Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi ở khu vực hạ lưu sông bồ trên địa bàn huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.79 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

in

h

tế

H

uế

----------

họ

cK

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ại

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁT, SỎI Ở KHU VỰC

Đ

HẠ LƯU SÔNG BỒ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,

Tr



ườ
n

g

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

PHAN THỊ THU THỦY

Niên khóa: 2014 – 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

in

h

tế

H

uế

----------

họ


cK

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁT, SỎI Ở KHU VỰC

Đ

ại

HẠ LƯU SÔNG BỒ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,

Tr

ườ
n

g

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Phan Thị Thu Thủy

PGS.TS Bùi Dũng Thể

Lớp: K48 Kinh tế và quản lý TNMT

Niên khóa: 2014 – 2018

Huế, tháng 5 năm 2018


Lời Cảm Ơn
Thực tập cuối khóa là dấu mốc quan trọng đối với mỗi sinh viên. Trong suốt
4 năm trên giảng đường ĐH đây là cơ hội để sinh viên được tiếp xúc với công
việc thực tế, ứng dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn, tạo tiền đề để
sau khi ra trường, có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc được giao.

uế

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được sự rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Qúy Thầy Cô giáo ở

H

Khoa Kinh tế và Phát triển và tập thể các anh chị tại đơn vị Phòng Tài Nguyên

tế

và Môi Trường huyện Quảng Điền.

h

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Bùi Dũng Thể -

in


người đã tận tình hướng dẫn, góp ý cho em để hoàn thành thật tốt bài khóa luận này.

cK

Bên cạnh đó em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Phòng Tài Nguyên và Môi
Trường huyện Quảng Điền cùng với các anh chị phụ trách trong Phòng Tài Nguyên

họ

và Môi Trường huyện Quảng Điền, đặc biệt là anh Võ Văn Thiện đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị.

ại

Mặc dù em đã cố gắng để hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất. Nhưng

Đ

do hạn chế về mặt kiến thức cũng như thời gian nên bài khóa luận không tránh

g

khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ Qúy Thầy Cô

ườ
n

để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Huế


Tr

luôn luôn dồi dào sức khỏe, thành công trên con đường sự nghiệp trồng người.
Em xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Thu Thủy

i


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong bối cảnh xã hội nước ta ngày nay, là nước đang phát triển, nền kinh tế - xã
hội phát triển theo hướng CNH – HĐH đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của hoạt
động xây dựng. Các hoạt động này đòi hỏi một lượng rất lớn về các loại vật liệu xây
dựng. Chính điều này đã thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ hoạt động khai thác cát, đặc

uế

biệt là hoạt động khai thác cát trên các con sông ở nước ta. Ngoài đáp ứng nhu cầu về

H

cát xây dựng, giải quyết công ăn việc làm cho lao động, đóng góp ngân sách cho Nhà

tế

nước thì việc khai thác cát quá mức, kinh doanh cát, sỏi và thiếu quy hoạch đã gây ra
nhiều hệ lụy, gây nên các tác động tiêu cực cực đối với môi trường và cuộc sống của


in

h

người dân ven sông. Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những

cK

điểm nóng về hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi trái phép. Hoạt động này đã gây
ra nhiều tác động xấu như hiện tượng sạc lở đất đai, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm
bụi,… ảnh hưởng đến các công trình ven sông. Đó chính là lý do tôi quyết định chọn

họ

thực hiện đề tài: “Quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi ở khu vực hạ lưu

ại

sông Bồ trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt

Đ

nghiệp của mình.
- Mục tiêu nghiên cứu

ườ
n

g


Đề tài tập trung nghiên cứu tìm hiểu thực trạng khai thác cát, sỏi ở hạ lưu sông Bồ,
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh cát trên sông và
những tác động tiêu cực của hoạt động này đến người dân ở đây. Trên cơ sở đó đề xuất

Tr

một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động khai
thác, kinh doanh bến, bãi tập kết cát, sỏi và giảm thiểu những tác động tiêu cực ảnh
hưởng đến môi trường của người dân sống ven sông Bồ.
- Tổng quan tài liệu:
Số liệu được thu thập từ phòng TN&MT, UBND huyện, xã,…những tài liệu sẵn
có liên quan đến cơ sỏ lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài thông qua các sách báo và tạp
chí trên internet.

ii


- Dữ liệu dùng để nghiên cứu
+ Số liệu thứ cấp: Số liệu đã được công bố và xử lý liên quan đến điều kiện tự
nhiên, khí tượng thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội khu vực khảo sát;
thông tin liên quan đến công tác quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi trên
địa bàn, từ các cơ quàn quản lý nhà nước như: UBND huyện Quảng Điền, Phòng
TN&MT huyện, UBND xã, chính quyền thôn và các hộ dân nhằm xác định những

uế

thông tin cần bổ sung cho việc thực hiện đề tài.

H


+ Số liệu sơ cấp: Để có đầy đủ thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài tôi đã tiến

tế

hành tìm hiểu, điều tra phỏng vấn 60 hộ dân, bao gồm 22 hộ có hoạt động khai thác
cát, sỏi và 38 hộ sống ven sông Bồ trên địa bàn huyện Quảng Điền).

in

h

- Phương pháp thực hiện

Để thực hiện đề tài này, nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp như điều tra, thu

- Các kết quả đạt được

cK

thập số liệu thứ cấp, sơ cấp; thống kê mô tả bằng SPSS, xử lý số liệu bằng Excel

họ

Qua đề tài nghiên cứu đã cho thấy những nguyên nhân của thực trạng khai thác

ại

cát, sỏi trái phép hiện nay và tình hình khai thác cát của các hộ hành nghề khai thác về


Đ

các phương tiện như thời gian khai thác, chi phí lợi nhuận và khối lượng khai thác.
Cùng với đó công tác quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát trên địa bàn huyện

ườ
n

g

Quảng Điền. Đồng thời đề tài cũng cho cái nhìn tổng quát về những tác động tiêu cực
từ hoạt động này như sạc lở đất, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi,… đến môi trường tự
nhiên và đời sống của con người 2 bên bờ sông Bồ.

Tr

Thông qua những kết quả đó, đề tài cũng đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao

hiểu quả quản lý và giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động này gây ra.

iii


MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung ..........................................................................................................2


uế

2.2 Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................................2

H

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3

tế

3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................3
3.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3

h

4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3

in

4.1 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................................3

cK

4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu ..............................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5

họ

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................5


ại

1.1 Cơ sở lý luận..............................................................................................................5

Đ

1.1.1 Khái niệm và phân loại tài nguyên khoáng sản......................................................5
1.1.2 Hoạt động khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản ......................................5

g

1.1.2.1. Hoạt động khoáng sản ........................................................................................5

ườ
n

1.1.2.2. Quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản.......................................................6
1.1.2.3 Nguyên tắc hoạt động khoáng sản.......................................................................6

Tr

1.1.2.4 Quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác ......7
1.1.2.5 Những hành vi bị cấm trong hoạt động khoáng sản............................................8
1.2 Cơ sở thực tiễn...........................................................................................................8
1.2.1. Tình hình khai thác cát ở một số quốc gia trên thế giới ........................................8
1.2.2. Tình hình khai thác cát ở Việt Nam ....................................................................10
1.2.3 Tình hình khai thác cát ở tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................13

iv



CHƯƠNG II: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁT SỎI Ở KHU VỰC
HẠ LƯU SÔNG BỒ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA
HOẠT ĐỘNG NÀY.....................................................................................................15
2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu............................................................................15
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................15
2.1.1.1 Vị trí địa lý.........................................................................................................15
2.1.1.2. Địa hình, đất đai ...............................................................................................16

uế

2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn...............................................................................16

H

2.1.1.4. Tài nguyên ........................................................................................................17

tế

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .....................................................................................17
2.1.2.1 Tình hình về dân số, lao động ...........................................................................17

in

h

2.1.2.2 Tình hình kinh tế ...............................................................................................18
2.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng .....................................................................................20

cK


2.2 Tình hình khai thác cát sỏi ở hạ lưu sông Bồ, huyện Quảng Điền..........................21
2.2.1 Tình hình chung về hoạt động khai thác, kinh doanh cát sỏi ở khu vực hạ lưu

họ

sông Bồ, huyện Quảng Điền..........................................................................................21

ại

2.2.1.1 Công tác cấp phép, thăm dò khai thác cát sỏi ...................................................22

Đ

2.2.1.2 Số lượng thuyền, đò khai thác cát, sỏi trên địa bàn huyện Quảng Điền ...........23
2.2.1.3 Số lượng bến bãi kinh doanh cát sỏi trên địa bàn huyện...................................24

ườ
n

g

2.2.2 Công tác quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi ở khu vực hạ lưu sông Bồ, huyện
Quảng Điền....................................................................................................................27
2.2.2.1. Khung pháp lý về quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh

Tr

cát, sỏi trên sông Bồ, huyện Quảng Điền ......................................................................27
2.2.2.2. Kết quả thực hiện công tác quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi ở khu vực hạ

lưu sông Bồ, huyện Quảng Điền ...................................................................................31
2.2.2.3. Những tồn tại, hạn chế trong quản lý hoạt động khai thác cát ở khu vực hạ lưu
sông Bồ, huyện Quảng Điền..........................................................................................32
2.2.3 Kết quả khảo sát các hộ khai thác cát sỏi lòng sông trên địa bàn huyện Quảng
Điền. ..............................................................................................................................33
2.2.3.1 Thông tin chung về mẫu điều tra.......................................................................33

v


2.2.3.2 Công cụ và phương thức khai thác cát, sỏi lòng sông của các hộ dân điều tra
trên địa bàn huyện Quảng Điền. ....................................................................................35
2.2.3.3. Thời gian, địa điểm khai thác cát, sỏi của các hộ điều tra trên địa bàn huyện
Quảng Điền....................................................................................................................35
2.2.3.4. Khối lượng khai thác của các đò hoạt động trên địa bàn huyện.......................36
2.2.3.5 Chi phí và lợi nhuận của các hộ điều tra ...........................................................37
2.3.2 Ý kiến của người dân về mức độ ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh, khai thác

uế

cát, sỏi ở khu vực hạ lưu sông Bồ trên địa bàn huyện Quảng Điền ..............................41

H

2.3.2.1. Hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi gây sạt lở đất. ..................................42

tế

2.3.2.2 Hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi gây ô nhiễm tiếng ồn........................45
2.3.2.3 Hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi gây ô nhiễm nguồn nước..................47


in

h

2.3.2.4 Hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi gây ô nhiễm bụi, gây hư hỏng đường
xá, mất an toàn giao thông đường bộ ............................................................................48

cK

2.3.2.5 Ý kiến của người dân về công tác quản lý khai thác, kinh doanh cát, sỏi ở khu
vực hạ lưu sông Bồ trên địa bàn huyện Quảng Điền.....................................................50

họ

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG

ại

TÁC QUẢN LÝ VIỆC KHAI THÁC, KINH DOANH CÁT SỎI Ở HẠ LƯU

Đ

SÔNG BỒ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
.......................................................................................................................................53

ườ
n

g


3.1 Định hướng của huyện Quảng Điền nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khai thác,
kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn huyện ..........................................................................53
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi

Tr

trên địa bàn huyện Quảng Điền .....................................................................................54
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................56
1. Kết luận......................................................................................................................56
2. Kiến nghị ...................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................59
PHỤ LỤC .........................................................................................................................

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

TN&MT

: Tài nguyên và môi trường

UBND

: Uỷ ban nhân dân

GDP


: Tổng sản phẩm nội địa

KT – XH

: Kinh tế - xã hội

ĐVT

: Đơn vị tính

HTX

: Hợp tác xã

STT

: Số thứ tự

TL

: Tỉnh lộ

UBTVQH

:Uỷ ban thường vụ Quốc hội

UNEP

: Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc


LVH – LVT

: La Vân Hạ - La Vân Thượng

LVH

: La Vân Hạ

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ

cK

in

h

tế

H


uế

CNH – HĐH

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động hoạt động kinh tế trong các ngành huyện Quảng Điền .....18
Bảng 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Quảng Điền theo giá so sánh giai đoạn 20132015 ...............................................................................................................................19
Bảng 2.3: Thống kê số lượng bến, bãi tập kết, kinh doanh cát, sỏi ở lưu vực sông Bồ,
huyện Quảng Điền .........................................................................................................25

uế

Bảng 2.4: Địa điểm quy hoạch bến, bãi kinh doanh vật liệu xây dựng cát, sỏi tại xã
Quảng Thọ và xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền ........................................................26

H

Bảng 2.5: Các văn bản liên quan đến quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi ở

tế

khu vực hạ lưu sông Bồ, huyện Quảng Điền.................................................................27
Bảng 2.6: Các văn bản liên quan đến quản lý hoạt động khai thác cát sỏi trái phép trên

in


h

sông Bồ, thuộc địa bàn huyện Quảng Điền ...................................................................30

cK

Bảng 2.7: Thông tin chung về chủ đò hành nghề hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa
bàn huyện Quảng Điền ..................................................................................................33
Bảng 2.8: Tình hình khai thác cát của các đò vào các tháng cao điểm trong năm........37

họ

Bảng 2.9: Các loại chi phí của đò khai thác vào những tháng cao điểm trên địa bàn
huyện .............................................................................................................................38

ại

Bảng 2.10: Lợi nhuận của đò khai thác vào những tháng khai thác .............................39

Đ

Bảng 2.11: Thông tin chung về các hộ dân sống ven sông Bồ......................................40

g

Bảng 2.12: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hiện tượng sạt lở đất đối với người dân

ườ
n


ven sông Bồ trên địa bàn huyện Quảng Điền ................................................................43
Bảng 2.13: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn đối với người dân ven sông Bồ

Tr

trên địa bàn huyện Quảng Điền .....................................................................................46
Bảng 2.14: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đối với người dân
ven sông Bồ trên địa bàn huyện Quảng Điền ................................................................47
Bảng 2.15 : Đánh giá mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm bụi, với người dân ven sông Bồ
trên địa bàn huyện Quảng Điền .....................................................................................48
Bảng 2.16: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hư hỏng đường xá đối với người dân ven
sông Bồ trên địa bàn huyện Quảng Điền.......................................................................49
Bảng 2.17: Đánh giá của người dân bị ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng sạt lở đất về
việc cơ quan chức năng có giải quyết những thiệt hại đó không ..................................51

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................15
Hình 2.2: Sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh
cát, sỏi ở hạ lưu sông Bồ trên địa bàn huyện Quảng Điền ............................................29
Hình 2.3: Biểu đồ về tỷ lệ ý kiến của người dân về mức độ hoạt động khai thác, kinh
doanh cát, sỏi trên sông Bồ thuộc địa bàn huyện Quảng Điền......................................41

uế

Hình 2.4: Những ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát lòng sông trên địa bàn huyện

H


Quảng Điền....................................................................................................................42

tế

Hình 2.5: Ý kiến của người dân về nguyên nhân dẫn đến hậu quả từ hoạt động khai

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ

cK

in

h

thác trái phép cát, sỏi trên sông .....................................................................................50

ix



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong
phú với trên 5000 mỏ, điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau. Theo điều 53
Hiến pháp năm 2013 khẳng định, tài nguyên khoáng sản là “tài sản công: thuộc sở hữu
toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Tài nguyên khoáng sản nước ta có thể chia
làm 3 nhóm khoáng sản đó là: nhóm khoáng sản năng lượng, nhóm khoáng sản phi

uế

kim loại và vật liệu xây dựng, nhóm các loại khoáng sản kim loại quý hiếm; trong đó,

H

“cát” thuộc nhóm tài nguyên khoáng sản phi kim loại và vật liệu xây dựng. Trung bình
mỗi năm ngành công nghiệp khai khoáng nước ta cung cấp cho nền kinh tế gần 100

tế

triệu m3 cát xây dưng, cát san lấp; giá trị sản lượng ngành khai khoáng (không kể dầu

h

khí) chiếm khoảng 4 – 5% tổng GDP hằng năm; đóng góp trực tiếp cho ngân sách từ


in

tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường từ năm

cK

2014 đến nay trung bình mỗi năm từ 16 – 20.000 tỷ đồng và cung cấp nhiên liệu cho
các ngành công nghiệp khác, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội và góp phần thúc đẩy sự

họ

phát triển của các địa phương vùng mỏ.

Tuy nhiên bên cạnh những đóng góp to lớn thì ngành công nghiệp khoáng sản

ại

cũng còn tồn tại những mặt hạn chế và bất cập như: Tình trạng khai thác tài nguyên

Đ

khoáng sản tràn lan và vô tổ chức ở nhiều nơi và làm thất thoát nguồn tài nguyên, thất
thu thuế cho nhà nước, cùng với đó công tác quản lý và khai thác khoáng sản không

ườ
n

g

hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên. Các hoạt động khai thác khoáng sản là nguyên nhân

chính gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái. Do đó, việc chiếm
dụng đất và hủy hoại môi trường từ hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang tác

Tr

động nghiêm trọng tới đời sống của người dân địa phương. Trong đó, hoạt động khai
thác cát trên sông là thể hiện rõ nhất cho điều này.
Trong bối cảnh xã hội nước ta ngày nay, nền KT – XH phát triển theo hướng CNH
– HĐH nên hệ thống cơ sở hạ tầng nước ta ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng
ngày càng tăng cao; với nhu cầu đó cần rất nhiều nguyên vật liệu để đáp ứng quá trình
phát triển đó. Do nhu cầu về cát sỏi xây dựng ngày càng tăng cao dẫn đến hoạt động
khai thác cát sỏi trên dòng sông cũng trở nên phổ biến.
SVTH: Phan Thị Thu Thủy

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể

Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc miền Trung nơi thường xuyên xảy ra các đợt lũ
lụt nên lượng cát bồi đắp cho các con sông thường rất lớn, người dân nhận thấy nguồn
tài nguyên này khá dồi dào, có thể tạo được công ăn việc làm cho họ, đồng thời tạo
được nguồn thu nhập ổn định nên họ khai thác ngày một nhiều. Nhưng từ khi có các
đập, hồ thủy điện điều tiết lượng nước thì lũ ít khi xảy ra hơn, dẫn đến lượng cát, sỏi
bồi đắp cho con sông cũng ít đi. Trong khi đó nhu cầu về cát sỏi xây dựng ngày càng

uế


một tăng cao dẫn đến tình trạng hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên sông bao
gồm cả sông Bồ là vấn đề nhức nhối hiện nay và đáng báo động. Để giải quyết tình

H

trạng này, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản liên quan đến công tác

tế

quản lý hoạt động khai thác cát trên sông. Vì lý do đó nên tôi quyết định thực hiện đề

in

huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

cK

2.1 Mục tiêu chung

h

tài: “Quản lý hoạt động khai thác cát sỏi ở khu vực hạ lưu sông Bồ trên địa bàn

họ

Tìm hiểu thực trạng khai thác, kinh doanh cát, sỏi và tác động tiêu cực của nó
đến người dân trong khu vực. Công tác quản lý của nhà nước đối với các hoạt động

ại


này. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công
2.2 Mục tiêu cụ thể

Đ

tác quản lý và giảm thiểu những tác động tiêu cực đến người dân.

ườ
n

g

- Hệ thống cơ sở lý luận trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên, cơ sở
thực tiễn của đề tài.

Tr

- Tìm hiểu thực trạng khai thác cát, sỏi trên sông, cơ chế quản lý, công tác kiểm
tra các hộ, gia đình có hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn huyện
Quảng Điền.

- Đánh giá những ảnh hưởng của hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi đến
môi trường, sinh hoạt dọc hai bên bờ sông Bồ thông qua ý kiến của người dân.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và giảm thiểu các tác
động của hoạt động này đến môi trường và xã hội.

SVTH: Phan Thị Thu Thủy

2



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động khai thác cát, sỏi và công tác quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi trên
sông Bồ thuộc địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động khai thác cát,
sỏi ở lưu vực sông Bồ trên địa bàn huyện Quảng Điền.

uế

Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
thác cát sỏi ở khu vực hạ lưu sông Bồ trong năm 2018.

tế

4. Phương pháp nghiên cứu

H

Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu và thông tin trên cơ sở điều tra hoạt động khai

h

4.1 Phương pháp thu thập số liệu


in

a) Số liệu thứ cấp

cK

Thu thập và tổng hợp các tài liệu, số liệu có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau
của các cơ quan ban ngành cấp huyện, xã trên địa bàn như UBND xã, phòng TNMT.

họ

Ngoài ra đề tài còn tổng hợp nhiều tài liệu từ các báo cáo, nghiên cứu khoa học, sách,
báo, internet và các tài liệu có liên quan khác.

ại

b) Số liệu sơ cấp

Đ

Tiến hành thu thập số liệu sơ cấp phản ánh thực trạng hoạt động khai thác cát, sỏi
ở khu vực hạ lưu sông Bồ, huyện Quảng Điền và những ảnh hưởng, tác động của nó

g

bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và thu thập thông tin thông qua phiếu điều tra,

ườ
n


đề tài này chọn 60 hộ (trong đó 22 hộ hoạt động khai thác cát và 38 người dân sống
ven sông khu vực gần các địa điểm khai thác, các bến bãi kinh doanh).

Tr

Thực hiện trao đổi với chính quyền các xã, các cán bộ ở phòng TNMT nhằm giải

quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đề tài.
4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Sau khi thu thập được những số liệu và tài liệu liên quan, tiến hành phân loại, sắp
xếp thông tin theo những thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin.
Số liệu điều tra được nhập vào máy tính bằng phần mềm spss, excel, để tiến hành
thống kê mô tả, tổng hợp và xử lý

SVTH: Phan Thị Thu Thủy

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể

- Phương pháp phân tích kinh tế: Các số liệu sau khi thu thập được nhập vào phần
mềm excel để thực hiện tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu như khối lượng khai thác, lợi
nhuận của thuyền khai thác,…
- Phương pháp so sánh: So sánh số lượng thuyền, đò khai thác và các bến, bãi kinh
doanh cát, sỏi qua các năm từ đó đưa ra những nhận xét và kết luận.
- Phương pháp thống kê mô tả: Nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin, mô tả thực

trạng khai thác, công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh

H

ven sông,. Biểu diễn dữ liệu thành các bảng biểu, đồ thị.

uế

cát, cũng như tác động của hoạt động này đối với môi trường và đời sống người dân
- Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan: Phương pháp này thực hiện trên cơ

tế

sở tìm hiểu, thu thập và kế thừa kế các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tiến

h

hành phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan

in

một cách có chọn lọc.Từ đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Số

cK

liệu được thu thập từ các nguồn: các bài báo, khóa luận đã có, thư viện trường, phòng

Tr

ườ

n

g

Đ

ại

họ

đọc khoa, từ các cơ quan, internet,….

SVTH: Phan Thị Thu Thủy

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm và phân loại tài nguyên khoáng sản
a) Khái niệm
Tài nguyên khoáng sản: là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong

uế


vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có
ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hằng ngày.

H

Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Việc

tế

khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường.[2]

h

b) Phân loại

in

Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:

cK

- Theo dạng tồn tại: rắn; khí (khí đốt, Acgon, He); lỏng (Hg, dầu, nước khoáng).
- Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh ( sinh ra trên bề

họ

mặt trái đất).

- Theo thành phần hóa học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu. Kim


ại

loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng),

Đ

khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).[2]

g

1.1.2 Hoạt động khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản

ườ
n

1.1.2.1. Hoạt động khoáng sản
Theo quy định tại khoản 5, điều 2 , luật khoáng sản 2010 thì hoạt động khoáng sản

Tr

bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản.[1]
Theo khoản 6, điều 2, luật khoáng sản 2010, thăm dò khoáng sản là hoạt động

nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai
thác khoáng sản.[1]
Tại khoản 7, điều 2, luật khoáng sản 2010, khai thác khoáng sản là hoạt động
nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu
và các hoạt động khác có liên quan. Đó là việc khai thác các vật liệu địa chất từ lòng
đất, thường là các thân quặng, mạch hoặc vìa than. Các vật liệu được khai thác từ mỏ
SVTH: Phan Thị Thu Thủy


5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể

khoáng sản như kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim cương, đá vôi, đá
phiến dầu, đá muối và cacbonat. Khai thác khoáng sản ở nghĩa rộng hơn bao gồm việc
khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo (như dầu mỏ, khí thiên nhiên hoặc thậm
chí là nước).[1]
1.1.2.2. Quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản
Theo quy định tại điều 3, luật khoáng sản 2010 về chính sách của Nhà nước về

uế

khoáng sản[1]
1. Nhà nước có chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển bền vững kinh tế -

H

xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ.

tế

2. Nhà nước đảm bảo khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm
và hiệu quả.

in


h

3. Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

cK

theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu
khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản địa chất về

họ

khoáng sản và hoạt động khoáng sản.

4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với các tổ

ại

chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.

Đ

5. Nhà nước đầu tư thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng để phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

ườ
n

g


6. Nhà nước khuyến khích dự án đầu tư khai thác khoáng sản gắn với chế biến, sử
dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm khác có giá

Tr

trị và hiệu quả kinh tế - xã hội.
7. Nhà nước có chính sách xuất khẩu khoáng sản trong từng thời kỳ phù hợp với

mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên nguyên tắc ưu tiên bảo đảm nguồn
nguyên liệu cho sản xuất trong nước.
1.1.2.3 Nguyên tắc hoạt động khoáng sản
1. Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản,
gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam

SVTH: Phan Thị Thu Thủy

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể

thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội.
2. Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền cho phép.
3. Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại
khoáng sản có trong khu vực thăm dò.


uế

4. Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên

H

tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng

tế

sản.[1]

1.1.2.4 Quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác

in

h

Tại điều 5, luật khoáng sản 2010 quy định như sau:[1]

cK

1. Địa phương nơi có khoáng sản được khai thác được Nhà nước điều tiết khoản
thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo quy

họ

định của pháp luật về ngân sách nhà nước.


2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm:

ại

a) Hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong

Đ

khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng
sản được khai thác theo quy định của pháp luật;

ườ
n

g

b) Kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi môi trường
theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản; nếu gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật, công

Tr

trình, tài sản khác thì tùy theo mức độ thiệt hại phải có trách nhiệm sửa chữa, duy tu,
xây dựng mới hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khoáng sản và các dịch vụ

có liên quan;
d) Cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho
người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản.

SVTH: Phan Thị Thu Thủy


7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể

3. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị
thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định của
pháp luật về đất đai và các quy định khác có liên quan.
1.1.2.5 Những hành vi bị cấm trong hoạt động khoáng sản
Theo điều 8, luật khoáng sản 2010 về những hành vi bị cấm sau đây:[1]
1. Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi

uế

ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.

H

3. Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi

tế

chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt


in

h

động khoáng sản.

cK

5. Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước.
6. Cố ý hủy hoại mẫu địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.

họ

7. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
1.2 Cơ sở thực tiễn

ại

1.2.1. Tình hình khai thác cát ở một số quốc gia trên thế giới

Đ

Vấn nạn khai thác cát đang là đề tài nhức nhối trên khắp thế giới, từ Mỹ cho tới
Trung Quốc, châu Âu hay Châu Phi. Hầu như tất cả các nước trên thế giới đều đang

ườ
n

g


đối mặt với vấn nạn khai thác cát. Nhu cầu sử dụng đất cát trên toàn cầu đang tăng
chóng mặt. Cát, sỏi được cho là nguyên liệu khá dồi dào trên thế giới. Theo UNEP, cát

Tr

và sỏi chiếm tới 85% các loại khoáng sản được khai thác trên toàn cầu hằng năm. Do
nhu cầu về cát, sỏi trong xây dựng, làm đường, lấn biển,… ngày càng tăng, việc khai
thác quá mức khiến hai vật liệu này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
Trong bài viết A looming tragedy of the sand commons, đăng trên tạp chí chuyên
ngành Science số ra ngày 8/9/2017, các nhà khoa học đã cho biết việc khai thác cát
quá mức đang ở mức báo động trên toàn cầu đang gây ra nhiều tác động xấu tới môi
trường, làm nguồn tài nguyên này bị cạn kiệt và đẩy nhiều cộng đồng vào tình thế
nguy hiểm cũng như dẫn đến xung đột.[14]
SVTH: Phan Thị Thu Thủy

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể

Singapore là nước mua hầu hết lượng khai thác xuất khẩu của Campuchia. Theo số
liệu của Liên hiệp quốc, từ năm 2007 đến nay Singapore đã nhập khẩu 72 triệu tấn cát
của Campuchia. Hãng tin Reuters cho biết trước đây, Singapore chủ yếu mua cát của
Indonesia nhưng từ năm 2007 vì lý do môi trường, Indonesia đột ngột dừng bán cát
cho Singapore. Kể từ đó, Singapore phải tìm nguồn cát mới của các nước như
Myanmar, Campuchia, Trung Quốc và cả Việt Nam.[15]

uế


Ở Châu Phi, những bờ biển Ghana và Kenya cũng như Cape Verde và Zanzibar
với những bãi cát tuyệt đẹp giờ đây ngày càng có ít cát. Bộ trưởng nguồn tài nguyên

H

thiên nhiên Hamad Rashid Mohammed nói: Nguyên nhân do sử dụng cát quá độ cho

tế

các dự án xây dựng trong quần đảo của Tanzania. Những số liệu chính thức từ Văn
phòng Rừng và nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo chỉ ra rằng khoảng 3

in

h

triệu tấn cát đã bị khai thác trên bờ biển này trong vòng 10 năm từ 2005 tới 2015.

cK

Ở Trung Quốc, hành vi này khiến mực nước hồ Bà Dương – hồ nước ngọt lớn
nhất đại lục nhưng trên hồ luôn có tới hàng trăm tàu hút cát và sà-lan khổng lồ, những

họ

chiếc tàu thép đáy bằng nặng nề với cần trục nhô ra từ trên boong. Khối lượng cát lớn
nhất có thể kéo được từ lòng sông là khoảng 10 nghìn tấn một giờ. Một nghiên cứu

ại


gần đây ước tính rằng 236 triệu m3 cát được lấy từ trong lòng sông này mỗi năm – việc

Đ

khai thác này chính là nguyên nhân chính gây ra sự sụt giảm nhanh chóng mực nước
hồ. Điều đó khiến hồ này trở thành mỏ cát lớn nhất hành tinh, lớn hơn nhiều so với ba

ườ
n

g

mỏ cát lớn nhất ở Mỹ gộp lại.
Sông Mê Kông là nguồn cung cấp cát tiếp theo phục vụ công nghiệp xây dựng tại

Tr

Trung Quốc. Nạo vét cát dọc con sông Mê Kông đã diễn ra nhiều năm nhưng hoạt
động khai thác quy mô công nghiệp còn tương đối mới. Mặc dù các hoạt động nạo vét
cát sông ảnh hưởng xấu đến nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia như Trung Quốc,
Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam có chung con sông Mê Kông nhưng
hiện nay chưa có quy định quốc tế cụ thể nào về việc khai thác tài nguyên cát sông.
Theo ước tính của Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên chỉ riêng năm 2011, 50 triệu tấn cát
đã bị khai thác ở hạ nguồn sông Mê Kông nơi giáp danh giữa Lào và Việt Nam, số cát
này nhiều hơn lượng cát sông có thể tạo ra trong một năm. Hoạt động khai thác cát
SVTH: Phan Thị Thu Thủy

9



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể

sông được các chuyên gia cảnh báo sẽ mang lại hậu quả xấu cho chính khu vực thượng
nguồn và hạ nguồn sông Mê Kông.
Tại Dubai, Ấn Độ các dự án lấn biển quy mô lớn và hoạt động xây những tòa cao
ốc chọc trời đã làm cạn những nguồn các gần đó. Hoạt động xây dựng bùng nổ cách
nay một thập kỷ và đó cũng là lúc những tên mafia cát xuất hiện. Ấn Độ là một quốc
gia rộng lớn với hớn 1 tỷ dân. Ấn trong đất nước này hàng ngày vẫn là hàng nghìn

uế

điểm khai thác cát trái phép khó có thể kiểm soát, cùng với đó là tình trạng bạo lực và
tham nhũng khiến cuộc chiến chống “mafia cát” chẳng hề dễ dàng. Gần đây nhất đáp

H

ứng kiến nghị của nhiều nhà hoạt động, toàn án tối cao bang Uttarakhand đã tuyên bố

tế

sông Hằng và Yamuna là các thực thể sống nhằm ngăn chặn nạn khai thác cát trái phép
quanh khu vực Hardwar. Theo tuyên bố này, toàn án đã ban hành lệnh cấm khai thác

in

h


cát tại khu vực trong vòng 4 tháng và yêu cầu Chính phủ lên kế hoạch ngăn chặn khai

cK

thác trái phép. Hậu quả từ khai thác cát ở Ấn Độ đã được thấy rõ, sạt lỡ bờ sông ngày
càng tăng khiến một trong những cây cầu bắc qua sông Ganga bị sập vì cát và bùn

họ

quanh chân cầu đã bị khai thác.[16]

Với tình trạng cát ngày càng khan hiếm cộng với việc các chính phủ siết chặt quy

ại

trình khai thác, xuất khẩu khiến giá cát tăng cao. Nhiều quốc gia đã phải sử dụng các

Đ

phương pháp xây dựng hạn chế tối đa sử dụng cát hay đặc biệt hơn sử dụng cát nhân
tạo (cát nghiền là sản phẩm được tạo ra từ đá) sẽ là vật liệu thay thế cát tự nhiên.

ườ
n

g

1.2.2. Tình hình khai thác cát ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nhiều mỏ cát có trữ lượng khác nhau. Theo số liệu điều
tra từ năm 2016 – 2020, tổng nhu cầu về cát xây dựng của cả nước dự tính khoảng 2,3


Tr

tỷ m3. Khi nhu cầu cát xây dựng tăng mạnh sẽ gây áp lực lên cát dòng sông ở Việt
Nam. Hiện nay, trữ lượng cát cả nước chỉ còn khoảng 2 tỷ m3. Với tốc độ tiêu thụ như
vậy thì nguồn tài nguyên cát sẽ cạn kiệt sau khoảng một thập kỷ nữa. Lượng cát tự
nhiên bị khai thác quá độ. Cát bị lấy đi nhưng không có nguồn bù đắp do các đập thủy
điện lớn, nhỏ chặn hết các sông, suối. Đây là tình trạng chung của các tỉnh miền Bắc
và miền Trung, còn miền Nam nguồn cát được cung cấp chủ yếu từ phía Campuchia,
nhưng nay nước này hạn chế xuất khẩu nên thiếu cát. Điều này dẫn đến tình trạng khai
SVTH: Phan Thị Thu Thủy

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể

thác cát trái phép trên các con sông ở Việt Nam diễn ra phức tạp hơn, dẫn đến hiện
tượng sạt lỡ bờ sông và hệ thống đê kè, cầu, cống..., dẫn đến mất đất nông nghiệp,
thiệt hại về nhà ở, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt của người dân, tác động xấu
đến hệ sinh thái và môi trường.[17]
Năm 2016, tình trạng sạt lở bãi bồi ven sông Hồng, đoạn qua xã Quy Mông
(huyện Trấn Yên, Yên Bái) đang ở mức nghiêm trọng. Vị trí sạt lở cách mặt đường

uế

nhựa chỉ khoảng 1m, ảnh hưởng đến việc lưu thông tỉnh lộ 166 và canh tác hoa màu
của hơn 20 hộ dân. Đoạn tỉnh lộ 166 chạy song song với sông Hồng cũng sắp bị sông


H

Hồng “nuốt trôi”. Tại vị trí Km16+400, một đoạn đường có chiều dài khoảng 350m

tế

đang bị sạt lở nghiêm trọng, có những điểm sạt lở chỉ cách mặt đường nhựa khoảng
gần 1m. Tuyến tỉnh lộ 166 có chiều dài 52km, nối quốc lộ 37 từ thành phố Yên Bái

in

h

chạy song song với sông Hồng qua huyện Trấn Yên, Văn Yên và đầu nối với tỉnh lộ

cK

163 tại Đông An là đoạn đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, các xe cỡ lớn chở vật liệu
chạy liên tục ngày đêm, giờ đây lại tiếp tục xuống cấp trầm trọng. Nghiêm trọng hơn ở

họ

khu vực giữa sông Hồng thuộc địa phận xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, thời gian qua
hoạt động khai thác sa khoáng của các tàu cuốc càng khiến cho tuyến tỉnh lộ 166 bị sạt

ại

lở, teo dần, có nguy cơ đứt tuyến trong mùa mưa lũ.[9]


Đ

Nạn khai thác bừa bãi, chưa kiểm soát tốt dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cụ
thể đầu năm 2017, tại xã Đôn Nhân (huyện Sông Lô) đã bị “nuốt” hơn 6.000 m2 đất

ườ
n

g

ruộng, được xác định do nạn khai thác cát bừa bãi liên tục nhiều năm. Tháng 5/2017,
tại đoạn sông Lô thuộc các khu 8, 9 xã Tử Đà, huyện Phù Ninh, Phú Thọ có ba tàu
phao của doanh nghiệp Thái Sơn ngày càng khai thác lấn sâu vào đất canh tác của

Tr

người dân trong đó diện tích đất khu 8 bị sạt lở xuống sông làm mất trên 384m2; còn
tại khu 9 bị mất 55m2 đất nông nghiệp. Xã Tử Đà đã yêu cầu Doanh nghiệp này bồi
thường thỏa đáng do hành vi khai thác cát sỏi gây ra; đã thông báo tới Công an huyện
Phù Ninh. Tuy nhiên đến nay, mọi việc vẫn chưa được cấp có thẩm quyền giải quyết;
doanh nghiệp này vẫn tiếp tục cho tàu khai thác cát làm mất nhiều diện tích đất nông
nghiệp đang canh tác của người dân.[11]

SVTH: Phan Thị Thu Thủy

11


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể

Tại tỉnh Thanh Hóa, dọc 2 bờ sông Mã nối với ngã ba sông Bưởi xã Vĩnh Khang,
huyện Vĩnh Lộc, nhiều tàu thuyền đang thi nhau hút cát. Đặc biệt đoạn thuộc xã Yên
Thái, huyện Yên Đinh, các tàu cắm vòi rồng rúc vào gần bờ sông Mã để nạo vét dòng
sông. Tiếng máy nổ vang vọng cả một vùng. Nhiều đoạn bờ sông thuộc thôn Phù
Hưng 2, Phù Hưng 3, xã Yên Thái bị sạt lở nghiêm trọng. Cát hút đến đâu thì sạt lở
đến đó, nhiều vách sạt lở dựng đứng có chỗ cao 3 – 4m.[10]

uế

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Chí Linh – Hải Dương vào tháng 8/2017, theo
Hạt Quản lý đê Thị xã Chí Linh, bờ tả sông Kinh Thầy, đoạn km 7+850 đến km7+866,

H

thuộc khu dân cư Kinh Trung, phường Văn An đang sạt lở nghiêm trọng; đoạn sạt lở

tế

có chiều dài gần trên 16m, lở sâu vào bãi sông 4m, cách chân đê 20m. Nguyên nhân
sạt lở là do biến đổi của dòng sông bởi tác động của việc khai thác cát trái phép.[12]

in

h

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, miền Tây hiện có 406 đoạn sạt lở,

cK


với tổng chiều dài 891km (cả bờ sông và bờ biển), đe dọa cuộc sống hàng nghìn hộ
dân cùng nhiều công trình hạ tầng, kho bãi, cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong đó,

họ

nhiều nơi sạt lở đặc biệt nguy hiểm như tại sông Vàm Nao (xã Mỹ Hội Đông, huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang) khiến 108 hộ dân phải dời khẩn cấp. Sạt lở 600m tại bờ sông

ại

Tiền (đoạn qua xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) uy hiếp hơn 100

Đ

nhà dân và Quốc lộ 30 nối trung tâm tỉnh này với khu vực biên giới Campuchia. Kè
Gành Hào ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu) bị xói lở hơn 800m. Chủ tịch UBND tỉnh An

ườ
n

g

Giang đã kiến nghị: “Chính phủ ưu tiên hỗ trợ 820 tỷ đồng đầu tư các cụm tuyến dân
cư để di dời các hộ dân vào nơi an toàn”.[13]

Tr

Hiện nay hoạt động khai thác cát trên sông đang diễn ra ở nhiều nơi trên đất nước,
hoạt động khai thác cát ở trên sông chưa có sự kiểm soát chặt chẽ, buôn lỏng quản lý

của nhà nước, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, Dẫn đến tình trạng khai
thác cát trái phép diễn ra hết sức phức tạp; mặc dù, cơ quan chức năng có xử phạt
những hành vi vi phạm nhưng đó chỉ có tính răng đe đối với những đối tượng đó; nên
vẫn cứ tiếp tục vi phạm gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân, môi trường sinh
thái và thất thu thuế tài nguyên cho đất nước.

SVTH: Phan Thị Thu Thủy

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể

Vì vậy cần có biện pháp nhằm quy hoạch địa điểm khai thác cát, tính toán trữ
lượng cát sỏi của các con sông, đưa ra các biện pháp tuyên truyền ý thức khai thác và
những tác động đó ảnh hưởng như thế nào của người dân nhằm chấm dứt tình trạng
khai thác cát ồ ạt, thiếu quy hoạch, trái phép như hiện nay.
1.2.3 Tình hình khai thác cát ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm 2012, theo báo cáo về Quy hoạch khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Thừa

uế

Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế có khoảng 31 bãi cát, sỏi được khai thác và tập trung chủ yếu ở sông Hương, sông

H

Ô Lâu, sông Bồ, sông Tả Trạch, sông Tà Rình. Theo tài liệu nghiên cứu của các cơ quan


tế

chức năng, trữ lượng cát năm 2012 trên các con sông ở Thừa Thiên Huế như sông Bồ,
sông Hương, sông Truồi có trữ lượng khoảng 2,75 triệu m3. Lâu nay, nguồn cung cấp

in

h

cát sỏi trên các con sông ở Thừa Thiên Huế luôn được bồi đắp sau các mùa lũ, tính ra,

cK

mỗi năm có khoảng từ 1,3 – 1,7 triệu m3 do mưa lũ trôi về bổ sung vào lòng sông.
Nhưng từ khi các dự án thủy điện, thủy lợi được xây dựng xong và đi vào hoạt động thì

họ

lượng cát sỏi từ thượng nguồn bổ sung về hạ nguồn các con sông sẽ không còn. Đây là
nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu cát xây dựng trầm trọng. Ban Kinh tế Hội đồng

ại

nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế từng cảnh báo, việc phát triển nhiều công trình thủy điện

Đ

cùng lúc đồng nghĩa với việc sẽ giảm lũ cho vùng hạ lưu các con sông, nhưng đi kèm
với nó là trong vài năm tới địa phương này sẽ thiếu cát sỏi trong xây dựng.


ườ
n

g

Khai thác cát trên các con sông đã đáp ứng nhu cầu các xây dựng trên địa bàn tỉnh,
góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động, đóng góp một lượng lớn ngân sách

Tr

cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng bên cạnh đó có nhiều tổ chức, cá nhân nhận thấy
được nguồn lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động khai thác cát, kinh doanh cát sạn, dẫn đến
khai thác quá mức; khai thác tràn lan, bừa bãi không có quy hoạch; thậm chí sử dụng
các phương tiện khai thác không có giấy phép, khai thác trái phép trên các con sông
thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế làm mất một lượng lớn tài nguyên, thất thu cho
ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng, gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường và xã
hội như tình trạng sạt lở đất bờ sông và hệ thống đê, kè ven các con sông dẫn đến mất

SVTH: Phan Thị Thu Thủy

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể

đất sản xuất nông nghiệp, đất vườn, thiệt hại về nhà ở và ảnh hưởng cảnh quan môi
trường đặc biệt là sông Hương.

Theo quy định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, các thuyền được cấp phép khai
thác cát trên sông Hương chỉ được phép khai thác từ 6 giờ đến 17 giờ hằng ngày.
Nhưng thực tế, nhiều tàu thuyền lại khai thác trộm cả ban đêm, thường từ 23 giờ đến
3-4 giờ sáng hôm sau và lấn sâu vào hai bên bờ sông để hút trộm cát. Từ đầu năm đến

uế

nay, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế - lực lượng Công an đường thủy đã phát hiện 56 vụ
vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi; bắt 56 đối tượng vi phạm, lập biên bản xử

H

lý với tổng số tiền hơn 220 triệu đồng, tịch thu hơn 200m3 cát, sỏi.

tế

Theo Trung tá Lê Viết Sơn – Phó phòng cảnh sát giao thông đường thủy tỉnh Thừa
Thiên Huế cho biết: “việc ngăn chặn cát tặc trên sông Hương gặp rất nhiều khó khăn

in

h

do cát tặc hoạt động ngày càng tinh vi, thường bố trí cảnh giới trên bờ báo cho nhau để

cK

trốn chạy nếu phát hiện lực lượng chức năng. Hơn nữa, cát tặc thường xuyên hoạt
động vào ban đêm, khu vực khai thác nằm ở vùng sâu, vùng xa. Cảnh sát đường thủy


họ

lực lượng mỏng nên khó bố trí khép kín địa bàn. Phương tiện ca nô tốn rất nhiều nhiên
liệu gây khó khăn trong công tác chuyên môn, mặt khác đi ca nô dễ bị cát tặc phát hiện

ại

và trốn chạy”.

Đ

Để chấm dứt tình trạng khai thác cát trái phép như hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế, cần tổ chức quy hoạch địa điểm khai thác tập trung cho các hộ dân, có biện

ườ
n

g

pháp chuyển đổi ngành nghề tạo việc làm ổn định cho người làm nghề khai thác cát sỏi

Tr

trên sông.

SVTH: Phan Thị Thu Thủy

14



×