Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn huyện gio linh, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.91 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN



́H

U

Ế

-----------

IN

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

K

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN

Đ
A

̣I H

O


̣C

ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ’

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Hoàng Thị Thanh Bình

PGS.TS. Phan Văn Hòa

Lớp: K48B KTNN
Niên khóa: 2014 - 2018

Huế, tháng 5 năm 2018


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa

Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành tốt bài kháo luận này ngoài nổ lực của bản thân thì tôi đã
nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo, tập thể, cá nhân
trong và ngoài trường Đại học Kinh tế Huế, đã tận tình truyền đạt kiến thức cho
tôi trong suốt thời gian qua.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Phan Văn

Ế


Hòa người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoành thành bài khóa luận này.

U

Tôi chân thành cảm ơn đến các cô chú, anh chị làm việc ở phòng Nông

́H

nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gio Linh, UBND xã Gio An, UBND xã Gio



Bình, cùng toàn thể các hộ gia đình đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình thực tập và thực hiện khóa luận này.

H

Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến bạn bè, gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi

IN

cả về vật chất và tinh thần trong thời gian tôi thực hiện bài khóa luận này.
Do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi

K

những sai sót. Tôi mong sẽ nhận được sự nhận xét, đánh giá, góp ý của quý thầy

̣C


cô và tất cả những ai quan tâm đến bài khóa luận này.

Đ
A

̣I H

O

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !

SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Hồ tiêu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và nâng
cao đời sống nhân dân. Đồng thời, đây là cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Quảng
Trị. Qua tình hình đó, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa
bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị”. Từ đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá khách
quan cũng như các giải pháp, phương hướng giải quyết nâng cao hiệu quả sản xuất hồ
tiêu của huyện.

Ế


Mục tiêu nghiên cứu

U

- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất hồ tiêu.
- Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu của các hộ ở 2 xã Gio Bình và

́H

Gio An, huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị.



- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu.
Phương pháp nghiên cứu

H

 Phương pháp thu thập số liệu

IN

- Thu thập số liệu sơ cấp tiến hành điều tra 60 hộ trồng tiêu bằng bảng hỏi,
các hộ điều tra được chọn dựa theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

K

- Thu thập các số liệu thứ cấp các số liệu về tình hình sản xuất, xuất khẩu hồ


̣C

tiêu được thu thập qua báo cáo của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), UBND
huyện,…

O

 Phương pháp phân tích

̣I H

- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để đánh giá tình hình sản xuất hồ

Đ
A

tiêu ở huyện Gio Linh

- Phương pháp hạch toán kinh tế được sử dụng nhằm tính toán, phân tích kết

quả và HQKT sản xuất hồ tiêu.
Kết quả đạt được:
- Hiểu được vai trò của cây hồ tiêu trong sản xuất, đóng góp của cây hồ tiêu
trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Đánh giá được tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
Gio Linh, tỉnh Quảng Trị ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu của hộ.
-Biết được những thuận lợi và khó khăn từ đó đưa ra các định hướng và giải
pháp phát triển hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu.

SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình


ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa
MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................3
2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................................3

Ế

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................3

U

4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................3

́H

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................................5



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HỒ

TIÊU ...............................................................................................................................5

H

1.1. Lý luận cơ bản về cây hồ tiêu ...................................................................................5

IN

1.1.1. Nguồn gốc, xuất xứ của cây hồ tiêu .....................................................................5
1.1.2. Vai trò, giá trị của cây hồ tiêu ..............................................................................5

K

1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu .............................................8

̣C

1.2. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu...............................................13

O

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ............................................................................13

̣I H

1.2.2. Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ..............................................................................15
1.2.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế.......................................................15

Đ
A


1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế hồ tiêu ..........................................................16
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu........................19
1.2.5.1. Các yếu tố tự nhiên...........................................................................................19
1.2.5.2. Các yếu tố sinh học ..........................................................................................19
1.2.5.3. Các yếu tố kinh tế - xã hội................................................................................20
1.2.5.4. Các nhân tố kỹ thuật .........................................................................................21
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu ....................................................................21
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới.............................................21
1.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu tại Việt Nam.............................................24
1.1.3. Tình hình sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ......................................26
SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH.......................................................................31
2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu...............................................................31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................31
2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................31
2.1.1.2. Địa hình, đất đai ...............................................................................................31
2.1.1.3. Thổ nhưỡng ......................................................................................................31

Ế


2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu..............................................................................................32

U

2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên .....................................................................................32

́H

2.1.1.5. Nguồn nước, thủy văn ......................................................................................33



2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................33
2.1.2.1. Đất đai...............................................................................................................33

H

2.2.2.2. Tình hình dân số và lao động ...........................................................................34

IN

2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện.............................................................35
2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................36

K

2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ...............................................................37

̣C


2.1.3.1. Thuận lợi...........................................................................................................37

O

2.1.3.2. Khó khăn...........................................................................................................38

̣I H

2.2. Thực trạng sản xuất hồ tiêu của huyện Gio Linh ...................................................38
2.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu qua các năm của huyện Gio Linh ..............38

Đ
A

2.2.2. Tình hình dịch bệnh hồ tiêu trên địa bàn huyện Gio Linh ..................................39
2.2.3. Thị trường đầu ra cho sản phẩm..........................................................................42
2.2.3.1. Chế biến tiêu đen theo quy mô hộ nông dân ....................................................42
2.2.3.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu .......................................................................43
2.3. Tình hình sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra .......................................................43
2.3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động ........................................................................43
2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của hộ ........................................................................44
2.3.3. Tình hình trang bị tư liệu phục vụ sản xuất........................................................45
2.3.4. Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra.....................47
2.3.4.1. Chi phí sản xuất hồ tiêu ....................................................................................47
SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

iv


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa

2.3.4.1.1. Chí phí cho thời kỳ KTCB ............................................................................47
2.3.4.1.2. Chi phí cho thời kỳ kinh doanh .....................................................................49
2.3.4.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra.................................51
2.3.4.2.1. Kết quả sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra .................................................51
2.3.4.2.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra ....................................54
2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra .55
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU

Ế

QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở HUYỆN GIO LINH.................................................57

U

3.1. Định hướng phát triển sản xuất hồ tiêu ở huyện Gio Linh.....................................57

́H

3.2. Mục tiêu phát triển..................................................................................................58



3.3. Một số giải pháp cụ thể ..........................................................................................58
3.3.1. Giải pháp về giống...............................................................................................58

H


3.3.2. Giải pháp về đất đai .............................................................................................58

IN

3.3.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng ..................................................................................59
3.3.4. Giải pháp về khoa học kỹ thuật ...........................................................................59

K

3.3.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ...........................................................................60

̣C

3.3.6. Giải pháp về vốn..................................................................................................61

O

3.3.7. Giải pháp về chính sách.......................................................................................61

̣I H

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................63
1. Kết luận .....................................................................................................................63

Đ
A

2. Kiến nghị ...................................................................................................................64
TÀI LỆU THAM KHẢO ............................................................................................66


SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Tỷ suất lợi ích trên chi phí

BVTV

Bảo vệ thực vật

DT

Diện tích

DTBQ

Diện tích bình quân

ĐVT

Đơn vị tính




Gia đình

GO

Giá trị sản xuất

HSCK

Hệ số chiết khấu

IRR

Tỷ suất hòa vốn nội bộ

IPC

Hiệp hội hồ tiêu quốc tế

KTCB

Kiến thiết cơ bản

H



́H

U


Ế

BCR

Lao động

IN


MI

Thu nhập hỗn hợp

K

NN & PTNN

̣C

NPV

O

NS

̣I H

TC

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


Giá trị hiện tại ròng
Năng suất
Tổng chi phí
Thời kì kinh doanh

TLSX

Tư liệu sản xuất

Đ
A

TKKD

SL

Sản lượng

VPA

Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

vi



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa

Đơn vị quy đổi
1 sào = 500m2

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U


Ế

1 ha = 10.000m2

SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Định lượng nước tưới và chu kì tưới nước cho 1 trụ trồng 2 dây tiêu..........13
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu Việt Nam từ 2007 - 2017 ...............24
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn năm 2010 – 2017....27
Bảng 2.1:Quy mô,cơ cấu đất đai của huyện Gio Linh năm 2017 .................................33
Bảng 2.2: Dân số và lao động của huyện Gio Linh năm 2017......................................34

Ế

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội huyện Gio Linh năm 2017 .................................35

U

Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu qua các năm của huyện Gio Linh giai

́H


đoạn 2015 - 2017 ...........................................................................................................38



Bảng 2.5: Thành phần sâu bệnh hại và mức độ phổ biến ở hồ tiêu trên địa bàn huyện
Gio Linh giai đoạn 2013 - 2017 ....................................................................................40
Bảng 2.6: Những đối tượng gây hại cho hồ tiêu trên địa bàn huyện Gio Linh giai đoạn

H

2013 - 2017....................................................................................................................41

IN

Bảng 2.7: Tình hình nhân khẩu - lao động của các hộ điều tra năm 2017 ....................44

K

Bảng 2.8: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2017 .............................45

̣C

Bảng 2.9: Tình hình trang bị TLSX của hộ điều tra năm 2017.....................................46

O

Bảng 2.10: Chi phí sản xuất hồ tiêu thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ điều tra năm

̣I H


2017 ...............................................................................................................................47
Bảng 2.11: Chi phí sản xuất hồ tiêu thời kỳ kinh doanh của các hộ điều tra năm 2017

Đ
A

.......................................................................................................................................50
Bảng 2.12: Kết quả sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra năm 2017..............................52
Bảng 2.13: Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra năm 2017................54
Bảng 2.14: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra năm 2017
phân theo diện tích hồ tiêu kinh doanh..........................................................................55

SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Quy trình chế biến hạt tiêu đen theo quy mô nông hộ ....................................42

U

DANH MỤC HÌNH

Ế


Sơ đồ 2: Chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu huyện Gio Linh ...............................................43

́H

Đồ thị 1.1: Sản lượng hồ tiêu thế giới trong 25 năm qua ..............................................23

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



Đồ thị 1.2: Sản lượng hồ tiêu của các thành viên IPC ..................................................23

SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

ix



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới hiện nay đang không ngừng phát triển, hòa mình vào đó mỗi quốc gia
đều có những chiến lược phát triển của riêng mình. Hầu hết mọi quốc gia đều đi theo
con đường tăng tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng
đóng góp của ngành nông nghiệp vào thu nhập nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, không
vì thế mà ngành nông nghiệp lại không còn quan trọng như trước đây.

U

trọng trong việc nâng cao đời sống của nhân dân và xuất khẩu.

Ế

Việt Nam là nước đi lên từ nông nghiệp, thế nên nông nghiệp chiếm vị trí quan

́H

Trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, phân công lao động ngày càng



sâu sắc, hầu hết các quốc gia đều mở cửa nền kinh tế để tận dụng triệt để hiệu quả lợi
thế so sánh của nước mình. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, bên cạnh đẩy


H

mạnh những ngành công nghiệp nhẹ như diệt may, chế biến…các sản phẩm nông sản

IN

cũng được chú ý vì khả năng tận dụng được lợi thế so sánh của quốc gia. Nông nghiệp
nước ta đang có tiềm năng và thế mạnh, một trong những sản phẩm nông sản xuất

K

khẩu tiêu biểu đánh dấu thương hiệu của Việt Nam trên thị trường quốc tế đó là mặt

̣C

hàng Hồ tiêu.

O

Cây hồ tiêu chiếm vị trí quan trọng đối với nông nghiệp nước ta. Là cây công

̣I H

nghiệp lâu năm, có giá trị kinh tế cao được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Hạt tiêu là
sản phẩm gia vị quý, được sử dụng với một khối lượng lớn trong công nghệ chế biến

Đ
A

đồ hộp, thực phẩm và hương vị. Hạt tiêu có vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày

của người dân nhiều nơi trên thế giới, là thứ gia vị không thể thiếu cũng không gì thay
thế được. Ngoài ra hạt tiêu còn được dùng trong công nghiệp hương liệu và dược liệu.
Hạt tiêu khô có thể bảo quản ở trong kho nhiều năm mà không giảm chất lượng vì vậy
người trồng tiêu có thể giữ lại sản phẩm của mình để bán khi giá cả phù hợp.
Sản lượng hồ tiêu cả nước năm 2017 đạt 243 nghìn tấn, xuất khẩu 214 nghìn tấn
(chiếm trên 80% sản lượng) và đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu 1,1 tỷ USD.

SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa

Hồ tiêu là một trong mười nhóm nông sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ
USD, góp phần quan trong trọng vào thành tích 36,37 tỷ USD xuất khẩu của ngành
nông nghiệp năm 2017, cao nhất từ trước đến nay.
Quảng Trị là một tỉnh nằm ở phía Nam của Bắc Trung Bộ có điều kiện đất đai,
khí hậu thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó có cây hồ tiêu. Hồ
tiêu Quảng Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản
phẩm tốt và đã có được chỉ dẫn địa lý trên bản đồ sản xuất hồ tiêu của Việt Nam.

Ế

Trong chiến lược phát triển kinh tế, hồ tiêu được xác định là một trong ba cây công

U


nghiệp dài ngày chủ lực (cao su, hồ tiêu và cà phê) với tiềm năng phát triển từ 5.000 –

́H

8.000 ha. Sản xuất hồ tiêu đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế của địa



phương, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, sản xuất
hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị chủ yếu phát triển ở quy mô nông hộ. Hộ sản xuất còn gặp

H

nhiều khó khăn do hồ tiêu được sản xuất theo quy mô nhỏ, phân tán, việc đầu tư nguồn

IN

lực còn hạn chế, nhiều hộ chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất. Bên cạnh đó,
hộ sản xuất luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn như năng suất chưa cao và không ổn

K

định, chi phí sản xuất biến động theo xu hướng tăng, tình trạng thời tiết và sâu bệnh

̣C

diễn biến phức tạp. Điều này đã ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế.

O


Gio Linh với điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi, các hộ dân đã đầu tư phát triển

̣I H

sản xuất hồ tiêu và đã thu được những hiệu quả cao, giúp đời sống người dân đi lên.
Bên cạnh những hiệu quả đạt được, sản xuất hồ tiêu những năm qua còn gặp rất nhiều

Đ
A

khó khăn, chủ yếu là về giá cả biến động thất thường và dịch bệnh hoành hành. Niềm
vui mỗi khi được mùa, được giá là thấp thỏm, lo âu của người nông dân chăm chỉ làm
giàu trên mảnh đất quê hương. Vì những lý do đó, phân tích hiệu quả sản xuất hồ tiêu,
đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất, nghiên cứu
tình hình tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu của các hộ để tìm giải pháp nâng cao thu nhập cho
hộ sản xuất là vấn đề quan trọng hiện nay.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa
bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị’’ làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở hệ thống lý luận, thực tiễn, phân tích thực trạng, kết quả hiệu quả kinh
tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị, đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng trị trong thời gian đến.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu.

Ế

- Phân tích đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hồ

U

tiêu trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

́H

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



bàn huyện Gio Linh trong thời gian đến.

H

- Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế sản xuất

IN


hồ tiêu trên địa bàn huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị.
- Phạm vi nghiên cứu:

K

+ Về không gian: huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị.

O

các số liệu sơ cấp.

̣C

+ Về thời gian: từ 2015 đến 2017 với các số liệu thứ cấp và trong năm 2017 với

̣I H

4. Phương pháp nghiên cứu
- Chọn mẫu đầu tra: Để biết được tình hình sản xuất hồ tiêu của các hộ trên địa

Đ
A

bàn huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị, tôi đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên 60 hộ nông
dân trồng hồ tiêu ở 2 xã là xã Gio An và xã Gio Bình.
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu: Tiến hành thu thập số liệu từ các nguồn

khác nhau.
+ Nguồn


số liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo, tài liệu của các ban ngành tỉnh

Quảng Trị, huyện Gio Linh và 2 xã Gio An, Gio Bình.
+ Nguồn

số liệu sơ cấp: số liệu điều tra, thu thập trực tiếp thông qua việc điều tra

ngẫu nhiên 60 hộ trồng hồ tiêu đã được khai thác ở 2 xã Gio An và Gio Bình.

SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa

+ Phương pháp tổng hợp số liệu: Sử dụng các phương pháp phân tổ thống kê,
tính toán số liệu theo một số tiêu thức thông qua phần mềm Excel…
+ Phương pháp thống kê mô tả, so sánh: Dựa trên các chỉ tiêu hệ thống hóa và
tổng hợp, đề tài so sánh giữa các hộ từ đó thấy sự khác nhau, ưu điểm, nhược điểm và
những lợi thế so sánh để đưa ra các đề xuất và giải pháp phát triển hiệu quả.
+ Phương pháp phân tích lợi ích chi phí: Dùng phương pháp hạch toán kinh tế và
phân tích dòng tiền theo thời gian để đánh giá hiệu quả đầu tư cây hồ tiêu thông qua

Ế

các chỉ tiêu: NPV (giá trị hiện tại ròng), BCR (tỷ lệ lợi ích-chi phí) và IRR (tỷ suất


U

hoàn vốn nội bộ)…

́H

+ Phương pháp phân tích chuỗi cung: phương pháp này dùng để phân tích quá

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



trình tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ.

SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

4



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
SẢN XUẤT HỒ TIÊU
1.1. Lý luận cơ bản về cây hồ tiêu
1.1.1. Nguồn gốc, xuất xứ của cây hồ tiêu
Cây hồ tiêu (Piper nigrum L) còn được gọi là tiêu ăn, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt,

Ế

bạch cổ nguyệt là một loài cây leo có hoa, thuộc họ Piperraceae, có nguồn gốc từ bang

U

tây Ghats (Ấn độ), có lẽ đã được trồng cách đây khoảng 6000 năm. Tuy nhiên Chevalier

́H

(1925) cho biết cây chắc chắn là cây bản địa ở Đông Dương, bằng chứng là Balanca đã
tìm thấy tiêu dại ở vùng núi Ba Vì, miền bắc Việt Nam. Ở Việt Nam cây tiêu mọc hoang



được tìm thấy từ trước thế kỉ XVI, nhưng đến thế kỉ XVII mới được đưa vào trồng. Đến
cuối thế kỷ XVII tiêu được trồng với diện tích tương đối lớn ở Phú Quốc, Hòn Chồng và


H

Hà Tiên (Kiên giang), chủ yếu do người hoa gốc ở Hải Nam di cư vào Hà Tiên. Cũng

IN

trong khoảng thời gian này vào đầu thế kỷ XX khi bị thực dân pháp cai trị thì được trồng

K

nhiều ở Bình long, Bà rịa - Vũng tàu, Quảng Trị và Quảng Nam. Trải qua hơn 3 thế kỷ
cây tiêu được trồng ở Việt Nam thì hiện nay cây tiêu là cây công nghiệp có giá trị kinh

̣C

tế cao đem lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân. Sản phẩm chính của cây hồ tiêu

O

là hạt tiêu thường được gĩa nát hoặc tán bột dùng làm gia vị hoặc làm thuốc ngoài ra còn

̣I H

được chiết xuất dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.[10]
1.1.2. Vai trò, giá trị của cây hồ tiêu

Đ
A


a. Vai trò của Hồ tiêu
- Chất gia vị: Hạt tiêu có vị nóng, cay, có mùi thơm hấp dẫn nên rất thích hợp cho

việc chế biến các món ăn. Vì vậy tiêu trở thành gia vị được sử dụng phổ biến trên thế
giới
- Trong y dược: Do có sự hiện diện của chất piperin, tinh dầu và nhựa có mùi
thơm, cay, nóng đặc biệt nên có tác dụng kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng. Ngoài ra,
tiêu còn có tác dụng làm ấm bụng. Tiêu đen giúp giảm tình trạng viêm khớp và nhận
thức về cơn đau. Piperine, thành phần có trong hạt tiêu giúp ức chế một gene làm phát
triển bệnh viêm khớp. Nó cũng làm giảm sản xuất prostaglandin (một chất gây viêm).
SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa

Hạt tiêu đen còn có chứa chất chống ôxy hóa. Khi kết hợp với chất curcumin, hạt tiêu
đen làm tăng hiệu quả tới 20 lần. Tiêu đen giúp giảm tình trạng viêm khớp và nhận
thức về cơn đau. Piperine, thành phần có trong hạt tiêu giúp ức chế một gene làm phát
triển bệnh viêm khớp. Nó cũng làm giảm sản xuất prostaglandin (một chất gây viêm).
Hạt tiêu đen còn có chứa chất chống ôxy hóa. Khi kết hợp với chất curcumin, hạt tiêu
đen làm tăng hiệu quả tới 20 lần. Tiêu đen cũng là một nguồn dồi dào vitamin C, giúp
sụn khỏe mạnh

Ế

b. Giá trị của hồ tiêu


U

- Giá trị sử dụng: Cây hồ tiêu là một trong những loại cây gia vị, dược liệu được

́H

sử dụng rộng rãi nhất, phổ biến nhất trên thế giới. Giá trị sử dụng của hạt tiêu liên



quan đến thành phần hoá học chứa trong hạt tiêu. Trong hạt tiêu có chứa tinh dầu và
hai ancaloit, ngoài ra còn có chứa một số chất khác như xenluloza, muối khoáng.

H

Trong hạt tiêu tinh dầu chiếm từ 1,56 - 1,86%. Tinh dầu có màu vàng nhạt hay màu

IN

lục nhạt, gồm các hydrocarbua như phelandren, cadimen, cariophilen và một ít hợp
chất có chứa ôxy. Tinh dầu tạo cho hạt hồ tiêu có mùi thơm đặc biệt. Trong hạt hồ tiêu

K

tồn tại hai ancaloit là Piperin và Chavixin. Piperin (C17H19O3N) trong hạt tiêu chiếm

̣C

tỉ lệ từ 5 - 9%, có tinh thể không màu, không mùi, không tan trong nước sôi, tan mạnh


O

trong rượu nóng, tính kiềm nhẹ, đồng phân với Morphin. Chavixin (C17H19O3N) có

̣I H

tỉ lệ từ 2,2 - 4,6%. Chavixin là một chất lỏng sệt, có vị cay hắc, đây là nguyênnhân làm
cho hạt hồ tiêu có vị cay nóng. Ngoài tinh dầu và ancaloit ra, trong hồ tiêu còn có

Đ
A

8,1% chất béo, 42,45% đường bột. Do có thành phần hoá học như trên, hạt tiêu có
những giá trị sử dụng quan trọng trong các hoạt động sống của con người. Về tác dụng
dược lý, khi dùng hồ tiêu với liều thấpnó sẽcó tác dụng tăng dịch vị, dịch tụy, kích
thích tiêu hoá, làm ăn ngon cơm. Nhưng với liều lớn nó sẽ kích thích niêm mạc dạ dày,
gây sưng huyết và viêm cục bộ, gâysốt, viêm đường tiểu tiện… Hồ tiêu là một trong
những chất gia quan trọng nhất trong các chất gia vị được sử dụng trên thế giới hiện
nay. Khi rắc hồ tiêu vào hầu như món ăn nào cũng đều thơm ngon thêm gấp bội, tạo
nên vị đặc biệt. Hạt hồ tiêu không những làm tăng thêm hương vị của thức ăn, mà còn
làm át đi vị tanh nồng, mùi đặc biệt đôi khi khó chịu của một số loại thực phẩm động
vật giàu chất đạm như cua, cá, ốc, ếch... Trong công nghiệp hương liệu: Chất Piperin
SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

6


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa

trong hạt tiêu được thuỷ phân thành Piperidin và axít piperic. Axit piperic bị ôxy hoá
bởi KMnO4 tạo thành piperonal là chất thơm đặc biệt dùng làm mỹ phẩm. Tinh dầu
tiêu với mùi thơm đặc biệt, được sử dụng trong công nghiệp hương liệu và hoá dược.
Dầu nhựa tiêu được phân lập thành hai dạng: dạng chất cháy được, tan trong môi
trường kiềm; và dạng chất lỏng màu xanh đậm, được sử dụng trong công nghiệp
hương liệu và hoá dược. Trừ côn trùng: Trước kia người ta dùng dung dịch chiết xuất
từ hạt hồ tiêu xay để tẩm vào da trong khi thuộc, ngừa côn trùng phá hại. Nhưng từ khi

Ế

xuất hiện các loại thuốc tổng hợp công hiệu và rẻ tiền hơn thì hồ tiêu không được sử

U

dụng vào lĩnh lực này nữa

́H

- Giá trị kinh tế: Cây hồ tiêu là cây công nghiệp mũi nhọn của nước ta. Sản xuất



hồ tiêu theo hướng tập trung, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài mang lại nhiều lợi
nhuận cho người lao động và đạt hiệu quả kinh tế hơn nhiều loại cây trồng khác. Hiện

H

nay, hồ tiêu là một trong những cây công nghiệp chiến lược của nền kinh tế nông


IN

nghiệp tại nhiều tỉnh thành ở nước ta như Quảng Trị, Phú Quốc, các tỉnh miền Đông
Nam bộ, Tây Nguyên…

K

Hạt tiêu là một gia vị đắt giá, có giá trị thương mại và xuất khẩu rất cao.Ngày

̣C

xưa, tiêu được làm lễ vật triều cống và bồi thường chiến tranh.Ngày nay, tiêu là một

O

mặt hàng thương mại quan trọng trên thị trường Quốc tế. Vào những năm của thập kỉ

rất nhanh.

̣I H

80 của thế kỉ XX, do mức cung luôn thấp hơn mức cầu nên giá Tiêu trên Thế giới tăng

Đ
A

Theo Hiệp hội hạt tiêu Việt Nam (7 - 2003), trong năm 2002 Việt Nam đã xuất
khẩu đạt 77.000 tấn tiêu, trị giá 100 triệu USD. Năm 2003, Việt nam xuất khẩu khoảng
80.000 tấn, trị giá khoảng 120 triệu USD.

Trong những năm cuối của thập kỉ 90 hạt tiêu rất có giá, trung bình 3.000 4.000USD/tấn, có khi lên đến 6.000USD/tấn. Trong khi đó, so với một số mặt hang
nông sản quan trọng khác như giá gạo trắng là 245USD/tấn, đậu nành loại 2 là
203USD/tấn... Như vậy, chứng tỏ hồ tiêu có giá trị thương mại cao hơn các loại nông
sản khác rất nhiều. Vấn đề quan trọng nhất của hồ tiêu hiện nay là tìm được thị trường
tiệu thụ.Hiệu quả kinh tế của cây tiêu là rất lớn so với trồng một số loại cây trồng
khác. Mặt khác, hạt tiêu có thể bảo quản nhiều năm trong kho mà không làm giảm chất
SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa

lượng. Vì vậy, người trồng tiêu có thể giữ lại sản phẩm của mình trong kho để bán khi
thấy giá cả phù hợp và có lợi hơn.
Hiện nay, tuy giá hồ tiêu trên thế giới thường xuyên biến động, nhưng với các
vườn hồ tiêu sử dụng giống hồ tiêu tốt, năng suất cao cộng với việc áp dụng các tiến
bộ khoa học kĩ thuật sẽ cho từ 3 - 4 tấn hạt hồ tiêu khô/ha, nếu bán với giá 30.000đ/kg,
người trồng hồ tiêu vẫn thu từ 900 - 1200 triệu đồng trên một ha.
Bên cạnh việc sản xuất các loại cây nông nghiệp chính như lúa, ngô, khoai...thì

Ế

các loại cây công nghiệp như lạc, cà phê và cao su và đặc biệt cây hồ tiêu là những loại

́H

tiêu đem lại nguồn lợi khá lớn cho nền kinh tế khu vực.


U

cây trồng thế mạnh của vùng đất đỏ Bazan Quảng Trị. Hằng năm, xuất khẩu hạt hồ



1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu
 Đặc điểm sinh học

H

- Thân, cành, lá Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông bám

IN

vào các cây khác bằng rễ. Tiêu thuộc loại thân thảo mềm dẻo được phân thành nhiều
đốt, tại mỗi đốt có một lá đơn, hình trái tim mọc cánh. Lá cây tiêu có hình dáng như lá

K

trầu không nhưng dài và thuôn hơn, tuỳ thuộc vào giống cây mà kích thước là khác

̣C

nhau.

O

Cấu tạo thân gồm nhiều bó mạch libe mộc có kích thước khá lớn, nên có khả


̣I H

năng vận chuyển nước, muối khoáng từ đất lên thân rất mạnh. Do vậy, khi thiếu nước
hoặc bị vấn đề gì khác thì dây tiêu héo rất nhanh. Cây tiêu phản ứng rất nhanh với

Đ
A

nước và phân bón nên khả năng hồi phục rất nhanh nguộc lại thì chết cũng rất nhanh.
Thân cây tiêu có màu đỏ nhạt (non) đến nâu xám, nâu xanh, xanh lá đậm (lúc lá

lớn), khi cây già hoá mộc thì có màu nâu sẫm. Thân cây tiêu có sức sinh trưởng mạnh,
trong điều kiện phát triển thuận lợi thì thân cây có thể phát triển từ 5- 7cm/ngày và có
thể cao đến 10m.
Ở nách lá có các mầm ngủ có thể phát sinh thành các cành tược, cành lươn, cành
ác (cành cho trái) tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của cây tiêu.
Cành tược (cành vượt): Thường phát sinh từ mầm nách trên các cây tiêu nhỏ hơn
một tuổi. Đối với cây góc độ phân cành nhỏ, cành mọc tương đối thẳng, cành tược có
sức sinh trưởng mạnh, khoẻ, thường được dùng để giâm cành nhân giống. Cành lươn:
SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa

là cành phát sinh từ mầm nách gần sát gốc của bộ khung thân chính của cây tiêu

trưởng thành. Đặc trưng của cành lươn là có dạng bò sát đất và các lóng rất dài.
Cành lươn cũng được dùng để nhân giống tuy vậy tỷ lệ sống thấp và cây thường
cho ra hoa trái chậm hơn so với cành tược nhưng tuổi thọ dài và cho năng suất cao.
Cành ác hay cành ngang (cành cho trái): là cành mang trái thường phát sinh từ
mầm nách trên cây tiêu lớn hơn một năm tuổi. Đặc trưng của cành mang trái là có gốc
phân cành lớn, mọc ngang, độ dài có cành ngắn hơn 1m, cành khúc khuỷ và lóng rất

Ế

ngắn , cành cho trái trên bộ khung cây tiêu đa số là cành cấp 2 trở lên .

U

Cành ác cũng có thể đem nhâm cành, cũng ra rễ và cho trái rất sớm nhưng cây

́H

phát triển chậm, không leo mà mọc thành bụi vì lóng đốt không có rễ bám hoặc rất ít.



Cây mau cỗi và cho năng suất thấp vì thế không được sử dụng làm giống.
- Hệ thống rễ Hệ thống rễ của cây tiêu thường gồm từ 3- 6 rễ cái và một chùm rễ

H

phụ ở dưới mặt đất, trên thân có rễ bám (rễ thằn lằn). Rễ cây tiêu thuộc loại háo khí,

IN


không chịu được ngập úng, do đó phải thường xuyên có biện pháp cải tạo đất trồng
làm cho đất được tơi xốp, tăng hàm lượng mùn để tạo cho rễ cái ăn sâu, cây chịu hạn

K

tốt và rễ phụ phát triển tốt hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

̣C

Rễ cọc: chỉ những cây tiêu được trồng bằng hạt mới có, rễ này đâm sâu xuống

O

đất đến độ sâu 2.5m, có nhiệm vụ chính là hút nước.

̣I H

Rễ cái: loại rễ này cũng có chức năng là hút nước là chính. Đối với các cây tiêu
trồng bằng nhâm cành , sau khi trồng ra ngoài nọc được một năm, các rễ cái này có thể

Đ
A

ăn sâu 2m.

Rễ phụ: hệ thống rễ phụ này mọc thành chùm, phát triển theo chiều ngang, rất

dày đặc, phân bố dày đặc ở dộ sâu 15- 40cm, ngoài chức năng hút nước như các loại rễ
trên thì các rễ phụ này còn có chức năng hút các chất dinh dưỡng trong đất để nuôi
cây.

Rễ bám (rễ thằn lằn): loại rễ này được mọc ra từ các đốt trên thân leo, hệ thống rễ
này giúp cây bàm chắc vào các loại choái, vách tường,…để vươn lên cao. Rễ này cũng
có thể hút chất dinh dưỡng và nước nhưng rất hạn chế và gần như không đáng kể.
- Đặc điểm về hoa, quả Cây tiêu ra hoa dưới dạng hoa tự hình gíe, treo lủng lẳng
dài từ 7- 12cm tuỳ giống tiêu và điều kiện chăm sóc. Trên gié hoa có bình quân 20- 60
SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa

hoa xếp thành hình xoắn ốc, hoa tiêu lương tính hay đơn tính. Hoa thụ phấn nhờ độ ẩm
cao của môi trường. Trái tiêu thuộc loại trái hạch, có cuống, dạng hình cầu, có đường
kính từ 4- 8mm. Trái non có màu xanh rồi chuyển sang màu đỏ khi chín. Từ khi hoa
xuất hiện đầy đủ cho đến khi trái chín kéo dài từ 7- 10 tháng và được chia làm 2 giai
đoạn:
Giai đoạn thứ nhất (thụ phấn, phát triển trái): giai đoạn này kéo dài từ 4-5.5
tháng, giai đoạn này tiêu lớn nhanh về kích thước và đạt độ lớn tối đa của trái.

Ế

Giai đoạn hai (trái chín): giai đoạn này kéo dài khoảng 2- 3 tháng, trong giai

́H

ký của từng vùng mà thời gian trái chín vụ khác nhau.


U

đoạn này hạt bắt đầu phát triển, đạt đường kính tối đa. Tuỳ theo giống và điều kiện địa



 Đặc điểm sinh lý, sinh thái

Cây hồ tiêu thuộc nhóm cây công nghiệp dài ngày đem lại lợi nhuận lớn cho

H

người nông dân, nó đòi hỏi quy trình kỉ thuât cao từ khâu trồng, chăm sóc, khai thác

IN

sản xuất bảo quản đến khâu chế biến đáp ứng tốt yêu cầu công nghiệp về chất lượng.
Để cây hồ tiêu sinh trưởng tốt và đạt được hiệu quả cao thì cần chú ý dến các yêu cầu

K

về sinh thái của cây tiêu, các yêu cầu về kĩ thuật trồng. Các điều kiện đó là:

̣C

Nhiệt độ và ánh sáng: cây tiêu có thể sinh trưởng phát triển trong phạm vi nhiệt

̣I H

từ 250 – 270C.


O

độ từ 100 – 350C, nhưng nhiệt độ thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng của cây tiêu là

Nhiệt độ không khí lớn hơn 400C và nhỏ hơn 100C gây ảnh hưởng xấu tới đời

Đ
A

sống của cây tiêu. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp cũng đều gây ảnh hưởng không tốt
tới quá trình sinh trưởng của cây.
Nhiệt độ thấp trong khoảng từ 6 -100 C thì làm cho là cây bị nám, héo và lá trên

cây bị rụng trong thời gian ngắn; dẫn đến cây chất nếu nhiệt độ như thế kéo dài.
Cây tiêu thích hợp với điều kiện ánh sáng tán xạ nhẹ. Vì vậy mà trong giai đoạn
kiến thiết cây tiêu còn nhỏ hay khi nhâm giống thì cần phải sử dụng các biện pháp
thích hợp để che mát cho cây.
Lượng mưa và độ ẩm: cây hồ tiêu yêu cầu lượng mưa trong năm từ 15002500mm và phân bố mưa tương đối điều hoà. Tuy nhiên thì cây tiêu cũng yêu cầu một

SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa

giai đoạn khô hạn tương đối ngắn vào sau vụ thu hoạch để phân hoá mầm hoa và ra

hoa tập trung vào đầu mùa mưa năm sau.
Về độ ẩm thì cây hồ tiêu yêu cầu về độ ẩm không khí khá cao nằm trong khoảng
từ 70- 90%, nhất là trong thời kì ra hoa.
Điều kiện về gió: cây tiêu thích hợp với điều kiện gió nhẹ, gió nhẹ có lợi cho cây
hồ tiêu vì nó giúp cho vườn cây được thông thoáng, hạn chế bệnh haị cây. Trồng cây
hồ tiêu ở những nơi có các loại gió nóng, gió lạnh, thường xuyên có gió bão, gió lốc

Ế

đều gây thiệt hại đối với cây hồ tiêu.

U

Để hạn chế sức gió tác động vào vườn trồng tiêu thì nên xây dựng các hàng rào

́H

chắn gió. Các loại hàng rào này có thể được trồng bằng các loại cây có sức chắn gió,



hàng rào bằng lưới,…

Đất đai và địa hình: Cây tiêu thích hợp với điều kiện địa hình đất có độ dốc thoải

H

từ 5- 100 bởi vì địa hình này thuận lợi cho việc thiết lập hệ thống cấp thoát nước và

IN


xây dựng hàng rào chắn gió cho vườn tiêu.

Điều kiện đất: Cây hồ tiêu được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ

K

bazan (phân bố ở vùng Tây nguyên, Bắc trung bộ và Đông nam bộ), đất sét pha cát (ở

̣C

Hà Tiên, Phú Quốc), đất phù sa (ở vùng đồng bằng song cửu long), đất xám ở miền

O

đông nam bộ,…

sau:

̣I H

Tuy nhiên dù trồng ở loại đất nào thì đất trồng cũng phải đáp ứng các yêu cầu

Đ
A

+ Đất có tầng đất dày trên 70 cm
+ Mạch nước ngầm sâu trên 2 m
+ Đất dễ thoát nước, không bị úng ngập, dù chỉ úng ngập tạm thời trong một


khoảng thời gian ngắn.
+ Đất giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình pHkCl từ 5-6.
 Yêu cầu kỹ thuật trồng và chăm sóc Hồ tiêu
Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm có chu kì sống từ 15 – 20 năm, chia làm 2
giai đoạn là giai đoạn kiến thiết ban đầu kéo dài từ 3- 4 năm, giai đoạn thứ hai là giai
đoạn kinh doanh (kéo dài từ 12 – 17 năm). Thời gian đầu tư ban đầu (giai đoạn kiến
thiết) đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn vì vậy để cây sinh trưởng tốt đảm bảo được hiệu
SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa

quả trong thời kì kinh doanh thì trong tất cả các khâu trong giai đoạn kiến thiết cần
được chuẩn bị chu đáo và đảm bảo thực hiện đúng quy trình kĩ thuật đề ra.
Việc thiết lập, xây dựng và chăm sóc vườn tiêu cần lưu ý những điểm sau:
Công tác khai hoang cần được thực hiện một cách chu đáo, cần kết hợp cả 2
phương pháp: khai hoang thủ công và khai hoang cơ giới (sử dụng các phương tiện
máy móc) để khai thác tối đa nền đất, liền vùng liền thửa. Đất cần thực hiện diệt trừ
sâu nấm bệnh trước khi trồng tiêu (thực hiện bằng cách trồng các cây phân xanh họ

Ế

đậu, cây đậu đỗ, rải vôi bột,…). Công tác khai hoang được đảm bảo thực hiện càng tốt

U


thì việc chăm sóc vườn cây về sau càng thuận lợi và tiết kiệm chi phí phát sinh hơn.

́H

Không giống như những loại cây trồng khác cây hồ tiêu là thân leo nên cần phải



có trụ đề bám vào. Nên điều phải thực hiện đầu tiên trong trồng cây hồ tiêu là phải xây
dựng tốt các trụ tiêu. Tiêu được trồng trên nhiều trụ khác nhau (trụ gỗ, trụ gạch, trụ bê

H

tông, các trụ cây sống) tuy nhiên trong thời gian canh tác thì nông dân nhận thấy là

IN

tiêu được trồng trên các trụ như gỗ, gạch, bê tông cho năng suất cao nhưng lại nhanh
suy kiệt và sinh bệnh vì thế nhiều năm gần lại đây trồng tiêu trên cây trụ sống được

K

khuyến khích và được xem là phát triển cây tiêu theo hướng bền vững. Việc trồng tiêu

̣C

trên các cây trụ sống tạo nên điều kiện sinh thái phù hợp cho phép kéo dài thời gian

O


khai thác vườn tiêu, hạn chế được các bệnh nguy hiểm và có thể giảm bớt chi phí đầu

̣I H

tư ban đầu.

Cây trụ sống phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như sau: cây phải lớn phát

Đ
A

triển nhanh, rễ ăn sâu vào lòng đất, ít rễ ngang, ít tán lá, dễ nhân giống, không thay vỏ,
ít sâu bệnh và khả năng sống cao. Ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị nói chung và ở
xã Vĩnh Hiền nói riêng thì loại trụ sống được sử dụng nhiều nhất là cây mơơc, loại trụ
sống này tỷ lệ sống rất cao và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản trên. Các trụ được
trồng với khoảng cách là 2.5 * 2.5m, mật độ khoảng 1600 trụ/ha.
Làm dàn che nắng, chắn gió để giúp cây phát triển tốt và có tỷ lệ sống cao (khi
cây còn nhỏ) ngoài ra cần xây dựng vành đai rừng, hàng rào chắn gió để bảo vệ vườn
cây.
Việc tưới nước và thoát nước cho tiêu cần thực hiện tốt để đảm bảo: tỷ lệ sống và
sinh trưởng tốt cho cây tiêu trong thời kì kiến thiết cơ bản (trong 3 năm đầu). Đảm bảo
SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa


năng suất và chất lượng hạt tiêu tốt và chuẩn bị tốt cho mầm hoa hình thành vào mùa
khô.
Bảng 1.1: Định lượng nước tưới và chu kì tưới nước cho 1 trụ trồng 2 dây tiêu
Đất bazan
Loại vườn

Đất pha cát

Chu kì

Lượng nước

Chu kì

(lít/trụ)

(ngày)

(lít/trụ)

(ngày)

Tiêu trồng mới

30 – 40

10 – 15

20 – 30


7 – 10

Tiêu KTCB

60 – 80

10 – 15

40 – 50

7 – 10

100 – 120

20 – 25

80 – 100

10 – 15

U

Tiêu KD

Ế

Lượng nước

́H


(Nguồn: Giáo trình kỹ thuật và chăm sóc cây hồ tiêu)



Rễ cây hồ tiêu không chịu được úng nên vào mùa mưa phải làm tốt công tác
thoát nước bằng cách thiết lập hệ thống các rãnh, mương trong vườn đảm bảo tiêu

H

không bị ngập úng.

IN

1.2. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế

̣C

quả kinh tế.

K

Trong bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào, sản xuất kinh doanh phải mang lại hiệu

O

Hiệu quả kinh tế là cơ sở để tồn tại và phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao

̣I H


hiệu qủa kinh tế là mối quan tâm không chỉ của các nhà sản xuất, của mỗi doanh
nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Đó chính là vấn đề bao trùm, xuyên

Đ
A

suốt để thể hiện trình độ tổ chức của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan, là thước đo quan trọng để đánh

giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Việc nâng cao
HQKT là một đòi hỏi khách quan của các chủ thể sản xuất và của nền sản xuất xã hội.
Vì vậy, việc hiểu đúng bản chất của HQKT, xác định đúng các chỉ tiêu để đo
lường, đánh giá HQKT là vấn đề quan trọng cần làm rõ khi phân tích hiệu quả sản xuất
của một hoạt động trong nền kinh tế.
Khi đề cập đến khái niệm hiệu quả cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu
quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu qủa kinh tế. Đó là khả năng thu được
SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa

kết quả sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhất định.
Chỉ đạt được hiệu quả kinh tế khi đạt được hiệu quả kĩ thuật và hiệu qủa phân bổ.
 Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kĩ thuật là số sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào
hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công

nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ, khả
năng chuyên môn và tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất. Hiệu

́H

 Hiệu quả phân bổ

U

dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.

Ế

quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một nguồn lực



Là khả năng lựa chọn được một khối lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản
phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó. Hiệu quả phân

H

bổ là thước đo mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn các tổ hợp

IN

đầu vào tối ưu. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra, người sản xuất sẽ

nhuận tối đa.


̣C

 Hiệu quả kinh tế

K

quyết định mức sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi

O

Hiệu quả kinh tế chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn

̣I H

lực là tối đa. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố giá trị và hiện vật đều được tính đến khi
xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Muốn đạt được hiệu quả kinh

Đ
A

tế thì phải đồng thời đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu

khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, lợi nhuận so với vốn, thời
gian thu hồi vốn,... Chỉ tiêu tổng hợp thường sử dụng nhất là doanh lợi thu được so với
tổng số vốn bỏ ra. Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế là tỷ
trọng thu nhập quốc dân trong tổng sản phẩm xã hội. Trong nhiều trường hợp, để phân
tích các vấn đề kinh tế có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề xã hội, khi tính hiệu quả
kinh tế, phải coi trọng hiệu quả về mặt xã hội ( như tạo thêm việc làm và giảm thất
nghiệp, tăng cường an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố sự đoàn kết giữa


SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phan Văn Hòa

các dân tộc, các tầng lớp nhân dân và sự công bằng xã hội). Từ đó có khái niệm hiệu
quả kinh tế - xã hội.
1.2.2. Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù có ý nghĩa rất quan rọng về mặt lý luận và thực
tiễn,là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá chất lượng hoạt động kinh tế - xã hội. Mọi lĩnh vực
đều lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn đánh giá hoạt động sản xuất của mình bởi vói
họ hiệu quả kinh tế là:

U

- Để biết được mức hiệu quả sử dụng của các nguồn lực.

Ế

- Là thước đo của trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp.

́H

- Biết được các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế (giống, phân bón,




đất đai, thời tiết…).

1.2.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

H

- Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được

IN

với chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.
H=Q/C

H: là hiệu quả kinh tế

K

Trong đó:

̣C

Q: là kết quả đạt được

O

C: là chi phí bỏ ra

̣I H


Đây là sự so sánh về mặt lượng giữa kết quả đạt được và chi phí sản xuất, nó
phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực và việc tạo ra sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu

Đ
A

con người.

- Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế là tỷ số phần trăm của kết quả thu được với

phần tăng thêm của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
∆H=∆Q/∆C
Trong đó:

∆H: là phần hiệu quả tăng thêm
∆Q: là phần kết quả tăng thêm
∆C: là phần chi phí tăng thêm

Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí đầu
tư thêm mang lại. Nó thường áp dụng để tính hiệu quả trong đầu tư thâm canh, đặc biệt
xác định được khối lượng tối đa hoá kết quả sản xuất tổng hợp.
SVTH: Hoàng Thị Thanh Bình

15


×