Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đánh giá thực trạng quản lý rác thải thành phố đông hà quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.83 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

in

h

tế

H

uế

------

họ

cK

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

ại

SINH HOẠT TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Tr

ườ
n



g

Đ

ĐÔNG HÀ - QUẢNG TRỊ

Sinh viên thực hiện

Giáo viên hướng dẫn

Trương Xuân Đông

PGS.TS Bùi Dũng Thể

Lớp: K48 KT&QLTNMT
Niên khóa: 2014-2018

Huế, tháng 5 năm 2018

i


uế

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể quý thây cô Trường
Đại Học Kinh Tế - Đại Hoc Huế nói chung và Khoa Kinh Tế Phát Triển nói riêng
đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quãng thời gian học
tập tại trường. Đó vừa là hành trang, vừa là nền tảng giúp ích cho bản tôi trong quá
trình làm việc sau này.


tế

H

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn của tôi, PGS.TS Bùi
Dũng Thể đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện bài
khóa luận này.

cK

in

h

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, cô, chú, bác đang công tác tại
Chi Cục bảo vệ môi trường, đặc biệt là anh Hoàng Xuân Hải, đã tạo điều kiện tối đa
cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị. Qua đó giúp tôi hoàn thành tốt đợt
thực tập

họ

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, thầy cô đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quãng thời gian tôi thực hiện bài khóa luận nà.

ại

Do thời gian hạn chế, năng lực bản thân chưa cao, còn thiếu kinh nghiệm thực
tế nên sai sót trong bài là khó tránh khỏi. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của thầy cô để bài làm được hoàn thiện, tránh sai lầm ở những bài làm tiếp theo.

Sinh viên thực hiện
Trương Xuân Đông

Tr

ườ
n

g

Đ

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC .....................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii

uế

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1

H


2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2

tế

2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2

in

h

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2

cK

4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
4.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................................3

họ

4.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu ..................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................4

ại

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................4

Đ


1. Cơ sở lý luận................................................................................................................4
1.1. Khái niệm về quản lý CTR .......................................................................................4

ườ
n

g

1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................4
1.1.2. Nguyên tắc chung vè quản lý chất thải rắn ...........................................................4

Tr

1.2. Khái quát về chất thải rắn .........................................................................................4
1.2.1 Khái niệm ...............................................................................................................4
1.2.2. Nguồn gốc phát sinh CTRSH ................................................................................5
1.2.3. Thành phân của CTRSH........................................................................................6
1.2.4. Tác động của CTRSH............................................................................................7
1.2.5. Quy trình quản lý CTRSH ...................................................................................10
2. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................................11
2.1. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới...........................................11
2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam ...........................................13
iii


2.3. Một số quy trình xử lý CTRSH ở Việt Nam ..........................................................16
2.3.1. Chôn lấp...............................................................................................................16
2.3.2. Sản xuất phân hữu cơ ..........................................................................................16
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ..............................18
SINH HOẠT TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ .........................................18

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..................................................................................18
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................18

uế

2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................18

H

2.1.1.2. Diện tích tự nhiên .............................................................................................19

tế

2.1.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng .......................................................................................19
2.1.1.4. Đặc điểm địa hình.............................................................................................20

in

h

2.1.1.5. Đặc điểm khí hậu..............................................................................................20
2.1.1.6 Đặc điểm thủy văn.............................................................................................22

cK

2.1.1.7. Tài nguyên rừng................................................................................................23
2.1.1.8. Tài nguyên nước ...............................................................................................23

họ


2.1.1.9. Tài nguyên khoáng sản .....................................................................................24

ại

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội .....................................................................................24

Đ

2.1.2.1. Dân cư và lao động...........................................................................................24
2.1.2.2. Kinh tế ..............................................................................................................25

ườ
n

g

2.1.2.3. Công nghiệp......................................................................................................26
2.1.2.4. Nông nghiệp .....................................................................................................26
2.1.2.5. Thương mại và Dịch vụ....................................................................................28

Tr

2.1.2.6. Hạ tầng đô thị ...................................................................................................28
2.2. Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố ..........29
2.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.....................30
2.2.2. Công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt................................................33
2.2.3. Phân loại và xử lý ................................................................................................39
2.2.3.1. Phân loại ...........................................................................................................39
2.2.3.2. Xử lý .................................................................................................................40
2.3. Một số khó khăn đang còn tồn tại trong công tác quản lý CTRSH........................43

iv


2.4. Đánh giá của người dân về công tác quản lý CTRSH............................................44
Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CTRSH Ở THÀNH PHỐ
ĐÔNG HÀ ....................................................................................................................46
3.1. Giải pháp về thu gom, phân loại, xử lý: .................................................................46
3.1.1. Thu gom...............................................................................................................46
3.1.2. Phân loại, xử lý....................................................................................................48
3.2. Giải pháp về quản lý:..............................................................................................49

uế

3.3. Nâng cao nhận thức cộng đồng: .............................................................................50

H

Phần III: Kết luận và Kiến nghị.................................................................................51

tế

1. Kết Luận ....................................................................................................................51
2. Kiến Nghị ..................................................................................................................51

in

h

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................53


Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ

cK

PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa
Chất thải rắn sinh hoạt

RTSH

Rác thải sinh hoạt


BVTV

Bảo vệ thực vật

EPA

Cơ quan môi sinh Hoa Kỳ

CTNH

Chất thải nguy hại

LPSCTRĐT

Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị

BCL

Bãi chôn lấp

UBND

Ủy ban nhân dân

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

ADB (Asian Development Bank)


Ngân hàng phát triển Châu Á

cK

Tổng cục môi trường

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ

TCMT

in

h

tế

H


uế

CTRSH

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nguồn gốc phát sinh CTRSH .........................................................................5
Bảng 1.2: Thành phần CTRSH phân theo nguồn thải .....................................................6
Bảng 1.3 : Lượng CTRSH phát sinh qua các năm tại một số địa phương ....................14
Bảng 2.1 : Thống kê đất đai năm 2015..........................................................................19

uế

Bảng 2.2 : Tốc độ gió trung bình tháng và năm ............................................................22
Bảng 2.3 : Lượng rác sinh hoạt phát sinh theo phường trên địa bàn thành phố.... Error!

H

Bookmark not defined.

tế

Bảng 2.4 :Tỷ lệ CTRSH theo nguồn gốc phát sinh CTRSH trên địa bàn thành phố ....31
Bảng 2.5 : Khối lượng RTSH phát sinh từ các chợ trên địa bàn thành phố..................32

in

h


Bảng 2.6 : Khối lượng rác sinh hoạt phát sinh tại một hộ gia đình trên địa bàn thành

cK

phố theo phường điều tra...............................................................................................32
Bảng 2.7: Phân công công tác thu gom .........................................................................33

họ

Bảng 2.8: Thiết bị và phương tiện thu gom của từng đội môi trường...........................35
Bảng 2.9: Thiết bị và phương tiện thu gom của đội xe .................................................35

ại

Bảng 2.11: Tần suất thu gom rác thải ở thành phố Đông Hà ........................................36

Đ

Bảng 2.12: Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt của các phường .......................................37
Bảng 2.13: Phí thu gom rác thải sinh hoạt áp dụng cho một số đối tượng ở địa bàn

ườ
n

g

thành phố .......................................................................................................................38

Tr


Bảng 2.14 : Kết quả điều tra hộ dân về công tác quản lý CTRSH ...............................44

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Sơ đồ quản lý CTRSH ......................................................................................10
Hình 2 : Dân số Đông Hà giai đoạn 2010-2016 ............................................................24
Hình 3 : Tốc độ tămg trưởng kinh tế thành phố Đông Hà qua các năm .......................25
Hình 4 : Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành giai đoạn 2011 - 2015 .........26

uế

Hình 5 : Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành của giai đoạn 2011 - 2015 ..27
Hình 6: Sơ đồ thu gom rác thải tại thành phố Đông Hà- Quảng Trị .............................34

H

Hình 8: Cầu cân điện tử và ô chôn lấp chất thải sinh hoạt ............................................42

tế

Hình 9: Nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thành phố Đông Hà .......................................43

h

theo nước mặt chảy vào hồ Khe Mây, mùa hè năm 2014 .............................................43


in

Hình 10: Sơ đồ phân loại, thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt...................................47

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ

cK

Hình 11: Sơ đồ mô hình phân loại CTRSH...................................................................49

viii


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng và
sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch. kéo theo mức sống

của người dân ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công
tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ của cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ

uế

các hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành
phần và độc hại hơn về tính chất. Bên cạnh những mặt tích cực do phát triển kinh tế -

H

xã hội, nâng cao đời sống nhân dân thì việc sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên,

tế

xả thải các chất độc hại vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường đã dẫn đến ô
nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân chủ yếu vẫn do hoạt

in

h

động sống của con người. Chất thải rắn sinh hoạt là một phần của cuộc sống, phát sinh

cK

trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người. Mức sống của người dân càng cao thì
việc tiêu dùng các sản phẩm của xã hội càng cao, điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng

họ


chất thải sinh hoạt. Mặt khác, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt cho đến nay mới chỉ đạt
60-80%, phần còn lại được thải tự do vào môi trường. Ở nhiều nơi trên đất nước ta

ại

chất thải sinh hoạt là nguyên nhân chính phá vỡ cân bằng sinh thái, ô nhiễm nguồn

Đ

nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí gây bệnh cho con người cây trồng, vật nuôi, mất

g

đi cảnh quan văn hoá đô thị và nông thôn. Cách quản lý và xử lý chất thải rắn sinh

ườ
n

hoạt tại hầu hết các thành phố, thị xã ở nước ta hiện nay đều chưa đáp ứng được các
yêu cầu về vệ sinh và bảo vệ môi trường (BVMT). Không có những bước đi thích hợp,

Tr

những khuyết sách đúng đắn và những giải pháp đồng bộ, khoa học để quản lý chất
thải rắn trong quy hoạch, xây dựng và quản lý các đô thị sẽ dẫn đến những hậu quả
khôn lường, làm suy giảm chất lượng môi trường, kéo theo những mối nguy hại về sức
khoẻ cộng đồng, hạn chế sự phát triển của xã hội.
Đông Hà là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Trị, đang từng bước chuyển mình
trở thành một thành phố năng đông. Từ khi được công nhận là một thành phố vào năm
2009, Đông Hà ngày một phát triển. Nhiều công trình, đường xá được xây dựng, đời

sống người dân được cải thiện. Nhìn chung, những thành tựu đạt được cho đến nay là
rất đáng kể. Tuy nhiên, đi kèm theo đó vẫn còn những mối tiêu cực đáng lo ngại. Rác
SVTH: Trương Xuân Đông

1


Khóa luận tốt nghiệp
thải sinh hoạt là một minh chứng điển hình. Dân số tăng nhanh, kéo theo các nhu cầu
cũng tăng theo. Kết quả lượng rác thải ra trên địa bàn thành phố ngày một nhiều.
Trong khi đó, công tác thu gom còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của thành phố. Rác
thải sinh hoạt là vấn đề không chỉ của riêng thành phố Đông Hà mà còn là của cả đất
nước.
Do đó, cần phải có những biện pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của thành phố. Nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân đông thời tạo cảnh quan

uế

xanh, sạch, đẹp. Việc lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng quản lý rác thải thành phố

H

Đông Hà” cung cấp cái nhìn tổng thể về tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn

tế

thành phố. Qua đó, đưa ra các giải pháp cụ thể giúp nâng cao hiệu quả quản lý.
2. Mục tiêu nghiên cứu

in


h

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố

cK

để nắm rõ được tình hình, qua đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả và giảm thiểu
ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan thành phố Đông Hà.

họ

2.2. Mục tiêu cụ thể

ại

- Tìm hiểu thực trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại địa bàn thành phố Đông Hà

Đ

- Đánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn thành phố Đông Hà
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt

ườ
n

g


trên địa bàn thành phố

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a, Đối tượng nghiên cứu

Tr

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt

tại địa bàn thành phố Đông Hà.

b, Phạm vị nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện trong địa bàn thành phố Đông Hà, bao
gồm 9 phường.
Phạm vi thời gian: Từ 2/01/2018-23/4/2018

SVTH: Trương Xuân Đông

2


Khóa luận tốt nghiệp
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
a, Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được sử dụng trong bài là các số liệu thu thập được từ các cơ quan
: Chi cục bảo vệ môi trường, công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị, các báo
cáo về môi trường ( báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo môi trường tỉnh
quảng trị)


uế

b, Số liệu sơ cấp

H

- Số liệu sơ cấp thu thập từ việc điều tra các hộ gia đình và lấy ý kiến của hộ

tế

Hình thức thu thập: Lập bảng hỏi, tiến hành phỏng vấn dựa trên các câu hỏi có
sẵn trong bảng hỏi

in

h

Số hộ điều tra, phỏng vấn: 60 hộ

Số hộ được chọn để điều tra theo phương thức lấy ngẫu nhiên

cK

- Phương pháp cân rác: Chọn 3 phường có số dân đông nhất là Phường 5, Phường
1 và Phường Đông Lương. Mỗi phường sẽ điều tra 20 hộ dân, phát cho mỗi hộ 1 túi

họ

nilon đựng rác. Tiến hành cân rác để xác định khối lượng rác phát sinh/hộ/ngày. Tần


ại

suất lấy mẫu 2 lần/tuần. tiến hành trong vòng 1 tuần. Cân vào giờ cố định

Đ

4.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu
Số liệu sau khi được thu thập đầy đủ sẽ được tổng hợp lại một cách chi tiết, rõ

ườ
n

g

ràng. Tiến hành thống kê, xử lý, phân tích và đưa ra kết quả. Công đoạn này sẽ được
thực hiện bằng phần mềm Excel
+ Phương pháp thống kê mô tả: Tổng hợp số liệu từ đó đưa ra những nhận định có

Tr

tính thuyết phục

+ Phương pháp kế thừa: Dựa trên các tài liệu, báo cáo đã được thực hiện, có sẵn.

Trên cơ sở đó, chọn lọc một cách hợp lý các thông tin, số liệu có liên quan đến bài
làm. Từ đó đánh giá theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Các tài liệu, báo cáo được
tìm hiểu qua nhiều nguồn khác nhau: báo cáo, khóa luận đã có, internet, sách, báo…
+ Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của những người có chuyên môn trong
lĩnh vực quản lý CTRSH tại địa bàn thành phố


SVTH: Trương Xuân Đông

3


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm về quản lý CTR
1.1.1. Khái niệm
Quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng
cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, tái

uế

sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có

H

hại đối với môi trường và sức khỏe con người. (Nghị Định 59/2007/NĐ-CP)

tế

1.1.2. Nguyên tắc chung vè quản lý chất thải rắn

1. Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn phải nộp

in


h

phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

2. Chất thải phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng, xử

cK

lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng lượng.
3. Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn khó phân huỷ, có khả năng

họ

giảm thiểu khối lượng chất thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất đai.
và xử lý chất thải rắn.

ại

4. Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá công tác thu gom, phân loại, vận chuyển

g

1.2.1 Khái niệm

Đ

1.2. Khái quát về chất thải rắn

ườ

n

Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt
động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống

Tr

và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). Trong đó quan trọng nhất là các chất thải sinh
từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. (Trần Hiếu Nhuệ (2011))
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung
tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành
sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn
sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau
quả v.v… Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:
SVTH: Trương Xuân Đông

4


Khóa luận tốt nghiệp
- Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải này mang
bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu,
đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có
thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ …
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của
các động vật khác.
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh

uế


hoạt của dân cư.

H

- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các
sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình,

tế

trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than.

h

- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi,

cK

1.2.2. Nguồn gốc phát sinh CTRSH

in

nilon, vỏ bao gói…

CTRSH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong đời sống. Chủ yếu đến từ các

họ

hoạt động sinh hoạt, sản xuất và làm việc hằng ngày của con người. Việc xác định
nguồn gốc phát sinh là cơ sở trong việc thực hiện công tác quản lý, đề xuất công nghệ,


ại

chương trình quản lý cho phù hợp.

Đ

Ở Việt Nam, CTRSH được phát sinh qua các nguồn chủ yếu được thể hiện ở bảng 1.1 :

Nguồn gốc phát sinh
Nhà dân, khu dân cư
Cơ quan, trường học

Tr

ườ
n

g

Bảng 1.1: Nguồn gốc phát sinh CTRSH

Nơi vui chơi, giải trí

Chất thải rắn sinh hoạt

Bệnh viện, cơ sở y tế
Chợ, bến xa, nhà ga
Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp
Nông nghiệp, hoạt động xử lý rác

Giao thông, xây dựng

(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2011))
SVTH: Trương Xuân Đông

5


Khóa luận tốt nghiệp
CTRSH phát sinh từ nhà dân, khu dân cư chiếm tỷ lệ cao nhất. Việc đô thị hóa
ngày càng diễn ra nhanh chóng kéo theo lượng CTRSH được thải ra ngày càng nhiều,
thách thức không nhỏ đối với môi trường..
1.2.3. Thành phân của CTRSH
Nhìn chung, CTRSH có thành phần khá phức tạp và hay biến đổi vì chúng phục
thuộc nhiều vào nhu cầu của người dân, tập quán, mức sống, mức độ tiện nghi, nhịp độ
phát triển kinh tế theo từng khu vực.

uế

Khi chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao, đời sống được cải thiện thì thành
USA).Thành phần của CTRSH được trình bày ở bảng 1.2 :

H

phần các CTRSH như giấy, carton, nhựa cũng theo đó tăng lên (theo tài liệu của EPA-

tế

Bảng 1.2: Thành phần CTRSH phân theo nguồn thải
Nơi phát sinh


Khu dân cư

Hộ gia đình, biệt thự,
chung cư

Thành phần chất thải
Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng
hóa (bằng giấy, gỗ, vải, da, cao
su, thiếc, nhôm, thủy tinh...), tro,
đồ điện tử, vật dụng hư hỏng (
đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa,
thủy tinh...) và CTNH (pin; acquy; thuốc chuột; bao bì thuốc
BVTV và hóa chất; bóng đèn nêông; dầu thải từ phương tiện
giao thông cơ giới; bơm kim
tiêm của người nghiện ma túy;
bình xịt ruồi, muỗi, gián…)
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa,
thủy tinh, kim loại và CTNH
(pin; ac-quy; bóng đèn nê-ông
…).

ườ
n

g

Đ

ại


họ

cK

in

h

Nguồn thải

Tr

Khu thương mại

Dịch vụ công cộng
đô thị
Cơ quan, công sở

Nhà kho, nhà hàng, khách
sạn, nhà trọ, các trạm sửa
chữa, bảo hành và dịch vụ

Hoạt động dọn rác vệ sinh Rác, cành cây cắt tỉa, lá cây, chất
đường phố, công viên, thải chung tại các khu vui chơi,
vườn hoa, khu vui chơi, giải trí, bùn cống rãnh...
giải trí, bùn, cống rãnh...
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa,
Trường học, văn phòng thủy tinh, kim loại, CTNH
cơ quan chính phủ

(pin; ac-quy; bóng đèn nê-ông
…)
(Nguồn: TCMT tổng hợp 2016)

SVTH: Trương Xuân Đông

6


Khóa luận tốt nghiệp
1.2.4. Tác động của CTRSH
Các chất thải rắn nói chung và CTRSH nói riêng đều gây ra những tác động
không chỉ đối với môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
a, Đối với môi trường
- Môi trường đất: RTSH có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra
nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải sinh hoạt xây dựng như gạch, ngói,
thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê-tông... trong đất rất khó bị phân hủy. Chất thải kim

uế

loại, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, Niken, Cadimi... thường có

H

nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim loại này tích lũy trong

tế

đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm
trọng tới sức khỏe. Các chất thải có thể gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy


in

h

rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin,
thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất...Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp

cK

vệ sinh, không có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ
CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất, làm đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật

họ

trong đất bị chết.

ại

- Môi trường nước: CTRSH không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao

Đ

gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích
tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ

ườ
n

g


phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh
vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái. CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến
đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu. Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn,

Tr

nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân
súc vật, các thức ăn thừa...; chất thải độc hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu,
thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm). Nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn
nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng không chỉ đối với nguồn
nước trong khu vực mà còn lan rộng các nguồn nước khác ở các khu vực lân cận.
- Môi trường không khí: Trong các CTR, CTRSH là loại có thành phần hữu cơ
chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị
phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số khí khác).
SVTH: Trương Xuân Đông

7


Khóa luận tốt nghiệp
Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%),đặc
biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp. Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác
chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát
thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông. Đối
với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác
có thể thoát lên trên mặt đất mà không cần một sự tác động nào. Khi vận chuyển và
lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi

uế


trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong CTR:

H

Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi

tế

bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi

in

thải vào bãi cũng gây tác động đáng kể.

h

nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng. Ngoài ra, khói bụi, khí thải từ các xe trung chuyển rác

Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTRSH, việc xử lý CTRSH bằng biện pháp tiêu

cK

hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ làm
phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. CTR có thể bao gồm các hợp chất chứa

họ

Clo, Flo, lưu huỳnh và nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ các chất


ại

khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn. Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lò đốt rác không đủ

Đ

cao và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh không đảm bảo, khiến cho CTR
không được tiêu hủy hoàn toàn làm phát sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furanbay

ườ
n

g

hơi là các chất rất độc hại đối với sức khỏe con người. Một số kim loại nặng và hợp
chất chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào
môi trường. Mặc dù, ô nhiễm tro bụi thường là lý do khiếu nại của cộng đồng vì dễ

Tr

nhận biết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là
các hợp chất (như kim loại nặng, dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào
không khí.
b, Đối với sức khỏe con người.
Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng tới
các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
con người thông qua chuỗi thức ăn. Nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý
thích hợp, chỉ chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thù thì bãi rác trở
SVTH: Trương Xuân Đông


8


Khóa luận tốt nghiệp
thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, mầm mống làn truyền dịch bệnh, chưa kể đến các chất
độc hại có nguy cơ gây ra các bệnh hiểm nghèo đối với con người chẳng may tiếp xúc
với chúng, gây nên tổn thương về sức khỏe cho cộng đồng xung quang. Việc quản lý
và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng
rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người dân sống gần khu vực làng nghề,
khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải... Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ
sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những

uế

nơi khác. Đặc biệt là những người làm công việc nhặt rác thải. Những người này

H

thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại,

tế

côn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy,
các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày,

in

h

tiêu chảy, và các vấn đề về đường ruột khác. Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều

nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm

cK

kim tiêm cũ,... có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một
số bệnh truyền nhiễm như AIDS,...) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân,...

họ

Một vấn đề cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt

ại

rác, phụ nữ và trẻ em đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Đ

c, Làm mất đi cảnh quan đô thị.

CTRSH nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom không hết,

ườ
n

g

vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên đều là những hình ảnh
gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến mỹ quan đường phố, thôn xóm.
Một nguyên nhân nữa làm mất mỹ quan đường phố là do ý thức của người dân chưa


Tr

cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra vỉa hè, đường đi và mương rãnh vẫn còn
rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom vẫn
chưa được tiến hành chặt chẽ.

SVTH: Trương Xuân Đông

9


Khóa luận tốt nghiệp
1.2.5. Quy trình quản lý CTRSH
Quy trình quản lý CTRSH ở Việt Nam được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 1: Sơ đồ quản lý CTRSH
Nguồn phát sinh chất
thải

h

cK

in

Điểm hẹn

tế

H


uế

Thu gom

Đ

ại

họ

Trung chuyển và vận
chuyển

Phân loại

Tái chế

Tr

ườ
n

g

Sản xuất phân
Compost

BCL hợp vệ sinh

CTR phát sinh từ những nguồn khác nhau sẽ được tiến hành thu gom về các điểm

hẹn. Sau đó các xe chuyên dụng sẽ đi đến từng điểm hẹn để thu gom, khi xe chứa đầy rác
thì cho xê di chuyển về trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển sẽ tiến hành phân loại
rác. Chất thải có khả năng tái chế như giấy, nhựa, chai lọ,… được phân loại rồi mang đi
tái chế. Những chất thải thành phần hữu cơ sẽ được sử dụng để làm nguồn nguyên liệu
chế biến phân Compost, các thành phần còn lại sẽ được vận chuyển tới bãi chôn lấp.
SVTH: Trương Xuân Đông

10


Khóa luận tốt nghiệp
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
Tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân
nước đó mà lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở mỗi nước là khác nhau. Tỷ lệ phát
sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo đầu người. Tỷ lệ phát
sinh rác thải trên đầu người ở một số thành phố trên thế giới như sau: Băng Cốc (Thái
Lan) là 1,6 kg/người/ngày; Singapore là 2,0 kg/người/ngày; Hồng Kông là 2,2

uế

kg/người/ngày; New york (Mỹ) là 2,65 kg/người/ngày (Trần Quang Ninh, 2010). Với

H

sự gia tăng của rác thì việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải là điều mà mọi quốc gia

tế

cần quan tâm. Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách xử lý rác thải như: công nghệ sinh

học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin. Đô thị hóa và phát triển kinh tế

in

h

thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính
theo đầu người. Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các

cK

nước đang phát triển gấp 6 lần, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8 kg/người/ngày; Ở
các nước đang phát triển là 0,5 kg/người/ngày. Chi phí quản lý cho rác thải ở các nước

họ

đang phát triển có thể lên đến 50% ngân sách hàng năm. Cơ sở hạ tầng tiêu hủy an

Đ

cấp dịch vụ thu gom.

ại

toàn rác thải thường rất thiếu thốn. Khoảng 30 - 60% rác thải đô thị không được cung

ườ
n

rất hiệu quả:


g

Trên thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình quản lý rác thải sinh hoạt

- Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt

và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải,

Tr

thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất
phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại,... đều được đưa đến cơ
sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong
một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách
triệt để. Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một hạt cát mịn và nước thải giảm ô
nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất
xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa.

SVTH: Trương Xuân Đông

11


Khóa luận tốt nghiệp
- Thái Lan : Năm 2002, khoảng 98-99% lượng chất thải rắn được xử lý tại bãi
chôn lấp hợp vệ sinh. Hoạt động quản lý được thực hiện bởi 3 công ty tư nhân. Hiện
Thái Lan có 90 đô thị áp dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Ngoài biện pháp xử
lý chôn lấp, ở Thái Lan có khu xử lý thiêu đốt chất thải rắn được xây dựng ở Phuket từ
năm 1998 với công suất 250 tấn/ngày. Riêng hoạt động xử lý tái chế, năm 2003, lượng

rác thải sinh hoạt tái chế ước tính là 2360 tấn/ngày, chiếm khoảng 7% tổng lượng rác
thải phát sinh. Ở Thái Lan, một trong những công nghệ phổ biến để xử lý rác thải rắn

uế

hữu cơ tại thành phố Bangkok và các thành phố khác là công nghệ ủ sinh học “DANO

H

System”. Trong những năm gần đây, công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp

tế

ủ sinh học composting cũng được áp dụng tại các địa phương của Thái Lan. Tại các
vùng nông thôn Thái Lan, người dân đã tiến hành phân loại rác tại nguồn và triển khai

in

h

áp dụng công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp thiêu đốt. NFi là lò đốt rác với
công suất nhỏ - Lò đốt rác bằng không khí tự nhiên (Natural Flow incinetor 120-

cK

450kg/h ). Lò đốt sản xuất tại Thái Lan, được thiết kế và sử dụng công nghệ Nhật Bản, để
phục vụ cho việc đốt rác tại các xã ở các vùng nông thôn Thái Lan (Lê Cường, 2015).

họ


- Philippines: Một nước có mức phát triển tương đương Việt Nam, việc bảo vệ

ại

môi trường và ý thức của người dân cũng rất cao. Các điểm đổ rác 26 ở cửa hàng, quán

Đ

ăn hay trụ sở, văn phòng công ty đều được bố trí 3 thùng rác với màu sắc khác nhau để
phân loại rác. Hiện nay, tại Philippines rác thải bắt buộc phải được phân loại tại nguồn

g

và rác thải có thể tái chế phải được xử lý theo các công nghệ thích hợp, ưu tiên chế

ườ
n

biến phân compost. Bên cạnh đó, kiểm soát các bãi chôn lấp hở và thiết kế các bãi
chôn lấp hợp vệ sinh để xử lý các rác thải không thể tái chế. Theo thống kê, rác thải đô

Tr

thị được xử lý theo 3 hình thức: 57% chôn lấp, 32% đốt và 11% tái chế. Hoạt động tái
chế chất thải tại Philippin rất phát triển với 692 đơn vị tham gia tái chế, trong đó 618
đơn vị tư nhân; các tổ chức phi Chính Phủ hoạt động trong lĩnh vực buôn bán, tái chế.
Chẳng hạn có những công ty lớn như: Tổng công ty San Miguel mua kính và thuỷ tinh
vụn; Tập đoàn TIPCO mua giấy. Cả 2 công ty đều độc quyền trong lĩnh vực sản xuất
tái chế. Ngoài ra, một số công ty vừa tại Luzon - Cebu xử lý tái chế phế liệu kim loại,
nhiều công ty đang mở rộng sản xuất tái chế lốp xe và thu mua các chất chứa

terapthalate polyethylene (PET), công ty Moldex, Maluras hoạt động sản xuất tái chế
SVTH: Trương Xuân Đông

12


Khóa luận tốt nghiệp
nhựa và nhiều công ty khác tham gia vào sản xuất, tái chế chất thải chì, pin cũ,... Các
sản phẩm tái chế 15 được xuất khẩu sang Trung quốc, Hồng Kông, Việt Nam và
Singapore (Lê Cường, 2015).
- Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để
có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử
lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các

uế

chất thải có thể tái chế được, được đưa về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải

H

khác được đưa về nhà máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính
tham gia vào thu gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn

tế

300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các

h


công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp

in

của Sở Khoa học công nghệ và môi trường. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của

cK

Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào
các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả

họ

phí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7
đôla Singapore/tháng.

ại

2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam

Đ

- Tình hình phát sinh:

g

Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế

ườ
n


phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao
tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn

Tr

dân số và các khu công nghiệp.
Theo thống kê, CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị chiếm đến hơn 50% tổng

lượng CTR sinh hoạt của cả nước mỗi năm. Đến năm 2015, tổng khối lượng CTR sinh
hoạt phát sinh tại các đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày. Trong khi năm 2014, khối lượng
CTR sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày. Riêng tại Hà Nội và Tp. Hồ
Chí Minh, khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh là 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày2.
Theo tính toán mức gia tăng của giai đoạn từ 2011 đến 2015 đạt trung bình 12% mỗi
năm và về xu hướng, mức độ phát sinh CTR sinh hoạt đô thị tiếp tục tăng trong thời
gian tới.
SVTH: Trương Xuân Đông

13


Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 1.3 : Lượng CTRSH phát sinh qua các năm tại một số địa phương
Lượng CTRSH đô trị phát sinh ( tấn/năm)

254.000

họ

cK


in

h

tế

H

uế

308.790
233.053
365.000

189.435

69.350

Tr

ườ
n

II
1
2
3
4
5

6
7
8
9
III
1
2
3
4
5
6
7
8
9
IV
1
2

2015

ại

1

2011
2012
2013
2014
Đô thị loại đặc biệt
Hà Nội

1.652.720
Thành phố là đô thị loại I và tỉnh có đô thị loại II
Đà Nẵng
262.086 277.477
282.312
Cần Thơ
Đồng Nai
219.730
237.615
Hải Phòng
Lâm Đồng
123.443
Long An
328.500
Phú Thọ
241.971 244.322 250.352
252.806
Quảng Ninh
322.660
Thái Nguyên
82.733 83.986 84.861
86.140
Tỉnh có độ thị loại II
An Giang
174.215
Bắc Giang
62.780
Kiên Giang
138.700 158.410 162.425
173.375

Nam Định
Nghệ An
121.655 123.699 138.116
138.992
Ninh Bình
145.931 146.141 146.890
147.024
Ninh Thuận
79.753 80.884 82.417
133.590
Quảng Bình
78.694
157.571
Thái Bình
67.160
Tỉnh có đô thị loại III
Bắc Kạn
8834
8941
9064
8999
Điện Biên
19.929 20.221
25.842

Đ

I

Địa phương


g

TT

27.959

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016)

Số liệu thống kê cho thấy, các đô thị thuộc khu vực đồng bằng và vùng biển, tỷ
trọng phát sinh CTR sinh hoạt cao hơn nhiều so với khu vực miền núi.
CTR sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu vực công cộng
(đường phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, các cơ sở nghiên cứu, trường

SVTH: Trương Xuân Đông

14


Khóa luận tốt nghiệp
học...). CTR sinh hoạt đô thị có tỷ lệ hữu cơ vào khoảng 54 - 77%, chất thải có thể tái
chế (thành phần nhựa và kim loại) chiếm khoảng 8 - 18%.
Về cơ bản, thành phần của CTR sinh hoạt bao gồm chất vô cơ (các loại phế thải
thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, túi nilon, vải, ồ iện, ồ chơi...), chất hữu
cơ (cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, xác súc vật, phân động vật...)
và các chất khác. Hiện nay, túi nilon đang nổi lên như vấn đề đáng lo ngại trong quản
lý CTR do thói quen sử dụng của người dân.

uế


- Tình hình thu gom, phân loại, xử lý:

H

Việc phân loại CTR tại nguồn chưa có chế tài áp dụng và không đồng bộ cho các

tế

công đoạn thu gom, xử lý. Hiện công tác phân loại CTR tại nguồn mới được thực hiện
thí điểm tại một số phường của một số đô thị lớn; phần lớn CTR sinh hoạt đô thị chưa

in

h

được phân loại tại nguồn. Hoạt động thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại các đô
thị được cung cấp chủ yếu bởi các công ty dịch vụ công ích Công ty môi trường đô thị

cK

và Công ty công trình đô thị và một phần do các doanh nghiệp tư nhân thực hiện với tỷ
lệ ngày càng cao. Tại khu vực đô thị, tổng khối lượng CTR sinh hoạt thu gom khoảng

họ

31.600 tấn/ngày năm 2014 và khoảng 32.415 tấn/ ngày năm 2015. Nhìn chung, so với

ại

các đô thị còn lại, lượng CTR sinh hoạt được thu gom tại các đô thị đặc biệt và đô thị


Đ

loại 1 khá lớn.

Tỷ lệ thu gom và xử lý CTR sinh hoạt đô thị đạt khoảng 85,3% (tăng 0,3% so với

ườ
n

g

năm 2014; tăng 3% so với năm 2010), đạt mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản
lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Hiện có 55/63 địa phương đã
phê duyệt quy hoạch quản lý CTR, đây là cơ sở quan trọng để lập dự án và thu hút các

Tr

nguồn lực đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý CTR.
Theo báo cáo từ các địa phương, một số đô thị đặc biệt, đô thị loại I có tỷ lệ thu

gom khu vực nội thành đạt mức tuyệt đối 100% như Tp. Hồ Chí Minh; Đà Nẵng; Hải
Phòng; Hà Nội đạt khoảng 98% ở 11 quận nội thành (quận Hà Đông đạt 96% và Thị
xã Sơn Tây đạt 94%); Huế đạt 95%. Các đô thị loại II cũng có cải thiện đáng kể, đa số
các đô thị loại 2 và 3 đều đạt tỷ lệ thu gom ở khu vực nội thành khoảng 80% - 85%. Ở
các đô thị loại IV và V công tác thu gom chưa được cải thiện nhiều do nguồn lực vẫn

SVTH: Trương Xuân Đông

15



Khóa luận tốt nghiệp
hạn chế, phần lớn do các hợp tác xã hoặc tư nhân thực hiện nên thiếu vốn đầu tư trang
thiết bị thu gom.
Tính đến hết năm 2015, cả nước có khoảng 35 cơ sở xử lý CTR sinh hoạt đô thị
được xây dựng đưa vào hoạt động. Công suất trung bình của các cơ sở xử lý phổ biến
ở mức từ 100 - 200 tấn/ngày.
Công nghệ xử lý CTR sinh hoạt phổ biến là chôn lấp, ủ phân hữu cơ và đốt. Tại
khu vực đô thị, tỷ lệ CTR sinh hoạt được chôn lấp trực tiếp khoảng 34%, tỷ lệ CTR

uế

sinh hoạt được giảm thiểu hoặc tái chế tại các cơ sở xử lý đạt khoảng 42% và lượng

H

CTR còn lại là bã thải của quá trình xử lý được chôn lấp chiếm khoảng 24%. Các công

tế

nghệ xử lý CTR sinh hoạt đang áp dụng ở nước ta (kể cả các công nghệ nước ngoài)
ngày càng đa dạng nhưng hiệu quả thực tế chưa được tổng kết, đánh giá một cách đầy

in

h

đủ


2.3. Một số quy trình xử lý CTRSH ở Việt Nam

cK

2.3.1. Chôn lấp

Tính đến tháng 4/2017, Việt Nam có khoảng 805 đô thị. Quá trình đô thị hóa diễn

họ

ra ngày càng nhanh chóng đang gây sức ép về môi trường sống do không kiểm soát

ại

được lượng chất thải phát sinh, đặc biệt là CTRSH. Công tác xử lý chất thải rắn, chất

Đ

thải sinh hoạt đang gặp còn nhiều khó khăn, thách thức. Xử lý rác thải đã và đang trở
thành vấn đề nóng bỏng, đặc biệt là rác thải rắn sinh hoạt. Trong khi đó việc xử lý chất

ườ
n

g

thải rắn sinh hoạt đô thị chủ yếu là chôn lấp, tỉ lệ rác thải đem chôn lấp của các thành
phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh chiếm tới 80% – 90%. Riêng Hà Nội ước tính,
tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, các huyện


Tr

ngoại thành 60%. Trong số 660 bãi chôn lấp chất thải (BCL) hiện nay trên cả nước
(chưa thống kê đầy đủ các BCL nhỏ lẻ ở các xã), số BCL hợp vệ sinh chỉ là 203,
chiếm 31%.
2.3.2. Sản xuất phân hữu cơ
Hiện nay, các cơ sở xử lý CTR sinh hoạt thành phân hữu cơ chủ yếu sử dụng
công nghệ ủ hiếu khí hoặc kị khí trong thời gian khoảng 40-45 ngày. Một số cơ sở xử
lý đang hoạt động: Nhà máy xử lý CTR sinh hoạt Nam Bình Dương thuộc Công ty
TNHH MTV cấp thoát nước và môi trường Bình Dương (sử dụng dây chuyền thiết bị
SVTH: Trương Xuân Đông

16


Khóa luận tốt nghiệp
của Tây Ban Nha, công suất thiết kế 420 tấn/ngày); Nhà máy xử lý và chế biến chất
thải Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh thuộc Công ty TNHH MTV quản lý công trình đô thị Hà
Tĩnh (sử dụng dây chuyền thiết bị của hãng Mernat-Bỉ, công suất thiết kế 200
tấn/ngày); Nhà máy xử lý rác Tràng Cát, thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô
thị Hải Phòng (sử dụng dây chuyền thiết bị của Hàn Quốc, công suất thiết kế 200
tấn/ngày); Nhà máy xử lý CTR Nam Thành, Ninh Thuận thuộc Công ty TNHH xây
dựng thương mại và sản xuất Nam Thành (dây chuyền thiết bị của Việt Nam, công

uế

suất thiết kế 200 tấn/ngày, dự kiến sẽ nâng công suất lên 300 tấn/ngày)…Hệ thống

H


thiết bị trong dây chuyền công nghệ của các cơ sở xử lý nhập khẩu từ nước ngoài

tế

thường phải thực hiện cải tiến công nghệ, thiết bị để phù hợp với đặc điểm CTR sinh

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ

cK

in

h

hoạt chưa được phân loại tại nguồn và điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

SVTH: Trương Xuân Đông

17



×