Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Chất thải rắn sinh hoạt và công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện bình sơn, tình quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

H

uế

------

tế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

nh

CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

Đ

ại

họ

c

Ki

TẠI HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

ĐẶNG THỊ BÍCH NGỌC



Huế, tháng 05 năm 2017
ĐẠI HỌC HUẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
------

uế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

H

CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

họ

c

Ki

nh

tế

TẠI HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

Giảng viên hướng dẫn:


ĐặngThị Bích Ngọc

ThS.Võ Việt Hùng

ại

Sinh viên thực hiện:

Đ

Lớp: K47A-TNMT

Niên khóa: 2013-2017

Huế, tháng 05 năm 2017


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

Lời Cảm Ơn !

Đ

ại

họ


c

Ki

nh

tế

H

uế

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến thầy Võ Việt Hùng-giáo viên hướng dẫn đã chỉ dẫn, chỉnh sửa
tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện báo cáo tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kinh tế và
Phát triển, trường đại học kinh tế Huế đã tận tình truyền đạt kiến
thức trong những năm tôi học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu
trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên
cứu khóa luận mà là hành trang quý báu để tôi bước vào đời một
cách tự tin và vững chắc.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Phòng Tài
Nguyên và Môi Trường huyện Bình Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thu thập tài liệu, số liệu khi thực tập tại đây.
Tôi xin chân thành cảm ơn người thân và bạn bè đã luôn cổ
vũ, động viên trong quá trình tôi thực hiện báo cáo tốt nghiệp.
Mặc dù rất cố gắng nhưng đây là lần đầu tiên thực hiện một
bài báo cáo tốt nghiệp, vì vậy bài báo cáo tốt nghiệp sẽ không
tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài báo cáo của tôi được hoàn

thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô nhiều sức khoẻ, hạnh
phúc, thuận lợi trong công việc và tiếp tục tâm huyết với sứ mệnh
trồng người cao cả, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho thế hệ
mai sau.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Bích Ngọc

SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i
MỤC LỤC .......................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU .............................................................v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................... vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... viii
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài: .............................................................................................1

uế


2. Mục tiêu của đề tài:.....................................................................................................1

H

2.1. Mục tiêu chung: .......................................................................................................1
2.2. Mục tiêu cụ thể: .......................................................................................................1

tế

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..............................................................................2

nh

3.1.Đối tượng nghiên cứu: ...............................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................2

Ki

4. Các phương pháp nghiên cứu: .....................................................................................2

c

4.1. Phương pháp luận: ....................................................................................................2

họ

4.2.Phương pháp nghiên cứu: ..........................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................3

ại


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................3

Đ

1. Cơ sở lý luận: ..............................................................................................................3
1.1. Các khái niệm cơ bản về chất thải rắn .....................................................................3
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt: ...................................................................3
1.1.2. Khái niệm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt: ......................................................3
1.2. Nguồn phát sinh .......................................................................................................5
1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt: .........................................................................5
1.4. Tác hại của chất thải rắn ..........................................................................................5
2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................7
2.1. Tình hình quản lý chất thải rắn trên thế giới. ...........................................................7
2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn tại Việt Nam ...........................................................8
SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

2.2.1. Tình hình phát sinh CTR đô thị trong những năm gần đây ..................................9
Nội dung .........................................................................................................................10
2.2.2. Công tác phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị .......................10
2.2.3. Quy hoạch các điểm tập trung CTR, các trạm trung chuyển CTR.....................12
2.2.4. Xử lý CTR đô thị ................................................................................................13
2.2.5. Vấn đề tài chính ...................................................................................................15

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG PHÂN LOẠI, THU GOM, XỬ LÝ VÀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN .....................................16
2.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................16

uế

2.1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................16

H

2.1.2. Địa hình, địa mạo ................................................................................................17
2.1.3. Khí hậu ................................................................................................................18

tế

2.1.4. Thủy văn ..............................................................................................................19

nh

2.1.5. Thực trạng môi trường.........................................................................................19
2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội .......................................................................................20

Ki

2.2.1. Về kinh tế: ...........................................................................................................20

c

2.2.2.Về văn hóa du lịch: ...............................................................................................20


họ

2.2.3. Về các ngành, dịch vụ: ........................................................................................20
2.2.4. Về cơ sở hạ tầng: .................................................................................................23

ại

2.3. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Sơn. ..........................27

Đ

2.3.1. Lượng rác thải trên địa bàn huyện Bình Sơn ......................................................27
2.3.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Sơn ...............28
2.3.3. Khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Sơn ...............................28
2.4. Tình hình về công tác quản lý chất thải sinh hoạt tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi. .............................................................................................................................31
2.4.1. Địa điểm hoạt động ............................................................................................ 31
2.4.2 Loại hình hoạt động: ...........................................................................................32
2.4.3. Quy mô hoạt động: ............................................................................................. 33
2.5Hiện trạngvềtình hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác của khu vực ................... 33
2.5.1. Mô hình thu gom. ...............................................................................................33
SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng


2.5.2. Trang thiết bị, nhân công .....................................................................................35
2.5.3. Công tác thu gom, vận chuyển. ...........................................................................36
2.5.4. Công tác xử lý: ....................................................................................................37
2.5.5. Hiện trạng bãi xử lý rác Cỏ Huê:.........................................................................39
2.6. Quản lý CTR sinh hoạt đối với việc phát triển kinh tế xã hội địa phương. ...........40
2.7. Đánh giá và đề xuất của hộ điều tra về phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt .........................................................................................................................40
2.7.1. Mức phí áp dụng cho các hoạt động thu gom, xử lý ...........................................40
2.7.2. Nhận thức và thái độ của người dân trong công tác phân loại, thu gom, vận

uế

chuyển và xử lý..............................................................................................................41
2.8. Thuận lợi và khó khăn trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý trên địa bàn

H

huyện Bình Sơn. ............................................................................................................41

tế

2.8.1. Thuận lợi.............................................................................................................41

nh

2.8.2. Hạn chế ...............................................................................................................42
2.8.3. Nguyên nhân của những hạn chế........................................................................43

Ki


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ...........................................................44

c

3.1. Căn cứ xây dựng các giải pháp ...............................................................................44

họ

3.1.1. Căn cứ pháp lý: ....................................................................................................44
3.1.2. Dự báo lượng rác phát sinh từ các nguồn hàng ngày của từng địa phương tới

ại

năm 2020 .......................................................................................................................44

Đ

3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. .................45
3.2.1. Giải pháp về thu gom: .........................................................................................45
3.2.2. Giải pháp vận chuyển: .........................................................................................46
3.2.3. Giải pháp xử lý rác: .............................................................................................47
3.2.4. Giải pháp xử lý rác tại Bãi rác Cỏ Huê ...............................................................47
3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ.............................................................................................50
3.2.5.1 Công cụ pháp lý .................................................................................................50
3.2.5.2 Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.............................................................50
3.2.5.3 Tuyên truyền, giáo dục ......................................................................................51
3.2.5.4 Duy trì nguồn kinh phí cho mô hình quản lý chất thải rắn...............................51
SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

iii



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

3.2.5.5 Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức và phát triển nguồn lực ..........52
3.2.5.6 Giải pháp về giám sát, kiểm tra, thanh tra .........................................................52
3.2.5.7 Giải pháp hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu, phát triển công nghệ ........................52
3.2.5.8 Giải pháp về đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật
với các tổ chức quốc tế ..................................................................................................52
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................54
1. Kết luận .....................................................................................................................54
2. Kiến nghị...................................................................................................................54

Đ

ại

họ

c

Ki

nh

tế

H


uế

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................56

SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
Bộ tài nguyên môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

BXD

Bộ xây dựng

BYT

Bộ y tế

CP


Cổ phần

CP

Chính phủ

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

KKT

Khu kinh tế

KLH

Khu liên hiệp

LILAMA

Công ty cổ phần cơ – điện – môi trường LILAMA




Nghị định

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RTSH

Rác thải sinh hoạt

H
tế

nh

Ki

c
họ

Ủy ban nhân dân

Đ

ại

UBND


uế

BTNMT

SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 1. Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý CTR sinh hoạt...............................................4
Hình 2. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải rắn ...................................................................5
Hình 3. Hình vẽ bản đồ huyện Bình Sơn.......................................................................17
Hình 4. Sơ đồ vị trí nhà máy LILAMA .........................................................................32
Hình 5. Sơ đồ công nghệ phân loại rác..........................................................................37
Hình 6: Sơ đồ công nghệ lò đốt chất thải ......................................................................38
Hình 7. Lưu đồ công nghệ chung ..................................................................................39

Đ

ại

họ

c


Ki

nh

tế

H

uế

Biểu đồ 1. Khảo sát cộng đồng về phân loại CTRSH tại nguồn (%) ............................41

SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1. CTR đô thị phát sinh các năm 2009 – 2010 và dự báo đến năm 2025 ............10
Bảng 2. Khối lượng rác thải phát sinh trong ngày.........................................................31

Đ

ại


họ

c

Ki

nh

tế

H

uế

Bảng 3. Trang thiết bị tại khu vực .................................................................................35

SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Tên đề tài: Chất thải rắn sinh hoạt và công tác quản lý chất thải rắn sinh
hoạt tại huyện Bình Sơn, tình Quảng Ngãi.
1. Mục tiêu nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề chất thải rắn sinh hoạt.

- Thực trạng về việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt cũng như
đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Sơn.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa

uế

bàn huyện Bình Sơn.
2. Phương pháp nghiên cứu:

tế

 Số liệu thứ cấp:

H

- Phương pháp thu thập số liệu:

nh

Được cung cấp tài liệu có liên quan về vấn đề nghiên cứu từ UBND, Phòng tài
nguyên môi trường huyện Bình Sơn, tìm hiểu qua sách, báo, internet..

Ki

 Số liệu sơ cấp:

c

- Phương pháp khảo sát thực địa để thấy được tình hình hoạt động, xử lý chất


họ

thải rắn sinh hoạt của công ty LILAMA và các họ gia đình trên địa bàn huyện Bình
Sơn.

Đ

tại nguồn.

ại

- Phỏng vấn bằng phiếu điều tra nhằm thu thập khối lượng và việc phân loại rác
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.
3. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã thu thập tài liệu và đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Sơn. Tìm hiểu công tác quản lý của công ty
cơ - điện – môi trường LILAMA và tại địa phương để tìm ra những điểm thuận lợi và
những mặt hạn chế mà huyện đang gặp phải. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Sơn.

SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Như chúng ta đã biết, gắn với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, lượng
chất thải rắn phát sinh ngày càng nhiều và đa dạng, vệ sinh môi trường đô thị là yếu tố
rất quan trọng tác động trực tiếp và lâu dài đến chất lượng sống của người dân và cũng
là một trong những vấn đề cần phải giải quyết để đảm bảo xã hội có tính bền vững.
Chính vì thế công tác thu gom,vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt luôn được UBND
huyện Bình Sơn quan tâm chỉ đạo. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, các cấp, các ngành,

uế

các địa phương đã thực sự vào cuộc nhưng nhìn chung môi trường rác thải tại địa bàn
thị trấn, xã của huyện vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế.Nguyên nhân chủ yếu là do ý

H

thức của người dân chưa cao, một số bộ phận dân cư còn vứt rác và xả rác bừa bãi, các

tế

cơ sở sản xuất tuy có quan tâm xử lý rác thải nhưng vẫn chưa giải quyết một cách triệt

nh

để. Mặt khác, việc phân công, phân cấp trong tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi
trường nói chung, xử lý vận chuyển thu gom rác thải nói riêng trên địa bàn huyện vẫn

Ki

đang còn nhiều bất cập, chưa có giải pháp và chế tài để xử lý kịp thời các trường hợp


c

vi phạm pháp luật về công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy, cần phải đổi mới tổ chức,

họ

ban hành các chính sách, lựa chọn công nghệ thu gom và trang thiết bị phù hợp để môi
trường ngày càng xanh – sạch – đẹp.

ại

Từ những lý do trên, tôi xin chọn đề tài: “Chất thải rắn sinh hoạt và việc quản

Đ

lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”.
2. Mục tiêu của đề tài:
2.1. Mục tiêu chung:
Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Trước việc ngày càng gia tăng về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, hệ thống
quản lý có nhiều khuyết điểm trong các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý cũng như
là cơ cấu tổ chức, quản lý trên địa bàn huyện Bình Sơn. Vì vậy, đề tài này thực hiện
với mục tiêu:
- Tìm hiểu thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Bình Sơn.
SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

1



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

- Đánh giá tác động môi trường do chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Bình Sơn.
-Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Sơn.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm
hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1.Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý chất thải rắn tại huyện Bình Sơn.
- Chất thải rắn phát sinh từ hộ gia đình.

uế

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu các đối tượng trên địa bàn huyện Bình Sơn gồm: Thị trấn

H

Châu Ổ, Bình Thới, Bình Long, Bình Hiệp, Bình Châu, Bình Chương, Bình Minh,

tế

Bình Mỹ, Bình Trung

nh

- Công ty cổ phần cơ- điện- môi trường LILAMA.

4.1. Phương pháp luận:

Ki

4. Các phương pháp nghiên cứu:

c

Dựa trên kiến thức về chất thải rắn,hệ thống quản lý và công nghệ xử lý chất thải rắn.

họ

4.2.Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu:Trong quá trình thực hiện khóa luận, một số thông

ại

tin, số liệu được thu trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đi

Đ

trước cũng như các nhà khoa học chuyên môn, các tài liệu từ sách báo, tạp chí, các đề
tài liên quan đến vấn đề chất thải rắn sinh hoạt và môi trường nông thôn. Đồng thời,
tiến hành thu thập tài liệu, số liệu từ phòng TNMT huyện Bình Sơn.
Phương pháp khảo sát thực địa:
-

Khảo sát các nguồn phát thải chất thải rắn chính trên địa bàn huyện Bình Sơn.

-


Khảo sát việc xử lý tại công ty cơ – điện – môi trường Lilama.

Phương pháp điều tra, phỏng vấn:
Tiến hành điều tra, phỏng vấn các hộ để thu thập thông tin về khối lượng, phân
loại CTRSH tại nguồn.

SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận:
1.1. Các khái niệm cơ bản về chất thải rắn
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt:
Theo điều 3 của Nghị định 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải
rắn quy định: “Chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công
cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt”.
CTR sinh hoạt là CTR sinh ra từ các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung

uế

cư,…), khu thương mại (cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị, văn phòng, khách sạn, nhà
nghỉ, trạm dịch vụ, của hàng sửa xe,…), cơ quan (trường học, viện nghiên cứu, trung tâm,


H

bệnh viện, nhà tù, các trung tâm hành chánh nhà nước,…) khu dịch vụ công cộng (quét

tế

đường, công viên, giải trí, tỉa cây xanh,…) và từ công tác nạo vét cống rãnh thoát nước.

nh

CTR sinh hoạt bao gồm cả chất thải nguy hại sinh ra từ các nguồn trên.
CTR sinh hoạt hay còn gọi là rác thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động hàng ngày

Ki

của con người. Rác sinh hoạt thải ra ở mọi nơi, mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc

c

khu dân cư, từ các hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà

họ

hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, trường học...
1.1.2. Khái niệm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt:

ại

Quản lý CTR sinh hoạt: là sự kết hợp kiểm soát nguồn thải, phát sinh, giảm thiểu,


Đ

thu gom, lưu giữ, phân loại, trung chuyển, vận chuyển, xử lý, tái chế, tiêu huỷ và thải
bỏ CTR theo phương thức tốt nhất nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng, thỏa mãn các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn
cảnh quan đô thị và hạn chế tất cả các vấn đề môi trường liên quan.
Quản lý CTR sinh hoạtbao gồm tất cả các vấn đề về hành chính, tài chính, pháp
luật, KT-XH, y tế, quy hoạch xây dựng và KHKT, công nghệ để giải quyết tất cả các
vấn đề liên quan đến CTR sinh hoạt.
Hoạt động quản lý CTR sinh hoạt gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư
xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái

SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

sử dụng và tái chế, xử lý CTRnhằm mục đích là sử dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài
nguyên và năng lượng, tái chế và sử dụng tối đa chất thải hữu cơ, giảm thiểu CTR.
Thu gom CTR là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời CTR
tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý
Lưu giữ CTR là việc lưu giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý.
Vận chuyển CTR là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ,

trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc BCL cuối cùng.

uế

Xử lý CTR là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại

H

bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR, thu hồi, tái chế, tái sử
dụng lại các thành phần có ích trong CTR.

tế

Chôn lấp CTRhợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu

Ki

nh

chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh.

Đ

ại

họ

c

Phát sinh CTRSH


Tách loại, lưu trữ, xử
lý tại nơi phát sinh
Thu gom

Trung chuyển, vận chuyển

Tách, xử lý, tái chế CTR

Xử lý sau cùng

Hình 1. Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý CTR sinh hoạt
(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Bình Sơn, 2016)
SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

1.2. Nguồn phát sinh
CTR được phát sinh từ các nguồn khác nhau. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
(CTR) chủ yếu từ các hoạt động: Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và thương mại,
khu dân cư, cơ quan, trường học, bệnh viện… như sơ đồ Hình 1.2.
Cơ quan,
trường
học,
công sở


Nơi công
cộng
nhà ga,
bến tàu
xe,
chợ…)

Nông
nghiệp,
hoạt động
xử lý rác
thải

Bệnh
viện,
cơ sở
y tế

Khu
CN,
nhà
máy,

nghiệp
xưởng
….

Giao
thông,

xây
dựng

Dịch
vụ
thương
mại

H

uế

Nhà
dân,
khu
dân cư

tế

Chất thải rắn

nh

Hình 2. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải rắn

Ki

(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Bình Sơn, 2016)
1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt:


c

Tùy thuộc vào từng địa phương, các mùa khí hậu, điều kiện kinh tế và nhiều yếu

họ

tố khác quyết định đến thành phần lý, hóa của chất thải rắn.Mỗi nguồn thải khác nhau

ại

lại có thành phần chất thải khác nhau.
Ví dụ: Ở khu dân cư và thương mại có thành phần chất thải đặc trưng là chất thải

Đ

thực phẩm, giấy, carton, nhựa, vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm…
Chất thải từhẻm phố chứa bụi, rác, xác động vật, phụ tùng xe máy hỏng…. chất
thải thực phẩm nhựa hỗn hợp..
1.4. Tác hại của chất thải rắn
Sức khỏe con người

Tác hại

Mỹ quan
Môi trường

SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

5



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

a. Tác hại chất thải rắn đến sức khỏe con người:
Việc xử lý CTR không hợp lý khiến môi trường bị ô nhiễm. Điều đó đã ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người, đặc biệt là người dân sống gần các khu
công nghiệp, các bãi chôn lấp. Họ có thể mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau
xương khớp vì thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các
chất độc, khí độc, các vật sắc nhọn, mảnh thủy tinh vỡ, bơm kim tiêm…
b. Tác hại chất thải rắn đến mỹ quan
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt không được thu gom, vận
chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của

uế

người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương
c. Tác hại chất thải rắn đến môi trường

tế

• Môi trường không khí

H

rãnh hở vẫn còn phổ biến, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và ngập úng khi mưa.

nh


Việc đốt rác không được kiểm soát ở những bãi chứa rác có thể gây ra ô nhiễm
không khí nghiêm trọng và cũng sẽ gây ảnh hưởng đến những sinh vật sống. Khi rác

Ki

thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi khó chịu và các khí độc hữu cơ không những gây ô

họ

• Môi trường đất

c

nhiễm bầu không khí mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế, sức khỏe của con người.
Môi trường đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau: do thải vào đất một

ại

khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than, khai khoáng, hóa chất, do thải ra mặt

Đ

đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử lý nước. Việc xử lý CTR
không đúng theo quy trình kỹ thuật, sẽ làm ô nhiễm đến môi trường đất, từ đó dễ dẫn
đến khả năng gây ô nhiễm cây trồng và nước uống của con người. Ngoài ra, CTR chôn
lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất.
• Môi trường nước
Khi các chất thải liên quan đến những hoạt động của con người, chủ yếu từ các
khu dân cư, chợ, bệnh viện, trường học, cơ quan… đổ trực tiếp xuống sông hồ
khôngnhững gây ô nhiễm trên bề mặt đất mà còn ảnh hưởng tới mạch nước ngầm. Khi

trời mưa, tất cả chất thải trên sẽ phân hủy tạo ra mùi khó chịu xung quanh và khi trời
mưa, chúng sẽ theo dòng nước gây ô nhiễm môi trường nước. Một điều đáng chú ý là
SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

những chất này sẽ ngấm vào nước sinh hoạt, nước canh tác, tích lũy dần các mầm bệnh
nguy hiểm cho người và động vật. Hiện nay, có rất nhiều dòng sông đang ô nhiễm
trầm trọng do lượng chất thải ngày càng nhiều như: sông Cầu, sông Nhuệ-sông Đáy,
Sông Đồng Nai…nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm kịp thời thì trong tương lai,
nguồn nước các con sông này không thể sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1.Tình hình quản lý chất thải rắn trên thế giới.
Hiện nay, bảo vệ môi trường, trong đó có việc xử lý rác thải là vấn đề mang tính
toàncầu. Chính phủ các nước đang cố gắng tìm biện pháp giải quyết vấn đề này một

uế

cách hiệu quả nhất.
Ở nhiều quốc gia châu Âu và một số quốc gia tiên tiến ở Châu Á dã thực hiện

H

quản lý chất thải thông qua phân loại tại nguồn và xử lý tốt, đạt hiệu quả cao về kinh tế


tế

và môi trường. Tại các quốc gia này như Ðan Mạch, Anh, Hà Lan, Ðức (châu Âu) hay

nh

các quốc gia Nhật, Hàn Quốc, Singapo (châu Á)... việc quản lý chất thải rắn được thực
hành rất nghiêm quy định này.

Ki

hiện rất chặt chẽ, công tác phân loại và thu gom rác đã thành nề nếp và người dân chấp

c

Các loại rác thải có thể tái chế được như giấy loại, chai lọ thủy tinh, vỏ đồ hộp...

họ

được thu gom vào các thùng chứa riêng. Ðặc biệt, rác thải nhà bếp có thành phần hữu
cơ dễ phân hủy được yêu cầu phân loại riêng đựng vào các túi có màu sắc theo đúng

ại

quy định thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost. Ðối với các

Đ

loại rác bao bì có thể tái chế, người dân mang đến thùng rác đặt cố định trong khu dân
cư, hoặc có thể gọi điện để bộ phận chuyên trách mang đi nhưng phải thanh toán phí

thông qua việc mua tem dán vào các túi rác này theo trọng lượng. Ðối với chất thải
công nghiệp, các công ty đều phải tuân thủ quy định phân loại riêng từng loại chất thải
trong sản xuất và chất thải sinh hoạt của nhà máy để thu gom và xử lý riêng biệt. Với
các sản phẩm sau khi sử dụng sinh ra nhiều rác, chính quyền yêu cầu các công ty ngay
từ giai đoạn thiết kế xây dựng phải dự kiến nơi chứa các sản phẩm thải loại của mình
hoặc trong giá bán sản phẩm đã phải tính đến chi phí thu gom và xử lý lượng rác thải.
+ Ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên thế giới hiện nay. Việc phân loại
rác đã được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm 1991. Rác bao bì gồm hộp đựng thức
SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa, kim loại hay bìa các tông được gom vào thùng
màu vàng. Bên cạnh thùng vàng, còn có thùng xanh dương cho giấy, thùng xanh lá cây
cho rác sinh học, thùng đen cho thủy tinh.
+ Tại Nhật, chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng nguyên
liệu xử lý theo mô hình 3R ( reduce, reuse, recycle). Về thu gom chất thải rắn sinh
hoạt, các hộ gia đình được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân
hủy, rác khó tái chế nhưng có thể cháy và có thể tái chế. Các loại rác này được yêu cầu
đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra
điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm

uế

dân cư. Nếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ban giám sát

sẽ báo lại với công ty và ngay hôm sau gia đình đó sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo

H

đến phạt tiền.

tế

+ Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu

nh

quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty
trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7

Ki

năm. Singapore có 9 khu vực thu gom rác, rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực

c

bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái

họ

chế được thu gom và xử lý theo chương trình tái chế quốc gia. (Lê Huỳnh Mai,
Nguyễn Mai Phong 2009).

ại


2.2.Tình hình quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

Đ

Đi kèm với sự phát triền kinh tế là các vấn đề ô nhiễm môi trường, trong đó có
vấn đề ô nhiễm do chất thải rắn. Chất thải rắn (CTR) gia tăng nhanh chóng về lượng,
thành phần ngày càng phức tạp và vẫn chưa được phân loại tại nguồn, gây khó khăn
cho công tác xử lý. Mô hình thí điếm áp dụng phân loại CTR tại nguồn còn nhiều bất
cập như sau khi người dân phân loại, CTR lại bị đổ chung vào cùng một xe vận
chuyển; Các đô thị chưa quy hoạch các điểm tập trung CTR và thiếu các trạm trung
chuyển CTR; việc tổ chức quản lý CTR còn chồng chéo, thiếu thống nhất cả ở cấp
Trung ương và địa phương.
Công cuộc công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, với sự hình
thành và phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng
SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

hóa, nguyên vật liệu, năng lượng... là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển kinh tế đó là vấn đề ô nhiễm môi trường,
đặc biệt là ô nhiễm do CTR.
Việc thu gom, vận chuyến, xử lý và tiêu hủy CTR đã và đang trở thành một bài
toán khó đối với các nhà quản lý. CTR gia tăng nhanh chóng về lượng, đa dạng về
thành phần và chưa được phân loại tại nguồn, gây khó khăn cho các công tác xử lý.
Công tác thu gom, quản lý CTR đô thị mặc dù ngày càng được chính quyền các

cấp quan tâm nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt

uế

phát sinh tại các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10-16% mỗi năm, chiếm khoảng
60-70% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt. Năm 2014, khối lượng chất thải rắn sinh

H

hoạt phát sinh trên toàn quốc khoảng 23 triệu tấn tương đương với khoảng 63.000

tế

tấn/ngày, trong đó, chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày.

nh

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt hiện nay tại khu vực nội thành của các đô
thị trung bình đạt khoảng 85% và tại khu vực ngoại thành của các đô thị trung bình đạt

Ki

khoảng 60% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn

c

sinh hoạt tại khu vực nông thôn còn thấp, trung bình đạt khoảng 40-55% so với lượng

họ


chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Nhìn chung, chất thải rắn sinh hoạt được xử lý chủ
yếu bằng hình thức chôn lấp, sản xuất phân hữu cơ và đốt. Tính đến quý I năm 2014,

ại

trong khuôn khổ “Chương trình xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020” đã có 26 cơ

Đ

sở xử lý chất thải rắn tập trung được đầu tư xây dựng theo hoạch xử lý chất thải rắn
của các địa phương

2.2.1. Tình hình phát sinh CTR đô thị trong những năm gần đây
Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình
10 - 16% mỗi năm, trong đó CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70% tổng lượng CTR
đô thị.
Từ kết quả dự báo ở bảng trên thì lượng CTR sinh hoạt đô thị năm 2015 tăng gấp
1,6 lần, năm 2020 tăng 2,37 lần, năm 2025 gấp 3,2 lần so với năm 2010. CTR gia tăng
có nguyên nhân do dân số đô thị tăng (từ 25,5 triệu năm 2009 lên 52 triệu năm 2025)
và do bình quân CTR/đầu người tăng (0,95kg/người/ngày năm 2009 lên
SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng


l,6kg/người/ngày năm 2025). Đây sẽ là áp lực lớn đối với công tác quản lý CTR đô thị
trong thời gian tới.
Bảng 1: CTR đô thị phát sinh các năm 2009 – 2010 và dự báo đến năm 2025
Nội dung

2009

2010

2015

2020

2025

Dân số đô thị (triệu người)

25,5

26,22

35

44

52

% dân số đô thị so với cả nước

29,74


30,2

38

45

50

1,0

1,2

1,4

1,6

Chỉ số phát sinh CTR đô thị (kg/người/ngày) 0,95
Tổng lượng CTR đô thị phát sinh (tấn/ngày)

24,225 26,224 42,000 61,600 83,200
(Nguồn: TCMT tổng hợp, năm 2011)

uế

2.2.2. Công tác phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị
3R (Reduce, Reuse, Recycle), hay 3T (Tiết giảm, Tái sử dụng, Tái chế) với nền

H


tảng cơ bản là hoạt động phân loại tại nguồn. Phân loại CTR tại nguồn có ưu điểm:

tế

Giảm được lượng chất thải phải xử lý -> Tiết kiệm được chi phí xử lý; Tiết kiệm tài

nh

nguyên do tái chế, tái sử dụng chất thải -> Khai thác ít tài nguyên thiên nhiên -> Giảm
tác động đến môi trường.

Ki

Các thành phố áp dụng thử nghiệm phân loại rác tại nguồn như TP. HCM, Hà

c

Nội, Đà Nẵng... đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, chương trình này

họ

vẫn chưa được triển khai rộng rãi vì nhiều lý do như: chưa đủ nguồn lực tài chính để
mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực thực hiện; CTR

ại

sau khi được người dân tiến hành phân loại tại nguồn lại bị thu gom và đổ lẫn lộn vào

Đ


xe vận chuyển để mang đến bãi chôn lấp chung; tỷ lệ người dân tự nguyện tham gia
phân loại rác chỉ chiếm khoảng 70%, một số người tham gia cũng thực hiện chưa tốt.
Công tác thu gom CTR đô thị mặc dù ngày càng được chính quyền các cấp quan
tâm, tỷ lệ thu gom vẫn chưa đạt yêu cầu. Tuy tỷ lệ thu gom ở các đô thị tăng từ 72%
năm 2004 lên 80% - 82% năm 2008 và đạt khoảng 83 - 85% năm 2010 nhưng vẫn còn
khoảng 15 - 17% CTR đô thị bị thải bỏ bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
Quyết định 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về quy hoạch xây dựng đưa ra
quy chuẩn về tỉ lệ thu gom: đô thị đặc biệt và loại I là 100%, đô thị loại II> 95%, đô thị
loại III - IV > 90%, đô thị loại V > 85%. Tính đến nay, tỷ lệ thu gom của phần lớn các
đô thị vẫn chưa đạt được quy chuẩn này.
SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

Để giải được bài toán quản lý CTR hiện nay nhất thiết phải xây dựng lộ trình
phân loại CTR tại nguồn, đặc biệt là khi triển khai các dự án này, phải tính toán các
phương tiện, trang thiết bị thu gom các loại CTR riêng biệt và vạch tuyến thu gom cho
từng loại CTR, tránh tình trạng sau khi người dân phân loại rồi các đơn vị thu gom lại
đổ vào cùng một xe thu gom lẫn lộn. Các tuyến xe thu gom phải tính toán thiết kế sao
cho quãng đường đi thu gom là ngắn nhất, số lượng xe cần thu gom ít nhất và tránh
dồn vào cùng một tuyến đường gây áp lực giao thông.
Hiện nay phương thức thu gom CTR sơ cấp (từ nơi phát sinh đến điểm tập trung
CTR) dùng xe đẩy tay 3 bánh đi qua các nhà đang bộc lộ những hạn chế:

uế


- Phương tiện cũ kỹ và lạc hậu, bị dò nước rỉ rác trong quá trình đẩy xe đi thu gom.
- Các xe đẩy tay thường chở quá tải làm cho rác bị rơi vãi dọc tuyến đường thu gom.

H

- Người dân chỉ được đổ rác 1 ngày/lần, nhiều khi muốn dọn rác không có chỗ để

tế

đổ nên cứ cho vào túi nilon rồi vút ra đường, gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng

nh

xấu đến môi trường.

Phương thúc thu gom thứ cấp (từ điểm tập trung đến trạm trung chuyển hoặc khu

Ki

xử lý CTR) hiện thường dùng các xe nén ép có dung tích lớn từ 8 – 15m3, thậm chí

c

đến 20m3 điều này có những hạn chế sau:

họ

- Xe chỉ đi thu gom được trên những đường lớn nên CTR từ các hộ gia đình trong
ngõ phải vận chuyển khá xa để ra đường lớn đến điểm tập kết CTR.


ại

- Xe chỉ được phép hoạt động trong một số giờ nhất định để không ảnh hưởng

Đ

đến giao thông đô thị. Do đó CTR bị tồn đọng trong đô thị.
Giải pháp thu gom sơ cấp là tổ chức thu theo nhóm nhà. Ngoài vỉa hè, trước cửa
một nhóm nhà sẽ bố trí các thùng đựng rác với dung tích và màu sắc khác nhau. Các
thùng đựng rác này kích thước vừa phải, có nắp đậy, dán nhãn ký hiệu loại rác được bỏ
và phải được dọn thường xuyên, không gây mất cảnh quan và gây mùi khó chịu. cần
phải tổ chức thu gom nhiều lần trong ngày với các phương tiện nhỏ, phù họp vệ sinh
như xe đẩy ba bánh cải tiến (thùng chứa rác chia ngăn đựng các loại rác khác nhau, có
nắp cho từng ngăn để khi đổ loại rác nào vào xe nén ép thì khóa nắp các ngăn còn lại).
Xe thu gom có gắn động cơ để thu gom nhanh chóng vận chuyển về các xe ép rác nhỏ.

SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

Phương án đề xuất thu gom thứ cấp là chuyển sang các loại xe thu gom có kích
thuốc nhỏ từ1,5 - 2,5 tấn, đi được vào các ngõ và hoạt động thường xuyên trong ngày
để không gây tồn lưu CTR trong đô thị. Khu vực nào có đường xá rộng thì có thể dùng
xe đến 5 tấn để thu gom. Các xe này sau đó sẽ tập kết CTR tại các trạm trung chuyển

để chuyển sang các xe có dung tích lớn hơn đưa CTR đến khu xử lý. Mô hình thu gom
là hình thức thu gom bên lề đường: Các hộ gia đình đặt các túi rác đã buộc (tốt nhất là
loại túi rác tự hủy) trước cửa nhà theo thòi gian quy định, xe thu gom đến vận chuyển
CTR đi luôn. Đối vói các đô thị nhỏ hoặc các khu phố chật hẹp, đề xuất thêm hình
thúc thu gom theo khối (các gia đình trong ngõ mang CTR ra đầu ngõ có xe thu gom

uế

đứng chờ sẵn).

2.2.3. Quy hoạch các điểm tập trung CTR, các trạm trung chuyển CTR

H

Hiện nay, hầu hết các đô thị Việt Nam đều chưa có quy hoạch khu tập trung

tế

CTR. Các xe đẩy tay thu gom CTR lạc hậu, không có nắp đậy và chất CTR quá tải,

nh

được tập trung ngay dưới lòng đường, sau đó chờ xe ô tô nén ép với tải trọng từ 7 – l0
tấn đến cẩu lên xe và vận chuyển đi xử lý, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô

Ki

thị và ách tắc giao thông.

c


Việc quy hoạch xây dựng cải tạo các khu tập trung CTR đối với khu đô thị cũ

họ

thường phức tạp hơn các khu đô thị mới. Giải pháp quy hoạch là:
Đối với các khu đô thị cũ: diện tích đất đô thị dành cho việc xây dựng các điểm

ại

tập trung CTR và các trạm trung chuyển rất hạn chế. Do đó cần hạn chế tối đa bố trí

Đ

các điểm tập kết cố định (là những khu đất dành sẵn để bố trí vị trí đặt thùng rác và xe
ra vào thu gom), nên thay thế bằng các điểm tập kết di động (là những điểm xe tải nhỏ
đứng chờ sẵn). CTR sau khi được các xe đẩy tay cải tiến thu gom tập trung tại điểm
cẩu vào một giờ nhất định, được xe nén ép đến thu gom luôn, hạn chế thời gian rác lưu
tại điểm tập trung.
Đối với khu đô thị mới: thiết kế khu tập trung CTR gồm: diện tích để thùng rác,
diện tích đất dành cho giao thông, sân bãi, diện tích cây xanh. Nền sân để các thùng
rác phải cao ráo, không bị ngập úng, có bố trí vòi nước để tiện cho công tác vệ sinh và
tẩy rửa thùng chứa. Khi bố trí các công trình này trong quy hoạch, cần phải lưu ý đến
yếu tố mặt bằng thuận tiện cho công việc bốc dỡ, đảm bảo vệ sinh môi trường, có thể
SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

12


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

có tường bao và cây xanh cách ly với khu vực xung quanh và phải đảm bảo đủ diện
tích tập kết CTR của các điểm thu gom.
Một trong những bất cập của các đô thị hiện nay trong công tác thu gom CTR là
thiếu các địa điểm trung chuyển rác. Với các đô thị mới: nhất thiết phải có quy hoạch
cho nơi trung chuyển tạm thời.
Yêu cầu đối với trạm trung chuyển CTR là phải tiếp nhận và vận chuyển hết
CTR trong thời gian không quá 48 tiếng,phải có bãi đỗ xe vệ sinh chuyên dùng, có hệ
thống thu gom nước rác và xử lý sơ bộ,khoảng cách an toàn môi trường của trạm trung
chuyển CTR > 20m, các trạm có hệ thống nén ép hiện đại để giảm tối đa thể tích cần

uế

vận chuyển.
Cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý CTR:

tế

+ Thành phần, đặc tính và khôi lượng CTR.

H

2.2.4. Xử lý CTR đô thị

nh

+ Điều kiện khí hậu thổ nhưỡng, địa chất công trình, địa chất thủy văn, phong tục
tập quán của địa phương...


Ki

+ Yêu cầu mức độ kỹ thuật, vệ sinh môi trường.

c

+ Trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực cán bộ, công nhân.

họ

+ Nhu cầu thị trường về sử dụng các sản phẩm từ việc xử lý CTR.
+ Khả năng tài chính của địa phương (vốn đầu tư và chi phí vận hành, duy tu sửa

ại

chữa...).

Đ

a. Xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh
Chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp chôn lấp an toàn vói các lớp chống thấm
thành và đáy, hệ thống thu gom nước rác, khí rác, lớp đất phủ trung gian và phủ bề
mặt, kèm theo việc rắc các chế phẩm sinh học làm tăng quá trình phân hủy rác thải và
giảm mùi.
Hiện nay, nhiều đô thị chưa có bãi chôn lấp (BCL) hợp vệ sinh và nhà máy xử lý
rác, mà chủ yếu là chôn lấp và đốt tại các BCL không hợp vệ sinh. Các BCL không
được quy hoạch và phân bố nhỏ lẻ. Nhiều bãi trước đây nằm cách xa khu dân cư
nhưng do đô thị mở rộng nên chúng nằm trong khu vực nội thị, gây ra nhiều vấn đề


SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Việt Hùng

tiêu cực đến môi trường. Toàn quốc hiện có 98 BCL CTR tập trung ở các thành phố
lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi hợp vệ sinh.
Khoảng cách an toàn đối với BCL CTR hỗn hợp > 1000m; BCL CTR vô cơ >
100m, nhà máy xử lý CTR (đốt có xử lý khí thải, sản xuất phân hữu cơ) > 500m. Cơ sở
xử lý phải bố trí ngoài phạm vi đô thị, cuối hướng gió chính, cuối dòng chảy của sông
suối, xung quanh phải trồng dải cây xanh cách ly có chiều rộng > 20m; không được bố
trí ở vùng thường xuyên bị ngập nước, vùng cax-tơ, vùng có vết đứt gãy kiến tạo.
b. Công nghệ ủ sinh học
Để tăng khả năng tái sử dụng của CTR thì xử lý rác bằng phương pháp chế biến

uế

CTR thành phân bón là một phương pháp cần được phát triển. Đặc điểm chung của
CTR đô thị ở nước ta là có thành phần hữu cơ cao, sau khi được phân loại rất thích

H

hợp để chế biến làm phân bón bằng phương pháp lên men tự nhiên hoặc lên men

tế


cưỡng bức. Có thể chọn công nghệ phân hủy dùng vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí.

nh

Tuy nhiên để tiến hành chế biến phân bón từ CTR cần có các biện pháp phân loại CTR
từ nguồn, điều đó sẽ đảm bảo chất lượng phân bón được tạo ra.

Ki

c. Phương pháp đốt

c

Đây là phương pháp xử lý triệt để nhất nhưng cần vốn đầu tư ban đầu lớn nên

họ

thường áp dụng để xử lý CTR y tế hoặc các loại CTNH. Tuy nhiên, nếu có các điều
kiện thuận lợi như: đầu tư nước ngoài dưới dạng BÓT, đầu tư với vốn ODA và gần các

ại

nguồn nguyên liệu như than, dầu, khí đốt thì có thể áp dụng phương pháp này để thu

Đ

hồi năng lượng dưới dạng điện năng thương phẩm. Các loại lò đốt nhỏ đa buồng có
nhiệt độ trong buồng đốt thích hợp và có hệ thống xử lý khói, bụi, mùi hiện đại cần
được đầu tư xây dựng.
Công nghệ xử lý CTR tại Việt nam trong thời gian tới cần phải được phát triển

theo hướng giảm tối đa lượng rác thải chôn lấp, tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng. Theo
Quy chuẩn Xây dựng số 04/2008, tỷ lệ CTR chôn lấp không được vượt quá 15% tổng
lượng CTR. Tất cả các đô thị ở Việt Nam đều chưa đạt được Quy chuẩn này. Tỷ lệ
CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 - 82% lượng CTR thu gom được.

SVTH: Đặng Thị Bích Ngọc

14


×