể tiết kiệm tiền điện, chất đốt, làm giảm
đáng kể giá thành chăn nuôi khoảng từ 7- 10%.
Theo các chuyên gia, khi sử dụng công trình khí sinh học thì lượng vi khuẩn gây
hại trong phân và chất thải chăn nuôi bị phân giải thành khí gas và nước. Năng suất
gas đạt từ 0,5 – 0,6m3 dịch phân giải 1 ngày đêm, nước thải của hệ thống đã diệt được
99% trứng giun sán, tận dụng làm phân vi sinh hoặc tưới rau sạch mang lại nguồn


SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

phân bón an toàn cho đất canh tác, hạn chế côn trùng phát triển, qua đó giảm dịch hai
70 – 80%, bảo vệ sức khỏe người nông dân. Chất thải từ công trình khí sinh học gồm
nước thải lỏng và phụ phẩm đặc, bã thải được xem những sản phẩm có giá trị sử dụng
vào nhiều mục đích như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản, đặc biệt có thể sử dụng
làm thức ăn bổ sung cho lợn hoặc làm phân bón cho ao cá rất hiệu quả và vệ sinh.
1.1.2. Lợi ích của mô hình Biogas
Tùy thuộc vào quy mô Hầm Biogas mà lợi ích của mô hình mang lại hoàn toàn
khác nhau. Tuy nhiên, tập trung lại áp dụng mô hình Biogas đem lại một số lợi ích cụ
thể sau:

uế

- Lợi ích từ sử dụng khí sinh học
KSH có thể phục vụ nhiều mục đích: đun nấu như khí dầu mỏ hóa lỏng hay còn

H

gọi là gas, thắp sáng cho ánh sáng chói lòa như đèn dầu, chạy động cơ đốt trong kéo

tế


máy xay, máy bơm nước hoặc kéo máy phát điện, chạy tủ lạnh, máy áp trứng, nuôi

nh

tằm, sưởi ấm,…

Ngoài mục đích dùng để cung cấp năng lượng, KSH còn dùng để bảo quản rau

Ki

quả, ngũ cốc.

c

- Lợi ích từ sử dụng phụ phẩm

họ

Nguyên liệu nạp vào thiết bị KSH một phần chuyển hóa thành KSH, phần còn lại
ở dạng đặc (váng và bã cặn) và lỏng (nước xả) gọi chung là phụ phẩm.

ại

Phụ phẩm khí sinh học rất có giá trị, có thể dùng vào nhiều mục đích: làm phân bón,

Đ

xử lý hạt giống, làm thức ăn bổ sung cho gia súc, gai cầm, nuôi thủy sản, nuôi giun…
- Lợi ích từ việc cải tạo môi trường
Đun nấu bằng KSH không khói bụi, nóng bức. Do vậy giảm được các bệnh về

phổi và mắt cho người
Phân được xử lý, trứng giun sán và vi trùng gây bệnh bị tiêu diệt, ruồi nhặng
không có chỗ phát triển. Nhờ vậy giảm được các bệnh truyền nhiễm và giun sán.
Phân khí sinh học dùng bón cây có tác dụng hạn chế sâu bệnh nên giảm dùng
thuốc trừ sâu và cải tạo đất nên bảo vệ đất khỏi bạc màu, xói mòn.

SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

Sản xuất Metan sinh học từ chất thải lưu giữ cơ chất trong thời gian dài (ủ nhiều
tuần lễ) ở điều kiện kỵ khí nên làm giảm đến 90% ký sinh trùng gây bệnh, khử dduocj
mùi khó chịu. Do đó, vấn đề vệ sinh môi trường được cải thiện.
Các Hầm ủ Biogas có thể xây dựng với công suất bất kỳ, vốn đầu tư nhỏ, nguyên
liệu sẵn có nên nó khá phù hợp với nền kinh tế các nước đang phát triển. Người ta sử
dụng năng lượng Biogas để đun nấu, thắp sáng, chạy máy… Biogas thực sự đem lại
cuộc sống văn minh, tiện nghi hơn cho nông thôn.
Với hàng loạt những lợi ích về kinh tế- xã hội và môi trường trên, Biogas hứa
1.1.3. Nguồn nguyên liệu để sản xuất Biogas

uế

hẹn tiềm năng to lớn trong việc góp phần giải quyết vấn đề chất đốt sinh hoạt hiện nay.
Nói chung các chất hữu cơ đều có thể dùng làm nguyên liệu. Người ta phân biệt


H

hai loại nguyên liệu: Nguyên liệu có nguồn gốc động vật và nguyên liệu có nguồn gốc

tế

thực vật.

nh

1.1.3.1. Nguồn nguyên liệu có nguồn gốc động vật
Thuộc loại này có chất thải động vật (gồm phân và nước tiểu) của người, gia súc,

Ki

gia cầm, các bộ phận cơ thể của động vật như xác động vật chết, rác và nước thải các

c

lò mổ, cơ sở chế biến thủy hải sản,…
Động vật

họ

Bảng 1.1. Lượng chất thải hàng ngày của động vật
Lượng chất thải hàng ngày (kg/ngày/cá thể)
Nước tiểu

15- 20


6- 10

18- 25

8-12

Dê/ cừu

1,5- 2,5

0,6- 1,0

Lợn

1,2- 3,0

4- 6

0,02- 0,05

0

0,2- 0,4

0,3- 1,0

Trâu

Đ




ại

Phân

Gia cầm
Người

(Nguồn: Thiết bị khí sinh học KT1 và KT2 Nguyễn Quang Khải 1)

Nguyễn Quang Khải (2009), Tủ sách khí sinh học tiết kiệm năng lượng- Thiết bị khí sinh học KT1 và KT2,
NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ.

1

SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

Các loại phân đã được xử lý trong bộ máy tiêu hóa của động vật nên dễ phân hủy
và nhanh chóng tạo Khí sinh học. Tuy vậy thời gian phân hủy của chúng không dài
(khoảng 2- 3 tháng) và tổng sản lượng khí thu được từ 1kg phân cũng không lớn.
Phân gia súc như trâu, bò, lợn, phân hủy nhanh hơn phân gia cầm và phân người,
nhưng sản lượng khí của phân gia cầm và phân người lại cao hơn.

Sản lượng và đặc tính của chất thải vật nuôi phụ thuộc vào loại và tuổi của vật
nuôi, khẩu phần thức ăn, chế độ nuôi,…
1.1.3.2. Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật
Các nguyên liệu thực vật gồm lá cây và phụ phẩm cây trồng (rơm, rạ, thân lá

uế

ngô, khoai, đậu…), rác sinh hoạt hữu cơ (rau, quả, lương thực bỏ đi…) và các loại cây
xanh hoang dại (rong, bèo, các cây phân xanh…). Gỗ và thân cây rất khó phân hủy nên

H

không dùng làm nguyên liệu được.

tế

Nguyên liệu thực vật thường có lớp vỏ cứng rất khó phân hủy. Do vậy phải chặt
nhỏ, đập dập và ủ hiếu khí trước khi nạp vào thiết bị khí sinh học để phá vỡ lớp vỏ

nh

cứng của nguyên liệu và tăng bề mặt cho vi khuẩn dễ tấn công.
Thời gian phân hủy của nguyên liệu thực vật dài hơn các loại phân (có thể kéo

Ki

dài hàng năm). Do vậy nên sử dụng theo cách nạp từng mẻ kéo dài từ 3- 6 tháng.

họ


đặc làm phân bón rất tốt.

c

Dùng nguyên liệu thực vật không những cho ta khí sinh học mà còn cung cấp bã
1.1.4. Hiệu suất sinh khí

ại

Sản lượng khí thay đổi theo nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu, nhiệt độ môi trường

Đ

và phương thức vận hành. Thí dụ: Cùng là chất thải của lợn nhưng chất thải của lợn ăn thức
ăn công nghiệp cho nhiều khí hơn chất thải của lợn ăn thức ăn tự tạo, mùa hè sinh nhiều khí
hơn mùa đông, thời gian lưu giữ nguyên liệu càng lâu thì càng cho nhiều khí…
Ta gọi sản lượng khí thu được hàng ngày từ 1kg nguyên liệu là hiệu suất sinh khí
của nguyên liệu. Bảng 1.2 cho ta những số liệu trung bình về hiệu suất sinh khí đối với
các thiết bị khí sinh học thông thường trong điều kiện Việt Nam.

SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

Bảng 1.2. Hiệu suất sinh khí của các loại nguyên liệu

Đơn vị tính: lít/ngày/kg
Sản lượng

Loại nguyên liệu

Loại nguyên liệu

Sản lượng

Chất thải của bò

35

Phân bò

42

Chất thải của trâu

33

Phân trâu

39

Chất thải của dê/ cừu

40

Phân dê/ cừu


49

Chất thải của lợn

63

Phân lợn

130

Chất thải của người

72

Phân người

194

Chất thải của gà

74

Bèo tây

18

Rơm, rạ khô

180


30- 40

uế

Rác rau xanh

H

(Nguồn: Thiết bị khí sinh học KT1 và KT2, Nguyễn quang Khải)

nh

tế

1.1.5. Quy trình hoạt động của mô hình Biogas

Ki

Phân động vật

Khí Biogas

Đ

ại

họ

c


Quá trình lên men

Giai đoạn thủy phân

Giai đoạn Axit hóa

Giai đoạn Axetat
hóa

Hình thành khí
Metan

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Hình 1.1. Sơ đồ mô tả quá trình phân hủy thành khí Biogas
Về nguyên tắc, khi một lượng sinh khối được lưu giữ trong hầm kín vài ngày sẽ
chuyến hóa và sản sinh ra khí sinh học (Biogas), có khả năng cháy được với thành
phần chính là Metan (CH4) và Cacbon dioxide trong đó thành phần Metan chiếm
SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

khoảng trên 50%. Quá trình này được gọi là quá trình lên men kỵ khí hoặc quá trình
sản xuất khí Metan sinh học.
Ban đầu, phân được trộn với nước và đưa vào ngăn phân hủy. Tại đây quá trình

bắt đầu diễn ra quá trình lên men. Quá trình lên men diễn ra qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn thủy phân: Phân mới nạp vào Bề sinh học, bắt đầu quá trình lên men
vi sinh. Dưới tác dụng của các loại men khác nhau do nhiều loại vi sinh vật tiết ra, các
chất hữu cơ phức tạp như Hydratcacbon, protein, lipit dễ dàng bị phân hủy thành các
chất hữu cơ đơn giản, dễ bay hơi như etanol, các axit béo như axit axetic, axit butyric,
axit propionic, axit lactic… và các khí CO2, H2 và NH3.

uế

Quá trình này tương ứng khi phân tươi mới nạp vào, sự lên men kỵ khí được diễn
ra nhanh chóng, các “túi khí” được tạo thành, như là chiếc phao, làm cho nguyên liệu

H

nhẹ nổi lên, thành váng ở lớp trên.

tế

- Giai đoạn Axit hóa: là giai đoạn lên men, hay giai đoạn đầu của quá trình bán

nh

phân hủy, nhờ các vi khuẩn Acetogenic bacteria (vi khuẩn tổng hợp axetat), chuyển
hóa thành các hydrater cacbon và các sản phẩm của giai đoạn 1 như Albumozpepit,

Ki

Glyxerin và các axit béo thành các axit có phân tử lượng thấp hơn, như C2H5COOH,

c


C3H7COOH2, CH3COOH, một ít khí hydro và khí CO2,…

họ

Quá trình này sản sinh các sản phẩm lên men tạo mùi khó chịu, hôi thối như H2S,
indol, scatol,… pH của môi trường dịch phân hủy ở dưới 5.

ại

- Giai đoạn Axetat hóa: Các vi khuẩn tạo Metan chưa thể sử dụng được các sản

Đ

phẩm của các giai đoạn trước (1 và 2) đề tạo thành Metan, nên phải phân giải tiếp tục
để tạo thành các phân tử đơn giản nhỏ hơn nữa (trừ axit acetic), nhờ các vi khuẩn
Axetat hóa. Sản phẩm của quá trình phân giải này gồm axit acetic, H2, CO2.
Giai đoạn này, nhờ các vi khuẩn Axetat hóa phân giải các sản phẩm của giai đoạn
trước tạo nhiều sản phẩm H2, và nó được vi khuẩn Metan sử dụng cùng với CO2 đề
hình thành khí Metan (CH4), bắt đầu giai đoạn phân hủy. Lúc này các chất bã hữu cơ
phân hủy mủn ra thành các phân tử nhỏ, lơ lửng trong dịch thải, pH của môi trường
dịch bể phân hủy chuyển sang kiềm và tối ưu ở khoảng 6,8- 7,8.

SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

9


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

- Giai đoạn hình thành khí Metan: Đây là quá trình cuối cùng trong phân giải kỵ
khí, tạo thành hỗn hợp sản phẩm khí sinh học (Biogas), trong đó khí Metan chiếm
thành phần lớn.
Tóm gọn lại, quy trình hoạt động của mô hình Biogas diễn ra qua 3 giai đoạn lớn,
đó là:
- Giai đoạn đưa phân Động vật vào hầm Biogas
- Giai đoạn lên men hay phân giải kỵ khí
- Giai đoạn hình thành khí sinh học (Biogas)
1.1.6. Các loại mô hình Biogas

uế

Có nhiều loại mô hình Biogas, tuy nhiên có 3 loại mô hình Hầm Biogas phổ biến

H

ở Việt Nam sau đây:
Đặc điểm của loại mô hình này là:

tế

1.1.6.1. Hầm Biogas sử dụng bạt chống thấm HDPE

nh

- Chi phí cho 1m3 thấp nhất hiện nay so với các công nghệ khác (100.000đ/m3300.000đ/m3).

Ki


- Thi công rất nhanh

c

- Ít sự cố khi vận hành nhất

hiện nay.

họ

- Hiệu quả xử lý chất thải cao: COD, BOD5, SS,… giảm từ 60- 80%. Tối ưu nhất

ại

- Độ bền cao: Độ bền bạt HDPE 70 năm (Do có chất chống tia UV, axit,…)

Đ

- Rất phù hợp với khí hậu của Việt Nam

SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

10


GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

tế


H

uế

Khóa luận tốt nghiệp

nh

Hình 1.2. Hầm Biogas sử dụng bạt chống thấm HDPE
Loại mô hình này có thể áp dụng trong các lĩnh vực như: Xử lý chất thải nhà máy

Ki

tinh bột mì (tinh bột sắn); Trại chăn nuôi heo, bò, gà,..; Nhà máy giết mổ, chế biến thịt
trung (Xử lý rác).

họ

c

(Lò mổ); Nhà máy cồn, nhà máy bia; Đập thủy điện, thùng đựng hóa chất; Bãi rác tập
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của ứng dụng màng HDPE là việc hàn ghép

ại

màng chống thấm HDPE đòi hỏi cao về kỹ thuật và biện pháp thi công cũng như máy

Đ

hàn nhiệt chuyên dùng, rất đắt tiền và thường hư hỏng do phải thi công trong điều kiện

khắc nghiệt (độ ẩm cao, nước thải ô nhiễm, hóa chất, phân, bùn…)
1.1.6.2. Hầm Biogas sử dụng Composite
Loại Hầm Biogas Comosite là loại thông dụng nhất hiện nay với những ưu điểm
vượt trội như có độ bền cao, chống được va đập, lún, có độ kín khí tuyệt đối, cho
lượng Gas (khí sinh học) cao hơn bể xây bằng gạch và xi măng, tự động phá váng bẩn
và tự động đẩy các bã phân ra khỏi bể. Hầm Biogas Composite được trang bị hệ thống
khử mùi nên loại bỏ được khí gây mùi hôi khó chịu.

SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

Dùng Hầm Biogas Composite chiếm ít diện tích nên dễ vẫn hành và bảo trì, rất
phù hợp với các hộ gia đình chăn nuôi.

nh

tế

H

uế

Hình 1.3. Hầm Biogas sử dụng Composite


(Nguồn: hambiogas.vn)

Đ

ại

họ

c

Ki

1.1.6.3. Hầm Biogas được xây bằng gạch và bê tông

Hình 1.4. Hầm Biogas được xây bằng gạch và bê tông.

SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

Loại Hầm Biogas này đến nay có rất nhiều nhược điểm như: dễ bị lún, nứt, dễ bị
rò rỉ khí ra ngoài không khắc phục được gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Dùng một thời gian do nhiệt độ nóng nên bị axit ăn mòn mặt bê tông bị nhũn
thành bùn, làm cho bể bị rò khí ra ngoài, phải nạp nguyên liệu nhiều và thường xuyên.
Không tự động phá váng được, lên men kỵ khí không đạt tối ưu. Thời gian lên gas rất

lâu, kinh phí xây dựng tốn kém và thiếu hiệu quả.
1.2. Cơ sở thực tiễn của Biogas
1.2.1. Tình hình sử dụng mô hình Biogas trên Thế giới.
Với nhận thức công nghệ sinh học là công nghệ khí liên ngành đa mục tiêu, đa

uế

mục đích nên chính phủ nhiều nước trên thế giới đã và đang quan tâm đưa ra những
chính sách, những chương trình mạnh mẽ thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng khí sinh

H

học với mục tiêu khai thác toàn diện mục đích của nó, các chính sách thúc đẩy công

tế

nghệ sinh học đã đươc chứng minh trên các lợi ích kinh tế xã hội như bảo vệ môi

nh

trường, cung cấp năng lượng, điện trên cơ sở chi phí thấp nhất cho các vùng hẻo lánh,
tạo ra các hoạt động kinh tế cho các vùng hẻo lánh.

Ki

Công nghệ khí sinh học đang được chú ý phát triển để xử lý chất thải công nông

c

nghiệp ở các nước đang phát triển lẫn các nước phát triển.


họ

Ngay từ những năm 1960, chiến dịch phổ biến hầm ủ Biogas đã rầm rộ và đạt
được một số kết quả đáng kể ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Trung

ại

Quốc và Ấn Độ, Biogas được xem như là một giải pháp quan trọng cho vấn đề cung

Đ

cấp năng lượng và bảo vệ môi trường vùng nông thôn
Tại Đức, việc xây dựng các công trình Khí sinh học tăng lên qua các năm. Hầu
hết các công trình có thể tích phân hủy từ 1.000 đến 2.000 m3 với công suất khí từ 100
đến 700 m3. Có trên 50 công trình quy mô lớn với thể tích phân hủy 4.000 tới 8.000 m3
để cung cấp chất đốt cho các nhà máy nhiệt điện công suất từ 100 đến 500 KW. Tại
Đức người ta đã đưa ra một mẫu hệ thống sản xuất Biogas và phân hữu cơ từ nguyên
liệu là hỗn hợp phân gia súc và các chất thải trong công nghiệp ép dầu cải… Kết quả
nghiên cứu về thành phần hỗn hợp nguyên liệu tối ưu được sử dụng làm cơ sở để thiết
bị quá trình hoạt động của hệ thống.

SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng


Ở Trung Quốc, khí sinh học bắt đầu nghiên cứu vào cuối thế kỷ 19. Năm 1920,
Lo Gua Vui, một nhà nghiên cứu ở Đài Loan đã xây dựng bể khí sinh học đầu tiên
được đặt tên là “máy bay phát khí thiên nhiên Lo Gua Vui của Trung Quốc”. Đầy là
thiết bị nắp cố định đầu tiên với thể tích 8m3. Năm 2001, Trung Quốc có 1.359 hầm
Biogas cỡ lớn và trung bình đang hoạt động với tổng thể tích là 640.000 m3. Trung
bình xử lý 273 m3 chất thải nông nghiệp (gần 3 tấn chất thải/ ngày), 1700m3 nước thải
công nghiệp (gần 292 tấn chất thải/ ngày). Cuối năm 2002, Trung Quốc có 1.560 hầm.
Riêng với các trại chăn nuôi năm 1996 có 460 hầm lớn và trung bình sản xuất 20 triệu
m3 khí sinh học/ năm. Cung cấp cho 5,59 triệu gia đình, sử dụng và phát 866 KW điện,

uế

sản xuất thương mại 24.900 tấn phân bón và 7.000 tấn thức ăn gia súc. Đến cuối năm
2003 Trung Quốc có hơn 9,7 triệu hầm Biogas cho hộ gia đình trên toàn quốc (Tỉnh

H

Tứ Xuyên có 2 triệu hầm). Trên 90% hầm đang hoạt động tốt, sản xuất ra khoảng

tế

2.980.000 m3 Biogas/ năm. Kiểu hầm là dạng cầu, vật liệu: gạch, đá, xi măng. Đến

nh

nay, kỹ thuật Biogas rất phổ biến tại Trung Quốc với các loại hầm như: Hầm Biogas
quy mô hộ gia đình, hầm Biogas các khu chung cư, hầm Biogas dùng để xử lý nước

Ki


thải nông trại và nước thải công nghiệp thực phẩm, các mô hình nông trại.

c

Nepan là nước có chương trình phát triển khí sinh học rộng lớn. Những kết quả

họ

của chương trình này có nhiều điều kiện được Việt Nam học tập. Tính tới tháng
7/1990 là 6.000 công trình chiếm khoảng 0,4% số hộ tiềm năng. Chính phủ trợ cấp

ại

25% kinh phí đầu tư ban đầu và 50% lãi suất ngân hàng cho các hộ xây dựng khí sinh

Đ

học. Tới 5/2000 đã xây dựng được 54.000 công trình khí sinh học ở 64 huyện. Hiện
nay các công trình sinh học ở Nepan tăng lên cũng khá nhiều.
Đan Mạch, Ấn Độ, Philipphin: Các quốc gia này đưa chương trình phát triển
công nghệ khí sinh học thành trọng điểm phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn
trong những năm gần đây. Nhìn chung, xu hướng của các nước trên thế giới là phát
triển mô hình Biogas lớn phục vụ cho cả một cộng đồng người chứ không phải phát
triển nhỏ lẻ. 2

T.S Phan Văn Hòa (2014), Đánh giá tình hình áp dụng mô hình Biogas và phân tích một số mô hình
Biogas chọn lựa ở Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Huế.

2


SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

1.2.2. Tình hình sử dụng mô hình Biogas ở Việt Nam.
“Công nghệ Biogas đã được nghiên cứu và triển khai ở Việt Nam từ những năm
1960. Tuy nhiên thời điểm trước năm 1980, chỉ có một vài nghiên cứu nhỏ lẻ diễn ra
tại một số Viện nghiên cứu và Trường đại học. Các nghiên cứu thử nghiệm với hầm ủ
Biogas có thể tích khoảng 15- 20 m3 đã được tiến hành nhưng gặp phải một số hạn chế
như không đủ nguyên liệu đầu vào và cấu trúc hầm không hợp lý,… Tóm lại, do
những hạn chế về kỹ thuật cũng như quản lý nên những nghiên cứu này đã không đạt
kết quả và nhanh chóng chấm dứt.
Chỉ thực sự đến những năm 1990 cuộc vận động phát triển công nghệ Biogas

uế

mới trỗi dậy ở Việt Nam với sự trợ giúp kỹ thuật của các Viện nghiên cứu và các
trường đại học chuyên ngành, một số mô hình Biogas đã được áp dụng.

H

+ Hầm Biogas xây bằng gạch, nắp kim loại nổi (Viện Năng Lượng)

tế


+ Hầm Biogas xây bằng gạch, nắp dạng vòm (Viện Năng Lượng)

nh

+ Hầm Biogas xi măng cốt tre, nắp hình trụ

+ Hầm Biogas xi măng cốt thép, nắp hình trụ (Đại học Cần Thơ)

Ki

Hội thảo quốc gia lần thứ nhất về Khí sinh học được tổ chức vào năm 1990 của

c

Chương trình nhà nước về Năng lượng mới đã đánh dấu bước phát triển kỹ thuật Khí

họ

sinh học của Việt Nam trong nghiên cứu và triển khai. Đến năm 1990, có khoảng
2.000 công trình Khí sinh học trên toàn quốc cỡ từ 2m3- 200m3, nhưng đa số là cỡ gia

ại

đình từ 2m3- 10m3 (TP Hồ Chí Minh có trên 700 công trình, Đồng Nai: 468 công trình,

Đ

Hậu Giang: 240 công trình, Hà Bắc: 50 công trình, Lai Châu: trên 40 công trình,
Quảng Ngãi: 43 công trình…)

Từ những năm 1994, Hội VAC Việt Nam dưới sự giúp đỡ của Oxfam- Quebec
(Canada) đã khởi động dự án thử nghiệm lắp đặt 10 thiết bị Biogas túi nhựa. Sau đó,
với sự giúp đỡ của tổ chức FAO, UNICEF,… hội VAC Việt Nam tiếp tục mở rộng
hoạt động này trên pham vi cả nước. Tổng cộng hội VAC đã lắp đặt 5.000 thiết bị ủ
Biogas trên phạm vi 40 tỉnh thành.
Năm 1996. Chương trình vệ sinh môi trường và nước sạch quốc gia đã phát động
phong trào Biogas, hàng trăm hầm Biogas bằng các loại vật liệu khác nhau như gạch,
xi măng, composit đã được lắp đặt ở một số tỉnh như Hà Tây, Nam Định. Loại bể
SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

composit cps nhiều ưu điểm, tuy nhiên giá thành đắt nên hiện nay loại hầm Biogas phổ
biến nhất là loại hình vòm xây bằng gạch.
Từ những năm 1998, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh mẽ trên cả nước
cùng với nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống và nhận thức về cải thiện điều kiện
vệ sinh môi trường ở nông thôn, công nghệ Biogas trở nên nổi tiếng và được đón
nhận ở mọi nơi. Cho đến thời điểm này đã có khoảng 20.000 bể Biogas trên phạm vi
cả nước. Tuy nhiên, so với tỷ lệ nông thôn chiếm tới 75% dân số Việt Nam thì số
lượng hầm Biogas này vẫn còn khiêm tốn. Đến tháng 3/2002, Bộ Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn đã ban hành Tiêu chuẩn ngành về Công trình Khí sinh học nhỏ

uế

Dự án “Hỗ trợ chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi ở một số tỉnh Việt

Nam” được triển khai ở 12 tỉnh, do chính phủ Hà Lan tài trợ không hoàn lại với tổng

H

giá trị 2 triệu USD. Đây là dự án lớn nhất trong số các dự án được tài trợ cùng loại

tế

được triển khai (2/2003- 1/2006). Dự án được triển khai một cách khoa học, tổ chức

nh

nhiều lớp tập huấn cho kỹ thuật viên và thợ xây về công nghệ Khí sinh học. Dự án đã
thu được kết quả rất khả quan. Nhiều hộ dân đã tự nguyện bỏ tiền để xây dựng công

Ki

trình Khí sinh học dó tính hiệu quả của nó về mặt năng lượng, vệ sinh môi trường,

c

nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập… Giai đoạn 2 của dự án sẽ được tiếp nối

họ

đến năm 2011. Trong giai đoạn này Chính phủ Hà Lan sẽ viện trợ không hoàn lại cho
Việt Nam 3.1 triệu euro, dự án sẽ dần mở rộng triển khai trên khoảng 50 tỉnh, thành

ại


như Hải Dương, Lạng Sơn, Hải Phòng, Yên Bái, Bắc Ninh, Hòa bình, Ninh Bình,

Đ

Thanh Hóa, Nghệ An, Đắc Lắc, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế, Bình Định,
Hà Tây, Nam Định, Đồng Nai, Hà Nội, Sơn La, Trà Vinh, Tiền Giang, Thái Nguyên,
Phú Thọ, Bắc Giang… Thiết kế được lựa chọn trong dự án này là kiểu nắp cố định
dạng vòm cầu xây gạch kiểu KT1 và KT2 vì những ưu điểm nổi bật của nó. Tính đến
nay, tổng số công trình các loại đang hoạt động trên toàn quốc là gần 100.000, trong
đó dạng túi ni lông có gần 32.000 túi” 3

T.S Phan Văn Hòa (2014), Đánh giá tình hình áp dụng mô hình Biogas và phân tích một số mô hình
Biogas chọn lựa ở Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Huế.

3

SVTH: Nguyễn Thị Trâm Anh

16


×