Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá lồng ở xã vinh hiền, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.42 KB, 82 trang )

Đại học Kinh tế Huế

\\
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TÊ VÀ PHÁT TRIỂN

ại

Đ
ho

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

in

̣c k
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NUÔI

h

CÁ LỒNG Ở XÃ VINH HIỀN, HUYỆN PHÚ LỘC,



́H

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

́

TỐNG THỊ LINH GIANG



HUẾ, 5 / 2017


Đại học Kinh tế Huế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TÊ VÀ PHÁT TRIỂN

ại

Đ
ho

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

̣c k

h

in

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NUÔI
CÁ LỒNG Ở XÃ VINH HIỀN, HUYỆN PHÚ LỘC,



́H

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


́


Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Tống Thị Linh Giang

PGS.TS. Mai Văn Xuân

Lớp: K47 KTNN
Niên khóa: 2013 - 201

Huế, 5 / 2017


Đại học Kinh tế Huế

LỜI CẢM ƠN
Để bài báo cáo thực tập cuối khóa này được hoàn thành đúng thời gian
quy định, ngoài sự cố gắng của bản thân còn nhờ vào sự giúp đỡ của tất cả
mọi người.
Đầu tiên em xin cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn Mai Văn Xuân,
Thầy đã nhiệt tình dành thời gian và công sức để hướng dẫn cho em. Nếu
không có thầy giúp đỡ bản thân em khó có thể hoàn thành được bài báo cáo
này.

Đ


Em xin gửi lời cảm ơn đến ủy ban nhân dân xã Vinh Hiền, huyện Phú

ại

Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho

ho

em trong suốt thời gian thực tập tại đơn vị. Cảm ơn các cô, chú, anh, chị của

̣c k

phòng kinh tế xã Vinh Hiền đã nhiệt tình gúp đỡ cung cấp số liệu, hướng dẫn
em trong quá trình thực tập.

in

Thay lời cảm ơn, em kính chúc quý thầy cô cũng như các cô, chú, anh,

h

chị trong UBND xã Vinh Hiền lời chúc sức khỏe.



Bài báo cáo được thực hiện trong khoảng thời gian gần 3 tháng. Bước

́H


đầu đi vào thực tập, tìm hiểu về công việc vẫn còn rất nhiều bỡ ngỡ và hạn

́


chế về kiến thức. Vì vậy, khó tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của Thầy Mai Văn Xuân và tất cả các thầy cô để bài
làm của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Huế, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Tống Thị Linh Giang

i


Đại học Kinh tế Huế

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ..................................................................................................... vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... viii

Đ

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1


ại

1.1 Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1

ho

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................1
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................................1

̣c k

1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................2

in

1.3 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................2

h

1.4 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................2
1.5 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................2



PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................................4

́H

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................4


́


1.1 Cơ sở lí luận...............................................................................................................4
1.1.1. Lí luận về hiệu quả kinh tế ....................................................................................4
1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế.............................................................................4
1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế..............................................................................5
1.1.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế ........................................................6
1.1.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế ..............................................6
1.1.1.5 Chuỗi cung sản phẩm ..........................................................................................8
1.1.1.6 Yêu cầu kĩ thuật cơ bản trong nuôi cá lồng.......................................................11
1.2 Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................13
1.2.1 Tầm quan trọng của nuôi trồng thủy sản ..............................................................13

ii


Đại học Kinh tế Huế

1.2.1.1 Khái niệm nuôi trồng thủy sản ..........................................................................13
1.2.2.2 Vai trò và đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản ..........................................13
1.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.........................................................16
1.2.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Thừa Thiên Huế ..............................................19
CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ LỒNG Ở XÃ
VINH HIỀN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .............................22
2.1 Tình hình cơ bản của xã Vinh Hiền.........................................................................22
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................22
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội........................................................................................23
2.1.2.1 Điều kiện kinh tế ...............................................................................................23


Đ

2.1.2.2 Điều kiện văn hóa xã hội ...................................................................................26

ại

2.1.3 Đánh giá chung về tình hình cơ bản của xã Vinh Hiền........................................27

ho

2.2 Tình hình nuôi cá lồng tại xã Vinh Hiền .................................................................28

̣c k

2.2.1 Tình hình nuôi cá lồng tại xã ................................................................................28
2.3 Năng lực sản xuất của hộ điều tra ...........................................................................30

in

2.3.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nuôi cá lồng.........................................30

h

2.3.2 Tình hình sử dụng đất của các hộ nuôi cá lồng ....................................................33



2.3.3 Tình hình sử dụng vốn vay...................................................................................33

́H


2.3.4 Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra .............................................35
2.3.5 Chi phí đầu tư nuôi cá lồng của các hộ điều tra ...................................................38

́


2.3.5.1 Chi phí và cơ cấu chi phí của các hộ điều tra năm 2016 ...................................38
2.3.5.2 Kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng của các hộ điều tra .......................................43
2.3.6 Phân tích các nhân tố tác động đến kết quả và hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá
lồng ................................................................................................................................47
2.3.6.1 Ảnh hưởng của thức ăn đến kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng..........................47
2.3.6.2 Ảnh hưởng của giống đến kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng ............................50
2.3.6.3 Ảnh hưởng của lao động đến kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng........................52
2.3.7 Phân tích chuỗi cung ............................................................................................53
2.3.7.1 Chuỗi cung của các yếu tố đầu vào ...................................................................53
2.3.7.2. Chuỗi cung của các yếu tố đầu ra.....................................................................54

iii


Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ LỒNG CỦA CÁC CÁC HỘ TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ VINH HIỀN .................................................................................................57
3.1 Định hướng cụ thể để phát triển nuôi cá lồng của địa phương ...............................57
3.2 Phân tích SWOT......................................................................................................57
3.2.1 Điểm mạnh ...........................................................................................................57
3.2.2 Điểm yếu...............................................................................................................58

3.2.3 Cơ hội ...................................................................................................................58
3.2.4 Thách thức ............................................................................................................58
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá lồng..................................60

Đ

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................64

ại

1. Kết luận......................................................................................................................64

ho

2. Kiến nghị ...................................................................................................................66

h

in

̣c k

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................68

́H


́

iv



Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
: Hiệu quả kinh tế

2. NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

3. TSCĐ

: Tài sản cố định

4. KHTSCĐ

: Khấu hao tài sản cố định

5. HĐNN

: Hội đồng nhân dân

6. ĐVT

: Đơn vị tính

8. GO

: Bình quân chung


ại

7. BQC

Đ

1. HQKT

: Thu nhập hỗn hợp
: Tổng chi phí

̣c k

10. TC

ho

9. MI

: Giá trị sản xuất

: Lợi nhuận kinh tế

12. NHNNVPTNT

: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

h


in

11.LNKT

́H


́

v


Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp .................................................................10
Sơ đồ 2: Chuỗi cung các sản phẩm cá và tỉ lệ tiêu thụ cá qua các kênh .......................55

ại

Đ
h

in

̣c k

ho
́H



́

vi


Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam ....................................................18
Bảng 2: Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 - 2016 .....20
Bảng 3: Tình hình nuôi cá lồng ở xã Vinh Hiền ...........................................................29
Bảng 4: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra......................................30
Bảng 5: Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của các chủ hộ ..............................32
Bảng 6: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ nuôi cá lồng..........................................33
Bảng 7: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra .............................................................34

Đ

Bảng 8: Tình hình vốn vay của các hộ điều tra .............................................................34

ại

Bảng 9: Các hoạt động sản xuất khác trong năm của hộ điều tra..................................35

ho

Bảng 10: Tình hình sản xuất cá lồng của các hộ điều tra tại xã Vinh Hiền năm 2016
(BQ/hộ) ..........................................................................................................................37


̣c k

Bảng 11: Chi phí sản xuất cá lồng của các hộ điều tra tại xã Vinh Hiền (BQC/m3).....39

in

Bảng 12: Kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng của các hộ điều tra tại xã Vinh Hiền năm

h

2016 (BQC/m3)..............................................................................................................44
Bảng 13: Ảnh hưởng của thức ăn đến kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng ......................48



Bảng 14: Ảnh hưởng của giống đến kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng.........................50

́H

Bảng 15: Ảnh hưởng của lao động đến kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng ....................52

́


Bảng 16: Tình hình tiêu thụ cá của các hộ điều tra ở xã Vinh Hiền .............................56

vii



Đại học Kinh tế Huế

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào = 500 m2
1ha = 10000m2

ại

Đ
h

in

̣c k

ho
́H


́

vii


Đại học Kinh tế Huế

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Hoạt động nuôi cá lồng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của
người dân xã Vinh Hiền. Với sự ưu đãi của thiên nhiên, xã Vinh Hiền có Đầm Cầu Hai

chảy qua đây là một yếu tố vô cùng thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá lồng tại địa
phương này. Bên cạnh những thuận lợi mà người dân có được thì cũng gặp không ít
những khó khăn như việc thiếu thức ăn, giá thức ăn con giống quá cao, kinh nghiệm
của người dân còn nhiều hạn chế, môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm... nên hoạt
động nuôi cá lồng chưa phát triển đúng với tiền năng. Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế
hoạt động nuôi cá lồng ở xã Vinh Hiền, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị và giải

Đ

pháp để phát triển nghề nuôi cá lồng một cách mạnh mẽ, tôi đã chọn đề tài: “ Đánh

ại

giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá lồng ở xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh

ho

Thừa Thiên Huế” để làm bài báo cáo tốt nghiệp của mình.
 Mục tiêu chung

̣c k

Mục tiêu nghiên cứu:

h

Lộc, tỉnh Thùa Thiên Huế.

in


- Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá lồng tại xã Vinh Hiền, huyện Phú



- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi cá
 Mục tiêu cụ thể

́H

lồng tại xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

́


- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá lồng
tại xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả của nuôi cá lồng tại xã Vinh
Hiền, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi
cá lồng tại xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thời gian nghiên cứu:
- Số liệu thứ cấp được thu thập giai đoạn: 2014 - 2016
- Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm: 2016

viii


Đại học Kinh tế Huế

Không gian nghiên cứu:

- Đề tài tập trung nghiên cứu ở xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
Huế.
Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động nuôi cá lồng của 60 hộ tại xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Số liệu sơ cấp: được thu thập từ quá trình điều tra 60 hộ ở xã Vinh Hiền,
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đ

+ Số liệu thứ cấp: Phòng thống kê xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa

ại

Thiên Huế. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Lộc. Được thu thập

từ các trang Web liên quan.

̣c k

ho

từ UBND xã về các báo cáo kinh tế xã hội năm 2014, 2015, 2016. Thông tin thu thập

- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tham khảo ý

in


kiến của các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn, người nuôi cá lồng ở địa phương

h

nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu của

́H

phương.



đề tài. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể có tính khả thi phù hợp với thực tế của địa

- Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế: Dựa vào số liệu thứ cấp thu

́


được, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để hệ thống các số liệu bằng các chỉ tiêu
nghiên cứu dưới dạng thống kê mô tả, từ đó phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu qua
thời gian. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế để phân tích, so
sánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế của địa phương và các hộ nuôi cá lồng.
- Phương pháp phân tích tài liệu: Trên cơ sở các số liệu được tổng hợp, vận
dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuất
các giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra.
- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu với nhau để phản ánh tình hình sản
xuất của địa phương.
- Một số phương pháp khác.


ix


Đại học Kinh tế Huế

Nội dung nghiên cứu:
 Tình hình cơ bản của xã Vinh Hiền
 Tình hình nuôi cá lồng tại xã Vinh Hiền
 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra
 Chi phí đầu tư nuôi cá lồng của các hộ điều tra
 Kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng của các hộ điều tra.
 Sử dụng mô hình hồi quy để nghiên cứu mối quan hệ các yếu tố đến lợi nhuận
kinh tế hoạt động nuôi cá lồng.
 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả nuôi cá lồng tại địa bàn nghiên

Đ

cứu.

ại

Các kết quả nghiên cứu cần đạt được:
 Đánh giá được thực trạng, kết quả, hiệu quả nuôi cá lồng tại xã Vinh Hiền.

ho

 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi cá lồng.

lồng.


h

in

̣c k

 Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá

́H


́

x


Đại học Kinh tế Huế

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước có thế mạnh về Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Việc nuôi
trồng thủy sản không những giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở mà còn
nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt còn làm cho chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp nông thôn. Làm cho nền kinh tế của Việt Nam phát triển hơn, cuộc
sống của người dân ấm no hạnh phúc hơn.
Việt Nam là một nước có đường bờ biển dài. Nên việc nuôi trồng thủy sản ở
nước ta là vô cùng thuận lợi. Để đáp ứng nhu cầu của con người, người dân ngoài việc
đánh bắt thủy hải sản còn nuôi trồng thủy hải sản để cung cấp nhu cầu lớn của mọi

Đ


người. Một trong những hình thức nuôi trồng thủy sản có hiệu quả là nuôi cá lồng bè.

ại

Mô hình nuôi cá lồng bè đã phát triển rộng rãi khắp cả nước. Năm 2016 là một năm

ho

đầy thách thức đối với những người dân ngư nghiệp, họ phải đối mặt với rất nhiều khó

̣c k

khăn do ô nhiễm nguồn nước. Nhưng đến nay những khó khăn đó đã được giải quyết.
Hứa hẹn một năm 2017 là một năm có nhiều thắng lợi mới trong ngư nghiệp.

in

Thừa Thiên Huế là một tỉnh của dải đất miền Trung. Để tận dụng, khai thác các

h

nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở địa phương như diện tích mặt nước, vật liệu làm



lồng bè, nguồn thức ăn và kinh nghiệm nuôi cá lồng của bà con, người dân của xã

́H


Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chọn nghề nuôi cá lồng để duy trì
cuộc sống hiện tại của mình. Nuôi cá lồng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người

́


dân, tạo công ăn việc làm xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người dân nơi
đây. Tuy nhiên, sự mở rộng diện tích nuôi cá lồng có mức độ đầu tư chưa cao, chịu
nhiều ảnh hưởng từ thiên tai nên hiệu quả chưa xứng với tiềm năng. Xuất phát từ thực
tế đó em đã chọn đề tài: “ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NUÔI
CÁ LỒNG Ở XÃ VINH HIỀN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ”
từ đó có thể đưa ra những giải pháp để nhằm phát triển nghề nuôi cá lồng của địa
phương.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung

1


Đại học Kinh tế Huế

- Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá lồng tại xã Vinh Hiền, huyện Phú
Lộc, tỉnh Thùa Thiên Huế.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi cá
lồng tại xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá lồng
tại xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả của nuôi cá lồng tại xã Vinh
Hiền, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi

Đ

cá lồng tại xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

ại

1.3 Đối tượng nghiên cứu

ho

- Hoạt động nuôi cá lồng của 60 hộ tại xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa

̣c k

Thiên Huế. 60 hộ này là những hộ nuôi tiêu biểu của xã Vinh Hiền, các chủ hộ có kinh
nghiệm nuôi lâu năm, kĩ thuật nuôi cao và thường mang lại lợi nhuận trong quá trình

h

1.4 Phạm vi nghiên cứu

in

nuôi.

 Thời gian:

́H


tỉnh Thừa Thiên Huế.



 Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ở xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc,

́


- Số liệu thứ cấp được thu thập giai đoạn: 2014 - 2016
- Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm: 2016
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu

+ Số liệu sơ cấp: được thu thập từ quá trình điều tra 60 hộ ở xã Vinh Hiền,
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Số liệu thứ cấp: Phòng thống kê xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Lộc. Được thu thập
từ UBND xã về các báo cáo kinh tế xã hội năm 2014, 2015, 2016. Thông tin thu thập
từ các trang Wed liên quan.

2


Đại học Kinh tế Huế

- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tham khảo ý
kiến của các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn, người nuôi cá lồng ở địa phương
nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu của

đề tài. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể có tính khả thi phù hợp với thực tế của địa
phương.
- Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế: Dựa vào số liệu thứ cấp thu
được, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để hệ thống các số liệu bằng các chỉ tiêu
nghiên cứu dưới dạng thống kê mô tả, từ đó phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu qua
thời gian. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế để phân tích, so
sánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế của địa phương và các hộ nuôi cá lồng.

Đ

- Phương pháp phân tích tài liệu: Trên cơ sở các số liệu được tổng hợp, vận

ại

dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuất

ho

các giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra.

xuất của địa phương.

- Một số phương pháp khác.

h

in

̣c k


- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu với nhau để phản ánh tình hình sản

́H


́

3


Đại học Kinh tế Huế

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1. Lí luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Có thể hiểu hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự
tập trung phát triển chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ
chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh
doanh.
+ HQKT cũng có thể hiểu theo nghĩa là phạm trù kinh tế có nghĩa là sản xuất

Đ

đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó nói lên rằng cả yếu tố hiện vật

ại

và yếu tố giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông


̣c k

hiệu quả phân bổ.

ho

nghiệp. Sản xuất đạt HQKT khi việc sử dụng nguồn lực đạt cả hiệu quả kỹ thuật và

+ Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi

in

phí đầu vào hay nguồn lực sản xuất vào trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay

h

công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật của việc sử

́H

đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm.



dụng các nguồn lực thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các

+ Hiệu quả phân bổ các nguồn lực là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản

́



phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng
chi phí thêm về đầu. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào
một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm đạt được
lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kĩ thuật có tính đến giá
của các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả về giá.
HQKT = Hiệu quả kỹ thuật * Hiệu quả phân bổ
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan
tâm của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách
mà là của toàn xã hội. Bởi lẽ nó là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng, trình độ
tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của các chủ doanh nghiệp.

4


Đại học Kinh tế Huế

Thực chất của HQKT là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tiết kiệm chi phí
để đạt được mục đích sản xuất kinh doanh. Do vậy có thể hiểu HQKT của doanh
nghiệp là đạt kết quả kinh tế tối đa với mức chi phí nhất định hay đạt được kết quả
kinh tế nhất định với mức chi phí tối thiểu.
HQKT không chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà còn gắn liều với hiệu quả xã
hội và môi trường. Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Tuy
nhiên, hiện nay thì không coi lợi nhuận là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá HQKT. Các
nhà khoa học kinh tế đều thống nhất quan điểm đánh giá HQKT phải dựa trên cả ba
mặt: kinh tế, xã hội, môi trường. Như vây thì mới đạt được mục tiêu kinh tế bền vững
được.

Đ


Quan niệm về HQKT nuôi trồng thủy sản cũng giống như quan niệm về hiệu

ại

quả đã đề cập ở trên. HQKT nuôi trồng thủy sản là tương quan so sánh giữa các yếu tố

ho

nguồn lực và chi phí đầu vào với kết quả chi phí đầu ra trong hoạt động sản xuất kinh

̣c k

doanh thủy sản. Quá trình nuôi trồng thủy sản là một quá trình hoạt động kinh doanh
lấy hiệu quả kinh tế làm cơ sở để phát triển.

in

Nâng cao HQKT có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi

h

doanh nghiệp và mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó giúp tận dụng và tiết kiệm



các nguồn lực hiện có trong điều kiện khan hiếm hiện nay, giúp các chủ doanh nghiệp

́H


tăng cường đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất để nâng cao
năng suất lao động, giúp nền kinh tế tăng trưởng và nâng cao đời sống vật chất cũng

́


như tinh thần cho người dân. Đạt HQKT là mục tiêu cao nhất và nâng cao HQKT là
vấn đề quan tâm hàng đầu của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, đặc
biệt trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay. Một nền kinh tế đạt được hiệu quả chính là
một nền kinh tế thành công và vững chắc.
1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế
Bản chất của hiệu quả kinh tế là tiết kiệm chi phí xã hội và nâng cao năng suất
lao động xã hội. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả sản xuất ở
mức độ tối đa với chi phí đầu vào nhất định hoặc đạt được một kết quả nhất định với
chi phí tối thiểu.

5


Đại học Kinh tế Huế

Bất kỳ một quốc gia nào hay một đơn vị nào khi đi vào hoạt động sản xuất
kinh doanh đều mong muốn với nguồn lực có hạn có thể tạo ra lượng sản phẩm nhiều
nhất, với giá trị và chất lượng cao nhất để từ đó thu lại lợi nhuận lớn nhất. Nâng cao
hiệu quả kinh tế là cơ hội để tăng lợi nhuận từ đó làm cở sở để nhà sản xuất, tích lũy
vốn và tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Nâng cao hiệu quả kinh tế là một quá trình tất yếu của sự phát triển xã hội, tuy
nhiên ở các vị trí khác nhau thì mục đích khác nhau. Đối với người sản xuất tăng hiệu
quả chính là tăng lợi nhuận, đối với người tiêu dùng tăng hiệu quả là khi nâng cao
được độ thỏa dụng khi sử dụng hàng hóa. Như vậy nâng cao hiệu quả kinh tế là làm

cho cả xã hội có lợi, bởi lẽ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng đều được

Đ

nâng cao. Để đạt được mục đích đó, cần tạn dụng và tiết kiệm nguồn lực hiện có, thúc

ại

đẩy tiến độ khoa học công nghệ, đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa, tuy nhiên

ho

cần bảo vệ và giữ gìn những giá trị tinh thàn truyền thống để đồng thời nâng cao đời

̣c k

sống vật chất và tinh thần cho con người.

Trong nuôi trồng thủy sản việc áp dụng biện pháp kỹ thuật nuôi nào, hình

in

thức nuôi nào đều phải suy tính đến hiệu quả kinh tế, tính toán đến lợi ích kinh tế đem

h

lại và chi phí bỏ ra đầu tư. Vì vậy cần tiến hành phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế




đối với từng biện pháp kỹ thuật nuôi trồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

́H

1.1.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế

- Giảm giá thành và tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

́


- Trong khi các nguồn lực ngày càng giảm thì nhu cầu của con người ngày càng
tăng. Như vậy để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thì bắt buộc các doanh
nghiệp phải tạo ra hay duy trì lợi thế cạnh tranh cho mình. Mà một trong những lợi thế
đó chính là doanh nghiệp phải biết tiết kiệm các nguồn lực sản xuất.
- Đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
1.1.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế
Để đánh giá khả năng và mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào của việc nuôi cá
lồng chúng ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:
 Chi phí ao hồ, công trình xây dựng cơ bản bình quân trên một đơn vị diện
tích và các loại tài sản cố định phục vụ cho nuôi cá lồng như: phương tiện vận chuyển,

6


Đại học Kinh tế Huế

máy bơm nước, máy sục khí...Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng độ kiên cố và trình độ
thâm canh của ao nuôi. Đây là phần chi phí cố định ban đầu chiếm tỷ trọng khá lớn
trong tổng chi phí nuôi cá lồng và được thu lại dưới dạng giá trị khấu hao TSCĐ.

De = (Gb+ S –Gt)/T
De: Giá trị khấu hao TSCĐ
Gb: Giá trị ban đầu của TSCĐ
S: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Gt: Giá trị còn lại của TSCĐ
T: Thời gian sử dụng TSCĐ
 Chi phí về giống trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ

Đ

đầu tư về con giống trong sản xuất. Đây là một trong những nhân tố hàng đầu quyết

ại

định đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi cá lồng.

ho

 Chi phí lao động trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này phản ánh mức đầu

̣c k

tư lao động sống phục vụ cho nuôi cá lồng.
 Chi phí thức ăn trên một đơn vị diện tích: Phản ánh giá trị thức ăn đã đầu tư

in

trên một đơn vị diện tích, không tính lượng thức ăn có trong tự nhiên

h


a. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế



- Diện tích nuôi trồng thủy sản: Là toàn bộ diện tích mặt nước được hộ nuôi sử

́H

dụng vào nuôi cá lồng, thường được tính theo vụ trong năm hoặc cả năm. Đây là chỉ
tiêu phản ánh năng lực sản xuất của hộ nuôi và cũng là căn cứ quan trọng để tính các

́


chỉ tiêu khác.

- Sản lượng (Q): Là toàn bộ sản phẩm thu được mà hộ nuôi tạo ra trong một vụ
nhất định.
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm thủy sản của hộ nuôi
được tạo ra trong một kỳ nhất định.
GO = ∑Pi*Qi

(i = 1,2,...,n)

Trong đó: Pi: Giá bán sản phẩm loại i
Qi: Số lượng sản phẩm thứ i

7



Đại học Kinh tế Huế

- Tổng chi phí sản xuất (TC): là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp
phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm
mục đích thu lợi nhuận.
+ Chi phí sản xuất tự có (Ch)
+ Chi phí sản xuất bằng tiền (Cbt)
- Giá trị gia tăng (VA): Là chỉ tiêu phản ánh những phần giá trị do lao động
sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là một bộ phận còn lại của giá trị sản
xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian.
VA = GO − Cbt
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi

Đ

khấu hao tài sản cố định và thuế (nếu có).

ại

MI = VA − Khấu hao – Thuế

ho

- Lợi nhuận kinh tế (Pr):

̣c k

Pr = MI – Chi phí lao động


b. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

in

 Năng suất (N): Chỉ tiêu này cho biết sản lượng thu được trên một đơn vị

h

diện tích.

Q: Sản lượng

́H

Trong đó: N: Năng suất



N = Q/S

́


S: Diện tích

 Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/TC): Cho biết một đồng
chi phí sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
 Tỷ suất chi phí gia tăng theo giá trị gia tăng (VA/TC): cho biết một đồng chi
phí sản xuất thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
 Tỷ suất thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian (MI/TC): Cho biết việc bỏ

ra một đồng chi phí sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
 Tỷ suât lợi nhuận kinh tế trên tổng chi phí (Pr/TC): Cho biết việc bỏ ra một
đồng tổng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.1.1.5 Chuỗi cung sản phẩm

8


Đại học Kinh tế Huế

a. Khái niệm về chuỗi cung sản phẩm
Chuỗi cung bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia một cách trực tiếp hay
gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn
nhà sản xuất, chuỗi cung bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp
ứng nhu cầu khách hàng. Những chức năng này không hạn chế, phát triển sản phẩm
mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng (Bài giảng
Marketing Nông nghiệp – Th.s Nguyễn Văn Cường – 2006 - Trường Đại học Kinh tế
Huế).
Trong định nghĩa trên nói rõ ba vấn đề sau:
- Thứ nhất, thành phần của chuỗi cung bao gồm các doanh nghiệp tham gia trực

Đ

tiếp và gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người, đóng vai trò làm

ại

cầu nối cho người sản xuất và người tiêu dùng.

ho


- Thứ hai, nói về mối quan hệ đồng thời cùng các dòng chảy bên trong chuỗi

̣c k

cung như: dòng thông tin, dòng thanh toán, dòng chuyển sở hữu.
- Thứ ba, nói về các vai trò và chức năng phân phối trong toàn bộ chu kỳ sống

in

của sản phẩm - dịch vụ. Đây là một định nghĩa tổng quát nói lên đầy đủ bản chất của

h

chuỗi cung sản phẩm hàng hóa - dịch vụ trong nền kinh tế thị trường hiện nay.



Như vậy, thực chất của việc phân tích chuỗi cung là việc phân tích chuỗi quá

́H

trình tiêu thụ sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
b. Các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm

́


Chuỗi cung sản phẩm gồm các tác nhân: Cơ sở cung cấp các dịch vụ đầu vào,
hộ sản xuất, người thu gom, người bán lẻ và người tiêu dùng. Ta có sơ đồ sau:


9


Đại học Kinh tế Huế

Người tiêu dùng
7

3

4

Người thu gom lớn

Người thu gom nhỏ
5
6

2

Hộ sản xuất

ại

Đ
ho

1
1

1

Cơ sở cung cấp đầu vào

̣c k

Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp

in

Khái niệm các tác nhân:

h

- Cơ sở cung cấp đầu vào: là những cơ sở cung cấp cho hộ những yếu tố đầu



vào như giống, thức ăn.

́H

- Hộ sản xuất: Là những gia đình hoặc cơ sở sản xuất cung cấp sản phẩm cho
thị trường. Các chủ thể này nhận các đầu vào từ các cơ sở cung cấp dịch vụ đầu vào

́


như giống, thức ăn... phối hợp với các nguồn lực có sẵn của hộ như lao động gia đình,
lồng bè... để tổ chức sản xuất cung cấp sản phẩm cho thị trường.


- Người thu gom: là những người trung gian đầu mối, tổ chức thu mua sản
phẩm của các hộ hoặc các cơ sở sản xuất, sau đó thu gom về một địa điểm để bán lại
cho các nhà bán lẻ khác.
- Người tiêu dùng: Người tiêu dùng (các cá nhân, các hộ gia đình, quán ăn, nhà
hàng...) là những người hoặc cơ sở tiêu thụ sản phẩm các loại của người bán lẻ hoặc hộ
thu gom.
Trong sơ đồ trên, tất cả các sản phẩm để đến được tay người tiêu dùng thường
qua một vài hình thức của chuỗi cung ứng, có một số lớn hơn và một số thì phức tạp

10


Đại học Kinh tế Huế

hơn nhiều. Chúng ta thấy chỉ có một người tạo ra lợi nhuận cho toàn chuỗi đó là người
tiêu dùng cuối cùng. Khi các khâu riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra quyết định kinh
doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này dẫn đến giá
bán cuối cùng cho người tiêu dùng thường rất cao.
c. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm
Theo sơ đồ chuỗi cung sản phẩm ở trên ta có:
(1) quan hệ giữa cơ sở cung cấp dịch vụ đầu vào với hộ sản xuất
(2) quan hệ giữa hộ sản xuất với người thu gom nhỏ
(3) quan hệ giữa người thu gom nhỏ với người tiêu dùng
(4) quan hệ giữa người thu gom lớn với người thu gom nhỏ

Đ

(5) quan hệ giữa hộ sản xuất với người tiêu dùng


ại

(6) quan hệ giữa hộ sản xuất với người thu gom lớn

ho

(7) quan hệ giữa người thu gom lớn với người tiêu dùng

̣c k

d. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản

in

phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Vì thế tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông

h

hàng hoá là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là



tiêu dùng. Tiêu thụ sản phẩm là giải pháp đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng về

́H

các sản phẩm, góp phần cân đối cung cầu đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh
được diễn ra một cách liên tục. Hơn thế nữa, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng


́


quyết định sự tồn tại và phát triển của người sản xuất. Khi sản phẩm tiêu thụ được
nghĩa là nó được người tiêu dùng chấp nhận, hay được thị trường chấp nhận. Vì thế
sức tiêu thụ sản phẩm phản ánh uy tín của người sản xuất, chất lượng sản phẩm, sự
thích ứng với nhu cầu tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Đồng
thời, tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ nhất điểm mạnh, điểm yếu của nhà sản xuất.
1.1.1.6 Yêu cầu kĩ thuật cơ bản trong nuôi cá lồng
a. Tiêu chuẩn lồng nuôi
- Lồng có dạng hình chữ nhật hoặc hình hộp lập phương có 1 mặt đáy, 4 mặt
bên và mặt để hở gọi là miệng lồng. Kích thước dài * rộng * cao.

11


Đại học Kinh tế Huế

- Lồng có thể làm bằng lưới, tre, gỗ. Hai đầu để khe hở từ 0.5 – 1 cm để nước
lưu thông dễ dàng. Lồng nuôi cá phải đảm bảo chất lượng, thoải mái, đảm bảo an toàn
vệ sinh, sạch sẽ.
b. Tiêu chuẩn cá giống và mật độ nuôi
- Tiêu chuẩn cá giống: Giống đưa vào nuôi phải đảm bảo chất lượng, loại giống,
đạt các yêu cầu cần thiết để đảm bảo cá lớn nhanh, không nhiễm bệnh. Nên mua giống
ở các cơ sở có chất lượng. Cá giống phải khỏe mạnh, không dị hình, xây xát, kích cỡ
đồng đều, không bị mất nhớt. Cá hoạt động linh hoạt, bơi lội nhanh nhẹn, bơi chìm.
- Mật độ nuôi: Nuôi trong lồng bè khoảng 70 – 80 con/m3. Cá có trọng lượng
lớn hơn thì 30 – 50 con/m3. Nên thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Mùa vụ thả


Đ

cá có thể quanh năm, tuy nhiên cần tính toán thời gian thả cá nuôi đến khi thu hoạch là

ại

trước mùa mưa bão để tránh thiệt hại do mưa bão gây ra.

ho

c. Thức ăn và chế độ ăn

̣c k

- Thức ăn là yếu tố vô cùng quan trọng để cá lớn và phát triển một cách nhanh
chóng. Thức ăn phải có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt mới đảm bảo sự sinh trưởng

in

và phát triển của cá.

h

- Thức ăn cho cá ở đây thường là thức ăn xanh và thức ăn tự nhiên, ít sử dụng

́H

d. Chăm sóc cá nuôi




đến thức ăn công nghiệp.

- Ngoài các yếu tố trên thì chăm sóc cá nuôi cũng vô cùng quan trọng quyết

́


định hiệu quả chăn nuôi. Muốn đạt được kết quả như vậy, trong khâu chăm sóc cần
lưu ý đến nhiệt độ, khí hậu, vệ sinh...và phù hợp với từng giai đoạn.

- Hàng ngày quan sát hoạt động của cá trong các lồng nuôi: cá nổi đầu do thiếu
oxy, tình hình sử dụng thức ăn, chất thải, dịch bệnh và các hiện tượng bất thường khác
xẩy ra để có cách xử lý kịp thời.
- Cho cá ăn đủ chất lượng và số lượng.
- Khi xẩy ra dịch bệnh cần cách ly lồng đến vị trí an toàn và tiến hành phòng
bệnh cho cá. Trường hợp cá nuôi bị bệnh nặng và có khả năng lây lan nhanh, phải tiến
hành thu hoạch cá.

12


×