Tải bản đầy đủ (.doc) (187 trang)

Tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững vùng bắc bộ giai đoạn từ nay đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 187 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong
luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Huyền

iii
iii


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Anh Vũ và TS. Hồ Trung Thanh đã nhiệt
tình hướng dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, góp ý cho luận án của tôi được hoàn
thành.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, khoa Kinh tế,
phòng Quản lý đào tạo đã làm việc rất trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập và hoàn thiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Công đoàn - nơi tôi
đang công tác đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình tôi tham
gia học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo, các nhà khoa học tham gia Hội đồng
chấm luận án trong quá trình học tập; các chuyên gia kinh tế của Viện Kinh tế Việt Nam đã
có những chia sẻ, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm và định hướng cho tôi để công trình
nghiên cứu của tôi được hoàn thành.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, chia sẻ với
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!


Tác giả

Nguyễn Thị Huyền

iv
iv


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
.....................................................................................................9
1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ..............................................................9
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước .........................................................16
1.3. Những vấn đề nghiên cứu sinh tập trung giải quyết trong luận án ..................27
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TIÊU DÙNG CỦA DÂN CƯ
TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .............................................29
2.1. Một số khái niệm .............................................................................................29
2.2. Tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững .............................................43
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững
vùng.........................................................................................................................49
2.4. Kinh nghiệm quốc tế về tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam ..............................................................................55
Chương 3: THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG CỦA DÂN CƯ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG
BẮC BỘ..................................................................................66
3.1. Khái quát thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng của dân cư trong
phát triển bền vững vùng Bắc Bộ............................................................................66
3.2. Thực trạng tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ ................................................81
3.3. Đánh giá chung thực trạng tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững

vùng Bắc Bộ ..........................................................................................................111
3.4. Nguyên nhân dẫn đến xu hướng tiêu dùng của dân cư không bền vững ...............117
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIÊU DÙNG CỦA DÂN CƯ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG VÙNG BẮC BỘ .......................................................118
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng tới tiêu dùng của dân cư trong phát triển
bền vững vùng Bắc Bộ .................................................................................118

v
v


4.2. Quan điểm và định hướng chính sách tiêu dùng của dân cư trong phát triển
bền vững vùng Bắc Bộ ..........................................................................................126
4.3. Giải pháp thúc đẩy tiêu dùng của dân cư trong bối cảnh phát triển bền vững vùng
Bắc Bộ ..........................................................................................................133
KẾT LUẬN .............................................................................................................137
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU
THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2

vi
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ

TIẾNG ANH


VIẾT TẮT
CITES
FMCG

GHG

Convention on International Trade in

Công ước quốc tế về buôn bán

Endangered Species of Wild Fauna

các loài động, thực vật hoang

and Flora

dã, nguy cấp

Fast Moving Consumer Goods

Nhóm hàng tiêu dùng nhanh GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội GNP

Gross National Product

Tổng sản lượng quốc gia


Greenhouse Gas

IPCC

OECD

Ủy ban liên Chính phủ về biến

Change

đổi khí hậu

Organization for Economic Co-

Tổ chức hợp tác và phát triển

operation and Development

kinh tế

Purchasing Power Parity

UN

United Nations
United

UNEP
VHLSS


Khí nhà kính

Intergovernmental Panel on Climate

PPP

WAR

TIẾNG VIỆT

Nations

Sức mua tương đương
Liên hợp quốc
Environment

Programme

hợp quốc

Vietnam Household Living Standard

Chỉ tiêu chất lượng sống Việt

Survey

Nam
Tổ chức bảo vệ động vật

Wildlife At Risk


WBCSD

Chương trình môi trường Liên

hoang

World Business Council
Sustainable Development

vii

for

Hội đồng doanh nghiệp vì sự
phát triển bền vững thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: T trọng chi cho n, uống, hút trong chi đời sống ...................................68
Bảng 3.2: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo ng uồn thu của vùng
Bắc Bộ .......................................................................................... 72
Bảng 3.3: Thu nhập bình quân đầu người/ tháng ......................................................83
Bảng 3.4: Chi tiêu bình quân đầu người/ tháng ........................................................84
Bảng 3.5: Tổng chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng theo khoản chi ..................85
Bảng 3.6: Cơ cấu chi tiêu đời sống của dân cư hai tỉnh Lào Cai và Bắc Ninh .........88
Bảng 3.7: T trọng chi n, uống, hút trong chi đời sống ..........................................92
Bảng 3.8: Xếp hạng mức độ chi tiêu cho lương thực, thực phẩm ..........................106
Bảng 3.9: Quan điểm của người dân về một số nhận định .....................................109


viii
viiiv


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Dân số vùng Bắc Bộ .............................................................................75
Biểu đồ 3.2: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở vùng Bắc Bộ .........................76
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu chi tiêu tại Lào Cai và Bắc Ninh phân theo địa bàn.................89
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu chi tiêu tại Lào Cai và Bắc Ninh phân theo thu nhập ..............90
Biểu đồ 3.5: Mức độ sử dụng rượu/bia .....................................................................93
Biểu đồ 3.6: Nhận thức của người dân về tác dụng của rượu/bia .............................94
Biểu đồ 3.7: Loại phương tiện giao thông thường sử dụng ......................................97
Biểu đồ 3.8: Quan điểm về loại phương tiện giao thông bảo vệ môi trường............98
Biểu đồ 3.9: Yếu tố quan tâm khi có ý định lựa chọn đồ gia dụng, điện tử .............99
Biểu đồ 3.10: Yếu tố quan tâm khi mua đồ điện tử ................................................100
Biểu đồ 3.11: Yếu tố quan tâm khi mua đồ gia dụng..............................................100
Biểu đồ 3.12: Quan điểm về vấn đề giáo dục .........................................................101
Biểu đồ 3.13: Tiêu chí lựa chọn trường học ...........................................................102
Biểu đồ 3.14: Quan điểm về vấn đề y tế .................................................................103
Biểu đồ 3.15: Lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh...................................................104
Biểu đồ 3.16: Nhận thức về hàng thực phẩm ..........................................................107
Biểu đồ 3.17: Mức độ hiểu biết của người dân về tiêu dùng xanh/sạch .................110

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP THÔNG TIN
Hình 2.1. Mô hình tổng quát về tiêu dùng bền vững ................................................49
Hình 3.1. Bản đồ hành chính vùng Bắc Bộ...............................................................78

Hộp 1. Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy tiêu dùng bền vững..................................56

x


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phát triển bền vững hiện nay là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã
hội, là lựa chọn mang tính chiến lược và là mục tiêu hướng tới của các quốc gia trên thế
giới. Có thể nói, phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế
hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến việc thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ trong
tương lai. Phát triển bền vững là sự đảm bảo về chất của sự phát triển, sự hài hòa giữa
mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, giữa đáp
ứng các yêu cầu hiện tại và đáp ứng yêu cầu trong tương lai.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững đòi hỏi sự phát triển hài hòa ở tất cả các lĩnh
vực, trong đó, tiêu dùng là một trong những lĩnh vực quan trọng tạo nên sự bền vững đó.
Tiêu dùng theo hướng bền vững sẽ kích thích sự phát triển kinh tế, giải quyết các vấn
đề xã hội và môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tiêu dùng theo
hướng không bền vững sẽ dẫn đến sự phát triển mất cân đối của nền kinh tế, làm cạn
kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường, gây ra các xung đột lợi ích, sự phân
hóa giàu nghèo.… Chẳng hạn, tiêu dùng quá mức trong hiện tại sẽ ảnh hưởng đến tích
lũy và đầu tư trong tương lai, tiêu dùng hàng nhập khẩu, xa xỉ gây nên tình trạng nhập
siêu, kích thích tâm lý sính hàng ngoại, giảm trừ hàng nội, làm rối loạn thị trường, ảnh
hưởng xấu đến bản sắc v n hóa, gây nên tình trạng tham nhũng. Tiêu dùng không được
kiểm soát còn làm ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái,
khuyến khích tình trạng buôn bán động, thực vật quý hiếm.
Vùng Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, gồm 2 tiểu vùng: Vùng
Đồng bằng Sông Hồng và Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với 25 Tỉnh, Thành phố. Vùng
Bắc Bộ là Vùng đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung ở
Việt Nam. Sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng trong những n m qua cho thấy những nét

đặc trưng cơ bản của vùng về phát triển kinh tế,

1


đã hình thành một số sản phẩm chủ lực trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tạo bước
đột phá trong phát triển kinh tế như tốc độ t ng trưởng kinh tế cao. Trong quá trình đổi
mới và phát triển kinh tế xã hội, những thành tựu đạt được về kinh tế, chính trị, môi
trường là rất quan trọng nhưng nếu không quan tâm đến những tồn tại và tác động của nó
thì sẽ làm cản trở sự phát triển theo hướng bền vững. Do đó, tiêu dùng hướng tới phát
triển bền vững, đảm bảo tiết kiệm nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào và hạn chế tới mức
thấp nhất những chất thải gây ô nhiễm môi trường là một yếu tố cơ bản mang tính quyết
định.
Trong những n m qua, tiêu dùng của dân cư cùng với hoạt động đầu tư và xuất
nhập khẩu đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của t ng trưởng kinh tế,
góp phần giải quyết việc làm, t ng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo ở nước ta nói chung và
vùng Bắc Bộ nói riêng. Tuy nhiên, tiêu dùng của nước ta và vùng Bắc Bộ trong thời gian
qua chưa bền vững, thể hiện ở tỉ lệ tích lũy và tiêu dùng trong cơ cấu sử dụng GDP của
Việt Nam trong quan hệ so sánh với một số nước trong khu vực cùng trình độ phát triển
(Ví dụ: tỉ lệ tiêu dùng cuối cùng của Việt Nam ở mức
72% trong giai đoạn 2011 - 2015, trong khi của Trung Quốc là 47%, Thái Lan 68%, Malaysia
60%, Indonesia 65%...) cho thấy Việt Nam đang có tỉ lệ tiêu dùng cao, tỉ lệ tích lũy cho
đầu tư phát triển dài hạn thấp. Do đó, tiêu dùng hiện tại chưa khuyến khích tích lũy và
đầu tư trong tương lai, gây nên tình trạng lãng phí, tham nhũng. Đó là tiêu dùng vượt
quá khả n ng thu nhập, tâm lý sính hàng ngoại, tiêu dùng hàng xa xỉ. Bên cạnh đó, bùng
nổ tiêu dùng đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng
sinh học và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nhiều vấn đề xã hội
nảy sinh từ hoạt động tiêu dùng mà chúng ta chưa có cơ chế, chính sách để giải quyết
hiệu quả. Tiêu dùng của dân cư Vùng Bắc Bộ, ở một mức độ nhất định, thể hiện bất bình
đẳng về thu nhập, khuyến khích tình trạng buôn bán trái phép như: Kinh doanh hàng

nhập lậu, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nguyên nhân của tình trạng nói trên có nguồn gốc từ việc xây dựng và hoạch định
chính sách tiêu dùng chưa hợp lý; công tác quản lý hoạt động tiêu dùng và bảo

2


vệ người tiêu dùng chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức. Chúng ta chưa
có chính sách hữu hiệu để hạn chế tiêu dùng xa xỉ, thực hành tiết kiệm trong tiêu dùng,
ng n chặn tình trạng vi phạm lợi ích người tiêu dùng.
Tiêu dùng hướng tới sự phát triển bền vững đặt ra hết sức cấp bách đối với nước ta
và vùng Bắc Bộ trong giai đoạn 2011 - 2020, giai đoạn t ng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững với các yêu cầu mục tiêu chủ yếu là coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững
của sự phát triển, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa
tốc độ và chất lượng t ng trưởng, ổn định xã hội, bảo vệ tốt môi trường. Đây là chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước cho giai đoạn 2011 2020. Yêu cầu tiêu dùng bền vững càng bức xúc hơn trong bối cảnh nước ta hội nhập
ngày càng sâu hơn với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức Thương
Mại Thế giới (WTO) và tham gia các FTA. Hội nhập kinh tế quốc tế làm t ng cơ hội mở
rộng thị trường hàng hóa, t ng cơ hội tiêu dùng, do đó, nếu không được quản lý tốt sẽ
dẫn đến sự mất cân đối trong tiêu dùng, không khuyến khích t ng trưởng, t ng nguy cơ
ô nhiễm môi trường qua biên giới. Mở cửa thị trường, thực hiện các cam kết thương
mại quốc tế có thể làm nảy sinh các vấn đề xã hội như: Việc làm, thu nhập, xung đột xã
hội, v.v... nếu như không có các chính sách đúng đắn, kịp thời. Như vậy, ở nước ta nói
chung và vùng Bắc Bộ nói riêng, trong giai đoạn tăng trưởng tiếp theo còn đang tiềm ẩn
những nhân tố làm chệch định hướng phát triển bền vững kinh tế nói chung và tiêu dùng
của dân cư nói riêng.
Tiêu dùng của dân cư hướng tới sự bền vững cần có những chính sách đúng đắn và
phù hợp, được xây dựng trên cơ sở khoa học, tính đến một cách hài hòa giữa mục tiêu
kinh tế, xã hội, môi trường, v n hóa. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc xây dựng chính
sách tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng của dân cư chưa thực sự dựa trên các c n cứ khoa

học về phát triển bền vững. Tiêu dùng, mặc dù là động lực của t ng trưởng kinh tế với
nhịp độ khá cao, nhưng đang tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô, xung đột với các
mục tiêu về môi trường và xã hội. Chính vì vậy, cần có các tiêu chí khoa học để kiểm định
chính sách, làm c n cứ cho các nhà quản lý đưa ra các chính sách tiêu dùng phục vụ phát
triển bền vững. Đây là một nhiệm vụ

3


chính trị quan trọng và cấp bách trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đặt ra đối với
vùng Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên
cứu sinh lựa chọn thực hiện đề tài: “Tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững
vùng Bắc Bộ giai đoạn từ nay đến năm 2020” .
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền
vững vùng Bắc Bộ để cung cấp luận cứ khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp thúc đẩy
tiêu dùng của dân cư hướng tới phát triển bền vững vùng Bắc Bộ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tiêu dùng của dân cư trong
mối quan hệ với phát triển bền vững. Cụ thể là đưa ra khái niệm, nội dung của tiêu dùng
bền vững; những tác động tích cực và tiêu cực của tiêu dùng dân cư đến phát triển bền
vững.
- Làm rõ thực trạng tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ đặt trong mối quan hệ với
phát triển bền vững; chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong tiêu dùng
của dân cư vùng Bắc Bộ đối với phát triển bền vững.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp phát huy những tác động tích cực và hạn chế
những tác động tiêu cực của tiêu dùng của dân cư đối với phát triển bền vững vùng Bắc
Bộ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ gắn với mục
tiêu phát triển bền vững vùng Bắc bộ, chỉ ra mối quan hệ giữa phát triển tiêu dùng và
phát triển bền vững vùng Bắc Bộ trên các khía cạnh bền vững về kinh tế, bền vững về xã
hội và bền vững về môi trường.

4


Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, để phục vụ mục tiêu phát triển bền
vững thì bản thân tiêu dùng cũng phải bền vững. Tiêu dùng bền vững trong luận án được
hiểu là tiêu dùng đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững, là một bộ phận góp phần vào
phát triển bền vững chung của nền kinh tế, đảm bảo sự hài hòa giữa các mặt kinh tế, xã
hội và môi trường. Do đó, đối tượng nghiên cứu của luận án cũng được hiểu là tiêu dùng
bền vững.
Tiêu dùng là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học như kinh tế học, xã hội
học..., tuy nhiên trong luận án này, tiêu dùng được nghiên cứu dưới góc độ kinh tế phát
triển, tức là xem xét hoạt động tiêu dùng là cơ sở để phát triển kinh tế và giải quyết các
vấn đề xã hội, môi trường. Khía cạnh kinh tế phát triển của luận án còn được thể hiện ở
những quan điểm và giải pháp mang tính định hướng chính sách mà luận án
đưa ra.
3.2. hạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án nghiên cứu thực trạng tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ theo
các nội dung và xu hướng tác động, cả tích cực và tiêu cực đến phát triển bền vững, từ đó,
đề xuất các giải pháp thúc đẩy tiêu dùng của dân cư hướng tới phát triển bền vững vùng
Bắc Bộ, trong đó, chủ yếu nghiên cứu các giải pháp mang tính định hướng chính sách tiêu
dùng. Luận án không nghiên cứu các giải pháp mang tính kỹ thuật.
Về kh ng gian: Luận án tập trung nghiên cứu tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ.
Ngoài việc sử dụng số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, luận án nghiên cứu chọn mẫu
tại hai tỉnh Lào Cai và Bắc Ninh. Bên cạnh đó, luận án còn nghiên cứu kinh nghiệm tiêu

dùng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ được nghiên
cứu gắn với phát triển bền vững trên phạm vi toàn quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế, quốc tế.
Về th i gian: Luận án nghiên cứu thực trạng tiêu dùng của dân cư trong phát triển
bền vững vùng Bắc Bộ giai đoạn 2010 - 2014, đề xuất một số giải pháp đến n m 2020
và tầm nhìn đến n m 2030 của vùng Bắc Bộ.

5


4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau đây:
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: C n cứ vào đối tượng
nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp này để làm rõ bản chất của mối quan hệ giữa
tiêu dùng dân cư với phát triển bền vững vùng Bắc Bộ trên các mặt bền vững về kinh
tế, xã hội và môi trường.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng để thu thập thông tin về cơ sở lý
luận, các công trình nghiên cứu trước đây, chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ về
chính sách tiêu dùng và phát triển bền vững, kinh nghiệm các nước về phát triển tiêu dùng
phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, thu thập các số liệu thống kê...
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Phương pháp này được sử dụng
nhằm nhận diện cụ thể về bản chất của hoạt động tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ giai
đoạn vừa qua ảnh hưởng như thế nào đến phát triển bền vững vùng Bắc Bộ.
Phương pháp so sánh, đối chứng và dự báo: Được sử dụng để tiến hành đánh giá
hiện trạng, dự báo xu thế tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ trong giai đoạn tới trong mối
quan hệ với phát triển bền vững trên các khía cạnh: bền vững về kinh tế, bền vững về môi
trường và bền vững về xã hội.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là một trong những phương pháp thu
thập thông tin định tính cần thiết cho việc tìm hiểu sâu những vấn đề mà thông qua việc
phân tích v n bản và tham vấn cộng đồng có thể không được nêu ra. Tác giả xây dựng

khung câu hỏi để phỏng vấn sâu các chuyên gia như lãnh đạo Sở Công thương, Sở Tài
nguyên môi trường, Chủ cơ sở sản xuất, chủ đại lý phân phối sản phẩm… nhằm thu thập
thông tin về các khía cạnh liên quan tới các vấn đề thể chế chính sách liên quan đến tiêu
dùng của dân cư, xu hướng tiêu dùng, nguyên nhân cũng như mối quan hệ giữa tiêu dùng
của dân cư với phát triển bền vững vùng Bắc Bộ.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án có một số đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn sau đây:
- Góp phần hệ thống hóa lý thuyết phát triển bền vững và ứng dụng đối với hoạt
động tiêu dùng. Luận án đã đưa ra khái niệm mới Tiêu dùng của dân cư trong

6


phát triển bền vững với các nội dung và xu hướng tác động của của nó. Lý thuyết về tiêu
dùng bền vững là cơ sở để kiểm định chính sách phát triển tiêu dùng, đánh giá thực tiễn
hoạt động tiêu dùng theo các nội dung và xu hướng phát triển bền vững. Mô hình
phân tích tiêu dùng bền vững có thể ứng dụng đối với các ngành kinh tế khác. Đây là
một hướng nghiên cứu mới chưa được chú trọng ở vùng Bắc Bộ cũng như ở Việt Nam.
- Làm rõ tính bền vững trong phương thức tiêu dùng của dân cư giai đoạn
2010 - 2014 theo các xu hướng tác động tích cực và tiêu cực. Cụ thể là đưa ra các nhận
định bước đầu về thực trạng tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ theo hướng phát triển
bền vững trên các khía cạnh như nhịp độ và chất lượng t ng trưởng tiêu dùng, đóng góp
của tiêu dùng vào t ng trưởng và ổn định kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và môi
trường.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp mang tính định hướng chính sách nhằm
phát triển tiêu dùng hướng tới phát triển bền vững vùng Bắc Bộ trong giai đoạn tới.
Các giải pháp được đề xuất theo hướng phát huy những tác đông tích cực và hạn chế các
mặt tiêu cực của tiêu dùng dân cư đối với phát triển bền vững. Những đề xuất này
góp phần nâng cao hiệu quả của việc hoạch định chính sách phát triển tiêu dùng bền vững
vùng Bắc Bộ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả luận án cung cấp cơ sở

khoa học và thực tiễn để xây dựng mô hình t ng trưởng tiêu dùng bền vững, xây dựng
chiến lược và kế hoạch phát triển tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ và Việt Nam đến n m
2020.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần phát triển lý thuyết phát triển bền vững, ứng dụng
vào lĩnh vực tiêu dùng của dân cư, hình thành khung lý thuyết cho việc tiến hành phân
tích đánh giá tiêu dùng của dân cư hướng tới sự phát triển bền vững và chính sách tiêu
dùng bền vững. Cụ thể, đề tài đưa ra khái niệm, nội dung về tiêu dùng trong phát triển
bền vững, xác định những tác động tích cực và tiêu cực của tiêu dùng dân cư đối với phát
triển bền vững vùng, làm c n cứ cho việc xây dựng chính sách tiêu dùng bền vững.

7


Ý nghĩa thực tiễn: Qua tiến hành phân tích đánh giá thực trạng tiêu dùng của dân
cư vùng Bắc Bộ thời kỳ từ n m 2010 đến nay theo khung lý thuyết về tiêu dùng bền vững
do đề tài đề xuất, luận án xác lập cơ sở thực tiễn và đề xuất các giải pháp có c n cứ khoa
học và có tính khả thi cho việc hoàn thiện chính sách tiêu dùng bền vững giai đoạn đến n
m 2020.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, hình
và biểu đồ, mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến
luận án, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án được bố cục với kết cấu 4 chương
như sau:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2:
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền
vững
Chương 3: Thực trạng tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững vùng
Bắc Bộ
Chương 4: Quan điểm và giải pháp tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững vùng

Bắc Bộ

8


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Có thể nói tiêu dùng là vấn đề trung tâm của phát triển. Khi nền kinh tế được cải
thiện, cá nhân cũng như Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức cũng gia t ng tiêu dùng để
thỏa mãn nhu cầu của họ như nhu cầu về lương thực, thực phẩm, mặc, giao thông, giáo
dục, y tế và giải trí. Việc nghiên cứu tiêu dùng đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên
cứu. Tùy thuộc vào mục đích cụ thể mà mỗi công trình nghiên cứu về tiêu dùng tập
trung nhấn mạnh vào từng khía cạnh khác nhau. Trong từng giai đoạn cụ thể, vấn đề
tiêu dùng cũng có những đặc điểm khác nhau. Song trong suốt quá trình của sự phát triển,
để đạt được sự phát triển bền vững, ổn định về kinh tế, xã hội, môi trường thì việc tìm ra
phương thức tiêu dùng, nhất là tiêu dùng của dân cư được xem là vấn đề cơ bản, cốt lõi của
sự phát triển. Khái niệm Tiêu dùng bền vững được các nước trên thế giới nhắc đến từ
những n m 90. Tiêu dùng bền vững có nghĩa là tiêu dùng của thế hệ hôm nay và thế hệ
mai sau cần được cải thiện về mặt chất lượng (Salim Emil, 1994).
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về tiêu dùng
Các c ng trình nghiên cứu về tiêu dùng qua cách tiếp cận vòng đ i hay chu kỳ
sống của sản phẩm (life cycle approach): WBCSD, 1996; OECD, 2002a,b; Hertwich, 2002,
2005; UNEP, 2007; Prinet, 2011, nghiên cứu các giai đoạn khác nhau, từ sự hình thành, sử
dụng, hao mòn, tái sử dụng/tái chế đến sự biến mất của sản phẩm. Trên cơ sở đó, các
công trình dựa trên cách tiếp cận này đề xuất các nguyên tắc sử dụng sản phẩm (dịch vụ)
tiết kiệm, hiệu quả và công bằng; đồng thời đưa ra các gợi ý chính sách nhằm tác động
đến các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thế giới (WBCSD) (1996)

nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững: i)

9


Hướng tới sản xuất sản phẩm có giá trị xã hội cao, chi phí môi trường thấp; ii) Ảnh hưởng
tới sự lựa chọn của người tiêu dùng thông qua marketing và nâng cao nhận thức; iii) Cung
cấp thông tin trung thực về sản phẩm và dịch vụ; iv) Áp dụng các tiêu chuẩn và công
nghệ hiện đại.
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) (2002a) sử dụng cách tiếp cận chu kỳ
sống để phân tích và đề xuất các chính sách của chính phủ nhằm: i) Thay đổi cấu trúc tiêu
dùng của dân cư; ii) Can thiệp chính sách cho từng giai đoạn; iii) Thúc đẩy, ủng hộ các sáng
kiến của cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức dân sự trong các hoạt động tái chế, tái sử
dụng.
Các c ng trình nghiên cứu về tiêu dùng qua cách tiếp cận chuỗi giá trị (value
chain approach): OECD 2001c, 2002b,c; Anarow, 2003, nghiên cứu các công đoạn hình
thành giá trị hàng hóa và dịch vụ. Có thể nói, đây cũng là cách tiếp cận dựa trên vòng đời
sản phẩm song chú ý nhiều hơn đến vai trò của nhà sản xuất đối với tiêu dùng bền vững,
đặc biệt là các vấn đề lao động, sức khỏe, quảng bá thông tin và nhãn hàng hóa. Hầu hết
các nghiên cứu chỉ ra rằng công đoạn tạo ra giá trị gia t ng lớn (sử dụng nhiều tri thức) thì
tác động xấu tới xã hội và môi trường tự nhiên là nhỏ; đồng thời các công đoạn gây nhiều
tác động xấu tới môi trường và xã hội có xu hướng chuyển dịch tới những nước/vùng
nghèo hơn và có các quy định sản xuất, tiêu dùng ít khắt khe hơn.
OECD (2002b) qua phân tích chuỗi giá trị từ các khâu thiết kế, chế tạo, bảo quản,
phân phối và bảo hành sản phẩm đã đề xuất các chính sách tác động vào từng công đoạn:
i) Quá trình sản xuất (giấy phép chuyển nhượng phát thải, chuẩn phát thải, chế ước và
trách nhiệm xã hội); ii) Bảo quản và phân phối (minh bạch thông tin, nhãn sinh thái,
giấy chứng nhận; iii) Bảo hành (cung cấp thông tin, cung cấp thiết bị thay thế, sửa
chữa); iv) Tái chế (thu gom, áp dụng công nghệ mới).
Prinet (2011) cũng chỉ ra tầm quan trọng của doanh nghiệp trong khuyến khích tiêu

dùng hướng tới bền vững: i) Tuân thủ các luật lệ, quy tắc đạo đức; ii) Mua hàng, sản xuất và
phân phối bền vững; iii) Sử dụng hiệu quả n ng lượng và giảm ô nhiễm; iv) Tác động đến sự
lựa chọn của khách hàng; v) Khuyến khích tái sử dụng thông qua sửa chữa

10


và thay thế; vi) Tái chế và đổi mới hoạt động.
Các c ng trình nghiên cứu về tiêu dùng qua cách tiếp cận quá trình tiêu dùng
của t ng sản phẩm tiêu dùng c thể và đi vào phân t ch quá trình tiêu dùng: Tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) (2001a) và Omaun et al. (2007) nghiên cứu về
tiêu dùng thực phẩm; OECD (2001b) về n ng lượng và nước; OECD (2002b) về thực phẩm,
du lịch, n ng lượng và nước; Martiskainen (2008) về n ng lượng; Matthews & Hammond
(1999) về gỗ và cá; và EEA (2008) về nhà cửa,

n uống và đi lại; UN (2007) về n ng

lượng, đồ gia dụng, giao thông và thực phẩm. Các nghiên cứu đã đề xuất chính sách, bao
gồm: một là, Hoàn thiện các công cụ pháp lý; hai là, Cải cách thuế, phí; ba là, Đề ra các tiêu
chuẩn về nhãn, mác; bốn là, Đổi mới việc định giá và đo lường; n m là, Khuyến khích n ng
lượng tái tạo và thay thế các nguồn phác thải cao; sáu là, Minh bạch thông tin và gây dựng
cơ sở hạ tầng thông tin; bảy là, Nâng cao nhận thức và khuyến khích các hoạt động tình
nguyện.
Noah Kaufman (2013), Overcoming the barriers to the market performance of
green consumer goods , Resource and Energy Economics, page 21. Nghiên cứu đã tổng
quan về những khó kh n khi phát triển các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường
đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã thể hiện sự quan sát, xây dựng mô
hình tính toán chi phí vượt trội của sản phẩm tiêu dùng xanh so với sản phẩm đại trà
khác. Tác giả sử dụng cả phân tích lý thuyết và mô phỏng để đánh giá ưu điểm của việc sử
dụng sản phẩm xanh trong dài hạn, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm khuyến khích tiêu

dùng xanh ở khu vực công.
Cách tiếp cận trên hầu hết chỉ tập trung vào phân tích các sản phẩm, dịch vụ và
những gợi ý chính sách liên quan tới quá trình sản xuất, vòng đời của sản phẩm mà chưa
nêu ra được sản xuất và tiêu dùng như thế nào để đảm bảo tiêu dùng nhằm phát triển bền
vững vùng.
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu têu dùng mang tính định hướng chính
sách của các cơ quan quản lý
OECD (2001c) xuất phát từ góc độ vi mô phân tích lựa chọn của người tiêu dùng
trên cơ sở các yếu tố tâm lý, thu nhập, xã hội, dân tộc, thói quen, sở thích,…

11


chỉ ra các điều kiện cần thiết để thúc đẩy tiêu dùng bền vững: i) Các chính sách khuyến
khích của Nhà nước phải có những ưu tiên rõ ràng; ii) Sự sẵn có các hàng hóa và dịch vụ
thân thiện môi trường; iii) Các thông tin về sản phẩm phải minh bạch và sẵn có.
WBCSD (2008) qua điều tra khảo sát nhiều nước trên thế giới về nhận thức và quan
tâm, thái độ, sự sẵn sàng, hành vi, các rào cản đối với hành vi mua hàng của người tiêu
dùng đã chỉ ra những xu thế đáng lưu ý: i) Nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề
môi trường ngày càng t ng; ii) Sự sẵn sàng mua hàng hóa thân thiện môi trường ngày càng
t ng; iii) Tuy nhiên, có khoảng cách đáng kể giữa sự sẵn sàng và hành vi mua hàng; iv) Các
rào cản chủ yếu là: Sự sẵn có của hàng hóa thân thiện môi trường còn hạn chế, sự không
thuận tiện, xung đột ưu tiên, sự hoài nghi và thói quen của người tiêu dùng.
OECD (2002c,d,e) chú trọng vai trò của các tổ chức dân sự trong việc tổng hợp và
phổ biến thông tin sản phẩm, tổ chức các chiến dịch truyền thông và huy động sự tham
gia của xã hội vào quá trình tiêu dùng bền vững.
Nghiên cứu của R Foellmi (2005), về cơ cấu tiêu dùng và kinh tế vĩ mô: Sự thay đổi
cơ cấu và mối quan hệ giữa bất bình đẳng với t ng trưởng. Cuốn sách này cung cấp một
viễn cảnh mới cho phép kết hợp giữa sự thay đổi tiêu dùng với cơ cấu sản xuất vào các mô
hình t ng trưởng kinh tế. Để làm được điều này phải bắt đầu từ sự quan sát mang tính

thực nghiệm cao, trong đó quan tâm đến mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ cấu tiêu dùng và
thu nhập.
Theo nghiên cứu công bố n m 2006, Báo cáo sự phụ thuộc của nước Anh: làm sao
để duy trì phong cách sống của quốc gia và cái giá phải trả , ở các mức tiêu thụ tính tại
thời điểm tháng 4/2006, nước Anh đã bắt đầu sống vượt quá tiềm lực của môi trường.
Hệ quả là chỉ sau một phần ba n m, nước Anh đã phải ngừng dựa vào tài nguyên thiên
nhiên của chính mình để phục vụ cho lối sống của họ.
Charter et al (2008) đề cao vị trí của các tổ chức dân sự trong thúc đẩy tiêu dùng
bền vững thông qua: i) Xây dựng mô hình t ng cường chất lượng sống; ii) Tổ chức nghiên
cứu về lĩnh vực khả n ng chịu tải của môi trường và tác động môi trường của tiêu
dùng; iii) Huy động sự hỗ trợ xã hội; iv) Khuyến khích sử dụng sản

12


phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường; v) Nâng cao nhận thức cộng đồng.
Prinet (2011) lại xem xét vai trò của các tổ chức dân sự như người đánh giá độc lập,
người tổ chức chiến dịch vận động, người phê phán, kêu gọi tẩy chay và người định
hướng cho sự lựa chọn.
Nicola Doni, Giorgio và Ricchiuti (2013), Market equilibrium in the presence
of green consumers and responsible firms: A comparative statics analysis , Resource and
Energy Economics, page 16. Bài viết phân tích sự tác động giữa khách hàng và trách
nhiệm của doanh nghiệp đến tính cân bằng thị trường. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
Mức độ cao hơn về trách nhiệm của người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất có thể
làm t ng hoặc giảm khối lượng chất thải được xử lý và các phúc lợi xã hội. Tác giả cũng
đề cao việc giáo dục, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng các sản
phẩm xanh nhằm góp phần làm t ng chất lượng môi trường sống. T lệ sản xuất và tiêu
dùng hiện nay trong nhóm gọi là thế giới thứ nhất không thể làm t ng gấp đôi toàn cầu.
Chúng ta chỉ có một hành tinh để sống. Có nghĩa các nước cùng có quyền lợi giống nhau
về phát triển kinh tế để cung cấp thêm những hàng hóa và dịch vụ nhằm cải thiện cuộc

sống của người dân nước họ. Thách thức lớn là làm sao để đạt được những mục tiêu đó
mà không đẩy trái đất vào thảm họa môi trường.
Nghiên cứu về sản phẩm không thể tách biệt với người sử dụng chúng, ngược
lại nghiên cứu về người sử dụng cũng luôn gắn với các nhóm sản phẩm và dịch vụ có
liên quan. Các nghiên cứu kể trên phần nào đã nêu lên những định hướng về tiêu dùng
gắn với bảo vệ môi trường nhưng chưa nêu ra được những chính sách cụ thể để định
hướng tiêu dùng của dân cư đến phát triển bền vững.
1.1.3. Tiêu dùng và biến đổi khí hậu
Các nghiên cứu về tiêu dùng gắn với nghiên cứu về lối sống bền vững
(Defra, 2013; Clare và Ulla, 2013) hay các nghiên cứu tiết kiệm n ng lượng và giảm phát
thải (DOENI, 2012; Echegaray, 2008; ADBI, 2012; Matt Prescott, 2013); Sử dụng tiết kiệm
n ng lượng thông qua lựa chọn thiết bị tiêu thụ điện n ng ở cấp hộ gia đình (DOENI,
2012; Joyshree Roy and Shamil Pal, 2009) thông qua việc lựa

13


chọn phương tiện giao thông (Aini và cộng sự, 2013). Các báo cáo của IPCC (2007a,
2007b) đề cập đến việc lựa chọn lối sống và công nghệ có thể vừa giúp đỡ để cải thiện
môi trường nhưng không đi sâu vào nhiều chi tiết về cách thức cũ có thể đạt được điều
này (Joyshree Roy and Shamil Pal, 2009,1). Ngoài ra, còn có nghiên cứu tác động ảnh
hưởng của các bộ phim về biến đổi khí hậu đến sự thay đổi hành vi người xem của Rachel
cho thấy: ảnh hưởng này không kéo dài quá 10 - 14 tuần sau khi xem phim (Rachel ,
2011).
Như vậy, các nghiên cứu hầu hết đã đề cập và quan tâm đến biến đổi khí hậu,
nhưng không có mối quan hệ tuyến tính nào giữa nhận thức và lối sống thân thiện với môi
trường. Lựa chọn lối tiêu dùng còn xem nhẹ giá trị về môi trường.
1.1.4. Nhóm các công trình nghiên cứu tiêu dùng bền vững của dân cư và
têu dùng bền vững gắn với vùng, nhóm nước
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) (2004) về Châu Phi, UNEP (2005) và

de Zoysa (2007) về Châu Á, EC (2004) về Châu Âu, và UNEP (2008) về các nước đang phát
triển là các nghiên cứu về tiêu dùng bền vững gắn với vùng hay nhóm nước, xuất phát từ
những đặc trưng về kinh tế, chính trị, v n hóa và dân tộc của vùng hay nhóm nước đó.
Các kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách do vậy cũng có nhiều khác biệt.
OECD (2001c) qua phân tích các bối cảnh kinh tế, v n hóa, xã hội, tâm lý, chủng tộc
chỉ ra các điều kiện thúc đẩy tiêu dùng của dân cư bền vững: i) Nội địa hóa các loại chi
phí và lợi ích môi trường trong cấu trúc giá trị hàng hóa và dịch vụ; ii) Các chính sách
khuyến khích bảo vệ môi trường phải đưa ra các ưu tiên rõ ràng và hướng dẫn thay đổi; iii)
Tránh việc chuyển tác động ô nhiễm sang các công đoạn khác của chuỗi giá trị; iv) Minh
bạch hóa thông tin.
OECD (2002a,b,c, 2008a) tập trung chủ yếu vào nghiên cứu và đề xuất các công cụ
chính sách của Chính phủ hướng tới tiêu dùng bền vững của dân cư. Sử dụng cách tiếp
cận chu kỳ sống để phân tích và đề xuất các chính sách của chính phủ nhằm: i) Thay đổi
cấu trúc tiêu dùng của dân cư; ii) Can thiệp chính sách cho từng giai đoạn; iii) Thúc đẩy,
ủng hộ các sáng kiến của cá nhân, doanh nghiệp và tổ

14


chức dân sự trong các hoạt động tái chế, tái sử dụng. Các chính sách và công cụ đó có thể
mang tính luật lệ, quy tắc (giới hạn, tiêu chuẩn, cấm, phân vùng và quy hoạch,…), có thể
mang tính kinh tế (thuế, phí, trợ cấp,…), có thể mang tính xã hội (giáo dục, tuyên truyền,
quảng cáo, khuyến khích,…). Chúng cũng có thể mang tính trực tiếp (hoàn thuế, thuế thu
nhập và tiêu dùng, mua bán giấy phép, tiêu chuẩn phát thải, tiêu chuẩn công nghệ, cấm
nhập khẩu,…) hoặc tính gián tiếp (thuế n ng lượng, thuế sản phẩm, trợ cấp, hạn ngạch,
tiêu chuẩn hiệu quả, hạn chế tiếp cận tín dụng, thúc đẩy lan tỏa công nghệ, cung cấp
thông tin, tư vấn, vận động,…).
OECD 2001c, 2002a,b,c,d,e, 2008a,b; Yu, 2001; Fuchs & Lorek, 2004; Jackson,
2005; Brohmann, B. et al., 2008; Charter et al., 2008; WBCSD, 1996,
2008; UNEP/UNESCO, 2010; Prinet, 2011. Các công trình nêu trên đã ít nhiều đề cập đến

các nhóm chủ thể khác nhau, tuy nhiên có trọng tâm riêng. Các chủ thể này bao gồm
chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức dân sự và hộ gia đình/cá nhân. Cần lưu ý rằng ở đây các
chủ thể tồn tại với hai tư cách: i) Nhóm tiêu dùng trực tiếp các sản phẩm và dịch vụ; ii)
Nhóm có tác động làm thay đổi hành vi, thói quen, sở thích, tập quán,… tiêu dùng của các
nhóm khác thông qua chính sách, luật lệ, quy tắc, tuyên truyền vận động, cung cấp thông
tin,… Chính vì vậy, cho dù có nghiên cứu riêng tiêu dùng của dân cư cũng vẫn phải xem xét
trong mối tương quan với các nhóm khác.
Zhang Rui và Tian Peng (2005) với nghiên cứu về sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng
trong giai đoạn 10 n m của dân cư đô thị Trung Quốc. Bài viết về cơ cấu tiêu dùng của
người dân đô thị Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng, cải thiện mức tiêu dùng, làm cho chính sách kinh tế vĩ mô cũng như thực hiện quản
lý hoạt động trong các doanh nghiệp. Cơ cấu tiêu dùng trong 10 n m của cư dân đô thị
Trung Quốc được phân tích theo thời gian và dự báo xu hướng tiêu dùng theo độ co giãn
của cầu với thu nhập. Trên cơ sở đó, một số đề nghị được đề xuất.
Tác giả YU Shao-qian (2007), phân tích tính tích cực của những thay đổi trong cơ
cấu tiêu dùng tại khu đô thị Trung Quốc và các hệ số tương quan. Dựa trên phân tích cơ
cấu tiêu dùng và thu nhập bình quân của người dân đô thị Trung Quốc,

15


tác giả giới thiệu các yếu tố tương quan như chỉ số thị trường hóa, chỉ số hiện đại hóa và
chỉ số niềm tin tiêu dùng, sau đó phân tích cơ cấu tiêu dùng tại các khu đô thị Trung
Quốc. Mối quan hệ giữa các yếu tố và cơ cấu tiêu dùng được phối hợp trong thu nhập
dài lâu. V n hóa tiêu dùng và giáo dục ý thức tiêu dùng hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến
tiêu dùng. Việc thay đổi cơ cấu tiêu dùng liên quan chặt chẽ đến thu nhập của người dân
đô thị, chỉ số hiện đại hóa, chỉ số thị trường hóa và chỉ số niềm tin người tiêu dùng.
Loài người cần thay đổi, đổi mới công nghệ và thay đổi hành vi tiêu dùng. Các tổ
chức như Ủy ban Môi trường Quốc tế của LHQ về Sử dụng Bền vững Tài nguyên Thiên
nhiên - hay được biết là Ủy ban Tài nguyên - đang bắt đầu hướng đến các vấn đề lớn hơn ở

quy mô quốc tế. Nhiều Chính phủ và ngành công nghiệp cũng đang tập trung vào tương
lai. Một chỉ thị của Liên minh Châu Âu yêu cầu các nhà sản xuất hàng hóa điện và điện tử
thu hồi sản phẩm cũ vì sự an toàn, đồng thời tái chế tối đa và hiệu quả các sản phẩm
này. Với tư cách cá nhân và thành viên của cộng đồng, chúng ta cần suy nghĩ để tìm ra
cách thức đạt được sự phát triển tốt hơn mà tổn thất ít hơn ở bất cứ nơi nào.
Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu cho thấy, các tác giả ít nhiều cũng đã hướng tới
việc tiêu dùng bền vững thông qua định hướng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ vừa đáp
ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống, vừa giảm thiểu lượng tài nguyên và
nguyên liệu độc hại, cũng như giảm phát thải và ô nhiễm trong suốt vòng đời sản
phẩm/dịch vụ để không làm ảnh hưởng đến những nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu phân tích tiêu dùng của dân cư
hướng tới phát triển bền vững dựa vào ba trụ cột chính đó là kinh tế, xã hội và môi
trường.
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
1.2.1. Các nghiên cứu về tiêu dùng bền vững
Tại Việt Nam, khái niệm tiêu dùng bền vững được giới thiệu một cách tương đối từ
khá sớm, dựa trên khái niệm rộng lớn hơn là phát triển bền vững (1994). Tiêu dùng bền
vững cùng với sản xuất bền vững được đề cập trong Định hướng Chiến

16


lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Vietnam Agenda 21) được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt vào tháng 8/2004, trong đó đã xác định thay đổi phương thức tiêu dùng hiện tại
theo hướng phát triển bền vững là một nội dung cần được ưu tiên. Trong khi phạm trù
phát triển bền vững được giới nghiên cứu trong nước đề cập khá sâu rộng, từ nhiều
chiều cạnh thì tiêu dùng bền vững mới chỉ được khảo cứu ở một mức độ thấp hơn nhiều.
Cho đến nay, chủ đề quan trọng này chủ yếu mới được đề cập dưới dạng bài tạp chí
nghiên cứu, bài hội thảo các tài liệu tập huấn và sách hướng dẫn.
Tiêu dùng hướng tới sự phát triển bền vững được xem là một thách thức

mang tính toàn cầu với sự tham gia của rất nhiều bên có liên quan và không dễ giải quyết
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2009b). Khái niệm và nội hàm của tiêu dùng bền vững đều
được tất cả các tác giả đề cập, chủ yếu sử dụng lại định nghĩa quốc tế và đặc biệt gắn với
sản xuất bền vững. Các tác giả đều thống nhất rằng khái niệm tiêu dùng bền vững xuất
phát từ Báo cáo Brundtland n m 1987 (hay còn gọi Báo cáo Tương lai chung của chúng ta)
và dựa trên nền tảng khái niệm phát triển bền vững. Một điểm then chốt mà các nghiên
cứu nhấn mạnh là tiêu dùng bền vững không đồng nghĩa với tiêu dùng ít hơn hay nhiều
hơn mà là tiêu dùng hiệu quả hơn với lượng tài nguyên được sử dụng tiết kiệm hơn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009a) đã đưa ra một nội dung cơ bản của tiêu dùng bền
vững, trong đó đề cập một cách khá toàn diện đến các vấn đề: i) Vai trò của các bên có liên
quan trong tiêu dùng bền vững - hộ gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp, chính phủ; 2) Các
công cụ của tiêu dùng bền vững; 3) Khung khổ pháp lý của tiêu dùng bền vững; 4) Các gợi
ý cho việc xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về tiêu dùng bền vững. Một trong
những cản trở lớn đối với tiêu dùng bền vững của dân cư chính là tâm lý sai lầm của
người dân cho rằng tiêu dùng bền vững sẽ tốn kém và mất thời gian hơn, chính vì vậy
các công cụ quan trọng mà những báo cáo này đưa ra tập trung vào việc t ng cường nhận
thức, giáo dục và tiếp thị, phổ biến thông tin nhằm thay đổi hành vi với sự can thiệp quan
trọng của Chính phủ trong cả quá trình này.

17


×