Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Phương pháp tính số lượt khách quốc tế và nội địa cấp tỉnh – áp dụng thử nghiệm tại tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 84 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

tế

H
uế

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

Ki

nh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

Đ

ại

họ

c

PHƯƠNG PHÁP TÍNH SỐ LƯỢT KHÁCH QUỐC TẾ VÀ
NỘI ĐỊA CẤP TỈNH - ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM TẠI TỈNH


THỪA THIÊN HUẾ

TRẦN VĂN LỘC

KHÓA HỌC: 2013 - 2017

SVTH: Trần Văn Lộc

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

H
uế

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

nh

tế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Ki


ĐỀ TÀI:

ại

họ

c

PHƯƠNG PHÁP TÍNH SỐ LƯỢT KHÁCH QUỐC TẾ VÀ
NỘI ĐỊA CẤP TỈNH - ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM TẠI TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

Đ

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:
Trần Văn Lộc

Ths. Ngô Sỹ Hùng

MSSV: 13K4081182
Lớp: K47 TKKD

Huế, 05/2017
SVTH: Trần Văn Lộc

ii



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, khóa luận này là do chính tôi nghiên cứu và viết. Các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong khóa luận này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Ths. Ngô Sỹ Hùng, giảng viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Các tài liệu
và số liệu được sử dụng trong khóa luận là trung thực, chính xác. Các kết quả nghiên

Đ

ại

họ

c

Ki

nh

tế

H
uế

cứu của khóa luận là do tôi nghiên cứu, tính toán và chưa được công bố.


SVTH: Trần Văn Lộc

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

Lời Cảm Ơn

Được sự phân công của khoa Hệ Thống Thông Tin Kinh Tế,

Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế và sự đồng ý của giáo viên
hướng dẫn, tôi đã thực hiện đề tài “Phương pháp tính số lượt

khách quốc tế và nội địa cấp tỉnh – áp dụng thử nghiệm tại tỉnh
Thừa Thiên Huế”.

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các

H
uế

thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá

trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại Trường Đại Học Kinh Tế

tế


- Đại Học Huế.

Xin chân thành cảm ơn Ths. Ngô Sỹ Hùng đã tận tình, chu đáo

nh

hướng dẫn tôi trong quá trình chọn đề tài, thu thập số liệu và

Ki

chỉnh sửa báo cáo để hoàn thành khóa luận này.

c

Xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị làm việc tại Cục

họ

Thống Kê tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt các cô, chú, anh, chị làm
việc tại phòng Thương Mại – Giá Cả đã tạo mọi điều kiện để giúp

ại

tôi trong suốt quá trình thực tập làm khóa luận.

Đ

Xin chân thành cảm ơn bạn bè, cộng tác viên đã giúp đỡ tôi

trong quá trình thu thập số liệu sơ cấp, phục vụ cho việc hoàn

thành khóa luận.

Mặc dù bản thân đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách tốt

nhất, song do những hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên

không tránh khỏi thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý của thầy

cô, giáo và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Trần Văn Lộc

Sinh viên

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ..................................................................................................... xi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................1


H
uế

1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................3
2.1 Mục đích chung ........................................................................................................ 3

tế

2.2 Mục đích cụ thể ........................................................................................................ 3

nh

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4
3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 4

Ki

3.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 4

c

4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................4

họ

4.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................... 4
4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .................................................................... 4


ại

4.3 Các phương pháp thống kê khác .............................................................................. 4

Đ

5. Bố cục đề tài ................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..6
1.1 Cơ sở lý luận ..............................................................................................................6
1.1.1 Khái niệm du lịch, khách du lịch ........................................................................... 6
1.1.2 Vai trò của hoạt động du lịch .............................................................................. 10
1.1.3 Quan điểm về kết quả hoạt động kinh doanh du lịch .......................................... 12
1.1.4 Ý nghĩa, vai trò của công tác thống kê du lịch hiện nay ..................................... 14
1.2 Cơ sở thực tiễn .........................................................................................................15
1.2.1 Hệ thống chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ..................................... 15
1.2.1.1 Khái niệm hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh du lịch15
SVTH: Trần Văn Lộc

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

1.2.1.2 Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu kết quả hoạt động du lịch ..........15
1.2.1.3 Các chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động du lịch ...............................................17
1.2.2 Một sô hạn chế của thống kê hoạt động du lịch .................................................. 21
1.3 Phương pháp tính một số chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch
cấp tỉnh ..........................................................................................................................24

1.3.1 Chỉ tiêu hiện vật................................................................................................... 24
1.3.2 Chỉ tiêu giá trị ...................................................................................................... 27
2.1 Giới thiệu về du lịch Thừa Thiên Huế .....................................................................31
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 31

H
uế

2.1.2 Đặc điểm văn hóa, xã hội .................................................................................... 32
2.1.3 Tài nguyên du lịch ............................................................................................... 33
2.1.4 Làng nghề và các sản phẩm thủ công truyền thống ............................................ 36

tế

2.1.5 Các loại hình du lịch chủ yếu .............................................................................. 36

nh

2.1.6 Sản phẩm du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................... 37
2.2 Kết quả thống kê hoạt động kinh doanh du lịch tại Thừa Thiên Huế .....................39

Ki

2.2.1 Chỉ tiêu hiện vật................................................................................................... 40

c

2.2.2 Chỉ tiêu giá trị ...................................................................................................... 43

họ


2.2.3 Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 ..47
2.2.3.1 Dự báo dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân ..................................... 47

ại

2.2.3.2 Dự báo dựa vào tốc độ phát triển bình quân .................................................... 48

Đ

2.2.3.3 Dự báo dựa vào hàm xu thế .............................................................................. 49
2.2.4 Đánh giá dự báo kết quả hoạt động kinh doanh du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2020 52
2.3 Tính thử nghiệm tổng số lượt khách quốc tế và nội địa tại tỉnh Thừa Thiên Huế ..55
2.3.1 Kết quả khảo sát khách du lịch quốc tế và nội địa tại Thừa Thiên Huế .............. 55
2.3.2 Ước tính một số chỉ tiêu kết quả hoạt động du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế .......... 55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ CÔNG TÁC THỐNG
KÊ DU LỊCH ...............................................................................................................57
3.1 Giải pháp phát triển du lịch Thừa thiên Huế 57
3.1.1 Nhóm giải pháp cơ chế chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất, quảng bá và
tiếp thị ............................................................................................................................57
SVTH: Trần Văn Lộc

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

3.1.2 Nhóm giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị về nguồn lực văn hóa – di sản,

nguồn lực tự nhiên và nguồn nhân lực ..........................................................................61
3.1.3 Nhóm giải pháp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch .................62
3.2. Đối với công tác thống kê du lịch...........................................................................64
3.2.1 Về hệ thống các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu về du lịch ....................64
3.2.2.1 Về hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động du lịch................................65
3.2.2.2 Về hình thức thu thập thông tin .........................................................................66
3.2.2.3 Về hệ thống tổ chức thu thập thông tin .............................................................68
3.2.3 Một số giải pháp và kiến nghị khác:.....................................................................69

H
uế

PHẦN 3: KẾT LUẬN ...................................................................................................71

Đ

ại

họ

c

Ki

nh

tế

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................73


SVTH: Trần Văn Lộc

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch

DL

Du lịch

ĐH

Đại học

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

KNĐ

Khách nội địa

KQT


Khách quốc tế

NXB

Nhà xuất bản

Trđ

Triệu đồng

UNWTO

Tổ chức du lịch Thế giới

USD

Đô la Mỹ

VHTT

Văn hóa thể thao

VNĐ

Đồng Việt nam

Đ

ại


họ

c

Ki

nh

tế

H
uế

BVHTTDL

SVTH: Trần Văn Lộc

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Lượng khách lưu trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 - 2015..........40
Bảng 2.2: Biến động lượng khách lưu trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 - 2015 .......40
Bảng 2.3: Doanh thu du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 - 2015 ..........................43
Bảng 2.4: Biến động doanh thu du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 – 2015 .........44
Bảng 2.6: Dự báo chỉ tiêu hiện vật dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân .......48

Bảng 2.7: Dự báo chỉ tiêu giá trị dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân ..........48
Bảng 2.8: Dự báo chỉ tiêu hiện vật dựa vào tốc độ phát triển bình quân ......................49

H
uế

Bảng 2.9: Dự báo chỉ tiêu giá trị dựa vào tốc độ phát triển bình quân .........................49
Bảng 2.10: Kết quả dự báo chỉ tiêu hiện vật dựa vào hàm xu thế .................................51
Bảng 2.11: Kết quả dự báo chỉ tiêu giá trị dựa vào hàm xu thế ....................................52

tế

Bảng 2.12: Bình phương sai số chỉ tiêu hiện vật ...........................................................53

nh

Bảng 2.13: Bình phương sai số chỉ tiêu giá trị ..............................................................54

Ki

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát khách du lịch quốc tế và nội địa tại Thừa Thiên Huế .....55

Đ

ại

họ

c


Bảng 2.15: Ước tính một số chỉ tiêu kết quả hoạt động du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế .56

SVTH: Trần Văn Lộc

ix


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1: Lượng khách lưu trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 – 2015 .......41
Đồ thị 2.2: Số ngày khách do các cơ sở lưu trú phục vụ ...............................................42
Đồ thị 2.3: Doanh thu du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 – 2015 ........................45
Đồ thị 2.4: Doanh thu các cơ sở lưu trú ........................................................................45
Đồ thị 2.5: Doanh thu các cơ sở lữ hành .......................................................................46
Đồ thị 2.6: Hồi qui tuyến tính đơn khách trong nước ...................................................50
Đồ thị 2.7: Hồi qui tuyến tính đơn khách quốc tế .........................................................50

H
uế

Đồ thị 2.8: Hồi qui tuyến tính đơn số ngày khách do các cơ sở lưu trú phục vụ ..........51
Đồ thị 2.9: Hồi qui tuyến tính đơn doanh thu các cơ sở lưu trú ....................................51

Đ

ại


họ

c

Ki

nh

tế

Đồ thị 2.10: Hồi qui tuyến tính đơn doanh thu các cơ sở lữ hành.................................52

SVTH: Trần Văn Lộc

x


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Cách tính tổng số lượt khách nội địa cấp tỉnh từ số đêm lưu trú ....................24
Sơ đồ 2: Cách tính tổng lượt khách nội địa cấp tỉnh, số lượt khách lưu trú ..................25
Sơ đồ 3: Cách tính tổng lượt khách quốc tế cấp tỉnh từ số đêm lưu trú ........................26

Đ

ại


họ

c

Ki

nh

tế

H
uế

Sơ đồ 4: cách tính tổng thu từ khách du lịch tại địa phương .........................................28

SVTH: Trần Văn Lộc

xi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, du lịch ngày càng trở thành một hiện tượng
kinh tế xã hội phổ biến, là nhu cầu không thể thiếu của nhiều nước trên thế giới, đặc
biệt là những nước có nền kinh tế phát triển. Khi xã hội phát triển, đời sống vật chất
tăng lên thì nhu cầu về du lịch cũng tăng lên, du lịch được coi là một trong những tiêu

chí đánh giá mức sống của dân cư, là cầu nối của tình hữu nghị, tạo sự đoàn kết cảm
thông giữa các dân tộc, tạo nên thế giới hòa bình và tôn trọng lẫn nhau. Ở nước ta có

H
uế

tiềm năng du lịch dồi dào và phong phú đã thu hút nhiều khách quốc tế đến thăm con
người và đất nước Việt Nam. Nhận thức được thế mạnh và vị trí của du lịch trong giai
đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang dành cho du lịch một vị trí quan trọng,

tế

đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, coi phát triển du lịch là một định hướng

nh

chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội nhằm góp phần CNH –

Ki

HĐH đất nước.

Trong giai đoạn 2001 – 2016, ngành du lịch đã có bước phát triển rõ rệt và đạt

c

được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ như: Tốc độ tăng trưởng khách du

họ


lịch quốc tế đạt 10,2%/năm, tăng trưởng tăng trưởng khách du lịch nội địa đạt

ại

11,8%/năm. Năm 2016, số khách du lịch quốc tế đạt 10 triệu lượt khách, tăng 4,3 lần

Đ

so với năm 2001, đóng góp trực tiếp ước đạt 6,8% GDP, cả giản tiếp và lan tỏa đạt
14% GDP, hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch ngày càng phát
triển, loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch ngày càng phong phú và đa dạng, chất lượng
và tính chuyên nghiệp từng bước được nâng cao [14]. Lực lượng doanh nghiệp du lịch
lớn mạnh về cả chất lượng và số lượng, tạo được một số thương hiệu uy tín ở trong
nước và quốc tế, bên cạnh đó bước đầu hình thành một số địa bàn và khu du lịch trọng
điểm. Sự phát triển của ngành du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên
thiên nhiên, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, đầy mạnh quá trình hội
nhập, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

SVTH: Trần Văn Lộc

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

Ngày 16/01/2017, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký
ban hành nghị quyết số 08 – NQ/TW về phát triển du lịch trở thành nền kinh tế mũi

nhọn, trong đó đã đưa ra các quan điểm như sau:
- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược
quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành,
lĩnh vực khác, nhưng không nhất thiết địa phương nào cũng xác định du lịch là ngành
kinh tế mũi nhọn.
- Phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành,
liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh

H
uế

cao, xã hội hóa cao và có nội dung văn hóa sâu sắc, tăng cường liên kết trong nước và
quốc tế, chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi
giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch.

tế

- Phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, tạo điều kiện thuận lợi

nh

để nhân dân và du khách quốc tế tham quan, tìm hiểu, khám phá cảnh quan, di sản
lịch từ tất cả các thị trường.

Ki

thiên nhiên và văn hóa của đất nước, tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du

c


- Phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá

họ

trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ môi trường và thiên nhiên, giải quyết tốt
toàn xã hội.

ại

vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an

Đ

- Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành,
của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, phát huy mạnh
mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của
nhà nước, tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch.
Nghị quyết số 08 – NQ/TW và phát triển du lịch cũng đề ra các mục tiêu rõ ràng là:
- Đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở
vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa
dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các
nước trong khu vực.
SVTH: Trần Văn Lộc

2


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

- Thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du
lịch nội địa, đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD, giá trị
xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỉ USD, tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu
việc làm trực tiếp.
- Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước
có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Ngành du lịch là một ngành kinh tế xã hội dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu
tham quan, giải trí, nghỉ ngơi có hoặc không có kết hợp với các hoạt động khác như:
công vụ, chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học … Ngành du lịch mang lại nhiều

H
uế

kết quả lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục … đặc biệt du lịch mang lại nguồn thu ngoại
tệ lớn thông qua việc xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, thu hút

tế

được rất nhiều lao động ở các trình độ khác nhau, tạo điều kiện cho ngành kinh tế khác
phát triển. Tuy nhiên việc thống kê về kết quả hoạt động kinh doanh du lịch còn một

nh

số bất cập, chưa thống kê đúng và đủ số lượt khách du lịch quốc tế và nội địa, như vậy

Ki


giải pháp trước mắt là hoàn thiện công tác thống kê số lượt khách du lịch, từ đó hoàn
thiện hệ thống chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh du lịch, làm cơ sở đáp ứng yêu

c

cầu của các cấp ngành quản lý, thể hiện đúng vai trò quan trọng của du lịch. Trên cơ

họ

sở đó để nghiên cứu đề tài: “Phương pháp tính số lượt khách quốc tế và nội địa cấp
tỉnh – áp dụng thử nghiệm tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.

ại

2. Mục đích nghiên cứu

Đ

2.1 Mục đích chung

Giải quyết vấn đề thống kê số lượt khách quốc tế và nội địa hiện nay ở phạm vi
cấp tỉnh, thành phố có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.
Hoàn thiện công tác thống kê kết quả kinh doanh du lịch ở phạm vi cấp tỉnh trên
cơ sở hoàn thiện các chỉ tiêu thống kê số lượt khách và chỉ tiêu thống kê kết quả kinh
doanh du lịch.
2.2 Mục đích cụ thể
Nghiên tổng quan về du lịch tại Thừa Thiên Huế.
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Thừa Thiên Huế, dự báo kết
quả hoạt động kinh doanh du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
SVTH: Trần Văn Lộc


3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch, đưa ra ưu điểm và hạn chế.
Tham khảo tài liệu, khảo sát để hoàn thiện phương pháp tính đã đề xuất.
Khảo sát, thu thập số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Áp dụng và tính toán thử nghiệm cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cho phát triển du lịch tại Thừa Thiên Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến phương pháp tính tổng số lượt
khách quốc tế và nội địa ở phạm vi cấp tỉnh.

H
uế

Đối tượng khảo sát: Khách du lịch quốc tế và nội địa đến tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu

nh

4.1 Phương pháp thu thập số liệu


tế

Về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01 năm 2017 tới tháng 04 năm 2017.

Ki

Nghiên cứu sử dụng số liệu từ các nguồn là thứ cấp và sơ cấp:
a) Đối với số liệu thứ cấp

c

- Thu thập số liệu thông qua các báo cáo liên quan tới du lịch từ phòng Thương

họ

mại – Giá cả, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế.

ại

- Tìm hiểu từ các giáo trình, các tài liệu, các đề tài nghiên cứu liên quan.
- Thu thập từ các trang wed liên quan tới du lịch, báo chí, tạp chí.

Đ

b) Đối với số liệu sơ cấp
- Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp khách du lịch quốc
tế và nội địa tại các điểm đến du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Sau khi tiến hành điều điều tra, số liệu được tổng hợp, tính toán thông qua việc

sử dụng phần mềm Excel.
4.3 Các phương pháp thống kê khác
- Thống kê mô tả.
- Dự báo trong thống kê.
- So sánh, tính toán tỉ lệ khách du lịch giữa các nhóm khách khác nhau.
SVTH: Trần Văn Lộc

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài nghiên cứu gồm 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Phương pháp tính tổng số lượt khách quốc tế và nội địa cấp tỉnh – áp
dụng thử nghiệm tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đ

ại

họ

c

Ki


nh

tế

H
uế

Chương 3: Giải pháp.

SVTH: Trần Văn Lộc

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm du lịch, khách du lịch
Để nghiên cứu về du lịch, trước tiên cần biết và hiểu rõ các khái niệm cơ bản về
du lịch và khách du lịch.
• Khái niệm du lịch:

H
uế


Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ
ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hoạt

tế

động du lịch liên quan trực tiếp đến cuộc sống con người, nó đáp ứng được các nhu
cầu của con người, của xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay nhận thức về du lịch vẫn chưa

nh

thống nhất, có nhiều tổ chức quốc tế cũng như trong nước đưa ra các khái niệm khác

Ki

nhau dựa trên các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung có một số cách tiếp
cận phổ biến về du lịch như sau:

c

- Thứ nhất, coi du lịch là một hiện tượng xã hội, với cách tiếp cận này, du lịch

họ

được hiểu là:

Theo Ausher: Du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân.

ại


Theo Nguyễn Khắc Viện: Du lịch là mở rộng không gian văn hóa của con người

Đ

hướng tới một điểm nhất định nhưng không phải là nơi ở thường xuyên của họ.
Theo Guer Freuler: Du lịch là một hiện tượng của thời đại, dựa trên sự tăng
trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa
vào sự phát sinh, phát triển của tình cảm đối với thiên nhiên.
- Thứ hai, coi du lịch là quá trình hoạt động của con người trong xã hội, theo
cách tiếp cận này có một số khái niệm như sau:
Theo PGS.TS Trần Nhạn: Du lịch là quá trình hoạt đông của con người rời quê
hương đến một nơi khác với mục đích là được cảm nhận những giá trị vật chất và tinh
thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương không nhằm mục đích sinh lời được tính
bằng đồng tiền.
SVTH: Trần Văn Lộc

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

Theo Hunziker và Kraf: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt
nguồn từ cuộc hành trình là lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải
là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ.
- Thứ ba, coi du lịch là một ngành kinh tế, theo cách tiếp cận này có các khái
niệm sau:
Theo nhà kinh tế học Kalfiotis: Du lịch là sự di chuyển tạm thời của các cá nhân
hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức do đó

tạo nên các mối quan hệ kinh tế.
Năm 1963, hội nghị Liên Hợp Quốc cho rằng: Du lịch là tổng hợp các mối quan
hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của các

H
uế

cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục
đích hòa bình.

tế

- Còn các học giả Việt Nam cho rằng du lịch phải được hiểu theo hai nghĩa:
Nghĩa thứ nhất: Du lịch là một đợt nghỉ dưỡng, tham quan tích cực của con

nh

người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí xem danh lam thắng cảnh, di

Ki

tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật …

Nghĩa thứ hai: Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về

c

nhiều mặt như nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc,

họ


từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu

ại

nghị đối với dân tộc mình. Về mặt kinh tế, du lịch có thể coi là hình thức xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.

Đ

- Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu thống kê, du lịch cần được hiểu theo nghĩa
đầy đủ nhất nhằm phục vụ cho quá trình thống kê du lịch. Dưới đây là một số khái
niệm được xem là phản ánh đầy đủ nhất các bản chất về du lịch :
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc
Liên Hiệp Quốc, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm
trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích
nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác,
trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định
cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một
dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
SVTH: Trần Văn Lộc

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

Theo Luật Du lịch năm 2016, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi

của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên
tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tham dự hội nghị, hội thảo
hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
• Khái niệm khách du lịch :
Đã có rất nhiều các khái niệm khác nhau về khách du lịch, định nghĩa đầu tiên
xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII tại Pháp, theo đó khách du lịch là người thực hiện một
cuộc hành trình lớn “Faire le grand tour”. Cuộc hành trình lớn là cuộc hành trình từ
Paris đến Đông nam nước Pháp.
hành trình lớn trên đất liền xuyên nước Anh.

H
uế

Năm 1800 tại Anh, khách du lịch cũng được định nghĩa là người thực hiện cuộc
Đầu thế kỷ XX, Iozef Stander - nhà kinh tế học người Áo cho rằng: Khách du

tế

lịch là khách xa hoa ở lại theo ý thích, ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn

nh

những nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế.
Giáo sư Khadginicolov của Bungari đã đưa ra khái niệm: Khách du lịch Là người

Ki

hành trình tự nguyện với những mục đích hoà bình, trong cuộc hành trình của mình họ đi

c


qua những chặng đường khác nhau và thay đổi một hoặc nhiều lần nơi cư trú của mình.

họ

Một người Anh khác là Morval lại cho rằng: Khách du lịch là người đến đất nước
khác theo nhiều nguyên nhân khác nhau, những nguyên nhân đó khác biệt với những

ại

nguyên nhân phát sinh để cư trú thường xuyên và để làm thương nghiệp, ở đó họ phải

Đ

tiêu tiền kiếm ra ở nơi khác.
Nhà kinh tế học người Anh Odgilvi khẳng định: Một người được coi là khách du
lịch phải thoả mãn hai điều kiện, phải xa nhà với khoảng thời gian dưới một năm và ở
nơi đó phải tiêu những khoản tiền đã tiết kiệm ở nơi khác.
Theo luật du lịch 2016: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch
trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
Ngoài ra khái niệm khách du lịch theo Giáo trình kinh tế du lịch của Đại học
Kinh tế Quốc dân, khách du lịch được định nghĩa là những người đi ra khỏi môi
trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12
tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi
SVTH: Trần Văn Lộc

8


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động để đem lại thu nhập
và kiếm sống ở nơi đến. Khái niệm khách du lịch được áp dụng cho cả khách du lịch
quốc tế và khách du lịch trong nước, cho cả khách du lịch trong ngày và khách đi du
lịch có nghỉ qua đêm.
Việc phân loại khách du lịch có thể trên cơ sở các tiêu chí sau:
i) Căn cứ vào nơi cư trú của khách du lịch, khách du lịch bao gồm khách du
lịch quốc tế và khách du lịch nội địa:
- Khách du lịch quốc tế: Là những người mang quốc tịch nước ngoài hoặc có thể là
kiều bào của nước này, đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của một nước đang cư

H
uế

trú, đến việt nam trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích của chuyến đi là
không để tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm sống ở Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế đến việt nam không bao gồm các trường hợp sau:

tế

+ Những người đến và sống như một người cư trú ở việt nam kể cả những người

nh

đi theo sống dựa vào họ.

+ Những người dân lao động cư trú ở vùng biên giới hằng ngày đi lại làm việc


Ki

qua biên giới Việt Nam.

c

+ Những nhân viên đại sứ quán, lãnh sứ quán, tùy viên quân sự đến làm nhiệm

họ

vụ tại Việt Nam và những người đi theo sống nhờ vào họ.
+ Những người quá cảnh Việt Nam, nghỉ tại cơ sở lưu trú chỉ với mục đích chờ

ại

chuyến bay để đến một nước khác.

Đ

- Khách du lịch trong nước (khách du lịch nội địa): Là những người mang quốc
tịch Việt Nam đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác
ở trong lãnh thổ Việt Nam với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng và mục đích chính của
chuyến đi là để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí … ngoài việc tiến hành các hoạt
động đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến.
Khách du lịch trong nước không bao gồm các trường hợp sau:
+ Những người định cư ở nơi này đến một nơi khác với mục đích thường trú ở đó.
+ Những người đi đến nơi khác ở trong nước với mục đích để tiến hành các hoạt
động mang lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến.
+ Những người đến và làm việc tạm thời ở nơi đến.
SVTH: Trần Văn Lộc


9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

+ Những người đi lại theo lịch thường xuyên giữa các vùng lân cận để làm việc,
giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
+ Những người du mục và những người không có nơi cư trú cố định.
+ Những người tham gia chuyến đi diễn tập của các lực lượng vũ trang.
ii) Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi, khách du lịch được phân thành
khách du lịch theo tour và khách du lịch tự tổ chức:
- Khách du lịch theo tour: Là những người đi theo chuyến đi theo chuyến du lịch
được tổ chức và phục vụ trọn gói hay không trọn gói do các đơn vị kinh doanh du lịch
lữ hành đứng ra tổ chức. Khách du lịch theo tour được các đơn vị du lịch lữ hành lo

H
uế

phương tiện đi lại, ăn ở, các chương trình vui chơi giải trí, tham quan ... từ lúc bắt đầu
cho đến khi kết thúc chuyến đi.

- Khách du lịch không theo tour (tự sắp xếp): Là những người tự đứng ra tổ chức,

tế

sắp xếp chuyến đi cho mình hay cả đoàn về phương tiện đi lại, ăn ở, các chương trình


nh

vui chơi giải trí…

iii) Căn cứ vào thời gian lưu trú, khách du lịch được phân thành khách du lịch

Ki

trong ngày (khách tham quan) hoặc khách du lịch nghỉ qua đêm (khách lưu trú):

c

- Khách du lịch nghỉ qua đêm: Khách nghỉ ít nhất một đêm tại cơ sở lưu trú tập

họ

thể hoặc tư nhân tại nơi họ đến thăm

- Khách du lịch trong ngày: Khách không nghỉ lại qua đêm tại một cơ sở lưu trú

ại

tập thể hoặc tư nhân tại nơi họ đến thăm.

Đ

1.1.2 Vai trò của hoạt động du lịch
Tìm hiểu vai trò của hoạt động du lịch để hiểu hơn về những đóng góp to lớn của
du lịch mang lại đối với sự phát triển của đất nước và tầm ảnh hưởng của du lịch tới
các ngành kinh tế khác, các lĩnh vực khác.

Du lịch là hiện tượng của một xã hội có trình độ cao, là ngành dịch vụ mà sản
phẩm của nó dựa trên sản phẩm có chất lượng cao của nhiều ngành kinh tế khác nhau,
tuy du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt nhưng nó phụ thuộc nhiều
vào sự phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế tác động trực tiếp và nhiều mặt đến hoạt
động du lịch, khi nền kinh tế phát triển thì người dân có cuộc sống ổn định, mức sống
được cải thiện và nâng cao, thời gian nhàn rỗi của họ nhiều hơn, khi đó, nhu cầu cho
SVTH: Trần Văn Lộc

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

việc vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, … càng cao. Mặt khác kinh tế phát triển sẽ tạo môi
trường thuận lợi cho việc phục vụ nhu cầu đa dạng của khách, các ngành kinh tế phát
triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch.
Nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm đã cung cấp một khối lượng lớn
lương thực và thực phẩm cho ngành du lịch. Bên cạnh đó, ngành xây dựng, giao thông
vận tải cũng có vai trò quan trọng đối với ngành du lịch, đó là những ngôi nhà đẹp,
những công trình kiến trúc kỳ công, … những tuyến đường giao thông tạo thuận lợi
cho việc vận chuyển khách… Ngoài ra, thông tin liên lạc cũng ảnh hưởng sâu sắc đến
du lịch. Các phương tiện truyền tin nhanh sẽ tạo điều kiện trong việc quảng bá du lịch

H
uế

một cách có hiệu quả, sẽ thông tin đến cho hàng triệu khách hàng trên thế giới,…
Ngược lại, du lịch cũng tác động trở lại đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc

gia, du lịch có vai trò lớn đối với nền kinh tế và đối với văn hoá xã hội, chính trị địa

tế

phương. Dưới góc độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh doanh đạt hiệu quả cao, có

nh

vốn đầu tư lớn, … So với ngoại thương, du lịch cũng có nhiều ưu thế nổi trội, hoạt
động du lịch làm biến đổi cán cân thu chi của khu vực và đất nước, du khách quốc tế

Ki

mang ngoại tệ vào đất nước, làm tăng ngoại tệ cho đất nước đến. Ngược lại, phần chi

c

ngoại tệ tăng lên đối với quốc gia có người đi du lịch nước ngoài, trong phạm vi của

họ

một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, cán cân
thu chi này đối với các vùng có trình độ kinh tế khác nhau và có tác dụng điều hoà

ại

nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển, kích thích sự

Đ


tăng trưởng các vùng sâu, vùng xa.
Một khu vực đã là điểm du lịch, thì ở đó phải có khối lượng vật tư, hàng hoá các
loại… điều này đã kích thích được các ngành khác phát triển như nông nghiệp, công
nghiệp chế biến, xây dựng, giao thông vận tải, …. Mặt khác, hàng hoá du lịch đòi hỏi
chất lượng cao, đa dạng, phong phú và có tính hấp dẫn, điều này có nghĩa hàng hoá
phải được sản xuất với công nghệ cao, buộc các doanh nghiệp sản xuất này phải có các
trang thiết bị hiện đại, công nhân có tay nghề cao, … nhằm tạo nhiều công ăn việc làm
cho người lao động.
Mặt khác, du lịch quốc tế là một hình thức xuất khẩu tại chỗ rất nhiều mặt hàng
khác ngoài chương trình du lịch, mà không cần nhiều lao động, chênh lệch giữa người
SVTH: Trần Văn Lộc

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

tiêu dùng và người cung ứng không quá cao, nhiều mặt hàng xuất khẩu tại chỗ đôi khi
không cần thiết phải đóng gói và bảo quản phức tạp.
Như vậy, du lịch có tác dụng tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế khu vực, nhiều
nước trên thế giới coi du lịch là cứu cánh để mong muốn vực dậy nền kinh tế ốm yếu
của mình, du lịch là ngành công nghiệp không có khói, là “con gà đẻ trứng vàng”.
Du lịch không chỉ tác động đến kinh tế khu vực mà còn có ý nghĩa rất quan trọng
trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, trên bình diện là ngành văn hoá-xã hội, du lịch mang
lại hiệu quả về mặt xã hội đối với con người. Du lịch không chỉ tận hưởng vẻ đẹp thiên
nhiên mà còn khám phá tài nguyên nhân văn, điều đó có nghĩa du lịch nhằm nâng cao

H

uế

chất lượng cuộc sống của con người, nâng cao sự hiểu biết, mở mang quan hệ của các
du khách,…. tạo điều kiện bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, giữ gìn bản sắc dân tộc quốc
gia, tăng cường các mối quan hệ dân tộc, xã hội, tình hữu nghị và sự hiểu biết về con

tế

người với nhau giữa các quốc gia.

Như vậy, du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp, có tác dụng góp

nh

phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển nhiều
và giữa các quốc gia với nhau.

Ki

ngành kinh tế, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá- xã hội giữa các vùng

c

Nhận thức được vai trò của ngành du lịch, nhiều nước đã chú trọng và có những

họ

chiến lược phát triển du lịch, coi là ngành kinh tế quan trọng đạt hiệu quả cao.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến sự phát triển ngành du lịch, xác


ại

định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch là phương hướng chiến lược

Đ

quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế, xã hội góp phần thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Hiện nay,
ngành du lịch đã và đang phát huy vai trò đó trong nền kinh tế và đã có nhiều chuyển
biến tích cực, đạt nhiều kết quả khả quan về lượng khách đến, về doanh thu, về lợi
nhuận, về kết quả sản xuất, về thu nhập xã hội từ du lịch, …
1.1.3 Quan điểm về kết quả hoạt động kinh doanh du lịch
Sản xuất là hoạt động của con người để tạo ra những sản phẩm hữu ích, sản phẩm
vật chất và sản phẩm dịch vụ, nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho xã hội cho sản
xuất, cho đời sống, cho tích luỹ cho xuất khẩu. Song không phải mọi hoạt động nói
trên đều được coi là sản xuất.
SVTH: Trần Văn Lộc

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

Kết quả của quá trình sản xuất xã hội là sản phẩm xã hội, sản phẩm xã hội là toàn
bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ, hữu ích, trực tiếp do lao động sản xuất sáng tạo ra
trong một thời kỳ nhất định. Kết quả của sản xuất bao gồm cả sản phẩm vật chất và
sản phẩm dịch vụ.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm

mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội được thể hiện là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm
dịch vụ, mà những sản phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn hoá
của người tiêu dùng, phải được xã hội chấp nhận.
Đối với du lịch, hoạt động sản xuất kinh doanh du lịch tạo ra các sản phẩm dịch

H
uế

vụ đặc biệt như: Kinh doanh dịch vụ lữ hành, kinh doanh dịch vụ khách sạn, dịch vụ
ăn uống, dịch vụ vận tải hành khách và một số dịch vụ khác liên quan. Những sản
phẩm này phải phù hợp với tiêu chuẩn quy định, phục vụ được mọi nhu cầu đa dạng

tế

của khách đi du lịch.

nh

Kết quả hoạt động du lịch được đánh giá qua các chỉ tiêu như: Số khách, số ngày
khách, doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, thu nhập xã hội từ du

Ki

lịch, số cơ sở lưu trú,…

c

Kết quả hoạt động du lịch bao gồm những nội dung sau:

họ


Kết quả hoạt động du lịch phải do lao động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực
và hưởng thụ.

ại

du lịch tạo ra có đủ tiêu chuẩn chất lượng mà Nhà nước quy định theo yêu cầu sử dụng

Đ

Kết quả hoạt động du lịch đáp ứng được mọi yêu cầu tiêu dùng đa dạng của cá
nhân, của cộng đồng có nhu cầu đi du lịch, do đó sản phẩm của các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch tạo ra phải có giá trị sử dụng và giá trị hưởng thụ, nếu sản phẩm dịch vụ
này không được tiêu dùng thì sẽ không có giá trị, nếu tiêu dùng càng nhiều càng có giá
trị. Song giá trị sử dụng của những sản phẩm này phụ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật, nền văn minh xã hội…
Kết quả hoạt động du lịch đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp,
do vậy chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch không vượt quá giới hạn lợi ích kinh tế
của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Lợi nhuận của doanh nghiệp thể hiện ở chi phí
sản xuất không vượt quá giá bán các sản phẩm dịch vụ du lịch cho khách và lợi ích của
SVTH: Trần Văn Lộc

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng

người tiêu dùng thể hiện ở khả năng thanh toán khi mua hàng và mức tiết kiệm trong

quá trình sử dụng sản phẩm.
Kết quả hoạt động du lịch mang lại lợi ích kinh tế chung cho tiêu dùng xã hội,
được biểu hiện bằng kết quả tiếp nhận, tiết kiệm chi phí, tiền của, thời gian sử dụng
sản phẩm và giảm thiệt hại cho môi trường xã hội.
1.1.4 Ý nghĩa, vai trò của công tác thống kê du lịch hiện nay
Nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch là quá trình nghiên cứu, đánh giá toàn bộ
quá trình hoạt động và kết quả của hoạt động đó, bao gồm toàn bộ kết quả kinh doanh
của các doanh nghiệp du lịch, các dịch vụ liên quan. Đó là toàn bộ kết quả sản xuất

H
uế

của các hoạt động như lữ hành, khách sạn, ăn uống, lưu trú, bán hàng hoá lưu niệm,
dịch vụ vận chuyển khách, dịch vụ giải trí, nghỉ ngơi, dưỡng bệnh…
Thống kê kết quả hoạt động du lịch nhằm phản ánh được chất lượng của sản

tế

phẩm du lịch, chất lượng của hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được

nh

khai thác, trên cơ sở đó để đề ra các phương án giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

Ki

kinh doanh du lịch.

Trong phạm vi một quốc gia, nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch có ý nghĩa:


c

Kết quả hoạt động du lịch là cơ sở để phát hiện những khả năng tiềm tàng từ đó

họ

cho phép đưa ra phương hướng nhằm cải tiến cơ chế quản lý trong lĩnh vực du lịch.

ại

Nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch một quốc gia là cơ sở để đánh giá sự phát

Đ

triển của toàn ngành trong từng giai đoạn phát triển, từ đó xác định được vị thế của
ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Đó là tiền đề để các nhà quản lý trong lĩnh
vực du lịch đưa ra các chính sách, các chiến lược phát triển ngành phù hợp.
Thống kê kết quả hoạt động du lịch là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng
trong thống kê kinh tế nói chung và thống kê về du lịch nói riêng, bao gồm các nhiệm
vụ sau:
- Xác định đúng kết quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh du lịch và của toàn
ngành qua các chỉ tiêu: Số lượng khách, số ngày lưu trú của khách, kết cấu khách, tổng
doanh thu, kết cấu doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, thu nhập xã
hội từ du lịch…nhưng tránh việc tính trùng các kết quả.
SVTH: Trần Văn Lộc

14



×