Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phương pháp dạy tiết bài tập lịch sử trong trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.72 KB, 12 trang )

Tên sáng kiến kinh nghiệm:

PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾT BÀI TẬP LỊCH SỬ
TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG.

Tác giả: Lã Thị Lan Hương

1


Phần thứ nhất:
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong đời sống xã hội, lịch sử có tác dụng quan trọng không chỉ về trí tuệ
mà cả về tình cảm, tư tưởng. Nhận thức lịch sử đúng đắn là một yếu tố khách
quan để hành động đúng, có hiệu quả trong hiện tại. Ngay từ thời Nguyên thuỷ,
khi mới xuất hiện con người đã có nhận thức này để xác định sự phát triển của
cộng đồng như F.Ăng-ghen đã nói: “ Lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy
cũng bắt đầu từ đấy”. Các nhà sử học cổ đại khẳng định: “Lịch sử là cô giáo của
cuộc sống”, “lịch sử là bó đuốc soi đường đi đến tương lai”. Thời trung đại
người ta xem Lịch sử là “ triết học của việc nêu gương”. Trong đấu tranh cách
mạng, các lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới cũng như trong nước, coi việc
nghiên cứu quá khứ lịch sử là một trong những vũ khí đấu tranh sắc bén có hiệu
quả. Như vậy, trong việc nhận thức lịch sử không chỉ biét mà phải hiểu để rút
kinh nghiệm cho hoạt động thực tiễn.
Nhưng hiện nay việc dạy học bộ môn Lịch sử trường phổ thông còn nhiều
hạn chế, học sinh tỏ ra ít hứng thú, say mê học tập bộ môn. Vấn đề này có nhiều
nguyên nhân khác nhau, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là năng
lực tư duy học sinh còn thấp, vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh học tập
thông minh, tránh việc nhồi sọ, giáo điều nhằm hiểu đúng bản chất sự kiện, quá
trình lịch sử.


Là người trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử trong trường THPT tôi khảo
sát và nghiên cứu một trong những biện pháp để nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử trong nhà trường THPT.
- Căn cứ vào công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ đầu năm học
- Căn cứ vào thực trạng của học sinh trong tình hình hiện nay.
- Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội công chức viên chức đầu năm học.
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích chung của hệ thống giáo dục trong trường học: “Giáo dục con
người phát triển toàn diện, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục”.
Dạy học nói chung và dạy học Lịch sử ở trường phổ thông nói riêng là
một quá trình. Đó là một quá trình nhận thức đặc thù, trong đó giáo viên tổ chức,
dẫn dắt học sinh có mục đích, có kế hoạch để học sinh nắm vững những tri thức
cơ sở về văn hoá khoa học và kỹ năng cơ bản. Phát triển năng lực nhận thức dần
dần hình thành cở sở thế giới quan duy vật biện chứng, nhân cách và đạo đức.
2


Cũng như các môn học khác ở trường phổ thông, việc dạy học Lịch sử cũng phải
tiến hành làm bài tập nhằm: tổ chức việc hình thành, củng cố, đánh giá, kiểm tra
tri thức lịch sử được lĩnh hội của học sinh.Cụ thể:
- Hình thành tri thức lịch sử cho học sinh.
- Góp phân giáo dục tư tưởng, tình cảm nhân cách cho học sinh.
- Gây hứng thú học tập, góp phần phát triển tư duy cho học sinh.
- Góp phần rèn luyện kỹ năng bộ môn.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp nghiên cứu dạy học bộ
môn Lịch sử, bao gồm:
- Nghiên cứu các loại tài liệu thành văn, tìm hiểu những cơ sở lý luận của
nâng cao hiệu quả dạy học ở nhà trường.
- Khảo sát tình hình dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, nghiên

cứu các đặc điểm đối tượng, điều kiện mọi mặt trong nhà trường, qua đó
nắm được chất lượng dạy học bộ môn, tìm hiểu nguyên nhân của thực
trạng đó.
- Đề xuất những biện pháp sư phạm phù hợp tiến hành dạy học bộ môn
Lịch sử ở trường phổ thông trung học.
- Thự nghiệm để kiểm chứng những biện pháp sư phạm mà đề tài nêu ra.
Từ đó rút ra kết luận khoa học, nêu những đề xuất từ việc nghiên cứu vấn
đề này.
4. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh phổ thông trung học
- Trong giờ học chính khoá - Tiết học làm bài tập lịch sử
- thời gian nghiên cứu theo khoá học.

Phần thứ hai:
NỘI DUNG
Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
><><><><
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN.

Phát triển tư duy học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
giáo dục phổ thông, trong đó có dạy học Lịch sử.
3


Những năm gần đây khi thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy
học phát huy tính tích cực cho học sinh đã có thêm nhiều tiết học làm bài tập
lịch sử. Mặc dù giáo viên đã tổ chức cho học sinh làm bài tập lịch sử song nhìn
chung chưa phát huy được hiệu quả của một giờ bài tập lịch sử. Do nội dung còn
nghèo nàn, tổ chức thiếu tính thống nhất.

Giáo dục học sinh phải được tiến hành toàn diện cả về tri thức lẫn phẩm
cách đạo đức. Hiệu quả của bài học lịch sử thể hiện chủ yếu ở mặt kiến thức, tư
tưởng, kỹ năng.
1. Về mặt kiến thức.
Qua học tập các em nắm được kiến thức cơ bản của từng bài, từng chương
và sau đó là các khoá trình lịch sử ở mỗi lớp. Việc nắm vững kiến thức Lịch sử
thể hiện trước hết ở việc nắm được những sự kiện, hiện tượng lịch sử, tìm thấy
sợi dây liên hệ giữa chúng, biết lý giải nguyên nhân, diễn biến, biết đánh giá, rút
ra những bài học lịch sử. Thực chất của quá trình nắm vững tri thức lịch sử là
quá trình tạo được những biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện
tượng, nhân vật lịch sử để từ đó hình thành khái niệm và hệ thống các khái niệm,
rút ra quy luật phát triển của nó. Rõ ràng là việc hình thành lĩnh hộ tri thức lịch
sử của học sinh không thuần tuý ở việc trình bày sự kiện hiện tượng lịch sử đó
diễn ra như thế nào, mà quan trọng hơn là biết cách giải thích vì sao nó diễn ra
như vậy, điều đó nó có ý nghĩa gì, mối liên quan giữa các sự kiện lịch sử đó ra
sao.
2. Về mặt tư tưởng.
Thông qua hoạt động tổ chức, hướng dẫn hoạt động nhận thức của học
sinh cần phải đạt được những kết quả giáo dục nhất định. Tức là quá trình tiếp
thu tri thức của học sinh phải phát triển toàn diện: Đức, trí, thể, mỹ, lao động.
Do vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần phải thực hiện khéo léo, không gò
gượng, khiên cưỡng, áp đặt, giáo điều.
3. Về mặt kỹ năng.
Hiệu quả của bài học còn được thể hiện ở việc phát triển toàn diện học
sinh. Những dạng bài tập lịch sử phải giúp học sinh phát triển năng lực nhận
thức độc lập. Qua việc củng cố, ghi nhớ kiến thức, phát huy trí tưởng tượng, học
sinh biết lĩnh hội tri thức một cách chủ động và sáng tạo. Điều này giúp các em
hình thành những tình cảm tốt đẹp, hứng thú học tập, tự giác say mê với nhiệm
vụ của mình.
II. NHIỆM VỤ CẦN NGHIÊN CỨU

4


-

-

5


6


7


8


9


10









11


12



×