Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà tại xã phong thu, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.44 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

IN

H



́H

U

Ế

*******

K

SỐ LIỆU SƠ CẤP

̣C

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH TRÀ

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Đ
A


̣I H

O

TẠI XÃ PHONG THU, HUYỆN PHONG ĐIỀN,

NGUYỄN THỊ KIỀU ANH

Huế, tháng 05 năm 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

H



́H

U

Ế

*******

K

IN


KHÓA LUẬN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

̣C

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH TRÀ

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Đ
A

̣I H

O

TẠI XÃ PHONG THU, HUYỆN PHONG ĐIỀN,

Sinh viên thực hiện:

Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Kiều Anh

PGS. TS Trần Văn Hòa

Lớp: K48A - KTNN
Niên khóa: 2014 – 2018

Huế, tháng 05 năm 2018



Lời Cảm Ơn
Sau quá trình thực tập tại UBND xã Phong Thu tôi đã hoàn thành đề tài: “Đánh
giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà tại xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế”. Để hoàn thành tốt đề tài này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân

Ế

tôi còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tổ chức và cá nhân.

U

Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong trường

́H

Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức kinh nghiệm cho tôi
trong suốt thời gian là sinh viên của trường.



Đặc biệt tôi xin cảm ơn thầy giáo PGS.TS Trần Văn Hòa đã trực tiếp chỉ bảo tận
tình để giúp tôi hoàn thành đề tài này.

H

Tôi xin trân trọng cảm ơn các chú, các bác, anh chị trong UBND xã Phong Thu,

IN


cùng các hộ trồng thanh trà ở xã Phong Thu, huyện Phong Điền đã giúp đỡ, trực tiếp

K

truyền đạt những kinh nghiệm thực tế quý báu, đồng thời cung cấp số liệu cần thiết

̣C

cho tôi trong quá trình thực tập.

O

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và toàn thể bạn bè đã luôn là nguồn động

̣I H

viên, khích lệ cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập để
tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.

Đ
A

Vì đây là giai đoạn đầu được tiếp cận và nghiên cứu thực tế.bản thân cũng chưa
đủ kinh nghiệm. Do vậy, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
sự góp ý của quý Thầy cô cũng như bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 11 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kiều Anh



Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU .......................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................... vii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1

Ế

1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................1

U

2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2

́H

2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................2



2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2


H

3.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................2

IN

3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................3

K

4.1. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................................3

̣C

4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................................3

O

4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp ..........................................................................................3

̣I H

4.2. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................................3
4.2.1. Công cụ phân tích và xử lý số liệu .......................................................................3

Đ
A


4.2.2. Phương pháp thống kê mô tả .................................................................................4
5. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................5
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế...................................................................................5
1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế...............................................................................6
1.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế................................................................7
1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................8
1.1.5. Giá trị của cây thanh trà......................................................................................11
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

ii


Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa

1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................12
1.2.1. Tình hình sản xuất bưởi trên Thế giới ................................................................12
1.2.2. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam ..................................................................14
1.2.3. Tình hình sản xuất thanh trà ở huyện Phong Điền .............................................15
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH TRÀ TẠI
XÃ PHONG THU, HUYỆN PHONG ĐIỀN,TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .............17
2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu...........................................................................17

Ế

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ...........................................................................17


U

2.1.1.1. Vị trí địa lý của xã Phong Thu..........................................................................17

́H

2.1.1.2. Thời tiết, khí hậu ..............................................................................................17
2.1.1.3. Thổ nhưỡng, địa hình .......................................................................................18



2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................18
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất của xã giai đoạn 2014 – 2016.......................................18

H

2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động của xã ................................................................21

IN

2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã.........................................................................22

K

2.1.3. Đánh giá chung tình hình cơ bản của xã Phong Thu đối với hoạt động sản xuất
thanh trà .........................................................................................................................25

O


̣C

2.1.3.1. Sự biến động về diện tích, năng suất, sản lượng thanh trà của xã Phong Thu

̣I H

giai đoạn 2014 – 2016 ...................................................................................................25
2.1.3.2. Thuận lợi...........................................................................................................26

Đ
A

2.1.3.3. Khó khăn...........................................................................................................27
2.2. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra ......................................................................27
2.2.1. Tình hình nhân khẩu lao động của hộ điều tra ....................................................27
2.2.3. Trang thiết bị sản xuất của các hộ điều tra ..........................................................29
2.3. Kết quả, hiệu quả sản xuất Thanh trà của các hộ điều tra ......................................31
2.3.1. Tình hình sản xuất Thanh trà của các hộ điều tra................................................31
2.3.2. Chi phí sản xuất thanh trà của các hộ điều tra.....................................................33
2.3.3. Phân tích kết quả sản xuất của các hộ điều tra ....................................................39
2.3.4. Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất của các hộ ...................................................41
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất thanh trà .......44
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

iii


Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa


2.4.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất thanh trà .......44
2.4.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất thanh trà...46
2.5. Tình hình tiêu thụ thanh trà của các hộ điều tra .....................................................49
2.6. Đánh giá chung về tình hình sản xuất thanh trà trên địa bàn xã Phong Thu.................50
2.6.1. Thuận lợi..............................................................................................................50
2.6.2. Khó khăn..............................................................................................................51
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Ế

KINH TẾ CỦA THANH TRÀ TRÊNĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...........................52

U

3.1. Định hướng phát triển thanh trà cho những năm tới ..............................................52

́H

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế thanh trà trên địa bàn 52
3.2.1. Giải pháp về đất đai .............................................................................................52



3.2.2. Giải pháp về giống...............................................................................................53
3.2.3. Giải pháp về phòng bệnh .....................................................................................53

H

3.2.4. Giải pháp về vốn đầu tư.......................................................................................54


IN

3.2.5. Giải pháp về thị trường........................................................................................54

K

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................56
3.1. Kết luận...................................................................................................................56

O

̣C

3.2. Kiến nghị ................................................................................................................57

Đ
A

̣I H

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................58

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

iv


Khóa luận tốt nghiệp


PGS.TS Trần Văn Hòa

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
BHYT:

Bảo hiểm y tế

B (Benefit):

Lợi ích

BVTV:

Bảo vệ thực vật

C (Cost):

Chi phí sản xuất

FAO (Food and A.griculture Organization):

Tổ chức Lương thực và

Ế

Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
Hiệu quả kinh tế

IRR (Internal Rate of Return):


Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ

́H

U

HQKT:

Giá trị hiện tại ròng



NPV (Net Present Value):
KTCB:

Kiến thiết cơ bản
Thời kì kinh doanh

H

TKKD:

IN

PTNT:
SXKD:

K

THCS:


Sản xuất kinh doanh
Trung học cơ sở
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dân

Đ
A

̣I H

O

UBND:

̣C

TNHH:

Phát triển nông thôn

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

v


Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới giai đoạn 2012 – 2016..........................12
Bảng 2: Tình hình sản xuất bưởi ở một số nước trồng bưởi chủyếutrên Thế giới năm
2016 ...............................................................................................................................13
Bảng 3: Tình hình sản xuất cây bưởi ở Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016 ....................14
Bảng 4: Tình hình sản xuất thanh trà của huyện Phong Điền qua 3 năm .....................16

Ế

Bảng 5: Tình hình sử dụng đất của xã Phong Thu giai đoạn 2014 – 2016 ...................20

U

Bảng 6: Tình hình dân số của xã giai đoạn 2014 – 2016 ..............................................22

́H

Bảng 7: Số lệu thống kê chiều dài các hình thức đường của xã năm 2016...................23



Bảng 8: Diện tích, năng suất, sản lượng thanh trà của xãgiai đoạn 2014 - 2016 ..........26
Bảng 9: Tình hình đất đai, nhân khẩu và lao động của các hộ nông dân trồng thanh trà

H

điều tra năm 2016 ..........................................................................................................28

IN


Bảng 10: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra ..................................31
Bảng 11: Tình hình sản xuất và quy mô của các hộ điều tra năm 2016........................32

K

Bảng 12: Tổng chi phí sản xuất trong 4 năm thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ điều

̣C

tra ...................................................................................................................................34

O

Bảng 13: Chi phí sản xuất thanh trà trong 1 năm TKKD của các hộ điều tra...............38

̣I H

Bảng 14: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất thanh trà của cáchộ điều tra.............40
Bảng 15: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất thanh trà của các hộ tại xã .............41

Đ
A

Bảng 17: Ảnh hưởng của đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuấtthanh trà của các hộ
điều tra ...........................................................................................................................46
Bảng 18: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả của sản xuất thanh
trà của các hộ điều tra ....................................................................................................48
Bảng 19: Tình hình tiêu thụ thanh trà của các hộ điều tra.............................................50

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh


vi


Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của sản xuất thanh trà
- Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất cây thanh trà trên địa bàn xã Phong Thu,
huyện Phong Điền trong những năm qua.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất cây thanh trà
của các hộ điều tra.

Ế

- Đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây thanh trà cuả xã

́H

 Phương pháp nghiên cứu

U

Phong Thu, huyện Phong Điền trong thời gian tới.




 Phương pháp thu thập số liệu
 Thu thập số liệu thứ cấp

H

Tiến hành thu thập các loại số liệu thứ cấp từ UBND xã Phong Thu, từ Niên

IN

giám thống kê huyện, sách báo, tài liệu tham khảo, internet.... Để từ đó có đượccác số
liệu cần thiết cho quá trình làm khoá luận.

K

- Thu thập số liệu về tổng diện tích thanh trà đã và đang được trồng trên địa bàn

̣C

huyện.

̣I H

trồng thanh trà.

O

- Số liệu về tổng diện tích đất trống để có phương hướng giao đấtcho các hộ dân

- Số liệu về tình hình kinh tế xã hội của huyện và xã tiến hành điều tra để so


Đ
A

sánh.

- Và một số số liệu liên quan đến quá trình làm khoá luận.
- Tài liệu kỹ thuật của các chương trình dự án về trồng thanh trà ở địa phương,

củacác cấp ngành…
 Thu thập số liệu sơ cấp
- Nghiên cứu tiến hành khảo sát theo hình thức chọn mẫu điều tra, cụ thể tôi tiến
hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 hộ gia đình trồng thanh trà ở xã trên địa bàn
huyện.

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

vii


Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa

 Phương pháp phân tích số liệu
 Công cụ phân tích và xử lý số liệu
- Trình bày tổng hợp và phân tích số liệu thống kê để có thể nêu rỏ được vấn
đềnghiên cứu.
- Sử dụng các phương pháp phân tích số liệu để tính các chỉ tiêu của đề tài như:
GO, IC, VA,…
- Sử dụng các phần mềm xữ lý số liệu excel, … để tính toán các số liệu phục


Ế

vụcho quá trình làm khoá luận.

U

 Phương pháp thống kê mô tả

́H

Sử dụng phương pháp để phân tích thực tế sản xuất thanh trà củ các hộ điều tra.
 Kết quả đạt được

Tìm hiểu lý thuyết và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế

-

Tìm hiểu nắm bắt được về tình hình kinh tế xã hội của xã Phong Thu

-

Đánh giá được tình hình sản xuất thanh trà của các hộ trên địa bàn xã

-

Đề xuất các giải pháp cho chính quyền địa phương để góp phần nâng cao hơn

IN


H



-

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

nữa hiệu quả sản xuất thanh trà trong vùng.

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

viii


Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam, sản xuất nông nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối vớinền
kinh tế của đất nước.Sự phát triển của nền kinh tế đất nước gắn liền với sự phát triển
của nông nghiệp nông thôn và việc thúc đẩy ngành này phát triển luôn là ưu tiên cao
nhất trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Trong những năm gần đây,
nước ta đang nổ lực tiến hành công cuộc đổi mới, hiện đại hóa trong lĩnh vực này, đặc

Ế

biệt là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch bởi hiện nay nước ta đã hội nhập

U

ngày càng sâu hơn vào tổ chức thương mại thế giới (WTO).Nhờ đó mà chúng ta có thể

́H

mở rộng và phát triển thị trường nông sản.



Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc Bắc miền Trung chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhiệt
đới ẩm gió mùa nên khí hậu rất thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây ăn quả.

H

Trong đó, nổi bật hơn cả là cây thanh trà, đây là một loại cây được trồng từ lâu đời, tồn

IN

tại và phát triển cho đến ngày nay.Và đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của vùng đất

Cố Đô.Diện tích trồng thanh trà ở đây tập trung chủ yếu trên đất phù sa dọc các con

K

sông như: Sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Hương,…Thanh trà không những là biểu tượng

̣C

của vùng đất Cố đô mà còn là loại cây chủ lực để phát triển kinh tế trên lĩnh vực nông

O

nghiệp ở một số địa phương, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp một

̣I H

phần không nhỏ vào nền kinh tế của tỉnh nhà. Thương hiệu thanh trà nổi tiếng của
Huế, có thanh trà Thủy Biều, thanh trà Phong Thu đã và đang có mặt trên thị trường

Đ
A

trong tỉnh và các tỉnh lân cận, rất được mọi người ưa chuộng. Hiệu quả bước đầu từ
mô hình cải tạo vườn tạp, chính quyền địa phương nơi đây xác định cây thanh trà là
loại cây kinh tế chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế của xã; đồng thời đã và
đang tìm cách nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, tham gia vào chuỗi giá trị các sản
phẩm có múi trên thị trường, tiến tới xây dựng thương hiệu thanh trà Phong Thu.
Bên cạnh những thuận lợi thì việc trồng và phát triển cây thanh trà vẫn còn gặp
nhiều khó khăn như: Phong Thu nằm ở lưu vực sông Bồ, về mùa mưa lũ lụt thường
xuyên xảy ra gây ngập úng, mùa nắng hạn hán khắc nghiệt, tình hình sâu bệnhdiễn

biến phức tạp,…thêm vào đó là tình trạng thiếu vốn, trình độ kỹ thuật thâm canh của
người nông dân chưa cao, tâm lý ngại thay đổi, dựa vào kinh nghiệm là chính, quy mô
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

1


Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa

nhỏ lẽ, thị trường thanh trà thường xuyên biến động,…nên việc đầu tư phát triển thanh
trà chưa cao, hiệu quả kinh tế vẫn còn thấp và chưa ổn định qua các năm.
Xuất phát từ thực tế đó, qua quá trình thực tập tại địa phương, tôi quyết định
chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà tại xã Phong Thu,
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” để đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất
thanh trà ở xã và tìm hiểu những nguyên nhân gây ra khó khăn từ đó đưa ra một số giải
pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế thanh trà cũng như nâng cao thu

Ế

nhập cho người nông dân.

U

2. Mục tiêu nghiên cứu

́H

2.1.Mục tiêu chung


Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả sản phẩm thanh trà của hộ



nông dân xã Phong Thu, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm thanh

triển kinh tế của xã trong thời gian tới.

IN

2.2. Mục tiêu cụ thể

H

trà, nâng cao thu nhập và đời sống cho các hộ, góp phần thực hiện chiến lược phát

K

- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của sản xuất thanh trà
- Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất cây thanh trà trên địa bàn xã Phong

O

̣C

Thu, huyện Phong Điền trong những năm qua.

̣I H


- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất cây thanh trà
của các hộ điều tra.

Đ
A

- Đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây thanh trà cuả
xã Phong Thu, huyện Phong Điền trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà của các hộ nông dân trên địa bàn xã Phong
Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian
Các hộ trồng thanh trà trên địa bàn xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

2


Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa

Thời gian
Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất thanh trà xã Phong Thu được xem xét
trong thời gian 2014 – 2016. Số liệu sơ cấp được khảo sát từ các hộ sản xuất thanh trà
trên địa bàn xã Phong Thu năm 2016.
Nội dung

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả sản xuất
thanh trà của địa phương.

Ế

4. Phương pháp nghiên cứu

U

4.1.Phương pháp thu thập số liệu

́H

4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Tiến hành thu thập các loại số liệu thứ cấp từ UBND xã Phong Thu, từ Niên

liệu cần thiết cho quá trình làm khoá luận.



giám thống kê huyện, sách báo, tài liệu tham khảo, internet.... Để từ đó có đượccác số

H

- Thu thập số liệu về tổng diện tích thanh trà đã và đang được trồng trên địa bàn

IN

huyện.


K

- Số liệu về tổng diện tích đất trống để có phương hướng giao đấtcho các hộ dân
trồng thanh trà.

O

̣C

- Số liệu về tình hình kinh tế xã hội của huyện và xã tiến hành điều tra để so

̣I H

sánh.

- Và một số số liệu liên quan đến quá trình làm khoá luận.

Đ
A

- Tài liệu kỹ thuật của các chương trình dự án về trồng thanh trà ở địa phương,
củacác cấp ngành…
4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
- Nghiên cứu tiến hành khảo sát theo hình thức chọn mẫu điều tra, cụ thể tôi
tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 hộ gia đình trồng thanh trà ở xã trên địa bàn
huyện.
4.2. Phương pháp phân tích số liệu
4.2.1. Công cụ phân tích và xử lý số liệu
- Trình bày tổng hợp và phân tích số liệu thống kê để có thể nêu rỏ được vấn

đềnghiên cứu.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

3


Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa

- Sử dụng các phương pháp phân tích số liệu để tính các chỉ tiêu của đề tài như:
GO, IC, VA,…
- Sử dụng các phần mềm xữ lý số liệu excel, … để tính toán các số liệu phục
vụcho quá trình làm khoá luận.
4.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp để phân tích thực tế sản xuất thanh trà củ các hộ điều tra.
5. Kết cấu của đề tài:

Ế

Nội dung nghiên cứu của đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các

U

tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3phần:

- Phần II : Nội dung và kết quả nghiên cứu




Gồm 3 chương

́H

- Phần I : Đặt vấn đề

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

H

Chương 2: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà tại xã Phong Thu,

IN

huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

K

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản
xuất thanh trà trên địa bàn nghiên cứu.

Đ
A

̣I H

O

̣C


-Phần III : Kết luận và kiến nghị

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

4


Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Bất kì một doanh nghiệp nào cũng đều hướng đến mục tiêu lợi nhuận.Và để làm
được điều đó thì yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải hoạt động có hiệu quả
kinh tế.Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của các chủ thể sản

Ế

xuất và của nền sản xuất xã hội.

U

Hiệu quả kinh tế được xem là tỉ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra hay

́H

ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Với các




yếu tố đầu vào nhất định làm thế nào để tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất hay
còn gọi là tối ưu hóa các yếu tố đầu vào. Điều này cho thấy quá trình sản xuất thể hiện

IN

hệ cho thấy tính hiệu quả của sản xuất.

H

mối quan hệ mật thiết giữa yếu tố đầu vào và đầu ra, là biểu hiện tất cả các mối quan

Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả sản xuất là điều kiện để tích lũy và tái

K

đầu tư mở rộng, là động lực thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh.Và nâng cao hiệu quả

̣C

kinh tế là nhiệm vụ cuối cùng của mọi nổ lực sản xuất kinh doanh.Vì vậy, trong điều

O

kiện hiện nay mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra phải hoạt

̣I H


động có hiệu quả kinh tế.

Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.Vậy nên hiểu hiệu quả kinh

Đ
A

tế thế nào cho đúng.Theo Ngô Đình Giao[1]cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn
cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thịtrường
có sự quản lý của nhà nước”.Theo tác giả Hồ Vinh Đào[2] thì: “Hiệu quả kinh tếcòn gọi
là “hiệu ích kinh tế” so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao
gồm lao động vật hóa và lao động sống) với thành quả có ích đạt được”.Còn Nguyễn
Tiến Mạnh: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quảkhách quan phản ánh trình độ
lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”. Về hiệu quả sản xuất trong
nông nghiệp đã được nhiều tác giả bàn đến như Farrell(1957), Schultz(1964),
Rizzo(1979) và Ellis(1993). Các học giả trên đều đi đếnthống nhất là cần phân biệt rõ

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

5


Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa

ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật (technical efficency), hiệu quả
phân bổ các nguồn lực (allocative efficency) và hiệuquả kinh tế (economic efficency).
Hiệu quả kỹ thuật (TE):là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị
chi phíđầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ

thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả này thường được phản ánh
trong mối quan hệ về các hàm sản xuất.Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện
vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại

Ế

thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.

U

Hiệu quả phân bổ (AE): là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và

́H

giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi
thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật



có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá đầu ra.Vì thế nó còn được gọi là hiệu
quả giá (price efficency).Việc xác định hiệu quả này cũng giống như xác định các điều

H

kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận.

IN

Hiệu quả kinh tế (EE): là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả


K

kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều
tính đến khi xem xét việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt

O

̣C

được một trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần

̣I H

chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng
nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới

Đ
A

đạt được hiệu quả kinh tế.
Qua phân tích ở trên có thể khái quát lại: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù

kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình
độkhai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực trong đó quá trình tái sản
xuất nhằm thực hiện mục tiêu đề ra”.
1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Trên bình diện xã hội, các chi phí bỏ ra để đạt một kết quả nào đó chính là hao
phí lao động xã hội. Cho nên thước đo của hiệu quả là mức độ tối đa hóa trên một đơn
vị hao phí lao động xã hội tối thiểu. Nói cách khác, hiệu quả chính là sự tiết kiệm tối
đa các nguồn lực cần có.Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế đã khẳng định bản chất

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

6


Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa

của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Đó là phản ánh mặt chất
lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực nhằm đạt
được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Nghiên cứu về bản chất kinh tế, các nhà kinh tế
học đã đưa ra những quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất về bản chất chung
của nó. Nhà sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định
như: vốn, lao động, vật lực…Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau mỗi quá
trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có được hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch

Ế

này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại.

U

Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm

́H

lao động xã hội. Đây là hai mặt của một vấn đề về hiệu quả kinh tế.Hai mặt này có
quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội, là




quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian.Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh
tế là đạt kết quả tối đa về chi phí nhất định và ngược lại, đạt hiệu quả nhất định với chi

H

phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra

IN

nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Nói tóm lại, bản chất của hiệu

K

quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan
so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra.

̣C

1.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

̣I H

O

Phương pháp thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết
quả thu được và chi phí bỏ ra.

Đ

A

Như vậy muốn xác định được hiệu quả kinh tế thì ta phải xác định được kết quả
và chi phí bỏ ra. Chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh là toàn bộ các chi phí cho
các yếu tố đầu vào như: đất đai, lao động, tiền vốn, nguyên vật liêu, giống....
Công thức:

Trong đó:
H: là hiệu quả kinh tế
Q: là khối lượng sản phẩm thu được
C: là chi phí bỏ ra
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

7


Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa

Phương pháp này phản ánh rỏ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được
một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả, do đó giúp ta so sánh
được hiệu quảở các quy mô khác nhau.
Phương pháp thứ hai : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng bằng tỷ số giữa
phần tăng lên của kết quả thu được với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra.
Công thức:


U


Trong đó:

Ế



́H

∆Q: là phần tăng lên của kết quả



∆C: là phần tăng lên của chi phí

Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, nó xác

H

định lượng kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm hay là một đơn vị chi

IN

phí tăng thêm đã tạo ra bao nhiêu kết quả tăng thêm.
Vậy hiệu quả kinh tế có nhiều cách tính khác nhau mỗi cách tính đều phản ánh

K

một khía cạnh nhất định về hiệu quả kinh tế. Do đó tùy theo từng điều kiện của mỗi

̣C


doanh nghiệp mà ta có thể lựa chọn một phương pháp tính phù hợp.

O

1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

̣I H

Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế
- Tổng giá trị sản xuất (GO): là chỉ tiêu biểu hiện bằng toàn bộ kết quả hữu

Đ
A

ích mà lao động sáng tạo ra trong một thời gian nhất định. Hiện nay, hầu hết thanh trà
được bán ra trên thị trường, do đó tổng giá trị sản xuất cũng chính là tổng doanh thu.
Tổng giá trị sản xuất được tính bằng sản lượng các loại sản phẩm (Qi) nhân với giá
đơn vị sản phẩm tương ứng ( Pi).

Trong đó:
Qi: Sản lượng các loại sản phẩm thu được (kg)
Pi: Giá sản phẩm bình quân trên 1 đơn vị sản phẩm (1000đ/kg)

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

8


Khóa luận tốt nghiệp


PGS.TS Trần Văn Hòa

- Chi phí trung gian (IC): là một bộ phận cấu thành của tổng chi phí sản xuất
bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về mặt vật chất như nguyên vật liệu, nhiên liệu,
chi phí vật chất khác (không kể khấu hao tài sản cố định) và chi phí dịch vụ (kể cả dịch
vụ vật chất và dịch vụ không vật chất) được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải
vật chất và hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.
+ Chi phí vật chất: chi phí về giống, phân bón các loại, vôi, thuốc bảo vệ thực
vật, chi cho việc mua sắm dụng cụ lao động, chi phí vật tư cho sửa chữa TSCĐ và các

Ế

chi phí vật chất khác.

U

+ Chi phí dịch vụ: Bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, nâng cao tay nghề và các khoản

́H

chi phí, dịch vụ khác.

- Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động trồng thanh



trà của hộ nuôi trong một thời kỳ nhất định (thường một vụ hoặc một năm). Được tính

H


bằng phần chênh lệch giữa giá trị tăng lên (GO) đã trừ chi phí trung gian (IC).

IN

Giá trị gia tăng phản ánh bộ phận giá trị mới được tạo ra của các hoạt động sản

K

xuất hàng hóa và dịch vụ mà những người lao động của ngành hoặc toàn doanh nghiệp
mới làm ra.

O

̣C

- Lợi nhuận (Pr): Là phần thu nhập ròng trong quá trình sản xuất kinh doanh.

̣I H

Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh

Đ
A

của doanh nghiệp.

- Tổng chi phí (TC): Là toàn bộ các khoản chi để tạo ra khối lượng hàng hoá

cuối cùng.


Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
 Trong ngắn hạn
+ GO/IC (Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian): Phản ánh cứ bỏ ra 1 đồng chi
phí trung gian đầu tư vào quá trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
+ VA/IC (Giá trị tăng thêm trên chi phí trung gian):Phản ánh cứ bỏ ra 1
đồng chi phí trung gian đầu tư vào quá trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng giá
trị gia tăng.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

9


Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa

+ VA/TC (Giá trị tăng thêm trên tổng chi phí):Phảnánh cứ 1đồng chi phí bỏ
ra thì tạo được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.
+ Pr/TC (Lợi nhuận trên tổng chi phí): Phản ánh cứ1 đồng chi phí bỏ ra trong
năm thì tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo dòng thời gian của dòng tiền, dùng
đểtính hiệu quả kinh tế của cây thanh trà trong toàn chu kỳ có tính đến ảnh hưởng của
lãisuất chiết khấu.

Ế

 Trong dài hạn

U


- Giá trị hiện tại ròng (NPV): Là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của

́H

tổng doanh thu và giá trị hiện tại của tổng chi phí. Cho biết quy mô lợi ích của dự án,

IN

H



được tính theomặt bằng thời gian hiện tại.

Trong đó:

K

Bi: Dòng tiền thu vào năm thứ i

̣C

Cj:Dòng tiền chi vào năm thứ j

O

r: Lãi suất chiếu khấu

̣I H


- Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR): là mức lãi suất tính toán mà ứng với mức

Đ
A

lãisuất này giá trị hiện tại ròng NPV bằng 0.

Hay

.

|

|

Trong đó:
r1: Lãi suất chiết khấu sao cho NPV1 có giá trị dương
r2: Lãi suất chiết khấu sao cho NPV2 có giá trị âm
Mô hình IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

10


Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa

- Công thức tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đều:







ă

1.1.5. Giá trị của cây thanh trà
Giá trị dinh dưỡng

ổ íở ờ ì
ố ă ả ấ


Thanh trà là loại trái cây sạch, cung cấp nhiều Vitamin C (40.25mg/ 100g
52.70mg/ 100g), ngoài ra trong quả còn chứa hàm lượng đường từ 5.0 – 5.7%, axit

Fe,…là những chất cần thiết đối với sức khỏe con người.

Theo như các báo khoa học dinh dưỡng:

́H

U

Giá trị về mặt y học

Ế


hữu cơ 0.5 – 0.6%, nước và vitamin A, B, B2,…cùng một số ion khoáng như: Ca, P,



- Cơm thanh trà có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải
rượu.

H

- Vỏ ngoài chứa tinh dầu, vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng hóa đàm, trị

IN

ho, lý khí, giảm đau.

K

- Hạt thanh trà có vị đắng, tính ấm, chứa chất béo, có tác dụng trị đau thoát vị
bẹn, sa đì

̣C

- Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh

O

lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoại huyết, tiêu sưng, tiêu viêm.

̣I H


- Nước của trái cây thanh trà có chứa thành phần tựa như insulin giúp hạ đường
huyết, có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.

Đ
A

Kiểm chứng thực tế cho thấy ăn thanh trà đều đặn sẽ giúp giảm cân và phòng

chống được tiểu đường. Thanh trà cũng có công dụng làm giảm insulin làm cho cơ thể
không cảm thấy đói vì lượng insulin cao sẽ kích thích vùng não gây cảm giác đói.
Giá trị kinh tế
Trước đây ông cha ta chỉ dùng thanh trà như một vật phẩm không thể thiếu
trong mâm ngũ quả ngày Tết, nó tượng trưng phúc lộc, viên mãn. Ngày nay, khi xã hội
phát triển con người đã sáng tạo hơn, họ đã nghiên cứu và phát hiện sản phẩm này như
một vị thuốc thần kì chữa được nhiều bệnh. Bên cạnh đó, họ còn chế biến thanh trà
thành các loại thực phẩm như nước ép, các loại mức,…hoặc các loại tinh dầu để sử
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

11


Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa

dụng vào đời sống của mình. Giá trị của thanh trà nhờ đó được nâng lên rất nhiều. Từ
chỗ là loại thực phẩm không thể thiếu trên mâm ngũ quả, ngày nay thanh trà được
trồng trên quy mô lớn nhằm phục vụ nhu cầu phong phú của con người. Cây thanh trà
ngày nay đã có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của nhều nơi.Nhiều nông dân
đã nhờ thanh trà mà làm giàu nên từ chính mảnh đất quê hương của mình. Ví dụ như:

Anh Trần Văn Cường ở phường Thủy Biều đã chuyển đổi 5 sào đất canh tác từ trồng
rau màu sang trồng thanh trà, cho thu nhập khoảng 70 triệu đồng/vụ. Anh Cường

Ế

phấn khởi trước việc tỉnh Thừa Thiên - Huế quan tâm xây dựng thương hiệu "Thanh

U

trà Huế" đã góp phần giúp bà con bán được sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nhiều

́H

hộ dân.(Theo Lâm Quang Huy nongnghiep.vn).

Bên cạnh có ý nghĩa thực tế thiết thực trồng thanh trà còn có tác dụng bảo vệ



môi trường rất lớn, góp phần làm không khí trong lành, giảm tiếng ồn,…Ngoài ra còn
giúp tận dụng được quỹ đất, tăng mật độ cây xanh, tạo môi trường cảnh quan sinh thái,

H

tạo thuận lợi cho du lịch nhà vườn phát triển lâu bền cho người dân địa phương.

IN

1.2.Cơ sở thực tiễn


K

1.2.1. Tình hình sản xuất bưởi trên Thế giới
Cây ăn quả có múi là loài cây có mặt ở hầu hết khắp các châu lục trên Thế giới.

O

̣C

Hiện nay, trong số các loài cây ăn quả có múi thì bưởi là loại quả được khá nhiều

̣I H

người tiêu dùng ưa chuộng, nhưng nhìn chung trên Thế giới thì diện tích bưởi được
trồng ít hơn so với các loài cây có múi khác. Theo như tìm hiểu có 197 nước trên thế

Đ
A

giớinhưng trong đó số nước trồng bưởi chỉ có 78 nước.
Bảng 1: Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới giai đoạn 2012 – 2016

Chỉ tiêu

ĐVT

Diện tích

Ha


Năng suất

Tấn/ ha

Sản lượng

Tấn

2012

2013

2014

2015

2016

321.528

320.898

348.689

354.625

358.724

25,63


26,46

24,91

24,91

25,30

8.240.840

8.491.232

8.686.264

8.835.434

9.074.176

(Nguồn: FAOSTAT, 2017)
Theo bảng số liệu 1 ta thấy diện tích và sản lượng bưởi ở giai đoạn 2012 – 2016
tăng đều qua các năm, hàng năm trên Thế giới có hơn 8 triệu tấn bưởi được sản xuất
ra.Trên Thế giới tính đến cuối năm 2016 thì diện tích bưởi đạt 321.528 ha, năng suất
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

12


Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa


đạt 25,63 tấn/ ha, sản lượng đạt 8.240.840 tấn. So với năm 2012 thì năm 2016 diện tích
tăng 36.826 ha và sản lượng tăng 833.336 tấn. Điều này cho thấy loài cây ăn quả này
đang ngày càng phát triển và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Bảng 2: Tình hình sản xuất bưởi ở một số nước trồng bưởi chủyếu
trên Thế giới năm 2016
Vùng/ địa điểm
Thế giới

1

Argentina

2

Australia

3

Bangladesh

4

Brazil

5

China, mainland(Trung Quốc đại lục)

6


Cuba

7

France

8

India

9

Italy

10

Malaysia

11

Mexico

12

New Zealand

13

Philippines


14

Thailand

Sản lượng

(ha)

suất (tấn/ha)

(tấn)

358.724

25,30
23,56

U

4.341

102.259
8.192

8.100

8,21

66.470


4.495

17,80

79.986

100.659

45,56

4.586.521

6.935

8,12

56.318

356

17,38

6.188

16.850

23,17

390.500


271

17,93

4.858

1.173

10,96

12.858

16.525

26,51

438.057

17

24,89

431

5.049

5,71

28.811


26.059

8,86

230.909

42.100

11,81

497.288

H
IN
K
̣C
O

̣I H

Viet Nam

9.074.176

9,67

́H

847


Đ
A

15

Năng

Ế

0

Diện tích



STT

(Nguồn: FAOSTAT, 2017)

Trên Thế giới bưởi được trồng ở khắp nơi, nhưng tập trung lớn ở Châu Á nơi có
khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp cho loài cây ăn quả này phát triển. Theo FAO năm
2016 Trung Quốc là nước đứng đầu về sản xuất bưởi với sản lượng 4.586.521 tấn,
đứng thứ 2 là Việt Nam với sản lượng 497.288 tấn, tiếp theo là Mexico với sản lượng
438.057 tấn.

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

13



Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa

1.2.2. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam
Có thể nói, 10 năm lại đây tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã ghi
nhận sự tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2005, rau quả Việt Nam xuất khẩu sang 36
quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 235 triệu USD. Năm 2015, rau
quả Việt Nam đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu
đã tăng hơn 7 lần, đạt 1,8 tỷ USD.Đặc biệt, năm 2016, mặt hàng rau quả đã đạt kim
ngạch 2,4 tỷ USD, tăng 31,2% so với năm 2015, lần đầu vượt qua kim ngạch xuất

Ế

khẩu lúa gạo (2,2 tỷ USD).

U

Nói đến cây ăn quả thì bưởi là một loại cây được trồng nhiều ở nước ta. Việt

́H

Nam có nhiều giống bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao như bưởi Năm
Roi, Da Xanh, Phúc Trạch, Đoan Hùng, Đỏ Luận Văn,… Tỉnh Bến Tre có diện tích



trồng cây ăn trái 27.500 ha với nhiều chủng loại cây ăn trái nổi tiếng ở ĐBSCL, trong
đó bưởi da xanh được đưa vào nhóm cây ăn quả chất lượng cao, có tiềm năng và lợi


H

thế thị trường trong và ngoài nước. Diện tích trồng bưởi da xanh toàn tỉnh là 5.500 ha

IN

chiếm 20% diện tích cây ăn trái, năng suất 11,4 tấn/ha, sản lượng 47.670 tấn. Tổng

K

diện tích bưởi Năm Roi là 9,2 ngàn ha, phân bố chính ở tỉnh Vĩnh Long (diện tích 4,5

O

bưởi Năm Roi cả nước)

̣C

ngàn ha cho sản lượng 31,3 ngàn tấn, chiếm 48,6% về diện tích và 54,3% về sản lượng

̣I H

Nhìn chung, bưởi ở nước ta rất đa dạng, được trồng ở khắp các tỉnh, đặc biệt đã
hình thành những vùng bưởi lớn với những giống đặc trưng mang tính đặc sản địa

Đ
A

phương.


Bảng 3: Tình hình sản xuất cây bưởi ở Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016

Chỉ tiêu

ĐVT

2012

2013

2014

2015

2016

Diện tích

Ha

37.407

37.733

38.813

39.547

42.100


Năng suất

Tấn/ ha

11,69

11,5

12,02

11,92

11,81

Sản lượng

Tấn

437.436

439.602

466.630

471.380

497.288

(Nguồn: FAOSTAT, 2017)

Theo số liệu của FAOSTAT, diện tích bưởi ở Việt Nam tăng mạnh qua các
năm. Đặc biệt, năm 2016 cả nước có 42.100 ha bưởi, sản lượng đạt 497.288 tấn. Ở
nước ta bưởi được trồng ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước và có nhiều vùng sản xuất
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

14


Khóa luận tốt nghiệp

PGS.TS Trần Văn Hòa

tập trung nổi tiếng tới hàng trăn hecta bưởi. Điển hình là vùng bưởi đồng bằng sông
Cửu Long cụ thể tỉnh Bến Tre hiện có khoảng 6.000 ha bưởi da xanh, trong đó có
khoảng 4.000 ha đang cho trái, sản lượng mỗi năm ước đạt hơn 50 nghìn tấn. Với giá
trị kinh tế cao, bưởi da xanh được xem là một trong những loại cây ăn trái chủ lực
trong phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre.
1.2.3. Tình hình sản xuất thanh trà ở huyện Phong Điền
Huyện Phong Điền có tổng diện tích đất tự nhiên 95.081 ha, trong đó đất nông

Ế

nghiệp 73.983 ha. Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã đạt những

U

thành tựu đáng kể và có những chuyển biến tích cực, năng suất lúa tăng đều qua các

́H


năm, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định đời sống của nhân dân. Nhiều cây
công nghiệp đã được quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung



tạo ra những sản phẩm mang tính hàng hóa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến.

H

Để tăng giá trị và vị thế của sản phẩm nông sản trên thị trường, việc phát triển

IN

một số cây trồng có tiềm năng đóng vai trò và ý nghĩa rất lớn. Thanh trà là cây ăn quả

K

đặc sản, cho trái hàng năm, có chất lượng quả ngon, đặc biệt có lợi thế cạnh tranh cao
với các loại cây ăn quả khác. Diện tích trồng thanh trà hiện nay ở huyện Phong Điền

O

̣C

gần 260ha, thanh trà trồng chủ yếu trên đất phù sa được bồi ven sông Ô Lâu ở xã

̣I H

Phong Thu và Thị trấn Phong Điền. Người dân ở đây đã có tập quán sản xuất thanh trà

từ lâu và đã có thu nhập cao so với cây trồng khác. Tuy nhiên, do trình độ thâm canh

Đ
A

thanh trà của người dân chưa cao, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất còn hạn chế nên năng suất, sản lượng thanh trà hiện nay chưa cao, mẫu mã
quả thanh trà chưa được đẹp, độ đồng đều thấp, vỏ quả không sáng, chưa áp dụng
được công nghệ sau thu hoạch và nhiều vùng chưa có thương hiệu thanh trà nên chưa
nâng cao được giá trị kinh tế. Ngoài ra, một số đối tượng sâu bệnh đang gây hại trên
cây thanh trà hiện nay như: Bệnh chảy nhựa, sâu đục thân, vẽ bùa, sâunhớt,… Đứng
trước những khó khăn đóỦy ban nhân dân huyện đã đưa ra các giải pháp để khắc phục
những khó khăn trên và những năm gần đây kết quả thay đổi đáng kể.

SVTH: Nguyễn Thị Kiều Anh

15


×