Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây đỗ tương trên địa bàn xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.67 KB, 87 trang )



i
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM




MễNG TH XUYN


Tờn ti:
ĐáNH GIá HIệU QUả KINH Tế CÂY Đỗ TƯƠNG
TRÊN ĐịA BàN X LƯU NGọC, HUYệN TRà LĩNH
TỉNH CAO BằNG



KHểA LUN TT NGHIP I HC


H o to : Chớnh quy
Chuyờn nghnh : Kinh t nụng nghip
Lp : K42 KTNN N02

Khoa : Kinh t v PTNT
Khúa hc : 2010 2014
Ging viờn hng dn: ThS. Lu Th Thựy Linh








Thỏi Nguyờn, nm 2014


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn
khoa học của cô giáo Th.s. Lưu Thuỳ Linh. Số liệu và kết quả nghiên cứu
trong khóa luận này hoàn toàn trung thực, chưa sử dụng để bảo vệ một công
trình khoa học nào, các thông tin, tài liệu trích dẫn trong khóa luận đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của
các tác giả, cơ quan tổ chức khác, và cũng được thể hiện ở phần tài liệu tham
khảo.
Nếu phát hiện bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
Hội đồng, cũng như kết quả khóa luận của mình.

Thái Nguyên, tháng 05 năm 2013
Sinh viên


Mông Thị Xuyến
















iii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài tốt
nghiệp tôi đã được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Nhân đây xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế & PTNT trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn Th.S. Lưu Thị Thùy Linh đã tận tình giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành đề tài tốt nghiệp.
Chi cục Thống kê huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng và UBND xã Lưu
Ngọc đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập để hoàn
thành đề tài này
Bà con trong các xóm được chọn làm địa bàn nghiên cứu, đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập thông tin nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã chia sẻ và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành đề tài tốt
nghiệp của mình.

Tuy nhiên, do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm bản thân còn
nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của cá thầy cô giáo để đề tài này được
hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin cám ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của tập
thể và cá nhân đã dành cho tôi.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Mông Thị Xuyến


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.Tình hình sản xuất đỗ tương trên thế giới trong những năm gần đây. 19
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất đỗ tương 4 nước đứng đầu thế giới trong những năm
gần đây 20
Bảng 1.3: tình hình sản xuất cây đỗ tương ở Việt Nam trong 3 năm 2011- 2013 24
Bảng 1.4. Diện tích,năng suất, sản lượng đỗ tương của huyện Trà Lĩnh trong 3 năm
2011- 2013: 26
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai năm 2011 - 2013 tại xã Lưu Ngọc phân theo
mục đích sử dụng. 38
Bảng 3.2: Sản lượng lương thực của xã Lưu Ngọc từ năm 2011 - 2013 41
Bảng 3.3: Tình hình chăn nuôi của xã Lưu Ngọc từ 2011 – 2013. 43
Bảng 3.4: Tình hình nhân lực của xã Lưu Ngọc năm 2013 45
Bảng 3.5: Diện tích năng suất và sản lượng đỗ tương của xã trong 3 năm 2011-
2013 50
Bảng 3.6: Tình hình nhân lực sản xuất đỗ tương tại các hộ điều tra 52
Bảng 3.7: Diện tích đất trồng đỗ tương của các hộ điều tra năm 2013 53
Bảng 3.8: Chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha đỗ tương của các nông hộ điều tra

năm 2013 54
Bảng 3.9: Kết quả và hiệu quả sản xuất của 1 ha trồng cây đỗ tương. 56
Bảng 3.10: Chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha lạc của các nông hộ điều tra năm
2013 57
Bảng 3.12. kết quả, hiệu quả sản xuất của cây đỗ tương và cây lạc 59


v
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của cây đỗ tương và cây lạc. 60
Hình 3.2: Sơ đồ tiêu thụ đỗ tương của các hộ điều tra. 61
Hình 3.3: Những khó khăn của hộ sản xuất đỗ tương. 62


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Nghĩa
1 ĐVT Đơn vị tính
2 FAO
Food and Agriculture Organization of the
United Nations (tổ chức lương thực thế giới)
3 GO Tổng giá trị sản xuất
4 GO/ha Tổng giá trị sản xuất/ha
5 GO/IC Tổng giá trị sản xuất/chi phí trung gian
6 GO/LĐ Tổng giá trị sản xuất/lao động
7 LĐ Lao động
8 MI Kết quả cuối cùng
9 Pr/LĐ Lợi nhuận/lao động

10 UBND Uỷ ban nhân dân
11 TSCĐ Tài sản cố định
12 VA Giá trị gia tăng
13 VA/ha Giá trị gia tăng/ha
14 VA/IC Giá trị gia tăng/chi phí trung gian
15 VA/LĐ Giá trị gia tăng/lao động





vii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 2
3.1. Ý nghĩa trong học tập 2
3.2. Ý nghĩa trong thực tế 3
4. Bố cục khóa luận 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Hiệu quả kinh tế 4
1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về cây đỗ tương 9
1.2. Cơ sở thục tiễn 19
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đỗ tương trên thế giới 19
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đỗ tương trong nước 23

1.2.3. Tình hình sản xuất đỗ tương tại huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng 25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 28
2.2. Câu hỏi nghiên cứu 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu 29
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 29
2.3.2. Phương pháp so sánh 30
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin 30
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 31
2.4.1. Chỉ tiêu tính toán kết quả, hiệu quả 31
2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35


viii
3.1.1. Điều kiên tự nhiên 35
3.1.2. Điều kiên tự nhiên kinh tế - xã hội 40
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở xã
Lưu Ngọc 48
3.2. Thực trạng phát triển cây đỗ tương trên địa bàn nghiên cứu 49
3.2.2. Thực trạng phát triển chung về sản xuất cây đỗ tương ở xã Lưu Ngọc 49
3.3. Thực trạng phát triển cây đỗ tương của các hộ điều tra 51
3.3.1. Nguồn nhân lực của hộ và trình độ văn hóa 51
3.3.2. Nguồn đất sản xuất của hộ 53
3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất đỗ tương 54
3.4. Một số khó khăn và nguyện vọng hỗ trợ sản xuất đỗ tương của hộ nông dân 62
3.5. Đánh giá những thuận lợi,khó khăn trong phát triển cây đỗ tương tại địa

phương. 62
3.5.1. Tiềm năng lợi thế cần được khai thác 63
3.5.2. Thuận lợi 63
3.5.3. Khó khăn 64
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY ĐỖ TƯƠNG 65
4.1. Định hướng phát triển cây đỗ tương 65
4.2. Các giải pháp đề xuất cho phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế
cây đỗ tương xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng 65
4.2.1. Giải pháp chung 66
4.2.2. Giải pháp cụ thể 66
4.3. Kiến nghị 72
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất cây lương thực là một ngành quan trọng của nông nghiệp nước ta.
Bên cạnh đó, sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày cũng không kém quan
trọng trong đời sống con người. Cây đỗ tương là cây công nghiệp, cây thực
phẩm chiến lược có giá trị đối với đời sống con người. Khó có thể tìm ra loại
cây trồng nào có tác dụng nhiều mặt như cây đậu tương cung cấp thực phẩm
cho người, nguyên liệu cho công nghiệp, thức ăn cho gia súc và là cây làm
giàu đất. Do đó, hiện nay cây đậu tương không chỉ được trồng trong vụ xuân
như một cây trồng phụ mà nó đã trở thành cây trồng chính trong vụ hè của
những vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Và rất phù hợp với các công thức
luân canh 3 vụ/năm. Đậu tương được gieo trồng phổ biến trên cả 7 vùng sinh
thái trong cả nước. Trong đó, vùng Trung du miền núi phía Bắc là nơi có diện

tích gieo trồng đậu tương nhiều nhất.
Xã Lưu Ngọc là một xã vùng cao của huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng đời
sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, người dân sống chủ yếu dựa vào sản
xuất nông nghiệp. Đặc biệt là vùng có diều kiện tự nhiên phù hợp với một số
cây như ngô, đỗ tương, lạc… So với những cây khác thì cây đỗ tương có giá
trị cao, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở đây.
Cây đỗ tương được coi là cây trồng được coi trọng , chính quyền địa phương
đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất cây đỗ tương nên
diện tích ngày càng tăng. Tuy nhiên việc sản xuất cây đỗ tương vẫn còn nhỏ
lẻ, người dân chỉ biết chăm sóc và thu hoạch nhưng khi mang ra thị trường thì
giá cả lại bấp bênh. Ngoài sản xuất cây đỗ tương trên địa bàn còn trồng cây
khác như ngô, khoai, lạc, … giá trị kinh tế mỗi loại cây trồng đem lại khác
nhau nên người dân phải xem xét nên đầu tư cho từng loại cây trồng phù hợp
nhất để có hiệu quả nhất. Nhìn vào kết quả sản xuất trong những năm gần đây


2
cho thấy, quy mô sản xuất cây đỗ tương có xu hướng ngày tăng còn năng suất
thì giảm chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Từ tình hình nói trên
chúng ta cần phải đi sâu tìm hiểu nghiên cứu, để từ đó đưa ra các giải pháp
khắc phục nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất của người dân.
Đặc biệt chính quyền địa phương cũng như người dân vẫn chưa có một
bức tranh tổng quát về hiệu quả kinh tế cây đỗ tương so với các cây trồng
khác. Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá hiệu quả kinh tế cây đỗ tương trên địa bàn xã Lưu Ngọc, huyện Trà
Lĩnh, tỉnh Cao Bằng”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được hiệu quả kinh tế của cây đỗ tương tại xã Lưu Ngọc, phân
tích các thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế từ đó đề

xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của cây đỗ tương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được thực trạng tình hình sản xuất cây đỗ tương trên địa bàn xã
Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
Phân tích thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế cây
đỗ tương.
Đưa ra những phương hướng và những giải pháp phát triển bền vững và
nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sản xuất đỗ tương trên địa bàn xã trong
những năm tới.
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa trong học tập
Giúp vận dụng được những kiến thức đã được học vào thực tế, tiếp cận
với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu.


3
Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những bài học kinh nghiệm từ
thực tế vào phục vụ cho công việc sau này.
Nâng cao khả nâng tiếp cận, thu thập và xử lí số liệu trong quá trình
nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa trong thực tế
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đóng góp một phần vào việc đánh giá hiệu
quả kinh tế của việc trồng cây đỗ tương. Qua đó, giúp cho người dân có cơ sở
để có thể tiếp tục phát triển sản xuất cây đỗ tương, đưa ra phương hướng để
phát triển cây đỗ tương trên địa bàn xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao
Bằng.
4. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận khóa luận gồm bốn chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 4: Các giải pháp nhằm phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả kinh
tế cây đỗ tương trên địa bàn xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.











4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Các quan điểm về hiểu quả kinh tế

Trong các doanh nghiệp hoặc nền sản xuất xã hội nói chung người ta hay
nhắc tới “sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất không có hiệu quả” hay “sản xuất
kém hiệu quả”. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Xuất phát từ các góc độ nghiên
cứu khác nhau, các nhà kinh tế học đã đưa ra nhiều quan điểm về hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể khái quát như sau:
Hiệu quả theo Mác, đó là việc “tiếp kiệm phân phối một cách hợp lý thời
gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành” và đó cũng chính là
quy luật “ tiếp kiệm và tăng năng suất lao động” hay tăng hiệu quả. Mác cũng
cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người

lao động cơ sở hết thảy mọi xã hội” [2].
Vận dụng quan điểm Mác các nhà kinh tế Xô Viết cho rằng: “Hiệu quả
là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc
thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu của quy luật kinh tế
cơ bản của chủ nghĩa xã hội”[2].
Theo quan điểm các nhà kinh tế học thị trường đứng đầu là Paul A.
Samuelson và Wiliam. D. Nordhall cho rằng, một nền kinh tế có hiệu quả,
một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì có các điểm lựa chọn đều nằm trên
đường giới hạn khả năng sản xuất của nó và “hiệu quả có ý nghĩa là không
lãng phí”. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xem xét đến chi phí cơ hội
“hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng hàng háo này
mà không cắt giảm một lượng hàng hóa khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả
trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó[3].


5
Khi bàn về khái niệm hiểu quả, các tác giả Đỗ Kim Chung, Phạm Vân
Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái
niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực,
hiệu quả kinh tế.
-Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí
đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật áp dụng phổ biến trong nền kinh tế vi mô để xem
xét tình hình nguồn lực cụ thể nó chỉ ra rằng một nguồn lực dùng vào sản xuất
đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
-Hiệu quả phân bổ nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản
phẩm và giá đầu vào được tính giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi
phí về đầu vào hay nguồn lực.
-Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản
xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ nguồn lực.
-Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả được hiểu là mối quan hệ

so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ
biến động của chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó.
Theo ý kiến của một số nhà kinh tế khác thì những quan điểm nêu trên
chưa toàn diện, vì mới thấy những góc độ khía cạnh trực tiếp. Vì vậy xem xét
hiệu quả kinh tế phải đặt trong tổng thể kinh tế - xã hội, nghĩa là phải quan
tâm đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội như nâng cao mức sống, cải thiện
môi trường…
Vì vậy có thể hiểu hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh một cách
bao quát như sau:
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu
hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai


6
thác các nguồn lực và tiếp kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản
xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh hiệu quả kinh tế, còn bàn về hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh
tế xã hội:
Hiệu quả xã hội phản ánh sử dụng lao động các nguồn lực nhằm đạt được các
mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là: giải quyết
công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế; giảm
số người thất nghiệp, nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho
người lao động, đảm mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức
sống cho các tầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các mối quan hệ
trong phân phối, đảm bảo nâng cao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi trường; …
Nếu xem xét về hiệu quả xã hội, người ta xem xét mức tương quan giữa các
kết quả (mục tiêu) đạt được về mặt xã hội (cải thiện điều kiện lao động, nâng
cao dời sống văn hóa và tinh thần, giải quyết công ăn việc làm…) và chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó.

1.1.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là một vấn đề phức tạp và còn
nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế đều cho
rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ
đáp ứng nhu cầu xã hội và tiếp kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các nguồn
tài nguyên.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu
quả kinh tế trong những điều kiện cụ thể ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng
cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ,
còn tiêu chuẩn là mục tiêu chọn các chỉ tiêu đánh giá định lượng theo tiêu
chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội
khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau.


7
Mặt khác, tùy theo nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn hiệu quả kinh
tế quốc dân và hiệu quả của xí nghiệp. Vì vậy, nhu cầu thì đa dạng, thay đổi
theo thời gian và tùy thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản
xuất… Nhu cầu gồm nhiều loại: nhu cầu tối thiểu, nhu cầu có khả năng thanh
toán và nhu cầu theo ước muốn chung. Có thể coi thu nhập tối đa trên một
đơn vị chi phí là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay.
Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng
thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất
sản xuất ra, trong nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá
thành thấp để tăng khả năng cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp hoặc tổ chức
kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính
trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra.
Đối với cây đỗ tương tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế ta phải đứng
trên góc độ hoạch toán kinh tế, tính toán các chi phí, các yếu tố đầu vào, đồng
thời tính toán được cả đầu ra. Từ đó xác định mối tương quan kết quả giữa

đầu vào bỏ ra và kết quả đạt được đó chính là lợi nhuận.
Một số công thức tính hiệu quả kinh tế.
-Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số giữa giá trị kết
quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó:
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được/Chi phí sản xuất
Hay H = Q/C
Trong đó: H là hiệu quả
Q là kết quả thu được
C là chi phí sản xuất.
Việc tính công thức này cho phép về kết quả và chi phí sản xuất có phạm
vi rộng.


8
+ Phần tử Q có thể là kết quả và hiệu quả chung như là: Tổng giá trị hay
là giá trị gia tăng, lợi nhuận.
+ Phẫn mẫu C có thể hiểu là chi phí các yếu tố đầu vào như: Tổng chi
phí bằng tiền hay tổng vốn đầu tư trong sản xuất hay vốn đầu tư, tổng số lao
động đầu tư trong sản xuất để tạo ra sản phẩm đó.
Hiệu quả kinh tế tối ưu khi giá trị chỉ tiêu đó đạt đến cực đại.
Ý nghĩa của công thức 1 đã phản ánh rõ hiệu quả kinh tế sử dụng nguồn
lực sản xuất. Do đặc điểm cách tính của công thức này, nên ở đây có nhiều
chỉ tiêu khác nhau và có rất nhiều ý nghĩa phong phú. Do đó tùy thuộc vào
mục đích đối tượng nghiên cứu mà lựa chọn các tiêu chí tính toán đánh giá
cho phù hợp. Gồm các chỉ tiêu như: Hiệu quả sử dụng một đồng tiền vốn hay
một đồng chi phí, hay hiệu quả đơn vị sản xuất diện tích sản xuất, hiệu quả
một đơn vị lao động đầu tư.
Công thức: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được – Chi phí sản xuất.

Hay H = Q – C
Trong đó:H là hiệu quả
Q là kết quả thu được
C là chi phí sản xuất.
Công thức này cho ta nhận biết được quy mô hiệu quả của đối tượng
nghiên cứu. Nó thể hiện bởi nhiều chi tiết khác nhau phục thuộc vào phạm vi
tính toán.
Nâng cao hiệu quả kinh tế là làm tăng giá trị của các chỉ tiêu trên
Công thức : So sánh mức chênh lệch của kết quả sản xuất với mức
chênh lệnh của chi phí bỏ ra.
Có hai cách so sánh là so sánh số tuyệt đối và số tương đối.


9
Công thức cụ thể
So sánh tương đối: H = ∆Q - ∆C
Hay kết quả so sánh: H = ∆Q / ∆C
Trong đó: H: là kết quả kinh tế bổ sung
∆Q kết quả bổ sung
∆C chi phí bổ sung
Cách xác định hiệu quả sản xuất thu được và chi phí sản xuất bỏ ra cũng
được hiểu tương tự như đối với các công thức hai ở trên. Xác định ∆Q và ∆C
là chênh lệch của Q và C theo thời gian, theo tình huống của đối tượng cụ thể
mà ta nghiên cứu. Do đó có nhiều chỉ tiêu cần xác định cụ thể, tùy từng đối
tượng và mục đích nghiên cứu mà lựa chọn chỉ tiêu cho phù hợp.
1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về cây đỗ tương
1.1.2.1. Nguồn gốc
Đỗ tương (thuộc Glycine max (L) merr) còn gọi là đậu nành, là một cây
trồng cạn ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Khó có thể thấy một loại cây trồng
nào có tác dụng nhiều mặt như đậu tương. Vì thế cây đỗ tương được gọi là

“ông hoàng trong các loại cây họ đậu”, sở dĩ cây đỗ tương được đánh giá như
vậy bởi lẽ cây đậu tương có giá trị rất toàn diện: Thành phần dinh dưỡng cao,
hàm lượng prôtein trung bình khoảng từ 35,5 - 40%, lipit từ 15-20%, hyđrát
các bon từ 15-16% và nhiều loại sinh tố và muối khoáng quan trọng cho sự
sống. Hàm lượng axít amin có chứa lưu huỳnh như methionin và sixtin của đỗ
tượng cao gần bằng hàm lượng các chất này có trong trứng gà, hàm lượng
cazein, đặc biệt lisin cao gần gấp rưỡi lần chất này có trong trứng. Hạt đỗ
tương có chứa hàm lượng dầu béo cao hơn các loại đậu đỗ khác nên được coi
là cây cung cấp dầu thực vật quan trọng, trong hạt đỗ tương có khá nhiều loại
vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin B1 và B2, ngoài ra đậu tương còn làm
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, cải tạo đất, làm thức ăn gia súc[1].


10
Đỗ tương phân bố rộng, được gieo trồng ở nhiều nước trên thế giới, từ 48
vĩ độ Bắc đến 30 độ Nam. Đỗ tương có phản ứng chặt chẽ với độ dài ngày, là
cây ngắn ngày điển hình. Theo phản ứng quang chu kì đậu tương chia làm 13
nhóm chín khác nhau. Các nhóm chín sớm thích hớp với và mùa hè ngắn ở
phía nam Canada và Bắc Mỹ. Nhóm chín muộn thích hợp với ánh sáng ngắn
ngày của các vùng cận nhiệt đới xích đạo.
Ở Việt Nam đỗ tương được trồng đã lâu đời. Từ thế kỉ 13 Lê Quý Đôn đã
ghi chép lại trong sách “Vân đài loại ngứ” đỗ tương trồng ở một số tỉnh vùng
Đông Bắc, miền Bắc nước ta. Các sản phẩm chính của đố tương được nhân
dân chế biến phổ biến là: đậu phụ, chao, tương, dầu, sữa, làm bột trong một số
loại thực phẩm và kẹo, bánh…
Một số tài liệu cây đỗ tương đã được đưa vào trồng nước ta từ thời vua
Hùng và xã định rằng nhân dân ta đã trồng đỗ tương trước đỗ xanh và cây đỗ
đen. Mặc dù được trồng từ rất sớm nhưng chỉ trong vài chục năm gần đây
cây đỗ tương mới được quan tâm, phát triển và ngày nay nó được xem là một
cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

Nhưng diện tích trồng và sản lượng vẫn còn thấp so với các nước trên thế
giới, hiện nay nước ta còn phải nhập khẩu đỗ tương từ Mỹ và Trung Quốc và
một số quốc gia khác.
1.1.2.2.Vai trò cây đỗ tương trong đời sống
- Giá trị về mặt thực phẩm
Hạt đỗ tương có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng protein trung
bình khoảng từ 35,5 – 40%. Trong khi đó hàm lượng protein trong gạo chỉ 6,2
– 12%; ngô: 9,8 – 13,2%; thịt bò: 21%; thịt gà: 20%; cá 17 – 20% và trứng:
13 – 14,8%, lipit từ 15 – 20%, hyđrát các bon từ 15 – 16% và nhiều loại sinh
tố và muối khoáng quan trọng cho sự sống. Hạt đỗ tương là loại thực phẩm
duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời cả protit và lipit. Protein


11
của đỗ tương có phẩm chất tốt nhất trong số các protein có nguồn gốc thực
vật. Hàm lượng protein trong hạt đỗ tương cao hơn cả hàm lượng protein có
trong cá, thịt và cao gấp 2 lần so với các loại đậu đỗ khác.
Hàm lượng axít có chứa lưu huỳnh như methionin và sixtin của đỗ tương
cao gần bằng hàm lượng các chất này có trong trứng . Hàm lượng cazein, đặc
biệt lisin cao gần gấp rưỡi lần chất lần này có trong trứng. Vì thế mà khi nói
nói về giá trị của protein trong đỗ tương là nói đến lượng protein cao và sự
cân đối của các loại axit amin cần thiết. Protein của đỗ tương dễ tiêu hóa hơn
thịt và không có các thành phần tạo cholesteron. Ngày nay người ta mới hiểu
thêm về hạt đỗ tương có chứa lexithin, có tác dụng làm cơ thể trẻ lâu hơn,
tăng thêm trí nhớ, tái tạo các mô, làm cứng xương và tăng sức đề kháng cho
cơ thể.
Hạt đỗ tương có chứ hàm lượng dầu béo cao hơn so với cá loại đậu đỗ
khác nên được coi là cây cung cấp dầu thực vật quan trọng. Lipit của đỗ
tương chứa một tỉ lệ cao các axit béo chưa no (khoảng 60 – 70%) có hệ số
đồng hóa cao, mùi vị thơm như axit linoleic chiếm 52- 65%, oleic từ 25 –

36%, linolenoic khoảng 2- 3. Dùng dầu đỗ tương thay mỡ động vật có thể
tránh được xơ mỡ động mạch.
Trong hạt đỗ tương có khá nhiều loại vitamin, đặc biệt là hàm lượng
vitamin B
1
và B
2
ngoài ra còn có các loại vitamin PP, A, E, ,K, D, C, v.v…
Đặc biệt trong hạt đỗ tương đang nảy mầm hàm lượng vitamin tăng lên nhiều,
đặc biệt là vitamin C. Phân tích thành phần sinh hóa cho thấy trong hạt đỗ
tương đang nẩy mầm, ngoài hàm lượng vitaminC cao, còn có các thành phần
khác như: vitamin PP, và nhiều chất khoáng khác như Ca, P, Fe v.v… Chính
vì thành phần dinh dưỡng cao như vậy nên đỗ tương có khả năng cung cấp
năng lượng khá cao khoảng 4700cal/kg. Hiện nay, từ hạt đỗ tương người ta đã
chế biến ra được trên 600 sản phẩm khác nhau, trong đó có hơn 300 loại làm


12
thực phẩm được chế biến bằng phương pháp cổ truyền, thủ công và hiện đại
dưới dạng tươi, kho và lên men v.v … như làm giá, đậu phụ, tương, xì dầu v.v
… đến các sản phẩm cao cấp khác như cà phê đỗ tương, bánh kẹo và thịt nhân
tạo v v Đỗ tương còn là vị thuốc để chữa bệnh, đặc biệt là đậu tương hạt
đen, có tác dụng tốt cho tim, gan, thận, dạ dày và ruột. Đỗ tương là thức ăn tốt
cho người bị bệnh đái đường, thấp khớp, thần kinh suy nhược và duy dinh
dưỡng [1].
- Giá trị về mặt công nghiệp
Đỗ tương là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp khác nhau như:
chế biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, tơ nhân tạo, chất
đốt lỏng, dầu bôi trơn trong ngành hàng không, nhưng chủ yếu đỗ tương
dùng để ép dầu. Hiện nay trên thế giới đỗ tương là cây đứng đầu về cung cấp

nguyên liệu cho ép dầu, dầu đỗ tương chiếm 50% tổng lượng dầu thực vật.
Đặc điểm của dầu đỗ tương: khô chậm, chỉ số iốt cao: 120 – 127; ngưng tụ ở
nhiệt độ: -15
o
C đến -18
o
C. Từ dầu này người ta chế ra hàng trăm sản phẩm
công nghiệp khác nhau như: làm nến, xà phòng, ni lông v.v…
- Giá trị về mặt nông nghiệp
Làm thức ăn cho gia súc: Đỗ tương là nguồn thức ăn tốt cho gia súc 1 kg
đỗ tương đương với 1,38 đơn vị thức ăn chăn nuôi. Toàn cây đỗ tương (thân,
lá, quả, hạt) có hàm lượng đạm khá cao cho nên các sản phẩm phụ như thân
lá tươi có thể làm thúc ăn gia súc tốt, hoặc nghiền khô thức ăn làm thức ăn
tổng hợp cho gia súc. Sản phẩm phụ nông nghiệp như khô dầu làm thành
phần dinh dưỡng khá cao: N: 6,2%, P
2
O
5
: 2,4%, K
2
O: 2,4%, vì thế làm thức
ăn gia súc cho tốt.
Cải tạo đất: Đỗ tương là cây luân canh cải tạo đất tốt. 1 ha đỗ tương nếu
sinh trưởng và phát triển tốt để lại trong đất từ 30 – 60 kg N. Trong hệ thống
luân canh, nếu bố trí cây đỗ tương vào cơ cấu trồng hợp lý sẽ có tác dụng tốt


13
đối với cây trồng sau, góp phần tăng năng suất cả hệ thống cây trồng mà giảm
chi phí cho việc bón N. thân lá đỗ tương dùng bón ruộng thay phân hữu cơ rất

tốt bởi có hàm lượng N trong thân chiếm 0,05%, trong lá 0.19% .
Nhóm nhân tố ảnh hưởng về kỹ thuật
a. Giống đỗ tương
Giống là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến
năng suất và chất lượng cây trồng. trong thực tế sản xuất, sử dụng giống ngô
tốt sẽ làm cho năng suất cao hơn. Nếu giống tốt lại mang thêm các đặc tính
khác như khả năng chống chịu sâu bệnh sẽ làm giả chi phí đầu tư về bảo vệ
thực vật, khả năng chống chịu mọi khắc nghiệt của thời tiết như hạn, chịu rét
và ngập úng, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa. Do vậy, để được vụ
đỗ tương bội thu việc chuẩn bị giống là yếu tố rất quan trọng trong quy trình
kỹ thuật trồng đỗ tương [1].
Ở Việt Nam, cây đỗ tương lai mới được đưa vào cơ cấu sản xuất trong
thời gian gần đây do có khả năng vượt trội của các giống này về năng suất
nên diện tích trồng cũng khá lớn. Các giống đỗ lai có mặt tích cực về khả
năng cho năng suất cao hơn so với giống đỗ tương thuần nhưng người trồng
không tự sản xuất hạt giống cho mình theo cách truyền thống như giống đỗ
tương thuần và giống đỗ tương địa phương. Một số giống đỗ tương đang
trồng phổ biến ở nước ta: Đậu tương DDT12, giống Đậu tương DT84, giống
Đậu tương DT51, giống đậu tương DT-99…
b. Một số yếu tố kĩ thuật
- Nhiệt độ
Trong quá trình sinh trưởng cây đỗ tương, nếu nhiệt độ biến động trên
hoặc dưới mức thích hợp quá nhiều, có thể gây thiệt hại đối với cây trồng.
Khả năng thiệt hại do nhiệt độ tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây.


14
Đỗ tương được trồng rải ở nhiều nước trên thế giới có thể trồng tới 47
o


vĩ bắc. Đỗ tương có nguồn gốc ở Trung Quốc nên nói chung là cây đỗ tương
là một loại cây ưa nhiệt độ ẩm ướt. Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng muốn
trồng cây đỗ tương phải có nhiệt độ đầy đủ trong các thời kì sinh trưởng hay
tổng tích ôn không nhỏ quá 2400
o
C. Đỗ tương có thể trồng được trong những
vùng nào có nhiệt độ trông suốt thời gian sinh trưởng từ 1700
o
C đến 2900
o
C và
nhiệt độ ban đêm không thấp dưới 15
o
C. Cây đỗ tương ưa nhiệt độ cao nhưng
tùy vào từng thời kì sinh trưởng khác nhau mà yêu cầu nhiệt độ khác nhau.
- Nước
Trong cả vụ, nhu cầu đối với cây đỗ tương dao động từ 350 tới 800mm.
Nhưng nhu cầu nước tùy thuộc vào độ thời gian sinh trưởng, tốc động phát
triển của cây trước khi phủ kín đất và lượng nước có sẵn trong đất. Trong
suốt thời gian sinh trưởng, nhu cầu nước của cây không đồng đều qua các giai
đoạn. Ở gian đoạn nẩy mầm vào cây con,tỉ lệ sử dụng nước thấp do tán cây
còn nhỏ và phần lớn số nước mất đi do bay hơi trên mặt đất. Nhu cầu nước
của đỗ tương tăng dần khi cây ở giai đoạn 3 -5 lá kép, tăng nhanh và cao nhất
ở giai đoạn sinh trưởng thực từ khi cây ra hoa đến khi quả vào chắc. Giai
đoạn quả bắt đầu chín, nhu cầu nước giảm đi cùng với sự tàn của lá và lượng
nước bay hơi giảm. Ảnh hưởng của nước có thể do thừa nước gây tổn thương
bộ rễ do thiếu không khí hoặc có thể do thiếu nước cây bị héo. Nước ảnh
hưởng đến cây bao gồm về cả sinh lý, sinh hóa, hình thái và giải phẫu của cây
dẫn đến làm giảm năng suất.
- Ánh sáng

Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng chủ yếu là qua quang
hợp và quang tạo hình.
c. Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, quá trình bảo quả và thu hoạch


15
Cây trồng chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật sẽ cho năng suất thu hoạch nhu
mong muốn.
- Mật độ gieo trồng
Căn cứ vào đặc tính giống: Giống chín sớm, thấp cây, phân cành ít ta có
thể gieo trồng dày hơn so với giống chín muộn, cây cao, cành nhiều ta phải
trồng thưa[4].
Căn cứ vào thời vụ: Vụ xuân và vụ đông xuân trong điều kiện nhiệt độ
thấp hay khô hạn cây sinh trưởng kém thì ta trồng dày hơn so với vụ hè và vụ
hè thu nóng ẩm.
Căn cứ vào đất đai: Đất tốt nhiều màu ta trồng thưa, đất xấu ít màu ta
trồng dày.
Căn cứ vào mức độ thâm canh: Đầy đủ phân bón, chăm sóc tốt thì trồng
thưa, trái lại ít phân bón chăm sóc kém thì trồng dày[4].
- Phân bón
Đỗ tương cần đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng,
phát triển bình thường. Nếu thiếu hoàn toàn hoặc thiếu bất cứ một yếu tố nào
đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây. Để phát huy đầy đủ
tác dụng củ các loại phân bón cho đỗ tương, cần phải hiểu rõ đặc tính lý hóa
và thành phần dinh dưỡng của đất,đặc điểm tính chất của từng loại phân bón,
đặc điểm dinh dưỡng của cây đỗ tương. Đỗ tương cảm ứng với muối khoáng
hơn các loại cây trồng khác. Do đó khi bón phân cho đỗ tương không nên rắc
tập trung mà nên vãi đều trên bề mặt để không ảnh hưởng đến sự nẩy mầm
của hạt. Trong trường hợp đất nghèo dinh dưỡng hoặc lượng phân bón ít phải
bón tập trung thì nên rắc phân cách hàng 8-13cm, lấp sâu 8 -10 cm. Không

nên rắc phân ngay dưới hàng hạt, rễ sẽ ăn sâu xuống mà không phát triển bề
rộng. Bón phân tập trung gần hạt, làm rễ mầm bị cháy, không đảm bảo mật độ
cây. Lượng phân bón cho 1 ha: phân chuồng: 6-10 tấn. phân đạm urê: 20 – 40
kg, phân lân: 150 – 300 kg, phân Kali 80 – 150 kg, vôi: 300 – 500 kg. [4]


16
- Phòng trừ sâu bệnh
Đỗ tương là một cây trồng bị nhiều sâu bệnh phá hại. Tại Việt Nam, qua
điều tra thấy có hơn 70 loại sâu hại, 34 họ, 8 bộ và 17 loại bệnh. Trong đó 12-
13 loại sâu và 4 đến 5 loại bệnh hại phổ biến ở nhiều vùng.
Sâu hại: Sâu hại chính như sâu xanh (Plathypena scabra), sâu cuốn lá đỗ
tương (Lamprosema indicata), sâu đo đỗ tương (Pseudoplusia includen
Walker), sâu ăn lá (Cerotoma trifurcata), sâu hại quả đỗ tương (Etiella
zinckenella treit), côn trùng trích hút quả như: bọ xít thường (Acrosternum
hilare) và bọ xít xanh (Nezara viridula), sâu hại thân: bọ nhảy
(Spissistilusfestinus Say), sâu đục thân ngô hại đỗ tương (Elasmopalpus
lignosellus Zeller), sâu đục thân (Dectes texanus Le Conte), ruồi đục thân
(Mellanagromyza sojae zahmer), sâu xám (Agrotis ypislon) và những côn
trùng khác thuộc bọ cánh cứng.
Bệnh hại thường gặp là: bệnh hại lá như bệnh gỉ sắt (Phakopsora
pachyrhizi Sydow), bệnh đốm nâu (Septoria glycine Hemmi), bệnh sương mai
( Peronosporqa manshurica). Bệnh hại rễ và thân như: bệnh thối thân màu nâu
(Braanr Stemrot), bệnh tối rễ (phytophthora megasperma), bệnh ung thư thân
(Diaporthe phasseolorm), bệnh lở cổ rrex và thối thân lá (Rhizoctonia solani
Kunehn), bệnh thối thân (Macrophomina phaseolina). Bệnh hại hạt: những
nấm hại hạt chính như: bệnh đốm tím hạt (Cercospora Kikuchii), bệnh hại
thân và quả (Diaporthe sojae).
- Quá trình thu hoạch và bảo quản
Chín sinh lý bắt đầu khi có quả trên thân cây chính có màu quả chín. Khi

màu xanh của tất cả quả mất đi là giai đoạn chín sinh lý bắt đầu và nó xuất
hiện muộn hơn một chút gian đoạn khi một quả trên thân cây chính có màu
quả chín. Khi quả chín sinh lý hàm lượng chất khô tích lũy trong hạt lớn nhất.
thủy phần trong hạt lúc này khoảng 40 - 60%. Vì thủy phần ở gian đoạn sinh
lý còn cao, người ta không thu hoạch ở gian đoạn này. Thu hoạch bắt đầu khi
90% số quả trên cây có màu chín đặc trưng. Người ta có thể thu hoạch bằng


17
máy gặt đập liên hợp, máy kết hợp với tay hoặc đập bằng tay, tùy theo cơ sở
vật có từng nơi. Khi thu hoạch nên tiến hành vào ngày có thời tiết nắng ráo.
Đỗ tương có thủy phần 10% hoặc thấp hơn có thể bảo quản an toàn trong
4 năm, với thủy phần 12% có thể bảo quản trong 3 năm, mặc dù nảy mầm và
súc sống giảm trong thời gian này, với thủy phần 13% có thể bảo quản trong 1
năm, nhưng với 14% chỉ đản quản được mấy tháng. Thông thường hạt đỗ
tương có thủy phần cao hơn 15% thì phải phơi khô mới cất vào kho. Khi dùng
khí nóng để sấy để tránh vỏ hạt bị vỡ, độ ẩm khi dùng để sấy phải trên 40%,
nhiệt độ sấy không nên quá 43
o
C[4].
1.1.2.4. Nhóm nhân tố KT – XH
a. Dân cư lao động
Dân tộc và lao động ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp dưới 2 góc độ:
là lực lượng sản xuất và nguồn tiêu thụ các nông sản.
Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động tri thức,
phương thức sản xuất, kỹ xảo, thói quen lao động của họ, trong đó người lao
động là người chủ thể, là lực lượng sản xuất cơ bản, quyết định nhất của xã
hội.
Trong quá trình sản xuất thì người lao động đóng vai trò rất quan trọng,
không có lao động thì không có quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất

nông nghiệp, lao động mang tính đặc thù riêng do những đặc điểm trong sản
xuất nông nghiệp như tính thời vụ cao, sản xuất phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên
nhiều, lao động thủ công và trình độ thấp… Do đó lao động mang những đặc
điểm như lao động cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất
nông nghiệp, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong sản xuất, khả năng
tiếp cận khoa học kỹ thuật còn thấp.
Nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát triển theo chiều
rộng (mở rộng diện tích, khoai hoang…) và theo chiều sâu (thâm canh tăng vụ).
b. Khoa học công nghệ

×