Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá mè trắng trong lồng tại xã thủy tân, thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.66 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN



́H

U

Ế

------

IN

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI CÁ MÈ

K

TRẮNG TRONG LỒNG TẠI XÃ THỦY TÂN, THỊ XÃ

Đ
A

̣I H


O

̣C

HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

PHAN THỊ DUYÊN

KHÓA HỌC: 2014 - 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN



́H

U

Ế

------

IN

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


K

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI CÁ MÈ

̣C

TRẮNG TRONG LỒNG TẠI XÃ THỦY TÂN, THỊ XÃ

Đ
A

̣I H

O

HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn

Phan Thị Duyên

PGS.TS Bùi Đức Tính

Lớp: K48B KTNN
Niên khóa: 2014 – 2018

Huế, 04/2018



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành được Khóa luận tốt nghiệp hoàn chỉnh như ngày hôm nay, ngoài
sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ, quan tâm của nhiều tổ chức và cá nhân.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Huế, Khoa Kinh tế
và Phát đã cho tôi một môi trường đào tạo rất tốt. Nơi đây đã giúp tôi tích lũy được

U

Ế

những kiến thức chuyên ngành và các kiến thức liên quan để tôi có thể hoàn thành

́H

Khóa luận này.

Đặc biệt cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới



PGS.TS Bùi Đức Tính, người đã trực tiếp giảng dạy, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi

H


trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Khóa luận.

IN

Qua đây, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn lãnh đạo phòng ban tại Ủy ban nhân dân thị xã
Hương Thủy và Ủy ban nhân dân xã Thủy Tân đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận

K

lợi và cung cấp một số tài liệu để tôi hoàn thành Khóa luận này; giúp tôi tích lũy được

O

vàng, tự tin hơn.

̣C

những kinh nghiệm quý báu để làm hành trang bước vào tương lai một cách vững

̣I H

Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt và chân thành nhất đến sự giúp đỡ, chia sẻ khó
khăn, động viên và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt từ phía gia đình và bạn bè trong

Đ
A

suốt thời gian qua.


Và cuối cùng, mặc dù tôi đã có nhiều nỗ lực trong suốt quá trình nghiên cứu,

nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy tôi rất mong
nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của các tổ chức, quý thầy cô và bạn bè để Khóa
luân của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Phan Thị Duyên

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................................... vii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1

U

Ế

1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................1


́H

2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung. ........................................................................................................2



2.2 Mục tiêu cụ thể..........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................3

H

3.1 Đối tượng nghiên cứu. ..............................................................................................3

IN

3.2 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................3

K

4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................3
4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu......................................................................3

̣C

4.2 Phương pháp xử lí số liệu .........................................................................................4

O

4.3 Phương pháp phân tích. ............................................................................................4


̣I H

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ

Đ
A

NUÔI CÁ MÈ TRẮNG TRONG LỒNG ....................................................................5
1.1 Lí luận cơ bản về hiệu quả kinh tế ............................................................................5
1.1.1 Các quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh tế .............................................................5
1.1.2 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế ...........................................................7
1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh tế.......................................................................................8
1.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả nuôi cá mè trắng trong lồng................9
1.1.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất .............................................................14
1.1.4.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế...........................................................16
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi cá mè trắng trong lồng......................9
SVTH: Phan Thị Duyên

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

1.1.6 Đặc điểm về cá mè trắng.......................................................................................10
1.1.7 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế......................................................16
1.2 Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................17

1.2.1 Thực trạng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam .........................................................17
1.2.2 Thực trạng nuôi trồng thủy sản tại Thừa Thiên Huế ............................................19
1.3 Các công trình nghiên cứu của các tác giả khác về hiệu quả nuôi cá lồng.............22
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI CÁ MÈ TRẮNG TRONG LỒNG

Ế

TẠI XÃ THỦY TÂN, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .....23

U

2.1 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...............................................................23

́H

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên .................................................................................23



2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .....................................................................................24
2.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu.................................................................29

H

2.2.2 Số hộ nuôi cá mè trắng trong lồng tại xã qua ba năm 2015 – 2017 .....................32

IN

2.3TÌNH HÌNH NUÔI CÁ MÈ TRẮNG TRONG LỒNG CỦA CÁ HỘ ĐIỀU TRA.
.......................................................................................................................................33


K

2.3.1 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra ....................................................................33

̣C

2.3.2 Diện tích, sản lượng, năng suất của các hộ điều tra..............................................37

O

2.3.3 Chi phí đầu tư cho nuôi cá mè trắng trong lồng ...................................................38

̣I H

2.3.4 Kết quả và hiệu quả nuôi cá mè trắng trong lồng của các hộ điều tra..................41
2.3.5 Các vấn đề liên quan đến thị trường tiêu thụ cá mè trắng ....................................44

Đ
A

2.4 Những khó khăn và thách thức trong nuôi cá mè trắng trong lồng ở xã Thủy Tân ....48
2.4.1 Mức độ khó khăn của một số yếu tố đối với việc nuôi cá mè trắng trong lồng của
các hộ điều tra................................................................................................................49
2.4.2 Một số khó khăn khác...........................................................................................53
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔ HÌNH NUÔI CÁ MÈ
TRẮNG TRONG LỒNG Ở XÃ THỦY TÂN, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ. ...................................................................................................54
3.1 Các định hướng phát triển mô hình nuôi cá mè trắng theo hướng bền vững .........54
3.1.1 Định hướng phát triển chung xã Thủy Tân...........................................................54


SVTH: Phan Thị Duyên

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

3.1.2 Định hướng cụ thể để phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá mè
trắng trong lồng nói riêng tại địa phương......................................................................54
3.2 Giải pháp phát triển mô hình nuôi cá mè trắng trong lồng theo hướng bền vững ......55
3.2.1 Các giải pháp cụ thể đối với hộ nuôi ....................................................................55
3.2.2 Giải pháp đối với chính quyền địa phương ..........................................................57
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................59
1. Kết luận .....................................................................................................................59

Ế

2. Kiến nghị ...................................................................................................................60

Đ
A

̣I H

O

̣C


K

IN

H



́H

U

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................63

SVTH: Phan Thị Duyên

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

TÊN VIẾT TẮT

Ý NGHĨA


UBND

Uỷ ban nhân dân

2

HQKT

Hiệu quả kinh tế

3

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

4



Lao động

5

BQC

Bình quân chung

6


KHTSCĐ

Khấu hao tài sản cố định

7

DN

Doanh nghiệp

8

NTD

Người tiêu dùng

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN


H



́H

U

Ế

1

SVTH: Phan Thị Duyên

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Quy mô mẫu điều tra theo tỷ lệ sai số................................................................4
Bảng 2: Sức sinh sản của cá ở các giai đoạn phát triển khác nhau ...............................14
Bảng 3: Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản Việt Nam 2015 – 2017................19
Bảng 4: Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế...................20
Bảng 5: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã qua 3 năm 2015 – 2017 ..................25
Bảng 6: Tình hình sử dụng đất đai của xã Thủy Tân qua ba năm 2015 – 2017............26

U


Ế

Bảng 7: Diện tích, số lồng, năng suất, sản lượng cá mè trắng trong lồng của xã giai

́H

đoạn 2015 - 2017 ...........................................................................................................31
Bảng 8: Số hộ nuôi cá mè trắng trong lồng tại xã qua ba năm 2015 – 2017.................33



Bảng 9: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra......................................34
Bảng 10: Diện tích, năng suất, sản lượng cá mè trắng của các hộ điều tra ...................37

H

Bảng 11: Chi phí và cơ cấu chi phí của các hộ điều tra tại địa bàn xã..........................39

IN

Bảng 12: Kết quả và hiệu quả nuôi cá mè trắng trong lồng của các hộ điều tra (bình

K

quân/m3/vụ) ...................................................................................................................42
Bảng 14: Các quyết định về giá trong quan hệ mua - bán cá mè trắng của các hộ điều

̣C


tra ...................................................................................................................................45

O

Bảng 15: Phương thức chi trả của người mua đối với các hộ nuôi cá mè trắng ...........46

̣I H

Bảng 16: Ảnh hưởng của các yếu tố đến việc nuôi cá mè trắng trong lồng của các hộ

Đ
A

điều tra ...........................................................................................................................49

SVTH: Phan Thị Duyên

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Đ
A

̣I H


O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ sản phẩm cá mè trắng trong lồng của các hộ điều tra ..............47

SVTH: Phan Thị Duyên

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nghề nuôi trồng thủy sản
phát triển và cũng là nước có lịch sử phát triển lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử
đến nay nuôi trồng thủy sản đã thành một bộ phận quan trọng đóng góp không nhỏ cho
nền kinh tế quốc dân. Nuôi trồng thủy sản đã trở thành một hoạt động sản xuất chủ yếu

Ế

đối với nhiều ngư dân Việt Nam. Nuôi trồng thủy sản không những là nhân tố quan

U

trọng trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn mà còn đóng một số vai trò nhất định

́H

trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp thực phẩm hàng ngày cho nhân dân, cung cấp



nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, y tế, góp phần tăng tích lũy vốn, xuất
khẩu thu về ngoại tệ cho nhà nước, tạo việc làm cho người lao động, góp phần vào

H

công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

IN


Qua các năm, ngành thủy sản đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Cụ
thể, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam về xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2010 -2015 có

K

xu hướng tăng dần ( năm 2010 đạt 5 tỷ USD, năm 2015 đạt 6,6 tỷ USD). Nhưng năm

̣C

2015 là một năm khó khăn của ngành thủy sản, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 6,6 tỷ

O

USD, giảm 16% so với năm 2014, trong đó cả 3 mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính là

̣I H

tôm, cá tra và cá ngừ đồng loạt giảm.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh có sẵn lợi thế để phát triển mạnh ngành nuôi cá nước

Đ
A

ngọt nói chung và cá lồng bè nói riêng, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt kinh tế và xã
hội trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nó đã thực sự bùng nổ và mang lại những
hiệu quả đáng ghi nhận.
Hương Thủy là một trong những thị xã có diện tích rộng lớn của tỉnh Thừa Thiên
Huế, có diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản khá phong phú, đặc biệt là xã Thủy
Tân, có lợi thế từ nguồn nước sông Đại Giang chảy qua địa bàn là một trong những địa
phương có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi cá nước ngọt nói chung và cá

lồng bè nói riêng. Do vậy mô hình nuôi cá lồng bè ở đây rất phát triển với loại cá được
thả nuôi chủ yếu là cá mè trắng, đặc biệt trong vài năm trở lại đây thu hút được một
SVTH: Phan Thị Duyên

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

lực lượng lao động khá lớn. Bên cạnh việc tận dụng những lợi thế về điều kiện tự
nhiên (ao, hồ, sông, thức ăn, giống), Thủy Tân còn có lực lượng lao động dồi dào. Mô
hình nuôi cá mè trắng trong lồng đang là một mô hình tiềm năng và có hiệu quả ở địa
bàn xã, nó đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân nơi đây, không chỉ giải quyết
công ăn việc làm mà còn đưa lại khoản thu nhập lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo,
tăng trưởng kinh tế của xã. Trong những năm qua, hoạt động đã có những khởi sắc rõ
rệt, đặc biệt có sự chỉ đạo của xã, thị xã về hình thức nuôi và phương pháp nuôi. Tuy

Ế

nhiên, sự mở rộng diện tích nuôi còn mang tính tự phát, mức độ đầu tư còn chưa cao

U

nên gặp nhiều khó khăn. Để hiểu rõ hơn những khó khăn cũng như những hiệu quả và

́H

kết quả hoạt động nuôi cá mè trắng trong lồng mang lại cho người dân nơi đây, tôi tiến




hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá mè trắng trong
lồng tại xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”

H

2. Mục tiêu nghiên cứu.

IN

2.1 Mục tiêu chung.

K

Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình nuôi cá mè trắng trong lồng của các hộ
ở xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất các giải pháp

O

những năm tới.

̣C

nhằm nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá mè trắng trong lồng ở địa phương trong

̣I H

2.2 Mục tiêu cụ thể.


Đ
A

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề nuôi cá mè
trắng trong lồng.
- Phân tích hiện trạng, tình hình nuôi trồng, đánh giá thực trạng, kết quả hiệu

quả kinh tế và hiệu quả xã hội của mô hình nuôi trồng cá mè trắng trong lồng tại xã
Thủy Tân.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả mô hình trong dài hạn và có thể
nhân rộng trên các địa bàn khác.

SVTH: Phan Thị Duyên

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: 60 hộ nuôi cá mè trắng trong lồng tại xã Thủy Tân, thị
xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: giai đoạn 2015-2017 đối với số liệu thứ cấp và năm 2018
đối với số liệu sơ cấp.


Ế

- Phạm vi không gian: địa bàn xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa

U

Thiên Huế.

́H

4. Phương pháp nghiên cứu.



4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.

4.1.1 Đối với số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là nguồn số liệu sẵn có, được tôi thu thập

H

từ các nguồn sau, để phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài của mình.

IN

- Phòng thống kê xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế về

K

các số liệu nuôi trồng thủy sản của xã, báo cáo kinh tế-xã hội của xã năm 2015, 2016,
2017.


̣C

- Phòng kinh tế thị xã Hương Thủy về các số liệu liên quan đến hoạt động nuôi

O

trồng thủy sản của thị xã trong 3 năm 2015, 2016, 2017.

̣I H

- Các số liệu về hoạt động nuôi trồng thủy sản được thu tập trên trang web

Đ
A

tổng cục thống kê Việt Nam.
4.1.2 Đối với số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng
vấn trực tiếp các hộ nuôi cá mè trắng trong lồng đang hoạt động trên địa bàn xã thông
qua bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Cụ thể phương pháp được thực hiện như sau:
- Về địa bàn chọn mẫu: Mẫu điều tra được chọn ra là các hộ nông dân đang
nuôi cá mè trắng trong lồng trên địa bàn xã Thủy Tân.
- Kích thước mẫu điều tra: Hiện nay có 70 hộ nuôi cá mè trắng trong lồng tại
địa bàn. Công thức định cỡ mẫu được trình bày dưới đây:

SVTH: Phan Thị Duyên

3



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
n=

Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu; N: Tổng thể; e: sai số
Bảng 1. Quy mô mẫu điều tra theo tỷ lệ sai số
E

W

N

7

52,12

10

41,18

12

34,86

U

59,57

́H


70

5

Ế

(%)

29,51



14

Do hạn chế về thời gian và ngân sách nên độ tin cậy được chọn là α=95% cho

H

việc xác định cỡ mẫu tối thiểu.

IN

Quy mô của mẫu được chọn ngẫu nhiên là 60 phiếu cho các hộ nuôi cá mè trắng

K

trong lồng trong địa bàn xã và không trùng lặp giữa các hộ.
4.2 Phương pháp xử lí số liệu


O

̣C

Dùng phương pháp phân tổ, phân tích nhân tố để hệ thống hóa tài liệu điều tra
theo các tiêu thức yêu cầu nghiên cứu. Đồng thời thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố

̣I H

của hàm sản xuất. Việc xử lí, tính toán số liệu được tiến hành trên máy tính theo phần

Đ
A

mềm thống kê ứng dụng.
Sau khi thu thập số liệu, tôi tiến hành kiểm tra đánh giá và điều tra bổ sung,

thay thế một vài thông tin chưa đạt yêu cầu. Số liệu điều tra được nhập vào máy tính
để xử lí theo nội dung đã được xác định.
4.3 Phương pháp phân tích.
- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương
đối, số bình quân,… kết hợp với việc so sánh giữa các nhóm để phân tích, nêu lên
mức độ của hiện tượng, tình hình biến động của hiện tượng và mối quan hệ giữa
các hiện tượng.
- Phương pháp phân tích thống kê, hàm sản xuất.
SVTH: Phan Thị Duyên

4



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ NUÔI CÁ MÈ TRẮNG TRONG LỒNG
1.1 Lí luận cơ bản về hiệu quả kinh tế
1.1.1 Các quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh tế

Ế

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm

U

của các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách mà là của toàn xã hội. Hiệu quả

́H

kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ



chức và quản lý các doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong điều kiện hiện nay các doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là hoạt động phải có hiệu quả kinh tế.
Chúng ta biết khuynh hướng hiện nay của thế giới là phát triển kinh tế theo chiều sâu, một

H


nền kinh tế với nguồn lực hữu hạn sản xuất ra những sản phẩm có giá trị sản xuất cao với

IN

hao phí lao động ít nhất. Có như vậy mới có điều kiện mở rộng sản xuất, áp dụng các ứng

K

dụng, tiến bộ khoa học kĩ thuật mới. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? [4]

̣C

Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cách

O

hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành” và đó cũng chính

̣I H

là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả”. [6] Như vậy, theo
quan điểm của K. Marx tăng hiệu quả phải được hiểu rộng và bao hàm cả tăng HQKT

Đ
A

và xã hội [7].

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là Paul


A.Samuelson và Wiliam.D.Nordhalls cho rằng, một nền kinh tế có hiệu quả, một
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên dường giới hạn
khả năng sản xuất của nó và “hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí”[15]. Nghiên cứu
hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng sản lượng của một loại hàng hóa này mà không cắt giảm sản lượng của
một loại hàng hóa khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả
năng sản xuất của nó” [8].
SVTH: Phan Thị Duyên

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Theo quan điểm của kinh tế học vi mô thì hiệu quả kinh tế là: Tất cả những
quyết định sản xuất cái gì nằm trên đường năng lực sản xuất là có hiệu quả vì nó tận
dụng hết nguồn lực, số lượng hàng hóa đạt trên đường giới hạn của năng lực sản xuất
càng lớn càng có hiệu quả cao, sự thỏa mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượng
hàng hóa theo nhu cầu của thị trường trong giới hạn của đường năng lực sản xuất cho
ta đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, và cuối cùng là kết quả trên một đơn vị chi phí
càng lớn hoặc chi phí trên một đơn vị kết quả càng nhỏ thì hiệu quả kinh tế càng cao.

Ế

Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh: “Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan

U


phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu đã xác đinh”. Còn theo TS Phan

́H

Công Nghĩa: “Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là phạm trù kinh tế quan trọng, biểu



hiện so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu
quả đó”. Tuy nhiên, bản chất của hiệu qủa kinh tế đều được thống nhất đó là nâng cao

H

năng suất lao động và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt của vấn đề có mối quan hệ

IN

mật thiết với nhau, gắn bó với nhau, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất

K

xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. [4]
Giáo trình kinh tế nông nghiệp cho rằng [9]: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh

EE =TE*AE

̣I H

O


̣C

tế mà trong đó sản xuất đạt được cả hiệu qủa kỹ thuật và hiệu quả phân bổ:

Hiệu quả kỹ thuật (TE): Là số lượng sản phẩm đạt được trên một chi phí đầu

Đ
A

vào hay nguồn lực sử dụng sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ.
Nó cho rằng, một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản
phẩm. Việc xác định hiệu quả kỹ thuật là hết sức quan trọng trong hoạt động kinh tế.
Hiệu quả phân bổ (AE): Là chỉ tiêu hiệu qảu trong đó các sản phẩm thu được
trên một đơn vị chi phí thêm đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ
nguồn lực là hiệu qủa kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu
ra. Việc xác định hiệu qủa của phân bổ nguồn lực giống như xác định các điều kiện về
lý thuyết biên tối đa hóa lợi nhuận, có ý nghĩa giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào
sản xuất.
SVTH: Phan Thị Duyên

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Hiệu quả kinh tế (EE): Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả
kỹ thuật và hiệu qảu phân bổ. Điều đó có nghĩa là các yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị
tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực.

1.1.2 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
+ Khái niệm
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù

Ế

kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để



H=K/C

́H

biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:

U

đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (một quá trình kinh tế) nào

H

đó; K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ

IN

để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế
phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác đinh bởi tỷ số giữa kết quả đạt


K

được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

̣C

Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi

O

điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan điểm như thế hoàn toàn có thể tính

̣I H

toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt

Đ
A

động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu

hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền
vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.
+ Bản chất về hiệu quả kinh tế
- Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động của xã hội và tiết
kiệm lao động xã hội. Quan điểm này gắn liền với hai quy luật của nền sản xuất xã hội
là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian lao động. Điều này

SVTH: Phan Thị Duyên

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

thể hiện được mối quan hệ so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao
phí lao động xã hội. Đó chính là hiệu quả của lao động xã hội.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo duy nhất chất lượng của hoạt động
sản xuất kinh doanh. Một phương án sản xuất có hiệu quả thì phải đạt được kết quả
cao nhất, với chi phí thấp nhất trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ mới. Về khía cạnh này cũng thể hiện được chất lượng của quá trình hoạt động
sản xuất. Muốn nâng cao chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh thì không

Ế

dừng lại ở việc đánh giá những hiệu quả đã đạt được, mà còn phải thông qua nó để tìm

U

giải pháp thức đẩy sản xuất phát triển ở mức cao hơn. Do đó, hiệu quả sản xuất kinh

́H

doanh là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sản xuất nhưng không phải mục đích




cuối cùng của sản xuất.
1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh tế

H

Phân loại hiệu quả kinh tế là một việc làm hết sức có tầm quan trọng và thiết

IN

thực. Nó là phương pháp để các tổ chức sử dụng để đánh giá kết quả mà mình đạt

của doanh nghiệp mình.

K

được và là cơ sở để hoạch định nên các chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh

O

̣C

 Căn cứ vào phạm vi, hiệu quả kinh tế được phân thành:

̣I H

Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là xem xét hiệu quả kinh tế cho toàn bộ nền kinh tế.
Dựa vào chỉ tiêu này chúng ta đánh giá một cách toàn diện tình hình sản xuất và phát

Đ

A

triển sản xuất của nền kinh tế, hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước tác động
đến nền kinh tế xã hội nói chung.
Hiệu quả kinh tế ngành: Nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh

vực sản xuất. Mỗi ngành lại được chia thành nhiều ngành nhỏ (VD: ngành nông
nghiệp, công nghiệp; được chia thành các ngành nhỏ như: ngành trồng trọt, chăn nuôi,
công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ…). Trong hiệu quả kinh tế người ta tính toán hiệu
quả riêng cho mỗi ngành sản xuất.
Hiệu quả kinh tế vùng: Phản ánh hiệu quả kinh tế của một vùng (vùng kinh tế,
vùng lãnh thổ).
SVTH: Phan Thị Duyên

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ chức sản xuất: Đánh giá hiệu quả các quy mô
khác nhau như: quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ.
 Căn cứ theo các yếu tố cơ bản của sản xuất và phương thức tác động vào
sản xuất thì hiệu quả kinh tế gồm có:
Hiệu quả sử dụng lao động và các yếu tố tài nguyên như: đất đai, nguyên liệu,
năng lượng.

Ế


Hiệu quả sử dụng vốn, máy móc, thiết bị.

U

Hiệu quả áp dụng kỹ thuật mới và quản lý.

́H

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi cá mè trắng trong lồng



1.1.4.1 Các nhân tố khách quan

- Thời tiết: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, nắng, gió nếu các yếu tố này thay đổi

H

thất thường sẽ làm cho cá bị sinh trưởng và phát triển kém, dễ bị nhiễm bệnh. [10]

IN

- Môi trường: chính là môi trường sống ở trên sông, ảnh hưởng đến sự trao đổi

K

chất của cá, môi trường thích hợp sẽ giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt, nếu môi

̣C


trường bị ô nhiễm sẽ phát sinh ra bệnh, đặc biệt là môi trường nước trên sông, rất dễ

O

phát sinh dịch bệnh trên diện rộng nếu không được xử lí kịp thời. [10]

̣I H

- Diện tích, quy mô nuôi trồng: Nước là điều kiện sản xuất cơ bản của nuôi
trồng thủy sản nói chung và nuôi cá lồng nói riêng. Trong NTTS, diện tích mặt nước là

Đ
A

tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được. Sự tác động của con người lên đối
tượng nuôi chủ yếu và căn bản thông qua diện tích mặt nước. Số lượng đất đai, diện
tích mặt nước thực tế NTTS phản ánh mức độ khai thác và hiệu quả sử dụng đất đai,
quy mô nuôi trồng của hộ. Các hộ có nhiều tư liệu sản xuất đặc biệt này, họ có điều
kiện đầu tư cho nuôi trồng hơn các hộ có diện tích nhỏ. Do đó, quy mô diện tích cũng
là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hình thức NTTS
của các hộ ngư dân. Đồng thời, nó cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến
mức độ đầu tư và chi phí của các hộ ngư dân trong NTTS từ đó ảnh hưởng đến kết quả
và hiệu quả NTTS. [10]

SVTH: Phan Thị Duyên

9


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

1.1.4.2 Các nhân tố chủ quan
- Giống: giống khỏe, không mang mầm bệnh thì sẽ phát triển tốt và ngược lại,
nếu con giống không tốt thì dù có chăm sóc kỹ cũng không thể đạt được chất lượng tốt
nhất. [10]
- Thức ăn: đối với thức ăn do gia đình tự chế phải sạch, không nhiễm bệnh. Bổ
sung thêm thức ăn công nghiệp trong quá trình nuôi. [10]
- Kĩ thuật: phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của người nuôi cá từ cách thức

Ế

lựa giống, cách cho ăn, cách vệ sinh lồng cá, theo dõi phòng tránh các dịch bệnh…

U

1.1.5Đặc điểm về cá mè trắng

̣I H

O

̣C

K

IN

H




́H

1.1.5.1 Đặc điểm hình thái và phân bố địa lý

Cá mè trắng có thân cao, dẹp bên, đầu lớn, mắt thấp, mõm tù ngắn. Miệng rộng,

Đ
A

hơi hướng trên. Hàm dưới hơi nhọn hơn hàm trên. Không có râu. Mắt hơi nhỏ và thấp
dưới đường trục. Mắt tự do, không có mang da che. Khoảng cách hai mắt rất rộng,
đỉnh nhô cao. Lỗ mũi gần mõm hơn mắt. Màng mang rộng, hai bên liền với nhau,
không liền với eo mang. Lược mang rất dài, số lượng rất nhiều, xếp thành hàng, phần
gốc có nhiều lỗ nhỏ như tổ ong. Răng hầu bầu dục và mặt hơi cong hình thuyền, mặt
bên có nhiều rảnh nhỏ. [14]
Khởi điểm của vây lưng sau khởi điểm vây bụng, gần cán đuôi hơn mút mõm.
Các vây đều không có gai cứng. Vây ngực nhọn, dài, gần hoặc tới gốc vây bụng. Khi
cá trưởng thành, trên mặt tia vây ngực của cá đực có nhiều khía răng cưa rất rõ, sờ tay
SVTH: Phan Thị Duyên

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính


vào thấy ráp sắc, còn ở cá cái trơn láng. Vây bụng chưa tới gốc vây hậu môn. Vây hậu
môn dài, có 14 – 17 tia phân nhánh, tia đầu rất dài, viền sau vây lõm. Vây đuôi có thùy
dưới hơi lớn hơn thùy trên. Lườn bụng hoàn toàn từ vây ngực đến hậu môn. Vẩy tròn
nhỏ, mỏng dễ rụng. Vẩy phía dưới thân to hơn vẩy phía trên thân. Đường bên phía
trước hơi cong, đến cuống đuôi đi vào giữa. Bóng hơi hai ngăn, ngăn trước to và ngắn,
ngăn sau dài gấp 1,3 – 1,7 lần ngăn trước. Lưng màu xám đen, bụng xám trắng, các
vây xám nhạt. [14]

Ế

Cá mè trắng phân bổ rất rộng ở nhiều nước trên thế giới. Chúng là đối tượng

U

nuôi phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc. Cá mè trắng ở Việt Nam là loài cá sống phổ

́H

biến ở sông ngòi miền Bắc nước ta, phân bố chủ yếu ở lưu vực các sông lớn các tỉnh



phía Bắc như sông Hồng, sông Thái Bình, có ít ở sông Mã, sông Lam. Chúng còn là
đối tượng nuôi quan trọng ở các ao hồ, đập nước, sông cụt. [5]

H

Cá mè trắng sống ở tầng nước giữa trên, cá thích sông ở vùng nước tĩnh. Điều

IN


kiện môi trường thích hợp cho cá mè trắng sinh trưởng và phát triển là nhiệt độ nước

O

Tập tính bắt mồi

̣C

1.1.5.2 Đặc điểm sinh học

K

20 – 30oC, độ pH = 7 – 7,5, hàm lượng oxy trên 3mg/lít. [5]

̣I H

Cá bột 1-2 ngày tuổi có thể đạt chiều dài 7-9mm, với chiều dài ruột bằng 5060% chiều dài cơ thể. Trong suốt giai đoạn này cá bắt đầu ăn thức ăn là động vật phù

Đ
A

du như: luân trùng (totifera); chân chèo (copepoda);… Cá bột 4-5 ngày tuổi dài 1113mm, thức ăn chính trong giai đoạn này là copepoda, bọ nước và một ít rotifer. Cá 812 ngày tuổi dài 18-23mm, ruột dài bằng 90-100% chiều dài cơ thể và cuộn lai thành
từng cuộn. Thức ăn chủ yếu của cá trong giai đoạn này là rotifer, bọ nước, copepod,
ngoài ra trong ruột còn tìm thấy một ít thực vật phù du. [5]
Ở giai đoạn cá giống (dài hơn 30mm) mang của cá bắt đầu hoàn thiện như cá
trưởng thành và có dạng như cái mành tre, có tác dụng như một lưới lọc. [5]
Cá mè trắng trưởng thành có chiều dài ruột gấp 6,85 lần chiều dài cơ thể. Thức
ăn chính của chúng trong giai đoạn này là thực vật phù du, sau đó là động vật phù du,
SVTH: Phan Thị Duyên


11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

ngoài ra còn có mùn bã hữu cơ (detrix) đang trong quá trình phân hủy. Thức ăn được
đưa vào miệng của cá cùng với nước và bị các tia mang giữ lại đưa vào ruột. [5]
Tập tính sống
Cá mè trắng, mè hoa, cá trắm cỏ, cá trôi sống ở các tầng nước khác nhau bởi vì
có sự khác nhau về tập tính bắt mồi. Cá mè trắng thức ăn chính là thực vật phù du
(phytoplankton) do đó chúng thường sống ở tầng nước mặt và tầng giữa, nơi mà thực

Ế

vật phù du tập trung nhiều. Cá mè trắng sống thích hợp ở những nơi nước giàu dinh

U

dưỡng nên nó có thể chịu đựng được ở những nơi có hàm lượng vật chất tiêu hao oxy

́H

khá cao. [5]



Cá mè trắng khi đánh lưới thường nhảy rất cao để trốn thoát. Vì vậy khi đánh

bắt người ta phải thêm một lớp lưới phụ phía trên. [5]

H

Thông thường, cá mè trắng sống ở các sông cả ở những nơi chứa nhiều thức ăn

IN

để kiếm mồi. Trước mùa đẻ trứng cá thành thực sinh dục bắt đầu tập trung thành từng
đàn và di cư dọc theo sông lên thượng nguồn để đẻ trứng. Cá bột nở ra thì sống trôi nổi

K

trên các khác sông. Cá giống nhỏ sẽ bơi chủ động tìm đến những khúc sông rộng,

̣C

vịnh, hồ để tìm chỗ kiếm mồi. [5]

O

Mặc dù cá mè trắng có thể chịu đựng được sự thay đổi rất lớn của pH, nhưng dù

̣I H

sao nó cũng có một giới hạn nhất định, nó sẽ bị chết nhanh chóng khi pH < 4; hoặc pH
> 10,2. Nhu cầu oxy hòa tan và trao đổi chất sẽ suy giảm rất nhanh khi pH xuống nhỏ

Đ
A


hơn 6. Trong trường hợp này cá chậm lớn. Thực tế chỉ ra rằng pH tối ưu cho cá mè
trắng phát triển từ 7-8. [5]
Nhiệt độ nước cực thuận lợi cho cá phát triển từ 20 – 32oC. Khi nhiệt độ giảm

xuống dưới 15oC cường độ bắt mồi của cá giảm mạnh và chúng sẽ ngừng bắt mồi ở
nhiệt độ 7 – 8oC.
Sự tăng trưởng và cường độ bắt mồi của cá bị chi phối nhiều bởi hàm lượng khí
oxy hòa tan. Khi hàm lượng khí oxy hòa tan (DO) lớn hơn 2,2mg/l thì cá mè trắng sinh
trưởng và phát triển bình thường. Khi DO < 2mg/l nhu cầu sử dụng thức ăn giảm

SVTH: Phan Thị Duyên

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

xuống rõ rệt. Tại DO < 1,1mg/l cá bắt đầu nổi đầu và bỏ ăn. Sự nổi đầu nghiêm trọng
tại thời điểm DO = 0,5mg/l. Cá sẽ ngạt thở và chết khi DO < 0,35mg/l. [5]
Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản
Cá có kích cỡ lớn có thể đạt 15kg. Cá khai thác có kích cỡ trung bình 0,5 –
1,5kg. Tốc độ tăng trưởng của cá nuôi trong ao phụ thuộc vào nguồn thức ăn cung cấp.
Trong ao nuôi có nguồn thức ăn phong phú cá nhanh lớn, sau 1 năm nuôi cá đạt 0,5 –

Ế

1kg, 2 năm nuôi đạt 1,5 – 2,5kg và 3 năm nuôi đạt 4kg. [14]


U

Cá nuôi trong ao thành thục năm thứ 3 (2+ tuổi). Cá đực thành thục có chiều dài

́H

40cm, nặng 2000g, cá cái thành thục dài 47cm, nặng 2300g. Trong tự nhiên khi trưởng



thành vào mùa phát dục cá ngược lên vùng trung du và thượng lưu cá con sông tìm nơi
có điều kiện thích hợp để đẻ trứng. Bãi đẻ tự nhiên của cá mè trắng Việt Nam có một

Độ sâu của nước 7 – 12cm, đáy sỏi cát, độ dốc của hai bờ sông là 45 – 85 độ,

IN

-

H

số đặc điểm như sau:

lòng sông dốc 1 – 65 độ.

Lưu tốc nước 0,8 – 1,3 m/s, nước vừa dâng cao vừa chảy quẩn.

-


Nhiệt độ nước từ 22 – 30oC, thích hợp nhất là 24 – 28oC.

-

pH 7 – 7,5, hàm lượng oxy 5 – 7mg/l, độ trong của nước 6 – 12 cm.

O

̣C

K

-

̣I H

Trứng trên đường trôi về xuôi sẽ nở dần thành cá bột và cá bố mẹ cũng xuôi

Đ
A

về sinh sống ở vùng tăng trưởng.
Sức sinh sản của cá mè trắng Việt Nam được trình bày ở bảng sau:

SVTH: Phan Thị Duyên

13


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Bảng 2: Sức sinh sản của cá ở các giai đoạn phát triển khác nhau
Số lượng trứng/kg cá

(hạt)

(hạt)

1,5

263.057

197,1

2

2,0 – 2,5

289.900

129,4

3

2,5 – 3,0

429.707


141,9

4

3,0 – 3,5

537.988

158,7

5

3,5 – 4,0

262,253

6

4,0 – 4,5

440.645

U
́H

1

140,5
93,0




Trọng lượng cá (kg)

Ế

Số lượng trứng

STT

Nguồn: Đoàn Văn Đẩu, Nguyễn Văn Hải 1970

H

Mùa vụ sinh sản của cá mè trắng Việt Nam trong tự nhiên từ cuối tháng 4 và

IN

kết thúc vào cuối tháng 6, thưa thớt đầu tháng 7 cá còn đẻ. Cá đẻ rộ nhất từ 15 tháng 5
đến 15 tháng 6. Trong điều kiện sinh sản nhân tạo, khoảng giữa tháng 4 là cá có thể

K

cho đẻ và mùa vụ sinh sản nhân tạo tốt nhất là từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5. Trứng

̣C

cá mè trắng ở dạng nổi. Trong điều kiện nuôi vỗ tốt cá có thể phát dục và đẻ 3 – 4 lần

O


trong năm (Tuy nhiên lượng trứng thu được của cá mè trắng đẻ lần thứ 2 chỉ bằng 70%

̣I H

lượng trứng của lần đẻ thứ nhất). [14]

Đ
A

1.1.6 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả nuôi cá mè trắng trong lồng
1.1.6.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
Trong nuôi trồng thủy sản, chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí mà người nuôi

phải bỏ ra để tiến hành nuôi trồng một loại thủy sản nào đó. Trong ngắn hạn, chi phí
sản xuất bao gồm: chi phí biến đổi và chi phí cố định.
Kết quả sản xuất của hộ nuôi trồng thủy sản là giá trị sản lượng thủy sản sản
xuất ra, nó chính là doanh thu hoặc giá trị sản xuất của hoạt động nuôi trồng thủy sản
của nông hộ. Trong thực tế, kết quả của quá trình nuôi trồng thủy sản có thể được sử

SVTH: Phan Thị Duyên

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

dụng với nhiều mục đích như bán để thu tiền, để lại gia đình làm thực phẩm hoặc làm

thức ăn cho gia súc, để lại làm giống cho vụ tiếp theo,...
- Số lồng nuôi: đây là chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất của hộ.
-

Sản lượng cá mè trắng (Q): là toàn bộ số lượng cá mè trắng thu hoạch được

trong một vụ nhất định.
-

Năng suất cá: N=Q/S

Ế

Trong đó: Q: sản lượng cá

U

S: số lồng nuôi

́H

- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được



sản xuất ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định thường là 1 năm
GO = ∑ Qi*Pi
Pi là đơn giá /sản phẩm

H


Trong đó:

IN

Qi là khối lượng sản phẩm thứ i
- Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA): đó chính là một bộ phận giá trị

VA = GO – IC

̣C

K

sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian.

O

- Chi phí lao động : Chi phí số ngày công lao động cho một chu kỳ sản xuất

̣I H

hoặc một thời gian cụ thể.

Đ
A

- Khấu hao tài sản cố định (A): Tài sản cá nhân, hộ đầu tư để sản xuất (Như
nhà kho, máy bơm, máy khác ...).
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần túy bao gồm cả công lao


động của gia đình tham gia sản xuất.
MI = VA - Chi phí lao động thuê – A – thuế (nếu có)
- Chi phí trung gian (IC), còn được gọi là chi phí sản xuất: Là toàn bộ cấu
thành tổng giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và dịch
vụ cho sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Chi phí trung gian trong hoạt động sản xuất

SVTH: Phan Thị Duyên

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

bao gồm chi phí phi vật chất trực tiếp và chi phí dịch vụ thuê không bao gồm chi phí
lao động thuê.
- Chi phí khác (K):
- Tổng chi phí (TC): là tổng số chi phí về vật chất, dịch vụ và lao động đã đầu
tư cho việc tổ chức và tiến hành sản xuất trong năm
TC = IC + A + KH TSCĐ + K.

U

1.1.6.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

́H

Pr = GO – TC


Ế

- Lợi nhận(Pr): là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và tổng chi phí sản xuất



- Giá trị sản xuất tính cho cho 1 đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): chỉ tiêu này
cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị sản xuất.

H

- Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): chỉ tiêu này cho

IN

biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng.
- Thu nhập hỗn hợp tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (MI/IC): chỉ tiêu này

K

cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị thu nhập

̣C

hỗn hợp.

O

- Lợi nhuận tính cho một đơn vị chí phí trung gian (Pr/IC): thể hiện 1 đơn vị


̣I H

chi phí mua ngoài bỏ ra thì mua được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí (Pr/TC): chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng

Đ
A

chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu lợi nhuận.
- Như vậy muốn xác định được HQKT thì cần phải xác định được Q, C,

,

, nghĩa là phải xác định được khối lượng đầu ra và chi phí đầu vào, kết quả đầu ra

và chi phí đầu vào được biểu hiện qua các góc độ khác nhau của mục đích kinh tế.
1.1.7 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản
ánh mặt chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu và tiền vốn) để
đạt được mục tiêu cuối của hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu tối đa hóa lợi
SVTH: Phan Thị Duyên

16


×